ức
yì ㄧˋ

ức

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghĩ tới, tưởng nghĩ, tư niệm, tưởng niệm. ◎ Như: "tương ức" nhớ nghĩ tới nhau. ◇ Giả Đảo : "Biệt lai thiên dư nhật, Nhật nhật ức bất hiết" , (Kí san trung Vương Tham ) Từ khi li biệt đến nay đã hơn ngàn ngày, Ngày ngày tưởng nhớ khôn nguôi.
2. (Động) Nhớ được, ghi lại được trong trí. ◎ Như: "kí ức" ghi nhớ. ◇ Lương Thư : "Quá mục giai ức" (Chiêu Minh thái tử truyện ) (Đọc) qua mắt là đều ghi nhớ được cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, tương ức cùng nhớ nhau.
② Ghi nhớ, nhớ chôn vào tim óc gọi là kí ức .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhớ, ghi nhớ, nhớ lại, ôn: Nhớ lại; Nhớ nhau; Nhớ nỗi ngọt bùi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghĩ đến. Nhớ tới — Nhớ, không quên. Td: Kí ức .

Từ ghép 6

cung
gōng ㄍㄨㄥ

cung

phồn thể

Từ điển phổ thông

cung điện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà cửa, phòng ốc. § Ghi chú: Ngày xưa nhà giàu hay nghèo đều gọi là "cung". Từ đời Tần, Hán trở đi, chỉ có nhà vua ở mới gọi là "cung".
2. (Danh) Nhà của vua ở. ◎ Như: "hoàng cung" cung vua. § Ghi chú: Ngày xưa, những gì liên quan tới nhà vua đều gọi là "cung" cả. ◎ Như: bà hoàng hậu gọi là "chính cung" , các phi tần gọi là "lục cung" , thái tử gọi là "trừ cung" hay "đông cung" , các hầu gái ở trong cung gọi là "cung nữ" , ăn mặc lối trong cung gọi là "cung trang" .
3. (Danh) Nhà để thờ thần hoặc thờ tổ tiên.
4. (Danh) Một âm trong ngũ âm của nhạc cổ: "cung" , "thương" , "giốc" , "chủy" , "vũ" .
5. (Danh) Hình phạt ngày xưa, ai phạm tội dâm, con trai cắt dái, con gái giam trong cung gọi là "cung hình" .
6. (Dịch) Phép làm lịch lấy ba mươi độ làm một "cung", tức là 1∕12 chu vi của vòng tròn.
7. (Danh) Họ "Cung".

Từ điển Thiều Chửu

① Cung, nhà xây tường cao mà trên uốn cong xuống gọi là cung. Nhà của vua ở và nhà để thờ thần đều gọi là cung.
② Ngày xưa gọi trong nhà vua là cung cả. Như bà hoàng hậu gọi là chính cung , các phi tần gọi là lục cung , thái tử gọi là trừ cung hay đông cung , các hầu gái ở trong cung gọi là cung nữ , ăn mặc lối trong cung gọi là cung trang , v.v.
③ Tiếng cung, một thứ tiếng trong năm tiếng, cung , thương , giốc , chủy , vũ .
④ Hình cung, ngày xưa, ai phạm tội dâm, con trai cắt dái, con gái giam trong cung gọi là cung hình .
⑤ Phép làm lịch lấy ba mươi độ làm một cung, tức là lấy một phần trong 12 phần quanh khắp vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cung: Cố cung; Cung tiên; Cung Quảng; Cung thiềm; Cung thiếu niên; Cung văn hóa dân tộc;
② Một trong ngũ âm của nhạc cổ: Cung, thương, giốc, chủy, vũ;
③ (cũ) Hình cung (hình phạt thời xưa đối với người phạm tội dâm: con trai bị cắt dái, con gái bị giam trong cung);
④ Cung ba mươi độ (trong phép làm lịch thời xưa);
⑤ [Gong] (Họ) Cung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn. Cũng chỉ ngôi nhà vua ở và hoàng gia — Một âm bậc trong ngũ âm cổ nhạc Trung Hoa. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cung thương lầu bực ngũ âm «. Cũng chỉ chung âm điệu của bài nhạc, bài hát — Hình phạt thiến dái thời cổ.

Từ ghép 53

ưng, ứng
yīng ㄧㄥ, yìng ㄧㄥˋ

ưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ưng, thích

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp lại (lời gọi): Gọi mãi hắn không thưa;
② Nên, cần, phải: Nghĩa vụ phải làm tròn; Tội phải chết; Phát hiện sai lầm nên uốn nắn ngay;
③ Nhận lời, đồng ý: ! Việc đó do tôi nhận làm, tôi xin chịu trách nhiệm vậy!;
④ (Một loại) nhạc khí thời xưa (trong có cây dùi, gõ lên để hòa nhạc);
⑤ Cái trống con: Trống nhỏ trống lớn đều là trống treo (Thi Kinh: Chu tụng, Hữu cổ);
⑥ [Ying] Nước Ưng (một nước thời cổ, ở phía đông huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay);
⑦ [Ying] (Họ) Ưng. Xem [yìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận. Bằng lòng. Td: Ưng thuận — Nên. Đáng như thế. Td: Lí ưng ( đáng lẽ ) — Một âm là Ứng. Xem Ứng.

Từ ghép 10

ứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ứng phó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáp, đáp ứng, đồng ý làm theo, cho: Để đáp ứng những nhu cầu cần thiết; Hễ cầu xin là cho;
② Ứng (phó), đối phó: Tùy cơ ứng biến; Ta sẽ làm sao đối phó với địch (Hàn Phi tử);
③ (Thích, phản) ứng, ứng theo: Phải thích ứng với hoàn cảnh này; Phản ứng hóa học;
④ Tương ứng, (tùy) theo: Ngã theo cây đàn (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Ứng họa, họa theo;
⑥ Hưởng ứng: Giết ông ta để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần Thiệp (Sử kí);
⑦ Ứng nghiệm, đúng với: Nay quả ứng nghiệm với (đúng với) lời nói đó (Tam quốc diễn nghĩa);
⑧ Căn cứ theo, dựa theo. Xem [ying].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáp lại. Td: Đáp ứng — Trả lời. Td: Ứng đối — Hợp với. Đoạn trường tân thanh : » Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao « — Một âm là Ưng. Xem Ưng.

Từ ghép 40

bát, phát
bō ㄅㄛ, fā ㄈㄚ, fà ㄈㄚˋ

bát

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bát bát — Một âm khác là Phát.

Từ ghép 1

phát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gửi đi
2. bắn
3. phất
4. phát ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắn ra. ◎ Như: "bách phát bách trúng" bắn trăm lần trúng cả trăm, "đạn vô hư phát" bắn không lần nào trật cả.
2. (Động) Sinh trưởng, sinh sản, mọc ra. ◎ Như: "phát nha" nảy mầm. ◇ Vương Duy : "Hồng đậu sanh nam quốc, Xuân lai phát kỉ chi" , (Tương tư ) Đậu đỏ sinh ra ở xứ miền nam, Xuân đến mọc mấy cành.
3. (Động) Bắt đầu, mở đầu. ◎ Như: "phát động" khởi đầu, "tiên phát chế nhân" mở đầu trước (chủ động) thì chế ngự được người.
4. (Động) Dấy lên, nổi lên, hưng khởi. ◇ Mạnh Tử : "Thuấn phát ư quyến mẫu chi trung" (Cáo tử hạ ) Vua Thuấn nổi dậy từ chốn ruộng nương.
5. (Động) Sáng ra, khai mở. ◎ Như: "chấn lung phát hội" kêu lớn tiếng làm thức tỉnh người ngu tối. ◇ Luận Ngữ : "Bất phấn bất khải, bất phỉ bất phát" , (Thuật nhi ) Không phát phẫn thì không hiểu ra, chẳng tức chẳng sáng ra.
6. (Động) Lên đường, khởi hành. ◎ Như: "xuất phát" lên đường. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất gia giai di thập vật phó tân cư, nhi thiếp lưu thủ, minh nhật tức phát" , , (Thanh Phụng ) Cả nhà đều mang đồ đạc đến nhà mới, còn thiếp ở lại giữ nhà, ngày mai sẽ đi.
7. (Động) Hiện ra, lộ ra. ◇ Chiến quốc sách : "Thử tam tử giả, giai bố y chi sĩ dã, hoài nộ vị phát" , , (Ngụy sách tứ ) Ba vị đó, đều là những kẻ sĩ áo vải, trong lòng nén giận chưa để lộ ra ngoài.
8. (Động) Hưng thịnh. ◎ Như: "phát tài" trở nên giàu có, "phát phúc" trở nên mập mạp (cách nói khách sáo).
9. (Động) Thấy ra, tìm ra. ◎ Như: "phát minh" tìm ra được cái gì mới chưa ai biết, "cáo phát" phát giác, cáo mách.
10. (Động) Đưa ra, phân bố. ◎ Như: "phát hướng" phát lương, "phát tiền" chi tiền ra, "tán phát truyền đơn" phân phát truyền đơn.
11. (Động) Nở ra. ◎ Như: "phát hoa" nở hoa.
12. (Động) Bật ra ngoài, bùng ra, không thể kìm hãm được. ◎ Như: "phát phẫn" phát tức.
13. (Động) Đào lên, bới ra. ◎ Như: "phát quật" khai quật.
14. (Động) Khiến. ◎ Như: "phát nhân thâm tỉnh" làm cho người (ta) tỉnh ngộ.
15. (Động) Đi mừng tân gia (khánh thành nhà mới).
16. (Động) Tỉnh, không ngủ. ◇ Yến tử xuân thu : "Cảnh Công ẩm tửu, trình, tam nhật nhi hậu phát" , , (Nội thiên , Gián thượng ) Cảnh Công uống rượu, say mèm, ba ngày sau mới tỉnh.
17. (Danh) Lượng từ: (1) Số viên đạn. ◎ Như: "tứ phát tử đạn" bốn viên đạn. (2) Số lần bắn. ◎ Như: "xạ pháo thập nhị phát" bắn mười hai phát.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắn ra, như bách phát bách trúng bắn trăm phát tín cả trăm. Lúc mới ở trong mà phát ra ngoài cũng gọi là phát, phàm nhân có cái gì làm ra máy phát động mà phát ra ngay đều gọi là phát.
② Hưng khởi, hưng thịnh, như phát tài , phát phúc , v.v.
③ Tốt lên, lớn lên, như phát dục lớn thêm, phát đạt nẩy nở thêm, v.v.
④ Mở ra, như phát minh tự tìm được cái gì mới chưa ai biết, cáo phát phát giác, cáo mách, v.v.
⑤ Bắt đầu đi, như triêu phát tịch chí sớm đi chiều đến.
⑥ Chi phát ra, như phát hướng phát lương.
⑦ Phát huy ra, nở ra, như phát hoa nở hoa.
⑧ Phân bố ra ngoài, phân phát.
⑨ Phấn phát lên, tinh động ở trong phát bật ra ngoài không thể hãm được gọi là phát, như phát phẫn phát tức.
⑩ Ðào lên, bới ra.
⑪ Khiến.
⑫ Ði mừng khánh thành nhà mới.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phát ra, gởi đi: Phát lương: Gởi thư đi;
② Phát biểu, phát ngôn: Ra bản tuyên bố;
③ Bắn: 20 khẩu pháo cùng bắn một loạt;
④ Phát (đạn): Một viên đạn;
⑤ Phát huy, bốc hơi: Dầu bốc; Phát huy trí tuệ
⑥ Triển khai, mở rộng, nở ra: Ngâm đậu làm giá; Bột mì đã lên men; Phát triển; Bắp thịt nở nang; Đang độ dậy thì;
⑦ Khai quật, bới ra, vạch trần: Khai quật; Vạch trần âm mưu;
⑧ Lộ ra (tình cảm): Nổi giận: Nực cười;
⑨ Biến chất: Cuốn sách này đã ngã màu: Quần áo đã ẩm;
⑩ Cảm thấy: Cảm thấy tê tê;
⑪ Đi, lên đường: Sáng đi chiều đến;
⑫ Dấy lên, dẫn tới: Dấy lên phong trào;
⑬ (văn) Khiến;
⑭ (văn) Đi mừng tân gia (khánh thành nhà mới). Xem [fà] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắn ra — Khởi lên. Dựng lên — Mở ra — Tìm ra — Sáng sủa — Một âm là Bát. Xem Bát.

Từ ghép 97

bách phát bách trúng 百發百中ban phát 頒發bạo phát 暴發biện phát 辮發bộc phát 爆發bột phát 勃發cáo phát 告發cấp phát 給發chấn phát 振發chưng phát 蒸發đả phát 打發khải phát 啟發khởi phát 啟發kích phát 擊發lạm phát 濫發ngẫu phát 偶發phát âm 發音phát bệnh 發病phát biểu 發表phát binh 發兵phát bố 發布phát cấp 發給phát chẩn 發賑phát cuồng 發狂phát dẫn 發引phát dục 發育phát dương 發揚phát đạt 發達phát điện 發電phát đoan 發端phát động 發動phát giác 發覺phát giáo 發酵phát hãn 發汗phát hành 發行phát hiện 發現phát hiệu 發號phát hỏa 發火phát hoàn 發還phát hồi 發囘phát hôn 發昏phát huy 發揮phát khách 發客phát khiếp 發怯phát khởi 發起phát kiến 發見phát lãnh 發冷phát lộ 發露phát lưu 發流phát mại 發賣phát minh 發明phát nạn 發難phát nghị 發議phát ngôn 發言phát ngôn nhân 發言人phát nguyên 發源phát nguyện 發願phát nha 發芽phát nhiệt 發熱phát nộ 發怒phát phẫn 發憤phát phó 發付phát phóng 發放phát phối 發配phát quang 發光phát quật 發掘phát sai 發差phát san 發刊phát sầu 發愁phát sinh 發生phát tác 發作phát tài 發財phát tán 發散phát tang 發喪phát thệ 發誓phát thị 發市phát thụ 發售phát thủy 發始phát tích 發跡phát tích 發迹phát tiết 發泄phát tình 發情phát trích 發摘phát triển 發展phát tức 發息phát tường 發祥phát uy 發威phát vấn 發問phân phát 分發phấn phát 奮發phê phát 批發tái phát 再發tê phát 齎發tự phát 自發xiển phát 闡發xuất phát 出發yết phát 揭發
shī ㄕ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhiều, đông đúc
2. sư (gồm 2500 lính)
3. thầy giáo
4. sư sãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đô ấp, đô thành (chỗ to rộng, đông người). ◎ Như: "kinh sư" chỗ đô hội trong nước.
2. (Danh) Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một "sư".
3. (Danh) Quân đội. ◎ Như: "xuất sư" xuất quân. ◇ Lí Hoa : "Toàn sư nhi hoàn" (Điếu cổ chiến trường văn ) Toàn quân trở về.
4. (Danh) Thầy, thầy giáo. ◎ Như: "giáo sư" thầy dạy, "đạo sư" bậc thầy hướng dẫn theo đường chính. ◇ Luận Ngữ : "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên" , (Thuật nhi ) Ba người (cùng) đi, tất có người (có thể) làm thầy ta.
5. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "vạn thế sư biểu" tấm gương muôn đời, "tiền sự bất vong, hậu sự chi sư" , việc trước không quên, (là) tấm gương cho việc sau (nhớ chuyện xưa để làm gương về sau).
6. (Danh) Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ. ◎ Như: "pháp sư" , "thiền sư" .
7. (Danh) Chuyên gia, nhà chuyên môn (sở trường về một ngành nghề). ◎ Như: "họa sư" thầy vẽ, "luật sư" trạng sư.
8. (Danh) Người trùm. ◎ Như: "bốc sư" quan trùm về việc bói, "nhạc sư" quan trùm coi về âm nhạc.
9. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch, trên là "Khôn" , dưới là "Khảm" .
10. (Danh) Họ "Sư".
11. (Động) Bắt chước, noi theo. ◎ Như: "hỗ tương sư pháp" bắt chước lẫn nhau. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều, đông đúc, như chỗ đô hội trong nước gọi là kinh sư nghĩa là chỗ to rộng và đông người.
② Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một sư.
③ Dạy người ta học về đạo đức học vấn gọi là sư. Như sư phạm giáo khoa khóa dạy đạo làm thầy.
④ Có một cái sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như họa sư , thầy vẽ.
⑤ Bắt chước, như hỗ tương sư pháp đắp đổi cùng bắt chước.
⑥ Người trùm, như bốc sư quan trùm về việc bói, nhạc sư quan trùm coi về âm nhạc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thầy dạy, thầy giáo: Thầy giáo và học sinh, thầy trò; Trọng thầy mến trò;
② (Ngr) Gương mẫu: Làm gương, tấm gương;
③ Sư, thợ, nhà (chỉ chung những người có nghề chuyên môn): Thợ vẽ; Kĩ sư, công trình sư; Thợ cắt tóc; Nhà thiết kế;
④ Học, bắt chước, noi theo: Bắt chước lẫn nhau;
⑤ Về quân sự: Tuyên thề; Xuất quân;
⑥ Sư đoàn: Chính ủy sư đoàn; Sư đoàn xe tăng;
⑦ [Shi] (Họ) Sư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị quân đội lớn thời cổ. Một Sư gồm 5 Lữ — Tên một đơn vị quân độ lớn trong chế độ binh bị ngày nay, tức Sư đoàn, gồm nhiều Trung đoàn — Chỉ chung quân đội. Td: Xuất sư ( đem quân ra trận ) — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Khảm, trên quẻ Khôn, chỉ về sự đông đảo — Ông thầy dạy học. Td: Giáo sư — Bắt chước người khác. Học theo người khác — Vị tăng. Ông thầy chùa. Ca dao có câu: » Ba cô đội gạo lên chùa, một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư « — Người đầu tiên sáng lập ra một nghề. Td: Tổ sư, Tiên sư — Người giỏi về một ngành hoạt động nào. Td: Luật sư, Kĩ sư — Gọi tắt của Sư tử. Td: Mãnh sư ( con sư tử mạnh mẽ ). Dùng như chữ Sư .

Từ ghép 71

ân sư 恩師bách thế sư 百世師bái sư 拜師bản sư 本師bính sư 餅師bộ sư 步師bốc sư 卜師chu sư 舟師công trình sư 工程師danh sư 名師dược sư 藥師đại sư 大師đạo sư 道師gia sư 家師giảng sư 講師giáo sư 教師hải sư 海師hành sư 行師họa sư 畫師hưng sư 興師hương sư 鄉師khất sư 乞師kĩ sư 技師kiếm sư 劍師kinh sư 京師lão sư 老師luật sư 律師nghiêm sư 嚴師nhạc sư 樂師pháp sư 法師phiêu sư 鏢師quân sư 軍師quân sư phụ 君師父quốc sư 國師quyền sư 拳師sĩ sư 士師suất sư 帥師sư cổ 師古sư cô 師姑sư đệ 師第sư đồ 師徒sư hình 師型sư huynh 師兄sư hữu 師友sư mẫu 師母sư phạm 師範sư phạm học hiệu 師範學校sư phạm khoa 師範科sư phó 師傅sư phụ 師父sư sinh 師生sư sự 師事sư thụ 師授sư thừa 師承sư truyền 師傳sư trưởng 師長tàm sư 蠶師tế sư 祭師thái sư 太師thệ sư 誓師thiền sư 禪師thủy sư 水師tiên sư 先師tổ sư 祖師tôn sư 尊師trạng sư 狀師trù sư 廚師ưng sư 鷹師vương sư 王師xuất sư 出師y sư 醫師
bạc, lạc
bó ㄅㄛˊ, lì ㄌㄧˋ, luò ㄌㄨㄛˋ, pō ㄆㄛ

bạc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Lạc", phát nguyên ở Sơn Đông.
2. Một âm là "bạc". (Danh) Hồ, ao to. § Thông "bạc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Lạc.
② Một âm là bạc. Cái hồ, cái ao to.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ao lớn, hồ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hồ, đầt âm khác là Lạc.

lạc

phồn thể

Từ điển phổ thông

sông Lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Lạc", phát nguyên ở Sơn Đông.
2. Một âm là "bạc". (Danh) Hồ, ao to. § Thông "bạc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Lạc.
② Một âm là bạc. Cái hồ, cái ao to.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên sông: Sông Lạc (ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Lạc thủy , phát nguyên từ tỉnh Sơn Đông — Một âm là Bạc.
đông
dōng ㄉㄨㄥ

đông

phồn thể

Từ điển phổ thông

phía đông, phương đông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương đông. § Đối lại với "tây" 西. Nước Nhật Bản ở phía đông nước Tàu nên gọi là "đông dương" , văn tự Nhật Bản gọi là "đông văn" . § "Đông sàng" chàng rể (theo tích truyện "Vương Hi Chi" , đời Tấn).
2. (Danh) Chủ nhân, người chủ. § Ngày xưa, chỗ của chủ ở hướng đông, chỗ của khách ở hướng tây. ◎ Như: "phòng đông" chủ nhà, "điếm đông" chủ tiệm, "cổ đông" người góp cổ phần. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thị nguyên hệ ngã khởi đích ý, ngã tu đắc tiên tác cá đông đạo chủ nhân" , (Đệ tam thập thất hồi) Việc này (sáng lập thi xã) do tôi có ý khởi xướng ra, tôi phải được làm hội chủ trước.
3. (Danh) Người bỏ tiền ra mời khách. ◎ Như: "kim thiên ngã tác đông, thỉnh đại gia cật phạn" , hôm nay tôi làm chủ tiệc, mời mọi người ăn một bữa.
4. (Danh) Họ "Đông".

Từ điển Thiều Chửu

① Phương đông, tục gọi người chủ là đông. Nước Trịnh nói với người nước Sở tự xưng nước mình là đông đạo chủ nghĩa là người chủ ở phương đông. Tục gọi các chủ cổ phần công ti là cổ đông là do nghĩa đó.
② Nước Nhật Bản ở phía đông nước Tàu nên gọi là đông dương , văn tự Nhật Bản gọi là đông văn .
③ Ðông sàng chàng rể (theo tích truyện Vương hi Chi, đời Tấn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đông (một trong bốn hướng chính): Phía đông; Gió đông; 西 Từ đông sang tây;
② Chủ: Chủ nhà; Người góp cổ phần; Người chủ, ông chủ;
③ Chủ nhà, chủ tiệc: Tôi thết các anh một bữa;
④ 【】đông sàng [dong chuáng] (văn) Chàng rể;
⑤ [Dong] (Thuộc) nước Nhật Bản: Nước Nhật Bản; Chữ Nhật;
⑥ [Dong] (Họ) Đông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên phương hướng, tức hướng mặt trời mọc — Chỉ người chủ, người làm chủ. Thời cổ, khách tới nhà, thì người chủ ngồi ở phía đông, khách ngồi ở phía tây mà trò chuyện. Do đó Đông chỉ người chủ. Chẳng hạn Cổ đông ( người làm chủ cổ phần ).

Từ ghép 30

hiến
xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. pháp luật, hiến pháp
2. quan trên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Pháp luật, mệnh lệnh. ◇ Nguyễn Trãi : "Đáo để chung đầu hiến võng trung" (Hạ tiệp ) Cuối cùng rồi phải sa vào lưới pháp luật.
2. (Danh) Điển phạm, tiêu chuẩn, mẫu mực. ◇ Thi Kinh : "Văn vũ Cát Phủ, Vạn bang vi hiến" , (Tiểu Nhã , Lục nguyệt ) (Quan đại tướng) Cát Phủ văn võ (song toàn), Làm phép tắc cho muôn nước.
3. (Danh) Nói tắt của "hiến pháp" . ◎ Như: "lập hiến" thành lập hiến pháp, "vi hiến" vi phạm hiến pháp, "tu hiến" sửa đổi hiến pháp.
4. (Danh) Tục cũ tôn xưng quan trên là "hiến". ◎ Như: "đại hiến" , "hiến đài" cũng như ta kêu là Cụ lớn vậy. ◇ Liêu trai chí dị : "Nãi tường chư hiến, đại sanh giải miễn, cánh thích sanh" , , (Hồng Ngọc ) Bèn trình rõ lên quan trên, thay sinh xin khỏi tội, rồi thả ra.
5. (Động) Ban bố, công bố. ◇ Chu Lễ : "Nãi tuyên bố vu tứ phương, hiến hình cấm" , (Thu quan , Tiểu tư khấu ) Rồi tuyên bố khắp bốn phương, ban bố hình cấm.
6. (Động) Bắt chước, phỏng theo. ◇ Tam quốc chí : "Phủ hiến khôn điển, ngưỡng thức kiền văn" , (Đỗ Vi Đẳng truyện ) Cúi xuống bắt chước phép tắc của đất, trông lên làm theo chuẩn mực của trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Pháp, yết các điều pháp luật lên cho người biết mà theo gọi là hiến, nước nào lấy pháp luật mà trị nước gọi là lập hiến quốc . Tục cũ gọi các quan trên là hiến. Như đại hiến , hiến đài , v.v. (cũng như ta kêu là Cụ lớn vậy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Pháp lệnh;
② Hiến pháp: Lập hiến;
③ Thông minh;
④ Từ dùng để gọi các quan trên: (hay ) Cụ lớn;
⑤ (văn) Phỏng theo, bắt chước: Cúi xuống phỏng theo phép tắc của đất, trông lên làm theo kiểu mẫu của văn trời (Tam quốc chí);
⑥ (văn) Công bố: Công bố lệnh cấm ở cung vua (Chu lễ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc lớn lao — Làm cho sáng tỏ ra.

Từ ghép 13

muộn, mãn
mǎn ㄇㄢˇ, mèn ㄇㄣˋ

muộn

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Muộn — Một âm khác là Mãn. Xem Mãn.

mãn

phồn thể

Từ điển phổ thông

đầy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đầy, đầy tràn, thừa. ◎ Như: "nhân mãn" 滿 người đầy tràn. ◇ Trương Kế : "Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên" 滿 (Phong kiều dạ bạc ) Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời.
2. (Động) Đạt tới hạn độ. ◎ Như: "kì mãn" 滿 hết kì hạn, "bất mãn nhất tuế" 滿 không tới một năm.
3. (Động) Vừa lòng. ◎ Như: "mãn ý" 滿 xứng ý, vừa lòng.
4. (Tính) Khắp, cả. ◎ Như: "mãn thành phong vũ" 滿 khắp thành gió mưa, "mãn diện xuân phong" 滿 mặt mày hớn hở. ◇ Bạch Cư Dị : "Thê thê bất tự hướng tiền thanh, Mãn tọa trùng văn giai yểm khấp" , 滿 (Tì bà hành ) (Tiếng đàn) thê lương không giống như trước đó, Khắp những người ngồi nghe đàn đều che mặt khóc.
5. (Tính) Tự đắc, kiêu căng. ◎ Như: "tự mãn" 滿 tự đắc. ◇ Thượng Thư : "Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" 滿, (Đại Vũ mô ) Kiêu căng chuốc lấy tổn hại, khiêm tốn hưởng được lợi ích.
6. (Tính) Sung túc, hoàn hảo, tốt đẹp hoàn toàn. ◎ Như: "viên mãn" 滿 tốt đẹp hoàn toàn, "hạnh phúc mĩ mãn" 滿 hạnh phúc hoàn toàn.
7. (Phó) Rất, hoàn toàn. ◎ Như: "mãn lệ hại" 滿 rất tai hại, "mãn bất thác" 滿 hoàn toàn không lầm lẫn.
8. (Danh) Châu "Mãn".
9. (Danh) Giống người "Mãn". Tức "Mãn Châu tộc" 滿.
10. (Danh) Họ "Mãn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy đủ, đầy tràn, thừa, người nhiều coi rẻ nhân mạng gọi là nhân mãn 滿. Người tự kiêu cho mình là đủ cũng gọi là mãn (tự đắc).
② Châu Mãn, giống Mãn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầy: 滿 Hội trường đã đầy người; 滿 Chất đầy một xe; 滿 Nhớ chàng như mảnh trăng đầy, đêm đêm vành sáng hao gầy đêm đêm (Trương Cửu Linh: Tự quân chi xuất hĩ); 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc);
② Đủ, tràn, thừa: 滿 Đủ 18 tuổi;
③ Hết kì hạn: 滿 Hết hạn nghỉ rồi;
④ Khắp: 滿 Khắp mình bê bết dầu mỡ;
⑤ Thỏa mãn, vừa lòng: 滿 Vừa ý; 滿 Bất mãn;
⑥ Kiêu căng: 滿 Chống kiêu căng tự mãn;
⑦ [Măn] Mãn Châu (Trung Quốc);
⑧ [Măn] Giống người Mãn;
⑨ [Măn] (Họ) Mãn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy. Tràn đầy — Tự cho mình là đầy đủ, là hay đẹp, không cần gì hơn nữa — Nói tắt của Mãn châu 滿 — Một âm là Muộn. Xem Muộn.

Từ ghép 33

ngô
wú ㄨˊ

ngô

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nước Ngô
2. họ Ngô
3. rầm rĩ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói to, nói ồn ào, rầm rĩ.
2. (Danh) Tên nước, chư hầu nhà Chu, nay ở vào khoảng tỉnh "Giang Tô" .
3. (Danh) Tên triều đại: (1) Là một ba nước thời Tam Quốc (222-280). (2) Một trong mười nước (902-937), thời Ngũ Đại, ở "Hoài Nam" , "Giang Tây" 西.
4. (Danh) Tên đất, tức "Tô Châu" .
5. (Danh) Họ "Tô".
6. § Cũng viết là "ngô" .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rầm rĩ;
② [Wú] Nước Ngô (thời Tam Quốc, 222 – 280);
③ [Wú] Đất Ngô (chỉ vùng miền nam tỉnh Giang Tô và miền bắc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc);
④ [Wú] (Họ) Ngô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói quá đi, nói khoác — Tên nước thời tam quốc, tức nước Ngô của Tôn Quyền, ở vùng Giang đông. Thơ Phan Văn Trị có câu: » Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc, về Hán trau tria mảnh má hồng « — Một tên chỉ tỉnh Giang Tô — Họ người.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.