cao
gāo ㄍㄠ, gào ㄍㄠˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao
2. kiêu, đắt
3. cao thượng, thanh cao
4. nhiều, hơn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao. Trái lại với "đê" thấp. ◎ Như: "sơn cao thủy thâm" núi cao sông sâu.
2. (Tính) Kiêu, đắt. ◎ Như: "cao giá" giá đắt.
3. (Tính) Nhiều tuổi. ◎ Như: "cao niên" bậc lão niên, nhiều tuổi.
4. (Tính) Giọng tiếng lớn. ◎ Như: "cao ca" tiếng hát to, tiếng hát lên giọng.
5. (Tính) Giỏi, vượt hơn thế tục, khác hẳn bực thường. ◎ Như: "cao tài sanh" học sinh ưu tú, "cao nhân" người cao thượng. ◇ Nguyễn Du : "Thạch ẩn cao nhân ốc" (Đào Hoa dịch đạo trung ) Đá che khuất nhà bậc cao nhân.
6. (Tính) Tôn quý. ◎ Như: "vị cao niên ngải" địa vị tôn quý, tuổi lớn.
7. (Danh) Chỗ cao. ◎ Như: "đăng cao vọng viễn" lên cao trông ra xa.
8. (Danh) Họ "Cao". ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
9. (Động) Tôn sùng, kính trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao. Trái lại với thấp. Như sơn cao thủy thâm núi cao sông sâu.
② Kiêu, đắt. Như nói giá kiêu giá hạ vậy.
③ Không thể với tới được gọi là cao. Như đạo cao .
④ Cao thượng, khác hẳn thói tục. Như cao nhân người cao thượng. Nguyễn Du : Thạch ẩn cao nhân ốc (Ðào Hoa dịch đạo trung ) đá che khuất nhà bậc cao nhân.
⑤ Giọng tiếng lên cao. Như cao ca hát to, hát lên giọng.
⑥ Quý, kính.
⑦ Nhiều, lớn hơn. Như cao niên bậc lão niên, nhiều tuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao: Tôi cao hơn anh; Tinh thần lên cao; Tháp cao 20 mét; Chất lượng cao; Phong cách cao;
② Giỏi, hay, hơn, cao cường, cao thượng; Tầm suy nghĩ của anh ấy hơn tôi; Chủ trương này rất hay; Bản lĩnh cao cường;
③ Lớn tiếng, (tiếng) cao to, to tiếng: Lớn tiếng gọi; °q Hát to tiếng;
④ Đắt đỏ: Giá đắt quá;
⑤ Nhiều tuổi, tuổi cao: Cụ ấy tuổi đã bảy mươi;
⑥ [Gao] (Họ) Cao;
⑦ [Gao] 【】Cao Li [Gaolí] Nước Cao Li (tức Hàn Quốc ngày nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở trên, lên tới phía trên. Trái với thấp — Quý trọng. Đáng tôn kính — Họ người.

Từ ghép 92

ba cao vọng thượng 巴高望上bằng cao vọng viễn 憑高望遠cao ẩn 高隱cao bình 高平cao cấp 高級cao chẩm 高枕cao chẩm vô ưu 高枕無憂cao củng 高拱cao cư 高居cao cử 高舉cao cường 高強cao danh 高名cao dật 高逸cao diệu 高妙cao đài 高臺cao đàm 高談cao đàm khoát luận 高談闊論cao đáng 高檔cao đạo 高蹈cao đẳng 高等cao đệ 高弟cao đệ 高第cao điệu 高調cao đình 高亭cao độ 高度cao đồ 高徒cao đường 高堂cao giá 高價cao hạnh 高行cao hoài 高懷cao hội 高會cao hứng 高興cao kì 高奇cao lâu 高樓cao li 高麗cao luận 高論cao lũy thâm bích 高壘深壁cao lương 高粱cao lương tửu 高粱酒cao ly 高丽cao ly 高麗cao mạo 高帽cao minh 高明cao môn 高門cao nghĩa bạc vân 高義薄雲cao ngọa 高臥cao nguyên 高原cao nhã 高雅cao nhân 高人cao niên 高年cao ốc kiến linh 高屋建瓴cao phẩm 高品cao phi viễn tẩu 高飛遠走cao phi viễn tẩu 高飞远走cao quan 高官cao quý 高貴cao quỹ 高軌cao sĩ 高士cao siêu 高超cao sơn lưu thủy 高山流水cao tăng 高僧cao tằng 高層cao thành thâm trì 高城深池cao thủ 高手cao thượng 高尚cao tiêu 高標cao tổ 高祖cao tuấn 高峻cao túc 高足cao tung 高蹤cao vọng 高望cao xướng 高唱cô cao 孤高công cao vọng trọng 功高望重đái cao mạo 戴高帽đăng cao vọng viễn 登高望遠đề cao 提高đức cao vọng trọng 德高望重hảo cao vụ viễn 好高騖遠nhãn cao thủ đê 眼高手低sơn cao thủy trường 山高水長sùng cao 崇高tài trí cao kì 材智高奇tăng cao 增高tâm cao 心高thanh cao 清高tiêu cao 标高tiêu cao 標高tối cao 最高tối cao pháp viện 最高法院tự cao 自高平地起 vạn trượng cao lâu bình địa khởi 萬丈高樓
nghĩa
yì ㄧˋ

nghĩa

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghĩa khí

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí. ◇ Luận Ngữ : "Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã" , (Vi chánh ) Thấy việc nghĩa mà không làm, là không có dũng vậy.
2. (Danh) Phép tắc. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa" , (Mạnh xuân kỉ , Quý công ) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.
3. (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ. ◎ Như: "khảo luận văn nghĩa" phân tích luận giải nội dung bài văn, "tự nghĩa" ý nghĩa của chữ.
4. (Danh) Công dụng. ◇ Tả truyện : "Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa" , (Chiêu Công tam thập nhất niên ) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
5. (Danh) Gọi tắt của nước "Nghĩa Đại Lợi" , tức là nước Ý (Italy).
6. (Danh) Họ "Nghĩa".
7. (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí. ◎ Như: "nghĩa sư" quân đội lập nên vì chính nghĩa, "nghĩa cử" hành vi vì đạo nghĩa, "nghĩa sĩ" người hành động vì lẽ phải. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân" , , , (Đệ ngũ hồi ) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
8. (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó. ◎ Như: "nghĩa thương" kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa, "nghĩa thục" trường học miễn phí.
9. (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau. ◎ Như: "nghĩa phụ" cha nuôi, "nghĩa tử" con nuôi.
10. (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất. ◎ Như: "nghĩa kế" búi tóc giả mượn, "nghĩa chi" chân tay giả, "nghĩa xỉ" răng giả.

Từ điển Thiều Chửu

① Sự phải chăng, lẽ phải chăng, nên. Ðịnh liệu sự vật hợp với lẽ phải gọi là nghĩa.
② Ý nghĩa, như văn nghĩa nghĩa văn, nghi nghĩa nghĩa ngờ.
③ Vì nghĩa, làm việc không có ý riêng về mình gọi là nghĩa. Như nghĩa sư quân đi vì nghĩa, không phải vì lợi mà sát phạt.
④ Cùng chung, như nghĩa thương cái kho chung, nghĩa học nhà học chung, v.v.
⑤ Làm việc vì người là nghĩa, như nghĩa hiệp , nghĩa sĩ , v.v.
⑥ Lấy ân cố kết với nhau là nghĩa, như kết nghĩa anh em kết nghĩa, nghĩa tử con nuôi, v.v. Vì thế nên cái gì phụ thêm ở trên cũng gọi là nghĩa, như nghĩa kế búi tóc mượn.
⑦ Nước Nghĩa, tức nước Nghĩa Ðại Lợi nước Ý (Itali).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Việc) nghĩa, lẽ phải chăng, việc đáng phải làm, việc làm vì người khác, việc có lợi ích chung: Hành động vì nghĩa; Dám làm việc nghĩa; Quân lính phục vụ cho chính nghĩa, nghĩa quân; Kho chung; Nghĩa hiệp; Kết nghĩa anh em;
② Tình, (tình) nghĩa: Vô tình vô nghĩa; Tình nghĩa bạn bè, tình bạn;
③ (Ý) nghĩa: Một từ nhiều nghĩa; Định nghĩa; Ý nghĩa bài văn; Ý nghĩa đáng ngờ;
④ Theo nghĩa thì, đúng lí thì.【】 nghĩa bất dung từ [yìbùróngcí] Không thể thoái thác được, không thể từ chối được;
⑤ (cũ) Nuôi: Cha nuôi; Con gái nuôi;
⑥ Mượn của người khác, giả: Búi tóc mượn (giả); Chân tay giả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối cư xử theo lẽ phải. Hoa Tiên có câu: » Từng nghe trăng gió duyên nào, bể sâu là nghĩa, non cao là tình « — Việc phải. Ta cũng nói là việc nghĩa — Cái ‎ chứa đựng bên trong, tức ý nghĩa — Kiến ngãi ( nghĩa ) bất vi: Thấy việc nghĩa không làm. » Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng «. ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 80

áo nghĩa 奧義áo nghĩa 隩義âm nghĩa 音義ân nghĩa 恩義ấn tượng chủ nghĩa 印象主義bái kim chủ nghĩa 拜金主義bản nghĩa 本義bất nghĩa 不義biếm nghĩa 貶義bội nghĩa 背義bổn nghĩa 本義cá nhân chủ nghĩa 個人主義cao nghĩa bạc vân 高義薄雲chánh nghĩa 正義chân nghĩa 真義chính nghĩa 正義chủ nghĩa 主義danh nghĩa 名義dịch nghĩa 譯義diễn nghĩa 演義đại nghĩa 大義đạo nghĩa 道義định nghĩa 定義đính nhân lí nghĩa 頂仁履義đồng nghĩa 同義giáo nghĩa 教義hàm nghĩa 含義hiệp nghĩa 狹義hiếu nghĩa 孝義kết nghĩa 結義khắc kỉ chủ nghĩa 克己主義khởi nghĩa 起義kinh nghĩa 經義lợi tha chủ nghĩa 利他主義nghĩa binh 義兵nghĩa bộc 義僕nghĩa cử 義舉nghĩa dũng 義勇nghĩa đại lợi 義大利nghĩa đệ 義弟nghĩa địa 義地nghĩa điền 義田nghĩa hiệp 義俠nghĩa hòa đoàn 義和團nghĩa học 義學nghĩa hữu 義友nghĩa khí 義氣nghĩa lí 義理nghĩa mẫu 義母nghĩa phụ 義父nghĩa sĩ 義士nghĩa sĩ truyện 義士傳nghĩa thục 義塾nghĩa trang 義莊nghĩa tử 義子nghĩa vụ 義務nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhân nghĩa 仁義phi nghĩa 非義phụ khí trượng nghĩa 負氣仗義phù nghĩa 扶義phụ nghĩa 負義phục nghĩa 服義quảng nghĩa 廣義quốc gia chủ nghĩa 國家主義tặc nghĩa 賊義tiết nghĩa 節義tín nghĩa 信義tình nghĩa 情義trọng nghĩa 重義trung nghĩa 忠義trượng nghĩa 仗義trượng nghĩa sơ tài 仗義疏財ứng nghĩa 應義vị nghĩa 爲義vô nghĩa 無義xu nghĩa 趨義xướng nghĩa 倡義ý nghĩa 意義yếu nghĩa 要義
tiên, tiến
xiān ㄒㄧㄢ

tiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ tiên. ◇ Tư Mã Thiên : "Hành mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Việc làm không gì xấu xa bằng nhục tổ tiên, nhục không gì nặng bằng cung hình (bị thiến).
2. (Danh) Sự việc quan trọng nhất. ◇ Lễ Kí : "Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên" , (Học kí ) (Trong việc) xây dựng dân nước, giáo dục là quan trọng hàng đầu.
3. (Danh) Thời gian trước, lúc trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá lưỡng nhật bỉ tiên hựu thiêm liễu ta bệnh" (Đệ thất thập nhị hồi) Hai hôm nay so với lúc trước cũng yếu bệnh hơn một chút.
4. (Danh) Nói tắt của "tiên sanh" .
5. (Danh) Họ "Tiên".
6. (Tính) Tiếng tôn xưng người đã khuất. ◎ Như: "tiên đế" vua đời trước, "tiên nghiêm" cha xưa.
7. (Phó) Trước (nói về thời gian hoặc thứ tự). ◎ Như: "tiên phát chế nhân" áp đảo trước, đánh phủ đầu. ◇ Luận Ngữ : "Công dục thiện kì sự, tất tiên lợi kì khí" , (Vệ Linh Công ) Người thợ muốn làm việc cho khéo, thì trước hết phải làm khí cụ của mình cho sắc bén.
8. (Phó) Tạm thời. ◎ Như: "nhĩ tiên bất yếu hoảng, ngã môn mạn mạn tưởng bạn pháp lai giải quyết" , anh tạm thời không phải hoảng sợ, chúng ta từ từ tìm cách giải quyết.
9. (Động) Khởi xướng, làm trước. ◇ Luận Ngữ : "Vệ quân đãi tử nhi vi chánh, tử tương hề tiên?" , (Tử Lộ ) Nếu vua Vệ giữ thầy làm chính sự, thì thầy làm việc gì trước?
10. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu, cai quản. ◇ Lễ Kí : "Thiên tiên hồ địa, quân tiên hồ thần" , (Giao đặc sinh ) Trời thì cai quản đất, vua thì cầm đầu bề tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trước: Trước khó sau dễ; Tôi đã có hẹn từ trước. 【】 tiên hậu [xianhuò] a. Trước sau: Trước sau mâu thuẫn với nhau; Những sự việc xảy ra trước và sau; b. Tuần tự, lần lượt: Lần lượt triển lãm;【】tiên hành [xianxíng] a. Đi trước, đi đầu; b. Tiến hành trước, làm trước: Những sản phẩm mới này sẽ cung cấp trước cho tỉnh nhà;
② Tổ tiên, ông cha.【】tiên nhân [xianrén] a. Tổ tiên; b. Người cha đã qua đời;
③ (Tôn xưng) những người đời trước đã khuất: Người cha đã khuất; Các vị tiên liệt; Vua đời trước;
④ Trước kia: Kĩ thuật của anh ta giỏi hơn trước kia rất nhiều;
⑤ [Xian] (Họ) Tiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trước. Phía trước. Lúc trước ( trái với sau ) — Ông tổ đời trước. Td: Tổ tiên — Ngưi đã chết.

Từ ghép 47

tiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ ghép 1

danh
míng ㄇㄧㄥˊ

danh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tên, danh
2. danh tiếng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên người. ◎ Như: "tôn tính đại danh" tên họ của ngài, "thỉnh vấn phương danh" xin hỏi quý danh.
2. (Danh) Tên gọi sự vật. ◎ Như: "địa danh" tên đất. ◇ Quản Tử : "Vật cố hữu hình, hình cố hữu danh" , (Tâm thuật thượng ) Vật thì có hình, hình thì có tên gọi.
3. (Danh) Tiếng tăm. ◎ Như: "thế giới văn danh" có tiếng tăm trên thế giới. ◇ Cao Bá Quát : "Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung" , (Sa hành đoản ca ) Xưa nay hạng người (chạy theo) danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
4. (Danh) Văn tự. ◎ Như: cổ nhân gọi một chữ là "nhất danh" . ◇ Chu Lễ : "Chưởng đạt thư danh ư tứ phương" (Xuân quan , Ngoại sử ) Cai quản bố cáo sách và văn tự khắp bốn phương.
5. (Danh) Lượng từ: người. ◎ Như: "học sanh thập danh, khuyết tịch nhất danh" , học sinh mười người, vắng mặt một người.
6. (Danh) "Danh gia" , một môn phái trong chín phái ngày xưa, chủ trương biện biệt, suy luận căn cứ trên "danh" : tên gọi.
7. (Động) Xưng tên, gọi tên, hình dung ra, diễn tả. ◇ Bạch Cư Dị : "Hữu mộc danh lăng tiêu" (Lăng tiêu hoa ) Có cây tên gọi là lăng tiêu. ◇ Luận Ngữ : "Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên" , (Thái Bá ) Lồng lộng thay, dân không thể xưng tên làm sao! (ý nói không biết ca ngợi làm sao cho vừa).
8. (Tính) Nổi tiếng, có tiếng. ◎ Như: "danh nhân" người nổi tiếng.
9. (Tính) Giỏi, xuất sắc. ◎ Như: "danh thần" bầy tôi giỏi, "danh tướng" tướng giỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Danh, đối lại với chữ thực. Như nói cai quát cả mọi vật gọi là công danh , nói riêng từng thứ gọi là chuyên danh , ở trong phép văn đều gọi là danh từ .
② Tên người, đối với người trên thì xưng tên cái mình, đối với bạn bè thì chỉ xưng tên tự mình thôi, có đức có vị thì lúc chết đổi tên khác, gọi tên cũ là tên hèm.
③ Danh dự, người thiện thì được tiếng tốt (mĩ danh ), người ác thì bị tiếng xấu (ác danh ). Thường dùng để khen các người giỏi. Như danh thần bầy tôi giỏi, danh tướng tướng giỏi, v.v. Cao Bá Quát : Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
④ Văn tự, cổ nhân gọi một chữ là nhất danh .
⑤ Lời tiếng, như sư xuất hữu danh xuất quân ra có tiếng, nghĩa là vì có điều tiếng gì mới đem quân ra đánh nước ngoài vậy.
⑥ Một người cũng gọi là một danh. Như sự thi cử thì nói lấy mấy danh mấy danh.
⑦ Danh giáo. Trong luân lí định rành phận trên dưới, danh phận trên dưới chính đính rồi mới ra vẻ, nên gọi là danh giáo .
⑧ Danh gia. Một môn học trong chín môn ngày xưa. Ðại ý cốt để biện biệt chỗ khác chỗ cùng, cứ danh mà tìm sự thực, không thể vơ váo lẫn lộn được. Về sau xen vào nhà học về hình phép, cũng gọi là hình danh chi học , hoặc gọi là danh pháp . Môn học biện luận bên Tây cũng giống ý chỉ ấy, nên Tầu dịch là danh học, tức là môn Luận lí học vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên: Tên người; Ghi tên; Đặt cho nó một cái tên;
② Tên là, gọi là: Vị anh hùng này họ Lưu tên Nhân Phủ; Vương họ Trần, tên Quốc Tuấn, là con của An Sinh vương Trần Liễu (Việt điện u linh tập); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử);
③ Danh nghĩa: Nhân danh cá nhân tôi; Xuất quân có danh nghĩa;
④ Tiếng tăm, danh tiếng, nổi tiếng, giỏi: Nổi tiếng trên thế giới; Thầy thuốc nổi tiếng; Tướng giỏi; Ngựa giỏi;
⑤ Nói ra, diễn tả: Không thể diễn tả được;
⑥ Người (danh từ đơn vị để chỉ người): Mười hai anh chiến sĩ; Được giải nhất; Có bốn mươi sáu người;
⑦ Danh (trái với thực), danh phận: Danh không chính thì lời không thuận (Luận ngữ); Danh gia (những nhà chuyên biện luận về danh với thực);
⑧ (văn) Văn tự, chữ: Chưởng quản sách và văn tự bố cáo bốn phương (Chu lễ: Xuân quan, Ngoại sử); Một chữ;
⑨ (văn) Mu mắt (khoảng giữa mắt và lông mày): Ôi, mu mắt đẹp sao, mắt đẹp trong sao! (Thi Kinh: Tề phong, Y ta).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi. Tên của vật, của người — Gọi tên là — Một tên. Một người — Tiếng tăm.

Từ ghép 171

ác danh 惡名ái danh 愛名anh danh 英名ẩn danh 隱名báo danh 報名báo danh 报名bất danh nhất tiền 不名一錢biệt danh 別名biệt danh 别名bút danh 笔名bút danh 筆名cải danh 改名canh danh 更名cao danh 高名cầu danh 求名chánh danh 正名chính danh 正名chủ danh 主名chuyên danh 專名cô danh 沽名cô danh điếu dự 沽名釣譽công danh 功名cự danh 巨名danh bút 名筆danh ca 名歌danh cầm 名琴danh công 名工danh cương 名綱danh cương lợi tỏa 名韁利鎖danh dự 名誉danh dự 名譽danh đan 名单danh đan 名單danh đô 名都danh đơn 名单danh đơn 名單danh giá 名價danh gia 名家danh giáo 名教danh hiệu 名號danh họa 名畫danh hoa 名花danh hoa hữu chủ 名花有主danh khí 名气danh khí 名氣danh lam 名藍danh lợi 名利danh lưu 名流danh môn 名門danh mục 名目danh nạp 名衲danh nghĩa 名义danh nghĩa 名義danh ngôn 名言danh nhân 名人danh nho 名儒danh phận 名分danh phiến 名片danh quán 名貫danh quý 名貴danh sách 名冊danh sách 名册danh sắc 名色danh sĩ 名士danh sơn 名山danh sư 名師danh tài 名才danh thanh 名聲danh thắng 名勝danh thắng 名胜danh thần 名臣danh thế 名世danh thiếp 名帖danh thủ 名手danh thứ 名次danh thực 名實danh tiết 名節danh tố 名素danh tộc 名族danh trứ 名著danh trước 名著danh trường 名塲danh tự 名字danh từ 名詞danh từ 名词danh tướng 名將danh tướng 名相danh ưu 名優danh vị 名位danh vị bất chương 名位不彰danh vọng 名望danh xưng 名称danh xưng 名稱dương danh 揚名đại danh 大名đại danh từ 代名辭đạm danh 啖名đạm danh 噉名đạo danh 盜名đào danh 逃名đề danh 提名đề danh 題名địa danh 地名điểm danh 點名điếu danh 釣名giả danh 假名hám danh 噉名hảo danh 好名hiếu danh 好名hô danh 呼名hô danh khiếu trận 呼名叫陣hỗn danh 混名húy danh 諱名hư danh 虛名hữu danh 有名khoa danh 科名khuyết danh 缺名lập danh 立名lệnh danh 令名liên danh 聯名lợi danh 利名lưu danh 畱名mạc danh kì diệu 莫名其妙mai danh 埋名mãi danh 買名mại danh 賣名mạo danh 冒名mạo danh đính thế 冒名頂替mệnh danh 命名mộ danh 慕名nặc danh 匿名ngụy danh 偽名ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集nhũ danh 乳名ô danh 汙名pháp danh 法名phù danh 浮名phức danh 複名phương danh 芳名quải danh 掛名quyên danh 捐名sách danh 策名sùng hư danh 崇虚名tạc danh 鑿名tài danh 才名thành danh 成名thanh danh 清名thanh danh 聲名thân danh 身名thiếp danh 妾名tiếm danh 僭名tiểu danh 小名tính danh 姓名tội danh 罪名tri danh 知名trì danh 馳名trứ danh 著名tuẫn danh 殉名tục danh 俗名uy danh 威名văn danh 聞名văn danh ư thế 聞名於世vấn danh 問名vị danh 爲名vô danh 無名vô danh chỉ 無名指vụ danh 務名vực danh 域名xú danh 醜名xưng danh 稱名xướng danh 倡名
mạt
mò ㄇㄛˋ

mạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cuối cùng
2. ngọn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn cây. ◎ Như: "mộc mạt" ngọn cây. ◇ Tô Triệt : "Thần huy chuyển liêm ảnh, Vi phong hưởng tùng mạt" , (Thí viện xướng thù ) Ánh mặt trời buổi sớm chuyển động bóng rèm, Gió nhẹ vang tiếng xào xạc ngọn thông.
2. (Danh) Phiếm chỉ phần đầu hoặc đuôi của vật nào đó. ◎ Như: "trượng mạt" đầu gậy. ◇ Sử Kí : "Phù hiền sĩ chi xử thế dã, thí nhược chùy chi xử nang trung, kì mạt lập hiện" , , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Phàm kẻ sĩ tài giỏi ở đời, ví như cái dùi ở trong túi, mũi nhọn tất ló ra ngay.
3. (Danh) Chỉ bộ phận trên thân thể người ta: (1) Tay chân. (2) Đầu. (3) Tai và mắt. (4) Xương sống.
4. (Danh) Chỉ chỗ ngồi ở hàng thấp kém.
5. (Danh) Bờ, cuối, biên tế. ◇ Chu Tử Chi : "Hoàng hôn lâu các loạn tê nha, Thiên mạt đạm vi hà" , (Triêu trung thố , Từ ).
6. (Danh) Giai đoạn cuối. ◎ Như: "tuế mạt" cuối năm, "nhị thập thế kỉ chi mạt" cuối thế kỉ hai mươi.
7. (Danh) Mượn chỉ hậu quả, chung cục của sự tình. ◇ Trang Tử : "Đại loạn chi bổn, tất sanh ư Nghiêu, Thuấn chi gian, kì mạt tồn hồ thiên thế chi hậu" , , (Canh Tang Sở ).
8. (Danh) Sự vật không phải là căn bản, không trọng yếu. ◎ Như: "trục mạt" theo đuổi nghề mọn, đi buôn (vì ngày xưa trọng nghề làm ruộng mà khinh nghề đi buôn), "xả bổn trục mạt" bỏ gốc theo ngọn.
9. (Danh) Vật nhỏ, vụn. ◎ Như: "dược mạt" thuốc đã tán nhỏ, "cứ mạt" mạt cưa.
10. (Danh) Chỉ tuổi già, lão niên, vãn niên. ◇ Lễ Kí : "Vũ Vương, mạt thụ mệnh" , (Trung Dung ).
11. (Danh) Vai tuồng đóng vai đàn ông trung niên hoặc trung niên trở lên.
12. (Danh) Họ "Mạt".
13. (Tính) Hết, cuối cùng. ◎ Như: "mạt niên" năm cuối.
14. (Tính) Suy, suy bại. ◎ Như: "mạt thế" đời suy vi, "mạt lộ" đường cùng.
15. (Tính) Mỏn mọn, thấp, hẹp, nông, cạn. Cũng dùng làm khiêm từ. ◎ Như: "mạt học" kẻ học mỏn mọn này, "mạt quan" kẻ làm thấp hèn này (lời tự nhún mình). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn hựu khủng tha tại ngoại sanh sự, hoa liễu bổn tiền đảo thị mạt sự" , (Đệ tứ thập bát hồi) Nhưng lại sợ con mình ra ngoài sinh sự, tiêu mất tiền vốn chỉ là chuyện nhỏ mọn thôi.
16. (Đại) Không có gì, chẳng. ◇ Luận Ngữ : "Mạt chi dã, dĩ, hà tất Công San Thị chi chi dã" , , (Dương Hóa ) Không có nơi nào (thi hành được đạo của mình) thì thôi, cần gì phải đến với họ Công San.
17. (Phó) Nương, nhẹ. ◎ Như: "mạt giảm" giảm nhẹ bớt đi.
18. (Trợ) Cũng như "ma" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngọn, như mộc mạt ngọn cây, trượng mạt đầu gậy. Sự gì không phải là căn bản cũng gọi là mạt, như đi buôn gọi là trục mạt , theo đuổi nghề mọn, vì ngày xưa trọng nghề làm ruộng mà khinh nghề đi buôn vậy.
② Không, như mạt do dã dĩ không biết noi vào đâu được vậy thôi.
③ Hết, cuối, như mạt thế đời cuối, mạt nhật ngày cuối cùng, v.v.
④ Mỏng, nhẹ, như mạt giảm giảm nhẹ bớt đi.
⑤ Phường tuồng đóng thầy đồ già gọi là mạt.
⑥ Nhỏ, vụn, như dược mạt thuốc đã tán nhỏ.
⑦ Mỏn mọn, thấp hẹp. Dùng làm lời tự nhún mình, như mạt học kẻ học mỏn mọn này.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu, mút, đỉnh, ngọn, chóp: Đầu ngọn; Đầu mút của sợi lông măng, việc nhỏ bé; Ngọn cây; Đầu gậy; Bỏ gốc theo ngọn;
② Những cái không chủ yếu, thứ yếu, đuôi: Đảo ngược đầu đuôi; Bỏ cái chủ yếu để theo đuổi cái thứ yếu;
③ Cuối cùng: Cuối xuân; Cuối tuần; Cuối đời Lê; Đời cuối; Ngày 31 tháng 12 là ngày cuối cùng trong một năm;
④ Mạt, vụn, băm nhỏ, bột: Thịt băm; Mạt cưa; Chè vụn; Nghiền thuốc thành bột;
⑤ (văn) Nhỏ hẹp, mỏn mọn, thấp kém: Kẻ học thấp kém này;
⑥ (văn) Mỏng, nhẹ: Giảm nhẹ bớt đi;
⑦ Vai thầy đồ trong tuồng;
⑧ (văn) Không: Không biết nói vào đâu được vậy (Luận ngữ); Ta với nước Trịnh không thể hòa giải được (Công Dương truyện: Ẩn công lục niên). Xem [me].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây — Cái ngọn, phần cuối của sự việc — Cuối cùng — Già cả — Thấp hèn, nhỏ mọn.

Từ ghép 24

tố
zuò ㄗㄨㄛˋ

tố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

làm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm (cư xử, trở thành). ◎ Như: "tố nhân" làm người, "tố quan" làm quan.
2. (Động) Tiến hành công việc. ◎ Như: "tố sanh ý" làm ăn sinh sống, "tố sự" làm việc.
3. (Động) Cử hành, làm lễ, tổ chức. ◎ Như: "tố sanh nhật" làm lễ sinh nhật, "tố mãn nguyệt" 滿 ăn mừng đầy tháng (trẻ mới sinh).
4. (Động) Làm ra, chế tạo. ◎ Như: "tố y phục" may quần áo, "tố hài tử" đóng giày.
5. (Động) Giả trang, giả làm. ◇ Thủy hử truyện : "Nhĩ đáo lâm thì, chỉ tố khứ tống tang, trương nhân nhãn thác, nã liễu lưỡng khối cốt đầu, hòa giá thập lưỡng ngân tử thu trước, tiện thị cá lão đại kiến chứng" , , , , , 便 (Đệ nhị thập lục hồi) Khi ông đến đó, chỉ làm như tới đưa đám, đúng lúc không ai để ý, dấu lấy hai khúc xương, gói chung với mười lạng bạc này, dành để làm bằng chứng.
6. (Động) Dùng làm. ◇ Vô danh thị : "Đảo chiệp xuân sam tố la phiến thiên" (Hóa lang nhi , Sáo khúc ) Gấp áo xuân dùng làm quạt là.
7. (Động) Đánh, đấu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi khoan hồng đại lượng, ngã khước nhãn lí nhu bất hạ sa tử khứ. Nhượng ngã hòa giá xướng phụ tố nhất hồi, tha tài tri đạo ni" , . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mợ thì khoan hồng đại lượng chứ em không thể để cái gai trước mắt được. Em phải đánh cho con đĩ ấy một phen, nó mới biết tay!
8. (Động) Biểu diễn. ◇ Kim Bình Mai : "Na hí tử hựu tố liễu nhất hồi, ước hữu ngũ canh thì phân, chúng nhân tề khởi thân" , , (Đệ lục thập tam hồi) Tuồng diễn một hồi nữa, tới khoảng canh năm, mọi người mới đứng dậy ra về.

Từ điển Thiều Chửu

① Làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

Làm: Đã nói thì phải làm; Dám làm; Làm một cái rương; Làm cha mẹ; Làm diễn viên; Làm bạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm ra. Tạo ra — Làm. Là. Td: Tố nhân ( làm người ).

Từ ghép 7

phong, phóng, phúng
fēng ㄈㄥ, fěng ㄈㄥˇ, fèng ㄈㄥˋ

phong

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gió
2. tục, thói quen
3. bệnh phong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gió. ◇ Bạch Cư Dị : "Sầu kiến chu hành phong hựu khởi, Bạch đầu lãng lí bạch đầu nhân" , (Lâm giang tống Hạ Chiêm ) Buồn trông thuyền đi, gió lại nổi lên, Khách bạc đầu ở trong sóng bạc đầu.
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" thói đời, "di phong dịch tục" đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện : "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" : , (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" , , , , , .
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh có "quốc phong" nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" , thơ "đại nhã" đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ : "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" hong cho khô, "phong kê" gà khô, "phong ngư" cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện : "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" , , (Hi Công tứ niên ) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gió, không khí động mạnh thành ra gió.
② Cái mà tục đang chuộng. Như thế phong thói đời, quốc phong thói nước, gia phong thói nhà, v.v. ý nói sự gì kẻ kia xướng lên người này nối theo dần dần thành tục quen. Như vật theo gió, vẫn cảm theo đó mà không tự biết vậy.
③ Ngợi hát. Như Kinh Thi có quốc phong nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là phong, cùng với thơ tiểu nhã , thơ đại nhã đều gọi là phong cả. Nói rộng ra người nào có vẻ thi thư cũng gọi là phong nhã .
④ Thói, cái thói quen của một người mà được mọi người cùng hâm mộ bắt chước cũng gọi là phong. Như sách Mạnh Tử nói văn Bá Di chi phong giả nghe cái thói quen của ông Bá Di ấy. Lại như nói về đạo đức thì gọi là phong tiết , phong nghĩa , nói về quy mô khí tượng thì gọi là phong tiêu , phong cách , nói về dáng dấp thì thì gọi là phong tư 姿, phong thái , nói về cái ý thú của lời nói thì gọi là phong vị , phong thú , v.v.
⑤ Phàm sự gì nổi lên hay tiêu diệt đi không có manh mối gì để xét, biến hóa không thể lường được cũng gọi là phong. Như phong vân , phong trào , v.v. nói nó biến hiện bất thường như gió mây như nước thủy triều vậy.
⑥ Bệnh phong. Chứng cảm gió gọi là trúng phong . Phàm các bệnh mà ta gọi là phong, thầy thuốc tây gọi là bệnh thần kinh hết.
⑦ Thổi, quạt.
⑧ Cảnh tượng.
⑨ Phóng túng, giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau.
⑩ Cùng nghĩa với chữ phúng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gió: Nổi gió; Gió biển;
② Hong khô, thổi, quạt (sạch): Hong khô; Phơi khô quạt sạch; Gà khô; Thịt khô; Cá khô;
③ Cảnh tượng, quang cảnh, phong cảnh: Quang cảnh, phong cảnh;
④ Thái độ, phong cách, phong thái: Tác phong; Phong độ;
⑤ Phong tục, thói: Thói đời; Thói nhà; Thói quen của Bá Di (Mạnh tử);
⑥ Tiếng tăm;
⑦ Bệnh do gió và sự nhiễm nước gây ra: Trúng gió, bệnh cảm gió;
⑧ Tin tức: Nghe tin ùa đến; Đừng để tin lọt ra ngoài;
⑨ Tiếng đồn: Nghe đồn; Tiếng đồn bậy bạ;
⑩ Trai gái phóng túng, lẳng lơ;
⑪ [Feng] (Họ) Phong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gió. Hát nói của Nguyễn CôngTrứ có câu: » Chen chúc lợi danh đà chán ngắt, cúc tùng phong nguyệt mới vui sao « — Gió thổi — Hóng mát — Nếp sống theo thói quen lâu đời. Td: Phong tục — Cảnh vật bày ra trước mắt. Td: Phong cảnh — Bệnh điên. Dùng như chữ Phong — Tên một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Phong — Một âm là Phúng. Xem Phúng — Quyến kì phong hay dương giốc phong tức là gió lốc. » Phúc đâu trận gió cuốn cờ đến ngay « ( Kiều ).

Từ ghép 163

âm phong 陰風âu phong mĩ vũ 歐風美雨bả phong 把風bạc trác phong 舶趠風bạch điến phong 白癜風bại tục đồi phong 敗俗頽風bạo phong 暴風bắc phong 北風biệt phong hoài vũ 別風淮雨bình phong 屏風bình phong 屛風bộ ảnh nã phong 捕影拿風bổ phong 捕風cảm phong 感風chánh phong 正風chấn phong 震風chiếm thượng phong 占上風cổ phong 古風cốc phong 穀風cốc phong 谷風cụ phong 颶風cuồng phong 狂風cương phong 剛風cường phong 強風dâm phong 淫風dân phong 民風di phong 遺風di phong dịch tục 移風易俗diệu phong 眇風đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại phong 大風đài phong 颱風đồi phong 頹風đông phong 東風đồng phong 迵風gia phong 家風hàn nho phong vị phú 寒儒風味賦hàn phong 寒風hiểu phong 曉風hòa phong 和風học phong 學風huân phong 薰風hữu phong 有風khải phong 凱風khinh phong 輕風kim phong 金風kinh phong 驚風lệ phong 厲風mãn diện xuân phong 滿面春風môn phong 門風nam phong 南風nghênh phong 迎風nghịch phong 逆風nhật chích phong xuy 日炙風吹nho phong 儒風nhuyễn phong 輭風ôn phong 溫風phi phong 飛風phiêu phong 飄風phong bá 風佰phong ba 風波phong cách 風格phong can 風乾phong cảnh 風景phong cầm 風琴phong chúc 風燭phong cốt 風骨phong dao 風謠phong đăng 風燈phong điệu 風調phong độ 風度phong giáo 風教phong hành 風行phong hiểm 風險phong hiến 風憲phong hóa 風化phong hội 風會phong hồng 風虹phong khí 風氣phong lan 風蘭phong linh 風鈴phong lôi 風雷phong lực 風力phong lực biểu 風力表phong lương 風涼phong lưu 風流phong mạo 風貌phong mộc 風木phong nghi 風儀phong nguyệt 風月phong nhã 風雅phong nhân 風人phong quang 風光phong sắc 風色phong sương 風霜phong tà 風邪phong tao 風騷phong thanh 風聲phong tháo 風操phong thần 風神phong thấp 風濕phong thổ 風土phong thụ 風樹phong thủy 風水phong thượng 風尚phong tiết 風節phong tín 風信phong tình 風情phong tranh 風箏phong trào 風潮phong trần 風塵phong triều 風潮phong truyền 風傳phong tục 風俗phong tư 風姿phong văn 風聞phong vận 風運phong vân 風雲phong vận 風韻phong vật 風物phong vị 風味phong vũ 風雨phong vũ biểu 風雨表phong xa 風車phong xan lộ túc 風餐露宿quan phong 觀風quân phong 軍風quốc phong 國風sát phong cảnh 殺風景sóc phong 朔風sơn phong 山風sương phong 霜風tác phong 作風tật phong 疾風thái phong 採風thanh phong 清風thần phong 晨風thần phong 鷐風thê phong 淒風thông phong 通風thu phong 秋風thuần phong 淳風thuận phong 順風thừa phong phá lãng 乘風破浪thương phong 傷風tiên phong 仙風tiên phong đạo cốt 仙風道骨tín phong 信風toàn phong 旋風tòng phong 從風tranh phong 爭風trúng phong 中風truy phong 追風uy phong 威風vãn phong 晚風vi phong 微風viêm phong 炎風xu phong 趨風xuân phong 春風xuất phong đầu 出風頭xuy phong 吹風xương phong 閶風yêu phong 妖風

phóng

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Báo tin, cho biết;
② Châm biếm (như , bộ );
③ (Gió) thổi.

phúng

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gió. ◇ Bạch Cư Dị : "Sầu kiến chu hành phong hựu khởi, Bạch đầu lãng lí bạch đầu nhân" , (Lâm giang tống Hạ Chiêm ) Buồn trông thuyền đi, gió lại nổi lên, Khách bạc đầu ở trong sóng bạc đầu.
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" thói đời, "di phong dịch tục" đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện : "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" : , (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" , , , , , .
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh có "quốc phong" nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" , thơ "đại nhã" đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ : "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" hong cho khô, "phong kê" gà khô, "phong ngư" cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện : "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" , , (Hi Công tứ niên ) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Báo tin, cho biết;
② Châm biếm (như , bộ );
③ (Gió) thổi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Phúng — Một âm khác là Phong. Xem Phong.
phu, phù
fū ㄈㄨ, fú ㄈㄨˊ

phu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chồng
2. đàn ông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng: Anh rể; Dượng;
② Phu: Phu xe; Tiều phu;
③ Phu phen: Phu phen, phu dịch; Bắt phu;
④ Người đàn ông, nam nhi: Người dân thường;
⑤ (văn) Ông ấy, người ấy, người kia: Kẻ kia bất lương, người trong nước ai cũng đều biết (Thi Kinh); Ông ấy chịu nguy khốn vì ta (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người đàn ông — Người chồng — Công việc nặng — Người làm công việc nặng. Td: Xa phu ( người kéo xe ) — Một âm là Phù. Xem Phù.

Từ ghép 67

bạc phu 薄夫bạo phu 暴夫bỉ phu 鄙夫bộc phu 僕夫bổn phu 体夫canh phu 更夫cát phu 褐夫chinh phu 征夫chuẩn phu 準夫cô phu 姑夫công phu 功夫cuồng phu 狂夫dân phu 民夫dịch phu 役夫dịch phu 驛夫đại phu 大夫đại trượng phu 大丈夫đồ phu 屠夫độ phu 渡夫độc phu 獨夫gian phu 奸夫hạt phu 褐夫khiếp phu 怯夫kiệu phu 轎夫lão phu 老夫lạp phu tang cổ ni 拉夫桑賈尼mã phu 馬夫mộ phu 募夫mục phu 牧夫muội phu 妹夫ngoan phu 頑夫ngu phu 愚夫ngư phu 漁夫như phu nhân 如夫人nọa phu 懦夫nông phu 農夫phàm phu 凡夫phu dịch 夫役phu nhân 夫人phu phụ 夫婦phu phụ hảo hợp 夫婦好合phu quân 夫君phu quý phụ vinh 夫貴婦榮phu tế 夫壻phu thê 夫妻phu tử 夫子phu xướng phụ tùy 夫倡婦隨quang lộc đại phu 光祿大夫sàn phu 孱夫sát phu 殺夫sắc phu 嗇夫sắc phu 穡夫sĩ phu 士夫tể phu 宰夫thất phu 匹夫thư phu 姐夫tiền phu 前夫tiều phu 樵夫tòng phu 從夫tráng phu 壯夫trạo phu 掉夫trượng phu 丈夫tuyển phu 選夫vị hôn phu 未婚夫vọng phu 望夫vũ phu 武夫xa phu 車夫

phù

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(thán từ dùng để bắt đầu hoặc kết thúc câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đàn ông (thành niên). ◎ Như: "trượng phu" đàn ông, con trai thành niên.
2. (Danh) Chỉ chung người bình thường. ◎ Như: "vạn phu mạc địch" muôn người không chống lại được, "thất phu" người thường.
3. (Danh) Người làm việc lao động. ◎ Như: "ngư phu" , "nông phu" , "xa phu" , "tiều phu" .
4. (Danh) Chồng. ◇ Liêu trai chí dị : "Thoa trị kỉ hà, tiên phu chi di trạch dã" , (Vương Thành ) Thoa này chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng là của chồng tôi ngày xưa để lại.
5. Một âm là "phù". (Trợ) Thường dùng làm lời mở đầu một đoạn văn nghị luận. ◎ Như: "Phù đạt dã giả" ôi đạt vậy ấy. ◇ Âu Dương Tu : "Phù thu, hình quan dã, ư thì vi âm; hựu binh tượng dã, ư hành vi kim" , , ; , (Thu thanh phú ) Mùa thu, là thời kì của quan Hình (xử phạt), về thời tiết thì thuộc Âm; lại tượng trưng cho việc Binh, về ngũ hành là Kim.
6. (Trợ) Ở cuối câu, lời nói đoạn rồi than. ◇ Luận Ngữ : "Tử tại xuyên thượng viết: Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" : , (Tử Hãn ) (Khổng) Tử đứng trên bờ sông nói: Chảy đi hoài như thế kia, ngày đêm không ngừng!
7. (Trợ) Dùng giữa câu, không có nghĩa hoặc để thư hoãn ngữ khí. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dư quan phù Ba Lăng thắng trạng, tại Động Đình nhất hồ" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ta coi thắng cảnh ở Ba Lăng, chỉ nhờ vào một hồ Động Đình.
8. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy. ◇ Luận Ngữ : "Phù chấp dư giả vi thùy?" 輿 (Vi Tử ) Người cầm cương xe đó là ai?
9. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: này, đây. § Tương đương với "thử" , "bỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Phù nhân bất ngôn, ngôn tất hữu trúng" , (Tiên tiến ) Con người đó không nói (nhiều), (nhưng) hễ nói thì trúng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðàn ông. Con trai đã nên người khôn lớn gọi là trượng phu . Kẻ đi làm công cũng gọi là phu.
② Chồng.
③ Một âm là phù. Lời mở đầu, có ý chuyên chỉ vào cái gì, như phù đạt dã giả ôi đạt vậy ấy.
④ Lời nói đoạn rồi than. Như thệ giả như tư phù đi ấy như thế kia ư?

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kia: Không lấy cái một kia hại cái một này (Tuân tử: Giải tế); Thì hai người kia là đại thần chỗ dựa của đất nước Lỗ (Tả truyện: Thành công thập lục niên);
② Trợ từ đầu câu (thường để mở đầu một đoạn văn nghị luận): Đánh giặc là dũng khí vậy (Tả truyện); Công việc tích trữ là mệnh lớn của thiên hạ (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ);
③ Trợ từ cuối câu (biểu thị sự khẳng định): Chỉ có ta với ngươi là như thế (Luận ngữ);
④ Trợ từ cuối câu (biểu thị nghi vấn): ? Thế thì ông muốn cho nước Tần được lợi ư? (Lã thị Xuân thu);
⑤ Trợ từ cuối câu (biểu thị ý cảm thán): Đi mãi như thế thay! (Luận ngữ); ! Nay như thế đó, thương thay! (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư);
⑥ Trợ từ giữa câu (biểu thị sự thư hoãn ngữ khí): Ăn lúa nếp hương, mặc đồ gấm (Luận ngữ); Ta ngắm thấy thắng cảnh Ba Lăng chỉ ở trong một hồ Động Đình (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kia. Nọ. Kia — Tiếng mở đầu lời nói — Trợ ngữ từ cuối câu — Một âm là Phu. Xem Phu.
đà
tuó ㄊㄨㄛˊ

đà

phồn thể

Từ điển phổ thông

con kỳ đà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con đà. § Một loài như cá sấu, dài hơn hai trượng, bốn chân, da nó dùng để bưng trống. ◇ Nguyễn Dư : "Xướng bãi đà canh thiên dục thự" (Từ Thức tiên hôn lục ) Dứt tiếng canh đà trời muốn sáng.
2. ☆ Tương tự: "đà long" , "linh đà" , "trư bà long" , "dương tử ngạc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con đà. Một loài như cá sấu, dài hơn hai trượng, bốn chân, da nó dùng để bưng trống.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Một loại) cá sấu. Cg. [zhupólóng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loài cá sấu lớn.
lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.