tu
xiū ㄒㄧㄡ

tu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tu hành
2. tu sửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trang điểm, trang sức. ◎ Như: "tu sức" tô điểm.
2. (Động) Sửa chữa, chỉnh trị. ◎ Như: "tu lí cung thất" sửa chữa nhà cửa.
3. (Động) Xây dựng, kiến tạo. ◎ Như: "tu thủy khố" làm hồ chứa nước, "tu trúc đạo lộ" xây cất đường xá.
4. (Động) Hàm dưỡng, rèn luyện. ◎ Như: "tu thân dưỡng tính" .
5. (Động) Học tập, nghiên cứu. ◎ Như: "tự tu" tự học.
6. (Động) Viết, soạn, trứ thuật. ◎ Như: "tu sử" viết lịch sử.
7. (Động) Đặc chỉ tu hành (học Phật, học đạo, làm việc thiện tích đức...). ◇ Hàn San : "Kim nhật khẩn khẩn tu, Nguyện dữ Phật tương ngộ" , (Chi nhị lục bát ) Bây giờ chí thành tu hành, Mong sẽ được cùng Phật gặp gỡ.
8. (Động) Noi, tuân theo, thuận theo. ◇ Thương quân thư : "Ngộ dân bất tu pháp, tắc vấn pháp quan" , (Định phận ) Gặp dân không tuân theo pháp luật, thì hỏi pháp quan.
9. (Động) Gọt, tỉa, cắt. ◎ Như: "tu chỉ giáp" gọt sửa móng tay.
10. (Tính) Dài, cao, xa (nói về không gian). ◎ Như: "tu trúc" cây trúc dài.
11. (Tính) Lâu, dài (nói về thời gian).
12. (Tính) Tốt, đẹp. ◇ Hàn Dũ : "Hạnh tuy tu nhi bất hiển ư chúng" (Tiến học giải ) Đức hạnh mặc dù tốt đẹp nhưng chưa hiển lộ rõ ràng với mọi người.
13. (Tính) Đều, ngay ngắn, có thứ tự, mạch lạc. ◇ Diệp Thích : "Gia pháp bất giáo nhi nghiêm, gia chánh bất lự nhi tu" , (Nghi nhân trịnh thị mộ chí minh ) Phép nhà không dạy mà nghiêm, việc nhà không lo mà có thứ tự.
14. (Danh) Người có đức hạnh, tài năng. ◇ Văn tâm điêu long : "Hậu tiến truy thủ nhi phi vãn, Tiền tu văn dụng nhi vị tiên" , (Tông kinh ).
15. (Danh) Họ "Tu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa, sửa cho hay tốt gọi là tu, như tu thân sửa mình, tu đức sửa đức, tu lí cung thất sửa sang nhà cửa.
② Dài, như tu trúc cây trúc dài.
Tu-đa-la dịch âm tiếng Phạm, nghĩa là kinh. Ðem những lời Phật đã nói chép lại thành sách, gọi là kinh. Nói đủ phải nói là khế kinh nghĩa là kinh Phật nói đúng lí đúng cơ, không sai một chút nào vậy. Có bản dịch là Tu-đố-lộ .
Tu-la một loài giống như quỷ thần, là một đạo trong lục đạo thiên, nhân, Tu-la, súc sinh, ngã quỷ, địa ngục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sửa chữa, sửa sang, tu sửa: Sửa xe; Sửa cầu chữa đường;
② Xây dựng: Xây dựng mới một tuyến đường sắt;
③ Cắt gọt, sửa gọn, tỉa: Cắt móng tay; Tỉa nhánh cây;
④ Nghiên cứu (học tập): Tự học, tự nghiên cứu;
⑤ Viết, biên soạn: Viết sử;
⑥ (văn) Dài: Cây tre dài;
⑦ 【tu đa la [xiuduoluó] (tôn) Kinh (Phật) (dịch âm tiếng Phạn); 【tu la [xiuluó] (tôn) Tu la (một loài tương tự quỷ thần, nằm trong lục đạo: Thiên, nhân, tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục);
⑧ [Xiu] (Họ) Tu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang cho tốt đẹp — Dài. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Cùng lòng trung nghĩa khác số đoản tu « ( đoản tu là ngắn và dài ) — Ta còn hiểu là bỏ nếp sống bình thường để theo đúng giới luật của một tông giáo nào. Ca dao: » Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu «.

Từ ghép 45

la
luō ㄌㄨㄛ, luó ㄌㄨㄛˊ

la

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vải lụa
2. cái lưới
3. bày biện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lưới (đánh chim, bắt cá). ◇ Thi Kinh : "Trĩ li vu la" (Vương phong , Thố viên ) Con chim trĩ mắc vào lưới.
2. (Danh) Là, một thứ dệt bằng tơ mỏng để mặc mát. ◇ Tây sương kí 西: "La duệ sinh hàn" (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Tay áo là làm cho lạnh.
3. (Danh) Một loại đồ dùng ở mặt dưới có lưới để sàng, lọc bột hoặc chất lỏng.
4. (Danh) Họ "La".
5. (Động) Bắt, bộ tróc.
6. (Động) Bao trùm, bao quát. ◎ Như: "bao la vạn tượng" .
7. (Động) Giăng, bày. ◎ Như: "la liệt" bày khắp cả, "la bái" xúm lại mà lạy. ◇ Bạch Cư Dị : "Bình sinh thân hữu, La bái cữu tiền" , (Tế Thôi Tương Công Văn ) Bạn bè lúc còn sống, Xúm lạy trước linh cữu.
8. (Động) Thu thập, chiêu tập, tìm kiếm. ◎ Như: "la trí nhân tài" chiêu tập người tài.
9. (Động) Ứớc thúc, hạn chế. ◇ Vương An Thạch : "Phương kim pháp nghiêm lệnh cụ, sở dĩ la thiên hạ chi sĩ, khả vị mật hĩ" , , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái lưới đánh cá, chim.
② Là, một thứ sệt bằng tơ mỏng để mặc mát.
③ Bày vùng. Như la liệt bày vòng quanh đầy cả. La bái xúm lại mà lạy. Bạch Cư Dị : Bình sinh thân hữu, la bái cữu tiền bạn bè lúc còn sống, xúm lạy trước linh cữu.
④ Quây lưới để bắt chim. Vì thế nên chiêu tập được nhiều người tài đến với mình gọi là la trí .
La la thoáng, không đặc rít gọi là la la.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lưới (bắt cá, chim): Lưới trời bao phủ;
② Giăng lưới bắt, quây lưới bắt (chim): Có thể dăng lưới bắt sẻ ngay trước cửa, cảnh tượng hiu quạnh;
③ Sưu tập: Chiêu mộ; Gom góp; Thu nhặt, sưu tập;
④ Trưng bày, bày ra: Bày ra; Bủa dăng khắp nơi, chằng chịt;
⑤ Giần, rây: Giần dây thép; Rây tơ; Đem bột rây qua một lượt;
⑥ Là, the (hàng dệt bằng tơ lụa): Áo lụa; Quạt the; The lụa lượt là;
⑦ (loại) Mười hai tá, mười hai lố (= 114 cái) (Gross);
⑧ [Luó] (Họ) La. Xem [luo], [luo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lụa. Sản phẩm dệt bằng tơ — Cái lưới giăng rộng ra. Giăng lưới bắt chim.

Từ ghép 42

đa
duō ㄉㄨㄛ

đa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhiều

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều. ◇ Luận Ngữ : "Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ" , , , (Quý thị ) Bạn chính trực, bạn thành tín, bạn có nhiều kiến thức, (là ba thứ bạn) có ích vậy.
2. (Tính) Dư, hơn. ◎ Như: "nhất niên đa" một năm dư, "thập vạn đa nhân" hơn mười vạn người. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhị lí đa lộ, khán khán cước toan thối nhuyễn, chánh tẩu bất động, khẩu lí bất thuyết, đỗ lí trù trừ" , , , , (Đệ nhất hồi) Đi hơn vài dặm, thì thấy chân đau đùi mỏi, bước lên không được nữa, miệng không nói ra (nhưng) trong bụng đã thấy ngần ngại.
3. (Động) Khen ngợi, xưng tán. ◎ Như: "đa kì hữu lễ" khen người có lễ lắm. ◇ Sử Kí : "Đương thị thì, chư công giai đa Quý Bố năng tồi cương vi nhu, Chu Gia diệc dĩ thử danh văn đương thế" , , (Quý Bố truyện ) Bấy giờ mọi người đều khen Quý Bố là đã khiến được con người sắt đá trở nên yếu mềm, Chu Gia cũng nhân việc này mà nổi tiếng với đời.
4. (Động) Thắng, vượt hơn. ◇ Nguyễn Trãi : "Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa" (Hí đề ) Nhà thơ với người đời, ai hơn?
5. (Phó) Chỉ, chỉ là. § Cũng như chữ "chỉ" . ◇ Luận Ngữ : "Đa kiến kì bất tri lượng dã" (Tử Trương ) Chỉ thấy mà không biết liệu xét vậy.
6. (Phó) Phần nhiều, phần lớn. ◇ Tả truyện : "Đại phu đa tiếu chi, duy Án Tử tín chi" , (Chiêu Công ) Các đại phu phần nhiều đều cười ông ta, chỉ có Án Tử là tin thôi.
7. (Phó) Thường, luôn luôn. ◎ Như: "đa độc đa tả" thường đọc thường viết luôn.
8. (Phó) "Đa thiểu" bao nhiêu?
9. (Phó) Rất, lắm, vô cùng. ◎ Như: "đa tạ" cám ơn lắm.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều.
② Khen tốt. Như đa kì hữu lễ người có lễ lắm.
③ Hơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhiều, đa: Nhiều năm; Nhiều màu nhiều vẻ, đa dạng.【đa bán [duobàn] Hơn một nửa, phần nhiều, phần lớn: Người đi tham quan Trường Thành phần lớn từ nước ngoài vào; 【đa thiểu [duo shăo] a. Bao nhiêu, ít nhiều: ? Đợt này có bao nhiêu người?; ? Hoa rơi biết ít nhiều? (Mạnh Hạo Nhiên: Xuân hiểu); b. Bao nhiêu... bấy nhiêu: Tôi biết bao nhiêu thì nói bấy nhiêu;
② Dôi ra, thừa ra: Câu văn này thừa (dư ra) một chữ;
③ Ngoài, hơn: Mười nhiều hơn hai so với tám; Tuổi ngoài năm mươi; Hơn một tháng trời; Có hơn một trăm chiếc ghế;
④ Chênh nhau, khác nhau: Anh ấy khá hơn tôi nhiều;
⑤ (pht) Bao nhiêu, chừng mực nào, biết bao, dường nào, bao xa, đến đâu, bấy nhiêu...: Ông cụ được bao nhiêu tuổi rồi? ? Anh xem ông cụ khỏe biết bao!; Vấn đề đó phức tạp biết dường nào!. 【đa ma [duome] Biết bao, biết chừng nào: ! Đất nước chúng ta giàu có biết bao!;
⑥ (văn) Khen ngợi: Kẻ chống lại nếp cổ không thể trách nhưng người giữ theo lễ cổ cũng không đáng khen (Sử kí: Thương Quân liệt truyện);
⑦ (văn) Chỉ: Chỉ thấy nó không biết liệu lường (Luận ngữ: Tử Trương); Muốn đất đó mà nói chuyện phản nghịch, chỉ tỏ ra thờ ơ đối với ta (Tả truyện: Tương công nhị thập cửu niên);
⑧ 【đa khuy [duokui] Cũng may, may nhờ (thường dùng kèm với [fôuzé]): Cũng may được gặp anh, nếu không chúng tôi sẽ lạc đường mất;
⑨ [Duo] (Họ) Đa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều — Hơn — Khen ngợi.

Từ ghép 64

Từ điển trích dẫn

1. "Tu-đa-la" dịch âm tiếng Phạn "sūtra", nghĩa là "kinh" . Đem những lời Phật đã nói chép lại thành sách, gọi là kinh. Nói đủ phải nói là khế kinh, nghĩa là kinh Phật nói đúng lí đúng cơ, không sai một chút nào vậy. § Có bản dịch là "tu-đố-lộ". Còn viết là "Tu-tha-la" .

huyễn thân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ Phật giáo: Thân giả hợp, do đất, nước, lửa, gió mà thành. ◇ Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh : "Bỉ chi chúng sanh, huyễn thân diệt cố, huyễn tâm diệc diệt. Huyễn tâm diệt cố, huyễn trần diệc diệt" , , . , (Quyển thượng ).

ảo thân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Thuật ngữ Phật giáo: Thân giả hợp, do đất, nước, lửa, gió mà thành. ◇ Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh : "Bỉ chi chúng sanh, huyễn thân diệt cố, huyễn tâm diệc diệt. Huyễn tâm diệt cố, huyễn trần diệc diệt" , , . , (Quyển thượng ).

Từ điển trích dẫn

1. Vượt đến cõi giải thoát, cứu độ được người khác. Phiên âm tiếng Phạn "pāramitā". Còn được phiên âm là "Ba-la-mật-đa" và "Ba-la-nhĩ-đa" , Hán dịch là "đáo bỉ ngạn" qua đến bờ bên kia, "độ vô cực" đến nơi không giới hạn, "độ" vượt qua, "sự cứu cánh" viên mãn rốt ráo sự việc. Thuật ngữ đề cập đến pháp tu tập nền tảng Tính không của hàng Bồ Tát Đại thừa để đưa chúng sinh đến bờ giải thoát. Phật giáo Đại thừa có dạy pháp tu Lục Ba-la-mật và Thập Ba-la-mật để được đến bờ giải thoát.
2. Cây mít, trái mít. § Cũng gọi là "ba la mật" , "bà na sa" .
quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
③ Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem kĩ lưỡng — Điều xem thấy — Điều ý thức được. Thấy trong lòng. Xem Quan niệm .

Từ ghép 39

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà của đạo sĩ ở để tu luyện. Td: Am quán — Một âm là Quan. Xem quan.

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo dụng ngữ: Hiện tượng hư huyễn. ◇ Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh : "Bỉ chi chúng sanh, huyễn thân diệt cố, huyễn tâm diệc diệt. Huyễn tâm diệt cố, huyễn trần diệc diệt" , , . , (Quyển thượng ).
sa, sát
chà ㄔㄚˋ, shā ㄕㄚ

sa

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Phanh lại, hãm lại: Phanh xe lại; Ngừng máy, hãm máy. Xem [chà].

sát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái tháp thờ Phật, ngôi chùa
2. (xem: sát na )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cột phan. § Dịch âm tiếng Phạn "sát-đa-la", gọi tắt là "sát". ◎ Như: Người tu được một phép, dựng cái phan để nêu cho kẻ xa biết gọi là "sát can" . Cũng chỉ cây cột dựng thẳng trước một Phật điện, cho biết đây là một tự viện hay một ngôi chùa.
2. (Danh) Thế giới, đất nước, cõi (tiếng Phạn: "kṣetra"). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Diệc mãn thập phương sát" 滿 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Cũng khắp cả mười phương quốc độ.
3. (Danh) Cái tháp Phật.
4. (Danh) Bây giờ thường gọi chùa là "sát". ◎ Như: "cổ sát" chùa cổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Dịch âm tiếng Phạm là sát sát, gọi tắt là sát. Cái cột phan. Người tu được một phép, dựng cái phan để nêu cho kẻ xa biết gọi là sát can . Vì thế cái tháp của Phật cũng gọi là sát. Bây giờ thường gọi chùa là sát. Như cổ sát là chùa cổ.
② Sát na , một thời gian rất ngắn, chỉ trong một mối niệm có tới 90 sát na.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Gốc tiếng Phạn: Kṣetra) (Ngb) Chùa: Chùa cổ;
② 【】sát na [chànà] Khoảnh khắc thời gian rất ngắn; 【】sát thời [chàshí] Trong khoảnh khắc, tức khắc, chốc lát, trong chớp mắt. Như . Xem nghĩa ② (bộ ). Xem [sha].

Từ ghép 5

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phiên âm tiếng Phạn ( s: pāramitā ), có nghĩa là tới được bờ bên kia, chỉ sự tu hành được tới chính quả.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.