giảng
jiǎng ㄐㄧㄤˇ

giảng

phồn thể

Từ điển phổ thông

giảng giải

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa giải, thương nghị. ◎ Như: "giảng hòa" giải hòa, "giảng giá" trả giá, mặc cả. ◇ Chiến quốc sách : "Tam quốc chi binh thâm hĩ, quả nhân dục cát Hà Đông nhi giảng" , (Tần sách tứ, Tam quốc công Tần ) Quân ba nước tiến sâu quá rồi, quả nhân muốn cắt đất Hà Đông để giảng hòa.
2. (Động) Dùng lời nói cho hiểu rõ nghĩa, thuyết minh. ◎ Như: "giảng thư" giảng sách, "giảng kinh" . ◇ Trần Nhân Tông : "Trai đường giảng hậu tăng quy viện" (Thiên Trường phủ ) Ở nhà trai giảng xong, sư về viện.
3. (Động) Nói, bàn, kể, trình bày. ◎ Như: "giảng Anh ngữ" nói tiếng Anh, "giảng cố sự" kể chuyện. ◇ Thủy hử truyện : "Khán khán ai bộ thậm khẩn, các xứ thôn phường giảng động liễu" , (Đệ thập nhất hồi) Tình hình lùng bắt ráo riết, các xóm phường đều bàn tán xôn xao.
4. (Động) Chú ý, chú trọng. ◎ Như: "giảng hiệu suất" chú trọng đến năng suất. ◇ Luận Ngữ : "Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã" , , , , (Thuật nhi ) Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
5. (Động) Xét, so sánh cao thấp. ◎ Như: "giá thứ cạnh kĩ thị giảng văn đích hoàn thị giảng vũ đích?" lần tranh tài này là xét về văn hay là xét về võ?
6. (Động) Mưu toan. ◇ Tả truyện : "Giảng sự bất lệnh" (Tương Công ngũ niên ) Mưu tính việc không tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hòa giải, lấy lời nói bảo cho hai bên hiểu ý tứ nhau mà hòa với nhau không tranh giành nhau nữa gọi là giảng. Như giảng hòa .
② Giảng giải, lấy lời nói mà nói cho người ta hiểu rõ nghĩa gọi là giảng. Như giảng thư giảng sách, giảng kinh , v.v.
③ Bàn nói.
④ Tập, xét.
⑤ Mưu toan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói: Anh ấy biết nói tiếng Việt; Vừa rồi anh ấy nói gì?;
② Kể: Kể những chuyện đã qua;
③ Giảng, giảng giải, giải thích: Giảng bài; Bài thơ cổ này khó giảng lắm;
④ Chú ý: Công tác phải chú ý đến năng suất;
⑤ (văn) Tập, xét;
⑥ (văn) Mưu toan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói chuyện. Nói. Chẳng hạn Giảng Hoa ngữ ( nói tiếng Trung Hoa ) — Nói rõ ý nghĩa — Dạy học cũng nói là Giảng học — Làm cho hai bên được hòa thuận êm đẹp. Chẳng hạn Giảng hòa.

Từ ghép 16

động
dòng ㄉㄨㄥˋ

động

phồn thể

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bất cứ vật gì, tự sức mình, hay do sức bên ngoài mà chuyển sang chỗ khác, hay ra khỏi trạng thái yên tĩnh, đều gọi là "động" . § Trái với "tĩnh" . ◎ Như: "phong xuy thảo động" gió thổi cỏ lay.
2. (Động) Sử dụng, dùng đến, vận dụng. ◎ Như: "động bút" dùng bút, "động đao" cầm dao, "động não cân" vận dụng đầu óc.
3. (Động) Cảm xúc, nổi, chạm đến, xúc phạm. ◎ Như: "động nộ" nổi giận, "cảm động" cảm xúc, "tâm động" lòng cảm xúc.
4. (Động) Bắt đầu, khởi đầu. ◎ Như: "động công" bắt đầu công việc.
5. (Động) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định). ◎ Như: "tha hướng lai bất động huân tinh" anh ấy từ nay không ăn thịt cá.
6. (Tính) Giống gì tự cử động đều gọi là "động vật" .
7. (Phó) Mỗi mỗi, cứ như là, thường luôn, động một chút. ◎ Như: "động triếp đắc cữu" động đến là hỏng. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh bất tương kiến, Động như sâm dữ thương" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Người ta ở đời không gặp nhau, Cứ như là sao hôm với sao mai.
8. (Phó) Bèn. ◎ Như: "lai vãng động giai kinh nguyệt" đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðộng, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay do sức khác mà chuyển sang chỗ khác đều là động.
② Làm, như cử động .
③ Cảm động, như cổ động .
④ Nổi dậy. Phàm cái gì mới mở đầu gọi là động, như động công bắt đầu khởi công, động bút bắt đầu cầm bút.
⑤ Tự động, giống gì tự cử động đều gọi là động vật .
⑥ Lời tự ngữ, như lai vãng động giai kinh nguyệt đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Động, chuyển động, nổi, được: Lưu động; Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 西 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: Chuyển đi nơi khác; Dời đi;
④ Đổi, thay: Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: Nổi giận, phát cáu; Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): Bệnh này không nên ăn thịt cá; Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): Bắt đầu khởi công; Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên một chỗ — Rối loạn — Làm việc.

Từ ghép 101

ai động 哀動án binh bất động 按兵不動ba động 波動bác động 搏動bài động 擺動bạo động 暴動bất động 不動bất động sản 不動產bị động 被動biến động 變動cảm động 感動chấn động 振動chấn động 震動chủ động 主動chuyển động 轉動cổ động 鼓動cơ động 機動cử động 舉動cức bì động vật 棘皮動物dao động 搖動di động 移動đả động 打動đái động 帶動đại động mạch 大動脈điện động 電動điều động 調動động binh 動兵động cơ 動機động dao 動搖động dong 動容động dung 動容động đạn 動彈động đãng 動盪động đãng 動蕩động hỏa 動火động học 動學động hướng 動向động khí 動氣động kinh 動經động loạn 動亂động lực 動力động mạch 動脈động năng 動能động nghị 動議động phách 動魄động sản 動產động tác 動作động tâm 動心động thái 動態động thổ 動土động thủ 動手động tĩnh 動靜động từ 動詞động từ 動辭động vật 動物động viên 動員đới động 帶動giảo động 攪動hành động 行動hiếu động 好動hoạt động 活動hoạt động 滑動hỗ động 互動huy động 揮動khả động 可動khiêu động 挑動khiêu động 跳動khởi động 啟動kích động 擊動kinh động 驚動kinh thiên động địa 驚天動地lao động 勞動linh động 靈動lôi động 蕾動lưu động 流動manh động 盲動manh động 萌動na động 挪動náo động 鬧動nguyên động lực 原動力phản động 反動phát động 發動phiến động 扇動phiêu động 票動phù động 浮動sinh động 生動tác động 作動tâm động 心動thái tuế đầu thượng động thổ 太歲頭上動土thôi động 推動tự động 自動tự động xa 自動車vận động 運動vận động gia 運動家vận động học 運動學vận động trường 運動場vận động trường 運動塲vi động 微動xuẩn động 蠢動xúc động 觸動xung động 衝動
nhuận
rùn ㄖㄨㄣˋ

nhuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhuần nhị
2. thấm ướt
3. lời, lãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời, lãi, lợi ích. ◎ Như: "lợi nhuận" tiền lời.
2. (Động) Thấm, xấp, làm cho khỏi khô. ◎ Như: "nhuận trạch" thấm nhuần. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tuy nhất địa sở sinh, nhất vũ sở nhuận, nhi chư thảo mộc, các hữu sai biệt" , , , (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ) Dù rằng cùng một đất mọc lên, một mưa thấm xuống, nhưng các cây cỏ vẫn có khác nhau.
3. (Động) Sửa sang, trau chuốt. ◎ Như: "nhuận sắc" sửa chữa văn chương.
4. (Tính) Ẩm ướt. ◎ Như: "thổ nhuận đài thanh" đất ẩm rêu xanh, "thấp nhuận" ẩm ướt.
5. (Tính) Trơn, mịn, bóng. ◎ Như: "quang nhuận" mịn màng, "châu viên ngọc nhuận" hạt trai tròn, hạt ngọc bóng (dùng để tỉ dụ văn từ trơn tru hoặc tiếng hát tròn đầy).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuần, thấm, thêm.
② Nhuận, nhuần nhã, phàm cái gì không khô ráo đều gọi là nhuận.
③ Lấy của mà đền công cho người gọi là nhuận, như nhuận bút (xin văn xin chữ của người rồi lấy tiền mà tặng trả).
④ Nhuận sắc tô điểm cho thêm văn vẻ, sửa lại văn tự cũng gọi là nhuận sắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩm ướt: Đất ẩm rêu xanh; Ẩm ướt;
② Thấm, xấp (làm cho bớt khô): Thấm giọng, xấp giọng; Nhuận tràng;
③ Trơn bóng, tươi nhuận, mịn: Nước da mịn:
④ Chải chuốt, gọt giũa (bài văn): Gọt giũa (bài văn) cho thêm hay;
⑤ Lời, lãi: Chia lãi; Lợi nhuận, tiền lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Làm cho tốt đẹp. Trau dồi — Mưa ướt, tưới ướt khắp nơi — Tên người, tức Đỗ Nhuận, danh sĩ thời Lê, Phó Nguyên súy hội Tao đàn Nhị thập bát tú của Lê Thánh Tông, từng cùng với Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đào Cử và Đàm Văn Lễ, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông sạon bộ Thiên nam dư hạ tập.

Từ ghép 16

phương tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phương tiện, dụng cụ

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo ngữ: Chỉ phương thức linh hoạt để chỉ dạy, làm cho hiểu rõ nghĩa thật của Phật pháp. ◇ Duy Ma kinh : "Dĩ phương tiện lực, vị chư chúng sanh phân biệt giải thuyết, hiển kì phân minh" 便, , (Pháp cung dưỡng phẩm ) Dùng sức phương tiện, vì chúng sinh phân biệt giảng giải, làm cho sáng tỏ rõ ràng.
2. Nhân tiện, lợi dụng, tùy cơ.
3. Tùy nghi làm, tiện nghi hành sự.
4. Tiện lợi.
5. Giúp đỡ hoặc cấp cho tiện lợi.
6. Cơ hội, thời cơ.
7. Thích hợp, thích nghi.
8. Dễ dàng, dung dị. ◇ Ba Kim : "Na cá thì hậu khứ Nhật Bổn phi thường phương tiện, bất dụng bạn hộ chiếu, mãi thuyền phiếu ngận dong dị" 便, , (Trường sanh tháp ) Thời đó đi Nhật Bổn hết sức dễ dàng, không cần làm hộ chiếu, mua vé tàu rất dễ.
9. Thoải mái, dễ chịu, thư thích. ◇ Lão Xá : "Tha thuyết giá lưỡng thiên hữu điểm thương phong, tảng tử bất phương tiện" , 便 (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Cô ta nói hai hôm nay hơi bị cảm cúm, cổ họng không được dễ chịu.
10. Sẵn tiền tài, giàu có, dư dật. ◇ Tào Ngu : "Hiện tại nhĩ thủ hạ phương tiện, tùy tiện quân cấp ngã thất khối bát khối đích hảo ma?" 便, 便 (Lôi vũ , Đệ nhất mạc) Bây giờ ông trong tay sẵn tiền, nhân thể chia sẻ cho tôi bảy đồng tám đồng được không?
11. Mưu kế, mưu tính.
12. Phương pháp, phép thuật.
13. Bài tiết, đại tiện, tiểu tiện. ◇ Tây du kí 西: "Tha lưỡng cá phúc trung giảo thống, (...) na bà bà tức thủ lưỡng cá tịnh dũng lai, giáo tha lưỡng cá phương tiện" , (...) , 便 (Đệ ngũ thập tam hồi) Hai người trong bụng đau quặn, (...) bà già liền đi lấy hai cái thùng sạch lại, bảo hai người đi tiện vào đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ đường hướng và sự dễ dàng trong việc giúp đỡ người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khi che chén khi thuốc thang, đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh « — Cái giúp đạt đến mục đích ( Moyen ) — Ngày nay còn có nghĩa là ích lợi.
đẳng
děng ㄉㄥˇ

đẳng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bằng nhau
2. thứ bậc
3. chờ đợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cấp bậc, thứ tự. ◎ Như: "thượng đẳng" bậc trên nhất, "trung đẳng" bậc giữa. ◇ Luận Ngữ : "Xuất giáng nhất đẳng" (Hương đảng ) Bước xuống một bậc.
2. (Danh) Hạng, loại. ◎ Như: "hà đẳng nhân vật" hạng người nào, "giá đẳng sự tình" loại sự tình đó. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tại đệ thị dong dong lục lục nhất đẳng ngu nhân, thiểm phụ đồng danh" , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Còn em đây là hạng ngu dốt, tầm thường, thế mà lại được trùng tên (với anh).
3. (Danh) Chỉ số loại: (1) Các, những (số hạng nhiều). ◎ Như: "công đẳng" các ông, "ngã đẳng" chúng ta, "nhĩ đẳng" bọn bay. (2) Dùng để liệt kê: những người, những loại như, vân vân. ◎ Như: "chỉ trương bút mặc đẳng đẳng" giấy má, bút, mực, v.v.
4. (Danh) Cân tiểu li.
5. (Động) Bằng, cùng, như. ◎ Như: "cao đê bất đẳng" cao thấp không như nhau, "đẳng nhi thượng chi" bằng thế mà còn hơn nữa, "mạc dữ đẳng luân" chẳng ai ngang bằng.
6. (Động) Đợi, chờ. ◎ Như: "đẳng đãi" , "đẳng hậu" đều nghĩa là chờ đợi cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Doãn nhân thử chuẩn bị, đẳng hậu thái sư" , (Đệ bát hồi) (Lã Bố ) Doãn tôi do vậy sửa soạn chờ đón thái sư.
7. (Phó) Cùng nhau, như nhau, đồng đều. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ thị diệu xa, đẳng tứ chư tử" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) (Ngài trưởng giả) đem các xe quý lạ như thế, đồng đều ban cho các con.
8. (Đại) Biểu thị nghi vấn: sao, gì, nào. ◇Ứng Cừ : "Văn chương bất kinh quốc, Khuông khiếp vô xích thư, Dụng đẳng xưng tài học?" , , (Bách nhất thi ) Văn chương không trị nước, Tráp không tấc sách, Lấy gì nhận là có tài học?

Từ điển Thiều Chửu

① Bực, như xuất giáng nhất đẳng (Luận ngữ ) giáng xuống một bực, thượng đẳng bực trên nhất, trung đẳng bực giữa, hạ đẳng bực dưới nhất (hạng bét), v.v.
② Cùng, đều, ngang, như mạc dữ đẳng luân chẳng ai cùng ngang với mình.
③ Lũ, như công đẳng bọn ông, bộc đẳng lũ tôi, v.v.
④ So sánh, như đẳng nhi thượng chi bằng ấy mà còn hơn nữa (so còn hơn).
⑤ Cái cân tiểu li.
⑥ Ðợi chờ, như đẳng đãi , đẳng hậu đều nghĩa là chờ đợi cả.
⑦ Sao, dùng làm trợ từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạng, loại, đẳng cấp, thứ tự, bậc: Tất cả chia làm 3 hạng; Hàng hảo hạng, hàng cấp 1;
② Chờ, đợi: Đợi xe;
③ Chờ tới, đợi tới (...mới): Chờ (tới) nó làm xong bài vở rồi mới đi chơi;
④ Ngang, đều, bình đẳng: Lớn nhỏ ngang nhau; Nam nữ bình đẳng;
⑤ Những người như, những vật (hay loại) như, vân vân, v.v...: Ngoài chợ có bán đủ thịt, cá trứng, rau v.v...; Đoạt được giải thưởng có Lí Quang Minh, Trương Học Công v.v...; Gần đây tôi đã đi qua mấy thành phố lớn ở phía bắc, gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Tế Nam v.v...; Vì vậy Đậu Thái hậu càng không ưa bọn Ngụy Kì (những người như Ngụy Kì) (Sử kí);
⑥ Các (chỉ số nhiều trong một đoạn liệt kê): Bốn con sông lớn Trường Giang, Hoàng Hà, Hắc Long Giang và Châu Giang.... 【】đẳng đẳng [dângdâng] Các thứ, vân vân v.v...: Giấy má, bút, mực v.v...;
⑦ Như [dâng] (bộ );
⑧ (văn) Bọn, lũ, các: Bọn ông, các ông; Bọn bây, lũ bây;
⑨ (văn) So sánh: So ra còn hơn thế nữa;
⑩ Cùng là, cũng cùng là: ? Cũng cùng là chết, chết vì nước có nên chăng? (Sử kí);
⑪ (văn) Gì, nào, cái gì, cái nào (đại từ nghi vấn, làm tân ngữ cho động từ hoặc giới từ): ? Văn chương không trị nước, tráp không có tới vài quyển sách, nhờ vào cái gì xứng tài học? (Ưng Cư: Bách nhất thi); ? Nghĩ đến chàng chết vì ai? (Vương Duy: Thán Ân Dao).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bằng nhau. Ngang nhau — Bọn. Phe nhóm — Thứ bậc. Giai cấp — Trong Bạch thoại còn có nghĩa chờ đợi.

Từ ghép 16

thông
tōng ㄊㄨㄥ, tòng ㄊㄨㄥˋ

thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xuyên qua

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không bị tắc nghẽn, xuyên qua được. ◎ Như: "thủy quản bất thông liễu" ống nước không chảy qua được rồi.
2. (Tính) Lưu loát, xuông xẻ, trơn tru. ◎ Như: "sướng thông" thông suốt, "nhĩ đích tác văn tả đắc bất cú thông thuận" bài viết của anh không được lưu loát. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Việc cai trị xuông xẻ, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.
3. (Tính) Thuận lợi. ◎ Như: "tinh vận hanh thông" số vận trôi chảy thuận lợi.
4. (Tính) Linh hoạt, không cố chấp. ◎ Như: "viên thông" linh động, không cố chấp, "khai thông" cởi mở, khoáng đạt.
5. (Tính) Sâu rộng, uyên bác (kiến thức, học vấn). ◎ Như: "thông nhân" người có học thức rộng, "bác học thông nho" người học rộng biết nhiều.
6. (Tính) Thường có, chung. ◎ Như: "thông xưng" tiếng thường gọi, "thông lễ" lễ mọi người đều theo, "hiếu dật ố lao thị nhất bàn nhân đích thông bệnh" ham nhàn dật ghét lao nhọc là tật chung của người thường.
7. (Tính) Suốt, cả. ◎ Như: "thông tiêu" suốt đêm. ◇ Mạnh Tử : "Khuông Chương thông quốc giai xưng bất hiếu yên" (Li Lâu hạ ) Khuông Chương, cả nước đều gọi là người bất hiếu.
8. (Phó) Tất cả, hết cả, đều. ◎ Như: "thông thông nã khứ ba" đem về hết đi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha thuyết đích ngã thông bất đổng, chẩm ma bất cai phạt!" , (Đệ nhị thập bát hồi) Anh ấy nói tôi chẳng hiểu gì cả, sao lại không đáng phạt!
9. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "thông đáo" đạt đến. ◇ Quốc ngữ : "Đạo viễn nan thông" (Tấn ngữ nhị ) Đường xa khó tới.
10. (Động) Qua lại, giao tiếp. ◎ Như: "thông thương" giao thương. ◇ Hán Thư : "Ngô văn Tào Khâu Sanh phi trưởng giả, vật dữ thông" , (Quý Bố truyện ) Tôi nghe nói Tào Khâu Sanh không phải là bậc trưởng giả, chớ kết giao với ông ta.
11. (Động) Bảo cho biết. ◎ Như: "thông báo" báo cho biết, "thông tri" bảo cho biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Môn giả hốt thông Diệp sanh chí" (Diệp sinh ) Người canh cửa chợt báo tin có Diệp sinh đến.
12. (Động) Hiểu, biết rõ. ◎ Như: "thông hiểu" hiểu rõ, "tinh thông" hiểu rành rẽ.
13. (Động) Trai gái đi lại vụng trộm với nhau. ◎ Như: "tư thông" gian dâm. ◇ Tả truyện : "Toại cập Văn Khương như Tề, Tề Hầu thông yên" , (Hoàn Công thập bát niên ) Khi Văn Khương đến nước Tề, Tề Hầu gian dâm (với Văn Khương).
14. (Danh) Người biết rành một vấn đề, sự vật nào đó. ◎ Như: "số học thông" người giỏi toán.
15. (Danh) Lượng từ. (1) Bức, cú (đơn vị dùng cho thư từ, điện thoại, điện báo...). ◎ Như: "tam thông điện báo" ba bức điện báo. (2) Tiếng đập, gõ (chuông, trống). ◎ Như: "lụy cổ tam thông" đánh ba tiếng trống.

Từ điển Thiều Chửu

① Thông suốt. Từ đây đến kia không có cái gì mắc míu gọi là thông. Như thông quá suốt qua. Người học vấn rộng cũng gọi là thông.
② Hiển đạt. Như hanh thông thanh thản, trôi chảy, làm gì cũng may mắn dễ dàng. Cùng thông lúc cùng quẫn, lúc vẻ vang.
③ Truyền khắp. Như thông cáo bảo cho khắp cả mọi nơi biết.
④ Hai bên cùng hòa hợp với nhau gọi là thông. Như thông lực hợp tác chung sức cùng làm. Cùng kết giao đi lại với nhau gọi là thông gia . Trai gái đi lại vụng trộm với nhau gọi là tư thông .
⑤ Tóm tắt. Như thông kế tính suốt cả.
⑥ Khắp. Như thông xưng tiếng khắp cả mọi nơi đều gọi thế. Thông lễ cái lễ khắp cả mọi người đều theo, v.v.
⑦ Văn tự đủ từ đầu chí cuối gọi là thông, cho nên xem hết lượt sách gọi là nhất thông . Đánh trống đủ 332 dùi gọi là nhất thông.
⑧ Một danh từ chia đất ruộng.
⑨ Nước tiểu. Như mã thông nước đái ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hồi, trận, lượt: Thuyết cho một trận, nói một thôi một hồi; Đã đánh ba hồi trống. Xem [tong].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông: Hai gian phòng này thông nhau; Con đường nào cũng thông tới Hà Nội; Thông xe, cho xe chạy;
② Hiểu biết, thông thạo: Tinh thông (thông thạo) nghiệp vụ; Anh ấy biết ba thứ tiếng;
③ Xuôi: Câu văn rất xuôi;
④ Đi qua, qua lại được; Đường này không qua lại được. 【】thông quá [tongguò] a. Đi qua: Cô ta băng qua đường; Xe điện không đi qua được; b. Thông qua: Dự luật mới sẽ không được thông qua trong tuần này; Đề án đã được nhất trí thông qua; c. Thông qua, qua: Vấn đề này phải qua cấp trên mới quyết định được;
⑤ Thông đồng, đi lại: Thông đồng với nhau làm điều bậy; Trai gái đi lại vụng trộm với nhau;
⑥ Tất cả, cả: Cả nước đều biết; Toàn bộ kế hoạch; Tính hết cả. 【】thông thông [tongtong] Tất cả, hết thảy: ! Đem về hết đi!; 【】thông thống [tongtông] Như ;
⑦ (văn) Chung: Chung sức hợp tác;
⑧ Khắp, phổ biến, thông thường, thường, chung: Lễ chung (mọi người đều theo). 【】thông thường [tongcháng] Thông thường, bình thường, thường: Tình huống thông thường; Anh ấy bình thường sáu giờ là thức dậy;
⑨ Nước tiểu, nước đái: Nước đái ngựa. Xem [tòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến. Suốt tới, không bị cản trở. Đoạn trường tân thanh : » Rày lần mai lữa như tình chưa thông « — Hiểu suốt hết. Td: Thông kim bác cổ — Truyền đi — Chung cả.

Từ ghép 54

bác cổ thông kim 博古通今bàng thông 旁通bất thông 不通cảm thông 感通cùng tắc biến, biến tắc thông 窮則變,變則通cùng thông 窮通đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史gia định thông chí 嘉定通志giao thông 交通hỗ thông 互通khai thông 開通khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lưu thông 流通mật thông 密通nhân thông 姻通phổ thông 普通quán thông 貫通quan thông 關通sảo thông 稍通thần thông 神通thông bệnh 通病thông cáo 通告thông dâm 通淫thông dịch 通譯thông dụng 通用thông điệp 通牒thông đồng 通同thông gia 通家thông gian 通奸thông hành 通行thông lân 通鄰thông lệ 通例thông ngôn 通言thông phán 通判thông phong 通風thông tấn xã 通訊社thông thương 通商thông thường 通常thông tin 通信thông tri 通知thông tục 通俗thông tư 通咨thông vật 通物tiếp thông 接通tinh thông 精通tư thông 私通viên thông 圓通viên thông tập 圓通集việt giám thông khảo 越鑑通考xuyến thông 串通yêm thông 淹通
thủy
shuǐ ㄕㄨㄟˇ

thủy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước
2. sao Thủy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nước.
2. (Danh) Chất lỏng. ◎ Như: "dược thủy" thuốc nước, "nịnh mông thủy" nước chanh.
3. (Danh) Chỉ chung: sông, hồ, ngòi, khe, suối, v.v.
4. (Danh) Sao "Thủy", một ngôi sao ở gần mặt trời nhất.
5. (Danh) Tiền thu nhập thêm, tiền phụ thêm. ◎ Như: "ngoại thủy" thu nhập thêm, "thiếp thủy" khoản bù chênh lệnh.
6. (Danh) Lượng từ: lần, nước (số lần giặt rửa). ◎ Như: "tẩy liễu kỉ thủy" đã rửa mấy nước.
7. (Danh) Họ "Thủy".

Từ điển Thiều Chửu

① Nước.
② Sông, ngòi, khe, suối, phàm cái gì bởi nước mà thành ra đều gọi là thủy.
③ Sao Thủy, một ngôi sao ở gần mặt trời nhất.
③ Bạc đúc có thứ tốt thứ kém, gia giảm cho nó đều gọi là thân thủy , thiếp thủy , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước: Nước mưa; Thuốc nước; Cá gặp nước;
② Sông, hồ, biển: Sông Hán Thủy; Sông Tương; Đường bộ và đường thủy;
③ Trình độ, mức: Trình độ văn hóa; Mức sống;
④ Tên chức quan thời xưa;
⑤ [Shuê] Tên một dân tộc ít người của Trung Quốc (ở tỉnh Quý Châu): Dân tộc Thủy;
⑥ [Shuê] Sao Thủy;
⑦ [Shuê] (Họ) Thủy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước — Tên một ngôi sao, tức Thủy tinh — Một trong Ngũ hành ( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ ) — Tên bộ chữ Hán, tức bộ Thủy.

Từ ghép 109

âm dương thủy 陰陽水ẩm thủy tư nguyên 飲水思源ân thủy 溵水bá thủy 灞水bạch khai thủy 白开水bạch khai thủy 白開水bạch thủy 白水bài thủy 排水bái thủy 浿水cao sơn lưu thủy 高山流水cật thủy 吃水châm trầm thủy để 針沈水底chi thủy 枝水dâm thủy 淫水dẫn thủy 引水dược thủy 藥水đại hồng thủy 大洪水điểm thủy 點水đình thủy 停水giao long đắc thủy 蛟龍得水hắc thủy 黑水hồng thủy 洪水hy thủy 浠水kinh thủy 經水lai thủy 涞水lai thủy 淶水lưu thủy 流水mãn đầu vụ thủy 滿頭霧水mặc thủy 墨水nghịch thủy 逆水ngư thủy 魚水nhược thủy 弱水ôn thủy 溫水pháp thủy 法水phí thủy 沸水phó chi lưu thủy 付之流水phong thủy 沣水phong thủy 灃水phong thủy 風水quy thủy 潙水quý thủy 癸水ráng thủy 絳水sơn cao thủy trường 山高水長sơn cùng thủy tận 山窮水盡sơn thủy 山水sơn thủy họa 山水畫suy sơn bại thủy 衰山敗水tâm thủy 心水tân thủy 薪水thanh thủy 清水thâm thủy 深水thệ thủy 逝水thiên sơn vạn thủy 千山萬水thu thủy 秋水thủy binh 水兵thủy bình 水平thủy đạo 水道thủy đậu 水痘thủy để lao châm 水底撈針thủy điệt 水蛭thủy đình 水亭thủy giảo 水餃thủy hành 水行thủy kê tử 水雞子thủy kê tử 水鸡子thủy lão nha 水老鴉thủy lão nha 水老鸦thủy lộ 水路thủy lôi 水雷thủy lợi 水利thủy lục 水陸thủy lục đạo tràng 水陸道場thủy lục pháp hội 水陸法會thủy lục trai 水陸齋thủy mặc 水墨thủy nê 水泥thủy ngân 水銀thủy ngân 水银thủy ngưu 水牛thủy ô tha 水烏他thủy phi cơ 水飛機thủy quân 水軍thủy quốc 水國thủy sản 水產thủy sư 水師thủy tai 水災thủy tề 水臍thủy thần 水神thủy thổ 水土thủy thủ 水手thủy tiên 水仙thủy tinh 水星thủy tinh 水晶thủy tộc 水族thủy triều 水潮thủy trình 水程thủy vận 水運thủy xa 水車tích thủy xuyên thạch 滴水穿石tiềm thủy đĩnh 潛水艇tín thủy 信水tinh đình điểm thủy 蜻蜓點水trị thủy 治水trinh thủy 湞水tự lai thủy 自來水tự lai thủy 自来水úng thủy 壅水vân thủy 雲水yển thủy 鄢水
thành
chéng ㄔㄥˊ

thành

phồn thể

Từ điển phổ thông

thật thà, thành thật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng chân thực. ◇ Vương Bột : "Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn" , (Đằng Vương Các tự ) Xin hết lòng thành quê kệch, cung kính làm bài từ ngắn này.
2. (Tính) Thật, không dối. ◎ Như: "thành phác" thật thà, chân thật, "thành chí" khẩn thiết, thật tình.
3. (Phó) Quả thật, thật sự. ◎ Như: "thành nhiên" quả nhiên. ◇ Sử Kí : "Tướng quốc thành thiện Sở thái tử hồ?" (Xuân Thân Quân truyện ) Tướng quốc thật sự giao hiếu với thái tử nước Sở ư?
4. (Liên) Giả như, nếu thật. ◇ Sử Kí : "Thành năng thính thần chi kế, mạc nhược lưỡng lợi nhi câu tồn" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nếu quả chịu nghe theo kế của thần, thì không gì bằng làm lợi cho cả đôi bên, để đôi bên cùng tồn tại.

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực, chân thực.
② Tin, như thành nhiên tin thực thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành, thành thực: Chân thành; Lòng dạ không thành thực; Thành thực là đạo của trời (Đại học);
② (văn) Thật, thật sự, nếu thật: Thật có việc ấy; Thật là không may; Thật biết rằng mối hận ấy mọi người đều có; ? Tướng quốc thật sự quan hệ tốt với thái tử nước Sở ư? (Sử kí: Xuân Thân Quân liệt truyện); Nếu thật như thế, thì dân sẽ theo về, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng).【】 thành nhiên [chéngrán] Quả nhiên, thật: Quả nhiên không sai, thật không sai; Phong tục tập quán nơi đó thật giống như anh đã nói trong thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật lòng. Không dối trá. Đoạn trường tân thanh : » Cúi dâng một lễ xa đem tấc thành «.

Từ ghép 14

bài, bịch, phách
bāi ㄅㄞ, bò ㄅㄛˋ

bài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bẻ, tẽ, tách ra, bửa ra

bịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngón tay cái

Từ điển Thiều Chửu

① Bửa ra.
② Một âm là bịch. Ngón tay cái. Ta thường gọi các người có tiếng hơn cả một đàn (bầy) là cự bịch là do ý ấy. Ta quen đọc là chữ phách cả.

Từ ghép 1

phách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bẻ, tẽ, tách ra, bửa ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngón tay cái.
2. (Danh) Tỉ dụ người tài giỏi, ưu tú đặc biệt. ◎ Như: "cự phách" .
3. (Động) Tách, bửa ra, xẻ ra. ◇ Bạch Cư Dị : "Thoa lưu nhất cổ hợp nhất phiến, Thoa phách hoàng kim hợp phân điến" , (Trường hận ca ) Thoa để lại một nhành, hộp để lại một mảnh, Thoa bẻ nhánh vàng, hộp chia mảnh khảm. § Tản Đà dịch thơ: Thoa vàng hộp khảm phân đôi, Nửa xin để lại nửa thời đem đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bửa ra.
② Một âm là bịch. Ngón tay cái. Ta thường gọi các người có tiếng hơn cả một đàn (bầy) là cự bịch là do ý ấy. Ta quen đọc là chữ phách cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bẻ, cạy, bửa ra: Bẻ ngô; Cạy con sò này ra. Xem [bò].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngón tay cái: Người có tài năng lỗi lạc. Xem [bai].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bổ ra. Làm vỡ ra — Chẻ ra — To lớn. Td: Cự phách.

Từ ghép 3

khảo
kǎo ㄎㄠˇ

khảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thọ, già
2. thi cử
3. nghiên cứu
4. khảo xét

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Già, lớn tuổi. ◎ Như: "thọ khảo" già nua.
2. (Danh) Cha đã chết rồi gọi là "khảo". Các tiên nhân về bên đàn ông đều dùng chữ "khảo" cả. ◎ Như: "tổ khảo" tổ tiên, ông đã chết.
3. (Danh) Gọi tắt của "khảo thí" thi cử. ◎ Như: "đặc khảo" khóa thi đặc biệt.
4. (Danh) Dấu vết. ◇ Hoài Nam Tử : "Hạ Hậu Thị chi hoàng, bất khả bất khảo" , (Phiếm luận ) Ngọc của Hạ Hậu Thị, không thể không có vết.
5. (Động) Xem xét, kiểm tra. ◎ Như: "khảo nghiệm" coi xét kiểm chứng.
6. (Động) Thí, xem xét khả năng. ◎ Như: "khảo thí" thi khảo.
7. (Động) Nghiên cứu, tham cứu. ◎ Như: "khảo cổ" nghiên cứu đồ vật cổ, di tích xưa.
8. (Động) Xong, hoàn thành. ◇ Tả truyện : "Cửu nguyệt khảo trọng tử chi cung" (Ẩn Công ngũ niên ) Tháng chín hoàn thành cung của con thứ hai.
9. (Động) Đánh để tra hỏi. § Thông "khảo" . ◎ Như: "khảo tù" tra khảo tù nhân.
10. (Động) Đánh, khua. § Thông với "khảo" . ◇ Thi Kinh : "Tử hữu chung cổ, Phất cổ phất khảo" , (Đường phong , San hữu xu ) Ngài có chuông trống, Mà không đánh không động.
11. (Động) Hết, trọn. ◎ Như: "khảo đán" trọn ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Thọ khảo, già nua.
② Bố đã chết rồi gọi là khảo. Các tiên nhân về bên đàn ông đều dùng chữ khảo cả, như tổ khảo ông.
③ Khảo xét.
④ Thí, như khảo thí thi khảo. Lấy các bài văn học để chọn lấy học trò xem ai hơn ai kém gọi là khảo.
⑤ Xong, khánh thành nhà.
⑥ Ðánh, khua.
⑦ Trọn, kết cục.
⑧ Vết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sát hạch, kiểm tra, thi: Sát hạch môn ngoại ngữ; Thi vào đại học;
② Kiểm tra, kiểm sát: Đợi kiểm tra lại;
③ Khảo cứu, nghiên cứu;
④ (cũ) (Tôn xưng) người cha đã chết: Người cha đã khuất; Cha và mẹ đã mất;
⑤ (văn) Già nua;
⑥ (văn) Xong, khánh thành nhà;
⑦ (văn) Đánh, khua;
⑧ (văn) Chọn, kết cục;
⑨ (văn) Vết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gõ, khua, đánh — Khảo bàn tại giản ( Kinh Thi ). Gõ cái mâm gỗ nơi khe suối. Tượng trưng về người ẩn dật thanh nhàn. » Đường tu sẵn sách khảo bàn. Rượu sen thắm giọng, trà lan thơm lòng « ( Bách Câu Kì Ngộ ) — Già cả. Td: Thọ khảo ( già, sống lâu ). Tiếng gọi người cha đã chết — Tra xét. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nào ai có khảo mà mình lại xưng «.

Từ ghép 30

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.