cánh, cảnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

cánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xong, hoàn thành
2. cuối cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trọn, suốt. ◎ Như: "cánh nhật" trọn ngày, "cánh dạ" suốt đêm, "chung nhật cánh dạ" suốt ngày suốt đêm.
2. (Động) Truy cứu, đến cùng tột. ◎ Như: "cùng nguyên cánh ủy" truy cứu tận cõi nguồn.
3. (Động) Hoàn thành, hoàn tất, xong. ◎ Như: "khán thư kí cánh" xem sách đã xong.
4. (Phó) Cuối cùng, rốt cuộc. ◎ Như: "hữu chí giả sự cánh thành" có chí rồi sau cùng làm nên.
5. (Phó) Mà, lại. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nguyên lai kim nhật dã thị Bình cô nương đích thiên thu, ngã cánh bất tri" , (Đệ lục thập nhị hồi) Hóa ra hôm nay cũng là ngày sinh nhật của chị Bình mà tôi lại không biết.
6. (Phó) Trực tiếp, thẳng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngã cánh vãng Hạ Khẩu, tận khởi quân tiền lai tương trợ" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Tôi đến thẳng Hạ Khẩu, đem hết quân đến trước giúp đỡ.

Từ điển Thiều Chửu

① Trọn, như cánh nhật trọn ngày, hữu chí cánh thành có chí trọn nên, v.v.
② Hết, như trường tài vị cánh chưa thả hết tài.
③ Xong, như độc cánh đọc sách xong.
④ Dùng làm trợ từ, như tất cánh , cứu cánh xét hết, kết cùng, xét đến cùng tột.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xong: Xếp đặt đã xong; Xem sách đã xong (Tấn thư);
② Suốt, trọn: Suốt ngày, trọn ngày; Trọn đời;
③ (văn) Hết: Chưa hết;
④ Cuối cùng, ắt: Càng đi càng xa, cuối cùng đã đến Quế Lâm; Có chí ắt làm nên; Đạo cuối cùng để làm gì? (Lưu Vũ Tích: Thiên luận thượng);
⑤ (văn) Truy cứu: Đó là nhà vua tôn trọng thái hậu, nên không truy cứu vậy (Hán thư);
⑥ (văn) Biên giới, biên cảnh (dùng như , bộ );
⑦ (pht) Mà, lại: Lâu năm không gặp, không ngờ lại gặp nhau trên xe đò; Bộ phim này hay thế mà anh ấy lại không đi xem.【】cánh nhiên [jìngrán] (pht) Mà, lại: Công việc phức tạp như vậy mà anh ấy chỉ mất có hai ngày đã làm xong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ chấm dứt của bài hát — Chỗ cuối cùng. Chẳng hạn Cứu cánh — Hết. Chấm dứt. — Một âm khác là Cảnh.

Từ ghép 6

cảnh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ cõi. Vùng đất. Dùng như chữ Cảnh — Một âm khác là Cánh.
shū ㄕㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái lược
2. chải (tóc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái lược (để chải tóc). ◎ Như: "mộc sơ" lược gỗ.
2. (Danh) Chỉ công cụ hình giống cái lược (dùng để cạo, chải lông thú, v.v.).
3. (Động) Chải đầu, chải. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thì Điêu Thuyền khởi ư song hạ sơ đầu" (Đệ bát hồi) Bấy giờ Điêu Thuyền đã dậy, ở cửa sổ chải đầu.
4. (Động) Chia cắt ra. ◇ Xuân chử kỉ văn : "Đường nhân tối trọng Đoan Khê thạch, mỗi đắc nhất giai thạch, tất sơ nhi vi sổ bản" , , (Triệu an định đề nghiên chế ) Người đời Đường rất quý đá Đoan Khê, mỗi lần được đá quý, đều cắt ra làm thành mấy bản.
5. (Động) Sửa lại, làm cho thông, chỉnh lí, dẫn đạo.

Từ điển Thiều Chửu

① Chải đầu.
② Cái lược thưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái lược: Lược gỗ. Cg. [lôngzi];
② Chải: Chải đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chải tóc. Chải đầu — Cái lược.

Từ ghép 3

quái
guài ㄍㄨㄞˋ

quái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kỳ lạ
2. yêu quái

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lạ, kì dị, khác thường. ◎ Như: "quái sự" việc lạ, "kì hình quái trạng" hình trạng kì dị.
2. (Danh) Yêu ma, ma quỷ. ◎ Như: "quỷ quái" ma quái.
3. (Danh) Sự vật kì lạ, không bình thường. ◇ Luận Ngữ : "Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần" : , , , (Thuật nhi ) Khổng Tử không nói về (bốn điều này): quái dị, dũng lực, phản loạn, quỷ thần.
4. (Danh) Họ "Quái".
5. (Động) Kinh ngạc, lấy làm lạ. ◇ Sử Kí : "Tốt mãi ngư phanh thực, đắc ngư phúc trung thư, cố dĩ quái chi hĩ" , , (Trần Thiệp thế gia ) Quân lính mua cá mổ ra, thấy trong bụng cá có chữ, nên cho là quái lạ. § Ghi chú: Tức là ba chữ "Trần Thắng vương" viết trên lụa mà "Trần Thắng" và "Ngô Quảng" đã nhét vào bụng cá trước đó.
6. (Động) Nghi ngờ, nghi kị. ◇ Tô Thức : "Đa tài cửu bị thiên công quái" (Liễu Tử Ngọc quá Trần ) Lắm tài, từ lâu bị ông trời nghi kị.
7. (Động) Trách, quở trách. ◎ Như: "trách quái" quở trách, "quái tội" trách cứ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tướng quân hà cố quái lão phu?" (Đệ bát hồi) Sao tướng quân (Lã Bố ) lại trách lão phu?
8. (Phó) Rất, lắm. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chúng nhân ái nhĩ linh lị, kim nhi ngã dã quái đông nhĩ đích liễu" , (Đệ tứ thập nhị hồi) Mọi người yêu cô lanh lợi, ngay tôi cũng rất thương mến cô.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạ, như quái sự việc lạ.
② Yêu quái.
③ Ngờ hãi, như đại kinh tiểu hãi sợ lớn hãi nhỏ. Tục cho sự bị người quở trách là quái, như kiến quái thấy trách, chiêu quái vời lấy lời trách, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lạ lùng — Lấy làm lạ. Nghi ngờ.

Từ ghép 29

đễ, đệ
dì ㄉㄧˋ, tì ㄊㄧˋ

đễ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Em trai. ◇ Nguyễn Du : "Cố hương đệ muội âm hao tuyệt" (Sơn cư mạn hứng ) Em trai em gái nơi quê nhà, tin tức bị dứt hẳn.
2. (Danh) Con trai, đàn ông trong thân thích, cùng lứa mà nhỏ tuổi hơn mình gọi là "đệ". ◎ Như: "đường đệ" em cùng tổ.
3. (Danh) Ngày xưa, em gái cũng gọi là "đệ". ◇ Mạnh Tử : "Di Tử chi thê, dữ Tử Lộ chi thê huynh đệ dã" , (Vạn Chương thượng ) Vợ của Di Tử, với vợ của Tử Lộ, là chị em.
4. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm tốn) với bạn bè. ◎ Như: "ngu đệ" kẻ đàn em này.
5. (Danh) Tiếng dùng để gọi bạn bè nhỏ tuổi hơn mình. ◎ Như: "hiền đệ" .
6. (Danh) Thứ tự, thứ bậc. ◎ Như: "cao đệ" thứ bậc cao.
7. (Danh) Môn đồ, học trò. ◎ Như: "đệ tử" học trò, "đồ đệ" học trò.
8. (Danh) Họ "Đệ".
9. Một âm là "đễ". (Động) Thuận theo, kính thờ anh. § Cũng như "đễ" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư?" , (Học nhi ) Hiếu đễ là cái gốc của nhân đấy chăng?
10. (Tính) Dễ dãi. ◎ Như: "khải đễ" vui vẻ dễ dãi.
11. (Phó) Vả lại, nhưng. § Dùng như "đãn" , "thả" . ◇ Sử Kí : "Tạ đễ linh vô trảm, nhi thú tử giả cố thập lục thất" , (Trần Thiệp thế gia ) Vả lại có khỏi bị chém đi nữa, thì trong số mười người làm lính thú cũng chết mất sáu, bảy.

Từ điển Thiều Chửu

① Em trai.
② Một âm là đễ. Thuận. Cũng như chữ 'đễ .
③ Dễ dãi, như khải đễ vui vẻ dễ dãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Kính mến anh, vâng lời anh, thuận (dùng như , bộ ): ? Hiếu đễ (hiếu với cha mẹ, kính mến anh) là căn bản của điều nhân ư? (Luận ngữ). Xem [dì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ bậc — Hòa thuận và kính trọng anh chị trong nhà, trọn đạo làm em — Một âm là Đệ. Xem Đệ.

đệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. em trai
2. dễ dãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Em trai. ◇ Nguyễn Du : "Cố hương đệ muội âm hao tuyệt" (Sơn cư mạn hứng ) Em trai em gái nơi quê nhà, tin tức bị dứt hẳn.
2. (Danh) Con trai, đàn ông trong thân thích, cùng lứa mà nhỏ tuổi hơn mình gọi là "đệ". ◎ Như: "đường đệ" em cùng tổ.
3. (Danh) Ngày xưa, em gái cũng gọi là "đệ". ◇ Mạnh Tử : "Di Tử chi thê, dữ Tử Lộ chi thê huynh đệ dã" , (Vạn Chương thượng ) Vợ của Di Tử, với vợ của Tử Lộ, là chị em.
4. (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm tốn) với bạn bè. ◎ Như: "ngu đệ" kẻ đàn em này.
5. (Danh) Tiếng dùng để gọi bạn bè nhỏ tuổi hơn mình. ◎ Như: "hiền đệ" .
6. (Danh) Thứ tự, thứ bậc. ◎ Như: "cao đệ" thứ bậc cao.
7. (Danh) Môn đồ, học trò. ◎ Như: "đệ tử" học trò, "đồ đệ" học trò.
8. (Danh) Họ "Đệ".
9. Một âm là "đễ". (Động) Thuận theo, kính thờ anh. § Cũng như "đễ" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư?" , (Học nhi ) Hiếu đễ là cái gốc của nhân đấy chăng?
10. (Tính) Dễ dãi. ◎ Như: "khải đễ" vui vẻ dễ dãi.
11. (Phó) Vả lại, nhưng. § Dùng như "đãn" , "thả" . ◇ Sử Kí : "Tạ đễ linh vô trảm, nhi thú tử giả cố thập lục thất" , (Trần Thiệp thế gia ) Vả lại có khỏi bị chém đi nữa, thì trong số mười người làm lính thú cũng chết mất sáu, bảy.

Từ điển Thiều Chửu

① Em trai.
② Một âm là đễ. Thuận. Cũng như chữ 'đễ .
③ Dễ dãi, như khải đễ vui vẻ dễ dãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Em trai, em: Em ruột; Giết anh và bắt em làm bề tôi (Tuân tử);
② Chú, cậu, em (gọi người con trai ít tuổi hơn mình);
③ Em, đệ (từ tự xưng một cách khiêm tốn, thường dùng trong thư từ);
④ (văn) Thứ tự, thứ bậc (như , bộ ): Thứ bậc cao;
⑤ (văn) Chỉ cần (như , bộ );
⑥ (văn) Dễ dãi: Vui vẻ dễ dãi;
⑦ [Dì] (Họ) Đệ. Xem [tì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Em. Em trai. Trong Bạch thoại, em trai lại gọi là Huynh đệ.

Từ ghép 38

thượng
cháng ㄔㄤˊ, shàng ㄕㄤˋ

thượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vẫn còn
2. ưa chuộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khoe khoang, tự phụ. ◎ Như: "tự thượng kì công" tự khoe công lao của mình.
2. (Động) Hơn, vượt trội. ◎ Như: "vô dĩ tương thượng" không lấy gì hơn.
3. (Động) Chuộng, tôn sùng, coi trọng. ◎ Như: "thượng văn" coi trọng văn, "thượng vũ" coi trọng võ, "thượng đức" chuộng đức, "thượng sỉ" coi trọng tuổi tác. ◇ Liêu trai chí dị : "Tuyên Đức gian, cung trung thượng xúc chức chi hí" , (Xúc chức ) Thời Tuyên Đức, trong cung chuộng trò chơi chọi dế.
4. (Động) Coi sóc, quản lí. ◎ Như: "thượng y" chức quan coi về áo quần cho vua, "thượng thực" chức quan coi về việc ăn uống của vua, "thượng thư" quan đứng đầu một bộ.
5. (Động) Sánh đôi, lấy công chúa gọi là "thượng" . § Có ý tôn trọng con nhà vua nên không gọi là "thú" . ◇ Sử Kí : "Công Thúc vi tướng, thượng Ngụy công chúa" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Công Thúc làm tướng quốc, cưới công chúa (vua) Ngụy.
6. (Phó) Ngõ hầu, mong mỏi. ◎ Như: "thượng hưởng" ngõ hầu hưởng cho.
7. (Phó) Còn, mà còn. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên địa thượng bất năng cửu, nhi huống ư nhân" , (Chương 23) Trời đất còn không dài lâu, phương chi là con người.
8. (Phó) Vẫn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô tuân tuân nhi khởi, thị kì phữu, nhi ngô xà thượng tồn" , , (Bộ xà giả thuyết ) Tôi rón rén đứng dậy, ngó vào cái vò, thì rắn của tôi vẫn còn.
9. (Danh) Họ "Thượng".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, vẫn còn, mà còn: Tuổi còn nhỏ; Còn chưa biết được; Nay tôi vẫn còn bệnh (Mạnh tử); ? Còn đợi gì nữa? (Sử kí); Loài chim thú đối với điều bất nghĩa còn biết tránh, huống gì đối với Khồng Khâu này? (Sử kí: Khồng tử thế gia).【】thượng thả [shàng qiâ] Còn...: Anh còn làm không nổi, huống chi tôi; 【】 thượng vị [shàng wèi] Vẫn chưa, còn chưa: Cách mạng còn chưa thành công, các đồng chí hãy nên cố gắng (Tôn Trung Sơn di chúc);【】thượng do [shàng yóu] (văn) a. Vẫn, vẫn còn; b. Mà còn: ? Ông vua có ngàn cỗ xe, chư hầu có vạn nhà, kẻ đứng đầu trăm ngôi nhà mà còn lo nghèo, huống gì kẻ thất phu thường dân! (Sử kí: Hóa thực liệt truyện);
② Chuộng, tôn sùng, coi trọng: Cao thượng, cao cả; Chuộng đức;
③ (văn) Ngõ hầu, mong: Ngõ hầu hưởng cho; Ta sinh ra rồi, gặp phải trăm điều lo, mong cứ ngủ yên không biết gì (Thi Kinh: Vương phong: Thố viên);
④ (văn) Hơn: Không lấy gì cùng tranh hơn;
⑤ (văn) Chủ về, coi về, phụ trách: Chức quan coi về áo vua; Chức quan coi về việc ăn uống của vua; Quan đứng đầu một bộ, quan thượng thư;
⑥ (văn) Lấy công chúa, cưới công chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ưa chuộng. Td: Thời thượng ( sự ham chuộng của nhiều người trong một lúc ) — Còn — Lâu. Xa. — Đứng đầu. Đứng ra làm.

Từ ghép 14

phó
fù ㄈㄨˋ

phó

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đi đến, đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy tới, đi đến, đến dự. ◎ Như: "bôn phó" chạy tới, "phó hội" dự hội. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khiêm đại hỉ, sai nhân thỉnh Khổng Dung, Điền Khải, Vân Trường, Tử Long đẳng phó thành đại hội" , , , , (Đệ thập nhất hồi) (Đào) Khiêm mừng lắm, sai người mời Khổng Dung, Điền Khải, (Quan) Vân Trường, (Triệu) Tử Long đến thành hội họp.
2. (Động) Cáo tang, báo tin có tang. § Thông "phó" . ◇ Lễ Kí : "Bá Cao tử ư Vệ, phó ư Khổng Tử" , (Đàn cung thượng ) Bá Cao chết ở nước Vệ, (người ta) cáo tang với Khổng Tử.
3. (Động) Bơi, lội. § Cũng như . ◇ Thủy hử truyện : "Trương Thuận tái khiêu hạ thủy lí, phó tương khai khứ" , (Đệ tam thập bát hồi) Trương Thuận lại nhảy xuống nước, bơi đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy tới, tới chỗ đã định tới gọi là phó. Như bôn phó chạy tới.
② Lời cáo phó, lời cáo cho người biết nhà mình có tang gọi là phó, nay thông dụng chữ phó .

Từ điển Trần Văn Chánh

Chạy tới, đến, đi, dự: Chạy tới; Đi dự họp; Dự tiệc; Về thủ đô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi tới. Đến — Dùng như chữ Phó .

Từ ghép 10

nghiệt
miè ㄇㄧㄝˋ, niè ㄋㄧㄝˋ

nghiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. loài sâu bọ
2. tội lỗi, tội ác
3. yêu hại
4. con của vợ lẽ

Từ điển phổ thông

chồi cây đâm lên sau khi đã chặt cây mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con của vợ thứ hoặc nhánh phụ. ◎ Như: "cô thần nghiệt tử" bầy tôi cô độc, con vợ thứ.
2. (Danh) Chỉ đời sau. Thường mang nghĩa xấu.
3. (Danh) Tai họa, tai hại. ◎ Như: "tai nghiệt" tai ương.
4. (Danh) Tội ác, nhân ác. ◎ Như: "nghiệt chướng" chướng ngại do hành vi xấu ác gây ra, "tạo nghiệt" gây ra tội ác, tạo ra nghiệt chướng, "tội nghiệt thâm trọng" tội ác sâu nặng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiểu tác ta nghiệt bãi" (Đệ tam thập nhất hồi) Làm ác nghiệt vừa vừa thôi!
5. (Danh) Chỉ tà khí. ◇ Hán Thư : "Hồng nghê diệu hề nhật vi, nghiệt yểu minh hề vị khai" , (Tức Phu Cung truyện ).
6. (Danh) Người tà ác, bè đảng làm loạn, giặc họa hại. ◎ Như: "dư nghiệt" đảng loạn còn lại, "yêu nghiệt" giặc ác loạn.
7. (Danh) Chim bị thương. ◇ Chiến quốc sách : "Nhạn tòng đông phương lai, Cánh Luy dĩ hư phát nhi hạ chi. Ngụy vương viết: "Nhiên tắc xạ khả chí thử hồ?" Cánh Luy viết: "Thử nghiệt dã."" , . : ? : (Sở sách tứ ) Có con nhạn từ phương đông bay lại, Cánh Luy bật cung không gắn tên mà bắn rớt con chim. Vua Ngụy nói: "Bắn giỏi đến vậy ư?" Cánh Luy nói: "Con chim này bị thương sẵn rồi."
8. (Danh) Nói ví là bại tướng. ◇ Chiến quốc sách : "Kim Lâm Vũ Quân thường vi Tần nghiệt, bất khả vi cự Tần chi tướng dã" , (Sở sách tứ ) Nay Lâm Vũ Quân đã từng bị Tần đánh bại, không thể dùng làm tướng chống lại quân Tần được.
9. (Động) Làm hại, gây ra buồn lo.
10. (Động) Kì thị, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Thông quan khứ tái, bất nghiệt chư hầu" , (Triều Thác truyện ) Đi qua quan ải, không nghi ngờ chư hầu.
11. (Tính) Hại, xấu, ác. ◎ Như: "nghiệt chủng" giống ác, "nghiệt căn họa thai" nguồn ác mầm vạ.
12. (Tính) Địa vị đê tiện. ◎ Như: "nghiệt thiếp" tiện thiếp.
13. (Tính) Ngỗ nghịch, bất hiếu. ◇ Giả Nghị : "Tử ái lợi thân vị chi hiếu, phản hiếu vi nghiệt" , (Tân thư , Đạo thuật ).
14. § Cũng như "nghiệt" .
15. § Thông "nghiệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngày xưa dùng như chữ . (Tồn nghi: Unicode xếp hai chữ này vào bộ 39 tử )

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mầm mọc lên từ gốc cây đã chặt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhân xấu, tội lỗi, tội ác: Gây tội ác; Tội nghiệt, tội ác, tội lỗi;
② Yêu hại;
③ (văn) Con của vợ lẽ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Nghiệt .

Từ ghép 6

tự
sì ㄙˋ

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngôi chùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dinh quan.
2. (Danh) Chùa. § Đời vua Hán Minh đế mời hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng, mới đón vào ở sở "Hồng Lô Tự" , vì thế về sau các chỗ sư ở đều gọi là "tự". ◎ Như: "Thiếu Lâm tự" chùa Thiếu Lâm.
3. (Danh) Hoạn quan. ◎ Như: "tự nhân" hoạn quan hầu trong cung. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nghị lang Sái Ung thượng sớ, dĩ vi nghê đọa kê hóa, nãi phụ tự can chánh chi sở trí" , , (Đệ nhất hồi) Quan nghị lang Sái Ung dâng sớ, cho rằng (những điềm gở xảy ra trong nước) như cầu vồng sa xuống hoặc gà biến hóa (gà mái ra gà trống), ấy là bởi có đàn bà và hoạn quan can thiệp vào việc triều chính.

Từ điển Thiều Chửu

① Dinh quan.
② Tự nhân kẻ hầu trong (hoạn quan).
③ Chùa, đời vua Hán Minh đế mới đón hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa có chỗ ở riêng mới đón vào ở sở Hồng lô tự, vì thế nên về sau các chỗ sư ở đều gọi là tự.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà quan, dinh quan (thời phong kiến);
② Chùa: Chùa chiền; Chùa miếu; Chùa một cột;
③ Nhà thờ: Nhà thờ đạo Ixlam;
④【】tự nhân [sìrén] Quan hoạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà quan ở — Ngôi chùa. Miếu thờ thần.

Từ ghép 6

jiè ㄐㄧㄝˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vay mượn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vay, mượn. ◎ Như: "hữu tá hữu hoàn" có vay có trả. ◇ Thủy hử truyện : "Trượng phu hựu hoạn liễu bệnh, nhân lai tệ tự tá mễ" , (Đệ lục hồi) Chồng lại bệnh, nên tới chùa này vay gạo.
2. (Động) Cho vay, cho mượn. ◇ Luận Ngữ : "Hữu mã giả tá nhân thừa chi" (Vệ Linh Công ) Người có ngựa cho người khác mượn cưỡi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô tri bắc hải lương quảng, khả tá nhất vạn thạch" , (Đệ thập nhất hồi) Ta biết Bắc Hải nhiều lương, có thể cho vay một vạn hộc.
3. (Động) Giả thác, lợi dụng. ◎ Như: "tá đao sát nhân" mượn dao giết người (lợi dụng người để hại kẻ khác), "tá đề phát huy" mượn đề tài khác để phát huy ý riêng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn ngã tưởng, lịch lai dã sử, giai đạo nhất triệt, mạc như ngã giá bất tá thử sáo giả, phản đảo tân kì biệt trí" , , , , (Đệ nhất hồi) Nhưng tôi thiết tưởng, những chuyện dã sử xưa nay, đều giẫm lên một vết xe cũ, sao bằng cái chuyện của tôi không mượn khuôn sáo đó, (mà) đảo lộn mới lạ khác biệt.
4. (Động) Giúp đỡ. ◇ Hán Thư : "Tá khách báo cừu" (Chu Vân truyện ) Giúp khách báo thù.
5. (Động) Khen ngợi. ◇ Trâu Dương : "Thử bất khả dĩ hư từ tá dã" (Ngục trung thượng lương vương thư ) Đây không thể lấy lời hư dối mà khen ngợi vậy.
6. (Động) Dựa vào, nhờ. ◎ Như: "tá trọng" nhờ vả. ◇ Nguyễn Trãi : "Suy nhan tá tửu vựng sanh hồng" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Nét mặt hom hem nhờ có rượu mới sinh vầng hồng.
7. (Liên) Giả sử, giả thiết, nếu như. ◇ Nguyên Chẩn : "Tá như kim nhật tử, Diệc túc liễu nhất sanh" , (Khiển bệnh ) Giả như hôm nay chết, Thì cũng đủ một đời.

Từ điển Thiều Chửu

① Vay mượn, mình vay của người hay mình cho người vay đều gọi là tá.
② Mượn, cái gì vốn không có mà mượn dùng thì gọi là tá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mượn, vay: Mượn sách về đọc; Vay tiền;
② Cho mượn, cho vay: Tôi cho anh mượn một cuốn tiểu thuyết hay;
③ Mượn cớ, viện cớ, lợi dụng, thừa cơ, nhân cơ hội.【】tá cố [jiègù] Viện cớ, mượn cớ: Anh ấy viện cớ đi mất rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mượn tạm. Vay mượn — Cho vay. Cho mượn — Giúp đỡ. Dùng như chữ Tá: .

Từ ghép 25

nghị
yì ㄧˋ

nghị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quả quyết, cứng cỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Quả quyết, cứng cỏi. ◎ Như: "cương nghị" kiên quyết. ◇ Luận Ngữ : "Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn" , (Thái Bá ) Kẻ sĩ không thể không (có chí) rộng lớn và cương quyết, (là vì) nhiệm vụ thì nặng mà đường thì xa.
2. (Tính) Tài giỏi, dũng mãnh. ◇ Khuất Nguyên : "Thân kí tử hề thần dĩ linh, hồn phách nghị hề vi quỷ hùng" , (Cửu ca , Quốc thương ) Thân chết rồi nhưng anh linh vẫn còn, hồn phách trở thành bậc hùng của quỷ (tức là hồn ma của những người đã chết).
3. (Tính) Nghiêm khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Chánh thanh nghị, lại hạ vô cảm phạm giả" , (Tống Cảnh truyện ) Chính trị trong sạch và nghiêm khắc, quan lại dưới không dám làm điều sai trái.
4. (Tính) Nghiêm chính. ◇ Mai Nghiêu Thần : "Công phục di ngã thi, Trách ngã từ thậm nghị" , (Tạ Vương Đãi Chế khuyến phục ẩm ).
5. (Tính) Giận dữ, thịnh nộ. ◇ Quốc ngữ : "Kì vi nhân dã, triển nhi bất tín, ái nhi bất nhân, trá nhi bất trí, nghị nhi bất dũng" , , , , (Sở ngữ hạ ).
6. (Danh) (Thuật ngữ cờ vây) Con cờ chết và ván cờ xong. ◇ Từ Huyễn : "Nghị, đề dã. Kì tử nhi kết cục viết nghị, kí nghị nhi tùy thủ viết phục nghị, tục hựu vị chi đề" , . , , (Vi kì nghĩa lệ , Thuyên thích ).
7. (Danh) Họ "Nghị".

Từ điển Thiều Chửu

① Quả quyết, cứng cỏi, quyết chí không ai lay động được gọi là nghị lực .

Từ điển Trần Văn Chánh

Kiên quyết, quả quyết, cứng cỏi: Kiên nghị.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả quyết. Cứng rắn, không đổi‎. Td: Cương nghị.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.