song
chuāng ㄔㄨㄤ, cōng ㄘㄨㄥ

song

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cửa sổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa sổ. § Cửa sổ mở ở tường gọi là "dũ" , mở ở trên cửa gọi là "song" . Bây giờ thì gọi cửa sổ là "song" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Cửa sổ, cửa sổ mở ở tường gọi là dũ , mở ở trên cửa gọi là song . Bây giờ thì gọi cửa sổ là song cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cửa sổ: Cửa chớp, cửa lá sách; Nhìn ra ngoài cửa sổ. Cg. [chuangzi] hoặc [chuangr].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa sổ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Gương Nga chênh chếch dòm song, vàng gieo đáy nước cây lồng bóng sân «.

Từ ghép 10

tinh, tỉnh
chéng ㄔㄥˊ, jīng ㄐㄧㄥ, xīng ㄒㄧㄥ, xǐng ㄒㄧㄥˇ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh rượu — Đang nằm mơ mà tỉnh dậy — Mê man mà tỉnh ra — Chợt hiểu ra.

tỉnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tỉnh lại
2. thức
3. đánh thức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết say. ◇ Thủy hử truyện : "Thử thì tửu dĩ thất bát phân tỉnh liễu" (Đệ tứ hồi) Lúc này thì đã tỉnh rượu bảy tám phần.
2. (Động) Khỏi bệnh, ra khỏi cơn hôn mê. ◇ Thẩm Liêu : "Sử nhân cửu trệ niệm, Hoắc như bệnh dĩ tỉnh" 使, (Tặng hữu đạo giả ).
3. (Động) Thức, thức dậy, hết chiêm bao. ◇ Nguyễn Du : "Ngọ mộng tỉnh lai vãn" (Sơn Đường dạ bạc ) Tỉnh mộng trưa, trời đã muộn.
4. (Động) Hiểu ra, thấy rõ, giác ngộ. ◎ Như: "tỉnh ngộ" hiểu ra. ◇ Khuất Nguyên : "Cử thế giai trọc ngã độc thanh, chúng nhân giai túy ngã độc tỉnh" , (Sở từ ) Cả đời đều đục (hỗn trọc) mình ta trong, mọi người đều say cả, mình ta tỉnh.
5. (Động) Làm cho tỉnh thức. ◇ Tăng Củng : "Đương hiên tế xích nhật, Đối ngọa tỉnh bách lự" , (Đồng thụ ).
6. (Động) (Phương ngôn) Hiểu, biết, tri đạo. ◇ Khắc Phi : "Giá giá hài tử tất cánh thái niên khinh, bất tỉnh sự" , (Xuân triều cấp , Nhị lục).
7. (Tính) Tỉnh táo, thanh sảng. ◇ Tần Quan : "Đầu hiểu lí can duệ, Khê hành nhĩ mục tỉnh" 竿, (Đức Thanh đạo trung hoàn kí Tử Chiêm ).
8. (Tính) Rõ, sáng, minh bạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Tỉnh, tỉnh cơn say.
② Chiêm bao thức dậy cũng gọi là tỉnh. Nguyễn Du : Ngọ mộng tỉnh lai vãn tỉnh mộng trưa, trời đã muộn.
③ Hết thảy sự lí gì đang mê mà ngộ ra đều gọi là tỉnh. Như tỉnh ngộ , đề tỉnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thức, tỉnh giấc, tỉnh (ngủ) dậy, tỉnh rượu: Anh ấy còn chưa tỉnh giấc; Chỉ mong say mãi không mong tỉnh (Lí Bạch: Tương tiến tửu);
② Tỉnh ngộ;
③ Làm cho thấy rõ: Nhắc nhở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết say rượu. Tỉnh rượu — Thức dậy. Tỉnh ngủ — Chợt hiểu ra. Tỉnh ngộ — Hiểu rõ xung quanh. Tỉnh táo. Đoạn trường tân thanh : » Chập chờn cơn tỉnh cơn mê « — Đáng lẻ đọc Tinh.

Từ ghép 7

minh
míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sáng
2. đời nhà Minh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiểu, biết. ◎ Như: "minh bạch" hiểu, "thâm minh đại nghĩa" hiểu rõ nghĩa lớn.
2. (Động) Làm sáng tỏ. ◇ Lễ Kí : "Sở dĩ minh thiên đạo dã" (Giao đặc sinh ) Để làm cho sáng tỏ đạo trời vậy.
3. (Động) Chiếu sáng. ◇ Thi Kinh : "Đông phương minh hĩ" (Tề phong , Kê minh ) Phương đông đã chiếu sáng rồi.
4. (Tính) Sáng. ◎ Như: "minh nguyệt" trăng sáng, "minh tinh" sao sáng, "minh lượng" sáng sủa.
5. (Tính) Trong sáng. ◎ Như: "thanh thủy minh kính" nước trong gương sáng.
6. (Tính) Có trí tuệ. ◎ Như: "thông minh" thông hiểu, "minh trí" thông minh dĩnh ngộ.
7. (Tính) Công khai, không che giấu. ◎ Như: "minh thương dị đóa, ám tiến nan phòng" , giáo đâm thẳng (công khai) dễ tránh né, tên bắn lén khó phòng bị.
8. (Tính) Sáng suốt. ◎ Như: "minh chủ" bậc cầm đầu sáng suốt, "minh quân" vua sáng suốt.
9. (Tính) Ngay thẳng, không mờ ám. ◎ Như: "minh nhân bất tố ám sự" người ngay thẳng không làm việc mờ ám, "quang minh lỗi lạc" sáng sủa dõng dạc.
10. (Tính) Sạch sẽ. ◇ Trung Dung : "Tề minh thịnh phục" Ăn mặc chỉnh tề sạch sẽ.
11. (Tính) Rõ ràng. ◎ Như: "minh hiển" rõ ràng, "minh hiệu" hiệu nghiệm rõ ràng.
12. (Tính) Sang, sau (dùng cho một thời điểm). ◎ Như: "minh nhật" ngày mai, "minh niên" sang năm.
13. (Danh) Sức nhìn của mắt, thị giác. ◇ Lễ Kí : "Tử Hạ táng kì tử nhi táng kì minh" (Đàn cung thượng ) Ông Tử Hạ mất con (khóc nhiều quá) nên mù mắt. § Ghi chú: Vì thế mới gọi sự con chết là "táng minh chi thống" .
14. (Danh) Cõi dương, đối với cõi âm. ◎ Như: "u minh" cõi âm và cõi dương.
15. (Danh) Sáng sớm. ◎ Như: "bình minh" rạng sáng.
16. (Danh) Thần linh. ◎ Như: "thần minh" thần linh, "minh khí" đồ vật chôn theo người chết.
17. (Danh) Nhà "Minh" (1368-1661), "Minh Thái tổ" là "Chu Nguyên Chương" đánh được nhà Nguyên lên làm vua lập ra nhà "Minh".
18. (Danh) Họ "Minh".

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng, như minh tinh sao sáng, minh nguyệt trăng sáng. Dân tộc đã khai hóa gọi là văn minh .
② Sáng suốt, sáng suốt trong sạch, không bị ngoại vật nó che lấp gọi là minh, như cao minh cao sáng, minh giám soi sáng, minh sát xét rõ, v.v. Tục gọi quan trên là minh công nghĩa là vị quan sáng suốt, là theo nghĩa đó.
③ Phát minh, tỏ rõ, như phát minh tân lí phát minh ra lẽ mới, tự minh tâm khúc tự tỏ khúc nhôi (khúc nôi), minh minh như thử rành rành như thế, quang minh lỗi lạc sáng sủa dõng dạc, v.v.
④ Mắt sáng, như táng minh mù mắt, ông Tử Hạ con chết khóc mù mắt, vì thế mới gọi sự con người chết là táng minh chi thống .
⑤ Mới sáng, như bình minh vừa sáng, minh nhật ngày mai, minh niên sang năm v.v.
⑥ Thần minh, như các dùng về người chết gọi là minh khí .
⑦ Nhà Minh (1368-1644), Minh Thái tổ là Chu Nguyên Chương đánh được nhà Nguyên lên làm vua gọi là nhà Minh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáng: Trăng sáng; Trời sáng; Đèn đuốc sáng trưng;
② Rõ, rõ ràng: Hỏi rõ; Đen trắng rõ ràng; Đi đâu không rõ.【】minh minh [míngmíng] Rõ ràng, rành rành: Câu này rõ ràng là anh ấy nói, không cần phải hỏi nữa;
③ Công khai, để lộ ra: Có gì cứ nói ra;
④ Tinh mắt, sắc bén: Mắt tinh tai thính; Sắc sảo, sành sỏi;
⑤ (Lòng dạ) ngay thẳng, trong sáng: Người ngay thẳng không làm việc ám muội;
⑥ Thị giác: Mù cả hai mắt;
⑦ Biết rõ: Không rõ chân tướng; Không biết lợi hại;
⑧ Sang, sau (từ thời gian này đến thời gian sau): Hôm sau; Sáng hôm sau; Sang năm; Sang xuân, mùa xuân sang năm;
⑨ (văn) Ban ngày;
⑩ (văn) Người sáng suốt, người hiền minh;
⑪ (văn) Dương gian, cõi trần: Cõi âm và cõi trần;
⑫ (văn) Soi sáng, làm cho sáng: Bó đuốc còn đủ để soi (chiếu) sáng (Vương An Thạch: Du Bao Thiền sơn kí); Làm sáng cái đức sáng (Đại học);
⑬ (văn) Làm cho rõ, chứng tỏ, chứng minh;
⑭ [Míng] Triều Minh (Trung Quốc, năm 1368—1644);
⑮ [Míng] (Họ) Minh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Rõ ràng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đôi ta chút nghĩa đèo bòng, đến nhà trước liệu nói sòng cho minh «. Buổi sáng — Ban ngày — Tên một triều đại Trung Hoa, từ năm 1368 tới năm 1643, gồm 12 đời, 16 vị vua. : Minh chủ: Ông vua sáng suốt.

Từ ghép 97

bạc minh 薄明bạch hắc phân minh 白黑分明bán thấu minh 半透明bao minh 褒明băng tuyết thông minh 冰雪聰明bất minh 不明biện minh 辨明biểu minh 表明bình minh 平明cao minh 高明chánh đại quang minh 正大光明chỉ minh 指明chiêu minh 昭明chiếu minh 照明chú minh 注明chú minh 註明chứng minh 證明chước minh 灼明chương minh 彰明chưởng thượng minh châu 掌上明珠công minh 公明hiển minh 顯明hướng minh 嚮明khải minh 啟明lê minh 黎明minh bạch 明白minh biện 明辨minh châu 明珠minh chính 明正minh công 明公minh đại 明代minh đạo 明道minh đô vương 明都王minh đức 明徳minh giải 明解minh giám 明鑑minh hiển 明显minh hiển 明顯minh hỏa chấp trượng 明火執仗minh hương 明郷minh kinh 明經minh lượng 明亮minh lương 明良minh lương cẩm tú 明良錦繍minh mẫn 明敏minh mệnh 明命minh mục 明目minh mục trương đảm 明目張膽minh ngôn 明言minh nguyệt 明月minh nhật 明日minh niên 明年minh oan 明寃minh phàn 明矾minh quân 明君minh sát 明察minh tâm 明心minh thị 明示minh thiên 明天minh tín phiến 明信片minh tịnh 明净minh tinh 明星minh tịnh 明淨minh trí 明智minh triết 明哲minh trước 明著minh xác 明确minh xác 明確minh xương 明昌nghiêm minh 嚴明phát minh 发明phát minh 發明phân minh 分明quang minh 光明quang minh chính đại 光明正大quyết minh 厥明sinh minh 生明sơn minh 山明tai sinh minh 哉生明thanh minh 清明thanh minh 聲明thần minh 神明thông minh 聡明thông minh 聰明thuyết minh 說明tiêu minh 标明tiêu minh 標明tinh minh 精明tinh minh cán luyện 精明幹練tra minh 查明trì minh 遲明trứ minh 著明trừng minh 澄明u minh 幽明văn minh 文明xiển minh 闡明xương minh 昌明
tính
xìng ㄒㄧㄥˋ

tính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tính tình, tính cách
2. tính chất, giới tính
3. mạng sống

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản chất, bản năng vốn có tự nhiên của người hoặc vật. ◎ Như: "bổn tính" , "nhân tính" , "thú tính" . § Ghi chú: Nhà Phật nói cái tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng, "từ, bi, hỉ, xả" , mầu nhiệm tinh thần, chỉ vì vật dục làm mê mất chân tính ấy đi, nên mới tham lam, giận dữ, ngu si mà gây nên hết mọi tội. Nếu nhận tỏ bản tính ("kiến tính" ) của mình thì bao nhiêu sự sằng bậy đều sạch hết mà chứng được như Phật ngay.
2. (Danh) Công năng hoặc bản chất riêng của sự vật. ◎ Như: "độc tính" tính độc, "dược tính" tính thuốc, "từ tính" tính có sức hút như nam châm.
3. (Danh) Mạng sống. ◎ Như: "tính mệnh" .
4. (Danh) Giống, loại, phái. ◎ Như: "nam tính" phái nam, "thư tính" giống cái, "âm tính" loại âm, "dương tính" loại dương.
5. (Danh) Bộ phận liên quan về sinh dục, tình dục. ◎ Như: "tính khí quan" bộ phận sinh dục, "tính sanh hoạt" đời sống tình dục.
6. (Danh) Tính tình, tính khí. ◎ Như: "nhất thì tính khởi" bỗng nổi giận. ◇ Thủy hử truyện : "Huynh trưởng tính trực. Nhĩ đạo Vương Luân khẳng thu lưu ngã môn?" . ? (Đệ thập cửu hồi) Huynh trưởng tính thẳng. Huynh bảo Vương Luân bằng lòng thu nhận chúng mình ư?
7. (Danh) Phạm vi, phương thức. ◎ Như: "toàn diện tính" phạm vi bao quát mọi mặt, "tống hợp tính" tính cách tổng hợp, "lâm thì tính" tính cách tạm thời.

Từ điển Thiều Chửu

① Tính, là một cái lẽ chân chính trời bẩm phú cho người, như tính thiện tính lành.
② Mạng sống, như tính mệnh .
③ Hình tính, chỉ về công dụng các vật, như dược tính tính thuốc, vật tính tính vật, v.v.
④ Yên nhiên mà làm không có chấp chước gì cả, như Nghiêu Thuấn tính chi dã vua Nghiêu vua Thuấn cứ như chân tính mà làm vậy. Nhà Phật nói cái tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng từ bi hỉ xả mầu nhiệm tinh thần, chỉ vì vật dục làm mê mất chân tính ấy đi, nên mới tham lam giận dữ ngu si mà gây nên hết thẩy mọi tội. Nếu nhận tỏ bản tính (kiến tính ) của mình thì bao nhiêu sự sằng bậy đều sạch hết mà chứng được như Phật ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tính, tính chất, đặc tính: Dược tính; Tính sáng tạo; Bệnh mãn tính;
② Tính nết, tính tự nhiên của con người, bản tính: Cá tính; Người ta có bản tính giống và khác nhau (Tả Tư: Ngụy đô phú);
③ Giận dữ, nóng nảy: Bỗng nổi cơn giận;
④ Giới tính, giới, giống: Nữ giới; Giống đực;
⑤ Chỉ những việc hoặc bộ phận liên quan đến sinh dục và sự giao hợp của sinh vật nói chung.【】tính dục [xìngyù] Tình dục (đòi hỏi về sinh lí); 【】tính khí quan [xìngqìguan] Cơ quan sinh dục, bộ phận sinh dục;
⑥ (văn) Sống, đời sống (dùng như , bộ ): Dân vui với cuộc sống của mình mà lại không có kẻ thù (Tả truyện: Chiêu công thập cửu niên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trời cho sẵn trong mỗi người. Đoạn trường tân thanh : » Văn chương nết đất, thông minh tính trời «. — Ta còn hiểu là nết riêng của mỗi người, cũng thường gọi là tính nết. Tục ngữ: » Cha sinh con, trời sinh tính «. — Cái giống ( giống đực, giống cái ) — Cũng đọc Tánh.

Từ ghép 68

bản tính 本性bẩm tính 稟性biến tính 變性bỉnh tính 秉性bổn tính 本性bút tính 筆性cá tính 个性cá tính 個性cảm tính 感性căn tính 根性cấp tính 急性cẩu toàn tính mệnh 苟全性命chân tính 真性cương tính 剛性dị tính 異性diên tính 延性dược tính 藥性đàn tính 彈性đặc tính 特性đồng tính 同性đơn tính 單性đơn tính hoa 單性花đức tính 德性hỏa tính 火性huyết tính 血性khí tính 氣性kí tính 記性kiến tính 見性linh tính 靈性mạn tính 慢性nam tính 男性nguyên tính 原性nhân tính 人性nhiệt tính 熱性nhu tính 柔性nữ tính 女性pháp tính 法性phẩm tính 品性phú tính 賦性quán tính 慣性quần tính 羣性quốc tính 國性sách tính 索性sinh tính 生性suất tính 帥性suất tính 率性tâm tính 心性thiên tính 天性thú tính 獸性thuộc tính 属性thuộc tính 屬性tính bệnh 性病tính biệt 性別tính biệt 性别tính cách 性格tính chất 性質tính chất 性质tính dục 性慾tính dục 性欲tính giao 性交tính hành 性行tính khí 性氣tính mệnh 性命tính năng 性能tính tình 性情trung tính 中性trực tính 直性vật tính 物性
tri, trí
zhī ㄓ, zhì ㄓˋ

tri

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. quen nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết, hiểu. ◇ Cổ huấn "Lộ diêu tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm" , Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới thấy lòng người.
2. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Loan tử chi tương tự giả, duy kì mẫu năng tri chi" 孿, (Tu vụ ) Con sinh đôi thì giống nhau, chỉ có mẹ chúng mới phân biệt được.
3. (Động) Biết nhau, qua lại, giao thiệp. ◎ Như: "tri giao" giao thiệp, tương giao.
4. (Động) Nhận ra mà đề bạt, tri ngộ. ◇ Sầm Tham : "Hà hạnh nhất thư sanh, Hốt mông quốc sĩ tri" , (Bắc đình tây giao 西) May sao một thư sinh, Bỗng được nhờ bậc quốc sĩ nhận ra (tài năng).
5. (Động) Làm chủ, cầm đầu, chưởng quản. ◇ Quốc ngữ : "Hữu năng trợ quả nhân mưu nhi thối Ngô giả, ngô dữ chi cộng tri Việt quốc chi chánh" 退, (Việt ngữ ) Ai có thể giúp quả nhân mưu đánh lùi quân Ngô, ta sẽ cùng người ấy cai trị nước Việt.
6. (Danh) Kiến thức, học vấn. ◎ Như: "cầu tri" tìm tòi học hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
7. (Danh) Ý thức, cảm giác. ◇ Tuân Tử : "Thảo mộc hữu sanh nhi vô tri" (Vương chế ) Cây cỏ có sinh sống nhưng không có ý thức, cảm giác.
8. (Danh) Bạn bè, bằng hữu, tri kỉ. ◎ Như: "cố tri" bạn cũ.
9. Một âm là "trí". (Danh) Trí khôn, trí tuệ. § Thông "trí" . ◇ Luận Ngữ : "Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân yên đắc trí?" , (Lí nhân ) Chỗ ở có đức nhân là chỗ tốt, chọn chỗ ở mà không chọn nơi có đức nhân thì sao gọi là sáng suốt được (tức là có trí tuệ)?
10. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Thiều Chửu

① Biết, tri thức. Phàm cái gì thuộc về tâm mình nhận biết, biện biệt, phán đoán, toan tính, ghi nhớ được đều gọi là tri.
② Biết nhau, bè bạn chơi với nhau gọi là tri giao .
③ Hiểu biết.
④ Muốn.
⑤ Ghi nhớ.
⑥ Sánh ngang, đôi.
⑦ Khỏi.
⑧ Làm chủ, như tri phủ chức chủ một phủ, tri huyện chức chủ một huyện, v.v.
⑨ Tri ngộ, được người ta biết mà đề bạt mình lên gọi là thụ tri .
⑩ Một âm là trí. Trí khôn, trí tuệ, cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biết: Theo (chỗ) tôi biết; Biết lỗi;
② Cho biết: Thông tri, thông báo cho biết;
③ Tri thức, sự hiểu biết: Vô học thức, kém hiểu biết; Tri thức khoa học; ? Ai cho ngươi là có sự biết nhiều? (Liệt tử);
④ (văn) Người tri kỉ: Ngậm nước mắt mà tìm những người tri kỉ mới (Bão Chiếu: Vịnh song yến);
⑤ (văn) Tri giác, cảm giác: Những thứ như tay có thể có cảm giác đau đớn ngứa ngáy nhưng không thể có khả năng phân biệt phải trái được (Phạm Chẩn: Thần diệt luận);
⑥ (văn) Qua lại, giao thiệp: Vì vậy đoạn tuyệt qua lại với các tân khách (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư);
⑦ (văn) Chủ trì, trông coi: Có lẽ Tử Sản sẽ chủ trì chính sự (Tả truyện: Tương công nhị thập lục niên);
⑧ (văn) Biểu hiện ra ngoài, hiện ra: Văn Hầu không vui, hiện ra nét mặt (Lã thị Xuân thu);
⑨ (cũ) Tên chức quan đứng đầu một phủ hay một huyện: Tri phủ, quan phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biết — Sự hiểu biết — Một âm là Trí, dùng như chữ Trí .

Từ ghép 42

trí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết, hiểu. ◇ Cổ huấn "Lộ diêu tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm" , Đường dài mới biết sức ngựa, việc lâu ngày mới thấy lòng người.
2. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Loan tử chi tương tự giả, duy kì mẫu năng tri chi" 孿, (Tu vụ ) Con sinh đôi thì giống nhau, chỉ có mẹ chúng mới phân biệt được.
3. (Động) Biết nhau, qua lại, giao thiệp. ◎ Như: "tri giao" giao thiệp, tương giao.
4. (Động) Nhận ra mà đề bạt, tri ngộ. ◇ Sầm Tham : "Hà hạnh nhất thư sanh, Hốt mông quốc sĩ tri" , (Bắc đình tây giao 西) May sao một thư sinh, Bỗng được nhờ bậc quốc sĩ nhận ra (tài năng).
5. (Động) Làm chủ, cầm đầu, chưởng quản. ◇ Quốc ngữ : "Hữu năng trợ quả nhân mưu nhi thối Ngô giả, ngô dữ chi cộng tri Việt quốc chi chánh" 退, (Việt ngữ ) Ai có thể giúp quả nhân mưu đánh lùi quân Ngô, ta sẽ cùng người ấy cai trị nước Việt.
6. (Danh) Kiến thức, học vấn. ◎ Như: "cầu tri" tìm tòi học hỏi. ◇ Luận Ngữ : "Ngô hữu tri hồ tai? Vô tri dã. Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như dã; ngã khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên" ? . , ; (Tử Hãn ) Ta có kiến thức rộng chăng? Không có kiến thức rộng. Có người tầm thường hỏi ta (một điều), ta không biết gì cả; ta xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra.
7. (Danh) Ý thức, cảm giác. ◇ Tuân Tử : "Thảo mộc hữu sanh nhi vô tri" (Vương chế ) Cây cỏ có sinh sống nhưng không có ý thức, cảm giác.
8. (Danh) Bạn bè, bằng hữu, tri kỉ. ◎ Như: "cố tri" bạn cũ.
9. Một âm là "trí". (Danh) Trí khôn, trí tuệ. § Thông "trí" . ◇ Luận Ngữ : "Lí nhân vi mĩ, trạch bất xử nhân yên đắc trí?" , (Lí nhân ) Chỗ ở có đức nhân là chỗ tốt, chọn chỗ ở mà không chọn nơi có đức nhân thì sao gọi là sáng suốt được (tức là có trí tuệ)?
10. (Danh) Họ "Trí".

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khôn ngoan, thông minh, trí tuệ, trí (dùng như , bộ ): Kẻ trí thấy trước được sự việc lúc chưa phát sinh (Thương Quân thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Trí — Xem Tri.

Từ ghép 3

tứ
cì ㄘˋ, sì ㄙˋ

tứ

phồn thể

Từ điển phổ thông

ban ơn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ban cho. ◎ Như: "hạ tứ" ban cho kẻ dưới, "sủng tứ" vua yêu mà ban cho. ◇ Thủy hử truyện : "Tứ dữ nhất phó y giáp" (Đệ thập nhị hồi) Ban cho một bộ áo giáp.
2. (Động) Cầu xin (lời tôn kính). ◎ Như: "tứ giáo" xin chỉ dạy.
3. (Danh) Ơn huệ. ◇ Luận Ngữ : "Dân đáo vu kim thụ kì tứ" (Hiến vấn ) Dân đến bây giờ vẫn còn được chịu ơn.
4. (Danh) Hết. § Thông "tứ" . ◎ Như: cuối bức thư nói "dục ngôn bất tứ" muốn nói chẳng hết lời.

Từ điển Thiều Chửu

① Cho, trên cho dưới gọi là tứ.
② Ơn, như dân đáo vu kim thụ kì tứ (Luận ngữ ) dân đến bây giờ vẫn còn được chịu ơn.
③ Hết, như cuối bức thư nói dục ngôn bất tứ muốn nói chẳng hết lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ban, cho, ban cho: Ban ơn; Xin trả lời cho biết;
② Ơn: Chịu ơn; Ơn nặng, ơn to (tiếng lễ phép);
③ (văn) Hết: Muốn nói chẳng hết lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ban cho. Đoạn trường tân thanh : » Mấy lời hạ tứ ném chân gieo vàng «.

Từ ghép 6

tam, tám, tạm
sān ㄙㄢ, sàn ㄙㄢˋ

tam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ba, 3

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số ba.
2. (Danh) Họ "Tam".
3. (Tính) Thứ ba. ◎ Như: "giá thứ bỉ tái tha đắc liễu đệ tam danh" trong cuộc thi đó, anh ta chiếm được hạng thứ ba.
4. (Tính) Nhiều lần, lắm lượt. ◎ Như: "tam phiên lưỡng thứ" ba lần bốn lượt, "nhất vấn tam bất tri" từ đầu tới cuối chẳng biết gì cả.
5. Một âm là "tám". (Phó) Nhiều lần, làm đi làm lại. ◇ Luận Ngữ : "Nam Dong tám phục Bạch Khuê" (Tiên tiến ) Ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ Bạch Khuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Ba, tên số đếm.
② Một âm là tám. Hai ba lần, đọc đi đọc lại, như: Nam Dong tám phúc bạch khuê ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ bạch khuê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ba: Ba người cùng đi ắt phải có một người làm thầy ta (Hàn Dũ);
② Thứ ba: Đánh trống lần thứ nhất thì quân sĩ hăng lên, lần thứ hai thì giảm xuống, đến lần thứ ba thì không còn hăng nữa (Tả truyện); Tháng ba ở Lạc Dương cát bay mù mịt (Lí Bạch);
③ Nhiều lần: Suy nghĩ mãi về lời nói này; Nghĩ kĩ rồi mới làm; Ta mỗi ngày xét lại thân ta ba lần (Luận ngữ); Ba lần bị gãy tay, mới biết cách trị mà trở thành lương y (Tả truyện); Ta từng ba lần đánh trận ba lần thua (Liệt tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số ba — Chỉ số nhiều. Td: Tái tam ( nhiều lần ).

Từ ghép 107

cử nhất phản tam 舉一反三gia định tam gia 嘉定三家lục thao tam lược 六韜三略quần tam tụ ngũ 羣三聚五tái tam 再三tam bách 三百tam bản 三板tam bành 三彭tam bảo 三寶tam bất hủ 三不朽tam bội 三倍tam cá nguyệt 三個月tam cấp 三級tam cô 三孤tam công 三公tam cực 三極tam cương 三綱tam dục 三慾tam dục 三欲tam duy 三維tam duy 三维tam đa 三多tam đại 三代tam đảo 三島tam đạt đức 三達徳tam đạt đức 三達德tam đẳng 三等tam đầu chế 三頭制tam đầu lục tí 三頭六臂tam đoạn luận 三段論tam đồ 三塗tam đồ 三途tam giác 三角tam giác hình 三角形tam giáo 三教tam giáp 三甲tam giới 三界tam hạp 三峡tam hạp 三峽tam hi 三犧tam hoàng 三皇tam hoè cửu cức 三槐九棘tam hô 三呼tam hợp 三合tam hợp thổ 三合土tam huyền 三絃tam hựu 三宥tam khôi 三魁tam kiệt 三傑tam lăng hình 三稜形tam lệnh ngũ thân 三令五申tam lược 三略tam miên 三眠tam mộc thành sâm 三木成森tam muội 三昧tam nghi 三儀tam ngu 三虞tam nguyên 三元tam nguyệt 三月tam nhất trí 三一致tam nông 三農tam pháp 三法tam phẩm 三品tam phân 三分tam quan 三關tam quang 三光tam quân 三君tam quân 三軍tam quốc 三國tam quy 三皈tam quy y 三歸依tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tam sao thất bản 三抄失本tam sắc 三色tam sinh 三牲tam sinh 三生tam sơn 三山tam tài 三才tam tai 三災tam tạng 三藏tam thai 三台tam thái 三態tam thặng 三乘tam thân 三親tam thân 三身tam thập 三十tam thế 三世tam thể 三采tam thiên 三遷tam thiên đại thiên thế giới 三千大千世界tam thiên thế giới 三千世界tam thính 三聽tam thốn thiệt 三寸舌tam thứ 三次tam thừa 三乘tam tiêu 三焦tam tỉnh 三省tam tòng 三從tam tộc 三族tam tư 三思tam tự kinh 三字經tam vạn 三万tam vạn 三萬tam vô tư 三無私tam xá 三赦tam xuân 三春

tám

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số ba.
2. (Danh) Họ "Tam".
3. (Tính) Thứ ba. ◎ Như: "giá thứ bỉ tái tha đắc liễu đệ tam danh" trong cuộc thi đó, anh ta chiếm được hạng thứ ba.
4. (Tính) Nhiều lần, lắm lượt. ◎ Như: "tam phiên lưỡng thứ" ba lần bốn lượt, "nhất vấn tam bất tri" từ đầu tới cuối chẳng biết gì cả.
5. Một âm là "tám". (Phó) Nhiều lần, làm đi làm lại. ◇ Luận Ngữ : "Nam Dong tám phục Bạch Khuê" (Tiên tiến ) Ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ Bạch Khuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Ba, tên số đếm.
② Một âm là tám. Hai ba lần, đọc đi đọc lại, như: Nam Dong tám phúc bạch khuê ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ bạch khuê.

tạm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Nhiều lần — Một âm là Tam. Xem Tam.
sầu
chóu ㄔㄡˊ

sầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buồn bã

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nỗi buồn lo, lòng đau thương. ◎ Như: "li sầu" nỗi buồn chia li, "hương sầu" lòng buồn nhớ quê hương. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam Hà Bắc ) Được thấy vợ con, buồn lo còn đâu nữa? Cuốn vội sách vở, vui mừng muốn điên cuồng.
2. (Động) Buồn lo, đau thương, ưu lự, bi thương. ◇ Thôi Hiệu : "Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu" , 使 (Hoàng hạc lâu ) Trời tối, quê nhà nơi đâu? Trên sông khói sóng khiến người buồn. Tản Đà dịch thơ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
3. (Tính) Buồn bã, thảm đạm. ◎ Như: "sầu tự" mối buồn rầu, "sầu mi khổ kiểm" mặt mày buồn khổ, "sầu vân thảm vụ" mây mù thảm đạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Sầu, lo, buồn thảm.
② Kêu thương, thảm đạm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, rầu, lo: Buồn rầu; Đa sầu đa cảm; 穿 Không phải lo ăn lo mặc; Đừng buồn trên con đường trước mặt không có người tri kỉ, trong thiên hạ ai là người chẳng biết đến anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
② (văn) Làm buồn rầu: Hoa dương liễu làm buồn chết dạ người sang sông (Trịnh Cốc: Hoài thượng biệt hữu nhân);
③ Lo nghĩ, lo lắng;
④ Đau đớn, đau buồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu — Lo buồn — Buồn thảm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khúc đầu Tư Mã Phượng cầu, nghe ra như oán như sầu phải chăng «.

Từ ghép 45

sáo
tào ㄊㄠˋ

sáo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bao, túi, vỏ
2. khoác ngoài
3. lồng ghép
4. khách sáo
5. nhử, lừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bao, bọc, túi. ◎ Như: "bút sáo" tháp bút, "thư sáo" bao sách, "thủ sáo" găng tay.
2. (Danh) Dây thắng (xe, ngựa, v.v.). ◎ Như: "đại xa sáo" bộ dây buộc xe.
3. (Danh) Kiểu, thói, cách. ◎ Như: "lão sáo" kiểu cách cũ, "tục sáo" thói tục.
4. (Danh) Khuôn khổ, lề lối có sẵn. ◎ Như: "khách sáo" lối khách khí, lối xã giao. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn ngã tưởng, lịch lai dã sử, giai đạo nhất triệt, mạc như ngã giá bất tá thử sáo giả, phản đảo tân kì biệt trí" , , , , (Đệ nhất hồi) Nhưng tôi thiết tưởng, những chuyện dã sử xưa nay, đều giẫm lên một vết xe cũ, sao bằng cái chuyện của tôi không mượn khuôn sáo đó, (mà) đảo lộn mới lạ khác biệt.
5. (Danh) Chỗ đất hay sông uốn cong. ◎ Như: "hà sáo" khúc sông cong.
6. (Danh) Lượng từ: bộ, tổ, hồi. ◎ Như: "nhất sáo trà cụ" một bộ đồ uống trà, "nhất sáo lí luận" một hồi lí luận. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đương hạ tức mệnh tiểu đồng tiến khứ, tốc phong ngũ thập lưỡng bạch ngân, tịnh lưỡng sáo đông y" , , (Đệ nhất hồi) Liền sai tiểu đồng vào lấy (và) đưa cho ngay năm mươi lạng bạc cùng hai bộ quần áo mặc mùa đông.
7. (Động) Trùm, mặc ngoài. ◎ Như: "sáo kiện ngoại y" khoác áo ngoài, "sáo thượng mao y" mặc thêm áo len.
8. (Động) Lồng, nối ghép. ◎ Như: "sáo sắc" lồng màu (kĩ thuật in).
9. (Động) Mô phỏng, bắt chước. ◎ Như: "sáo công thức" phỏng theo công thức.
10. (Động) Lôi kéo. ◎ Như: "sáo giao tình" lân la làm quen, gây cảm tình.
11. (Động) Nhử, lừa, đưa vào tròng. ◎ Như: "dụng thoại sáo tha" nói nhử anh ta.
12. (Động) Buộc, đóng (xe, ngựa, v.v.). ◎ Như: "sáo xa" đóng xe (vào súc vật), "sáo mã" đóng ngựa.
13. (Tính) Trùm ngoài, bọc thêm bên ngoài. ◎ Như: "sáo hài" giày đi mưa (giày lồng), "sáo khố" quần lồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Phàm vật gì chập chùng đều gọi là sáo. Một bộ quần áo gọi là nhất sáo . Chén nhỏ để lọt vào trong chén to được gọi là sáo bôi .
② Cái bao ở ngoài đồ gọi là sáo. Như bút sáo thắp bút.
③ Bị người ta lung lạc gọi là lạc sáo giản dị mộc mạc không bị xô đẩy với đời gọi là thoát sáo nghĩa là thoát khỏi cái vòng trần tục.
④ Phàm bắt chước lượm lấy văn tự người khác hay nói đuôi người ta đều gọi là sáo, như sáo ngữ câu nói đã thành lối.
⑤ Chỗ đất cong cũng gọi là sáo, như hà sáo khúc sông cong.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vật bọc ngoài: Găng tay; Áo ngoài, áo khoác; Áo gối;
② Chụp vào, trùm vào, mặc (bên ngoài): Mặc thêm áo len (bên ngoài);
③ Vỏ, bao đựng: Tháp bút; Vỏ chăn bông;
④ Bộ: May một bộ quần áo; Mua một bộ sách;
⑤ Rập khuôn, khuôn sáo, bê nguyên xi: Đoạn này bê nguyên xi từ bài văn của một người khác; Ra khỏi khuôn sáo, thoát ngoài thói đời; Lời khuôn sáo;
⑥ Thòng lọng: Thòng lọng;
⑦ Buộc súc vật kéo vào xe, đóng xe.【】sáo xa [tàoche] Đóng xe, mắc xe vào súc vật;
⑧ (văn) Khúc cong: Khúc sông cong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ đất quanh co — Môt bộ đồ vật — Cái khuôn — Khuôn mẫu có sẵn.

Từ ghép 7

ngoại
wài ㄨㄞˋ

ngoại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bên ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên ngoài. ◎ Như: "nội ngoại" trong và ngoài, "môn ngoại" ngoài cửa, "ốc ngoại" ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" tiền nước ngoài, "ngoại địa" đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" ông ngoại, "ngoại tôn" cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" một chương khác, "ngoại nhất thủ" một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" biệt danh, "ngoại sử" sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử : "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.

Từ ghép 99

bài ngoại 排外bất ngoại 不外cách ngoại 格外cảnh ngoại 境外cục ngoại 局外dĩ ngoại 以外độ ngoại 度外đối ngoại 对外đối ngoại 對外hải ngoại 海外hôn ngoại 婚外hướng ngoại 向外kiến ngoại 見外lệ ngoại 例外môn ngoại 門外ngoại bà 外婆ngoại bang 外邦ngoại bào 外袍ngoại biểu 外表ngoại bộ 外部ngoại cảm 外感ngoại cô 外姑ngoại cữu 外舅ngoại diện 外面ngoại diện 外靣ngoại đạo 外道ngoại đường 外堂ngoại gia 外家ngoại giao 外交ngoại giáo 外教ngoại giao đoàn 外交團ngoại giới 外界ngoại hạn 外限ngoại hạng 外項ngoại hành 外行ngoại hiệu 外号ngoại hiệu 外號ngoại hình 外形ngoại hóa 外貨ngoại hối 外匯ngoại huynh đệ 外兄弟ngoại hương 外鄉ngoại khấu 外寇ngoại khoa 外科ngoại kiều 外僑ngoại lai 外來ngoại lai 外来ngoại lưu 外流ngoại mạo 外貌ngoại mậu 外貿ngoại mậu 外贸ngoại ngữ 外語ngoại ngữ 外语ngoại nhân 外人ngoại nhiệm 外任ngoại ông 外翁ngoại phiên 外藩ngoại quan 外官ngoại quan 外觀ngoại quốc 外国ngoại quốc 外國ngoại sáo 外套ngoại sự 外事ngoại sử 外史ngoại tâm 外心ngoại thận 外腎ngoại thân 外親ngoại thị 外氏ngoại thích 外戚ngoại thuộc 外属ngoại tình 外情ngoại tổ 外祖ngoại tổ mẫu 外祖母ngoại tôn 外孙ngoại tôn 外孫ngoại truyền 外傳ngoại trưởng 外長ngoại trưởng 外长ngoại tử 外子ngoại tư 外資ngoại tư 外资ngoại vật 外物ngoại viện 外援ngoại vụ 外務ngoại xá 外舍phận ngoại 分外phương ngoại 方外quan ngoại 關外quốc ngoại 国外quốc ngoại 國外tại ngoại 在外tái ngoại 塞外thử ngoại 此外vật ngoại 物外viên ngoại 員外vụ ngoại 務外xuất ngoại 出外ý ngoại 意外ý tại ngôn ngoại 意在言外

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.