正 - chinh, chánh, chính
不正 bất chính

bất chính

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Không ngay thẳng, không đoan chính, nghiêng lệch. ◎ Như: "tâm thuật bất chánh" tâm địa không ngay thẳng.
2. Chính trị hỗn loạn. § Cũng như "vô chánh" .
3. Không chuẩn xác. ◇ Lí Bạch : "Thanh đại họa mi hồng cẩm ngoa, Đạo tự bất chánh kiều xướng ca" , (Thanh san độc chước ) Lông mày kẻ phấn xanh, giày ủng thêu gấm đỏ, Nói chữ không chuẩn nhưng hát rất hay.
4. Không thuần, pha tạp. ◇ Lang Anh : "Dư dĩ nhị tửu tương hòa vị thả bất chánh, kiêm chi thạch hôi khổ liệt, hà hảo chi hữu?" , , ? (Thất tu loại cảo 稿, Biện chứng cửu , Điềm tửu hôi tửu ).
5. Không đánh thuế, không trưng thuế. § Thông "chinh" . ◇ Quản Tử : "Quan cơ nhi bất chinh, thị chánh nhi bất bố" , (Giới ) Kiểm tra các cửa quan nhưng không trưng thuế, thị trường quan lại xét hỏi nhưng không thu tiền.

▸ Từng từ:
严正 nghiêm chánh

nghiêm chánh

giản thể

Từ điển phổ thông

nghiêm nghị, nghiêm khắc, lạnh lùng

nghiêm chính

giản thể

Từ điển phổ thông

nghiêm nghị, nghiêm khắc, lạnh lùng

▸ Từng từ:
中正 trung chánh

Từ điển trích dẫn

1. Không thiên lệch không cậy thế. ◇ Lễ Kí : "Trung chánh vô tà, lễ chi chất dã" , (Nhạc kí ).
2. Ngay thẳng, chánh trực, trung trực. Cũng chỉ người ngay thẳng chánh trực. ◇ Quản Tử : "Kì quân tử thượng trung chánh nhi hạ siểm du" (Ngũ phụ ).
3. Thuần chánh.
4. Chỉ chánh đạo.
5. Tên chức quan. § Cuối đời Tần, lập ra chức quan này nắm quyền coi xét lỗi lầm của quần thần.
6. Nhà Ngụy thời Tam quốc bắt đầu đặt ra "trung chánh" để phân biệt người xuất thân quý hay tiện. ◇ Tấn Thư : "Ngu thần dĩ vi nghi bãi trung chánh, trừ cửu phẩm, khí Ngụy thị chi tệ pháp, lập nhất đại chi mĩ chế" , , , (Lưu Nghị truyện ).

▸ Từng từ:
令正 lệnh chánh

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa gọi vợ chính là "chánh thất" , nên "lệnh chánh" là tiếng tôn xưng vợ chính của người khác.
2. Tên một chức quan thời xưa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi vợ của người đối diện.

▸ Từng từ:
修正 tu chánh

Từ điển trích dẫn

1. Tuân hành đạo chính.
2. Chỉ người tuân hành chính đạo. ◇ Tuân Tử : "Siểm du giả thân, gián tranh giả sơ, tu chánh vi tiếu, chí trung vi tặc, tuy dục vô diệt vong, đắc hồ tai?" , , , , , (Tu thân ) Thân gần với kẻ siểm nịnh, xa cách với người dám can gián, đem người tuân theo đạo ngay ra cười chê, coi bậc trung lương là giặc, dù muốn khỏi diệt vong, phỏng có được chăng?
3. Trị lí.
4. Sửa lại cho đúng, làm cho chính xác lại. ☆ Tương tự: "cải chánh" , "tu cải" .
5. Phẩm cách đoan chính. ◇ Hán Thư : "Cầu tu chánh chi sĩ sử trực gián" 使 (Giả San truyện ) Tìm người có phẩm cách đoan chính cho làm can gián cương trực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa lại cho đúng.

▸ Từng từ:
公正 công chính

công chính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thích đáng, công bằng, không thiên vị

Từ điển trích dẫn

1. Công bình chính trực. ◇ Tuân Tử : "Thượng công chánh tắc hạ dị trực hĩ" (Chánh luận ) Trên mà công bình chính trực thì dưới dễ ngay thẳng.
2. ☆ Tương tự: "công bình" , "công đạo" , "bình chánh" , "công duẫn" .
3. ★ Tương phản: "thiên pha" , "thiên đản" , "thiên ki" , " thiên tư" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thẳng thắn, không thiên lệch.

▸ Từng từ:
刚正 cương chính

cương chính

giản thể

Từ điển phổ thông

chính trực, ngay thẳng, liêm chính

▸ Từng từ:
判正 phán chánh

Từ điển trích dẫn

1. Xét định quyết đoán điều phải trái gian ngay. ◇ Hậu Hán Thư : "(Trần) Thật tại hương lư, bình tâm suất vật. Kì hữu tranh tụng, triếp cầu phán chánh, hiểu thí khúc trực, thối vô oán giả" , . , , , 退 (Trần Thật truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét định điều phải trái.

▸ Từng từ:
剛正 cương chính

cương chính

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính trực, ngay thẳng, liêm chính

▸ Từng từ:
反正 phản chính

phản chính

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Trở về đường ngay, từ bên tà về với bên chánh. ☆ Tương tự: "quy chánh" . ◎ Như: "bát loạn phản chánh" chuyển loạn thành chánh. ◇ Hán Thư : "Dục lệnh giác ngộ phản chánh, thôi thành hành thiện" , (Tức Phu Cung truyện ).
2. Quân địch đầu hàng theo về phe mình gọi là "phản chánh" .
3. Mặt phải và mặt trái.
4. Vua trở lại ngôi vị.
5. Dù thế nào, dù sao. ☆ Tương tự: "hoành thụ" . ◎ Như: "vô luận thiên tình hoàn thị hạ vũ, phản chánh tha nhất định yếu khứ" , bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở về con đường ngay thẳng.

▸ Từng từ:
嚴正 nghiêm chánh

nghiêm chánh

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghiêm nghị, nghiêm khắc, lạnh lùng

nghiêm chính

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghiêm nghị, nghiêm khắc, lạnh lùng

▸ Từng từ:
居正 cư chánh

Từ điển trích dẫn

1. Xử sự theo đạo thường. ◇ Can Bảo : "Tiến sĩ giả dĩ cẩu đắc vi quý, nhi bỉ cư chánh" , (Tấn kỉ luận Tấn Vũ đế cách mệnh ).
2. Đế vương lên ngôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn ở theo lẽ ngay thẳng.

▸ Từng từ:
平正 bình chánh

Từ điển trích dẫn

1. Ngay ngắn, không nghiêng vẹo. ◇ Bách dụ kinh : "Tích hữu nhất nhân, vãng chí tha xá, kiến tha ốc xá tường bích đồ trị, kì địa bình chánh, thanh tịnh thậm hảo" , , , , (Kiến tha nhân đồ xá dụ ).
2. Công bằng ngay thẳng. ◇ Triều Thác : "Lập pháp nhược thử, khả vị bình chánh chi lại hĩ" , (Cử hiền lương đối sách ).
3. Điều chỉnh, điều tiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công bằng ngay thẳng.

▸ Từng từ:
庖正 bào chánh

Từ điển trích dẫn

1. Chức quan lo việc ăn uống. ◇ Tả truyện : "(Hạ Thiếu Khang) đào bôn Hữu Ngu, vi chi bào chánh" (), (Ai Công nguyên niên ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên chức quan lo việc ăn uống cho vua.

▸ Từng từ:
廉正 liêm chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong sạch và ngay thẳng.

▸ Từng từ:
改正 cải chính

cải chính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cải chính, sửa chữa, đính chính

Từ điển trích dẫn

1. Sửa lại cho đúng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xuất cá đề mục, nhượng ngã sưu khứ, sưu liễu lai, thế ngã cải chánh" , , , (Đệ tứ thập bát hồi) Xin ra đầu đề (thơ), cho em về làm đại, làm xong, nhờ sửa giùm em.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa lại cho đúng.

▸ Từng từ:
效正 hiệu chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa lại cho đúng.

▸ Từng từ:
斧正 phủ chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy rìu mà đẽo sửa lại cho thẳng. Ý nói sửa lại cho đúng ( thường dùng làm lời nói khiêm nhường, khi nhờ người khác sửa chữa văn chương hoặc lời lẽ của mình ).

▸ Từng từ:
新正 tân chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tháng giêng của năm mới ( tức Tân niên chi chính nguyệt ).

▸ Từng từ:
明正 minh chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng tỏ ngay thẳng.

▸ Từng từ:
曆正 lịch chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị quan giữ việc làm lịch thời xưa.

▸ Từng từ:
更正 canh chánh

canh chánh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Sửa lại chỗ sai lầm. ☆ Tương tự: "cải chánh" . ◇ Tư Mã Quang : "Tấu kì hữu bất đương, tắc bác hạ canh chánh chi" , (Tốc thủy kí văn , Quyển tam).

canh chính

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa lại cho đúng.

cánh chính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sửa chữa, sửa lỗi, sửa sai, hiệu chỉnh

▸ Từng từ:
校正 hiệu chính

hiệu chính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiệu chính, điều chỉnh, chỉnh lý, sửa lại cho đúng

Từ điển trích dẫn

1. Quan coi sóc về ngựa (thời xưa).
2. Tiếng gọi gom lại hai chức quan (thời xưa): "hiệu thư" và "chính tự" .
3. Khảo tra cải chính. ◇ Du Việt : "Nhất bi chi trung, ngoa tự chi đa dĩ như thử, an đắc nhất nhất hiệu chính chi" , , (Xuân tại đường tùy bút , Quyển bát).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem xét lại cho đúng.

▸ Từng từ:
正中 chánh trung

Từ điển trích dẫn

1. Ngay ở giữa. ◇ Thủy hử truyện : "Chánh trung nhất sở đại điện, điện thượng đăng chúc hùynh hoàng" 殿, 殿 (Đệ tứ thập nhị hồi) Ở giữa có một tòa điện lớn, trên điện đèn đuốc sáng chưng.
2. Chánh ngọ. ◇ Hoài Nam Tử : "(Nhật) chí vu Côn Ngô, thị vị chánh trung (...) chí Bi Cốc, thị vị bô thì" , (...), (Thiên văn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng giữa, chỉ sự ngay thẳng, không thiên lệch — Giữa trưa, mặt trời ở giữa trời. Như Chính ngọ.

▸ Từng từ:
正义 chính nghĩa

chính nghĩa

giản thể

Từ điển phổ thông

chính nghĩa, đúng lý, hợp lý

▸ Từng từ:
正人 chính nhân

chính nhân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Người ngay thẳng, chính trực. ☆ Tương tự: "quân tử" . ★ Tương phản: "đãi đồ" , "quai nhân" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Triều đình chánh nhân giai khứ, họa tại mục tiền hĩ" , (Đệ nhị hồi) Người chính trực ở triều đình đều bỏ đi, nguy hại ở trước mắt vậy.
2. Chủ sự, người đảm đương gia đình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ngay thẳng tốt đẹp. Thường nói là Chính nhân quân tử.

▸ Từng từ:
正位 chánh vị

Từ điển trích dẫn

1. Chỗ trung chính. ◇ Mạnh Tử : "Cư thiên hạ chi quảng cư, lập thiên hạ chi chánh vị, hành thiên hạ chi đại đạo" , , (Đằng Văn Công hạ ) Ở chỗ rộng trong thiên hạ, đứng ở chỗ trung chính, đi trên đường lớn trong thiên hạ.
2. Giữ ngôi vị của mình. ◇ Dịch Kinh : "Nữ chánh vị hồ nội, nam chánh vị hồ ngoại" , (Gia nhân quái ) Người nữ giữ ngôi vị của mình ở trong nhà, người nam giữ ngôi vị của mình ở bên ngoài.
3. Lên ngôi, tựu chức. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô dục ứng thiên thuận tòng, chánh vị cửu ngũ" , (Đệ thập thất hồi) Ta muốn ứng vận trời, thuận lòng người, lên ngôi cửu ngũ (ngôi vua).
4. Xác định vị trí. ◇ Lục Thùy : "Duy đế kiến quốc, chánh vị biện phương" , (Thạch khuyết minh ).

▸ Từng từ:
正傳 chánh truyện

Từ điển trích dẫn

1. Bổn truyện, truyện gốc. ◎ Như: "A Q chánh truyện" .
2. Sự việc chủ yếu xảy ra, chính đề.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Được dạy lại thật đúng.

▸ Từng từ:
正午 chính ngọ

chính ngọ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chính ngọ, giữa trưa

Từ điển trích dẫn

1. Đúng trưa, giữa trưa, lúc mười hai giờ. ◇ Lí Khuếch : "Thụ giáp viêm phong lộ, Hành nhân chánh ngọ hi" , (Hạ nhật đồ trung ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng trưa, giữa trưa.

▸ Từng từ:
正史 chánh sử

Từ điển trích dẫn

1. Thời Càn Long chiếu định hai mươi bốn sử thư (gồm Sử kí, Hán thư, v.v.) là "chánh sử" .
2. Hai thể sử thư: có kỉ truyện và biên niên sử, cũng gọi là "chánh sử" .
3. Khảo đính lịch sử. ◇ Vương Tích : "Sát tục san thi, y kinh chánh sử" , (Du Bắc San phú ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại sách chép sử hoặc do triều đình cho lệnh biên soạn hoặc được triều đình nhìn nhận.

▸ Từng từ:
正号 chính hiệu

chính hiệu

giản thể

Từ điển phổ thông

hạng nhất

▸ Từng từ:
正名 chánh danh

Từ điển trích dẫn

1. Gọi tên cho đúng, làm cho danh và thật tương hợp. ◇ Quản Tử : "Thủ thận chánh danh, ngụy trá tự chỉ" , (Chánh đệ ). ◇ Ba Kim : "Danh bất chánh, tắc ngôn bất thuận, chánh danh thị tối yếu khẩn đích" , , (Tân sanh , Nhất cá nhân cách đích thành trưởng ).
2. Lời mạo đầu (trong tiểu thuyết, tạp kịch...) để điểm minh hoặc bổ sung chính văn. ◇ Lí Ngư : "Nguyên từ khai tràng, chỉ hữu mạo đầu sổ ngữ, vị chi chánh danh, hựu viết tiết tử" , , , (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc , Cách cục ).
3. Quan lại chánh thức, khác với phó chức hoặc lâm thời. ◇ Vĩnh Lạc đại điển hí văn tam chủng : "Tự gia tính Chu, danh Kiệt, kiến tại sung bổn phủ chánh danh ti lại" , , (Tiểu tôn đồ , Đệ lục xuất).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi tên cho đúng — Một nguyên tắc chính trị của Nho giáo, trong đó mỗi sự vật, mỗi người đều phải có đủ các ý nghĩa nêu bởi tên gọi sự vật đó, người đó, chẳng hạn vua phải giữ đúng đạo vua thì mới thật là vua.

▸ Từng từ:
正在 chính tại

chính tại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trong khi, trong lúc, đang lúc

▸ Từng từ:
正大 chánh đại

Từ điển trích dẫn

1. Ngay thẳng, công bằng, không thiên vị. § Cũng như "chánh trực" . ◇ Tô Thức : "Công độc dĩ mại vãng chi khí, hành chánh đại chi ngôn" , (Trương Văn Định Công mộ chí minh ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng lớn rộng, chỉ tính quân tử.

▸ Từng từ:
正好 chính hảo

chính hảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vừa đẹp, vừa tốt, vừa đúng

▸ Từng từ:
正如 chính như

chính như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giống với, đúng với, giống như

▸ Từng từ:
正妻 chánh thê

Từ điển trích dẫn

1. Vợ cả. ☆ Tương tự: "chánh thất" , "chánh phòng" . ◇Ấu học quỳnh lâm : "Chánh thê vị chi đích, chúng thiếp vị chi thứ" , (Phu thê loại ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Chính thất .

▸ Từng từ:
正宗 chánh tông

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo dụng ngữ: Thiền tông gọi dòng chính truyền từ sơ tổ Đạt Ma là "chánh tông" .
2. Chính thống. ◎ Như: "chánh tông Xuyên thái" món ăn Tứ Xuyên chính thống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dòng dõi đích thực, dòng dõi chính.

▸ Từng từ:
正室 chánh thất

Từ điển trích dẫn

1. Tổ miếu. ◇ Cựu Đường Thư : "Truy tôn Tuyên Hoàng Đế vi Hiến Tổ, phục liệt ư chánh thất" , (Lễ nghi chí ngũ ).
2. Vợ cả, đích thê. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Vũ Thôn đích phối hốt nhiễm tật hạ thế, Vũ Thôn tiện tương tha phù tác chánh thất phu nhân" , 便 (Đệ nhị hồi) Vợ cả Vũ Thôn đột ngột mắc bệnh chết, Vũ Thôn đưa nàng (Kiều Hạnh) lên làm chánh thất.
3. Con của vợ cả, đích tử. ◇ Chu Lễ : "Chưởng tam tộc chi biệt dĩ biện thân sơ, kì chánh thất giai vị chi môn tử" , (Xuân quan , Tiểu tông bá ). § "Trịnh Huyền" chú: "Chánh thất, đích tử dã" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người vợ cả, vợ chính thức.

▸ Từng từ:
正宮 chánh cung

Từ điển trích dẫn

1. Tên một cung điệu từ khúc trong "lục cung" .
2. Tục gọi hoàng hậu là "chánh cung nương nương" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thần nữ dĩ dữ bệ hạ vi quý nhân, đại hiền đại hiếu, nghi cư chánh cung" , , (Đệ lục thập lục hồi) Con gái tôi đã vào cung hầu bệ hạ làm quý nhân, hiền hậu hiếu thảo, nên lập làm hoàng hậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tòa nhà chủ yếu nơi vua ở — Chỉ vợ chính thức của vua. Còn gọi là Chính cung hoàng hậu.

▸ Từng từ:
正常 chánh thường

Từ điển trích dẫn

1. Bình thường, phù hợp với quy luật chung. ◎ Như: "sanh hoạt chánh thường" .

chính thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bình thường, thường thường

▸ Từng từ:
正式 chánh thức

chánh thức

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Pháp thức. ◇ Tạ Trăn : "Thảo mao tiện tử, chí ngu cực lậu, đãn dĩ thanh luật chi học thỉnh ích, nhân chiết trung tứ phương nghị luận, dĩ vi chánh thức" , , , , (Tứ minh thi thoại , Quyển tam).
2. Hợp tiêu chuẩn, được công nhận. ◎ Như: "chánh thức bỉ tái" .
3. Phù hợp với quy định (về mặt pháp luật). ◎ Như: "chánh thức hôn nhân" .

chính thức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chính thức, được công nhận rộng rãi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thế đúng — Đúng cách, được nhìn nhận.

▸ Từng từ:
正当 chính đáng

chính đáng

giản thể

Từ điển phổ thông

chính đáng, ngay thẳng, trung thực

▸ Từng từ:
正心 chánh tâm

Từ điển trích dẫn

1. Lòng ngay thẳng. ◇ Lễ Kí : "Dục tu kì thân giả, tiên chánh kì tâm" , (Đại Học ) Muốn tu thân, trước hết làm cho lòng ngay thẳng.

▸ Từng từ:
正念 chánh niệm

Từ điển trích dẫn

1. Phép tu hành, nhánh thứ bảy trong "bát chánh đạo" .
2. Giác ngộ tính Không — "không tính" (śūnyatā), từ bỏ mọi thắc mắc về có (hữu) và không (vô).

▸ Từng từ:
正文 chánh văn

Từ điển trích dẫn

1. Văn bản trứ tác, khác với "tự ngôn", "chú giải", "phụ lục", v.v. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Học giả quan thư, tiên tu độc đắc chánh văn, kí đắc chú giải, thành tụng tinh thục" , , , (Quyển thập nhất).

▸ Từng từ:
正日 chánh nhật

Từ điển trích dẫn

1. Ngày tiết lễ hoặc ngày chính thức cử hành hôn tang hỉ khánh, v.v. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tưởng lai tạc nhi đích chánh nhật dĩ tự quá liễu, tái đẳng chánh nhật hoàn tảo ni" , (Đệ tứ thập cửu hồi) Tôi nghĩ rằng hôm qua là chánh nhật đã qua rồi, nếu đợi chánh nhật lần tới thì còn sớm quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngày mùng một dương lịch.

▸ Từng từ:
正旦 chánh đán

Từ điển trích dẫn

1. Ngày đầu năm, tức ngày một tháng giêng. § Cũng nói "nguyên đán" .
2. Vai diễn nhân vật phái nữ trong tạp kịch thời Nguyên. § Gọi tắt là "đán" . ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tha công công tại Lâm Xuân ban tố chánh đán, tiểu thì dã thị cực hữu danh đầu đích" , (Đệ ngũ thập tam hồi). § Lâm Xuân là tên lầu các do Trần Hậu Chủ đời Nam Triều dựng lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngày đầu năm, tức Nguyên đán.

▸ Từng từ:
正月 chánh nguyệt

Từ điển trích dẫn

1. Tháng giêng âm lịch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tháng Giêng âm lịch.

▸ Từng từ:
正朔 chánh sóc

Từ điển trích dẫn

1. Ngày một tháng giêng âm lịch.
2. Ngày xưa khi thay đổi triều đại, vua mới lập ban hành lịch pháp mới, gọi là "chánh sóc" . Sau phiếm chỉ lịch pháp. § Lịch pháp: Phương pháp suy tính vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, để xác định năm, tháng, các tiết lệnh.

▸ Từng từ:
正本 chính bổn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang lại từ cái gốc — Bản chính, bản đúng nhất, nói về sách vở giấy tờ.

▸ Từng từ:
正果 chánh quả

Từ điển trích dẫn

1. (Thuật ngữ Phật giáo) Thành tựu của người tu hành đắc đạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Ca ca) quả nhiên hữu lai đầu thành liễu chánh quả, dã thị thái thái kỉ bối tử đích tu tích" (), (Đệ nhất nhất cửu hồi) Nếu quả anh ấy có duyên kiếp từ trước, tu thành chánh quả, cũng là do mẹ tích phúc mấy đời đấy.
2. Tỉ dụ kết cục tốt đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ sự thành tựu của người tu hành đã chính ngộ đạo pháp.

▸ Từng từ:
正案 chánh án

Từ điển trích dẫn

1. Đơn danh thẩm định chính thức.
2. Án kiện chính thức. ◇ Lão tàn du kí : "(Bạch Công) hựu hướng Tử Cẩn đạo: Thử khắc chánh án dĩ hoàn, khả dĩ sai cá nhân nã ngã môn lưỡng cá danh phiến, thỉnh Thiết Công tiến lai tọa tọa bãi" (): , , (Đệ thập bát hồi).

▸ Từng từ:
正氣 chánh khí

Từ điển trích dẫn

1. Khí mạnh mẽ lớn lao trong trời đất. ◇ Văn Thiên Tường : "Huống hạo nhiên giả, nãi thiên địa chi chánh khí dã, tác Chánh khí ca nhất thủ" , , (Chánh khí ca , Tự ).
2. Khí khái chính trực. ★ Tương phản: "tà khí" . ◇ Hoài Nam Tử : "Quân tử hành chánh khí, tiểu nhân hành tà khí" , (Thuyên ngôn ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình ngay thẳng tốt đẹp trời phú cho người. Hát nói của NCT: » Chính khí đã đầy trong trời đất «.

▸ Từng từ:
正法 chánh pháp

Từ điển trích dẫn

1. Chánh trị, pháp độ. ◇ Thương quân thư : "Lự thế sự chi biến, thảo chánh pháp chi bổn, cầu sử dân chi đạo" , , 使 (Canh pháp ).
2. Pháp độ công bình chính đáng. ◇ Hoài Nam Tử : "Lập chánh pháp, tắc tà toại, quần thần thân phụ, bách tính hòa tập" , , , (Binh lược ) Lập ra pháp độ công chính, ngăn chặn tà đạo, vua tôi thân cận phụ giúp, trăm họ hòa mục đoàn kết.
3. Phép tắc chính đáng, phép tắc chính tông.
4. Pháp thuật chính đáng. § Nói tương đối với tả đạo yêu thuật. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp tuy hồ, đắc tiên nhân chánh pháp, đương thư nhất phù niêm tẩm môn, khả dĩ khước chi" , , , (Hồ tứ thư ).
5. Theo đúng phép chế tài, biện lí. ◇ Quan Hán Khanh : "Giá đô thị quan lại mỗi vô tâm chánh pháp, sử bách tính hữu khẩu nan ngôn" , 使 (Đậu nga oan , Đệ tam chiệp ).
6. Đặc chỉ xử tử hình. ◇ Bạch Phác : "Lộc San phản nghịch, giai do Dương thị huynh muội, nhược bất chánh pháp dĩ tạ thiên hạ, họa biến hà thì đắc tiêu?" 祿, , , (Ngô đồng vũ , Đệ tam chiệp ).
7. Phật pháp chân thật. ◇ A Bì Đạt Ma Câu Xá Luận : "Phật chánh pháp hữu nhị, vị: Giáo, Chứng vi thể" , : , (Quyển nhị thập cửu ).

▸ Từng từ:
正犯 chánh phạm

Từ điển trích dẫn

1. Danh từ pháp luật: Chủ phạm, người trực tiếp có hành vi phạm tội. ◇ Nguyên điển chương : "Kim tỉnh bộ định đáo thi hình cách thức ư nội, ư thị khai tả chánh phạm, can phạm danh sắc" , , (Hình bộ ngũ , Kiểm nghiệm ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ chủ chốt gây nên tội lỗi. Như Thủ phạm.

▸ Từng từ:
正理 chánh lí

chánh lí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Lẽ phải, công lí, chính nghĩa. ◇ Văn minh tiểu sử : "Quý phủ tựu ứng cai kiệt lực bảo hộ, phương thị chánh lí" , (Đệ ngũ hồi).
2. Chân lí. ◇ A Bì Đạt Ma Câu Xá Luận : "Nhược vị dã tôn tùy tục thuyết giả, bất ứng chánh lí" , (Quyển nhị thập nhị ).

chính lí

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẽ phải.

chính lý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lý lẽ xác đáng

▸ Từng từ:
正當 chính đáng

chính đáng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chính đáng, ngay thẳng, trung thực

Từ điển trích dẫn

1. "Chánh đương" : Vừa lúc, ngay khi, đang lúc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na nhất nhật chánh đương tam nguyệt trung hoán..." (Đệ nhị thập tam hồi) Một hôm, vào đúng trung tuần tháng ba...
2. "Chánh đáng" : Đúng, phải, hợp lí. ◎ Như: "giá thị chánh đáng đích hành vi" .
3. "Chánh đáng" : Ngay thẳng, đoan chính, thanh bạch. ◇ Nhị thập tải phồn hoa mộng : "Tha tự niệm bổn thân tuy bần, hoàn thị cá chánh đáng nhân gia, nả lí nhẫn đắc tha nhân tiểu thứ tự kỉ?" , , (Đệ thất hồi) Ông tự nghĩ bản thân dù nghèo khó, nhưng cũng là người ngay thẳng trong sạch, như thế làm sao có thể chịu được người khác coi thường mình?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng, phải, không trái lí.

▸ Từng từ:
正直 chánh trực

chánh trực

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Ngay thẳng, cương trực. ◇ Khổng Dung : "Trung quả chánh trực, chí hoài sương tuyết" , (Tiến Nễ Hành biểu ).
2. Chỉ người chánh trực.
3. Sửa tà vạy, làm cho ngay thẳng. ◇ Thư Kinh : "Tam đức: Nhất viết chánh trực, nhị viết cương khắc, tam viết nhu khắc" : , , (Hồng phạm ).
4. Không nghiêng vẹo, không cong queo. ◇ Mao Thuẫn : "Loan loan khúc khúc đích địa phương yếu cải vi chánh trực, cao cao đê đê đích đạo lộ yếu cải vi bình thản" , (Da-Tô chi tử ).

▸ Từng từ:
正确 chính xác

chính xác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chính xác, đúng đắn

▸ Từng từ:
正確 chánh xác

chánh xác

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Thật, đúng, không sai. § Tức là phù hợp với sự thật, quy luật, đạo lí hoặc tiêu chuẩn. ◎ Như: "nhĩ đích kiến giải ngận chánh xác" .

chính xác

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính xác, đúng đắn

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật đúng, không sai.

▸ Từng từ:
正統 chánh thống

chánh thống

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Dòng truyền thừa chính của một triều đại quân chủ. ◇ Lục Du : "Ô hô đại Hạ khuynh, Thục khả nhậm lương đống, Nguyện công lực khởi chi, Thiên tải truyền chánh thống" , , , (Hỉ Dương Đình Tú bí giám tái nhập quán ).
2. Dòng chính truyền của một học thuật, tông giáo, chính trị, v.v.

chính thống

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính thống, được mọi người chấp nhận

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Chính tông .

▸ Từng từ:
正總 chính tổng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Viên chức đứng đầu một tổng thời trước. Còn gọi là Cai tổng. Cũng đọc là Chánh tổng.

▸ Từng từ:
正统 chính thống

chính thống

giản thể

Từ điển phổ thông

chính thống, được mọi người chấp nhận

▸ Từng từ:
正義 chánh nghĩa

chánh nghĩa

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Đạo nghĩa chính đáng. § Cũng như "công lí" .
2. Chú thích điển tịch thời xưa. ◎ Như: "ngũ kinh chính nghĩa" .

chính nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính nghĩa, đúng lý, hợp lý

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lẽ phải mà ai cũng nhìn nhận.

▸ Từng từ:
正色 chánh sắc

Từ điển trích dẫn

1. Vẻ mặt, thái độ nghiêm trang.
2. Năm màu cơ bản "thanh, hoàng, hồng, bạch, hắc" , , , , xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt nghiêm trang — Màu gốc, màu chủ yếu, gồm 5 màu.

▸ Từng từ:
正號 chính hiệu

chính hiệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

hạng nhất

▸ Từng từ:
正角 chánh giác

Từ điển trích dẫn

1. Nhân vật chủ yếu trong tác phẩm văn nghệ. ◇ Hồ Thích : "Tại na cá cố sự lí, Sở Hoài Vương thị chánh giác, Khuất Nguyên đại khái hoàn thị phối giác" , , (Độc "Sở từ" "").
2. Diễn viên đóng vai chính (hí kịch, điện ảnh).

▸ Từng từ:
正言 chánh ngôn

Từ điển trích dẫn

1. Lời nói công chính và cương trực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thì nhân bách hiếp, mạc cảm chánh ngôn" , (Đệ nhị thập nhị hồi) Người bấy giờ bị ức hiếp, không ai dám nói lời công chính cương trực.
2. Tên chức quan. § Nhà Đường có chức "Tả hữu thập di" , nhà Tống sơ đổi thành "Tả hữu chánh ngôn" .

▸ Từng từ:
正論 chánh luận

Từ điển trích dẫn

1. Nghị luận một cách chính trực. ◇ Hán Thư : "Nhân thần chi nghị, nghi trực ngôn chánh luận, phi cẩu a ý thuận chỉ" , , (Hạ Hầu Thắng truyện ).
2. Lời nghị luận chính xác hợp lí. ◇ Mao Thuẫn : "Giá thị khách quan đích khán pháp, dã thị thích thì đích chánh luận" , (Tạp cảm nhị đề ).

▸ Từng từ:
正路 chánh lộ

Từ điển trích dẫn

1. Con đường chính đáng. § Cũng nói "chánh đạo" . ◇ Mạnh Tử : "Nghĩa, nhân chi chánh lộ dã" , (Li Lâu thượng ).
2. Đường cái, đường lớn. ◇ Thủy hử truyện : "Thì Thiên thị cá phi diêm tẩu bích đích nhân, bất tòng chánh lộ nhập thành, dạ gian việt tường nhi quá" , , (Đệ lục thập lục hồi) Thời Thiên vốn là tay trèo tường vượt mái, nên không theo đường cái vào thành, ban đêm vượt tường lũy lẻn vào.
3. Chính phái, đứng đắn, đoan chính (phẩm hạnh, tác phong...). ◇ Lỗ Tấn : "Na chủng biểu diện thượng phấn trước "cách mệnh" đích diện khổng, nhi khinh dị vu hãm biệt nhân vi "nội gián", vi "phản cách mệnh", vi "thác phái", dĩ chí vi "Hán gian" giả, đại bán bất thị chánh lộ nhân" "", "", "", "", "", (Thả giới đình tạp văn mạt biên , Đáp Từ Mậu Dong tịnh quan ư kháng Nhật thống nhất chiến tuyến vấn đề ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đường phải. Như Chính đạo.

▸ Từng từ:
正途 chánh đồ

Từ điển trích dẫn

1. Đường chính, chánh đạo.
2. Ngày xưa do khoa mục xuất thân gọi là theo "chánh đồ" .

▸ Từng từ:
正道 chánh đạo

Từ điển trích dẫn

1. Đạo lí đúng. ◇ Quản Tử : "Chánh đạo quyên khí, nhi tà sự nhật trưởng" , (Lập chánh ).
2. Đường chính, đường đi chủ yếu.
3. Đường phải. ◇ Hà Cảnh Minh : "Chánh đạo hoại, tắc tà kính thành" , (Thượng tác thiên ).
4. Chánh phái, đứng đắn, thực thà, tốt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tựu thị Tập cô nương dã thị tâm thuật chánh đạo đích" (Đệ nhất bách hồi) Chị Tập Nhân cũng là người có bụng thực thà đứng đắn.
5. Chánh thường, bình thường. ◇ Lí Cổ Hóa : "Giá lư một hữu thập ma mao bệnh, bất thị trung kết, dã bất thị thủy kết, thiệt đầu đích sắc khí dã chánh đạo" , , , (Nông thôn kì sự ).
6. Con đường dẫn đến giải thoát. § Phật giáo thuật ngữ: "Tam thừa sở hành chi đạo" . ◎ Như: "bát chính đạo" con đường tám nhánh giải thoát khỏi Khổ (s: duḥkha), là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chính đạo là một trong 37 Bồ-đề phần hay 37 giác chi (s: bodhipākṣika-dharma). Gồm: "chánh kiến" , "chánh tư duy" , "chánh ngữ" , "chánh nghiệp" , "chánh mệnh" , "chánh tinh tiến" , "chánh niệm" , "chánh định" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đường phải — Tiếng nhà Phật, chỉ đường lối ngay thẳng để tu cho thành đạo. Có 8 đường lối, tức Bát chính đạo.

▸ Từng từ:
正門 chính môn

chính môn

phồn thể

Từ điển phổ thông

cổng chính, cửa chính

▸ Từng từ:
正门 chính môn

chính môn

giản thể

Từ điển phổ thông

cổng chính, cửa chính

▸ Từng từ:
正面 chính diện

chính diện

phồn thể

Từ điển phổ thông

chính diện, thẳng trước mặt

Từ điển trích dẫn

1. Mặt trước (của kiến trúc, thân thể người ta, ...). § Đối lại "bối diện" mặt sau. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến nhất cá thạch kiệt, chánh diện lưỡng trắc, các hữu thiên thư văn tự" , , (Đệ thất thập nhất hồi).
2. Mặt phải, mặt chính (tiếp xúc với ngoại giới, mặt lấy để sử dụng thường nhất). ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Đạo nhân) tòng đáp liên trung thủ xuất cá chánh diện phản diện giai khả chiếu nhân đích kính tử lai" () (Đệ thập nhị hồi) (Đạo sĩ) lấy ở trong tay nải đưa ra một cái gương có mặt phải và mặt trái đều soi được.
3. Chính xác. ◎ Như: "chánh diện ý nghĩa" .
4. Trực tiếp, mặt đối mặt. ◎ Như: "chánh diện xung đột" .
5. Một bề, một mặt (của sự tình, vấn đề, ...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt phải ( đối lại với mặt trái ).

▸ Từng từ:
正靣 chính diện

chính diện

giản thể

Từ điển phổ thông

chính diện, thẳng trước mặt

▸ Từng từ:
正顏 chánh nhan

Từ điển trích dẫn

1. Thái độ trịnh trọng nghiêm túc. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Tha hữu thì hàm tu liễm tị, hữu thì chánh nhan cự khước" , (Quyển tam thập nhị).

▸ Từng từ:
正風 chánh phong

Từ điển trích dẫn

1. Hai mươi lăm thiên trong Thi Kinh : "Quốc phong" , "Chu nam" , "Triệu nam" gọi là "Chánh phong". Từ "Bội dung" trở xuống là "Biến phong" .

▸ Từng từ:
歸正 quy chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trở lại con đường ngay thẳng.

▸ Từng từ:
真正 chân chánh

Từ điển trích dẫn

1. Chân thật, danh và thật phù hợp nhau. ◇ Bắc sử : "Vọng ngữ giả đa, chân chánh giả thiểu" , (Thôi Hạo truyện ).
2. Thành thật, ngay thẳng, thuần chánh. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào Cung Tổ ngoại mộ thanh danh, nội phi chân chánh" , (Hứa Thiệu truyện ).
3. Người có bụng dạ ngay thẳng. ◇ Cát Hồng : "San hủy chân chánh" (Bão phác tử , Thích kiêu ) Hủy báng người ngay thẳng.
4. Đúng, xác thật. ◇ Triệu Thụ Lí : "Đẳng tha đáo cục lí lai liễu chi hậu, ngã tài chân chánh nhận thức liễu tha đích tì khí" , (Trương Lai Hưng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thành thật, ngay thẳng.

▸ Từng từ:
矯正 kiểu chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uốn nắn lại cho thẳng — Sửa lại cho đúng.

▸ Từng từ:
端正 đoan chánh

Từ điển trích dẫn

1. Ngay, thẳng, không nghiêng vẹo. ◇ Hàn Dũ : "Đại tu Khổng Tử miếu, thành quách hạng đạo giai trị sử đoan chánh, thụ dĩ danh mộc" , 使, (Liễu Châu La Trì miếu bi ) Tu sửa miếu Khổng Tử, đường lớn hẻm nhỏ trong thành trong làng đều làm cho thẳng, trồng cây quý có tiếng.
2. Chỉnh tề, đều đặn, cân đối. ◇ Vũ vương phạt Trụ bình thoại : "Hoa Châu thái thú Tô Hộ hữu nhất nữ, sanh đắc hình dong đoan chánh, hữu khuynh thành chi mạo" , , (Quyển thượng).
3. Ngay thẳng, không tà vạy. ◇ Trang Tử : "Đoan chánh nhi bất tri dĩ vi nghĩa, tương ái nhi bất tri dĩ vi nhân" , (Thiên địa ) (Bậc chí đức) ngay thẳng mà không biết thế nào là nghĩa, thương yêu mà không biết thế nào là nhân.
4. Ổn thỏa, xong xuôi. ◇ Thủy hử truyện : "Tướng công, minh nhật đả điểm đoan chánh liễu tiện hành" , 便 (Đệ nhị thập tam hồi) Tướng công, xin ngày mai thu xếp ổn thỏa là đi ngay.
5. Chuẩn bị, xếp đặt. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Tuệ Trừng thanh tảo khởi lai, đoan chánh trai diên" , (Quyển lục) Tuệ Trừng sáng sớm thức dậy, sửa soạn cỗ chay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng.

▸ Từng từ:
糾正 củ chánh

Từ điển trích dẫn

1. Coi sóc, giám sát. ◇ Tùy Thư : "Chuyển giám sát ngự sử, củ chánh bất tị quý thích" , (Hiếu nghĩa truyện , Lí Đức Nhiêu ).
2. Sửa lại sai lầm. ☆ Tương tự: "cải chánh" , "canh chánh" , "kiểu chánh" .

▸ Từng từ:
補正 bổ chánh

Từ điển trích dẫn

1. Thêm vào cho đủ vả sửa chữa sai lầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thêm vào cho đủ vả sửa cho đúng.

▸ Từng từ:
規正 quy chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uốn cho thẳng. Sửa chữa cho đúng.

▸ Từng từ:
訂正 đính chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa lại cho đúng.

▸ Từng từ:
質正 chất chánh

Từ điển trích dẫn

1. Phẩm chất chánh trực. ◇ Cát Hồng : "Cổ nhân chất chánh, quý hành tiện ngôn. Cố vi chánh giả, bất thượng văn biện; tu đạo giả, bất sùng từ thuyết" , . , ; , (Bão phác tử , Cần cầu ).
2. Tra hỏi cho đúng. ◇ Lí Chí : "Liêu thả bác vi chú giải, dĩ chất chánh chư quân hà như?" , ? (Tứ vật thuyết ).
3. Biện minh. ◇ Cựu Đường Thư : "(Lữ) Tài đa dĩ điển cố chất chánh kì lí, tuy vi thuật giả sở đoản, nhiên pha hợp kinh nghĩa" , , (Lữ Tài truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỏi lại cho đúng.

▸ Từng từ:
辨正 biện chánh

Từ điển trích dẫn

1. Chỉ rõ chỗ sai lầm và sửa lại cho đúng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa lí lẽ để sửa lại cho đúng.

▸ Từng từ:
雅正 nhã chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng thanh cao.

▸ Từng từ:
非正 phi chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không ngay thẳng. Như: Bất chính.

▸ Từng từ:
八正道 bát chính đạo

Từ điển trích dẫn

1. "Bát chính đạo" bao gồm: 1. "Chính kiến" gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí Vô ngã; 2. "Chính tư duy" : suy nghĩ hay là có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm; 3. "Chính ngữ" : không nói dối, nói phù phiếm; 4. "Chính nghiệp" : tránh phạm giới luật; 5. "Chính mệnh" : tránh các nghề nghiệp mang lại giết hại như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện; 6. "Chính tinh tiến" : phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu; 7. "Chính niệm" : tỉnh giác trên ba phương diện Thân, khẩu, ý; 8. "Chính định" : tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ tám con đường tốt đẹp thẳng thắn để tu hành cho thành chính quả, gồm Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm và Chính định.

▸ Từng từ:
正氣歌 chính khí ca

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên bài hát của Văn Thiên Tường đời Nam Tống, làm khi bị quân Nguyên bắt — Tên bài hát viết bằng chữ Nôm, theo thể Lục bát của Nguyễn Văn Giai ca tụng việc quan Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết khi thành Hà Nội thất thủ ( năm Nhâm Ngọ, 1882 ). Xem tiểu sử tác giả vần Giai.

▸ Từng từ:
光明正大 quang minh chính đại

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên nghĩa là rõ ràng không thiên tư. Sau chỉ trong lòng thẳng thắn, không mưu đồ mờ ám. ◇ Tây du kí 西: "Ngã bổn thị cá quang minh chính đại chi tăng, phụng Đông Thổ Đại Đường chỉ ý, thượng Tây Thiên bái Phật cầu kinh giả" , , 西 (Đệ tam thập thất hồi) Ta vốn là nhà tu quang minh chính đại, vâng sắc chỉ vua Đại Đường bên Đông Thổ, sang Tây Vực lạy Phật cầu kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rõ ràng sáng sủa, to lớn đàng hoàng, không có gì ẩn giấu.

▸ Từng từ:
堂堂正正 đường đường chánh chánh

Từ điển trích dẫn

1. Chữ trong Kinh Thư: "Đường đường chi trận, chánh chánh chi kì" , nghĩa là trận quân to lớn, chỉnh tề. Sau dùng theo nghĩa quang minh chính đại.

▸ Từng từ:
撥亂反正 bát loạn phản chính

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giẹp loạn để đất nước trở lại yên ổn.

▸ Từng từ:
改邪歸正 cải tà quy chánh

Từ điển trích dẫn

1. Sửa đổi lỗi lầm, bỏ đường tà về với đường chánh. ◇ Thất quốc Xuân Thu bình thoại : "Vọng đại vương cải tà quy chánh, tựu hữu đạo nhi khử vô đạo, tắc bang quốc chi hạnh" , , (Quyển thượng).

▸ Từng từ:
正大光明 chánh đại quang minh

Từ điển trích dẫn

1. Hành vi ngay thẳng rõ ràng, công chính vô tư. ◇ Minh sử : "Bác cầu hải nội thạc đức trọng vọng chi hiền, dĩ bật thành chánh đại quang minh chi nghiệp, tắc nhân tâm định, thiên đạo thuận" , , , (Thiệu Kinh Bang truyện ).

▸ Từng từ: