thông
tōng ㄊㄨㄥ, tòng ㄊㄨㄥˋ

thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xuyên qua

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không bị tắc nghẽn, xuyên qua được. ◎ Như: "thủy quản bất thông liễu" ống nước không chảy qua được rồi.
2. (Tính) Lưu loát, xuông xẻ, trơn tru. ◎ Như: "sướng thông" thông suốt, "nhĩ đích tác văn tả đắc bất cú thông thuận" bài viết của anh không được lưu loát. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Việc cai trị xuông xẻ, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.
3. (Tính) Thuận lợi. ◎ Như: "tinh vận hanh thông" số vận trôi chảy thuận lợi.
4. (Tính) Linh hoạt, không cố chấp. ◎ Như: "viên thông" linh động, không cố chấp, "khai thông" cởi mở, khoáng đạt.
5. (Tính) Sâu rộng, uyên bác (kiến thức, học vấn). ◎ Như: "thông nhân" người có học thức rộng, "bác học thông nho" người học rộng biết nhiều.
6. (Tính) Thường có, chung. ◎ Như: "thông xưng" tiếng thường gọi, "thông lễ" lễ mọi người đều theo, "hiếu dật ố lao thị nhất bàn nhân đích thông bệnh" ham nhàn dật ghét lao nhọc là tật chung của người thường.
7. (Tính) Suốt, cả. ◎ Như: "thông tiêu" suốt đêm. ◇ Mạnh Tử : "Khuông Chương thông quốc giai xưng bất hiếu yên" (Li Lâu hạ ) Khuông Chương, cả nước đều gọi là người bất hiếu.
8. (Phó) Tất cả, hết cả, đều. ◎ Như: "thông thông nã khứ ba" đem về hết đi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha thuyết đích ngã thông bất đổng, chẩm ma bất cai phạt!" , (Đệ nhị thập bát hồi) Anh ấy nói tôi chẳng hiểu gì cả, sao lại không đáng phạt!
9. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "thông đáo" đạt đến. ◇ Quốc ngữ : "Đạo viễn nan thông" (Tấn ngữ nhị ) Đường xa khó tới.
10. (Động) Qua lại, giao tiếp. ◎ Như: "thông thương" giao thương. ◇ Hán Thư : "Ngô văn Tào Khâu Sanh phi trưởng giả, vật dữ thông" , (Quý Bố truyện ) Tôi nghe nói Tào Khâu Sanh không phải là bậc trưởng giả, chớ kết giao với ông ta.
11. (Động) Bảo cho biết. ◎ Như: "thông báo" báo cho biết, "thông tri" bảo cho biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Môn giả hốt thông Diệp sanh chí" (Diệp sinh ) Người canh cửa chợt báo tin có Diệp sinh đến.
12. (Động) Hiểu, biết rõ. ◎ Như: "thông hiểu" hiểu rõ, "tinh thông" hiểu rành rẽ.
13. (Động) Trai gái đi lại vụng trộm với nhau. ◎ Như: "tư thông" gian dâm. ◇ Tả truyện : "Toại cập Văn Khương như Tề, Tề Hầu thông yên" , (Hoàn Công thập bát niên ) Khi Văn Khương đến nước Tề, Tề Hầu gian dâm (với Văn Khương).
14. (Danh) Người biết rành một vấn đề, sự vật nào đó. ◎ Như: "số học thông" người giỏi toán.
15. (Danh) Lượng từ. (1) Bức, cú (đơn vị dùng cho thư từ, điện thoại, điện báo...). ◎ Như: "tam thông điện báo" ba bức điện báo. (2) Tiếng đập, gõ (chuông, trống). ◎ Như: "lụy cổ tam thông" đánh ba tiếng trống.

Từ điển Thiều Chửu

① Thông suốt. Từ đây đến kia không có cái gì mắc míu gọi là thông. Như thông quá suốt qua. Người học vấn rộng cũng gọi là thông.
② Hiển đạt. Như hanh thông thanh thản, trôi chảy, làm gì cũng may mắn dễ dàng. Cùng thông lúc cùng quẫn, lúc vẻ vang.
③ Truyền khắp. Như thông cáo bảo cho khắp cả mọi nơi biết.
④ Hai bên cùng hòa hợp với nhau gọi là thông. Như thông lực hợp tác chung sức cùng làm. Cùng kết giao đi lại với nhau gọi là thông gia . Trai gái đi lại vụng trộm với nhau gọi là tư thông .
⑤ Tóm tắt. Như thông kế tính suốt cả.
⑥ Khắp. Như thông xưng tiếng khắp cả mọi nơi đều gọi thế. Thông lễ cái lễ khắp cả mọi người đều theo, v.v.
⑦ Văn tự đủ từ đầu chí cuối gọi là thông, cho nên xem hết lượt sách gọi là nhất thông . Đánh trống đủ 332 dùi gọi là nhất thông.
⑧ Một danh từ chia đất ruộng.
⑨ Nước tiểu. Như mã thông nước đái ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hồi, trận, lượt: Thuyết cho một trận, nói một thôi một hồi; Đã đánh ba hồi trống. Xem [tong].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông: Hai gian phòng này thông nhau; Con đường nào cũng thông tới Hà Nội; Thông xe, cho xe chạy;
② Hiểu biết, thông thạo: Tinh thông (thông thạo) nghiệp vụ; Anh ấy biết ba thứ tiếng;
③ Xuôi: Câu văn rất xuôi;
④ Đi qua, qua lại được; Đường này không qua lại được. 【】thông quá [tongguò] a. Đi qua: Cô ta băng qua đường; Xe điện không đi qua được; b. Thông qua: Dự luật mới sẽ không được thông qua trong tuần này; Đề án đã được nhất trí thông qua; c. Thông qua, qua: Vấn đề này phải qua cấp trên mới quyết định được;
⑤ Thông đồng, đi lại: Thông đồng với nhau làm điều bậy; Trai gái đi lại vụng trộm với nhau;
⑥ Tất cả, cả: Cả nước đều biết; Toàn bộ kế hoạch; Tính hết cả. 【】thông thông [tongtong] Tất cả, hết thảy: ! Đem về hết đi!; 【】thông thống [tongtông] Như ;
⑦ (văn) Chung: Chung sức hợp tác;
⑧ Khắp, phổ biến, thông thường, thường, chung: Lễ chung (mọi người đều theo). 【】thông thường [tongcháng] Thông thường, bình thường, thường: Tình huống thông thường; Anh ấy bình thường sáu giờ là thức dậy;
⑨ Nước tiểu, nước đái: Nước đái ngựa. Xem [tòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến. Suốt tới, không bị cản trở. Đoạn trường tân thanh : » Rày lần mai lữa như tình chưa thông « — Hiểu suốt hết. Td: Thông kim bác cổ — Truyền đi — Chung cả.

Từ ghép 54

bác cổ thông kim 博古通今bàng thông 旁通bất thông 不通cảm thông 感通cùng tắc biến, biến tắc thông 窮則變,變則通cùng thông 窮通đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史gia định thông chí 嘉定通志giao thông 交通hỗ thông 互通khai thông 開通khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lưu thông 流通mật thông 密通nhân thông 姻通phổ thông 普通quán thông 貫通quan thông 關通sảo thông 稍通thần thông 神通thông bệnh 通病thông cáo 通告thông dâm 通淫thông dịch 通譯thông dụng 通用thông điệp 通牒thông đồng 通同thông gia 通家thông gian 通奸thông hành 通行thông lân 通鄰thông lệ 通例thông ngôn 通言thông phán 通判thông phong 通風thông tấn xã 通訊社thông thương 通商thông thường 通常thông tin 通信thông tri 通知thông tục 通俗thông tư 通咨thông vật 通物tiếp thông 接通tinh thông 精通tư thông 私通viên thông 圓通viên thông tập 圓通集việt giám thông khảo 越鑑通考xuyến thông 串通yêm thông 淹通
bồng, phùng
féng ㄈㄥˊ, páng ㄆㄤˊ, péng ㄆㄥˊ

bồng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, đụng phải. ◇ Thi Kinh : "Phùng bỉ chi nộ" (Bội phong , Bách chu ) Gặp phải cơn giận dữ của họ.
2. (Động) Gặp mặt. ◎ Như: "tương phùng" gặp mặt nhau, "cửu biệt trùng phùng" xa cách lâu ngày được gặp lại nhau.
3. (Động) Săn đón, phụ họa. ◇ Mạnh Tử : "Phùng quân chi ác" (Cáo tử hạ ) Đón rước ý vua làm cho thêm hư.
4. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "phùng dịch chi y" cái áo rộng kích.
5. (Danh) Họ "Phùng".
6. Một âm là "bồng". (Trạng thanh) "Bồng bồng" thùng thùng (tiếng trống).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bồng bồng — Một âm khác là Phùng.

Từ ghép 1

phùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, đụng phải. ◇ Thi Kinh : "Phùng bỉ chi nộ" (Bội phong , Bách chu ) Gặp phải cơn giận dữ của họ.
2. (Động) Gặp mặt. ◎ Như: "tương phùng" gặp mặt nhau, "cửu biệt trùng phùng" xa cách lâu ngày được gặp lại nhau.
3. (Động) Săn đón, phụ họa. ◇ Mạnh Tử : "Phùng quân chi ác" (Cáo tử hạ ) Đón rước ý vua làm cho thêm hư.
4. (Tính) To, lớn. ◎ Như: "phùng dịch chi y" cái áo rộng kích.
5. (Danh) Họ "Phùng".
6. Một âm là "bồng". (Trạng thanh) "Bồng bồng" thùng thùng (tiếng trống).

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Hai bên gặp nhau gọi là phùng.
② Đón rước. Như Mạnh Tử nói Phùng quân chi ác kì tội đại đón rước ý vua làm cho thêm hư, tội rất lớn. Như phùng dịch chi y cái áo rộng kích.
③ Một âm là bồng. Bồng bồng tiếng trống thùng thùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp nhau, gặp phải, tình cờ gặp: Gặp nhau; Gặp núi mở đường, gặp sông bắc cầu;
② (văn) Đón rước, phụ họa (nói hoặc làm theo ý của bề trên): Đón rước ý ác của vua tội rất lớn (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Gặp phải — Nghênh đón. Rước lấy — To lớn. Xem Phùng dịch, Phùng y.

Từ ghép 8

thái
tài ㄊㄞˋ

thái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao, to
2. rất

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Quá. ◎ Như: "thái đa" nhiều quá, "thái nhiệt" nóng quá, "thái khách khí liễu" khách sáo quá.
2. (Phó) Rất, thật, thật là (thường dùng theo ý khẳng định). ◎ Như: "thái vĩ đại liễu!" thật là vĩ đại, "thái tinh tế liễu!" rất tinh tế.
3. (Phó) Lắm (thường dùng dưới dạng phủ định). ◎ Như: "bất thái hảo" không tốt lắm, "bất thái diệu" không khéo lắm.
4. (Tính) Tối, cực kì. ◎ Như: "thái cổ" thời cực xưa, tối cổ, "thái thủy" lúc mới đầu.
5. (Tính) Cao, lớn. ◎ Như: "thái học" bậc học cao (trường đào tạo nhân tài bậc cao nhất, tương đương bậc đại học ngày nay), "thái không" không trung (trên) cao, khoảng không vũ trụ.
6. (Tính) Tiếng tôn xưng. ◎ Như: "thái lão bá" ông bác, "thái lão sư" ông thầy, "thái phu nhân" bà.
7. (Danh) Xưng vị: (1) Dùng để tôn xưng bậc trưởng bối cao nhất. ◎ Như: "tổ thái" , "a thái" . (2) Xem "thái thái" .

Từ điển Thiều Chửu

① To lắm, có khi viết chữ , có khi viết chữ .
② Tiếng gọi người tôn trưởng hơn người tôn trưởng. Như thái lão bá hàng tôn trưởng hơn bác. Gọi người tôn trưởng của kẻ sang cũng gọi là thái. Như lão thái gia cụ cố ông, thái phu nhân cụ cố bà, v.v.
③ Ngày xưa phong vợ các bầy tôi to là thái quân , nay gọi vợ các quan là thái thái cũng do nghĩa ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① To, lớn: Thái không, thái hư, vũ trụ (khoảng trống không bao la);
② Tiếng tôn xưng người bậc ông trở lên: Ông bác; Cha của thầy mình (hoặc thầy của cha mình);
③ (pht) Rất, quá, lắm: Quần này dài quá; Đối với việc này anh ta không sốt sắng lắm; Quá sớm; Cô ấy hát rất hay;
④ [Tài] (Họ) Thái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất. Lắm. Quá độ — To lớn.

Từ ghép 40

thiên
piān ㄆㄧㄢ

thiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng, lệch
2. vẫn, cứ, lại
3. không ngờ, chẳng may
4. rất, hết sức

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lệch, nghiêng, ngả. ◎ Như: "thiên kiến" ý kiến thiên lệch. ◇ Bạch Cư Dị : "Vân kế bán thiên tân thụy giác, Hoa quan bất chỉnh hạ đường lai" , (Trường hận ca ) Tóc mây lệch một bên, vừa ngủ dậy, Mũ hoa không ngay ngắn, nàng bước xuống nhà.
2. (Tính) Không hoàn toàn, phiến diện. ◇ Lễ Kí : "Lạc cực tắc ưu, lễ thô tắc thiên hĩ" , (Nhạc kí ) Vui cùng cực thì tất sinh ra buồn thương, lễ sơ sài thì không đầy đủ vậy.
3. (Tính) Không ở trung tâm, bên cạnh.
4. (Tính) Xa xôi, hẻo lánh. ◎ Như: "thiên tích" nơi hẻo lánh.
5. (Tính) Không thân, không gần gũi.
6. (Tính) Thâm, nhiều. ◇ Nguyên Hiếu Vấn : "Uất uất thu ngô động vãn yên, Nhất đình phong lộ giác thu thiên" , (Ngoại gia nam tự ).
7. (Phó) Vẫn, cứ, lại. ◎ Như: "tha yêu ngã khứ, ngã thiên bất khứ" , ông ấy bảo tôi đi, tôi vẫn cứ không đi.
8. (Phó) Vừa, đúng lúc. ◇ Hoàng Phủ Nhiễm : "Chánh thị dương phàm thì, Thiên phùng giang thượng khách" , (Tằng đông du dĩ thi kí chi ) Đang khi giương buồm, Thì đúng lúc gặp khách trên sông.
9. (Phó) Nghiêng về một bên, không công bình. ◎ Như: "thiên lao" nhọc riêng về một bên, "thiên ái" yêu riêng.
10. (Phó) Chuyên về.
11. (Phó) Riêng, chỉ, một mình.
12. (Phó) Không ngờ, chẳng may. ◎ Như: "ốc lậu thiên tao liên dạ vũ" nhà dột chẳng may mắc mưa suốt đêm.
13. (Phó) Rất, hết sức. ◇ Nhan thị gia huấn : "Vũ Liệt thái tử thiên năng tả chân" (Tạp nghệ ) Thái tử Vũ Liệt rất giỏi vẽ hình người.
14. (Động) Giúp, phụ tá.
15. (Động) Ăn cơm rồi (tiếng khách sáo). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư tài cật phạn, kiến tha môn lai liễu, tiện tiếu đạo: Hảo trường thối tử, khoái thượng lai bãi! Bảo Ngọc đạo: Ngã môn thiên liễu" , , 便: , . : (Đệ thập tứ hồi) Phượng Thư đang ăn cơm, thấy chúng đến, cười nói: Sao mà nhanh chân thế! Mau lên đây. Bảo Ngọc nói: Chúng tôi xơi cơm rồi.
16. (Danh) Một nửa.
17. (Danh) Ngày xưa quân năm mươi người là một "thiên"; chiến xa hai mươi lăm xe là một "thiên".
18. (Danh) Họ "Thiên".

Từ điển Thiều Chửu

① Lệch, mếch, ở vào hai bên một cái gì gọi là thiên, nặng về một mặt cũng gọi là thiên, như thiên lao nhọc riêng về một bên, thiên ái yêu riêng về một bên. Cái gì không đúng với lẽ trung bình đều gọi là thiên.
② Lời nói giúp lời, sự gì xảy ra không ngờ tới gọi là thiên, như thiên bất thấu xảo rõ thật khéo khéo sao!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lệch, trệch: Bắn trệch; Đội mũ lệch; Không lệch không nghiêng (Hậu Hán thư);
② Nghiêng: 西 Mặt trời đã nghiêng bóng; Ảnh này chụp nghiêng;
③ Thiên vị, thiên: Thiên về bên tả;
④ Nhích lên, lui sang: Kê bàn lui sang bên trái;
⑤ (văn) Bên: Bên phía đông;
⑥ (văn) Một bên, một phần, riêng: Bậc vua chúa sở dĩ sáng suốt là nhờ nghe ý kiến từ nhiều phía, sở dĩ tối tăm là vì chỉ nghe có một bên (Vương Phù: Tiềm phu luận); Vạn vật là một phần của đạo (Tuân tử); Học trò của Lão Đam chỉ riêng có Canh Tang Sở hiểu được đạo của Lão Đam (Trang tử);
⑦ (văn) Rất, đặc biệt, hết sức: Võ Liệt Thái tử rất giỏi vẽ hình người (Nhan thị gia huấn: Tạp nghệ); Anh em nhà họ Trương (mặt mày) rất giống nhau (Bạch Cư Dị);
⑧ (văn) Xa xôi, hẻo lánh: Kẻ bề tôi ở nước xa xôi hẻo lánh thật lấy làm may lắm (Sử ký: Biển Thước truyện);
⑨ Cứ, vẫn, lại: Đã bảo anh chú ý, anh lại không nghe; Anh không cho tôi làm, tôi vẫn làm; Đã khuyên nó đừng đi, nhưng nó cứ đi.【】thiên thiên [pianpian] (pht) a. Khăng khăng, khư khư, cứ một mực: Anh ta cứ một mực không nghe; b. Nhưng... lại, lại: Hôm qua anh ấy đến tìm tôi, nhưng tôi lại không ở nhà; c. Riêng... lại: Mọi người đều hoàn thành định mức, tại sao riêng chúng ta lại không hoàn thành được?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lệch qua một bên.

Từ ghép 9

cốc
gòu ㄍㄡˋ, gǔ ㄍㄨˇ, nòu ㄋㄡˋ

cốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây lương thực, thóc lúa, kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa, gạo, hoa màu, lương thực nói chung. ◎ Như: "ngũ cốc" năm thứ cốc: "đạo, thử, tắc, mạch, thục" lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu. ◇ Sử Kí : "Lưu Hầu tính đa bệnh, tức đạo dẫn bất thực cốc" , (Lưu Hầu thế gia ) Lưu Hầu vốn hay bệnh, liền theo phép "đạo dẫn" không ăn cơm.
2. (Danh) Bổng lộc. ◇ Mạnh Tử : "Kinh giới bất chánh, tỉnh địa bất quân, cốc lộc bất bình" , , 祿 (Đằng Văn Công thượng ) Ranh giới đất đai không ngay thẳng, chia ruộng vườn (tỉnh điền) không đều, bổng lộc không công bằng.
3. (Danh) Họ "Cốc".
4. (Tính) Hay, tốt lành. ◎ Như: "tiển cốc" hay rất mực. ◇ Quản Tử : "Nhĩ mục cốc, y thực túc" , (Cấm tàng ) Tai mắt tốt lành, ăn mặc đầy đủ.
5. (Động) Sống, sinh trưởng. ◇ Thi Kinh : "Cốc tắc dị thất, Tử tắc đồng huyệt" , (Vương phong, Đại xa ) (Lúc) Sống không cùng nhà, (Thì mong) Lúc chết chôn chung một huyệt.
6. (Động) Nuôi nấng. ◇ Chiến quốc sách : "Nãi bố lệnh cầu bách tính chi cơ hàn giả thu cốc chi" (Tề sách lục ) Bèn ban lệnh tìm dân đói rét đem về nuôi nấng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa, loài thực vật dùng để ăn, như lúa tẻ lúa nếp đều gọi là cốc. Ngũ cốc năm thứ cốc, là đạo, thử, tắc, mạch, thục lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu.
② Hay, tốt lành. Như tiển cốc hay rất mực.
③ Sống, như Kinh Thi nói: Cốc tắc dị thất sống thì khác nhà.
④ Nuôi.
⑤ Trẻ con.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây cốc (Brous-sonetia papyrifera, vỏ thường dùng làm giấy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Chỉ chung) các thứ lúa má hoa màu: Ngũ cốc; Máy liên hợp gặt đập ngũ cốc;
② (đph) Lúa gạo: Lúa nếp; Lúa lốc; Thóc lúa;
③ (văn) Hay, tốt, lành: Rất mực hay ho;
④ (văn) Sống: Sống thì ở khác nhà (Thi Kinh);
⑤ (văn) Nuôi;
⑥ Trẻ con;
⑦ [Gư] (Họ) Cốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những loại cây có hạt ăn được như lúa, ngô — Tốt đẹp — Hưởng lộc. Ăn lương.

Từ ghép 11

cấp
gěi ㄍㄟˇ, jǐ ㄐㄧˇ, xiá ㄒㄧㄚˊ

cấp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đủ dùng
2. cấp, phát

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy đủ, phú dụ. ◎ Như: "gia cấp nhân túc" nhà no người đủ. ◇ Mạnh Tử : "Thu tỉnh liễm nhi trợ bất cấp" (Lương Huệ Vương hạ ) Mùa thu bớt thu vét mà giúp đỡ (dân) thiếu thốn.
2. (Tính) Bẻo lẻo, lém mép, mẫn tiệp. ◇ Luận Ngữ : "Ngữ nhân dĩ khẩu cấp" (Công Dã Tràng ) Lấy lời bẻo lẻo mà chống người.
3. (Động) Cung ứng. ◎ Như: "cung cấp" cung ứng, "tự cấp tự túc" tự cung cấp tự lo đủ, "cấp sự" chực sẵn chờ khi sai khiến (chức quan), "cấp gián" ngự sử (chức quan).
4. (Động) Đưa cho, trao cho, cho. ◎ Như: "ngã cấp tha nhất bổn thư" tôi cho anh ấy một cuốn sách.
5. (Động) Ban cho. ◎ Như: "cấp giá" cho phép nghỉ ngơi. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Lục hành cấp mã" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Đi bộ (thì ta) ban cho ngựa.
6. (Giới) Được, bị (thể bị động). ◎ Như: "đại gia đô cấp tha phiến liễu" mọi người đều bị hắn ta lừa gạt rồi.
7. (Giới) Hướng tới, về. ◎ Như: "khoái cấp tha đạo tạ" mau nói cám ơn ông ấy.
8. (Giới) Hộ, giùm. ◎ Như: "thỉnh nhĩ cấp khán khán" nhờ anh trông hộ.
9. (Giới) Cho. § Đặt sau động từ, dùng như "dữ" . ◎ Như: "tống cấp tha" tặng cho anh ấy, "tá cấp" giúp cho.
10. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◎ Như: "đệ đệ bả hoa bình cấp đả phá liễu" chú em làm vỡ cái bình hoa rồi.
11. (Danh) Tiền lương. ◎ Như: "bổng cấp" lương bổng, "gia cấp" thêm lương.
12. (Danh) Họ "Cấp".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðủ dùng, như gia cấp nhân túc nhà no người đủ.
② Ðủ, cấp giúp, giúp thêm cho. Chức quan chực sẵn chờ khi sai khiến gọi là cấp sự , về sau dùng như chức ngự sử là cấp gián .
③ Bẻo lẻo, lém mép, như ngữ nhân dĩ khẩu cấp (Luận ngữ ) lấy lời bẻo lẻo mà chống người.
④ Cung cấp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cho, đưa cho, giao cho, trao cho: Cho anh ấy một cuốn sách; Đại đội trưởng trao cho anh ấy một nhiệm vụ; Anh ấy làm phiên dịch cho chúng tôi;
② Hộ, giúp, dùm: Nhờ anh trông hộ; Bị cháy mất. Xem [jê].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cấp, cung cấp: (Cung) cấp nước; Tự cấp tự túc;
② Đầy đủ, phong túc: Nhà no người đủ;
③ (văn) Lẻo mép, bẻm mép: Lấy lời bẻm mép mà chống người. Xem [gâi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ — Đem đến cho đủ — Đem cho.

Từ ghép 23

du
yōu ㄧㄡ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vụt, thoáng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Vụt, thoáng. ◇ Mạnh Tử : "Du nhiên nhi thệ" (Vạn Chương thượng ) Vụt vậy mà đi.
2. (Danh) Chốn, nơi. ◇ Thi Kinh : "Vị Hàn Cật tương du" (Đại nhã , Hàn dịch ) Kén nơi đáng lấy làm chồng cho nàng Hàn Cật.
3. (Danh) Họ "Du".
4. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị liên hệ. § Tương đương với "sở" . ◎ Như: "sanh tử du quan" có quan hệ đến sống chết.
5. (Trợ) Đặt ở đầu hoặc ở giữa câu (không có nghĩa). ◇ Thư Kinh : "Dư du hiếu đức" (Hồng phạm ) Ta quý đức hạnh.
6. (Liên) Do đó, cho nên. ◇ Thi Kinh : "Phong vũ du trừ, Điểu thử du khử, Quân tử du hu" , , (Tiểu nhã , Tư can ) Gió mưa do đó trừ hết, (Họa) chuột và chim do đó diệt sạch, Cho nên quân tử thật cao lớn.
7. (Tính) Dáng nước chảy êm.
8. (Tính) "Du du" dằng dặc, xa xôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Vụt, thoáng, tả cái dáng nhanh chóng, như du nhiên nhi thệ vụt vậy mà đi.
② Chốn, nơi, như tướng du kén nơi đáng lấy làm chồng.
③ Thửa, dùng làm tiếng trợ từ, như danh tiết du quan danh tiết thửa quan hệ.
④ Du du dằng dặc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đặt trước động từ để tạo thành một cụm từ dùng như danh từ (tương đương với , bộ ): Người quân tử có chỗ để đi (Chu Dịch);
② Đặt giữa chủ ngữ và động từ hoặc hình dung từ (tương đương [bộ ] trong Hán ngữ hiện đại): Gió mưa thì trừ bỏ (Thi Kinh);
③ Vụt, thoáng: Thoáng mà đi, vụt mà đi;
④ Dằng dặc (dùng như , bộ ). Xem ;
⑤ Nơi, chốn, chỗ: Kén nơi đáng lấy làm chồng cho Hàn Cát (Thi Kinh: Đại nhã, Hàn dịch);
⑥ Trợ từ (có nghĩa như: Có liên quan... đến, có... tới): Có quan hệ đến tính mạng;
⑦ [You] (Họ) Du.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên người, tức Nguyễn Du (1765-1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, đậu Tam trường năm 19 tuổi. Năm 1787, ông đang giữ một chức quan võ ở Thái Nguyên thì Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, ông lui về ẩn dật tại quê nhà. Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước, ông bị vời ra làm quan, lần lượt giữ các chức Tri huyện Phụ Dực Thái Bình, Tri phủ Thường Tín Hà Đông. Năm 1804, ông cáo quan nhưng 1806 lại bị triệu ra làm quan và lần lượt giữ các chức Đông Các Đại Học sĩ ở kinh 1806. Bố chính tỉnh Quảng Bình 1808, Cần chánh điện Đại Học sĩ, sung chức chánh sứ sang Tàu 1813, Lê Bộ Hữu Tham tri 1814. Năm 1820, ông lại dược cử đi sứ nhưng chưa kịp đi thì mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn. Tác phẩm chữ Hán có Thanh Hiên Tiền tập, Thanh Hiên Hậu tập, Nam Trung Tạp ngâm, Bắc Hành thi tập, Lê Quý kỉ sự. Tác phẩm chữ Nôm có Đoạn trường tân thanh.
chương
zhāng ㄓㄤ, zhàng ㄓㄤˋ

chương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chương (sách)
2. trật tự mạch lạc
3. điều lệ
4. con dấu
5. huy chương

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Văn tự viết thành bài, thành thiên. ◎ Như: "văn chương" bài văn, "hạ bút thành chương" viết ra liền thành bài văn.
2. (Danh) Tên thể văn, một loại sớ dâng lên vua. ◇ Thái Ung : "Phàm quần thần thượng thư ư thiên tử giả hữu tứ danh: nhất viết chương, nhị viết tấu, tam viết biểu, tứ viết bác nghị" : , , , (Độc đoán ) Phàm quần thần dâng thư lên thiên tử, có bốn loại: một là chương, hai là tấu, ba là biểu, bốn là bác nghị. ◎ Như: "tấu chương" sớ tâu, "phong chương" sớ tâu kín, "đàn chương" sớ hặc.
3. (Danh) Văn vẻ, màu sắc. ◎ Như: "phỉ nhiên thành chương" rõ rệt nên văn vẻ. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương" , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho đoạn, mạch trong bài văn, trong sách. ◎ Như: "toàn thư cộng phân nhị thập ngũ chương" cả cuốn sách chia ra làm hai mươi lăm chương.
5. (Danh) Điều lí, thứ tự. ◎ Như: "tạp loạn vô chương" lộn xộn không có thứ tự.
6. (Danh) Điều lệ. ◇ Sử Kí : "Dữ phụ lão ước, pháp tam chương nhĩ: Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội. Dư tất trừ khử Tần pháp" , : , . (Cao Tổ bản kỉ ) Ta ước định với các vị phụ lão, ba điều mà thôi: Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì theo tội mà xử. Ngoài ra, bỏ hết luật pháp của Tần.
7. (Danh) Con dấu, ấn tín. ◎ Như: "tư chương" dấu cá nhân, "đồ chương" con dấu, ấn tín.
8. (Danh) Huy hiệu, băng, ngù. ◎ Như: "huy chương" huy hiệu, "huân chương" huy hiệu cho người có công, "tí chương" cấp hiệu đeo trên cánh tay, "kiên chương" ngù hiệu đeo ở vai, "mạo chương" lon trên mũ.
9. (Danh) Chữ "chương", lối chữ lệ biến thể.
10. (Danh) Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một "chương".
11. (Danh) Họ "Chương".
12. (Động) Biểu dương, hiển dương. ◇ Sử Kí : "Dĩ chương hữu đức" (Vệ Khang Thúc thế gia ) Để biểu dương người có đức.

Từ điển Thiều Chửu

① Văn chương, chương mạch.
② Văn vẻ, như phỉ nhiên thành chương rõ rệt nên văn vẻ.
③ Phân minh, đời xưa chế ra quần áo để phân biệt kẻ sang người hèn gọi là chương, như bây giờ gọi những mề đay là huân chương , cái ngù ở vai là kiên chương , cái lon ở mũ là mạo chương đều là noi nghĩa ấy cả.
④ Văn của quần thần dâng cho vua cũng gọi là chương, như tấu chương sớ tâu, phong chương sớ tâu kín, đàn chương sớ hặc, v.v.
⑤ Ðiều, như ước pháp tam chương ước phép ba điều.
⑥ Chương trình, định ra từng điều để coi đó mà làm việc gọi là chương trình .
⑦ In, như đồ chương tranh in.
⑧ Lối chữ chương, lối chữ lệ biến ra.
⑨ Phép lịch ngày xưa cho 19 năm là một chương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chương, bài: Cả bộ sách chia làm 6 chương; Kết cấu của bài văn;
② Chương trình, điều lệ, kế hoạch, trật tự: Điều lệ vắn tắt; Lộn xộn không có kế hoạch (trật tự);
③ Dấu: Dấu cá nhân; Đóng dấu;
④ Huy hiệu, huy chương, băng: Huy chương; Cấp hiệu đeo ở vai; Băng tay;
⑤ (văn) Văn chương, văn vẻ: Rõ rệt thành văn vẻ;
⑥ (văn) Văn của quần thần dâng lên vua: Sớ tâu;
⑦ (văn) Điều: Ba điều;
⑧ Lối chữ chương (từ chữ lệ biến ra);
⑨ Mười chín năm (theo lịch pháp thời xưa);
⑩ [Zhang] (Họ) Chương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa. Chẳng hạn Văn chương ( đẹp sáng ) — Lá thư của bề tôi dâng lên vua — Đường lối sắp đặt trước. Chẳng hạn Chương trình — Một phần trong cuốn sách.

Từ ghép 34

khế, yết
jiē ㄐㄧㄝ, qì ㄑㄧˋ

khế

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vén áo lội qua sông: Nước sâu thì bận cả áo lội qua, nước cạn thì vén áo lội qua (Thi Kinh: Bội phong, Bào hữu khổ diệp).

yết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bóc, mở
2. vạch trần, phơi bày

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ cao, dựng lên. ◎ Như: "yết can khởi sự" 竿 dựng cờ nổi lên, "cao yết nghĩa kì" giơ cao cờ nghĩa. ◇ Chiến quốc sách : "Ư thị thừa kì xa, yết kì kiếm, ngộ kì hữu viết: Mạnh Thường Quân khách ngã" , , : (Tề sách tứ ) Vậy là (Phùng Huyên ) ngồi xe, giơ cao thanh gươm, gặp bạn bè bảo rằng: Ông Mạnh Thường Quân đãi ta vào bậc khách.
2. (Động) Tỏ lộ, phơi ra, vạch ra. ◎ Như: "yết lộ" vạch rõ, "yết đoản" vạch ra khuyết điểm, "yết để" lật tẩy, "yết hiểu" công bố, "yết thị" thông báo.
3. (Động) Mở, kéo, lôi. ◎ Như: "yết mạc" vén màn (khánh thành), mở màn, "yết oa cái" mở vung nồi.
4. (Động) Bóc, cất, lấy đi. ◎ Như: "yết cao dược" bóc thuốc cao, "yết hạ bích báo" bóc báo tường xuống.
5. (Động) Gánh, vác. ◇ Trang Tử : "Nhiên nhi cự đạo chí, tắc phụ quỹ yết khiếp đam nang nhi xu" , (Khư khiếp ) Thế nhưng bọn trộm lớn đến, thì đội hòm gánh tráp khoác đẫy mà chạy.
6. (Danh) Tiêu biểu, mẫu mực. ◇ Quách Phác : "Nga Mi vi Tuyền Dương chi yết" (Giang phú ) Núi Nga Mi là tiêu biểu của Tuyên Dương.
7. (Danh) Họ "Yết".
8. Một âm là "khế". (Động) Xăn áo, vén áo. ◇ Thi Kinh : "Thâm tắc lệ, Thiển tắc khế" , (Bội phong , Bào hữu khổ diệp ) Nước sâu thì mặc cả áo lội qua, Nước cạn thì vén áo lội qua.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ cao, dựng lên. Như yết can khởi sự 竿 dựng cờ nổi lên.
② Bảo cho rõ, như yết thị .
③ Tỏ lộ, phơi ra.
④ Gánh, vác.
⑤ Tiêu chuẩn (làm mẫu mực).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy... đi, cất... đi, dẹp... đi, bỏ, bóc...: Cất (lấy) bức tranh trên tường đi; Bóc biểu ngữ này đi;
② Mở: Mở vung nồi;
③ Vạch, lật tẩy, phơi bày ra, bảo cho rõ: Vạch khuyết điểm của người ta;
④ (văn) Giơ cao, dựng lên: 竿 Dựng gậy làm cờ, dân chúng khắp nơi tụ đến (Bình Ngô đại cáo);
⑤ (văn) Cầm: 使 Cầm phù tiết đi sứ (Hán thư);
⑥ (văn) Vác, khiêng;
⑦ (văn) Cột mốc;
⑧ [Jie] (Họ) Yết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giơ cao lên. Đưa cao lên — Bày tỏ ra — Nắm giữ — Gánh vác — Rễ cây lộ ra khỏi mặt đất.

Từ ghép 16

y, ý
yī ㄧ, yì ㄧˋ

y

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ mặc che nửa thân trên (để chống lạnh). Thường làm bằng vải, lụa, da thú, v.v. § Ghi chú: ◇ Mao truyện : "Thượng viết y, hạ viết thường" , Đồ mặc che nửa thân trên gọi là "y", che nửa thân dưới gọi là "thường". ◎ Như: "mao y" áo len.
2. (Danh) Phiếm chỉ áo quần. ◎ Như: "y phục" áo quần, "y bát" cà sa và bình bát.
3. (Danh) Chỉ lông cánh loài chim. ◇ Lục Du : "Tế vũ thấp oanh y" (Tiểu viên độc lập ) Mưa nhỏ làm ướt lông cánh chim oanh.
4. (Danh) Vỏ cây, vỏ trái cây. ◎ Như: "dụ y" vỏ khoai.
5. (Danh) Cái dùng để bao, bọc đồ vật. ◎ Như: "thư y" bao sách, "đường y dược hoàn" viên thuốc bọc đường.
6. (Danh) Chỉ lớp bao bọc mặt đất, núi đá, thân cây ... ◎ Như: "đài y" , "địa y" .
7. (Danh) Họ "Y".
8. Một âm là "ý". (Động) Mặc áo. ◇ Luận Ngữ : "Ý tệ uẩn bào, dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ giả, kì Do dã dư?" , , , (Tử Hãn ) Mặc áo vải gai rách, đứng chung với người mặc áo da chồn da lạc, mà không xấu hổ, đó là anh Do chăng?
9. (Động) Mặc áo cho người khác. ◎ Như: "giải y ý nhân" cởi áo mặc cho người.
10. (Động) Che, phủ. ◇ Dịch Kinh : "Cổ chi táng giả, hậu ý chi dĩ tân" , (Hệ từ hạ ) Ngày xưa, chôn người chết, phủ một lớp củi dày lên trên.
11. (Động) Làm theo. ◇ Quan Hán Khanh : "Ý đích ngã phụng ngọc âu, tiến ngự tửu, nhất tề san thọ" , , (Song phó mộng ) Làm theo ta nâng chén ngọc, dâng rượu vua, chúc thọ lâu bằng núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo.
② Vỏ của các quả cây, cái gì dùng để che phủ các đồ cũng gọi là y.
③ Một âm là ý. Mặc áo.
④ Mặc áo cho người khác.
⑤ Phục mà làm theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Áo: Áo bông;
② Vỏ bọc ngoài, vỏ (của trái cây hoặc đồ vật), bọc: Vỏ bọc đại bác; Viên đạn bọc đường;
③ [Yi] (Họ) Y. Xem [yì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo, tức phần vải may để che phần thân thể phía trên, phần che phía dưới gọi là Thường — Cái vỏ bọc ngoài. Phàm vật dùng để bao bọc vật khác, đều gọi là Y. Td: Cung y (bao đựng cây cung), Kiếm y (bao gươm) — Vỏ trái cây — Bộ lông chim — Một âm là Ý. Xem Ý — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Y.

Từ ghép 69

ác y 惡衣ác y ác thực 惡衣惡食bách kết y 百結衣bách nạp y 百納衣bạch y 白衣bạch y khanh tướng 白衣卿相bán y 半衣ban y 斑衣bào y 胞衣bao y 褒衣bao y bác đái 褒衣博帶bất thăng y 不勝衣bị y 被衣bố y 布衣bố y chi giao 布衣之交bố y khanh tướng 布衣卿相canh y 更衣cảo y 縞衣cẩm y 錦衣cẩm y ngọc thực 錦衣玉食cẩm y vệ 錦衣衛chỉ y 紙衣chuy y 緇衣chuy y 䊷衣cổ y 估衣cổn y 衮衣cúc y 鞠衣du y cam thực 褕衣甘食đại y 大衣đan đồ bố y 丹徒布衣đơn y 單衣giả y 赭衣giải y 解衣giáp y 夾衣hà y 霞衣hãn y 汗衣khư y 袪衣mao y 毛衣nhung y 戎衣phá y 破衣phấn y 奮衣phong y túc thực 豐衣足食phùng y 逢衣sái y 衩衣soa y 蓑衣súc y tiết thực 蓄衣節食tàm y 蠶衣tệ y 敝衣thanh y 青衣thọ y 壽衣thọ y 寿衣thượng y 上衣tiện y 便衣viên y 垣衣vịnh y 泳衣vũ y 羽衣xuân y 春衣xuyên y 穿衣y bát 衣鉢y bát chân truyền 衣鉢真傳y duệ 衣裔y đan 衣單y khâm 衣襟y phục 衣服y quan 衣冠y quan cầm thú 衣冠禽獸y thực 衣食y thường 衣裳y trang 衣裝

ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mặc áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ mặc che nửa thân trên (để chống lạnh). Thường làm bằng vải, lụa, da thú, v.v. § Ghi chú: ◇ Mao truyện : "Thượng viết y, hạ viết thường" , Đồ mặc che nửa thân trên gọi là "y", che nửa thân dưới gọi là "thường". ◎ Như: "mao y" áo len.
2. (Danh) Phiếm chỉ áo quần. ◎ Như: "y phục" áo quần, "y bát" cà sa và bình bát.
3. (Danh) Chỉ lông cánh loài chim. ◇ Lục Du : "Tế vũ thấp oanh y" (Tiểu viên độc lập ) Mưa nhỏ làm ướt lông cánh chim oanh.
4. (Danh) Vỏ cây, vỏ trái cây. ◎ Như: "dụ y" vỏ khoai.
5. (Danh) Cái dùng để bao, bọc đồ vật. ◎ Như: "thư y" bao sách, "đường y dược hoàn" viên thuốc bọc đường.
6. (Danh) Chỉ lớp bao bọc mặt đất, núi đá, thân cây ... ◎ Như: "đài y" , "địa y" .
7. (Danh) Họ "Y".
8. Một âm là "ý". (Động) Mặc áo. ◇ Luận Ngữ : "Ý tệ uẩn bào, dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ giả, kì Do dã dư?" , , , (Tử Hãn ) Mặc áo vải gai rách, đứng chung với người mặc áo da chồn da lạc, mà không xấu hổ, đó là anh Do chăng?
9. (Động) Mặc áo cho người khác. ◎ Như: "giải y ý nhân" cởi áo mặc cho người.
10. (Động) Che, phủ. ◇ Dịch Kinh : "Cổ chi táng giả, hậu ý chi dĩ tân" , (Hệ từ hạ ) Ngày xưa, chôn người chết, phủ một lớp củi dày lên trên.
11. (Động) Làm theo. ◇ Quan Hán Khanh : "Ý đích ngã phụng ngọc âu, tiến ngự tửu, nhất tề san thọ" , , (Song phó mộng ) Làm theo ta nâng chén ngọc, dâng rượu vua, chúc thọ lâu bằng núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo.
② Vỏ của các quả cây, cái gì dùng để che phủ các đồ cũng gọi là y.
③ Một âm là ý. Mặc áo.
④ Mặc áo cho người khác.
⑤ Phục mà làm theo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mặc, mặc áo cho người khác: Cởi áo mặc cho người khác; Mặc áo và che chở cho dân nghèo;
② Làm theo. Xem [yi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặc vào ( nói về quần áo ) — Khoác lên. Phủ lên — Một âm là Y. Xem Y.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.