áp
xiá ㄒㄧㄚˊ, yā ㄧㄚ

áp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cầm cố, nợ, cược, đặt cọc
2. ký tên, đóng dấu
3. áp giải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kí tên, đóng dấu. ◇ Thủy hử truyện : "Thứ tảo, Thanh trường lão thăng pháp tọa, áp liễu pháp thiếp, ủy Trí Thâm quản thái viên" , , , (Đệ lục hồi) Sớm hôm sau, Thanh trường lão lên pháp tòa, kí tên đóng dấu vào pháp thiếp, giao phó cho Lỗ Trí Thâm ra coi sóc vườn rau.
2. (Động) Giam giữ, bắt giữ. ◇ Thủy hử truyện : "Thủ nhất diện đại gia đinh liễu, áp hạ đại lao lí khứ" , (Đệ ngũ thập tam hồi) Lấy gông lớn đóng vào, tống giam (Lí Quỳ) vào nhà lao.
3. (Động) Coi sóc vận chuyển. ◎ Như: "áp tống hóa vật" áp tải hàng hóa.
4. (Động) Nắm giữ, chưởng quản. ◇ Tân Đường Thư : "(Trung thư xá nhân) dĩ lục viên phân áp thượng thư lục tào" (Bách quan chí nhị ) (Trung Thư xá nhân) đem sáu viên quan chia nhau nắm giữ sáu bộ thượng thư.
5. (Động) Đè, chận ép. ◎ Như: "công văn áp tại tha thủ lí" các công văn chận ép ở trong tay ông ta.
6. (Động) Cầm, đợ, đặt cọc. ◎ Như: "để áp" cầm đồ, "điển áp" cầm cố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bả ngã na cá kim hạng quyển nã xuất khứ, tạm thả áp tứ bách lạng ngân tử" , (Đệ thất thập nhị hồi) Mang hai cái vòng vàng của tôi ra đây, đi cầm tạm lấy bốn trăm lạng bạc.
7. (Động) Gieo vần trong thơ phú. ◎ Như: "áp vận" gieo vần.
8. (Động) Đặt tiền đánh cờ bạc. ◎ Như: "áp bảo" đặt cửa (đánh bạc). ◇ Lỗ Tấn : "Giả sử hữu tiền, tha tiện khứ áp bài bảo" 使, 便 (A Q chánh truyện Q) Nếu mà có tiền thì hắn liền đi đánh bạc.
9. (Danh) Chữ kí hoặc con dấu đóng trên văn kiện hoặc sổ bạ. ◎ Như: "hoạch áp" đóng dấu, kí tên, "thiêm áp" kí tên.
10. (Danh) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Thiều Chửu

① Kí, như hoa áp kí chữ để làm ghi.
② Giam giữ, bó buộc, như áp tống , áp giải đều nghĩa là bắt giải đi cả.
③ Ðể làm bảo đảm (cầm). Lấy một vật ngang giá với đồ kia để làm bảo đảm để lấy đồ kia ra gọi là để áp .
④ Thơ phú dùng vần gọi là áp, áp là đè ép vậy.
⑤ Cái nẹp mành mành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, đợ, đặt cọc: Cầm ruộng đi rồi;
② (Tạm) bắt giữ, giam giữ: Cảnh sát đã bắt giữ người gây sự;
③ Giải, áp giải, áp tải: Giải (áp giải) phạm nhân; Áp tải hàng hóa;
④ (văn) Kí (tên): Đánh dấu thay cho chữ kí tên (vì không biết chữ); Kí chữ để làm tin;
⑤ (văn) Dùng chữ cho ăn vần nhau (trong thơ ca).【】áp vận [yayùn] Bắt vần, áp vần, ghép vần, vần với. Cg. [yayùn];
⑥ (văn) Cái nẹp mành mành.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viết vào, ghi vào, kí tên hoặc đóng dấu vào, nói chung là ghi dấu tích gì để chứng nhận — Cầm cố, cầm thế để lấy tiền — Canh giữ — Đè nén, ép buộc. Dùng như chữ Áp.

Từ ghép 16

thân, thấn
qīn ㄑㄧㄣ, qìng ㄑㄧㄥˋ, xīn ㄒㄧㄣ

thân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cha mẹ
2. ruột thịt
3. thân cận, gần gũi
4. cô dâu
5. thơm, hôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cha mẹ. Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. ◎ Như: "song thân" cha mẹ.
2. (Danh) Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ. Họ gần gọi là "thân" , họ xa gọi là "sơ" . ◎ Như: "cận thân" người thân gần, "nhân thân" bà con bên ngoại, "lục thân" cha mẹ anh em vợ chồng.
3. (Danh) Hôn nhân. ◎ Như: "kết thân" kết hôn, "thành thân" thành hôn.
4. (Danh) Vợ mới cưới. ◎ Như: "thú thân" lấy vợ, "nghênh thân" đón cô dâu.
5. (Danh) Họ "Thân".
6. (Động) Gần gũi, tiếp xúc. ◎ Như: "thân cận" gần gũi. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
7. (Động) Thương yêu. ◎ Như: "tương thân tương ái" thương yêu nhau.
8. (Động) Kết giao.
9. (Động) Được tiếp kiến. ◎ Như: "nhất thân phương trạch" được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
10. (Động) Hôn (dùng môi hôn).
11. (Tính) Của mình, của chính mình. ◎ Như: "thân nhãn mục đổ" mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).
12. (Tính) Máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "thân huynh đệ" anh em ruột.
13. (Tính) Thông gia. ◎ Như: "thân gia" chỗ dâu gia, sui gia, "thân gia mẫu" bà sui, chị sui. § Ghi chú: Cũng đọc là "thấn".
14. (Tính) Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết. ◇ Mạnh Tử : "Vương vô thân thần hĩ" (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.
15. (Phó) Tự mình, trực tiếp. ◎ Như: "thận tự động thủ" tự tay làm lấy, "sự tất thân cung" sự ấy tất tự mình phải làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
② Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
③ Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
④ Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
⑤ Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
⑥ Đáng, giúp.
⑦ Yêu.
⑧ Gần, thân gần.
⑨ Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cha mẹ hoặc anh chị em ruột, người thân: Cha mẹ; Anh em ruột;
② Bà con, họ hàng: Bà con cô bác;
③ Hôn nhân: Lấy vợ, lấy chồng;
④ Thân mật, thân thiết, thân ái, thân gần: Bạn thân mật;
⑤ Tự, thân, chính: Tự tay làm lấy. 【】 thân tự [qinzì] Tự, chính mình, đích thân: Đích thân chủ trì; Tiêu Hà bệnh, nhà vua đích thân đến xem bệnh tình của Hà (Hán thư: Tiêu Hà truyện);
⑥ Hôn: Hôn con;
⑦ (văn) Yêu;
⑧ (văn) Giúp. Xem [qìng].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 thân gia [qìngjia]
① Thông gia, thân gia, sui gia: Làm sui (gia);
② Sui: Ông sui; Bà sui, chị sui. Xem [qin].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thương yêu. Đoạn trường tân thanh : » Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân « — Người gần gũi với mình. Chỉ cha mẹ. Td: Song thân — Họ hàng. Td: Thân thuộc — Tự mình. Chính mình. Td: Thân chinh — Chỉ việc hôn nhân giữa hai nhà. Td: Thân gia.

Từ ghép 64

bàng hệ thân 旁系親bàng hệ thân thuộc 旁系親屬bạt thân 拔親cầu thân 求親chí thân 至親cử mục vô thân 舉目無親đồng thân 同親hoàng thân 皇親hội thân 會親kết thân 結親khả thân 可親kính thân 敬親lão thân 老親lục thân 六親mẫu thân 母親mục thân 睦親nghênh thân 迎親nghiêm thân 嚴親nghinh thân 迎親ngoại thân 外親ngỗ thân 忤親nhân thân 姻親nội thân 內親phụ thân 父親quân thân 君親song thân 雙親sơ bất gián thân 疏不間親sở thân 所親sơ thân 疏親sự thân 事親sự thân chí hiếu 事親至孝tam thân 三親tầm thân 尋親thám thân 探親thành thân 成親thân ái 親愛thân bằng 親朋thân cận 親近thân chinh 親征thân cung 親供thân gia 親家thân huân 親熏thân hữu 親友thân mật 親密thân mẫu 親母thân nghênh 親迎thân nghị 親誼thân nhiệt 親熱thân phụ 親父thân quyến 親眷thân sinh 親生thân thích 親戚thân thiện 親善thân thiết 親切thân thuộc 親屬thân tín 親信thân tình 親情thân tộc 親族thân vương 親王tỉnh thân 省親tứ cố vô thân 四顧無親tương thân 相親ý thân 懿親yến thân 妟親

thấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cha mẹ. Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. ◎ Như: "song thân" cha mẹ.
2. (Danh) Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ. Họ gần gọi là "thân" , họ xa gọi là "sơ" . ◎ Như: "cận thân" người thân gần, "nhân thân" bà con bên ngoại, "lục thân" cha mẹ anh em vợ chồng.
3. (Danh) Hôn nhân. ◎ Như: "kết thân" kết hôn, "thành thân" thành hôn.
4. (Danh) Vợ mới cưới. ◎ Như: "thú thân" lấy vợ, "nghênh thân" đón cô dâu.
5. (Danh) Họ "Thân".
6. (Động) Gần gũi, tiếp xúc. ◎ Như: "thân cận" gần gũi. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
7. (Động) Thương yêu. ◎ Như: "tương thân tương ái" thương yêu nhau.
8. (Động) Kết giao.
9. (Động) Được tiếp kiến. ◎ Như: "nhất thân phương trạch" được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
10. (Động) Hôn (dùng môi hôn).
11. (Tính) Của mình, của chính mình. ◎ Như: "thân nhãn mục đổ" mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).
12. (Tính) Máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "thân huynh đệ" anh em ruột.
13. (Tính) Thông gia. ◎ Như: "thân gia" chỗ dâu gia, sui gia, "thân gia mẫu" bà sui, chị sui. § Ghi chú: Cũng đọc là "thấn".
14. (Tính) Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết. ◇ Mạnh Tử : "Vương vô thân thần hĩ" (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.
15. (Phó) Tự mình, trực tiếp. ◎ Như: "thận tự động thủ" tự tay làm lấy, "sự tất thân cung" sự ấy tất tự mình phải làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
② Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
③ Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
④ Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
⑤ Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
⑥ Đáng, giúp.
⑦ Yêu.
⑧ Gần, thân gần.
⑨ Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .
vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
nhân, nhơn
rén ㄖㄣˊ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người, giống khôn nhất trong loài động vật. ◎ Như: "nam nhân" người nam, "nữ nhân" người nữ, "nhân loại" loài người.
2. (Danh) Người khác, đối lại với mình. ◎ Như: "tha nhân" người khác, "vô nhân ngã chi kiến" không có phân biệt mình với người (thấu được nghĩa này, trong đạo Phật cho là bực tu được "nhân không" ). ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" , (Nhan Uyên ) Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
3. (Danh) Mỗi người. ◎ Như: "nhân tận giai tri" ai nấy đều biết cả, "nhân thủ nhất sách" mỗi người một cuốn sách.
4. (Danh) Loại người, hạng người (theo một phương diện nào đó: nghề nghiệp, nguồn gốc, hoàn cảnh, thân phận, v.v.). ◎ Như: "quân nhân" người lính, "chủ trì nhân" người chủ trì, "giới thiệu nhân" người giới thiệu , "Bắc Kinh nhân" người Bắc Kinh
5. (Danh) Tính tình, phẩm cách con người. ◇ Vương An Thạch : "Nhi độc kì văn, tắc kì nhân khả tri" , (Tế Âu Dương Văn Trung Công văn ) Mà đọc văn của người đó thì biết được tính cách của con người đó.
6. (Danh) Họ "Nhân".

Từ điển Thiều Chửu

① Người, giống khôn nhất trong loài động vật.
② Tiếng đối lại với mình, như tha nhân người khác, chúng nhân mọi người, vô nhân ngã chi kiến không có phân biệt mình với người, v.v. Thấu được nghĩa này, trong đạo Phật cho là bực tu được nhân không .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, con người: , Trong trời đất, con người là quý (Tào Tháo: Độ quan sơn);
② Chỉ một hạng người: Công nhân; Người đi săn, thợ săn;
③ Người khác: Giúp đỡ người khác; , Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác (Luận ngữ); Không phân biệt mình với người khác;
④ Chỉ tính nết, phẩm chất, danh dự con người: Con người chí công vô tư; Mà đọc văn của người đó thì biết được tính cách của con người đó (Vương An Thạch: Tế Âu Dương Văn Trung công văn);
⑤ Chỉ tình trạng thân thể con người: Hôm nay người tôi không được khỏe lắm;
⑥ Người lớn, người đã trưởng thành: Lớn lên thành người;
⑦ Người làm: Đơn vị ta thiếu người;
⑧ Nhân tài, người tài: Ông đừng nói nước Tần không có người tài (Tả truyện: Văn công thập tam niên);
⑨ Mỗi người, mọi người, người người: Mỗi người một cuốn; Ai nấy đều biết, mọi người đều biết; Mọi nhà mọi người đều no đủ;
⑩ (văn) Nhân dân, dân chúng; (văn) Đạo làm người. (Ngb) Quan hệ tình dục nam nữ: , Hoang Hầu Thị Nhân bệnh, không quan hệ nam nữ được (Sử kí: Phàn Lịch Đằng Quán liệt truyện); [Rén] (Họ) Nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người. Con người — Người khác. Mọi người. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khúc nhà tay lựa nên chương, một thiên bạc mệnh lại càng não nhân « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhân. Khi là bộ chữ thì thường viết là .

Từ ghép 290

ác nhân 惡人ái nhân 愛人ái nhân 爱人an nhân 安人ảo nhân 幻人ân nhân 恩人ấp nhân 邑人bạch nhân 白人bản nhân 本人bàng nhân 旁人bảng nhân 榜人bạng nhân môn hộ 傍人門戶bàng nhược vô nhân 傍若無人bảo hộ nhân 保護人bảo nhân 保人bào nhân 庖人băng nhân 冰人bất cận nhân tình 不近人情bất tỉnh nhân sự 不省人事bế nhân 嬖人bệnh nhân 病人bỉ nhân 鄙人bích nhân 璧人biệt nhân 別人biệt nhân 别人biểu trượng nhân 表丈人bình nhân 平人bộc nhân 仆人bộc nhân 僕人bức nhân 逼人cá nhân 个人cá nhân 個人cá nhân chủ nghĩa 個人主義cá nhân vệ sinh 個人衛生can nhân 干人cảo nhân 藁人cao nhân 高人cát nhân 吉人chân nhân 眞人chân nhân 真人chính nhân 正人chủ nhân 主人chủ nhân công 主人公chuẩn nhân 準人chúng nhân 眾人chứng nhân 證人cổ nhân 古人cố nhân 故人công nhân 工人cơ nhân 姬人cục nội nhân 局內人cung nhân 宮人cung nhân 弓人cung nhân 恭人cùng nhân 窮人cư đình chủ nhân 居停主人cự nhân 巨人cử nhân 舉人cức nhân 棘人cừu nhân 仇人cứu nhân độ thế 救人度世cứu nhân nhất mệnh thắng tạo thất cấp phù đồ 救人一命勝造七級浮屠cứu nhân như cứu hỏa 救人如救火dã nhân 野人danh nhân 名人dị nhân 異人di thượng lão nhân 圯上老人du nhân 遊人dung nhân 容人dụng nhân 用人đại nhân 大人đại nhân vật 大人物đảng nhân 黨人đạo nhân 道人đào nhân 陶人đạt nhân 達人đẳng nhân 等人để hạ nhân 底下人địch nhân 敌人địch nhân 敵人gia nhân 家人giai nhân 佳人hà nhân 何人hạ vũ vú nhân 夏雨雨人hại nhân 害人hại nhân bất thiển 害人不淺hàm huyết phún nhân 含血噴人hán nhân 漢人hành nhân 行人hậu nhân 后人hậu tuyển nhân 候選人hiền nhân 賢人hoại nhân 壞人huyễn nhân 幻人khả nhân 可人khách nhân 客人kim nhân 今人kim nhân 金人kim nhân giam khẩu 金人緘口linh nhân 伶人lộ nhân 路人luyến nhân 戀人lương nhân 良人lưu nhân 流人mị nhân 媚人mĩ nhân 美人mỗ nhân 某人môi nhân 媒人mỗi nhân 毎人mỗi nhân 每人môn nhân 門人mục hạ vô nhân 目下無人nam hải dị nhân liệt truyện 南海異人列傳nam nhân 南人nam nhân 男人não nhân 惱人ngoại nhân 外人ngọc nhân 玉人ngô nhân 吾人ngu nhân 愚人nguyệt hạ mỹ nhân 月下美人nhạc nhân 樂人nhàn nhân 閒人nhâm nhân 壬人nhân ảnh 人影nhân bản 人本nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhân cách 人格nhân cách hóa 人格化nhân chí 人質nhân chủng 人種nhân chứng 人證nhân cô thế đơn 人孤勢單nhân công 人工nhân dân 人民nhân diện 人面nhân diện thú tâm 人面獸心nhân diện tử 人面子nhân diện tử 人靣子nhân dục 人慾nhân dục 人欲nhân đạo 人道nhân đinh 人丁nhân định 人定nhân định thắng thiên 人定勝天nhân gian 人間nhân gian 人间nhân hải 人海nhân khẩu 人口nhân kì nhân 人其人nhân loại 人类nhân loại 人類nhân luân 人倫nhân mã 人馬nhân mãn 人滿nhân mệnh 人命nhân môn 人们nhân môn 人們nhân phẩm 人品nhân quân 人均nhân quần 人羣nhân quần 人群nhân quyền 人权nhân quyền 人權nhân sanh triêu lộ 人生朝露nhân sâm 人参nhân sâm 人參nhân sinh 人生nhân sinh quan 人生觀nhân số 人数nhân số 人數nhân sự 人事nhân sự bất tỉnh 人事不省nhân tài 人才nhân tạo 人造nhân tâm 人心nhân thanh 人聲nhân thế 人世nhân thể 人體nhân thọ 人夀nhân thủ 人手nhân tính 人性nhân tình 人情nhân trung 人中nhân tuyển 人選nhân văn 人文nhân vật 人物nhân vi 人為nhân vị 人爲nhân viên 人员nhân viên 人員nhất nhân 一人nhũ nhân 乳人nhụ nhân 孺人như phu nhân 如夫人nội nhân 內人nụy nhân 矮人ổi nhân 猥人phàm nhân 凡人phạm nhân 犯人pháp nhân 法人phát ngôn nhân 發言人phế nhân 廢人phỉ nhân 匪人phi nhân 非人phóng nhân 放人phong nhân 風人phu nhân 夫人phù nhân 烰人phúc nhân 福人quả nhân 寡人quái chích nhân khẩu 膾炙人口quái nhân 怪人quan nhân 倌人quân nhân 軍人quý nhân 貴人quỹ nhân 饋人quyên nhân 鋗人sai nhân 差人sanh nhân 傖人sát nhân 杀人sát nhân 殺人sĩ nhân 士人si nhân 癡人si nhân si phúc 癡人癡福si nhân thuyết mộng 癡人說夢siêu nhân 超人siêu nhân loại 超人類sinh nhân 生人sở nhân 楚人sơn nhân 山人tài nhân 才人tạm nhân 暫人tản nhân 散人tao nhân 騷人tao nhân mặc khách 騷人墨客tân nhân 新人tân nhân 津人tận nhân tình 盡人情tế nhân 細人tha nhân 他人thành nhân 成人thánh nhân 聖人thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân 十年樹木,百年樹人thế nhân 世人thi nhân 詩人thiện nhân 善人thụ nhân 樹人thương nhân 商人thường nhân 常人tiêm nhân 纖人tiện nhân 便人tiên nhân 先人tiền nhân 前人tiếp nhân 接人tiểu nhân 小人tình nhân 情人tĩnh nhân 靖人tố tâm nhân 素心人tội nhân 罪人tông nhân 宗人trại mĩ nhân 賽美人tránh nhân 諍人triết nhân 哲人trọng mãi nhân 仲買人trù nhân 廚人trượng nhân 丈人tù nhân 囚人tư nhân 私人ty nhân 卑人u nhân 幽人văn nhân 文人văn nhân 聞人vận nhân 韗人vĩ nhân 伟人vĩ nhân 偉人vị nhân sinh 爲人生việt nam nhân thần giám 越南人臣鑑vong nhân 亡人vũ nhân 羽人vưu nhân 尤人xả kỷ vị nhân 捨己為人xả kỷ vị nhân 舍己为人y nhân 伊人ý trung nhân 意中人yếm nhân 厭人yêm nhân 閹人yểm nhân nhĩ mục 掩人耳目yêu nhân 妖人yếu nhân 要人

nhơn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người
thân, tín
shēn ㄕㄣ, xìn ㄒㄧㄣˋ

thân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thành thực, lòng thành thực. ◇ Luận Ngữ : "Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã" , (Vi chánh ) Người mà không có đức thành thì không hiểu sao làm nên việc được.
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" tin tức, âm hao, "hung tín" tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" , còn gọi là "tì sương" .
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" tin nhau, "tín dụng" tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" , (Thanh Nga ) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện : "Tín vu thành hạ nhi hoàn" (Tương Công thập bát niên ) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" , (Du Thạch Giác ) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị : "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" , (Tì bà hành ) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" . ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" .

Từ ghép 1

tín

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tin tưởng, tin theo
2. lòng tin, đức tin

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thành thực, lòng thành thực. ◇ Luận Ngữ : "Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã" , (Vi chánh ) Người mà không có đức thành thì không hiểu sao làm nên việc được.
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" tin tức, âm hao, "hung tín" tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" , còn gọi là "tì sương" .
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" tin nhau, "tín dụng" tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" , (Thanh Nga ) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện : "Tín vu thành hạ nhi hoàn" (Tương Công thập bát niên ) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" , (Du Thạch Giác ) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị : "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" , (Tì bà hành ) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" . ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tin, không sai lời hẹn là tín, như trung tín tin thực.
② Không ngờ gì, như tương tín cùng tin nhau, tín dụng tin dùng, tín thí người tin đạo Phật biết đem của bố thí cúng dường.
③ Ngủ trọ đến hai lần gọi là tín.
④ Dấu hiệu để làm tin, như ấn tín , tín phiếu cái vé làm tin về tiền bạc.
⑤ Tin tức, như thư tín cái thư hỏi thăm.
⑥ Tin tức, như phong tín tin gió, sương tín tin sương, nghĩa bóng là tin tức ở ngoài đưa đến.
⑦ Tên thứ đá độc, như thạch tín tức thứ đá ăn chết người, sản ở Tín châu, ta thường gọi là nhân ngôn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thư, thư tín, thư từ: Viết thư; Thư ngỏ;
② Tín, tín nhiệm: Uy tín; Giữ tín nhiệm;
③ Tin, tin cậy, tin tưởng: Anh này không thể tin tưởng được;
④ Giấy ủy nhiệm, vật để làm tin, dấu hiệu để làm tin: Ấn tín (cái dấu đóng để làm tin); Tín phiếu;
⑤ Tín ngưỡng, tin (theo): Tín đồ, con chiên; Theo đạo Phật;
⑥ Tin, tin tức: Việc đó chưa có tin tức gì cả;
⑦ Sự xuất hiện theo từng kỳ đều đặn;
⑧ Buông trôi, tùy tiện, để mặc;
⑦ Nhân ngôn, thạch tín;
⑨ (văn) Thật, thật là, quả (thật): Tử Tích thật là đẹp (Tả truyện Chiêu công nguyên niên); ? Nghe đại vương sắp đánh nước Tống, quả (thật) có việc đó không? (Lã thị Xuân thu: Ái loại);
⑩ [Xìn] (Họ) Tín.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành thật — Đáng tin — Tin là đúng, tin thật — Tin tức. Td: Âm tín.

Từ ghép 67

âm tín 音信ấn tín 印信bán tín bán nghi 半信半疑báo tín 報信báo tín 报信bão trụ tín 抱柱信bằng tín 憑信bất tín 不信bất tín nhiệm 不信任bất tín nhiệm đầu phiếu 不信任投票bình tín 平信bội tín 背信bưu tín 郵信cát tín 吉信đệ tín 遞信gia tín 家信hỉ tín 喜信hung tín 凶信hương tín 鄉信mê tín 迷信minh tín phiến 明信片nguyệt tín 月信nhạn tín 雁信phả tín 叵信phong tín 風信quảng tín 廣信sùng tín 崇信sương tín 霜信tả tín 写信tả tín 寫信tận tín 盡信thạch tín 石信thành tín 誠信thân tín 親信thất tín 失信thủ tín 守信thư tín 书信thư tín 書信tín chỉ 信紙tín chủ 信主tín dụng 信用tín điều 信條tín đồ 信徒tín hiệu 信号tín hiệu 信號tín khẩu 信口tín khẩu hồ thuyết 信口胡說tín lại 信賴tín lại 信赖tín nghĩa 信義tín ngưỡng 信仰tín nhiệm 信任tín nữ 信女tín phong 信封tín phong 信風tín phục 信服tín phụng 信奉tín sai 信差tín tâm 信心tín thủ 信守tín thủy 信水tín tức 信息tín tương 信箱tín vật 信物trung tín 忠信tự tín 自信uy tín 威信
nghệ
yì ㄧˋ

nghệ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trồng cây
2. tài năng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghề, tài năng, kĩ thuật. ◎ Như: "công nghệ" , "kĩ nghệ" .
2. (Danh) Đời xưa cho "lễ" , "nhạc" , "xạ" bắn, "ngự" cầm cương cưỡi ngựa, "thư" viết, "số" học về toán: là "lục nghệ" .
3. (Danh) Văn chương. ◇ Liêu trai chí dị : "Tri chế nghệ phủ?" (Lục phán ) Có rành văn chương cử nghiệp không?
4. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Quốc ngữ : "Tham dục vô nghệ" (Tấn ngữ bát ) Tham muốn không hạn độ.
5. (Danh) Họ "Nghệ".
6. (Động) Trồng. ◇ Mạnh Tử : "Thụ nghệ ngũ cốc" (Đằng Văn Công thượng ) Trồng trọt năm giống thóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề, tài năng, học vấn, kĩ thuật đều gọi là nghệ. Ðời xưa cho lễ , nhạc , xạ bắn, ngự cầm cương cưỡi ngựa, thư viết, số học về toán: là lục nghệ sáu nghệ.
② Văn. Như các sách vở gọi là nghệ văn chí .
③ Trước. Như nghệ tổ , cũng như ta nói thủy tổ .
④ Trồng. Như thụ nghệ ngũ cốc trồng tỉa năm giống thóc.
⑤ Cùng cực.
⑥ Chuẩn đích.
⑦ Phân biệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Công) nghệ, nghề, tài nghề, kĩ năng, kĩ thuật: Công nghệ;
② Nghệ thuật: Văn nghệ;
③ (văn) Trồng: Trồng tỉa ngũ cốc;
④ (văn) Cùng cực;
⑤ (văn) Chuẩn đích;
⑥ (văn) Phân biệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tài giỏi, khéo léo – Trồng trọt — Việc làm đòi hỏi sự khéo léo.

Từ ghép 17

phẩm
pǐn ㄆㄧㄣˇ

phẩm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ vật
2. chủng loại
3. phẩm hàm, hạng quan, hạng, cấp
4. đức tính, phẩm cách
5. phê bình, bình phẩm, nếm, thử

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều thứ, đông. ◇ Dịch Kinh : "Vân hành vũ thi, phẩm vật lưu hình" , (Kiền quái , Thoán từ ) Mây bay mưa rơi, mọi vật lưu chuyển thành hình.
2. (Danh) Đồ vật. ◎ Như: "vật phẩm" đồ vật, "thực phẩm" đồ ăn, "thành phẩm" hàng chế sẵn, "thương phẩm" hàng hóa.
3. (Danh) Chủng loại. ◇ Thư Kinh : "Cống duy kim tam phẩm" (Vũ cống ) Dâng cống chỉ ba loại kim (tức là: vàng, bạc và đồng).
4. (Danh) Hạng, cấp. ◎ Như: "thượng phẩm" hảo hạng, "cực phẩm" hạng tốt nhất.
5. (Danh) Cấp bậc trong chế độ quan lại. Ngày xưa đặt ra chín phẩm, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, để phân biệt giai cấp cao thấp. ◎ Như: "cửu phẩm quan" quan cửu phẩm.
6. (Danh) Đức tính, tư cách. ◎ Như: "nhân phẩm" phẩm chất con người, "phẩm hạnh" tư cách, đức hạnh.
7. (Danh) Họ "Phẩm".
8. (Động) Phê bình, thưởng thức, nếm, thử. ◎ Như: "phẩm thi" bình thơ, "phẩm trà" nếm trà.
9. (Động) Thổi (nhạc khí). ◎ Như: "phẩm tiêu" thổi sáo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều thứ. Vật có nhiều thứ nên gọi là vật phẩm hay phẩm vật . Một cái cũng gọi là phẩm.
② Phẩm hàm. Ngày xưa đặt ra chín phẩm chính tòng, từ nhất phẩm chí cửu phẩm, để phân biệt phẩm tước cao thấp.
③ Phẩm giá, như nhân phẩm phẩm giá người.
④ Cân lường, như phẩm đề , phẩm bình nghĩa là cân lường đúng rồi mới đề mới nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, hàng, quà, phẩm: Đồ ăn; Hàng dệt; Đồ dùng hàng ngày; Đồ lễ, lễ vật; Đồ tế (cúng); Đồ quý; Đồ trang sức; Văn phòng phẩm; Đồ vật; Đồ dự trữ; Vật kỉ niệm; Vật cầm cố; Hàng cấm; Hàng chế sẵn, thành phẩm; Hàng không bán; Hàng loại, phế phẩm; Hàng nhập ngoại; Hàng tiêu dùng; Quà tặng;
② Hạng, loại, bậc, phẩm hàm: Hạng tốt nhất, loại tốt nhất, hảo hạng; Bậc thánh, bậc thần;
③ Nếm (ăn, uống) thử, bình phẩm, biết, nhấm: Nếm mùi; Uống thử trà này xem có ngon không; Người này như thế nào, dần dần anh sẽ biết;
④ Phẩm, phẩm giá, tính nết, tư cách: Phẩm cách xấu xa; Phẩm chất con người; Quan cửu phẩm;
⑤ Thổi: Thổi sáo;
⑥ [Pên] (Họ) Phẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông nhiều, đủ thứ. Td: Vật phẩm — Bực quan cao thấp. Td: Phẩm trật — Một vật. Một món đồ. Td:Hóa phẩm, Sản phẩm — Cái cách thức bày lộ ra ngoài. Td: Nhân phẩm — Khen chê. Td: bình phẩm.

Từ ghép 62

âm phẩm 音品ấn loát phẩm 印刷品bạc lai phẩm 舶來品bình phẩm 評品cao phẩm 高品chiến lợi phẩm 戰利品chú phẩm 鑄品chức phẩm 職品cống phẩm 貢品cực phẩm 極品cửu phẩm 九品dạng phẩm 样品dạng phẩm 樣品dật phẩm 逸品diệu phẩm 妙品dụng phẩm 用品dược phẩm 藥品độc phẩm 毒品hóa phẩm 化品hóa phẩm 貨品kiệt phẩm 傑品lục phẩm 六品nhân phẩm 人品nhất phẩm 一品nhị phẩm 二品nhu yếu phẩm 需要品phẩm bình 品評phẩm cách 品格phẩm cấp 品級phẩm chất 品質phẩm chất 品质phẩm chủng 品种phẩm chủng 品種phẩm chức 品職phẩm đệ 品笫phẩm đề 品題phẩm hàm 品銜phẩm hạnh 品行phẩm loại 品類phẩm lưu 品流phẩm mạo 品貌phẩm phục 品服phẩm tiết 品節phẩm tính 品性phẩm trật 品秩phẩm vật 品物phẩm vị 品位phẩm vị 品味phó sản phẩm 副產品quan phẩm 官品sản phẩm 產品tác phẩm 作品tam phẩm 三品tế phẩm 祭品thực phẩm 食品thượng phẩm 上品thương phẩm 商品tiên phẩm 仙品vạn phẩm 萬品vật phẩm 物品xa xỉ phẩm 奢侈品xuất phẩm 出品
phu, phù
fū ㄈㄨ, fú ㄈㄨˊ

phu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chồng
2. đàn ông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng: Anh rể; Dượng;
② Phu: Phu xe; Tiều phu;
③ Phu phen: Phu phen, phu dịch; Bắt phu;
④ Người đàn ông, nam nhi: Người dân thường;
⑤ (văn) Ông ấy, người ấy, người kia: Kẻ kia bất lương, người trong nước ai cũng đều biết (Thi Kinh); Ông ấy chịu nguy khốn vì ta (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người đàn ông — Người chồng — Công việc nặng — Người làm công việc nặng. Td: Xa phu ( người kéo xe ) — Một âm là Phù. Xem Phù.

Từ ghép 67

bạc phu 薄夫bạo phu 暴夫bỉ phu 鄙夫bộc phu 僕夫bổn phu 体夫canh phu 更夫cát phu 褐夫chinh phu 征夫chuẩn phu 準夫cô phu 姑夫công phu 功夫cuồng phu 狂夫dân phu 民夫dịch phu 役夫dịch phu 驛夫đại phu 大夫đại trượng phu 大丈夫đồ phu 屠夫độ phu 渡夫độc phu 獨夫gian phu 奸夫hạt phu 褐夫khiếp phu 怯夫kiệu phu 轎夫lão phu 老夫lạp phu tang cổ ni 拉夫桑賈尼mã phu 馬夫mộ phu 募夫mục phu 牧夫muội phu 妹夫ngoan phu 頑夫ngu phu 愚夫ngư phu 漁夫như phu nhân 如夫人nọa phu 懦夫nông phu 農夫phàm phu 凡夫phu dịch 夫役phu nhân 夫人phu phụ 夫婦phu phụ hảo hợp 夫婦好合phu quân 夫君phu quý phụ vinh 夫貴婦榮phu tế 夫壻phu thê 夫妻phu tử 夫子phu xướng phụ tùy 夫倡婦隨quang lộc đại phu 光祿大夫sàn phu 孱夫sát phu 殺夫sắc phu 嗇夫sắc phu 穡夫sĩ phu 士夫tể phu 宰夫thất phu 匹夫thư phu 姐夫tiền phu 前夫tiều phu 樵夫tòng phu 從夫tráng phu 壯夫trạo phu 掉夫trượng phu 丈夫tuyển phu 選夫vị hôn phu 未婚夫vọng phu 望夫vũ phu 武夫xa phu 車夫

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(thán từ dùng để bắt đầu hoặc kết thúc câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kia: Không lấy cái một kia hại cái một này (Tuân tử: Giải tế); Thì hai người kia là đại thần chỗ dựa của đất nước Lỗ (Tả truyện: Thành công thập lục niên);
② Trợ từ đầu câu (thường để mở đầu một đoạn văn nghị luận): Đánh giặc là dũng khí vậy (Tả truyện); Công việc tích trữ là mệnh lớn của thiên hạ (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ);
③ Trợ từ cuối câu (biểu thị sự khẳng định): Chỉ có ta với ngươi là như thế (Luận ngữ);
④ Trợ từ cuối câu (biểu thị nghi vấn): ? Thế thì ông muốn cho nước Tần được lợi ư? (Lã thị Xuân thu);
⑤ Trợ từ cuối câu (biểu thị ý cảm thán): Đi mãi như thế thay! (Luận ngữ); ! Nay như thế đó, thương thay! (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư);
⑥ Trợ từ giữa câu (biểu thị sự thư hoãn ngữ khí): Ăn lúa nếp hương, mặc đồ gấm (Luận ngữ); Ta ngắm thấy thắng cảnh Ba Lăng chỉ ở trong một hồ Động Đình (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kia. Nọ. Kia — Tiếng mở đầu lời nói — Trợ ngữ từ cuối câu — Một âm là Phu. Xem Phu.
bỉ
bǐ ㄅㄧˇ

bỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cõi ngoài biên cương, nơi xa xôi hẻo lánh
2. khinh bỉ
3. thô tục, thô lỗ
4. hèn hạ, hèn mọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa chỉ khu vực bằng 500 nhà.
2. (Danh) Nơi biên thùy xa xôi. ◎ Như: "tứ bỉ" bốn cõi.
3. (Danh) Khu vực ở xa hơn khu ngoài thành (giao ngoại ).
4. (Động) Khinh rẻ, coi thường. ◎ Như: "xuy bỉ" chê cười khinh khi. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phục kinh thiểu thì, phụ tri tử ý, tiệm dĩ thông thái, thành tựu đại chí, tự bỉ tiên tâm" , , , , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Qua ít lâu nữa, cha biết ý con dần dà thông hiểu, chí lớn đã thành đạt, biết tự khinh thường tâm lý ngày trước của mình.
5. (Tính) Hèn mọn, đê tiện. ◎ Như: "bỉ phu" kẻ thô bỉ, hẹp hòi, dốt nát, "bỉ lận" keo kiệt.
6. (Tính) Dùng làm lời nói khiêm. ◎ Như: "bỉ ý" ý hẹp hòi của tôi, "bỉ nhân" kẻ hèn dốt này. ◇ Lưu Hướng : "Quân dục sát chi, thiếp nguyện dĩ bỉ khu dịch phụ chi tử" , (Triệu tân nữ quyên ) Nhà vua muốn giết, thiếp xin lấy thân hèn đổi cho cái chết của cha.

Từ điển Thiều Chửu

① Ấp ngoài ven biên thùy, cõi. Như tứ bỉ bốn cõi.
② Hẹp hòi, hèn mọn. Như bỉ phu kẻ thô bỉ, hẹp hòi, dốt nát. Kẻ keo kiệt tiền của gọi là bỉ lận .
③ Khinh bỉ.
④ Dùng làm lời nói khiêm. Như bỉ ý ý hẹp hòi của tôi, bỉ nhân kẻ hèn dốt này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấp hèn, đê tiện, hèn mọn, thô bỉ: Đê hèn, bỉ ổi; Kẻ thô bỉ;
② (Thuộc về) của tôi (tiếng tự xưng khiêm tốn): (cũ) Bỉ nhân, tôi; Thiển ý; Thiển kiến;
③ Khinh bỉ, coi rẻ: Đáng khinh;
④ Nơi biên giới, cõi: Nơi biên giới xa xôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thô tục, xấu xa — Keo kiệt bủn xỉn — Tên một đơn vị hộ tịch thời cổ trung hoa, năm trăm gia đình là một Bỉ — vùng đất biên giới.

Từ ghép 28

cung, cúng
gōng ㄍㄨㄥ, gòng ㄍㄨㄥˋ

cung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cung cấp
2. tặng
3. lời khai, khẩu cung

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày, sắp đặt, trần thiết. ◎ Như: "cung trướng" bỏ màn sẵn cho người ngủ. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Trác thượng hoa bình nội cung nhất chi bích đào hoa" (Lí trích tiên túy thảo hách man thư ) Trong bình hoa trên bàn trưng bày một cành hoa bích đào.
2. (Động) Dâng hiến, thờ phụng. ◎ Như: "cung Phật" cúng Phật. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Gia môn na phạ dụng nhất vạn lưỡng ngân tử cung tổ tông, đáo để bất như giá cá hữu thể diện" , (Đệ thập lục hồi) Chúng ta nào có sợ tiêu cả vạn lạng bạc để cúng tổ tiên, nhưng dù sao cũng không bằng mấy lạng bạc này (tiền vua thưởng) có thể diện hơn.
3. (Động) Chấp hành, tòng sự. ◎ Như: "cung chức" nhận giữ chức việc mình.
4. (Động) Cấp, cho. ◎ Như: "cung ứng" , "cung cấp" .
5. (Động) Tạo điều kiện, để cho. ◇ Đỗ Phủ : "Tân thiêm thủy hạm cung thùy điếu" (Giang thượng trị thủy như hải thế liêu đoản thuật ).
6. (Động) Khai nhận, thú nhận. ◎ Như: "cung nhận" khai nhận, "cung xuất" khai ra. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương bất cảm ẩn, thật cung chi" , (Tiên nhân đảo ) Vương không dám giấu, phải nói thật.
7. (Danh) Lời khai, lời xưng (khi bị tra hỏi). ◎ Như: "khẩu cung" lời khai, "thân cung" tự khai.
8. (Danh) Đồ cúng tế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Trí bạn tổ tông đích cung" (Đệ ngũ thập tam hồi).
9. (Danh) Các món ăn, rượu thịt, cơm ăn. ◇ Tây du kí 西: "Na viện chủ hiến liễu trà, hựu an bài trai cung" , (Đệ thập lục hồi) Chủ viện dâng trà rồi lại dọn cơm chay.
10. (Danh) Họ "Cung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bầy, đặt, như cung trướng bỏ màn sẵn cho người ngủ.
② Vâng, như cung chức vâng giữ chức việc mình.
③ Lời cung. Tra hỏi kẻ khác, kẻ khác xưng hết sự mình gọi là cung, như khẩu cung , thân cung v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung cấp;
② Để cho, dùng để: Để cho bạn đọc tham khảo. Xem [gòng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúng: Cúng tổ tiên; Đồ cúng;
② Cung khai, khẩu cung, lời khai: Không lấy được khẩu cung. Xem [gong].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt, bày biện — Đưa tới — Nuôi nấng — Nói thật về mình.

Từ ghép 30

cúng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúng: Cúng tổ tiên; Đồ cúng;
② Cung khai, khẩu cung, lời khai: Không lấy được khẩu cung. Xem [gong].

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.