tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ, jìn ㄐㄧㄣˋ

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ ghép 1

tận

phồn thể

Từ điển phổ thông

hết, cạn, xong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hết, không còn gì nữa. ◎ Như: "đông tận xuân lai" mùa đông hết mùa xuân lại. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành hôi lệ thủy can" , (Vô đề ) Tằm xuân đến chết, tơ mới hết, Ngọn nến thành tro, nước mắt mới khô.
2. (Động) Đem hết sức ra, nỗ lực. ◎ Như: "kiệt tận sở năng" dùng hết khả năng của mình, "tận kì sở trường" lấy hết sở trường của mình.
3. (Động) Chết. ◇ Liêu trai chí dị : "Chuyển trắc sàng đầu, duy tư tự tận" , (Xúc chức ) Nằm trằn trọc trên giường, chỉ nghĩ đến tự tử.
4. (Phó) Đều hết, tất cả, toàn bộ. ◎ Như: "tận tại ư thử" đều ở đấy hết. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Vĩnh Châu chi dã sản dị xà, hắc chất nhi bạch chương, xúc thảo mộc tận tử" , , (Bộ xà giả thuyết ) Ở ngoài thành Vĩnh Châu sản sinh một loài rắn lạ, da đen hoa trắng, cây cỏ chạm phải đều chết.
5. (Phó) Rất, quá sức. ◎ Như: "tận thiện tận mĩ" hết sức tốt đẹp.
6. (Danh) Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là "đại tận" , 29 ngày là "tiểu tận" .
7. § Cũng đọc là "tẫn".

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, không còn gì nữa. Như tận tâm hết lòng, tận lực hết sức, v.v.
② Ðều hết, như tận tại ư thử đều ở đấy hết.
③ Lịch cũ gọi tháng đủ 30 ngày là đại tận , 29 ngày là tiểu tận .
④ Một âm là tẫn. Mặc dùng, vi khiến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, tận: Lấy không hết; Vô tận; Nghĩ hết mọi cách;
② Hết sức, vô cùng: Hết sức tốt đẹp. 【】tận lực [jìnlì] Tận lực, hết sức: Hết sức giúp đỡ mọi người;
③ Dốc hết, hết, tận: Dốc hết toàn lực; Tận tâm, hết lòng;
④ Làm tròn, tận: Làm tròn nghĩa vụ của mình; Tận trung;
⑤ Đều, toàn, hoàn toàn, hết, tất cả, hết thảy, suốt, mọi, đủ mọi: Trong vườn trồng rất nhiều cây, không thể kể hết ra được; Trong gian nhà nhỏ của anh ấy toàn là sách; Đây toàn là hàng ngoại; Nếm đủ mùi cay đắng; Mọi người đều biết; Bọn bề tôi ngăn cản công việc và làm hại những người có tài, hết thảy đều được làm vạn hộ hầu (Lí Lăng); Suốt tháng mười hai, trong quận không có một tiếng động (Hán thư). 【】tận giai [jìnjie] (văn) Tất cả đều, thảy đều, hết cả: Kĩ nữ ba trăm người, tất cả đều hạng quốc sắc (Lạc Dương già lam kí); Đất bằng và gò cao, đều làm ngập hết cả (Lã thị Xuân thu); 【】tận thị [jìnshì] Toàn bộ là, đều là: Toàn là sản phẩm mới; Quan san khó vượt, ai thương cho kẻ lạc đường; bèo nước gặp nhau, thảy đều là người đất khách (Vương Bột: Đằng vương các tự);
⑥【】đại tận [dàjìn] Tháng đủ 30 ngày; 【】 tiểu tận [xiăo jìn] Tháng thiếu (chỉ có 29 ngày). Xem [jên].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết không còn gì. Thành ngữ năm cùng tháng tận — Tất cả — Cùng cực, không tới thêm được nữa — Ta còn hiểu là tới cùng, tới chỗ. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay « — Chết. Td: Tự tận.

Từ ghép 40

hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là "hồ". Râu mọc ở đấy gọi là "hồ tu" . Tục viết là .
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" đàn Hồ, "hồ đào" cây hồ đào, "hồ tiêu" cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ : "Vĩnh thụ hồ phúc" (Sĩ quan lễ ) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" , cũng viết là . Nói quàng gọi là "hồ thuyết" , làm càn gọi là "hồ vi" hay "hồ náo" đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" ! , (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" sao chẳng, "hồ khả" sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du : "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" (Phản Chiêu hồn ) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư : "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" ? ? (Tiêu Hà truyện ) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ .
12. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu . Tục viết là .
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ . Cũng viết là . Nói quàng gọi là hồ thuyết , làm càn gọi là hồ vi hay hồ náo đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất sao chẳng?, hồ khả sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): Người Hồ, dân tộc Hồ; 便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: ? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); ! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); ? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); ? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: ? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); ? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【】hồ tử [húzê]
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17

nhĩ
ěr ㄦˇ, réng ㄖㄥˊ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tai
2. cái quai cầm
3. vậy, thôi (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai (dùng để nghe).
2. (Danh) Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là "nhĩ". ◎ Như: "đỉnh nhĩ" cái quai vạc, "nhĩ môn" cửa nách. ◇ Thủy hử truyện : "Lưỡng biên đô thị nhĩ phòng" (Đệ thập nhất hồi) Hai bên đều có phòng xép.
3. (Tính) Hàng chắt của chắt mình là "nhĩ tôn" tức là cháu xa tám đời.
4. (Động) Nghe. ◎ Như: "cửu nhĩ đại danh" nghe tiếng cả đã lâu, "nhĩ thực" nghe lỏm.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu: thôi vậy, vậy, mà thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đãn tri kì vi tể quan nhĩ" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Chỉ biết rằng ông ấy là một vị tể quan mà thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai, dùng để nghe.
② Nghe, như cửu nhĩ đại danh nghe tiếng cả đã lâu, nhĩ thực nghe lỏm.
③ Hàng chắt của chắt mình là nhĩ tôn tức là cháu xa tám đời.
④ Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là nhĩ, như đỉnh nhĩ cái quai vạc.
⑤ Nhĩ môn cửa nách.
⑥ Thôi vậy, vậy. Tiếng nói dứt lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai: Điếc tai;
② Vật có hình dáng như tai, quai: Mộc nhĩ, nấm mèo; Cái quai vạc;
③ Ở hai bên, ở bên cạnh: Cửa ở bên, cửa nách;
④ (văn) Mà thôi (trợ từ cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ): Cách đây chỉ năm dặm thôi; Chỉ có văn chương của ông là còn lại mà thôi (Sử kí); Đó chỉ là cặn bã của thánh nhân mà thôi (Hoài Nam tử). 【】nhĩ hĩ [âryê] (văn) Mà thôi (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ với ý nhấn mạnh): Ta vốn có cái đó, chỉ tại không nghĩ về nó mà thôi (Mạnh tử);【】 nhĩ tai [ârzai] (văn) Thôi ư? (trợ từ liên dụng, biểu thị sự phản vấn với ý nhấn mạnh): ! Cho nên các đấng tiên vương phải làm cho lệnh lạc được rõ ràng, há có thể chỉ công khai thôi ư! (Tuân tử);
⑤ (văn) Trợ từ, biểu thị sự xác định: Kẻ sĩ đương lúc nguy khổ thì thường đổi đức (Sử kí); Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, đã chết thì phải lưu lại tiếng tốt (Sử kí);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cầu khiến: ! Khẩn thiết mong các vị chịu thương cho tôi! (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu biểu thị sự phản vấn hoặc suy đoán: Những người trên thuyền đều đứng bên nói: Chỗ này vốn không có núi, coi chừng là loài thủy quái (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
⑧ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: ? Vua Sở cả giận nói: Quả nhân tuy thiếu đức độ, sao có thể vì cớ nó là con của Đào Chu Công mà ra ân cho nó! (Sử kí);
⑨ (văn) Nghe: Nghe tiếng tăm đã lâu;
⑩ [Âr] (Họ) Nhĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai ( cơ quan để nghe ) — Phần phụ vào hai bên của vật, giống như hai cái tai. Td: Đỉnh nhĩ ( cái tai đỉnh, chỗ để cầm mà nhấc cát đỉnh lên ) —Trợ ngữ từ cuối câu, không có nghĩa gì — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhĩ.

Từ ghép 31

hoãn
huǎn ㄏㄨㄢˇ

hoãn

phồn thể

Từ điển phổ thông

chậm chạp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thong thả. ◎ Như: "hoãn bộ" bước thong thả.
2. (Tính) Chậm chạp, chậm trễ. ◇ Hàn Dũ : "Hu ta khổ nô hoãn, Đãn cụ thất nghi đương" , (Nhạc Dương Lâu biệt đậu ti trực ).
3. (Tính) Rộng, rộng rãi. ◎ Như: "khoan hoãn" rộng rãi. ◇ Cổ thi : "Y đái nhật dĩ hoãn" (Hành hành trùng hành hành ) Áo quần ngày càng rộng ra.
4. (Tính) Khoan thứ, không khắc nghiệt (nói về hình phạt, xử án...). ◇ Quản Tử : "Công khinh kì thuế liễm, tắc nhân bất ưu cơ; hoãn kì hình chánh, tắc nhân bất cụ tử" , ; , (Bá hình ).
5. (Tính) Mềm, xốp. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhân nậu tất dĩ hạn, sử địa phì nhi thổ hoãn" , 使 (Nhậm địa ).
6. (Tính) Yếu đuối, nhu nhược. ◇ Tân Ngũ đại sử : "Lục nguyệt, Kiền Chiêu đẳng chí Thành Đô, (Mạnh) Tri Tường yến lao chi, Kiền Chiêu phụng thương khởi vi thọ, (Mạnh) Tri Tường thủ hoãn bất năng cử thương, toại bệnh" , , , , , (Hậu Thục thế gia , Mạnh Tri Tường ).
7. (Động) Làm chậm trễ, kéo dài thời gian. ◎ Như: "hoãn kì" dời kì hạn (cho thời hạn lâu hơn), "hoãn binh chi kế" kế hoãn binh. ◇ Mạnh Tử : "Dân sự bất khả hoãn dã" (Đằng Văn Công thượng ) Việc dân không thể chậm trễ.
8. (Động) Hồi lại, tỉnh lại, tươi lại, khôi phục. ◇ Lão Xá : "Tại băng lương đích địa thượng ba phục liễu hảo đại bán thiên, tha tài hoãn quá khí lai" , (Tứ thế đồng đường , Tam tam).
9. (Danh) Chứng bệnh kinh mạch yếu chậm không có sức (Trung y). ◇ Vương Thúc Hòa : "Hoãn, mạch khứ lai diệc trì" , (Mạch kinh , Mạch hình trạng chỉ hạ bí quyết ).
10. (Danh) Họ "Hoãn".

Từ điển Thiều Chửu

① Thong thả, như hoãn bộ bước thong thả.
② Chánh trị không nghiệt gọi là khoan hoãn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chậm, thư thả, thong thả, khoan: Đi thư thả; Chậm một tí, thư thả đã, khoan đã;
② Hoãn, hoãn lại: Gấp lắm không cho phép hoãn lại; Hoãn hai ngày nữa mới làm;
③ Hồi lại, tỉnh lại: Người bệnh ngất đi rồi tỉnh lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chậm chạp, không gấp gáp — Dời lại lúc khác.

Từ ghép 9

duy
wéi ㄨㄟˊ

duy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỉ có

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mưu nghĩ. ◎ Như: "tư duy" suy xét. ◇ Sử Kí : "Thối nhi thâm duy viết: Phù Thi Thư ẩn ước giả, dục toại kì chí chi tư dã" 退: , (Thái sử công tự tự ) Lui về mà suy nghĩ sâu xa rằng: Kinh Thi, kinh Thư kín đáo ít lời, (là người viết) muốn gửi gấm ý chí tư tưởng của mình (trong đó).
2. (Phó) Chỉ (có một). § Như chữ "duy" . ◎ Như: "duy nhất chánh sách" chỉ có một chánh sách. ◇ Nguyễn Du : "Nhất lộ giai lai duy bạch phát" (Nam Quan đạo trung ) Suốt dọc đường cùng ta chỉ có mái tóc bạc.
3. (Liên) Tuy, dù. § Cùng nghĩa với "tuy" . ◇ Sử Kí : "Duy Tín diệc vi Đại vương bất như dã. Nhiên thần thường sự chi, thỉnh ngôn Hạng Vương chi vi nhân dã" . , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Dù (Hàn) Tín này cũng thấy Đại Vương không bằng (Hạng Vương). Nhưng thần đã từng thờ (Hạng Vương), vậy xin nói rõ về con người đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưu nghĩ.
② Ấy là, chỉ có một. Như duy nhất chánh sách chỉ có một chánh sách.
③ Lời nói mở đầu. Nghĩa là bui. Như duy Chu vương phủ vạn bang bui vua nhà Chu vỗ yên cả muôn nước.
④ Cùng nghĩa với chữ tuy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duy, chỉ, chỉ có: Chỉ nghe theo lệnh, bảo gì nghe nấy; Chỉ có ta là nhất. 【】 duy độc [wéidú] Chỉ... riêng..., chỉ riêng: Mọi người đều đi ngủ cả rồi, chỉ riêng anh ấy vẫn còn làm việc; 【】duy kì [wéiqí] Chính vì, vì (trong câu nêu rõ mối quan hệ nhân quả, thường dùng thêm ở đoạn câu sau: chính vì... cho nên...): 西 Ai chả biết Hàng Châu có thắng cảnh Tây Hồ, chính vì Tây Hồ nổi tiếng, nên người đi tham quan rất đông;
② (văn) Nhưng mà, nhưng: Anh ấy học rất giỏi, nhưng sức khỏe hơi kém;
③ Tư duy, suy nghĩ: Tư duy;
④ (văn) Do ở: Cũng tại nhà ngươi (Thượng thư);
⑤ (văn) Và, cùng: Răng, da, lông vũ, lông mao và gỗ (Thượng thư);
⑥ (văn) Tuy, dù (dùng như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ ở đầu câu hoặc giữa câu (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suy nghĩ. Chẳng hạn tư duy — Dùng như chữ .

Từ ghép 4

kỉ, kỷ
jǐ ㄐㄧˇ, jì ㄐㄧˋ

kỉ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu mối sợi tơ, cũng mượn chỉ sợi tơ.
2. (Danh) Phép tắc. ◎ Như: "cương kỉ" giềng mối phép tắc (dây lớn ngoài mép lưới gọi là "cương" , dây nhỏ gọi là "kỉ" ), "kỉ luật" phép tắc, luật lệ, "vi pháp loạn kỉ" trái phép loạn kỉ cương.
3. (Danh) Tục gọi đầy tớ là "kỉ cương" , có khi gọi tắt là "kỉ" .
4. (Danh) Đạo. ◇ Thư Kinh : "Ô hô! Tiên vương triệu tu nhân kỉ" ! (Y huấn ) Ôi! Tiên vương sửa cho ngay đạo làm người.
5. (Danh) Một thể văn chép sử (viết tắt của "bổn kỉ" ), chuyên ghi lại hành tích của đế vương. ◎ Như: "Ngũ đế kỉ" , "Thủy Hoàng kỉ" .
6. (Danh) Ngày xưa, mười hai năm gọi là "nhất kỉ" . Ngày nay, 100 năm là một "kỉ".
7. (Danh) Đơn vị thời kì trong ngành địa chất học.
8. (Danh) Bây giờ gọi tuổi là "niên kỉ" .
9. (Danh) Nước "Kỉ".
10. (Danh) Họ "Kỉ".
11. (Động) Gỡ sợi tơ, gỡ mối tơ rối. Nghĩa rộng: gánh vác, liệu lí công việc. ◎ Như: "kinh kỉ" gánh vác.
12. (Động) Ghi chép. § Thông "kỉ" . ◎ Như: "kỉ niên" ghi chép chuyện trong năm. ◇ Liệt Tử : "Cố vị Nhan Hồi kỉ chi" (Chu Mục vương ) (Khổng Tử) quay lại bảo Nhan Hồi ghi lại câu chuyện này.
13. (Động) Hội họp.

Từ ghép 19

kỷ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gỡ mối rối
2. 12 năm
3. kỷ cương, kỷ luật
4. nước Kỷ

Từ điển Thiều Chửu

① Gỡ sợi tơ, gỡ mối tơ rối, vì thế nên liệu lí xong công việc gọi là kinh kỉ .
② Kỉ cương bộc chức coi tất cả mọi việc về điển chương pháp độ. Tục gọi đầy tớ là kỉ cương , có khi gọi tắt là kỉ .
③ Giường mối, như cương kỉ cái dây lớn ngoài mép lưới gọi là cương , cái dây bé gọi là kỉ , vì thế nên cái gì quan hệ đến lễ phép đều gọi là kỉ. Như kỉ luật , luân kỉ , ý nói có có đầu có ngành như giường lưới mắt lưới vậy.
④ Mười hai năm gọi là nhất kỉ . Bây giờ gọi năm tuổi là niên kỉ .
⑤ Ghi chép, như kỉ niên ghi chép chuyện hàng năm. Như sử chép chuyện cứ y thứ tự mà chép gọi là lối kỉ niên.
⑥ Hội họp.
⑦ Ðạo.
⑧ Nước Kỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghi: Ghi nhớ, kỉ niệm;
② Kỉ luật: Kỉ luật quân đội; Phạm pháp và trái kỉ luật;
③ (văn) Gỡ mối tơ rối;
④ (văn) Đầy tớ. Cg. ;
⑤ (văn) Giềng mối;
⑤ (văn) Mười hai năm;
⑦ (văn) Hội họp;
⑧ (văn) Đạo. Xem [jê].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước Kỉ (thời xưa ở Trung Quốc);
② (Họ) Kỉ. Xem [jì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ được sắp riêng ra cho khỏi rối. Phép tắc — Ghi chép — Khoảng thời gian 12 năm.

Từ ghép 6

biến, biện
biàn ㄅㄧㄢˋ

biến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thay đổi, biến đổi
2. trờ thành, biến thành
3. bán lấy tiền
4. biến cố, rối loạn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay đổi, biến đổi, đổi khác: Tình hình đã thay đổi;
② Biến thành: Biến thành nước công nghiệp;
③ Trở thành, trở nên: Từ lạc hậu trở thành tiên tiến;
④ Việc quan trọng xảy ra bất ngờ, biến cố, sự biến: Sự biến năm Ất Dậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi đi — Điều tai họa.

Từ ghép 47

biện

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thay đổi. ◎ Như: "biến pháp" thay đổi phép tắc, "biến hóa" đổi khác. ◇ Sử Kí : "Thừa thiên chu phù ư giang hồ, biến danh dịch tính" , (Hóa thực liệt truyện ) (Phạm Lãi) Lấy thuyền con thuận dòng xuôi chốn sông hồ, thay tên đổi họ.
2. (Động) Di động. ◇ Lễ Kí : "Phu tử chi bệnh cức hĩ, bất khả dĩ biến" , (Đàn cung thượng ) Bệnh của thầy đã nguy ngập, không thể di động.
3. (Danh) Sự rối loạn xảy ra bất ngờ. ◎ Như: "biến cố" sự hoạn nạn, việc rủi ro. ◇ Sử Kí : "Thiện ngộ chi, sử tự vi thủ. Bất nhiên, biến sanh" , 使. , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Đối đãi tử tế với hắn (chỉ Hàn Tín), để hắn tự thủ. Nếu không sẽ sinh biến.
4. (Danh) Tai họa khác thường.
5. (Danh) Cách ứng phó những sự phi thường. ◎ Như: "cơ biến" tài biến trá, "quyền biến" sự ứng biến.
6. Một âm là "biện". (Tính) Chính đáng.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi. Như biến pháp biến đổi phép khác. Sự vật gì thay cũ ra mới gọi là biến hóa .
② Sai thường, sự tình gì xảy ra khắc hẳn lối thường gọi là biến. Vì thế nên những điềm tai vạ lạ lùng, những sự tang tóc loạn lạc đều gọi là biến. Như biến cố có sự hoạn nạn, biến đoan manh mối nguy hiểm, v.v.
③ Quyền biến, dùng mưu kì chước lạ để ứng phó những sự phi thường đều gọi là biến. Như cơ biến , quyền biến , v.v.
④ Động.
⑤ Một âm là biện. Chính đáng.
tương
xiāng ㄒㄧㄤ

tương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sửa trị giúp
2. ngựa kéo xe
3. sao đổi ngôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp đỡ, phụ tá. ◇ Đoạn Ngọc Tài : "Tương: Kim nhân dụng tương vi phụ tá chi nghĩa, danh nghĩa vị thường hữu thử" : , (Thuyết văn giải tự chú , Y bộ ). ◎ Như: "tương trợ" giúp đỡ, "tương lí" giúp làm.
2. (Động) Bình định. ◇ Chương Bỉnh Lân : "Xuất xa nhi Hiểm Duẫn tương, Nhung y nhi Quan, Lạc định" , (Ngụy Vũ Đế tụng ).
3. (Động) Hoàn thành, thành tựu. ◎ Như: "tương sự" nên việc, xong việc. ◇ Tả truyện : "Táng Định Công. Vũ, bất khắc tương sự, lễ dã" . , , (Định Công thập ngũ niên ).
4. (Động) Tràn lên, tràn ngập. ◇ Lịch Đạo Nguyên : "Ba tương tứ lục, tế ngư bôn bính, tùy thủy đăng ngạn, bất khả thắng kế" , , , (Thủy kinh chú , Lỗi thủy ).
5. (Động) Trở đi trở lại, dời chuyển. ◇ Thi Kinh : "Kì bỉ Chức Nữ, Chung nhật thất tương" , (Tiểu nhã , Đại đông ) Chòm sao Chức Nữ ba góc, Suốt ngày dời chuyển bảy giờ.
6. (Động) Dệt vải. ◇ Hàn Dũ : "Đằng thân khóa hãn mạn, Bất trước Chức Nữ tương" , (Điệu Trương Tịch 調).
7. (Động) Trừ khử, trừ bỏ. ◇ Thi Kinh : "Tường hữu tì, Bất khả tương dã" , (Dung phong , Tường hữu tì ) Tường có cỏ gai, Không thể trừ khử được.
8. (Danh) Ngựa kéo xe. § Thông "tương" . ◎ Như: "thượng tương" ngựa rất tốt. ◇ Thi Kinh : "Lưỡng phục thượng tương, Lưỡng sam nhạn hàng" , (Trịnh phong , Thái Thúc ư điền ) Hai ngựa thắng hai bên phía trong là thứ ngựa rất tốt, Hai ngựa thắng hai bên phía ngoài như hàng chim nhạn.
9. (Danh) Một phương pháp gieo hạt thời xưa.
10. (Danh) Họ "Tương".

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa trị giúp. Như tán tương giúp giập.
② Tương sự nên việc, xong việc.
③ Ngựa kéo xe. Như thượng tương con ngựa rất tốt.
④ Cao.
⑤ Thư sướng.
⑥ Trừ đi.
⑦ Sao đổi ngôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Giúp, giúp đỡ: Chung sức làm việc nghĩa;
② Làm xong, hoàn thành: Xong việc;
③ Tăng lên;
④ Cao;
⑤ Loại bỏ, tẩy trừ, trừ đi;
⑥ (Sao) đổi ngôi;
⑦ Thư sướng;
⑧ Ngựa kéo xe: Ngựa kéo xe loại rất tốt;
⑨ [Xiang] (Họ) Tương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trừ bỏ. Cởi bỏ — Cao — Giúp đỡ.

Từ ghép 1

đàng, đường
táng ㄊㄤˊ

đàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ ghép 2

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gian nhà chính (ở giữa), nhà lớn. ◇ Luận Ngữ : "Do dã thăng đường hĩ, vị nhập ư thất dã" , (Tiên tiến ) (Học vấn) của anh Do vào hạng đến phòng chính rồi, mà chưa vào nội thất (nghĩa là đã khá lắm, chỉ chưa tinh vi thôi).
2. (Danh) Nhà, phòng dành riêng cho một việc. ◎ Như: "lễ đường" nhà để tế lễ, "Phật đường" nhà thờ Phật, "khóa đường" lớp học, "kỉ niệm đường" nhà kỉ niệm.
3. (Danh) Tiếng tôn xưng mẹ của người khác. ◎ Như: "tôn đường" mẹ của ngài, "lệnh đường" mẹ của ông. ◇ Phù sanh lục kí : "Khủng đường thượng đạo tân nương lãn nọa nhĩ" (Khuê phòng kí lạc ) Sợ mẹ (chồng) bảo rằng cô dâu mới lười biếng thôi.
4. (Danh) Cùng một ông nội (tổ phụ). ◎ Như: "đồng đường huynh đệ" anh em chú bác (gọi tắt là "đường huynh đệ" ), "tụng đường" anh em cùng một cụ, "tái tụng đường" cùng một kị.
5. (Danh) Cung điện, phủ quan làm việc, chỗ để cử hành cúng tế. ◎ Như: "miếu đường" , "triều đường" , "chánh sự đường" .
6. (Danh) Chỗ núi bằng phẳng.
7. (Danh) Tiếng dùng trong tên hiệu các tiệm buôn. ◎ Như: "Đồng Nhân đường" , "Hồi Xuân đường" .
8. (Danh) Lượng từ: (1) Bộ (vật phẩm). ◎ Như: "nhất đường từ khí" một bộ đồ sứ. (2) Khóa học. ◎ Như: "nhất đường khóa" một khóa học.
9. (Tính) Rực rỡ, oai vệ. ◎ Như: "đường đường" oai vệ hiên ngang, "đường hoàng" bề thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Gian nhà chính giữa, cái nhà để làm lễ.
② Rực rỡ, như đường đường , đường hoàng , v.v.
③ Mình gọi mẹ người cũng gọi là đường, như tôn đường , lệnh đường , v.v.
④ Anh em cùng một tổ gọi là đồng đường huynh đệ gọi tắt là đường huynh đệ anh em cùng một cụ gọi là tụng đường , cùng một kị gọi là tái tụng đường , v.v.
⑤ Cung điện, như miếu đường , triều đường , v.v.
⑥ Chỗ núi bằng phẳng cũng gọi là đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lớn, gian nhà chính (ở giữa): Nhà kỉ niệm; Lễ đường; Lớp học;
Công đường (nơi xét xử thời xưa): Ra tòa;
③ Cùng họ, cùng một gốc tổ: Anh em cùng đầu ông cố; Anh em cùng đầu ông sơ; Anh em họ; Chị em họ;
④ (văn) Tiếng để gọi mẹ người khác: Tôn đường; Lệnh đường;
⑤ (văn) Cung điện: Miếu đường;
⑥ (văn) Chỗ núi bằng phẳng;
⑦ (văn) Rực rỡ: Đường đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, ngôi nhà chính — Người thân cùng chung một ông tổ — Chỉ người mẹ, hoặc cha mẹ. Chẳng hạn Huyên đường ( người mẹ ) — Cao — Sáng sủa — Chỗ bằng phẳng rộng rãi trên núi.

Từ ghép 51

li, ly, lệ
chī ㄔ, gǔ ㄍㄨˇ, lí ㄌㄧˊ, lǐ ㄌㄧˇ, lì ㄌㄧˋ

li

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa tan, chia lìa, chia cách. ◎ Như: "li quần tác cư" lìa bầy ở một mình, thui thủi một mình. ◇ Bạch Cư Dị : "Thương nhân trọng lợi khinh biệt li, Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ" , (Tì bà hành ) Người lái buôn trọng lợi coi thường chia cách, Tháng trước đi mua trà tại Phù Lương.
2. (Động) Cách (khoảng). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Viên môn li trung quân nhất bách ngũ thập bộ" (Đệ thập lục hồi) Nha môn cách chỗ quân một trăm năm chục bước.
3. (Động) Làm trái, phản lại. ◇ Tả truyện : "Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ" , (Ẩn công tứ niên ) Nhiều người phản bội, người thân làm trái lại, khó mà nên thay.
4. (Động) Gặp, bị, mắc phải. ◇ Sử Kí : "Tất khứ Tào, vô li Tào họa" , (Quản Thái thế gia ) Tất nhiên bỏ Tào, khỏi mắc vào họa với Tào.
5. (Động) Thiếu, tách rời. ◎ Như: "tố đản cao, li bất liễu miến phấn dữ đản" , làm bánh bột lọc, không được thiếu bột mì và trứng.
6. (Động) Dính bám. ◇ Thi Kinh : "Bất li vu lí" (Tiểu nhã , Tiểu biện Chẳng dính bám với lần trong (bụng mẹ) sao?
7. (Danh) Quẻ "Li", trong bốn phương thuộc về phương nam.
8. (Danh) Họ "Li".

Từ ghép 33

ly

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dời xa, chia lìa, dời khỏi
2. quẻ Ly (trung hư) trong Kinh Dịch (chỉ có vạch giữa đứt, tượng Hỏa (lửa), trượng trưng cho con gái giữa, hành Hỏa, tuổi Ngọ, hướng Nam)

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa tan. Lìa nhau ở gần gọi là li , xa gọi là biệt .
② Dính bám. Như Kinh Thi nói bất li vu lí chẳng dính bám với lần trong.
② Li li tua tủa.
③ Chim vàng anh.
④ Chia rẽ.
⑤ Hai người song đều nhau.
⑥ Bày, xếp.
⑦ Gặp, bị.
⑧ Sáng, mặt trời.
⑨ Quẻ li, trong bốn phương thuộc về phương nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa cách, lìa tan, chia li: Li dị; Nỗi vui buồn sum họp với chia li; Chị ta chưa bao giờ xa nhà;
② (Khoảng) cách: Nhà ga cách đây ba dặm; Chỉ còn ba hôm nữa là đến ngày Quốc khánh; Mặt trăng và mặt trời cách nhau rất xa;
③ Thiếu: Phát triển công nghiệp, không thể thiếu gang thép;
④ (văn) Dính, bám: Không dính bám với lần trong (Thi Kinh);
⑤ (văn) Không tuân theo, làm trái: Làm trái mệnh lệnh;
⑥ (văn) Mắc vào, rơi vào, gặp, bị (dùng như , bộ ): Một mình mắc vào tai họa này (Giả Nghị: Điếu Khuất Nguyên phú);
⑦ (văn) (Hai người) cùng sánh nhau, sánh đều nhau;
⑧ (văn) Sáng chói, rực rỡ;
⑨ (văn) Bày, xếp;
⑩ (văn) Trải qua: Trải qua một, hai mươi ngày (Hán thư);
⑪ (văn) Chim vàng anh;
⑫ Quẻ li (trong Kinh Dịch);
⑬ [Lí] (Họ) Li.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Chia lìa. Tan tác. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Khách gian hồ thường hợp thiểu li đa « — Tên một quẻ trong Bát quái. Quẻ Li.

Từ ghép 14

lệ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

lệ chi [lìzhi] Cây vải, trái vải, lệ chi. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lứa đôi. Như chữ — Một âm là Li. Xem Li.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.