phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ 論語: "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" 微管仲吾其彼髮左衽矣 (Hiến vấn 憲問) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di 夷, Địch 狄). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh 詩經: "Vi ngã vô tửu" 微我無酒 (Bội phong 邶風, Bách chu 柏舟) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư 漢書: "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 解使人微知賊處 (Quách Giải truyện 郭解傳) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" 精微, "vi diệu" 微妙 tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" 微罪 tội nhỏ, "vi lễ" 微禮 lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" 衰微 suy yếu. ◇ Hàn Dũ 韓愈: "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" 毛血日益衰, 志氣日益微 (Tế thập nhị lang văn 祭十二郎文) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" 出身寒微 xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí 史記: "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" 呂太后者, 高祖微時妃也 (Lữ thái hậu bổn kỉ 呂太后本紀) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" 微少 ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" 微波 microwave, "vi âm khí" 微音器 microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh 詩經: "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" 彼月而微, 此日而微 (Tiểu nhã 小雅, Thập nguyệt chi giao 十月之交) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận 謝靈運: "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" 出谷日尚早, 入舟陽已微 (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác 石壁精舍還湖中作) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" 微服 đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" 微行 đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" 不僅, "bất độc" 不獨. ◇ Kỉ Quân 紀昀: "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" 此罪至重, 微我難解脫, 即釋迦牟尼, 亦無能為力也 (Duyệt vi thảo đường bút kí 閱微草堂筆記) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" 微笑 cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" 拈花微笑 cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" 微.
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" 寸); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" 秒).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".
Từ ghép 43
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. nhạt (màu)
Từ điển Thiều Chửu
② Nhỏ, như vi tội 微罪 tội nhỏ, vi lễ 微禮 lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi 式微 suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục 微服 đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành 微行 đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ 微管仲吾其彼髮左衽矣 không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: 精微 Tinh vi; 微妙 Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: 微服 Mặc đồ xấu để không ai biết mình; 微行 Đi lén; 嘗以中山之謀微告趙王 Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: 式微 Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: 微與之期 Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); 雖讀禮傳,微愛屬文 Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); 微管仲吾其被髮左衽矣 Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: 微感不適 Thấy trong người hơi khó chịu; 肅弟秉正,字文正,涉獵書史,微有兄風 Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); 以小杖微打之 Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: 衰微 Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: 微米 Micrômet ( ); 微秒 Micrô giây.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Nghiên cứu, học tập. ◎ Như: "học kĩ thuật" 學技術 học kĩ thuật, "học nhi bất yếm" 學而不厭 học hỏi không chán.
3. (Động) Bắt chước, mô phỏng. ◎ Như: "học kê khiếu" 學雞叫 bắt chước tiếng gà gáy.
4. (Danh) Trường học. ◎ Như: "tiểu học" 小學, "trung học" 中學, "đại học" 大學.
5. (Danh) Môn, ngành. ◎ Như: "khoa học" 科學.
6. (Danh) Nhà Phật chia ra hai hạng: (1) "Hữu học" 有學 hạng còn phải học mới biết. (2) "Vô học" 無學 hạng không cần phải học cũng biết.
Từ điển Thiều Chửu
② Chỗ học, như học đường 學堂, học hiệu 學校, tức là trường học bây giờ.
③ Phàm các sự vật gì vì nghiên cứu mà biết tới giường mối ngành ngọn của nó đều gọi là học như học thuật 學術, khoa học 科學, v.v.
④ Nhà Phật chia ra hai hạng: 1) hữu học 有學 hạng còn phải học mới biết. 2) vô học 無學 hạng không cần phải học cũng biết.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Noi theo, phỏng theo, bắt chước: 學雞叫 Bắt chước gà gáy;
③ Học thức: 博學多能 Học rộng tài cao;
④ Môn học: 醫學 Y học;
⑤ Trường học: 上學 Đi học, vào trường.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 126
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. thật thà
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" 田野蕪, 倉廩虛, 囹圄實 (Phiếm luận 氾論) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" 實情 tình hình chân xác, "chân tài thật học" 真才實學 có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" 誠實無欺 chân thành không dối trá, "trung thật" 忠實 trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" 事實 sự tích có thật, "tả thật" 寫實 mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" 庭實 đồ bày trong sân nhà, "quân thật" 軍實 các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" 開花結實 nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử 莊子: "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" 魏王貽我大瓠之種, 我樹之成而實五石 (Tiêu dao du 逍遙遊) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh 法華經: "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" 我今此眾, 無復枝葉, 純有貞實, 舍利弗, 如是增上慢人, 退亦佳矣 (Phương tiện phẩm đệ nhị 方便品第二) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" 名. ◎ Như: "hữu danh vô thật" 有名無實 chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" 名實相符 hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí 史記: "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" 治百官, 親萬民, 實府庫, 子孰與起 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí 史記: "Thật vô phản tâm" 實無反心 (Lí Tư truyện 李斯傳) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".
Từ điển Thiều Chửu
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại 實在 thật còn, thật tình 實情 tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn 以實吾言 lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật 口實.
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật 事實.
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật 庭實, các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật 軍實.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 34
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. thật thà
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" 田野蕪, 倉廩虛, 囹圄實 (Phiếm luận 氾論) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" 實情 tình hình chân xác, "chân tài thật học" 真才實學 có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" 誠實無欺 chân thành không dối trá, "trung thật" 忠實 trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" 事實 sự tích có thật, "tả thật" 寫實 mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" 庭實 đồ bày trong sân nhà, "quân thật" 軍實 các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" 開花結實 nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử 莊子: "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" 魏王貽我大瓠之種, 我樹之成而實五石 (Tiêu dao du 逍遙遊) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh 法華經: "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" 我今此眾, 無復枝葉, 純有貞實, 舍利弗, 如是增上慢人, 退亦佳矣 (Phương tiện phẩm đệ nhị 方便品第二) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" 名. ◎ Như: "hữu danh vô thật" 有名無實 chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" 名實相符 hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí 史記: "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" 治百官, 親萬民, 實府庫, 子孰與起 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí 史記: "Thật vô phản tâm" 實無反心 (Lí Tư truyện 李斯傳) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".
Từ điển Thiều Chửu
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại 實在 thật còn, thật tình 實情 tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn 以實吾言 lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật 口實.
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật 事實.
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật 庭實, các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật 軍實.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thực, thật, thật thà, thật là: 實心實意 Thật lòng thật dạ; 實話實說 Lời thực nói thẳng; 實在好 Thật là tốt; 老實人說老實話 Người thật nói thẳng; 我實不德 Ta thật không đó đức. 【實在】thực tại [shízài] a. Thật, thật sự, thật là, thật tình: 這事我實在一點不知道 Việc này thật tôi không biết tí gì; b. Trên thực tế, thực ra (thật ra): 他說是 懂了,實在并不懂 Nó nói đã hiểu rồi, nhưng thực tế (thật ra) chả hiểu gì cả;
③ (văn) Chứng thực: 以實吾言 Để chứng thực lời tôi nói;
④ Sự thật, việc thật;
⑤ Quả, trái: 開花結實 Khai hoa kết quả;
⑥ (văn) Các phẩm vật, đồ đạc bày ra: 庭實 Đồ đạc bày la liệt trong sân nhà; 軍實 Binh khí trong dinh quân;
⑦ (văn) Xin, mong (biểu thị sự sai khiến hoặc khuyến cáo): 敢布腹心,君實圖之!Mạo muội nói điều nghĩ trong lòng, xin ngài tính cho (Tả truyện: Tuyên công thập nhị niên);
⑧ (văn) Trợ từ, đặt giữa tân ngữ ở trước với động từ ở sau, để đảo tân ngữ ra trước động từ: 鬼神非人實親,惟德是依 quỷ thần chẳng phải thân gần với người nào, chỉ dựa theo đức hạnh (mà quyết định thân hay sơ) (Tả truyện: Hi công ngũ niên) (chữ 人 là tân ngữ, đưa ra trước động từ 親).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 39
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Ứ, đọng, tích tụ. ◎ Như: "trệ tiêu" 滯銷 hàng ế.
3. (Động) Ở lại, gác lại. ◇ Tào Phi 曹丕: "Ngô, Hội phi ngã hương, An năng cửu lưu trệ" 吳會非我鄉, 安能久留滯 (Tạp thi 雜詩, Chi nhị).
4. (Động) Phế bỏ, không dùng.
5. (Động) Rơi rớt, bỏ sót. ◇ Thi Kinh 詩經: "Bỉ hữu di bỉnh, Thử hữu trệ tuệ" 彼有遺秉, 此有滯穗 (Tiểu nhã 小雅, Đại điền 大田) Chỗ kia có những nắm lúa còn sót, Chỗ này có mấy chùm lúa rơi rớt.
6. (Tính) Không thông, không trôi chảy, trở ngại. ◎ Như: "ngưng trệ" 凝滯 ngừng đọng, "tích trệ" 積滯 ứ đọng.
7. (Tính) Lâu, dài. ◇ Nguyễn Du 阮攸: "Mãn sàng trệ vũ bất kham thính" 滿床滯雨不堪聽 (Tống nhân 送人) Tiếng mưa dầm dề đầy giường nghe không chịu nổi.
8. (Tính) Hẹp hòi, cố chấp, câu nệ. ◇ Lữ Khôn 呂坤: "Cố lương tri bất trệ ư kiến văn, nhi diệc bất li ư kiến văn" 故良知不滯於見聞, 而亦不離於見聞 (Biệt nhĩ thiệm thư 別爾贍書).
9. (Tính) Chậm chạp, trì độn. ◇ Kim sử 金史: "Khanh niên thiếu tráng, nhi tâm lực đa trệ" 卿年少壯, 而心力多滯 (Tông Duẫn truyện 宗尹傳).
10. (Tính) Không thư thái, không dễ chịu. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì 初刻拍案驚奇: "Cập khán công diện thượng khí sắc hữu trệ, đương hữu ưu ngu" 及看公面上氣色有滯, 當有憂虞 (Quyển tứ).
11. (Tính) Không hợp, trái nghịch lẫn nhau. ◇ Tuệ Kiểu 慧皎: "Tự đại pháp đông bị, thủy ư Hán, Minh, thiệp lịch Ngụy, Tấn, kinh luận tiệm đa, nhi Chi, Trúc sở xuất, đa trệ văn cách nghĩa" 自大法東被, 始於漢明, 涉歷魏晉, 經論漸多, 而支竺所出, 多滯文格義 (Cao tăng truyện 高僧傳, Dịch kinh trung 譯經中, Cưu Ma La Thập 鳩摩羅什).
12. (Danh) Chỗ ngờ, điều không dễ hiểu. ◇ Ngụy thư 魏書: "An Phong Vương Diên Minh, bác văn đa thức, mỗi hữu nghi trệ, hằng tựu Diễm Chi biện tích, tự dĩ vi bất cập dã" 安豐王延明, 博聞多識, 每有疑滯, 恒就琰之辨析, 自以為不及也 (Lí Diễm Chi truyện 李琰之傳).
13. (Danh) Chỉ người bị phế bỏ, không được dùng. ◇ Tả truyện 左傳: "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" 逮鰥寡, 振廢滯, 匡乏困, 救災患 (Thành Công thập bát niên 成公十八年) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.
Từ điển Thiều Chửu
② Trì trệ.
③ Cái gì không được trơn tru đều gọi là trệ.
④ Bỏ sót.
⑤ Mắc vướng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Bỏ sót;
③ (văn) Mắc, vướng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 8
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" 文法 nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" 語法 quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" 書法 phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" 方法 cách làm, "biện pháp" 辦法 đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" 道士作法 đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" 魔法 thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" 法 là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" 佛法 lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" 說法 giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên 五燈會元: "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" 法尚應捨, 何況非法 (Cốc san tàng thiền sư 谷山藏禪師) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" 法塵 cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 法蘭西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" 師法 bắt chước làm theo, "hiệu pháp" 效法 phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" 夕受而不法, 朝斥之矣 (Phong kiến luận 封建論) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" 法帖 thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" 法衣 áo cà-sa, "pháp hiệu" 法號 tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.
Từ điển Thiều Chửu
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp 非聖無法 chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp 正法 đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp 文法 phép làm văn, thư pháp 書法 phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp 師法 bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp 說法, tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư 法師, v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp 法帖 cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 法蘭西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần 法塵.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: 辦法 Biện pháp; 用法 Cách dùng; 加法 Phép cộng; 用兵之法 Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: 法帖 Thiếp mẫu (để tập viết chữ); 效法 Bắt chước, noi theo; 使内外異法也 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: 現身說法 Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: 法術 Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: 師法 Bắt chước làm theo; 上胡不法先王之法 Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); 不必法古 Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: 夕受而不法,朝斥矣 Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 169
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh 書經: "Đồng luật độ lượng hành" 同律度量衡 (Thuấn điển 舜典) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du 陸游: "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" 死去元知萬事空, 但悲不見九州同 (Thị nhi 示兒) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" 同甘苦, 共患難 cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" 贊同 chấp nhận, "đồng ý" 同意 có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" 同類 cùng loài, "tương đồng" 相同 giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" 有福同享, 有難同當 có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" 有事同你商量 có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" 我同他一起去看電影 tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" 促進世界大同 tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" 合同 giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ 衕.
Từ điển Thiều Chửu
② Cùng nhau, như đồng học 同學 cùng học, đồng sự 同事 cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 福祿來同 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế 大同之世 cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng 雷同 nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Cùng: 同學 Bạn học; 同去參觀 Cùng đi thăm; 今王與百姓同樂,則王矣 Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【同時】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【同樣】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: 用同樣的方法 Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: 我同他是老朋友 Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: 同船濟水 Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem 衕 [tòng] (bộ 行).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 97
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Đau khổ, thống khổ. ◎ Như: "dân gian tật khổ" 民間疾苦 những thống khổ của nhân dân. ◇ Quản Tử 管子: "Phàm mục dân giả, tất tri kì tật" 凡牧民者, 必知其疾 (Tiểu vấn 小問) Là bậc chăn dân, tất phải biết nỗi khổ của dân.
3. (Danh) Tật, vết.
4. (Danh) Cái chắn trước đòn xe.
5. (Động) Mắc bệnh. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Tích giả tật, kim nhật dũ" 昔者疾, 今日癒 (Công Tôn Sửu hạ 公孫丑下) Trước đây bị bệnh, nay đã khỏi.
6. (Động) Ganh ghét, đố kị. ◇ Sử Kí 史記: "Tẫn chí, Bàng Quyên khủng kì hiền ư kỉ, tật chi, tắc dĩ pháp hình đoạn kì lưỡng túc nhi kình chi" 臏至,龐涓恐其賢於己, 疾之, 則以法刑斷其兩足而黥之 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) (Tôn) Tẫn đến, Bàng Quyên sợ Tôn Tẫn giỏi hơn mình, (mới đem lòng) ghen ghét mà ghép vào tội, chặt cả hai chân và đồ mực vào mặt.
7. (Động) Ưu lo. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quân tử tật một thế nhi danh bất xưng yên" 君子疾沒世而名不稱焉 (Vệ Linh Công 衛靈公) Người quân tử lo rằng tới chết mà không ai biết tiếng mình.
8. (Động) Chạy nhanh, đi nhanh. ◇ Nguyễn Du 阮攸: "Lãng hoa song trạo tật như phi" 浪花雙棹疾如飛 (Thương Ngô Trúc Chi ca 蒼梧竹枝歌) Hai chèo tung sóng hoa, (thuyền) lướt như bay.
9. (Tính) Nhanh, mạnh, mãnh liệt. ◇ Thiền Uyển Tập Anh 禪苑集英: "Cao ngạn tật phong tri kính thảo, Bang gia bản đãng thức trung lương" 髙岸疾風知勁草邦家版蕩識忠良 (Viên Chiếu Thiền sư 圓照禪師) Gió lộng bờ cao hay cỏ cứng, Nhà tan nước mất biết trung lương.
10. (Tính) Bạo ngược.
11. (Phó) Giận dữ, chán ghét. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Phủ kiếm tật thị" 撫劍疾視 (Lương Huệ vương hạ 梁惠王下) Tuốt gươm nhìn giận dữ.
Từ điển Thiều Chửu
② Quấy khổ, nghiệt ác làm khổ dân gọi là dân tật 民疾.
③ Giận, như phủ kiếm tật thị 撫劍疾視 (Mạnh Tử 孟子) tuốt gươm trợn mắt nhìn.
④ Ghét giận.
⑤ Vội vàng.
⑥ Nhanh nhẹn.
⑦ Bạo ngược.
⑧ Cái chắn trước đòn xe.
⑨ Tật, vết.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đau khổ: 人類的疾苦 Nỗi đau khổ của loài người;
③ Căm ghét, ganh ghét, đố kị: 疾惡如仇 Ghét điều ác như kẻ thù; 龐涓以其賢于己,疾之 Bàng Quyên cho là ông ta tài giỏi hơn mình, nên ganh ghét (đố ki å) ông ta (Sử kí). Cv. 嫉;
④ (văn) Quấy khổ, đối xử ác nghiệt: 民疾 Làm khổ dân;
⑤ (văn) Giận: 撫劍疾視 Tuốt gươm trợn mắt nhìn;
⑥ (văn) Bạo ngược;
⑦ (văn) Cái chắn trước đòn xe;
⑦ Gấp, vội, vội vàng, nhanh mạnh: 疾馳 Chạy nhanh; 疾走 Đi nhanh; 疾雷不及掩耳 Sấm nhanh chẳng kịp che tai (Tam quốc chí);
⑧ (văn) Gấp rút làm (việc gì): 萬民疾于耕戰 Muôn dân gấp rút lo việc cày cấy và đánh giặc (Thương Quân thư).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 30
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. thi tài
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Thi, so sánh, khảo nghiệm. ◎ Như: "khảo thí" 考試 thi xét khả năng.
3. (Động) Dùng. ◇ Luận Ngữ 論語: "Ngô bất thí, cố nghệ" 吾不試, 故藝 (Tử Hãn 子罕) Ta không được dùng (làm quan), cho nên (học được) nhiều nghề.
4. (Động) Dò thử. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Giá thị tổ sư thí tham thái úy chi tâm" 這是祖師試探太尉之心 (Đệ nhất hồi) Đó là sư tổ (muốn) dò thử lòng thái úy.
Từ điển Thiều Chửu
② Thi, so sánh tài nghệ để xem hơn kém gọi là thí. Như khảo thí 考試 thi khảo.
③ Dùng,
④ Nếm.
⑤ Dò thử.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thi, so sánh, kiểm nghiệm: 口 試 Thi miệng; 試題 Đề thi, câu hỏi thi; 試場 Nơi (trường) thi; 初試 Thi đợt đầu;
③ (văn) Dùng;
④ (văn) Nếm.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 14
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm 范仲淹: "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" 刻唐賢今人詩賦於其上, 屬予作文以記之 (Nhạc Dương Lâu kí 岳陽樓記) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" 授記.
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" 禮記 sách chép các lễ phép, "du kí" 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" 范仲淹 viết "Nhạc Dương Lâu kí" 岳陽樓記.
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" 以白色爲記 lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" 暗記 mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" 打一記 đánh một cái.
Từ ghép 45
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. ghi chép, viết
Từ điển Thiều Chửu
② Ghi chép. Như kí quá 記過 ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí 禮記 sách chép các lễ phép, du kí 遊記 sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí 書記.
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ghi, biên: 記帳 Ghi sổ; 記一大功 Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: 日記 Nhật kí; 游記 Du kí; 大事記 Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: 以白色爲記 Lấy màu trắng làm dấu hiệu; 鈴記 Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 9
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. khuất phục
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Khuất".
3. (Động) Làm cho cong, co lại. ◎ Như: "khuất tất" 屈膝 quỳ gối, "khuất chỉ nhất toán" 屈指一算 bấm đốt tính. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" 往者屈也, 來者信也 (Hệ từ hạ 繫辭下) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
4. (Động) Hàng phục. ◎ Như: "khuất tiết" 屈節 không giữ được tiết tháo. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Uy vũ bất năng khuất" 威武不能屈 (Đằng Văn Công hạ 滕文公下) Uy quyền sức mạnh không làm khuất phục được.
5. (Tính) Cong, không thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh 道德經: "Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết" 大直若屈, 大巧若拙 (Chương 45) Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng.
6. (Tính) Thiếu sót, không đủ vững. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" 理屈詞窮 lẽ đuối lời cùng.
7. (Phó) Miễn cưỡng, gượng ép. ◇ Tam quốc chí 三國志: "Thử nhân khả tựu kiến, bất khả khuất trí dã" 此人可就見, 不可屈致也 (Gia Cát Lượng truyện 諸葛亮傳) Người này đáng nên xin gặp, không thể miễn cưỡng vời lại được đâu.
8. (Phó) Oan uổng. ◎ Như: "khuất tử" 屈死 chết oan uổng.
9. Một âm là "quật". (Tính) ◎ Như: "quật cường" 屈疆 cứng cỏi.
Từ điển Thiều Chửu
② Chịu khuất, như khuất tiết 屈節 chịu bỏ cái tiết của mình mà theo người.
③ Một âm là quật. Như quật cường 屈彊 cứng cỏi.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Khuất phục, chịu khuất: 不屈 Không khuất phục; 屈節 Chịu bỏ khí tiết của mình;
③ Oan ức: 叫屈 Kêu oan; 受屈 Uất ức;
④ Đuối lí: 理屈詞窮 Nghẹn lời cụt lí;
⑤ [Qu] (Họ) Khuất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 13
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Khuất".
3. (Động) Làm cho cong, co lại. ◎ Như: "khuất tất" 屈膝 quỳ gối, "khuất chỉ nhất toán" 屈指一算 bấm đốt tính. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" 往者屈也, 來者信也 (Hệ từ hạ 繫辭下) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
4. (Động) Hàng phục. ◎ Như: "khuất tiết" 屈節 không giữ được tiết tháo. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Uy vũ bất năng khuất" 威武不能屈 (Đằng Văn Công hạ 滕文公下) Uy quyền sức mạnh không làm khuất phục được.
5. (Tính) Cong, không thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh 道德經: "Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết" 大直若屈, 大巧若拙 (Chương 45) Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng.
6. (Tính) Thiếu sót, không đủ vững. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" 理屈詞窮 lẽ đuối lời cùng.
7. (Phó) Miễn cưỡng, gượng ép. ◇ Tam quốc chí 三國志: "Thử nhân khả tựu kiến, bất khả khuất trí dã" 此人可就見, 不可屈致也 (Gia Cát Lượng truyện 諸葛亮傳) Người này đáng nên xin gặp, không thể miễn cưỡng vời lại được đâu.
8. (Phó) Oan uổng. ◎ Như: "khuất tử" 屈死 chết oan uổng.
9. Một âm là "quật". (Tính) ◎ Như: "quật cường" 屈疆 cứng cỏi.
Từ điển Thiều Chửu
② Chịu khuất, như khuất tiết 屈節 chịu bỏ cái tiết của mình mà theo người.
③ Một âm là quật. Như quật cường 屈彊 cứng cỏi.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Cạn kiệt: 用之無度,則物力必掘掘 Dùng mà vô độ thì vật lực ắt phải cạn kiệt (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ).
Từ ghép 2
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.