trung học

phồn thể

Từ điển phổ thông

trung học

Từ điển trích dẫn

1. Phương pháp học tập bậc trung. ◇ Văn Tử : "Thượng học dĩ thần thính, trung học dĩ tâm thính, hạ học dĩ nhĩ thính" , , (Quyển thượng , Đạo đức ).
2. Ngày xưa là một nhà ở chính giữa minh đường cho vua dùng làm chỗ tự học. ◇ Ngụy Văn Hầu : "Thái học giả, trung học minh đường chi vị dã" , (Hiếu kinh truyện ).
3. Cho tới khoảng phong trào ái quốc vận động (4-5-1908) thời Thanh mạt, gọi học thuật truyền thống Trung Quốc là "Trung học" , để phân biệt với "Tây học" 西.
4. Bậc học ở giữa tiểu học và đại học.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc học ở khoảng giữa tiểu học và đại học.
canh
gēng ㄍㄥ

canh

phồn thể

Từ điển phổ thông

tiếp tục, duy trì

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đền bù.
2. (Phó) Nối theo, liên tục. ◎ Như: "canh ca" hát nối, "canh tục" kế tục, tiếp tục.

Từ điển Thiều Chửu

① Nối theo, như canh ca hát nối, vì thế nên họa thơ gọi là canh tục .
② Đền bù.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tiếp tục, nối theo: Tiếp tục mãi mãi; Hát nối;
② (văn) Đền bù;
③ [Geng] (Họ) Canh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nối tiếp, liên tục. Cũng nói là Canh dương — Đền bù lại. Bồi thường.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Thầy trò truyền thụ học thuật hoặc kế thừa nghề nghiệp kĩ thuật. ◇ Vương Khải Vận : "Thiếu vô sư thừa, năng tự đắc sư, tín đạo chấp đức, bỉnh chí bất hồi" , , , (Tăng hiếu tử bi văn ).
trí
zhì ㄓˋ, zhuì ㄓㄨㄟˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. suy cho đến cùng
2. đem lại, đưa đến
3. tỉ mỉ, kỹ, kín

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suy đến cùng cực. ◎ Như: "cách trí" suy cùng lẽ vật (nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, sinh diệt hợp li thế nào).
2. (Động) Hết lòng, hết sức, tận tâm, tận lực. ◎ Như: "trí lực" hết sức, "trí thân" đem cả thân cho người.
3. (Động) Trao, đưa, truyền đạt. ◎ Như: "trí thư" đưa thư, "trí ý" gửi ý (lời thăm), "truyền trí" truyền đạt, "chuyển trí" chuyển đạt.
4. (Động) Trả lại, lui về. ◎ Như: "trí chánh" trao trả chánh quyền về hưu. ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.
5. (Động) Vời lại, gọi đến, chiêu dẫn. ◎ Như: "la trí" vẹt tới, săn tới, "chiêu trí" vời tới, "chiêu trí nhân tài" vời người hiền tài.
6. (Động) Cấp cho. ◇ Tấn Thư : "Kim trí tiền nhị thập vạn, cốc nhị bách hộc" , (San Đào truyện ) Nay cấp cho tiền hai mươi vạn, lúa gạo hai trăm hộc.
7. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "trí quân Nghiêu Thuấn" làm cho vua đạt tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, "trí thân thanh vân" làm cho mình đạt tới bậc cao xa, "dĩ thương trí phú" lấy nghề buôn mà trở nên giàu có.
8. (Danh) Trạng thái, tình trạng, ý hướng. ◎ Như: "tình trí" tình thú, "hứng trí" chỗ hứng đến, trạng thái hứng khởi, "cảnh trí" cảnh vật, phong cảnh, cảnh sắc, "chuyết trí" mộc mạc, "biệt trí" khác với mọi người, "ngôn văn nhất trí" lời nói lời văn cùng một lối.
9. § Thông "chí" .
10. § Thông "trí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Suy cùng. Như cách trí suy cùng lẽ vật. Nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, nó sinh, nó diệt, nó hợp, nó li thế nào gọi là cách trí .
② Hết, hết bổn phận mình với người, với vật gọi là trí. Như trí lực hết sức, trí thân đem cả thân cho người, v.v. Ðỗ Phủ : Trường An khanh tướng đa thiếu niên, Phú quý ưng tu trí thân tảo Tại Trường An, các khanh tướng phần nhiều ít tuổi, Cần phải sớm được giàu sang, sớm được dốc lòng phụng sự.
③ Dùng kế lừa cho người đến chỗ chết gọi là trí chi tử địa lừa vào chỗ chết. Dùng phép luật cố buộc người vào tội gọi là văn trí .
④ Trao, đưa. Như trí thư đưa thư.
⑤ Trả lại cũng gọi là trí. Như trí chánh trao trả chánh quyền về hưu.
⑥ Lấy ý mình đạt cho người biết cũng gọi là trí. Như trí ý gửi ý. Vì gián tiếp mới đạt tới gọi là truyền trí hay chuyển trí , v.v.
⑦ Ðặt để. Như trí quân Nghiêu Thuấn làm cho vua tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, trí thân thanh vân làm cho mình tới bậc cao xa. Cứ theo một cái mục đích mình đã định mà làm cho được đều gọi là trí.
⑧ Phàm làm cái gì, hoặc vì trực tiếp hoặc vì gián tiếp, mà chịu được cái ảnh hưởng của nó đều gọi là trí. Như dĩ thương trí phú lấy nghề buôn mà đến giàu, trực ngôn trí họa vì nói thẳng mà mắc họa. Không khó nhọc gì mà được hưởng quyền lợi gọi là tọa trí . Trong chốc lát mà liệu biện được đủ ngay gọi là lập trí .
⑨ Vời lại, vời cho đến với mình gọi là trí. Như la trí vẹt tới, săn tới, chiêu trí vời tới. Chiếu trí nhân tài nghĩa là vời người hiền tài đến.
⑩ Vật ngoài nó thừa cơ mà xâm vào cũng gọi là trí. Như nhân phong hàn trí bệnh nhân gió rét thừa hư nó vào mà đến ốm bệnh. Vì thế nên bị ngoại vật nó bức bách không thể không theo thế được cũng gọi là trí. Như tình trí chỗ tình nó đến, hứng trí chỗ hứng đến, v.v.
⑪ Thái độ. Như nhã nhân thâm trí người có thái độ nhã lạ. Tả cái tình trạng vật gọi là cảnh trí , mộc mạc gọi là chuyết trí , khác với mọi người gọi là biệt trí , v.v. đều là noi cái nghĩa ấy cả.
⑫ Ðường lối. Như ngôn văn nhất trí lời nói lời văn cùng một lối, nói đại khái gọi là đại trí cũng do một nghĩa ấy cả.
⑬ Cùng nghĩa với chữ chí .
⑭ Cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mịn, sít, dày, tỉ mỉ, kín, kĩ: Khéo và kĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gởi, kính gởi, gởi tới, đưa đến, đưa, trao, tỏ ý, đọc (với ý kính trọng): Gởi điện thăm hỏi; Gởi lời chào, kính chào; Đọc lời chào mừng. (Ngr) Tận sức, hết sức: Tận lực vì nhiệm vụ;
② Dẫn đến, vời đến, đem lại, gây nên: Gây nên ốm đau; Học để mà vận dụng;
③ Hứng thú: P Hứng thú, thú vị. 【使】trí sử [zhìshê] Khiến, làm cho: 使 Làm cho bị tổn thất;
④ Tinh tế, tỉ mỉ: Tỉ mỉ; Tinh tế;
⑤ (văn) Hết, dốc hết, đem hết: Hết sức; Đem cả thân mình (để làm gì cho người khác);
⑥ (văn) Thủ đắc, có được;
⑦ (văn) Cực, tận, hết sức;
⑧ (văn) Đến (như , bộ );
⑨ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới cùng — Rất. Lắm — Hết. Thôi. Td: Trí sĩ — Cái ý vị. Td: Cảnh trí.

Từ ghép 22

biết, miết
biē ㄅㄧㄝ

biết

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ba ba

miết

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ba ba

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con ba ba. ◇ Cát Hồng : "Miết vô nhĩ nhi thiện văn, dẫn vô khẩu nhi dương thanh" , (Bão phác tử , Bác dụ ). § Cũng như "miết" . Còn gọi là "giáp ngư" , "đoàn ngư" .
2. (Danh) Rau "quyết" . ◇ Thi Kinh : "Trắc bỉ Nam San, Ngôn thải kì quyết" , (Thiệu Nam , Thảo trùng ) Lên núi Nam kia, Nói là hái rau quyết. § Lục Cơ sớ : "Quyết, miết san, san thái dã. Chu, Tần viết quyết; Tề, Lỗ viết miết" , , . , . Tục nói là lúc mới mọc giống như chân con "miết" , nên gọi tên như thế.
3. (Danh) Tên sao. ◇ Tấn thư : "Miết thập tứ tinh, tại nam đẩu nam. Miết vi thủy trùng, quy thái âm" , . , (Thiên văn chí thượng ).
4. (Danh) Họ "Miết".
5. (Tính) Buồn bực, buồn rầu. § Dùng như "biệt" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nan đạo nhĩ hoàn bất khiếu ngã thuyết, khiếu ngã miết tử liễu bất thành?" , ? (Đệ nhất nhất tam hồi) Chẳng lẽ chị còn không để cho tôi nói, cho tôi buồn rầu mà chết đi à?
6. (Tính) Xẹp, bẹp, hõm, tóp lại. § Dùng như "biệt" .
7. (Tính) Xấu xa, đê tiện. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã thị nhất cá bất đái đầu cân nam tử hán, đinh đinh đương đương hưởng đích bà nương (...) bất thị na đẳng sóc bất xuất đích miết lão bà" , (...) (Đệ nhị thập tứ hồi) Tao không phải là đàn ông đầu chít khăn, nhưng cũng đường đường là một đức bà quần vận yếm mang (...) chứ không phải là cái con nào xấu xa hèn hạ không ra gì đâu.
8. (Tính) Ý kiến không hợp nhau. § Dùng như "biệt" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ miết .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Miết .
trân, trăn
zhēn ㄓㄣ

trân

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây — Cây mọc từng bụi.

trăn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cây trăn
2. bụi cây
3. vướng vít

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "trăn" (lat. Corylus avellana). § Trái gọi là hạt dẻ (tiếng Pháp: noisette).
2. (Danh) Bụi cây cỏ um tùm. ◇ Nguyễn Trãi : "Cung dư tích địa bán trăn kinh" (Thứ vận Hoàng môn thị lang ) Đất hẻo lánh hơn một cung, phân nửa là bụi cây um tùm gai góc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây trăn.
② Bụi cây.
③ Bùm tum, vướng vít.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bụi cây;
② (Cây mọc) rậm rạp, um tùm, gai góc;
③ Cây trăn (thuộc loại hạt giẻ).

Từ ghép 1

sao, tiếu
qiào ㄑㄧㄠˋ, shāo ㄕㄠ

sao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bao đựng dao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Túi dao, vỏ để đựng đao, kiếm. ◇ Thủy hử truyện : "Tố liễu đao sao, bả giới đao sáp phóng sao nội" , (Đệ tam hồi) Đặt làm vỏ đao, tra giới đao vào trong vỏ.
2. (Danh) Ống gỗ để đựng bạc cho tiện chuyển vận.
3. (Danh) Sợi dây da nhỏ buộc ở đầu roi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái túi dao. Cái bao da để cho dao vào. Xẻ gỗ đóng hộp đựng bạc cho tiện đem đi đem lại gọi là sao.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vỏ, bao (da): Vỏ dao; Vỏ gươm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bao đựng roi của quan thời xưa — Rủ xuống. Buông xuống — Một âm là Tiêu. Xem Tiêu.

tiếu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bao da đựng dao kiếm — Một âm khác là Sao. Xem Sao.

Từ điển trích dẫn

1. Kính trọng bội phục. ◇ Thủy hử truyện : "Na áp lao tiết cấp, cấm tử, đô tri La chân nhân, đạo đức thanh cao, thùy bất khâm phục" , , , , (Đệ ngũ thập tam hồi) Tất cả các viên tiết cấp nhà lao, ngục tốt, đều biết La chân nhân có đạo đức thanh cao, ai mà không kính trọng bội phục.
2. Sáo ngữ đặt cuối chiếu văn của hoàng đế. Ý nói cẩn thận phục sự. ◇ Vương An Thạch : "Giản tại triều đình, hội khóa tiến quan, vãng kì khâm phục" , , (Hoài nam chuyển vận phó sứ trương cảnh hiến khả kim bộ lang trung chế 使).
3. Tên quần áo. ◇ Bách dụ kinh : "Kim khả thoát nhữ thô hạt y trứ ư hỏa trung, ư thử thiêu xứ, đương sử nhữ đắc thượng diệu khâm phục" , , 使 (Bần nhân thiêu thô hạt y dụ ) Bây giờ hãy đem cái áo vải xấu của anh bỏ vào lửa đốt đi, áo vải cháy rồi, anh sẽ có quần áo đẹp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kính trọng và chịu là hay là giỏi.
diên, duyên
yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ

diên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ven, mép
2. đi men theo
3. noi theo

duyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ven, mép
2. đi men theo
3. noi theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Men theo sông. ◎ Như: "duyên thủy nhi hạ" 沿 men theo sông mà xuống.
2. (Động) Men theo, đi theo. ◎ Như: "duyên đồ" 沿 đi dọc theo đường, "duyên nhai khiếu mại" 沿 đi dọc phố rao bán. ◇ Thủy hử truyện : "Duyên hương lịch ấp, đạo điếm thôn phường, họa ảnh đồ hình, xuất tam thiên quán tín thưởng tiền tróc nã chánh phạm Lâm Xung" 沿, , , (Đệ thập nhất hồi) Dọc làng qua ấp, hàng quán thôn xóm, vẽ ảnh tô hình, ra giải thưởng ba ngàn quan tiền cho người nào bắt được chính phạm Lâm Xung.
3. (Động) Noi theo, dựa theo lối cũ. ◎ Như "tương duyên thành tập" 沿 theo nhau thành quen.
4. (Động) Đi sát bên. ◎ Như: "duyên hải" 沿 đi sát bờ biển, "duyên ngạn" 沿 đi sát bờ.
5. (Động) May viền quần áo.
6. (Danh) Cạnh, ven. ◎ Như: "sàng duyên" 沿 cạnh giường, "giai duyên" 沿 bên thềm, "hà duyên" 沿 ven sông.

Từ điển Thiều Chửu

① Ven, như duyên thủy nhi hạ 沿 ven nước mà xuống, ở bên bờ ven nước cũng gọi là duyên.
② Noi, như tương duyên thành lệ 沿 cùng noi thành lệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ven, mép: 沿 Mép giường;
② Men theo, đi theo: 沿 Đi men theo bờ sông; 沿 Tất cả xe hơi đều đậu lại dọc theo sân vận động; 沿滿 Men khe lá cỏ bơ thờ biếc, đầy suối hoa đào bát ngát hương (Tào Đường: Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn);
③ Truyền lại, noi theo, kế theo: 沿 Đời nọ truyền đời kia, đời này sang đời khác; 沿 Noi nhau thành lệ. Xem 沿 [yàn].

Từ điển Trần Văn Chánh

Bờ, bên: 沿 Bên sông; 沿 Bờ rãnh. Xem 沿 [yán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo bờ nước mà đi — Đi theo. Noi theo — Vùng gần sông biển.

Từ ghép 3

tinh
xīng ㄒㄧㄥ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngôi sao
2. sao Tinh (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sao. ◎ Như: "hằng tinh" sao đứng, "hành tinh" sao đi, "tuệ tinh" sao chổi. ◇ Tào Tháo : "Minh nguyệt tinh hi, Ô thước nam phi" , (Đoản ca hành ) Trăng sáng sao thưa, Quạ bay về nam.
2. (Danh) Tỉ dụ vật gì nhỏ lấm tấm hoặc lấp lánh. ◎ Như: "du tinh thủy điểm" lấm tấm vấy bẩn trên quần áo, "nhãn mạo kim tinh" mắt đổ đom đóm.
3. (Danh) Tỉ dụ sự gì hoặc nhân vật được chú ý, say mê, sùng bái. ◎ Như: "ca tinh" thần tượng ca nhạc, "minh tinh" ngôi sao sáng (màn bạc, ...), "cứu tinh" vị cứu tinh.
4. (Danh) Hoa cân, tức là những điểm nhỏ trắng ghi trọng lượng trên cán cân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xạ Nguyệt tiện nã liễu nhất khối ngân tử, đề khởi đẳng tử lai vấn Bảo Ngọc: Na thị nhất lượng đích tinh nhi?" 便, : ? (Đệ ngũ thập nhất hồi) Xạ Nguyệt liền lấy một cục bạc, cầm cái cân tiểu li lại hỏi Bảo Ngọc: Cái hoa một lạng ở chỗ nào?
5. (Danh) Tên một thứ âm nhạc.
6. (Danh) Sao "Tinh", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
7. (Danh) Họ "Tinh".
8. (Tính) Nhỏ, vụn vặt. ◎ Như: "linh tinh" vụn vặt, "tinh hỏa liệu nguyên" đốm lửa nhỏ có thể cháy lan cả cánh đồng (ý nói thiếu thận trọng trong những việc nhỏ có thể biến thành tai họa).
9. (Tính) Bạc, trắng. ◎ Như: "tinh tinh bạch phát" tóc trắng phau phau.
10. (Tính) Liên hệ về sao trời. ◎ Như: "tinh gia" người coi các sao để nghiệm tốt xấu, "tinh sĩ" thầy số, xem ngày tháng sinh đẻ rồi lấy các ngôi sao ra mà tính số vận.
11. (Phó) Nhiều và rải khắp. ◎ Như: "tinh la kì bố" chi chít, lúc nhúc.
12. (Phó) Cấp tốc, vội vàng. ◇ Phan Nhạc : "Vũ hịch tinh trì" (Thế tổ vũ đế hoàng đế lụy ) Hịch lệnh chạy tới tấp vội vàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, như hằng tinh sao đứng, hành tinh sao đi, vệ tinh sao hộ vệ, tuệ tinh sao chổi, v.v.
② Sao đêm mọc nhiều, sáng lặn dần, cho nên vật gì thưa ít gọi là liêu lạc thần tinh vắng vẻ như sao ban sáng.
③ Sao nhỏ mà nhiều, cho nên số gì nhỏ mọn gọi là linh tinh , từng giọt, từng cái, như tinh tinh bạch phát tóc bạc từng sợi.
④ Nghề tinh tường, người coi về các việc xem sao để nghiệm tốt xấu gọi là tinh gia , xem ngày tháng sinh đẻ rồi lấy các ngôi sao ra mà tính số vận người gọi là tinh sĩ thầy số.
⑤ Sao tinh, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑥ Hoa cân, trong cán cân dùng hoa trắng ghi số cân lạng, v.v. gọi là tinh.
⑦ Tên một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao: Trăng tỏ sao thưa; Sao chổi; Lại ngặt vì tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu (Bình Ngô đại cáo);
② Đốm nhỏ, lấm tấm, chút đỉnh: Một chút đỉnh; Đốm lửa nhỏ;
③ Những chấm ghi làm chuẩn trên cán cân;
④ Ngôi sao điện ảnh;
⑤ Về đêm, (thuộc về) ban đêm;
⑥ Một nhạc khí thời cổ;
⑦ Sao Tinh;
⑧ [Xíng] (Họ) Tinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi sao trên trời.

Từ ghép 47

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.