cục
jú ㄐㄩˊ

cục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ván (cờ), cuộc, bữa
2. phần, bộ phận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị tổ chức (trong đoàn thể hay cơ quan chính phủ để phân công làm việc). ◎ Như: "bưu cục" cục bưu điện, "giáo dục cục" cục giáo dục.
2. (Danh) Cửa tiệm, hiệu buôn. ◎ Như: "dược cục" tiệm thuốc, "thư cục" hiệu sách.
3. (Danh) Phần, bộ phận. ◇ Lễ Kí : "Tả hữu hữu cục, các ti kì cục" , (Khúc lễ thượng ) (Trong quân) bên trái bên phải có bộ phận riêng, bên nào phận sự nấy.
4. (Danh) Bàn cờ. ◇ Đỗ Phủ : "Lão thê họa chỉ vi kì cục, Trĩ tử xao châm tác điếu câu" , (Giang thôn ) Vợ già vẽ giấy làm bàn cờ, Lũ trẻ đập kim làm móc câu.
5. (Danh) Lượng từ: bàn, ván (cờ, thể thao). ◎ Như: "đối dịch lưỡng cục" hai ván cờ.
6. (Danh) Việc tụ họp (yến tiệc, vui chơi). ◎ Như: "phạn cục" tiệc tùng, "bài cục" bài bạc.
7. (Danh) Tình huống, hình thế. ◎ Như: "thì cục" thời cuộc, "nguy cục" tình huống nguy hiểm.
8. (Danh) Kết cấu, tổ chức. ◎ Như: "cách cục" cấu trúc từng phần có lề lối, "bố cục" sự phân bố mạch lạc, cấu trúc.
9. (Danh) Khí lượng, bụng dạ. ◎ Như: "khí cục" khí lượng, "cục lượng" phẩm cách độ lượng.
10. (Danh) Kế, tròng. ◎ Như: "phiến cục" trò lừa, "mĩ nhân cục" mĩ nhân kế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vương Hi Phượng độc thiết tương tư cục" (Đệ thập nhị hồi) Vương Hy Phượng độc ác, bày kế tương tư.
11. (Động) Cong, khom. § Thông "cục" . ◇ Thi Kinh : "Vị thiên cái cao, Bất cảm bất cục" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Bảo rằng trời cao, (Nhưng) không dám không khom lưng.
12. (Động) Gò bó, câu thúc, hạn chế. § Thông "câu" . ◎ Như: "cục hạn" giới hạn, "cục ư nhất ngung" gò bó vào một góc.
13. (Tính) Cuốn, cong. ◇ Thi Kinh : "Dư phát khúc cục" (Tiểu nhã , Thải lục ) Tóc em quăn rối.
14. (Tính) Chật, hẹp. ◎ Như: "phòng gian thái cục xúc tẩu động bất tiện" 便 nhà cửa chật hẹp đi lại không tiện.

Từ điển Thiều Chửu

① Cuộc, bộ phận. Chia làm bộ phận riêng đều gọi là cục, như việc quan chia riêng từng bọn để làm riêng từng việc gọi là chuyên cục , cho nên người đương sự gọi là đương cục người đang cuộc, cục nội trong cuộc, cục ngoại ngoài cuộc, v.v. Nghề đánh bạc cũng chia mỗi người một việc cho nên cũng gọi là cục. Mỗi một ván cờ gọi là một cục (một cuộc). Thời thế biến thiên như thể bàn cờ, cho nên gọi việc nước vận đời là đại cục hay thời cục .
② Khí phách độ lượng của một người cũng gọi là cục. Như khí cục , cục lượng , v.v. nghĩa là cái độ lượng dung được là bao nhiêu vậy.
③ Co, như cục xúc co quắp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn cờ: Bàn cờ;
② Ván cờ, cuộc cờ: Đánh một ván cờ;
③ Tình hình, tình thế: Tình hình, tình thế; Tình hình chiến tranh;
④ Tròng, kế: Bày kế để lừa tiền của;
⑤ Cuộc, việc: Người trong cuộc thường không tỉnh táo, việc mình thì quáng; Ngoài cuộc; Việc lớn, việc nước;
⑥ Khí lượng (khí phách và độ lượng) của con người: Bụng dạ, độ lượng; Khí lượng, độ lượng;
⑦ Hiệu: Hiệu sách; Hiệu bán hoa quả;
⑧ Bộ phận: Bộ phận, cục bộ; Toàn bộ (cục);
⑨ Cục: Cục chuyên gia; Cục đường sắt;
⑩ Ti: Ti công an (tỉnh);
⑪ Bộ: Bộ chính trị;
⑫ (văn) Co lại. 【】cục xúc [júcù] a. Nhỏ, hẹp: 便 Nhà cửa chật hẹp đi lại không tiện; b. (Thời giờ) eo hẹp, ngắn ngủi: Thời gian ba ngày ngắn quá, e làm không xong; c. Mất tự nhiên: Cảm thấy bồn chồn không yên, cảm thấy hồi hộp không yên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thu nhỏ. Co ngắn lại — Một phần trong toàn thể — Cong, gãy khúc — Sòng bạc — Lúc. Vận hội — Sự sắp đặt cho một việc gì. Ta gọi là Cuộc — Sự rộng hẹp của lòng dạ một người.

Từ ghép 44

viện
yuàn ㄩㄢˋ

viện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tường bao chung quanh
2. nơi, chỗ
3. tòa quan
4. sở, viện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sân (có tường thấp bao quanh). ◎ Như: "đình viện" sân nhà, "hậu viện" sân sau. ◇ Lí Bạch : "Mãn viện la tùng huyên" 滿 (Chi Quảng Lăng ) Đầy sân la liệt những bụi cỏ huyên.
2. (Danh) Chái nhà, nơi ở, phòng. ◎ Như: "thư viện" phòng đọc sách. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiện đồng Sĩ Ẩn phục quá giá biên thư viện trung lai" 便 (Đệ nhất hồi) Liền cùng theo Sĩ Ẩn trở lại bên thư phòng.
3. (Danh) Trường sở công cộng. ◎ Như: "thư viện" , "y viện" , "hí viện" .
4. (Danh) Trụ sở hành chánh, sở quan. ◎ Như: "đại lí viện" tòa đại lí, "tham nghị viện" tòa tham nghị, "hàn lâm viện" viện hàn lâm.
5. (Danh) Học viện (nói tắt). ◎ Như: "đại học viện hiệu" trường đại học.

Từ điển Thiều Chửu

① Tường bao chung quanh. Nhà ở có tường thấp bao chung quanh gọi là viện.
② Chái nhà, nơi chỗ. Như thư viện chỗ đọc sách.
③ Tòa quan. Như đại lí viện tòa đại lí, tham nghị viện tòa tham nghị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sân (có tường bao quanh): Trong sân trồng rất nhiều hoa; Tôi cho xe đậu ở sân trước; Sân riêng (thuộc một gia đình);
② Viện, tòa: Viện kiểm sát nhân dân; Viện khoa học; Bệnh viện; Kịch viện, rạp hát, nhà hát; Tòa tham nghị;
③ Học viện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường thấp — Nhà lớn có tường bao bọc xung quanh — Ngôi nhà lớn — Phàm nhà cửa, nơi ở đều gọi là Viện. Đoạn trường tân thanh : » Vội vàng lá rụng hoa rơi, Chàng về viện sách, nàng dời lầu trang «.

Từ ghép 30

y, ỷ
yī ㄧ, yǐ ㄧˇ

y

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giống, như
2. dựa vào, nương vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dựa, tựa. ◇ Chu Văn An : "Hà hoa hà diệp tĩnh tương y" (Miết trì ) Hoa sen và lá sen yên lặng tựa vào nhau. ◇ Vương Chi Hoán : "Bạch nhật y san tận, Hoàng Hà nhập hải lưu" , (Đăng quán tước lâu ) Mặt trời lặn dựa vào núi, Sông Hoàng Hà trôi vào biển.
2. (Động) Nương nhờ. ◎ Như: "y khốc" nương nhờ. ◇ Nguyễn Du : "Đông tây nam bắc vô sở y" 西 (Phản Chiêu hồn ) Đông tây nam bắc không chốn nương nhờ.
3. (Động) Theo cách sẵn có, làm theo lối đã định. ◎ Như: "y thứ" theo thứ tự, "y dạng họa hồ lô" theo cùng một kiểu (ý nói chỉ là mô phỏng, bắt chước, thiếu sáng tạo).
4. (Động) Nghe theo, thuận theo. ◇ Trang Tử : "Y hồ thiên lí" (Dưỡng sanh chủ ) Thuận theo lẽ trời.
5. (Phó) Như cũ, như trước. ◇ Thôi Hộ : "Đào hoa y cựu tiếu đông phong" (Đề đô thành nam trang ) Hoa đào, vẫn như trước, cười với gió đông.
6. Một âm là "ỷ". (Danh) Cái bình phong. ◎ Như: "phủ ỷ" bình phong trên thêu hình lưỡi búa.

Từ điển Thiều Chửu

① Nương, như y khốc nương nhờ.
② Y theo, cứ chiếu cung cách người ta đã định mà làm mà thuận gọi là y.
③ Y nhiên, vẫn cứ như cũ.
④ Một âm là ỷ, như phủ ỷ một cái đồ như cái bình phong trên thêu chữ như lưỡi búa để cho oai.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựa, nương tựa: Dựa vào quần chúng;
② Theo: Theo thứ tự tiến lên; Theo ý tôi, theo nhận xét của tôi; , , Thần là người thông minh chính trực và nhất tâm nhất ý, luôn làm theo con người (Tả truyện: Trang công tam thập nhị niên);
③ (văn) Theo, dọc theo, tựa theo: , Mặt trời lặn dọc theo núi, nước sông Hoàng Hà chảy vào dòng biển (Vương Chi Hoán: Đăng Quán Tước lâu). 【】y cựu [yijiù] Vẫn như cũ, như cũ: Anh ấy vẫn ngồi xem sách như cũ; Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Thôi Hộ: Đề tích sở kiến xứ); 【】y tiền [yiqián] (văn) Như ; 【】y nhiên [yirán] Như cũ, như xưa, vẫn...: Vẫn như xưa; Vẫn có hiệu lực; 【】y hi [yixi] Lờ mờ, mang máng: Nhớ mang máng; 【】y ước [yiyue] (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào — Theo. Như cũ — Yêu mến — Vẻ tươi tốt xum xuê của cây cối — Chấp nhận cho đúng như điều đã cầu xin. Tiếng thường dùng trong phủ quan thời xưa. Truyện Trê Cóc : » Trát thảo cho dấu chữ Y, truyền cho lệ dịch tức thì phát sai «.

Từ ghép 26

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dựa, tựa. ◇ Chu Văn An : "Hà hoa hà diệp tĩnh tương y" (Miết trì ) Hoa sen và lá sen yên lặng tựa vào nhau. ◇ Vương Chi Hoán : "Bạch nhật y san tận, Hoàng Hà nhập hải lưu" , (Đăng quán tước lâu ) Mặt trời lặn dựa vào núi, Sông Hoàng Hà trôi vào biển.
2. (Động) Nương nhờ. ◎ Như: "y khốc" nương nhờ. ◇ Nguyễn Du : "Đông tây nam bắc vô sở y" 西 (Phản Chiêu hồn ) Đông tây nam bắc không chốn nương nhờ.
3. (Động) Theo cách sẵn có, làm theo lối đã định. ◎ Như: "y thứ" theo thứ tự, "y dạng họa hồ lô" theo cùng một kiểu (ý nói chỉ là mô phỏng, bắt chước, thiếu sáng tạo).
4. (Động) Nghe theo, thuận theo. ◇ Trang Tử : "Y hồ thiên lí" (Dưỡng sanh chủ ) Thuận theo lẽ trời.
5. (Phó) Như cũ, như trước. ◇ Thôi Hộ : "Đào hoa y cựu tiếu đông phong" (Đề đô thành nam trang ) Hoa đào, vẫn như trước, cười với gió đông.
6. Một âm là "ỷ". (Danh) Cái bình phong. ◎ Như: "phủ ỷ" bình phong trên thêu hình lưỡi búa.

Từ điển Thiều Chửu

① Nương, như y khốc nương nhờ.
② Y theo, cứ chiếu cung cách người ta đã định mà làm mà thuận gọi là y.
③ Y nhiên, vẫn cứ như cũ.
④ Một âm là ỷ, như phủ ỷ một cái đồ như cái bình phong trên thêu chữ như lưỡi búa để cho oai.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựa, nương tựa: Dựa vào quần chúng;
② Theo: Theo thứ tự tiến lên; Theo ý tôi, theo nhận xét của tôi; , , Thần là người thông minh chính trực và nhất tâm nhất ý, luôn làm theo con người (Tả truyện: Trang công tam thập nhị niên);
③ (văn) Theo, dọc theo, tựa theo: , Mặt trời lặn dọc theo núi, nước sông Hoàng Hà chảy vào dòng biển (Vương Chi Hoán: Đăng Quán Tước lâu). 【】y cựu [yijiù] Vẫn như cũ, như cũ: Anh ấy vẫn ngồi xem sách như cũ; Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Thôi Hộ: Đề tích sở kiến xứ); 【】y tiền [yiqián] (văn) Như ; 【】y nhiên [yirán] Như cũ, như xưa, vẫn...: Vẫn như xưa; Vẫn có hiệu lực; 【】y hi [yixi] Lờ mờ, mang máng: Nhớ mang máng; 【】y ước [yiyue] (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm bình phong khung gỗ có chăng vải lụa — Một âm là Y. Xem Y.
nho, nhu
rú ㄖㄨˊ

nho

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. học trò
2. nho nhã
3. đạo Nho

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thuật sĩ ngày xưa, chỉ chung những người có tài nghệ hoặc kiến thức đặc thù.
2. (Danh) Học giả, người có học thức. ◎ Như: "thạc học thông nho" người học giỏi hơn người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt kiến cách bích hồ lô miếu nội kí cư đích nhất cá cùng nho tẩu liễu xuất lai" (Đệ nhất hồi) Chợt thấy, cách tường trong miếu Hồ Lô, một nhà nho nghèo ở trọ vừa đi đến.
3. (Danh) Đạo Nho, tức học phái do "Khổng Tử" khai sáng.
4. (Tính) Văn vẻ, nề nếp. ◎ Như: "nho phong" , "nho nhã" .
5. (Tính) Hèn yếu, nhu nhược. § Thông "nhu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Học trò. Tên chung của những người có học, như thạc học thông nho người học giỏi hơn người.
② Nho nhã. Phàm cái gì có văn vẻ nề nép đều gọi là nho. Như nho phong , nho nhã , v.v.
③ Ðạo Nho, bây giờ thường gọi đạo học của đức Khổng là Nho giáo để phân biệt với Ðạo giáo , Phật giáo vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nho, người có học thức, học trò (chỉ chung người học sâu hiểu rộng thời xưa): Đại nho;
② [Rú] Đạo nho, nho học (một học phái do Khổng Tử sáng lập thời Chiến quốc ở Trung Quốc): Nhà nho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người học rộng. Td: Thạc nho ( người có sức học lớn lao ) — Người theo học đường lối Khổng giáo — Chỉ đường lối của Khổng giáo — Mềm yếu — Cũng đọc là Nhu — Thơ Trần Tế Xương có câu: » Cái học nhà nho đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi «.

Từ ghép 41

nhu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Nho. Xem Nho .

Từ ghép 1

thác, thố
cù ㄘㄨˋ, cuò ㄘㄨㄛˋ, xī ㄒㄧ

thác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hòn đá mài
2. lẫn lộn, nhầm lẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòn đá ráp, đá mài. ◇ Thi Kinh : "Tha sơn chi thạch, Khả dĩ vi thác" (Tiểu nhã , Hạc minh ) Đá ở núi kia, Có thể lấy làm đá mài. § Ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
2. (Danh) Lỗi lầm. ◇ La Thiệu Uy : "Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác" Đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. § Ý nói lầm to lắm.
3. (Danh) Thức ăn còn thừa. § Tức là "tuấn dư" .
4. (Danh) Họ "Thác".
5. (Động) Giũa, nghiền, nghiến.
6. (Động) Mài, giùi mài.
7. (Động) Sửa ngọc.
8. (Động) Ẩn giấu, ẩn tàng. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Thị cố quân tử thác tại cao san chi thượng, thâm trạch chi ô, tụ tượng lật lê hoắc nhi thực chi, sanh canh giá dĩ lão thập thất chi ấp" , , , (Tăng Tử chế ngôn hạ ).
9. (Động) Đan chéo, đan vào nhau, gian tạp.
10. (Động) Qua lại, đắp đổi lẫn nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Quang trù giao thác" (Túy Ông đình kí ) Chén rượu, thẻ phạt rượu đắp đổi nhau.
11. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "thác xa" tránh xe.
12. (Động) Khắc, mạ, tô vẽ hoa văn. ◇ Sử Kí : "Tiễn phát văn thân, thác tí tả nhẫm, Âu Việt chi dân dã" , , (Việt thế gia ) Cắt tóc vẽ mình, xâm tay, mặc áo vạt trái, đó là dân Âu Việt.
13. (Tính) Lộn xộn, tạp loạn, chằng chịt.
14. (Tính) Không đúng, sai. ◎ Như: "thác tự" chữ sai.
15. (Tính) Hư, hỏng, kém, tệ. ◎ Như: "tha môn đích giao tình bất thác" tình giao hảo của họ không tệ lắm (nghĩa là tốt đẹp).
16. (Phó, động) Lầm, lỡ. ◎ Như: "thính thác" nghe lầm, "thác quá" để lỡ.
17. Một âm là "thố". (Động) Đặt để, an trí. § Cũng như "thố" . ◎ Như: "thố trí" xếp đặt. § Cũng viết là .
18. (Động) Loại bỏ, không dùng nữa. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
19. (Động) Thi hành, thực hiện. ◇ Lễ Kí : "Quân tử minh ư lễ nhạc, cử nhi thác chi nhi dĩ" , (Trọng Ni yến cư ) Người quân tử sáng ở lễ nhạc, nêu ra mà thực hành thế thôi.
20. (Động) Ngưng, đình chỉ. ◇ Vương Sung : "Năng sử hình thố bất dụng, tắc năng sử binh tẩm bất thi" 使, 使 (Luận hành , Nho tăng ) Có thể làm ngừng hình phạt không dùng tới, thì có thể khiến cho quân nghỉ không phải thi hành.

Từ điển Thiều Chửu

① Hòn đá ráp, đá mài. Kinh Thi có câu: Tha sơn chi thạch, khả dĩ vi thác đá ở núi khác có thể lấy làm đá mài, ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
② Thác đao cái giũa.
③ Giao thác lần lượt cùng đắp đổi.
④ Lẫn lộn. Các đồ hải vị nó có nhiều thứ lẫn lộn như nhau nên gọi là hải thác .
⑤ Lầm lẫn. La Thiện Uy đời Ngũ đại nói: Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. Ý nói lầm to lắm.
⑥ Cùng nghĩa với chữ thố . Như thố trí xếp đặt. Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Làm sai; Nghe nhầm; Anh đã nhầm rồi;
② Xấu, kém (thường dùng với chữ [bù]): Khá, đúng, phải;
③ Xen kẽ, lẫn lộn: Chiến tranh cài răng lược;
④ Rẽ, tách: Rẽ ra, tách ra, tránh ra;
⑤ Nghiến (răng): Tiếng nghiến răng kèn kẹt;
⑥ (văn) Đá mài: Đá ở núi khác có thể dùng làm đá mài dao (Thi Kinh: Tiểu nhã, Hạc minh);
⑦ (văn) Mài (dao, ngọc...): Chẳng giũa chẳng mài (Tiềm phu luận: Tán học);
⑧ (văn) Cái giũa: Giũa là đồ dùng để sửa cưa (Liệt nữ truyện: Lỗ Tang Tôn mẫu);
⑨ (văn) Mạ, tô, quét, bôi (vàng, bạc...): Cắt tóc xăm mình, bôi tay và mặc áo trái vạt, đó là giống dân Âu Việt (Sử kí: Việt thế gia);
⑩ (văn) Không hợp, trái: Không hợp với Trọng Thư (Hán thư: Ngũ hành chí, thượng);
⑪ (văn) Sắp đặt (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòn đá mài — Sai lầm — Lẫn lộn.

Từ ghép 8

thố

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòn đá ráp, đá mài. ◇ Thi Kinh : "Tha sơn chi thạch, Khả dĩ vi thác" (Tiểu nhã , Hạc minh ) Đá ở núi kia, Có thể lấy làm đá mài. § Ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
2. (Danh) Lỗi lầm. ◇ La Thiệu Uy : "Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác" Đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. § Ý nói lầm to lắm.
3. (Danh) Thức ăn còn thừa. § Tức là "tuấn dư" .
4. (Danh) Họ "Thác".
5. (Động) Giũa, nghiền, nghiến.
6. (Động) Mài, giùi mài.
7. (Động) Sửa ngọc.
8. (Động) Ẩn giấu, ẩn tàng. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Thị cố quân tử thác tại cao san chi thượng, thâm trạch chi ô, tụ tượng lật lê hoắc nhi thực chi, sanh canh giá dĩ lão thập thất chi ấp" , , , (Tăng Tử chế ngôn hạ ).
9. (Động) Đan chéo, đan vào nhau, gian tạp.
10. (Động) Qua lại, đắp đổi lẫn nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Quang trù giao thác" (Túy Ông đình kí ) Chén rượu, thẻ phạt rượu đắp đổi nhau.
11. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "thác xa" tránh xe.
12. (Động) Khắc, mạ, tô vẽ hoa văn. ◇ Sử Kí : "Tiễn phát văn thân, thác tí tả nhẫm, Âu Việt chi dân dã" , , (Việt thế gia ) Cắt tóc vẽ mình, xâm tay, mặc áo vạt trái, đó là dân Âu Việt.
13. (Tính) Lộn xộn, tạp loạn, chằng chịt.
14. (Tính) Không đúng, sai. ◎ Như: "thác tự" chữ sai.
15. (Tính) Hư, hỏng, kém, tệ. ◎ Như: "tha môn đích giao tình bất thác" tình giao hảo của họ không tệ lắm (nghĩa là tốt đẹp).
16. (Phó, động) Lầm, lỡ. ◎ Như: "thính thác" nghe lầm, "thác quá" để lỡ.
17. Một âm là "thố". (Động) Đặt để, an trí. § Cũng như "thố" . ◎ Như: "thố trí" xếp đặt. § Cũng viết là .
18. (Động) Loại bỏ, không dùng nữa. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
19. (Động) Thi hành, thực hiện. ◇ Lễ Kí : "Quân tử minh ư lễ nhạc, cử nhi thác chi nhi dĩ" , (Trọng Ni yến cư ) Người quân tử sáng ở lễ nhạc, nêu ra mà thực hành thế thôi.
20. (Động) Ngưng, đình chỉ. ◇ Vương Sung : "Năng sử hình thố bất dụng, tắc năng sử binh tẩm bất thi" 使, 使 (Luận hành , Nho tăng ) Có thể làm ngừng hình phạt không dùng tới, thì có thể khiến cho quân nghỉ không phải thi hành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Làm sai; Nghe nhầm; Anh đã nhầm rồi;
② Xấu, kém (thường dùng với chữ [bù]): Khá, đúng, phải;
③ Xen kẽ, lẫn lộn: Chiến tranh cài răng lược;
④ Rẽ, tách: Rẽ ra, tách ra, tránh ra;
⑤ Nghiến (răng): Tiếng nghiến răng kèn kẹt;
⑥ (văn) Đá mài: Đá ở núi khác có thể dùng làm đá mài dao (Thi Kinh: Tiểu nhã, Hạc minh);
⑦ (văn) Mài (dao, ngọc...): Chẳng giũa chẳng mài (Tiềm phu luận: Tán học);
⑧ (văn) Cái giũa: Giũa là đồ dùng để sửa cưa (Liệt nữ truyện: Lỗ Tang Tôn mẫu);
⑨ (văn) Mạ, tô, quét, bôi (vàng, bạc...): Cắt tóc xăm mình, bôi tay và mặc áo trái vạt, đó là giống dân Âu Việt (Sử kí: Việt thế gia);
⑩ (văn) Không hợp, trái: Không hợp với Trọng Thư (Hán thư: Ngũ hành chí, thượng);
⑪ (văn) Sắp đặt (như , bộ ).

Từ ghép 1

quán
guǎn ㄍㄨㄢˇ

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhà, nơi ở, quán trọ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quán trọ. ◎ Như: "lữ quán" quán trọ.
2. (Danh) Phòng xá, trụ sở. ◎ Như: "công quán" nhà quan ở, "biệt quán" nhà dành riêng.
3. (Danh) Hiệu, cửa tiệm. ◎ Như: "xan quán" hiệu ăn, "tửu quán" tiệm rượu, "trà quán" quán trà, tiệm giải khát.
4. (Danh) Nơi chốn, trường sở công cộng dành cho các sinh hoạt về văn hóa. ◎ Như: "đồ thư quán" thư viện, "bác vật quán" viện bảo tàng.
5. (Danh) Sở quan, quan thự. ◎ Như: "đại sứ quán" 使 tòa đại sứ. Nhà Đường có "Hoằng Văn quán" . Nhà Tống có "Chiêu Văn quán" . Ban Hàn lâm viện nhà Thanh có "Thứ Thường quán" . Vì thế nên chức quan trong viện gọi là "lưu quán" , bổ ra các bộ hay phủ huyện gọi là "tản quán" .
6. (Danh) Ngày xưa, chỗ dạy học gọi là "quán". ◎ Như: "thôn quán" nhà học trong làng, "mông quán" nhà dạy trẻ học.
7. (Danh) Chỗ cất giữ đồ vật. ◇ Tây du kí 西: "Trực đáo binh khí quán, vũ khố trung, đả khai môn phiến" , , (Đệ tam hồi) Thẳng tới chỗ để binh khí, trong kho vũ khí, mở toang cửa ra.
8. (Động) Cung đốn, tiếp đãi, tiếp rước cho chỗ ở. ◇ Hàn Dũ : "Quán ngã ư La Trì" (Liễu Châu La Trì miếu bi ) Tiếp đãi ta ở miếu La Trì.

Từ điển Thiều Chửu

① Quán trọ.
② Cho ở, để ở.
③ Tên các sở quan. Như nhà Đường có Hoằng Văn quán . Nhà Tống có Chiêu Văn quán . Ban Hàn lâm viện nhà Thanh có Thứ Thường quán . Vì thế nên chức quan trong viện gọi là lưu quán , bổ ra các bộ hay phủ huyện gọi là tản quán .
④ Nhà quan ở gọi là công quán .
⑤ Nhà học. Như thôn quán nhà học trong làng.
⑥ Phàm nhà văn sĩ làm việc mà được miếng ăn của người cung đốn đều gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quán, nhà: Nhà khách; 使 Đại sứ quán;
② Hiệu: Hiệu ăn; Hiệu giải khát, tiệm nước; Hiệu cắt tóc;
③ Nhà, phòng: Nhà bảo tàng; Phòng văn hóa; Thư viện; Nhà triển lãm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà rộng để tiếp khách. Td: Hội quán — Nhà nhỏ dựng bên đường để ghé chân. Ca dao có câu » Ngồi cầu ngồi quán chẳng sao, Hễ ai hỏi đến thì bao nhiêu tiền « — Nhà trọ. Td: Lữ quán — Nhà bán đồ ăn uống. Td: Tửu quán — Chỉ chung nhà cửa. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ cho cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi «.

Từ ghép 20

Từ điển trích dẫn

1. Khoa học nghiên cứu các loại sự vật trong tự nhiên giới.
2. Gọi chung khoa học nghiên cứu động vật, thực vật, quáng vật...

quảng bác

giản thể

Từ điển phổ thông

rộng rãi, rộng lớn

quảng bác

phồn thể

Từ điển phổ thông

rộng rãi, rộng lớn

ban bác

giản thể

Từ điển phổ thông

lốm đốm, nhiều màu

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.