huệ
huì ㄏㄨㄟˋ

huệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

điều tốt, ơn huệ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng thương, lòng nhân ái. ◇ Luận Ngữ : "Hữu quân tử chi đạo tứ yên: kì hành kỉ dã cung, kì sự thượng dã kính, kì dưỡng dân dã huệ, kì sử dân dã nghĩa" : , , , 使 (Công Dã Tràng ) (Ổng Tử Sản) có bốn điều hợp với đạo người quân tử: giữ mình thì khiêm cung, thờ vua thì kính cẩn, nuôi dân thì có lòng nhân ái, sai dân thì hợp tình hợp lí.
2. (Danh) Ơn. ◎ Như: "huệ trạch" ân trạch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Như thử kiến huệ, hà dĩ báo đức?" , (Đệ bát hồi) Ơn ấy ta lấy gì báo lại?
3. (Danh) Cái giáo ba cạnh.
4. (Danh) Họ "Huệ".
5. (Tính) Sáng trí, thông minh. § Thông "huệ" . ◎ Như: "tuyệt huệ" rất thông minh. ◇ Liêu trai chí dị : "Du niên sinh nhất tử, cực huệ mĩ" , (Phiên Phiên ) Qua năm sinh được một con trai, rất thông minh xinh xắn.
6. (Tính) Hòa thuận, nhu thuận. ◇ Thi Kinh : "Chung ôn thả huệ, Thục thận kì thân" , (Bội phong , Yến yến ) Rốt cùng, ôn hòa kính thuận, Hiền và cẩn thận lấy thân.
7. (Động) Ban ơn, ban thưởng. ◎ Như: "huệ tặng" kính tặng.
8. (Động) Thương yêu, sủng ái. ◇ Trương Triều : "Thiếp bổn phú gia nữ, Dữ quân vi ngẫu thất, Huệ hảo nhất hà thâm, Trung môn bất tằng xuất" , , , (Giang phong hành ) Thiếp vốn là con gái nhà giàu, Cùng chàng nên chồng vợ, Thương yêu thắm thiết biết chừng nào, Chưa từng ra khỏi cửa.
9. (Phó) Cách nói tôn xưng, chỉ việc làm của người khác là một ân huệ. ◎ Như: "huệ cố" đoái đến, "huệ lâm" đến dự.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhân ái, như kì dưỡng dân dã huệ thửa nuôi dân vậy có lòng nhân ái.
② Ơn cho. Như huệ hàm ơn cho phong thư.
③ Cái giáo ba cạnh.
④ Thông dụng như chữ huệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có lợi, lợi ích: Nguyên tắc đôi bên cùng có lợi; Có lợi thiết thực; Mang lợi ích cho người;
② Ra ơn, kính (biếu).【】huệ tặng [huìzèng] Kính tặng;
③ (văn) Nhân ái: Người đó nuôi dân có lòng nhân ái;
④ (văn) Như (bộ );
⑤ (văn) Cây giáo có ba cạnh;
⑥ [Huì] (Họ) Huệ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yêu thương — Cái ơn làm cho người khác — Đem tiền của mà cho — Họ người.

Từ ghép 11

yé ㄜˊ, yú ㄩˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thừa
2. ngoài ra, thừa ra
3. nhàn rỗi
4. số lẻ ra
5. họ Dư

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thừa, dôi ra. ◎ Như: "nông hữu dư túc" nhà làm ruộng có thóc dư.
2. (Tính) Dư dả, thừa thãi, khoan dụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Thực túc dĩ tiếp khí, y túc dĩ cái hình, thích tình bất cầu dư" , , (Tinh thần huấn ) Ăn uống chỉ cần để sống, mặc áo quần đủ che thân, thích hợp vừa phải mà không cầu thừa thãi.
3. (Tính) Hơn, quá. ◇ Hoàng Tông Hi : "Canh Tuất đông tận, vũ tuyết dư thập nhật nhi bất chỉ" , (Canh Tuất tập , Tự tự ).
4. (Tính) Còn lại, còn rớt lại, sắp hết, tàn lưu. ◎ Như: "dư niên" những năm cuối đời, "dư sanh" sống thừa, cuối đời, "dư tẫn" lửa chưa tắt hẳn, tro tàn.
5. (Tính) Khác. ◎ Như: "dư niệm" ý nghĩ khác, "dư sự" việc khác.
6. (Tính) Lâu dài, trường cửu. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tu chi thân, kì đức nãi chân; tu chi gia, kì đức nãi dư; tu chi hương, kì đức nãi trường" , ; , ; , (Chương 54) Lấy đạo mà tu thân, thì đức ấy thật; lấy đạo mà lo việc nhà, thì đức ấy lâu; lấy đạo mà lo cho làng xóm, thì đức ấy dài.
7. (Tính) Chưa hết, chưa xong. ◎ Như: "tử hữu dư cô" chết không hết tội, "tâm hữu dư quý" vẫn chưa hoàn hồn, lòng còn kinh sợ, "dư âm nhiễu lương" âm vang chưa dứt.
8. (Tính) Vụn, mạt, không phải chủ yếu.
9. (Danh) Phần ngoài, phần sau, phần thừa. ◎ Như: "công dư" lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn, "khóa dư" thì giờ rảnh sau việc học hành, "nghiệp dư" bên ngoài nghề nghiệp chính thức.
10. (Danh) Số lẻ. ◎ Như: "tam thập hữu dư" trên ba mươi, "niên tứ thập dư" tuổi hơn bốn mươi.
11. (Danh) Chỉ hậu duệ.
12. (Danh) Muối. § Người Việt gọi muối là "dư".
13. (Danh) Họ "Dư".
14. (Đại) Ta, tôi. § Cũng như "dư" .
15. (Phó) Sau khi, về sau. ◎ Như: "tha hư tâm phản tỉnh chi dư, quyết tâm cải quá" , sau khi biết suy nghĩ phản tỉnh, anh ấy quyềt tâm sửa lỗi.
16. (Động) Bỏ rớt lại, để lại. ◇ Đái Thúc Luân : "Tân hòa vị thục phi hoàng chí, Thanh miêu thực tận dư khô hành" , (Đồn điền từ ) Lúa mới chưa chín sâu bay đến, Mạ xanh ăn hết (chỉ) để lại rễ khô.
17. (Động) Cất giữ, súc tích.

Từ điển Thiều Chửu

① Thừa, phần cung nhiều hơn phần cầu, thì cái phần thừa ấy gọi là dư. Như nông hữu dư túc nhà làm ruộng có thóc thừa.
② Ngoài ra, thừa ra, là một lời nói vơ qua, chỉ nói phần quan trọng, chỉ nói qua thôi.
③ Rỗi nhàn. Như công dư lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn.
④ Số lẻ ra.
⑤ Họ Dư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thừa, dư, dôi ra, còn lại: Số tiền thừa (dôi ra); Số thóc thừa;
② Trên, hơn (chỉ số lẻ sau số nguyên: Mười, trăm, nghìn...): Trên 50 năm; Hơn 300 cân;
③ Ngoài..., sau khi..., lúc rỗi rảnh (ngoài lúc làm việc): Sau giờ làm việc; Lúc rảnh việc công;
④ Số dư;
⑤ (văn) 【】dư hoàng [yúhuáng] Xem (bộ );
⑥ [Yú] (Họ) Dư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thừa ra — Nhàn hạ thong thả.

Từ ghép 22

quỹ
kuí ㄎㄨㄟˊ

quỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đo lường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đo, lường, xét đoán. ◎ Như: "quỹ tình độ lí" xem xét suy đoán tình lí.
2. (Động) Cầm đầu, trông coi. ◇ Liêu sử : "Ngoại phấn vũ vệ, nội quỹ văn giáo" , (Doanh vệ chí , Tự ) Bên ngoài phát triển quân phòng, bên trong chăm sóc văn giáo.
3. (Danh) Chánh sự, sự vụ. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách quỹ duẫn đương" (Trương Hành truyện ) Trăm việc thỏa đáng.
4. (Danh) Chức vị cai quản việc nước. Ngày xưa gọi quan tể tướng là "thủ quỹ" hay "hiệp quỹ" . Ngày nay, tương đương với chức "nội các tổng lí" .
5. (Danh) Đạo lí. ◇ Mạnh Tử : "Tiên thánh hậu hiền, kì quỹ nhất dã" , (Li Lâu ) Thánh về trước và bậc hiền sau, đạo của họ là một vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo, lường, như bách quỹ toan lường trăm việc, là cái chức của quan tể tướng, vì thế đời sau mới gọi quan thể tướng là thủ quỹ , hay hiệp quỹ vậy.
② Ðạo, như kì quỹ nhất dã thửa đạo một vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đo, lường, suy đoán, đánh giá: Toan lường trăm việc; Suy đoán ý nó. Xem (bộ ) và (bộ );
② Đạo, tiêu chuẩn, lí lẽ: Đạo của nó là một vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đo xem được bao nhiêu.

Từ ghép 2

bài
bèi ㄅㄟˋ, pái ㄆㄞˊ, pǎi ㄆㄞˇ

bài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xếp hàng
2. bè (thuyền bè)
3. tháo ra
4. xô, đẩy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đẩy, gạt ra. ◇ Thủy hử truyện : "Bị (...) bài phiên tiểu thuyền, đảo tràng hạ thủy khứ" (...), (Đệ lục thập nhị hồi) Bị đẩy lật chiếc thuyền nhỏ, té nhào xuống sông.
2. (Động) Tiêu trừ, trừ khử. ◇ Lí Dục : "Vãng sự chỉ kham ai, đối cảnh nan bài" , (Lãng đào sa ) Chuyện cũ chỉ buồn đau, đối cảnh khó trừ hết.
3. (Động) Ruồng bỏ, bài xích. ◎ Như: "để bài" ruồng đuổi, "bài tễ" đuổi cút đi.
4. (Động) Khơi, tháo, khai thông. ◇ Mạnh Tử : "Quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ" , , , (Đằng Văn Công thượng ) Khơi các sông Nhữ, Hán, bời tháo sông Hoài, sông Tứ.
5. (Động) Xếp thành hàng.
6. (Động) Xếp đặt, thiết trí. ◎ Như: "an bài" bày yên, sắp đặt đâu vào đấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thứ nhật đại bài diên hội, biến thỉnh công khanh" , (Đệ tam hồi) Hôm sau đặt tiệc yến lớn, mời tất cả các công khanh.
7. (Động) Tập diễn. ◎ Như: "bài hí" tập diễn trò.
8. (Danh) Hàng. ◎ Như: "tiền bài" hàng trước, "tha cá tử cao, tổng thị tọa tại hậu bài" , những ai cao đều ngồi ở hàng sau.
9. (Danh) Lượng từ: dãy, hàng, rặng, loạt. ◎ Như: "trạm thành nhất bài" đứng thành một hàng, "cửu bài tọa vị" chín dãy chỗ ngồi.
10. (Danh) Đơn vị bộ binh: bốn "ban" là một "bài" , bốn "bài" là một "liên" .
11. (Danh) Bè. ◎ Như: "trúc bài" bè tre, "mộc bài" bè gỗ.
12. (Danh) "Bài tử xa" xe ba gác.

Từ điển Thiều Chửu

① Bời ra, gạt ra.
② Ðuổi, loại đi, như để bài ruồng đuổi, bài tễ đuổi cút đi, v.v.
③ Bày xếp, như an bài bày yên (xắp đặt đâu vào đấy). Một hàng gọi là nhất bài .
④ Phép nhà binh về bộ binh, pháo binh, công binh, truy trọng binh, thì ba bằng là một bài, quân kị thì hai bằng là một bài.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xếp, sắp: Xếp ghế thành hai hàng;
② Hàng: Hàng trước; Hàng sau;
③ Trung đội: Trung đội hỏa lực;
④ Dãy, rặng, tràng, loạt: Những rặng tre; Một dãy nhà; Tiếng súng nổ hàng loạt, loạt súng;
⑤ Tập diễn: Vở kịch mới tập diễn;
⑥ Bè: Bè gỗ;
⑦ Bỏ đi, tháo đi, bài trừ, bài xích, bài bỏ, chèn lấn, chèn: Tháo nước ra sông;
⑧ Bánh nướng nhân mứt, bánh kem: Bánh nướng nhân mứt táo. Xem [păi].

Từ điển Trần Văn Chánh

】bài tử xa [păiziche] Xe ba gác. Xem [pái].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chê bai — Bày ra. Sắp xếp — Tên một đơn vị nhỏ trong quân đội Trung Hoa.

Từ ghép 38

tuần
xún ㄒㄩㄣˊ

tuần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

noi, tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Noi, tuân theo, thuận theo. ◎ Như: "tuần pháp" noi theo phép, "tuần lí" noi lẽ, "tuần quy đạo củ" theo khuôn phép, quy củ.
2. (Động Men theo, lần theo. ◇ Tả truyện : "Tuần tường nhi tẩu" (Chiêu Công thất niên ) Men theo tường mà chạy.
3. (Động) Kéo dài. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhân tuần nhị tam niên, nhi tiệm trưởng" , (Phiên Phiên ) Nấn ná hai ba năm, đứa con lớn dần.
4. (Động) Đi lại xem xét. § Thông "tuần" . ◎ Như: "tuần hành" đi tuần.
5. (Động) Vỗ về. ◎ Như: "phụ tuân" vỗ về.
6. (Tính) Tốt lành, thiện lương. ◎ Như: "tuần lại" quan lại thuần lương.
7. (Phó) Dần dần. ◎ Như: "tuần tuần thiện dụ" dần dần khéo bảo, theo thứ tự mà tiến lên. ◇ Phù sanh lục kí : "Tiên sanh tuần tuần thiện dụ, dư kim nhật chi thượng năng ác quản, tiên sanh lực dã" , , (Khuê phòng kí lạc ) Thầy tuần tự dạy dỗ, tôi ngày nay biết cầm bút, là nhờ công sức của thầy vậy.
8. (Danh) Họ "Tuần".

Từ điển Thiều Chửu

① Noi, tuân theo. Như tuần pháp noi theo phép, tuần lí noi lẽ. Quan lại thuần lương gọi là tuần lại .
② Men. Như tuần tường nhi tẩu men tường mà chạy.
③ Cũng như chữ tuần , như tuần hành đi tuần.
④ Nhân tuần, rụt rè không dám làm gì gọi là nhân tuần.
⑤ Vỗ. Như phụ tuân vỗ về.
⑥ Dần dần. Như tuần tuần thiện dụ dần dần khéo bảo,theo thứ tự mà tiến lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuân theo, noi theo, y theo: Tuân theo; Noi theo luật pháp (phép tắc); Noi theo lí lẽ; Xin noi theo chỗ gốc (Trang tử);
② Men theo, dọc theo: Chạy dọc theo tường;
③ Đi tuần (dùng như , bộ );
④ Vỗ: Vỗ về;
⑤ Dần dần: Khéo dẫn dụ dần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tuân theo. Noi theo — Như hai chữ Tuần , — Xoay vần theo thứ tự.

Từ ghép 4

lữ

lữ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quán trọ
2. lang thang, du lịch
3. lữ (gồm 500 lính)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức trong quân, năm trăm quân kết làm một toán gọi là "lữ". ◇ Chu Lễ : "Nãi hội vạn dân chi tốt ngũ nhi dụng chi. Ngũ nhân vi ngũ, ngũ ngũ vi lượng, tứ lượng vi tốt, ngũ tốt vi lữ" . , , , (Địa quan , Tiểu tư đồ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ quân đội. ◎ Như: "quân lữ chi sự" việc quân.
3. (Danh) Tên chức quan.
4. (Danh) Thứ tự. ◇ Nghi lễ : "Tân dĩ lữ thù ư tây giai thượng" 西 (Yến lễ ). § Theo thứ tự mời quan khanh đại phu uống rượu.
5. (Danh) Tế "lữ", chỉ có vua mới có quyền tế "lữ". ◇ Luận Ngữ : "Quý Thị lữ ư Thái San" (Bát dật ) Họ Quý tế lữ ở núi Thái Sơn. § Khổng Tử cho rằng Quý Thị đã tiếm lễ.
6. (Danh) Quán trọ, nhà trọ. ◇ Cao Bá Quát : "Du du nghịch lữ trung" (Đạo phùng ngạ phu ) Đời người như quán trọ.
7. (Danh) Khách ở xa nhà, lữ khách. ◇ Hàn Dũ : "Công thủy dĩ tiến sĩ, cô thân lữ Trường An" , (Hồ Lương Công mộ thần đạo bi ).
8. (Danh) Khách buôn. ◎ Như: "thương lữ" khách buôn.
9. (Danh) Đường đi, đạo lộ.
10. (Danh) Áo giáp.
11. (Danh) Họ "Lữ".
12. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày.
13. (Động) Bày ra, xếp thành hàng. ◇ Thi Kinh : "Biên đậu hữu sở, Hào hạch duy lữ" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Những thố những đĩa đều dọn ra, Món dưa món trái cây cũng bày thành hàng.
14. (Động) Phụng dưỡng. ◇ Hán Thư : "Cố lữ kì lão, phục hiếu kính" , (Vũ đế kỉ ).
15. (Động) Ở trọ, ở tạm. ◎ Như: "lữ cư" ở trọ. ◇ Thẩm Ước : "Tuế thứ tinh kỉ, nguyệt lữ hoàng chung" , (Quang trạch tự sát hạ minh ).
16. (Phó) Đồng, đều. ◎ Như: "lữ tiến lữ thoái" 退 cùng tiến cùng lui. ◇ Lễ Kí : "Kim phù cổ nhạc, tiến lữ thối lữ, hòa chánh dĩ quảng" , 退, (Nhạc kí ).
17. (Tính) Không trồng mà mọc lên. ◇ Nam sử : "Đích mẫu Lưu Thị (...) mộ tại Tân Lâm, hốt sanh lữ tùng bách hứa chu, chi diệp uất mậu, hữu dị thường tùng" (...), , , (Hiếu nghĩa truyện thượng , Dữu sa di ).
18. (Tính) Đông, nhiều.
19. (Tính) Thuộc về tình cảnh của người xa nhà. ◎ Như: "lữ tình" tình cảm khách xa nhà, "lữ dạ" đêm ở chốn xa nhà.
20. (Tính) Để cho khách ở trọ. ◎ Như: "lữ điếm" quán trọ, "lữ xá" khách sạn. ◇ Cao Bá Quát : "Lữ mộng kinh tiêu vũ" (Châu Long tự ức biệt ) Mưa trên tàu lá chuối làm kinh động giấc mộng của khách trọ.

Từ điển Thiều Chửu

① Lữ, năm trăm quân kết làm một toán gọi là lữ.
② Khách trọ, thương lữ khách buôn trú ngụ, v.v.
③ Ở trọ, đi ra ngoài phải ở trọ gọi là lữ thứ .
④ Ðồng, đều, như lữ tiến lữ thoái 退 đều tiến đều lui.
⑤ Thứ tự.
⑥ Tế lữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi nơi xa, du lịch;
② (văn) Ở trọ: Đi xa ra ngoài ở trọ;
③ (văn) Khách trọ: Khách buôn trú ngụ;
④ (văn) Quán trọ: Trời đất là quán trọ của muôn vật (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
⑤ (văn) Thứ tự;
⑥ (văn) Tế Lữ;
⑦ (quân) Lữ, lữ đoàn: Lữ đoàn trưởng;
⑧ Quân đội nói chung: Bộ đội hùng mạnh; Công việc nhà binh;
⑨ Cùng theo, cùng nhau, đều: 退 Cùng tiến cùng thoái; Các nước chư hầu cùng nhau đến triều kiến thiên tử (Lễ kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn trên quẻ Li, chỉ về sự sống nơi xa — Chỉ sự đi xa. Đường xa — Quán trọ. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ, có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày « — Đông đảo — Tên một đơn vị quân đội trong binh chế thời xưa.

Từ ghép 21

bình, bính, phanh
bīng ㄅㄧㄥ, bǐng ㄅㄧㄥˇ, bìng ㄅㄧㄥˋ, píng ㄆㄧㄥˊ

bình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bức bình phong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bức tường nhỏ ngay cửa.
2. (Danh) Chỉ chung các vật như bức tường che chắn. ◇ Thi Kinh : "Quân tử lạc tư, Vạn bang chi bình" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Chư hầu vui mừng, (Vì) muôn nước được sự che chở.
3. (Danh) Bức chắn gió, bức bình phong. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Bắc song tác lưu li bình" (Thế thuyết tân ngữ ) Cửa sổ phía bắc làm bức bình phong bằng ngọc lưu li.
4. (Danh) Bức thư họa trang trí trong nhà. ◇ Lão tàn du kí : "Đài đầu khán kiến bắc tường thượng quải trứ tứ bức đại bình, thảo thư tả đắc long phi phượng vũ" , (Đệ cửu hồi) Ngẩng đầu nhìn thấy trên tường bắc treo bốn bức thư họa lớn, chữ thảo viết thật là rồng bay phượng múa.
5. (Động) Che chở, bảo hộ. ◇ Tả truyện : "Cố phong kiến thân thích dĩ phiên bình Chu" (Hi Công nhị thập tứ niên ) Cho nên phong đất cho thân thích để làm rào che chở cho nhà Chu.
6. (Động) Che giấu, che lấp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Bình vương chi nhĩ mục" (Thận hành ) Che giấu tai mắt của vua.
7. Một âm là "bính". (Động) Bài trừ. § Cũng như . ◇ Luận Ngữ : "Tôn ngũ mĩ, bính tứ ác, tư khả dĩ tòng chánh hĩ" , , (Nghiêu viết ) Tôn trọng năm điều tốt, bài trừ bốn điều xấu, thì tòng chính được.
8. (Động) Đuổi ra ngoài. ◇ Sử Kí : "Tần vương bính tả hữu, cung trung hư vô nhân" , (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Tần vương đuổi bọn tả hữu ra ngoài, trong cung không còn ai.
9. (Động) Lui về, ở ẩn. ◎ Như: "bính cư" ở ẩn, "bính tích" ẩn giấu tung tích.
10. (Động) Nín, nhịn. ◎ Như: "bính trụ hô hấp" nín thở. ◇ Luận Ngữ : "Bính khí tự bất tức giả" (Hương đảng ) Nín hơi dường như không thở.
11. (Động) Phóng trục, đày. ◇ Tô Thức : "Mỗ tội phế viễn bính" (Đáp Vương Trang Thúc ) Ông ta phạm tội bị phế chức đày đi xa.
12. Tục dùng như chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tấm bình phong;
② Ngăn, chặn, che chở. Xem [bêng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Bình .

Từ ghép 13

bính

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bức tường nhỏ ngay cửa.
2. (Danh) Chỉ chung các vật như bức tường che chắn. ◇ Thi Kinh : "Quân tử lạc tư, Vạn bang chi bình" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Chư hầu vui mừng, (Vì) muôn nước được sự che chở.
3. (Danh) Bức chắn gió, bức bình phong. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Bắc song tác lưu li bình" (Thế thuyết tân ngữ ) Cửa sổ phía bắc làm bức bình phong bằng ngọc lưu li.
4. (Danh) Bức thư họa trang trí trong nhà. ◇ Lão tàn du kí : "Đài đầu khán kiến bắc tường thượng quải trứ tứ bức đại bình, thảo thư tả đắc long phi phượng vũ" , (Đệ cửu hồi) Ngẩng đầu nhìn thấy trên tường bắc treo bốn bức thư họa lớn, chữ thảo viết thật là rồng bay phượng múa.
5. (Động) Che chở, bảo hộ. ◇ Tả truyện : "Cố phong kiến thân thích dĩ phiên bình Chu" (Hi Công nhị thập tứ niên ) Cho nên phong đất cho thân thích để làm rào che chở cho nhà Chu.
6. (Động) Che giấu, che lấp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Bình vương chi nhĩ mục" (Thận hành ) Che giấu tai mắt của vua.
7. Một âm là "bính". (Động) Bài trừ. § Cũng như . ◇ Luận Ngữ : "Tôn ngũ mĩ, bính tứ ác, tư khả dĩ tòng chánh hĩ" , , (Nghiêu viết ) Tôn trọng năm điều tốt, bài trừ bốn điều xấu, thì tòng chính được.
8. (Động) Đuổi ra ngoài. ◇ Sử Kí : "Tần vương bính tả hữu, cung trung hư vô nhân" , (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Tần vương đuổi bọn tả hữu ra ngoài, trong cung không còn ai.
9. (Động) Lui về, ở ẩn. ◎ Như: "bính cư" ở ẩn, "bính tích" ẩn giấu tung tích.
10. (Động) Nín, nhịn. ◎ Như: "bính trụ hô hấp" nín thở. ◇ Luận Ngữ : "Bính khí tự bất tức giả" (Hương đảng ) Nín hơi dường như không thở.
11. (Động) Phóng trục, đày. ◇ Tô Thức : "Mỗ tội phế viễn bính" (Đáp Vương Trang Thúc ) Ông ta phạm tội bị phế chức đày đi xa.
12. Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bài trừ, đuổi đi, đuổi bỏ, vứt bỏ (như , bộ ): Gạt ra rìa;
② Nín, nhịn: Nín thở để chờ; Nín thở. Xem [píng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Bính .

Từ ghép 8

phanh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Phanh .
duyên, duyến
yuán ㄩㄢˊ, yuàn ㄩㄢˋ

duyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. duyên
2. noi theo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường viền áo quần. ◇ Hậu Hán Thư : "Thường y đại luyện, quần bất gia duyên" , (Minh Đức Mã hoàng hậu kỉ ) Áo thường lụa thô, quần không thêm viền.
2. (Danh) Rìa, cạnh. ◇ Lí Thương Ẩn : "Bình duyên điệp lưu phấn" (Tặng Tử Trực ) Bên cạnh bình phong, bướm để phấn lại.
3. (Danh) Cơ hội. ◇ Sử Kí : "Cầu sự vi tiểu lại, vị hữu nhân duyên dã" , (Điền Thúc truyện ) Mong làm được chức lại nhỏ, (nhưng) chưa có cơ hội vậy.
4. (Danh) Nhà Phật cho rằng vì "nhân" mà được "quả" là "duyên". § Thuật ngữ Phật giáo: "Nhân duyên" chỉ lí do chính và các điều kiện phụ giúp thêm trong luật Nhân quả (nhân, tiếng Phạn "hetu"; duyên, tiếng Phạn "prātyaya"). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn dĩ nhân duyên hữu" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ do nhân duyên mà có.
5. (Danh) Lí do, nguyên cớ. ◎ Như: "duyên cố" duyên cớ, "vô duyên vô cố" không có nguyên do. ◇ Thủy hử truyện : "Giáo đầu duyên hà bị điếu tại giá lí?" ? (Đệ thập nhất hồi) Cớ sao giáo đầu lại bị trói (treo ngược) ở đây?
6. (Động) Leo. ◎ Như: "duyên mộc cầu ngư" leo cây tìm cá.
7. (Động) Quấn quanh. ◇ Tào Thực : "Lục la duyên ngọc thụ" (Khổ tư hành ) Lục la quấn quanh cây ngọc.
8. (Động) Men theo. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
9. (Động) Nhờ. ◎ Như: "di duyên" nương cậy, cầu thân với nhà quyền quý. ◇ Tuân Tử : "Trưng tri, tắc duyên nhĩ nhi tri thanh khả dã, duyên mục nhi tri hình khả dã" , , (Chánh danh ) Muốn biết, nhờ tai mà biết tiếng được vậy, nhờ mắt mà biết hình được vậy.
10. (Giới) Do, vì. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai" , (Khách chí ) Đường hoa, chưa từng vì khách quét, Cửa cỏ bồng, nay mới mở cho bạn (vào).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
② Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duyên cớ, nguyên do: Duyên cớ, lí do; Không duyên cớ;
② Duyên phận, nhân duyên: Nhân duyên; Có duyên phận;
③ Men theo: Men theo con suối mà đi;
④ (văn) Leo: Leo cây tìm cá;
⑤ (văn) Đường viền áo;
⑥ Rìa, cạnh: Bên rìa;
⑦ Xem [yínyuán] (bộ );
⑧ (văn) Nhờ: Nhờ tai mà có thể biết được tiếng (Tuân tử);
⑨ (văn) Do, vì: Lối hoa chẳng từng quét vì có khách (Đỗ Phủ: Khách chí). 【】duyên để [yuándê] (văn) Vì sao, tại sao (để hỏi về nguyên do): ? Vì sao gọi là hang Ngu? (Vương Hữu Thừa tập: Ngu công cốc); 【】duyên để sự [yuándê shì] (văn) Như 】 duyên hà [yuánhé] (văn) Vì sao, tại sao: ? Mới ngày gần đây còn xưng là tướng nhà Hán, vì sao hôm nay tự đến đầu hàng? (Đôn Hoàng biến văn tập: Lí Lăng biến văn) (=);【】duyên hà sự [yuánhéshì] (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân vì — Noi theo — Mối ràng buộc được định sẵn, tiếng nhà Phật. Gia huấn ca của Nguyễn Trãi: » Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên «. Mối ràng buộc vợ chồng. Cung oán ngâm khúc có câu: » Duyên đã may cớ sao lại rủi « — Cái lí do.

Từ ghép 29

duyến

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
② Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái viền áo. Đường khâu viền — Một âm là Duyên.

Từ ghép 2

xỉ
chǐ ㄔˇ

xỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. răng
2. tuổi tác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "nhũ xỉ" răng sữa, "vĩnh cửu xỉ" răng lâu dài (không thay nữa).
2. (Danh) Vật gì xếp bày như răng. ◎ Như: "cứ xỉ" răng cưa.
3. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "tự xỉ" theo tuổi mà định trên dưới, "xỉ đức câu tăng" tuổi tác và đức hạnh đều tăng thêm. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thướng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
4. (Danh) Số tuổi ngựa.
5. (Động) Xếp vào hàng. ◎ Như: Kể vào người cùng hàng gọi là "xỉ" , không kể làm người ngang hàng gọi là "bất xỉ" . ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến giả giai tăng kì ngoan, bất dĩ nhân xỉ" , (Cổ nhi ) Ai trông thấy cũng ghét tính ngang bướng của nó, không đếm xỉa tới.
6. (Động) Nói, bàn. ◎ Như: "xỉ cập" nói tới.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng. Mọc lúc nhỏ gọi là nhũ xỉ răng sữa, mọc lúc lớn gọi là vĩnh cửu xỉ răng già.
② Tuổi.
③ Kể tuổi mà định trên dưới gọi là tự xỉ .
④ Kể. Kể làm người cùng bọn với mình gọi là xỉ , không kể làm bọn với mình gọi là bất xỉ .
⑤ Vật gì xếp bày như hàm răng đều gọi là xỉ. Như cứ xỉ răng cưa.
⑥ Lượng số tuổi ngựa cũng gọi là xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng (hoặc vật có hình răng): Mọc răng; Nhổ răng; Răng sữa; Răng cưa;
② (cũ) Tuổi, tuổi tác: Tuổi tác và đức hạnh; Kể tuổi (để định trên dưới); 退 (Tôi) trở về được ăn những món ngon của miền này cho đến hết tuổi đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ (văn) Kể, kể đến, nói tới, coi trọng, kể là cùng một loại người, đặt ngang hàng (dùng với ý phủ định, tỏ ý khinh bỉ): Hành động xấu xa, ai cũng thấy không còn là người nữa; Không đáng kể; Thầy cúng, thầy thuốc, nhạc sư và những người làm thợ các nghề, bậc quân tử không kể họ là cùng một loại (không xếp ngang hàng với mình) (Hàn Dũ: Sư thuyết); Không được nhà mình coi trọng (Tư trị thông giám: Lương kỉ);
④ (văn) Tính số tuổi ngựa;
⑤ (văn) Đụng, chạm: Thịt nát chạm phải gươm bén (Mai Thừa: Thượng thư trùng gián Ngô vương);
⑥ (văn) Con xúc xắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái răng. Td: Nhũ xỉ ( răng sữa, răng trẻ con chưa thay ) — Phàm cái gì có hình dáng như hàm răng, đều gọi là Xỉ. Td: Cứ xỉ ( răng cưa ) — Chỉ ngà voi ( tức răng voi ) — Chỉ tuổi tác. Td: Niên xỉ ( tuổi tác ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Xỉ.

Từ ghép 35

sậu
zhòu ㄓㄡˋ, zòu ㄗㄡˋ

sậu

phồn thể

Từ điển phổ thông

chợt, bỗng nhiên, bất ngờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngựa chạy nhanh.
2. (Động) Chạy nhanh, bôn trì. ◇ Nguyễn Du : "Xa mã trì sậu kê khuyển minh" (Trở binh hành ) Xe ngựa chạy rầm rập, gà chó kêu.
3. (Phó) Thường thường, thường xuyên. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Sậu chiến nhi sậu thắng" (Thích uy ) Thường đánh thì thường thắng.
4. (Phó) Chợt, hốt nhiên, đột nhiên. ◎ Như: "sậu nhiên" bỗng nhiên, "sậu phát sự kiện" đột nhiên sinh ra sự việc.
5. (Phó) Vội vàng, tấn tốc. ◇ Bạch Hành Giản : "Lang sậu vãng siêm chi" (Lí Oa truyện ) Chàng vội vàng lại xem.
6. (Phó) Nhanh lẹ. ◎ Như: "cuồng phong sậu vũ" gió mưa dữ dội.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, thốt nhiên xảy đến không kịp phòng bị gọi là sậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạy nhanh: Chạy nhanh như ngựa phi; Sự sống của muôn vật như dong như ruổi (Trang tử);
② Bỗng, chợt, đột nhiên, đột ngột: Thời tiết thay đổi đột ngột; Gió mưa chợt đến (Âu Dương Tu). 【】 sậu nhiên [zhòurán] Bỗng, bỗng nhiên, đột nhiên, đột ngột: Tiếng vỗ tay bỗng nhiên vang lên như sấm dậy;
③ (văn) Mau chóng, nhanh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngựa chạy nhanh — Nhanh chóng — Thình lình.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.