chúa, chủ
zhǔ ㄓㄨˇ

chúa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người đứng đầu

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ, người chủ: Làm chủ; Chủ nhà; Khách và chủ; Người xưa coi người trong thiên hạ là chủ, vua là khách (Hoàng Tôn Nghị);
② Vua: 便 Đại tướng ở ngoài trận, có khi không chấp nhận lệnh vua, là vì lợi ích của quốc gia (Sử kí: Ngụy Công tử liệt truyện);
③ Đại phu (thời Xuân thu, Chiến quốc): Ngụy Hiến Tử vì không chịu nhận của đút lót mà vang danh trong các nước chư hầu (Tả truyện: Chiêu công nhị thập bát niên);
④ Công chúa (con gái vua, nói tắt): Hoằng được đưa đến gặp, nhà vua ra lệnh cho công chúa ngồi sau tấm bình phong (Hậu Hán thư);
⑤ Bài vị thờ người chết: Đến năm Đinh Sửu, làm bài vị cho Hi công (Xuân thu: Văn công nhị niên);
⑥ Chủ trương, quyết định: Tự mình quyết định việc hôn nhân; Cực lực chủ trương biến pháp (cải cách) (Lương Khải Siêu);
⑦ Coi giữ, phụ trách, chủ trì: Như thế chỉ có thể lừa bịp người chết, chứ không thể lừa bịp người chủ trì việc xét xử được (Phương Bao: Ngục trung tạp kí); Chu Bột không được vào trong quân coi (phụ trách) việc quân (Sử kí);
⑧ Chính, điều chính yếu, cái căn bản: Dự phòng là chính; Người giỏi kể chuyện thì ngắn gọn là điều chính yếu (là căn bản) (Lưu Tri Cơ: Sử thông); Đề Hạt đã ngồi vào vị trí chính (Thủy hử truyện);
⑩ Người: (Người) đương sự; Người mua;
⑪ Thì, thuộc về, cho biết trước về, chủ về việc: Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa;
⑫ [Zhư] (Họ) Chủ.

Từ ghép 8

chủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người đứng đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đối lại với "khách" . ◎ Như: "tân chủ" khách và chủ.
2. (Danh) Đối lại với đầy tớ, người hầu. ◎ Như: "chủ bộc" chủ và đầy tớ.
3. (Danh) Vua, đế vương. ◎ Như: "quân chủ" vua.
4. (Danh) Người lãnh đạo. ◎ Như: "giáo chủ" người lãnh đạo một tông giáo.
5. (Danh) Đương sự (người). ◎ Như: "khổ chủ" người bị hại, "thất chủ" người bị mất (tiền của, đồ vật).
6. (Danh) Người có quyền trên sự, vật. ◎ Như: "trái chủ" chủ nợ, "địa chủ" chủ đất, "vật quy nguyên chủ" vật trả về chủ cũ.
7. (Danh) Bài vị (thờ người chết). ◎ Như: "mộc chủ" bài vị bằng gỗ, "thần chủ" bài vị.
8. (Danh) Tiếng nói tắt của "công chúa" con gái vua. ◇ Hậu Hán Thư : "Hậu Hoằng bị dẫn kiến, đế lệnh chủ tọa bình phong hậu" , (Tống Hoằng truyện ) Sau (Tống) Hoằng được dẫn đến gặp, vua sai công chúa ngồi sau tấm bình phong.
9. (Động) Coi giữ, phụ trách. ◎ Như: "chủ bạn" phụ trách công việc.
10. (Động) Cầm đầu, thống trị. ◇ Sử Kí : "Thái úy giáng hầu Bột bất đắc nhập quân trung chủ binh" (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Quan thái úy giáng hầu (Chu) Bột không được vào trong quân để cầm đầu quân sĩ.
11. (Động) Tán đồng, chủ trương. ◎ Như: "chủ chiến" chủ trương chiến tranh (dùng võ lực), "chủ hòa" chủ trương hòa hoãn.
12. (Động) Báo trước, ứng vào. ◎ Như: "tảo hà chủ vũ, vãn hà chủ tình" , mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hựu quan can tượng, Thái Bạch lâm vu Lạc Thành chi phận: chủ tướng súy thân thượng đa hung thiểu cát" , : (Đệ lục thập tam hồi) Lại xem thiên văn, thấy sao Thái Bạch lâm vào địa phận Lạc Thành, ứng vào mệnh tướng súy, dữ nhiều lành ít.
13. (Tính) Chính, quan trọng nhất. ◎ Như: "chủ tướng" , "chủ súy" . ◇ Thủy hử truyện : "Đề Hạt tọa liễu chủ vị, Lí Trung đối tịch, Sử Tiến hạ thủ tọa liễu" , , (Đệ tam hồi) Đề Hạt ngồi chỗ chính, Lí Trung ngồi đối diện, Sử Tiến ngồi thứ.
14. (Tính) Tự mình, do mình. ◎ Như: "chủ quan" quan điểm riêng, "chủ kiến" ý kiến riêng, ý kiến của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, vua coi sóc tất cả việc nước nên gọi là chủ .
② Người chủ, kẻ giữ quyền nhất nhà gọi là chủ .
③ Người có quyền về sự gì, như quyền lập pháp ở cả trong tay một ông vua gọi là quân chủ quốc , quyền ở cả nghị hội gọi là dân chủ quốc .
④ Kẻ có quyền có của ấy cũng gọi là chủ, như điền chủ chủ ruộng, vật chủ chủ đồ, v.v.
⑤ Ý chuyên chủ về cái gì cũng gọi là chủ, như chủ trương , chủ ý , v.v.
⑥ Chủ là một tiếng phân biệt mình với người trong khi giao tế, phàm sự gì mình khởi lên thì mình là chủ nhân , mà mọi người là khách .
⑦ Con gái vua gọi là chủ, con gái vua đi lấy chồng, do quan tam công chủ hòa, nên gọi là công chủ (Ta quen gọi là công chúa).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ, người chủ: Làm chủ; Chủ nhà; Khách và chủ; Người xưa coi người trong thiên hạ là chủ, vua là khách (Hoàng Tôn Nghị);
② Vua: 便 Đại tướng ở ngoài trận, có khi không chấp nhận lệnh vua, là vì lợi ích của quốc gia (Sử kí: Ngụy Công tử liệt truyện);
③ Đại phu (thời Xuân thu, Chiến quốc): Ngụy Hiến Tử vì không chịu nhận của đút lót mà vang danh trong các nước chư hầu (Tả truyện: Chiêu công nhị thập bát niên);
④ Công chúa (con gái vua, nói tắt): Hoằng được đưa đến gặp, nhà vua ra lệnh cho công chúa ngồi sau tấm bình phong (Hậu Hán thư);
⑤ Bài vị thờ người chết: Đến năm Đinh Sửu, làm bài vị cho Hi công (Xuân thu: Văn công nhị niên);
⑥ Chủ trương, quyết định: Tự mình quyết định việc hôn nhân; Cực lực chủ trương biến pháp (cải cách) (Lương Khải Siêu);
⑦ Coi giữ, phụ trách, chủ trì: Như thế chỉ có thể lừa bịp người chết, chứ không thể lừa bịp người chủ trì việc xét xử được (Phương Bao: Ngục trung tạp kí); Chu Bột không được vào trong quân coi (phụ trách) việc quân (Sử kí);
⑧ Chính, điều chính yếu, cái căn bản: Dự phòng là chính; Người giỏi kể chuyện thì ngắn gọn là điều chính yếu (là căn bản) (Lưu Tri Cơ: Sử thông); Đề Hạt đã ngồi vào vị trí chính (Thủy hử truyện);
⑩ Người: (Người) đương sự; Người mua;
⑪ Thì, thuộc về, cho biết trước về, chủ về việc: Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa;
⑫ [Zhư] (Họ) Chủ.

Từ ghép 126

ám chủ 暗主ấn tượng chủ nghĩa 印象主義bá chủ 霸主bái kim chủ nghĩa 拜金主義bảo chủ 保主cá nhân chủ nghĩa 個人主義chủ bạ 主簿chủ biên 主編chủ biên 主编chủ bộc 主僕chủ bút 主筆chủ cán 主幹chủ cảo 主稿chủ chiến 主戰chủ cố 主顧chủ công 主公chủ danh 主名chủ đạo 主导chủ đạo 主導chủ đề 主題chủ đề 主题chủ đích 主的chủ động 主动chủ động 主動chủ giác 主角chủ hiệt 主頁chủ hiệt 主页chủ hôn 主婚chủ khách 主客chủ khảo 主考chủ lực 主力chủ mẫu 主母chủ mưu 主謀chủ não 主腦chủ ngã 主我chủ nghĩa 主义chủ nghĩa 主義chủ ngữ 主語chủ ngữ 主语chủ nhân 主人chủ nhân công 主人公chủ nhật 主日chủ nhiệm 主任chủ phạm 主犯chủ phụ 主婦chủ phụ 主父chủ quản 主管chủ quan 主觀chủ quan 主观chủ quyền 主權chủ súy 主帥chủ sự 主事chủ tể 主宰chủ tệ 主幣chủ tế 主祭chủ thể 主体chủ thể 主體chủ tịch 主席chủ tọa 主坐chủ trì 主持chủ trương 主张chủ trương 主張chủ từ 主詞chủ từ 主词chủ từ 主辭chủ tướng 主將chủ ý 主意chủ yếu 主要cố chủ 僱主công chủ 公主cử chủ 舉主cư đình chủ nhân 居停主人danh hoa hữu chủ 名花有主dân chủ 民主địa chủ 地主điếm chủ 店主điền chủ 田主đội chủ 隊主đông đạo chủ 東道主gia chủ 家主giáo chủ 教主hậu chủ 後主hiếu chủ 孝主hộ chủ 戶主hộ chủ 户主khắc kỉ chủ nghĩa 克己主義khổ chủ 苦主lợi tha chủ nghĩa 利他主義mãi chủ 買主minh chủ 盟主mộc chủ 木主mưu chủ 謀主nã chủ ý 拿主意nghiệp chủ 業主nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhiếp chủ 攝主nữ chủ 女主oa chủ 窩主pháp chủ 法主phòng chủ 房主quân chủ 君主quận chủ 郡主quốc chủ 國主quốc gia chủ nghĩa 國家主義sở hữu chủ 所有主súc chủ 畜主sự chủ 事主tài chủ 財主tang chủ 喪主tân chủ 宾主tân chủ 賓主tế chủ 祭主thải chủ 貸主thần chủ 神主thí chủ 施主thiên nam động chủ 天南洞主tiên chủ 先主tín chủ 信主tố chủ 做主trái chủ 債主trai chủ 齋主tự chủ 自主vật chủ 物主vô chủ 無主xưởng chủ 厂主xưởng chủ 廠主
lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa ngọc, mài giũa ngọc.
2. (Động) Sửa sang, chỉnh trị, làm cho chỉnh tề ngay ngắn. ◎ Như: "chỉnh lí" sắp đặt cho ngay ngắn, "tu lí" sửa sang, "quản lí" coi sóc. ◇ Lưu Cơ : "Pháp đố nhi bất tri lí" (Mại cam giả ngôn ) Pháp luật hủy hoại mà không biết sửa.
3. (Động) Làm việc, lo liệu. ◎ Như: "lí sự" làm việc.
4. (Động) Tấu nhạc, cử nhạc. ◇ Nguyễn Trãi : "Ẩn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
5. (Động) Ôn tập, luyện tập. ◇ Vô danh thị : "Tằng lí binh thư tập lục thao" (Nháo đồng đài ) Đã từng luyện tập binh thư lục thao.
6. (Động) Phản ứng, đáp ứng (đối với lời nói hoặc hành vi của người khác). ◎ Như: "bất lí" không quan tâm, "lí hội" thông hiểu.
7. (Danh) Thớ, đường vân. ◎ Như: "thấu lí" thớ da thịt, "mộc lí" vân gỗ.
8. (Danh) Thứ tự, mạch lạc. ◎ Như: "hữu điều hữu lí" có thứ tự mạch lạc.
9. (Danh) Quy luật, ý chỉ của sự vật. ◎ Như: "thiên lí" , "công lí" , "chân lí" , "nghĩa lí" , "định lí" .
10. (Danh) Đời xưa gọi quan án là "lí", cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là "đại lí viện" .
11. (Danh) Môn vật lí học hoặc khoa tự nhiên học. ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
12. (Danh) Họ "Lí".

Từ ghép 74

án lí 案理bất lí 不理bệnh lí 病理biện lí 辦理bội lí 背理chánh lí 正理chân lí 真理chí lí 至理chỉnh lí 整理chính lí 正理chưởng lí 掌理công lí 公理cùng lí 窮理cứ lí 據理cương lí 疆理dịch lí 易理duy lí 唯理đại lí 代理đạo lí 道理địa lí 地理định lí 定理đổng lí 董理giáo lí 教理hợp lí 合理kinh lí 經理lí do 理由lí giải 理解lí hóa 理化lí luận 理論lí phát 理髪lí quốc 理國lí sản 理產lí số 理數lí sự 理事lí tài 理財lí thất 理七lí thú 理趣lí thuyết 理說lí trí 理智lí tưởng 理想lí ưng 理應liệu lí 料理luân lí 倫理luận lí 論理nghĩa lí 義理nghịch lí 逆理nhập lí 入理nhập tình nhập lí 入情入理nhiếp lí 攝理ôn lí 溫理pháp lí 法理phi lí 非理quản lí 管理sinh lí 生理sinh lí học 生理學suy lí 推理sự lí 事理tá lí 佐理tán lí 讚理tâm lí 心理thiên lí 天理thụ lí 受理thuần lí 純理thuyết lí 說理tình lí 情理tổng lí 總理trị lí 治理triết lí 哲理tuy lí vương 綏理王văn lí 文理vật lí 物理vật lí học 物理學viện lí 援理xử lí 處理

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vân, đường vân
2. lý lẽ
3. sửa sang

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa ngọc, làm ngọc.
② Sửa sang, trị. Như lí sự làm việc, chỉnh lí sắp đặt, tu lí sửa sang, v.v.
③ Ðiều lí , phàm cái gì có trước có sau có gốc có ngọn không loạn thứ tự đều gọi là điều lí. Ðiều là nói cái lớn, lí là nói cái nhỏ, như sự lí , văn lí đều một nghĩa ấy cả.
④ Ðạo lí , nói về sự nên làm gọi là đạo , nói về cái lẽ sao mà phải làm gọi là lí . Lí tức là cái đạo tự nhiên vậy.
⑤ Thớ, như thấu lí mang thớ da dẻ. Xem chữ thấu .
⑥ Ðời xưa gọi quan án là lí, cho nên tòa án thượng thẩm bây giờ gọi là đại lí viện .
⑦ Ôn tập, đem cái nghe biết trước mà dung nạp với cái mới hiểu cho chỉnh tề gọi là lí.
⑧ Cùng ứng đáp không trả lời lại, tục gọi là bất lí , nghe tiếng lọt vào lòng thông hiểu được gọi là lí hội .
⑨ Lí học, nghiên cứu về môn học thân tâm tinh mệnh gọi là lí học hay đạo học . Môn triết học bây giờ cũng gọi là lí học .
⑩ Lí khoa một khoa học nghiên cứu về tính vật như vật lí học , hóa học , v.v.
⑪ Lí chướng chữ nhà Phật, không rõ lẽ đúng thực, bị ý thức nó chướng ngại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thớ: Thớ thịt; Thớ gỗ;
② Lí lẽ: Hợp lí; Lời cùng lí đuối, đuối lí; Lẽ ra là thế, đúng phải như vậy;
③ (Vật) lí: Ngành khoa học tự nhiên; Toán lí hóa;
④ Xử sự, quản lí: Xử lí; Quản lí tài chánh;
⑤ Chỉnh lí, sắp xếp: Sắp xếp lại sách vở;
⑥ Thèm quan tâm đến, đếm xỉa (chỉ thái độ và ý kiến đối với người khác, thường dùng với ý phủ định): Gặp nhau giữa đường, chẳng ai thèm hỏi ai; Nói với anh ta cả buổi mà anh ta vẫn dửng dưng chẳng thèm quan tâm; Bỏ mặc không đếm xỉa;
⑦ (văn) Luyện tập, ôn tập: Mười năm ôn lại một lần, vẫn không quên mất (Nhan thị gia huấn);
⑧ (văn) Tấu lên, cử nhạc lên: Cử chính thanh (tiếng nhạc đoan chính), tấu diệu khúc (Kê Khang: Cầm phú); Đàn chơi một bản để tiêu khiển;
⑨ Lí học (một ngành của triết học Trung Quốc);
⑩ (văn) Sửa ngọc, làm ngọc;
⑪ [Lê] (Họ) Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mài giũa ngọc cho đẹp — Sửa sang, sắp đặt công việc — Cái lẽ của sự vật. Lẽ phải.

Từ ghép 26

tam, tám, tạm
sān ㄙㄢ, sàn ㄙㄢˋ

tam

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ba, 3

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số ba.
2. (Danh) Họ "Tam".
3. (Tính) Thứ ba. ◎ Như: "giá thứ bỉ tái tha đắc liễu đệ tam danh" trong cuộc thi đó, anh ta chiếm được hạng thứ ba.
4. (Tính) Nhiều lần, lắm lượt. ◎ Như: "tam phiên lưỡng thứ" ba lần bốn lượt, "nhất vấn tam bất tri" từ đầu tới cuối chẳng biết gì cả.
5. Một âm là "tám". (Phó) Nhiều lần, làm đi làm lại. ◇ Luận Ngữ : "Nam Dong tám phục Bạch Khuê" (Tiên tiến ) Ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ Bạch Khuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Ba, tên số đếm.
② Một âm là tám. Hai ba lần, đọc đi đọc lại, như: Nam Dong tám phúc bạch khuê ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ bạch khuê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ba: Ba người cùng đi ắt phải có một người làm thầy ta (Hàn Dũ);
② Thứ ba: Đánh trống lần thứ nhất thì quân sĩ hăng lên, lần thứ hai thì giảm xuống, đến lần thứ ba thì không còn hăng nữa (Tả truyện); Tháng ba ở Lạc Dương cát bay mù mịt (Lí Bạch);
③ Nhiều lần: Suy nghĩ mãi về lời nói này; Nghĩ kĩ rồi mới làm; Ta mỗi ngày xét lại thân ta ba lần (Luận ngữ); Ba lần bị gãy tay, mới biết cách trị mà trở thành lương y (Tả truyện); Ta từng ba lần đánh trận ba lần thua (Liệt tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số ba — Chỉ số nhiều. Td: Tái tam ( nhiều lần ).

Từ ghép 107

cử nhất phản tam 舉一反三gia định tam gia 嘉定三家lục thao tam lược 六韜三略quần tam tụ ngũ 羣三聚五tái tam 再三tam bách 三百tam bản 三板tam bành 三彭tam bảo 三寶tam bất hủ 三不朽tam bội 三倍tam cá nguyệt 三個月tam cấp 三級tam cô 三孤tam công 三公tam cực 三極tam cương 三綱tam dục 三慾tam dục 三欲tam duy 三維tam duy 三维tam đa 三多tam đại 三代tam đảo 三島tam đạt đức 三達徳tam đạt đức 三達德tam đẳng 三等tam đầu chế 三頭制tam đầu lục tí 三頭六臂tam đoạn luận 三段論tam đồ 三塗tam đồ 三途tam giác 三角tam giác hình 三角形tam giáo 三教tam giáp 三甲tam giới 三界tam hạp 三峡tam hạp 三峽tam hi 三犧tam hoàng 三皇tam hoè cửu cức 三槐九棘tam hô 三呼tam hợp 三合tam hợp thổ 三合土tam huyền 三絃tam hựu 三宥tam khôi 三魁tam kiệt 三傑tam lăng hình 三稜形tam lệnh ngũ thân 三令五申tam lược 三略tam miên 三眠tam mộc thành sâm 三木成森tam muội 三昧tam nghi 三儀tam ngu 三虞tam nguyên 三元tam nguyệt 三月tam nhất trí 三一致tam nông 三農tam pháp 三法tam phẩm 三品tam phân 三分tam quan 三關tam quang 三光tam quân 三君tam quân 三軍tam quốc 三國tam quy 三皈tam quy y 三歸依tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tam sao thất bản 三抄失本tam sắc 三色tam sinh 三牲tam sinh 三生tam sơn 三山tam tài 三才tam tai 三災tam tạng 三藏tam thai 三台tam thái 三態tam thặng 三乘tam thân 三親tam thân 三身tam thập 三十tam thế 三世tam thể 三采tam thiên 三遷tam thiên đại thiên thế giới 三千大千世界tam thiên thế giới 三千世界tam thính 三聽tam thốn thiệt 三寸舌tam thứ 三次tam thừa 三乘tam tiêu 三焦tam tỉnh 三省tam tòng 三從tam tộc 三族tam tư 三思tam tự kinh 三字經tam vạn 三万tam vạn 三萬tam vô tư 三無私tam xá 三赦tam xuân 三春

tám

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số ba.
2. (Danh) Họ "Tam".
3. (Tính) Thứ ba. ◎ Như: "giá thứ bỉ tái tha đắc liễu đệ tam danh" trong cuộc thi đó, anh ta chiếm được hạng thứ ba.
4. (Tính) Nhiều lần, lắm lượt. ◎ Như: "tam phiên lưỡng thứ" ba lần bốn lượt, "nhất vấn tam bất tri" từ đầu tới cuối chẳng biết gì cả.
5. Một âm là "tám". (Phó) Nhiều lần, làm đi làm lại. ◇ Luận Ngữ : "Nam Dong tám phục Bạch Khuê" (Tiên tiến ) Ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ Bạch Khuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Ba, tên số đếm.
② Một âm là tám. Hai ba lần, đọc đi đọc lại, như: Nam Dong tám phúc bạch khuê ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ bạch khuê.

tạm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Nhiều lần — Một âm là Tam. Xem Tam.
biểu
biǎo ㄅㄧㄠˇ

biểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bên ngoài
2. tỏ rõ, tuyên bố, tiêu biểu
3. tờ biểu
4. họ ngoại
5. gương mẫu, chuẩn mực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo ngoài.
2. (Danh) Bên ngoài, mặt ngoài. ◎ Như: "hải biểu" ngoài bể, "xuất nhân ý biểu" ra ngoài ý liệu.
3. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◇ Quản Tử : "Do yết biểu nhi lệnh chi chỉ dã" (Quân thần thượng ) Như ra dấu hiệu để bảo cho ngừng lại vậy.
4. (Danh) Mẫu mực, gương mẫu. ◎ Như: "vi nhân sư biểu" làm mẫu mực cho người.
5. (Danh) Bảng, bảng liệt kê, bảng kê khai. ◎ Như: "thống kế biểu" bảng thống kê.
6. (Danh) Một loại sớ tấu thời xưa, bậc đại thần trình lên vua. ◎ Như: "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, "Trần tình biểu" của Lí Mật .
7. (Danh) Tên hiệu (ngoài tên chính). ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tiền nhật bất tằng vấn đắc quý biểu" (Tiền Tú Tài ) Hôm trước chưa được hỏi tên hiệu của ngài.
8. (Danh) Bia đá. ◇ Hán Thư : "Thiên lí lập biểu" (Lí Tầm truyện ) Nghìn dặm dựng bia đá.
9. (Danh) Bia mộ, mộ chí. ◎ Như: "mộ biểu" bia mộ.
10. (Danh) Máy đo, đồng hồ. ◎ Như: "thủ biểu" đồng hồ đeo tay, "điện biểu" đồng hồ điện.
11. (Danh) Họ hàng bên ngoại. ◎ Như: "biểu huynh đệ" con cô con cậu.
12. (Danh) Họ "Biểu".
13. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Luận Ngữ : "Đương thử, chẩn hi khích, tất biểu nhi xuất chi" , , (Hương đảng ) Lúc trời nóng, mặc áo đơn vải thô, (ông) tất khoác thêm áo khi ra ngoài.
14. (Động) Tỏ rõ, hiển dương, khen thưởng. ◇ Tư Mã Thiên : "Hận tư tâm hữu sở bất tận, bỉ lậu một thế nhi văn thải bất biểu ư hậu thế dã" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Hận rằng lòng riêng có chỗ chưa bộc lộ hết, bỉ lậu mà chết đi thì văn chương không tỏ rõ được với đời sau.
15. (Động) Tuyên bố, truyền đạt. ◎ Như: "lược biểu tâm ý" nói sơ qua ý trong lòng.
16. (Động) Tâu lên trên để bày tỏ việc gì. ◇ Tam quốc chí : "Lượng tự biểu hậu chủ" (Gia Cát Lượng truyện ) Lượng này tự xin tâu rõ với hậu chủ.
17. (Động) Đề cử, tiến cử. ◇ Tam quốc chí : "Tào Công biểu Quyền vi thảo lỗ tướng quân" (Ngô chủ truyện ) Tào Công tiến cử Quyền làm tướng quân đánh giặc.
18. (Động) Soi xét, giám sát. ◎ Như: "duy thiên khả biểu" chỉ có trời soi xét được.
19. (Động) Trang hoàng, tu bổ sách vở, tranh họa. § Thông "phiếu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở ngoài, như hải biểu ngoài bể.
② Tỏ rõ, tuyên bố ý kiến mình cho người khác biết gọi là biểu. Như đại biểu người thay mặt của ai để tỏ hộ ý của người ấy ra. Trong một đám đông, cử một người thay mặt đi hội họp một hội nào có quan hệ đến cả một đám đông ấy gọi là đại biểu.
③ Dấu hiệu, đặt riêng một cái dấu hiệu để cho người ta dễ biết gọi là biểu, người nào có dáng dấp hơn người gọi là dị biểu hay biểu biểu .
④ Tiêu biểu, nêu tỏ. Như tinh biểu tiết nghĩa tiêu biểu cái tiết nghĩa ra cho vẻ vang. Cái bia dựng ở mộ gọi là mộ biểu , đều là theo cái ý nêu tỏ, khiến cho mọi người đều biết mà nhớ mãi không quên cả.
⑤ Lối văn biểu, là một thể văn bày tỏ tấm lòng kẻ dưới với người trên, như văn tâu với vua, với thần thánh đều gọi là biểu cả.
⑥ Ghi chép sự vật gì chia ra từng loài, từng hạng xếp thành hàng lối để lúc tra cho tiện cũng gọi là biểu. Như thống kê biểu cái biểu tính gộp tất cả.
⑦ Họ ngoại. Như con cô con cậu gọi là biểu huynh đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phần ngoài, bề ngoài: Bề ngoài, ngoài mặt; Ngoài biển; Từ ngoài vào trong; Chỉ có mẽ ngoài lộng lẫy;
② Tỏ rõ, nêu rõ, bày tỏ: Tỏ qua nhã ý, chút ít để gọi là;
③ Xông, toát ra: Xông cho ra mồ hôi;
④ Biểu, bảng, bảng biểu, bảng liệt kê, bảng kê khai: Bảng thống kê; Bảng giờ giấc, biểu thời gian;
⑤ Đồng hồ, công tơ: Đồng hồ đeo tay; Đồng hồ bấm giây; Công tơ điện, đồng hồ điện;
⑥ Gương, mẫu mực, mực thước, tiêu biểu: Làm gương, gương mẫu;
⑦ Anh chị em cô cậu, anh chị em họ, (thuộc về) họ ngoại: Anh em họ; Chú họ;
⑧ (cũ) Tờ sớ dâng lên vua, tờ biểu, bài biểu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo ngoài — Bên ngoài. ở ngoài — Cái ngọn — Cái nêu — Cái bảng ghi chép để nhận biết — Cái đồng hồ — Tờ tâu dân vua đọc — Tên người tức Nguyễn Biểu, người xã Bình Hồ, huyện Trị La, tỉnh Nghệ An, bắc phần Việt Nam, đậu Thái Học, sinh đời Trần, làm quan tới chức Điện tiền thị ngự sử, để lại một số thơ Nôm, chép trong Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng.

Từ ghép 62

bái biểu 拜表bát biểu 八表biểu bạch 表白biểu bì 表皮biểu biểu 表表biểu cách 表格biểu chương 表彰biểu chương 表章biểu diễn 表演biểu diện 表面biểu dương 表扬biểu dương 表揚biểu đạt 表达biểu đạt 表達biểu đích 表的biểu điệt 表姪biểu đồ 表圖biểu đồng tình 表同情biểu hiện 表现biểu hiện 表現biểu hiệu 表號biểu huynh đệ 表兄弟biểu kí 表記biểu lí 表裏biểu lộ 表露biểu minh 表明biểu quyết 表决biểu quyết 表決biểu suất 表率biểu tấu 表奏biểu thị 表示biểu tỉ muội 表姊妹biểu tình 表情biểu tôn 表孫biểu trưng 表徵biểu trượng nhân 表丈人biểu tử 表子biểu tự 表字biểu tượng 表象biểu xích 表尺biểu yết 表揭dân biểu 民表di biểu 遺表doanh biểu 營表đại biểu 代表đồ biểu 图表đồ biểu 圖表hàn thử biểu 寒暑表lượng vũ biểu 量雨表nghi biểu 儀表ngoại biểu 外表nguyệt biểu 月表niên biểu 年表phát biểu 发表phát biểu 發表phong lực biểu 風力表phong vũ biểu 風雨表thời biểu 時表tiêu biểu 標表tinh biểu 旌表tộc biểu 族表ý biểu 意表
giản
jiǎn ㄐㄧㄢˇ

giản

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lược bớt, đơn giản hóa
2. thẻ tre để viết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa). ◇ Thi Kinh : "Khởi bất hoài quy, Úy thử giản thư" , (Tiểu nhã , Xuất xa ) Há lại không nhớ nhà mà mong về hay sao, Chỉ sợ thẻ thư (cấp báo có chiến tranh mà không về đươc thôi).
2. (Danh) Thư từ. ◇ Tây sương kí 西: "Ngã tả nhất giản, tắc thuyết đạo dược phương trước Hồng nương tương khứ dữ tha, chứng hậu tiện khả" , , 便 (Đệ tam bổn , Đệ tứ chiết) (Cậu Trương bệnh nặng.) Tôi viết một bức thư, nhưng cứ nói là đơn thuốc, sai con Hồng đem sang, may ra chứng trạng đỡ được chăng?
3. (Danh) Họ "Giản".
4. (Động) Tỉnh lược, làm cho bớt phức tạp. ◎ Như: "giản hóa" làm cho giản dị hơn.
5. (Động) Kén chọn, tuyển lựa. ◎ Như: "giản luyện" tuyển chọn. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhiên giản bạt quá khắc, nhân tốt bất tựu" , (A Anh ) Nhưng kén chọn quá khe khắt, rút cuộc không đám giạm hỏi nào thành.
6. (Động) Xem xét. ◎ Như: "giản duyệt" xem xét.
7. (Động) Vô lễ, bất kính, khinh thường. ◎ Như: "giản mạn" đối xử bất kính.
8. (Tính) Giản dị, không rắc rối khó hiểu. ◎ Như: "giản minh" rõ ràng dễ hiểu, "giản đan" đơn giản.
9. (Tính) To, lớn. ◇ Thi Kinh : "Giản hề giản hề, Phương tương ngộ vũ" , (Bội phong , Giản hề ) Lớn lao thay, lớn lao thay, Vừa sắp nhảy múa.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái thẻ tre. Ðời xưa chưa có giấy viết vào thẻ tre gọi là giản trát , vì thế nên gọi sách vở là giản. Như đoạn giản tàn biên sách vở đứt nát. Bây giờ gọi phong thơ là thủ giản là vì lẽ đó.
② Mệnh vua sai đi gọi là giản thư thế nên phong quan gọi là đặc giản hay giản thụ .
③ Kén chọn, phân biệt, như giản luyện kén chọn, giản duyệt chọn lọc, v.v.
④ Giản dị, qua loa. Ðãi người nhạt nhẽo vô lễ gọi là giản mạn .
⑤ Xem, duyệt xem.
⑥ To, lớn.
⑦ Can.
⑧ Thực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thẻ tre (dùng để ghi chép thời xưa);
② Thư từ: Thư từ;
③ Giản dị, giản đơn, qua loa, sơ sài: (Đối đãi) qua loa vô lễ, thờ ơ; Đơn giản, sơ sài;
④ Chọn lọc người: Cất nhắc, chọn lọc (người); Chọn lọc;
⑤ (văn) Xem, duyệt xem;
⑥ (văn) To, lớn;
⑦ (văn) Can;
⑧ (văn) Thực. 【】giản trực [jiănzhí] (pht) Thật, thật là, rõ ràng: Tôi thật không biết làm thế nào; Rõ ràng là nói láo; Anh này thật là hồ đồ;
⑨ [Jiăn] (Họ) Giản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy. Chỉ chung giấy tờ thư tín — Thành thật — Phân biệt. Lựa chọn — Sơ sài đễ dàng — To lớn — Tên người, tức Phan Thanh Giản, sinh 1796, mất 1867, tự là Tĩnh Bá, lại có một tự nữa là Đạm Như, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, người xã Bảo thạnh, huyện Bảo an tỉnh Vĩnh long, đậu tiến sĩ năm 1826, Minh Mệnh thứ 7, trải thờ ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, làm quan tới Hiệp biện Đại Học sĩ, từng được cử sang Pháp điều đìnhvà kí hòa ước vào các năm 1862, 1863, lúc về được sung chức Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần. Năm 1867, Pháp đính Vĩnh long để lấy ba tỉnh miền Tây, ông uống thuốc độc tự tử. Tác phẩm Hán văn để lại có Lương Khê thi văn thảo.

Từ ghép 19

nguyên
yuán ㄩㄢˊ

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt đầu, thứ nhất
2. chủ yếu, căn bản, nguyên tố
3. đơn vị tiền tệ
4. đời nhà Nguyên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu người. ◇ Mạnh Tử : "Dũng sĩ bất vong táng kì nguyên" (Đằng Văn Công hạ ) Bậc dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ.
2. (Danh) Lượng từ: đồng tiền. Mười "giác" (hào) là một "nguyên". § Thông "viên" . ◎ Như: "ngũ thập nguyên" năm mươi đồng.
3. (Danh) Nhà "Nguyên" , giống ở "Mông Cổ" vào lấy nước Tàu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
4. (Danh) Tên húy vua nhà Thanh là "Huyền" , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ "nguyên" thay chữ "huyền" .
5. (Danh) "Nguyên nguyên" trăm họ, dân đen gọi là "lê nguyên" . ◇ Chiến quốc sách : "Chế hải nội, tử nguyên nguyên, thần chư hầu, phi binh bất khả" , , , (Tần sách , Tô Tần ) Thống trị hải nội, thân ái trăm họ, chư hầu phải thần phục, không dùng binh không được.
6. (Danh) Nhà tu đạo cho trời, đất, nước là "tam nguyên" tức là ba cái có trước vậy.
7. (Danh) Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là "thượng nguyên" , rằm tháng bảy là "trung nguyên" , rằm tháng mười gọi là "hạ nguyên" , gọi là ba ngày "nguyên".
8. (Danh) Họ "Nguyên".
9. (Tính) Đứng đầu. ◎ Như: "nguyên thủ" người đứng đầu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác" , (Đệ tam hồi) Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu.
10. (Tính) Mới, đầu tiên. ◎ Như: "nguyên niên" năm đầu (thứ nhất), "nguyên nguyệt" tháng Giêng, "nguyên nhật" ngày mồng một.
11. (Tính) To lớn. ◎ Như: "nguyên lão" già cả. § Nước lập hiến có "nguyên lão viện" để các bực già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
12. (Tính) Tài, giỏi. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử chi nguyên sĩ" (Vương chế ) Người tài giỏi của thiên tử.
13. (Tính) Cơ bản. ◎ Như: "nguyên tố" .
14. (Phó) Vốn là. ◇ Tô Thức : "Sứ quân nguyên thị thử trung nhân" 使 (Hoán khê sa ) Sử Quân vốn là người ở trong đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, đầu năm vua mới lên ngôi gọi là nguyên niên năm đầu (thứ nhất). Nửa chừng muốn đổi niên hiệu khác, cũng gọi là cải nguyên . Lịch tây, lấy năm chúa Gia-tô giáng sinh, để ghi số năm, nên gọi năm ấy là kỉ nguyên , nghĩa là số một bắt đầu từ đấy. Phàm đầu số gì cũng gọi là nguyên. Như tháng giêng gọi là nguyên nguyệt , ngày mồng một gọi là nguyên nhật .
② To lớn, như là nguyên lão già cả. Nước lập hiến có nguyên lão viện để các bậc già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
③ Cái đầu, như dũng sĩ bất vong táng kì nguyên kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ. Vì thế người đại biểu cả một nước gọi là nguyên thủ . Phàm người thứ nhất đều gọi là nguyên. Như trạng nguyên kẻ thi đỗ đầu khoa thi đình.
④ Nguyên nguyên trăm họ, dân đen gọi là lê nguyên Nhà tu đạo cho giời, đất, nước là tam nguyên tức là ba cái có trước vậy.
⑤ Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là thượng nguyên , rằm tháng bảy là trung nguyên , rằm tháng mười gọi là hạ nguyên , gọi là ba ngày nguyên. Như thượng nguyên giáp tí , hạ nguyên giáp tí , v.v.
⑥ Nhà Nguyên, giống ở Mông cổ vào lấy nước Tầu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
⑦ Ðồng, tục thường dùng chữ nguyên (cũng như chữ viên ) để gọi tên tiền, như ngân nguyên đồng bạc.
⑧ Tên húy vua nhà Thanh là Huyền , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ nguyên thay chữ huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu tiên, thứ nhất: Năm đầu, năm thứ nhất;
② Đứng đầu: Người đứng đầu Nhà nước; Kẻ đứng đầu tội ác thì không cần dạy dỗ mà giết đi (Tuân tử);
③ Nguyên tố: Nguyên tố hóa học;
④ Đồng (đơn vị tiền): Như [yuán] nghĩa ③, ④: Một trăm đồng Nhân dân tệ;
⑤ (văn) Đầu người: Kẻ dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ; Rợ địch mang trả đầu của ông ta lại (Tả truyện);
⑥ (văn) Giỏi: Người tài giỏi của thiên tử (Lễ kí: Vương chế);
⑦ (văn) To, lớn;
⑧ (văn) Nguyên là, vốn là: 使 Sử Quân vốn là người ở trong đó (Tô Thức);
⑨ (văn) Xem ;
⑩ (cũ) Dùng thay cho chữ (huyền) (vì kị húy vua nhà Thanh); [Yuán] Đời Nguyên (Trung Quốc, 1271-1368); (Họ) Nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt đầu. Lúc đầu. Td: Kỉ nguyên — Người đứng đầu. Td: Khôi nguyên — To lớn — Tốt đẹp — Đồng bạc ( đơn vị tiền tệ ) — Tên một triều đại Trung Hoa, trải được năm đời, gồm chín vua, kéo dài được 93 năm ( 1277-1368 ).

Từ ghép 46

cai
gāi ㄍㄞ

cai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bao quát hết thảy
2. còn thiếu

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Hết, khắp, tất cả, bao quát hết thẩy. ◎ Như: "tường cai" biết rõ hết cả. ◇ Lão tàn du kí : "Ngã môn giá thì cai thụy liễu" (Đệ thập lục hồi) Chúng tôi lúc đó đều ngủ cả.
2. (Đại) Ấy, đó (dùng làm lời chỉ rõ vào cái gì). ◎ Như: "cai xứ" chỗ đó, "cai án" án đó.
3. (Động) Đáng, nên, phải. ◎ Như: "sự cai như thử" việc nên phải như thế. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá lưỡng cá nhân tất hữu lai lịch, cai thí nhất vấn, như kim hối khước vãn dã" , , (Đệ nhất hồi) Hai người này tất có lai lịch, nên hỏi (mới phải), bây giờ ăn năn đã muộn rồi.
4. (Động) Gồm đủ, kiêm. ◇ Thái Ung : "Tín khả vị kiêm tam tài nhi cai cương nhu" (Ti không viên phùng bi ) Tín có thể nói là gồm ba tài và đủ cả cương nhu.
5. (Động) Bao trùm.
6. (Động) Đến phiên, đến lượt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kim nhi bất cai ngã đích ban nhi, hữu trà một trà, biệt vấn ngã" , , (Đệ nhị thập thất hồi) Hôm nay không phải đến phiên tôi, có trà hay không, đừng hỏi đến tôi.
7. (Động) Nợ, thiếu. ◎ Như: "các tồn các cai" (nói trong cửa hàng) cái ấy còn cái ấy thiếu. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tha cai ngã kỉ lượng ngân tử" (Đệ ngũ thập tam hồi) Nó thiếu nợ tôi mấy lạng bạc.
8. (Động) Tiền định, chú định (mệnh vận). ◇ Kim Bình Mai : "Đắc thất vinh khô mệnh lí cai" (Đệ tứ thập bát hồi) Được mất, thịnh suy, trong mệnh vận đã định trước cả rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cai quát đủ, nghĩa là bao quát hết thẩy. Như tường cai tường tận.
② Đáng nên. Như sự cai như thử việc nên phải như thế.
③ Dùng làm lời chỉ rõ vào cái gì. Như cai xứ chỗ đó, cai án án đó.
④ Tục gọi thứ gì còn thiếu là cai. Như các tồn các cai nói trong cửa hàng, cái ấy còn cái ấy thiếu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nên, cần phải: Điều cần nói thì nhất định phải nói; Nên nghỉ cái đã; Việc phải như thế;
② Đáng: Đáng đời, đáng kiếp;
③ Ấy, đó: Nơi đó; Vụ án đó;
④ Nợ, thiếu: Tôi nợ anh ấy hai đồng; Các thứ còn và thiếu (trong cửa hàng);
⑤ Như [gai] (bộ ): Tường tận đầy đủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao gồm. Gồm đủ — Trông nom bao quát công việc — Chức vụ nhỏ trong quân đội thời xưa, trông nom một đơn vị nhỏ.

Từ ghép 10

bính, tính, tịnh
bàng ㄅㄤˋ, bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng nhau, ngang nhau, đều

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng lúc, đồng thời. ◎ Như: "dị thuyết tịnh khởi" các thuyết khác nhau cùng một lúc nổi lên. ◇ Lễ Kí : "Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội" , (Trung Dung ) Vạn vật cùng lúc phát triển mà không làm hại nhau, đạo đồng thời thi hành mà không trái nhau.
2. (Phó) Dùng trước một từ phủ định (vô, phi, bất, ...), để nhấn mạnh ý phủ định: quyết (không), nhất định (không), thực ra (không). ◎ Như: "sự tình tịnh phi như thử" sự tình thực ra không phải vậy, "nhĩ biệt ngộ hội, ngã tịnh vô ác ý" , anh đừng hiểu lầm, tôi hoàn toàn không có ác ý, "mẫu thân nghiêm giáo, tịnh bất cảm khiết tửu" , mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, quyết không dám uống rượu.
3. (Phó) Cùng, đều. ◎ Như: "tịnh lập" đều đứng, "tịnh hành" đều đi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Toại ban quân nhi hoàn, nhất quận tịnh hoạch toàn" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Bèn đem quân trở về, cả quận đều được vẹn toàn.
4. (Giới) Ngay cả. § Dùng như "liên" , "đồng" . ◎ Như: "tịnh thử thiển cận đích nguyên lí diệc bất năng minh" ngay cả nguyên lí dễ hiểu ấy mà cũng không rõ.
5. (Liên) Và, và lại, rồi lại, lại còn. ◎ Như: "giá cá án tử, bảo chứng năng hoàn thành, tịnh năng tố đắc tận thiện tận mĩ" , , cái bàn đó, (không những) bảo đảm hoàn thành, mà còn làm cho hoàn toàn tốt đẹp nữa.
6. § Dùng như , .

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, đều, như tịnh lập đều đứng, tịnh hành đều đi, v.v. Có chỗ viết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Ngang nhau — Họp làm một, chung nhau.

Từ ghép 11

cúc
jū ㄐㄩ, jú ㄐㄩˊ, qiōng ㄑㄩㄥ, qū ㄑㄩ

cúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quả bóng da
2. nuôi nấng
3. cong, khom

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả bóng da. ◎ Như: "đạp cúc" đá bóng, đá cầu (ngày xưa tập võ, đá cầu để chơi đùa).
2. (Danh) Cây hoa cúc. § Thông "cúc" . ◇ Lễ Kí : "Cúc hữu hoàng hoa" (Nguyệt lệnh ) Cây cúc có hoa vàng.
3. (Danh) Họ "Cúc".
4. (Động) Nuôi dưỡng. § Thông "dục" . ◇ Thi Kinh : "Phụ hề sanh ngã, Mẫu hề cúc ngã" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Cha sinh ra ta, Mẹ nuôi nấng ta.
5. (Động) Thương yêu. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Cúc ái quá ư sở sanh" (Túc huệ ) Thương yêu hơn cả do mình sinh ra.
6. (Động) Bò lổm ngổm.
7. (Động) Cong, khom. ◎ Như: "cúc cung" khom mình làm lễ. ◇ Luận Ngữ : "Nhiếp tư thăng đường, cúc cung như dã" , (Hương đảng ) Khi vén áo bước lên phòng chính, (thì ngài) khom khom cung kính như vậy đó.
8. (Động) Hỏi vặn, thẩm vấn. § Cũng như "cúc" . ◇ Sử Kí : "Lệnh cúc trị chi" (Lí Tư truyện ) Ra lệnh tra hỏi và trừng trị những người đó (các quan và các công tử có tội).
9. (Động) Cùng khốn. ◇ Thư Kinh : "Nhĩ duy tự cúc tự khổ" (Bàn Canh trung ) Các người chỉ tự làm cho cùng khốn khổ sở.
10. (Động) Báo cho biết, răn bảo, cảnh cáo. ◎ Như: "cúc hung" báo trước tai họa. ◇ Thi Kinh : "Trần sư cúc lữ" (Tiểu nhã , Thải khỉ ) Dàn quân răn bảo quân sĩ.
11. (Tính) Ấu thơ, bé thơ, trẻ con. ◇ Thượng Thư : "Huynh diệc bất niệm cúc tử ai" (Khang cáo ) Anh cũng không nghĩ đứa trẻ con này buồn khổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả bóng da ngày xưa gọi là tháp cúc , cũng gọi là túc cúc .
② Nuôi. Như Kinh Thi nói mẫu hề cúc ngã mẹ hề nuôi ta.
③ Cong, khom. Như cúc cung khom mình làm lễ chào.
④ Cùng nghĩa với chữ cúc .
⑤ Nhiều.
⑥ Hỏi vặn.
⑦ Bảo.
⑧ Họ Cúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nuôi nấng: Nuôi nấng; Nuôi dạy; Mẹ hề nuôi ta (Thi Kinh);
② (văn) Quả bóng da;
③ (văn) Cong, khom: Khom mình chào;
④ (văn) Nhiều;
⑤ (văn) Hỏi vặn;
⑥ (văn) Bảo;
⑦ (văn) Như (bộ );
⑧ [Ju] (Họ) Cúc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái cầu làm bằng da để đá — Nuôi nấng — Thơ ấu ( cần nuôi nấn ) — Cong xuống. Cúi xuống — Nói cho biết.

Từ ghép 9

pháp
fǎ ㄈㄚˇ

pháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, khuôn phép, khuôn mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Luật, hình luật, lệnh luật, chế độ. ◎ Như: "pháp luật" điều luật phải tuân theo, "pháp lệnh" pháp luật và mệnh lệnh, "hôn nhân pháp" luật hôn nhân.
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" cách làm, "biện pháp" đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên : "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" , (Cốc san tàng thiền sư ) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" bắt chước làm theo, "hiệu pháp" phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" , (Phong kiến luận ) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" áo cà-sa, "pháp hiệu" tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép, có khuôn phép nhất định để cho người tuân theo được gọi là pháp. Như pháp điển bộ luật pháp, pháp quy khuôn phép, pháp luật phép luật, v.v.
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp phép làm văn, thư pháp phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp , tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư , v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Pháp luật, pháp lệnh, chế độ, pháp, luật: Hợp pháp; Phạm pháp; Luật hôn nhân;
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: Biện pháp; Cách dùng; Phép cộng; Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: Thiếp mẫu (để tập viết chữ); Bắt chước, noi theo; 使 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: Bắt chước làm theo; Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức. Td: Phương pháp — Luật lệ quốc gia. Td: Pháp luật — Sự trừng phạt. Hình phạt. Td: Hình pháp — Tài khéo. Td: Pháp thuật — Tiếng nhà Phật, chỉ giáo lí của Phật. Td: Phật pháp. Cũng chỉ tất cả sự vật ở đời. Td: Vạn pháp. Nhất thiết pháp — Tên một nước ở tây bộ Âu châu, tức nước pháp ( France ). Người Trung Hoa phiên âm là Pháp Lan Tây, rồi gọi tắt là Pháp.

Từ ghép 169

a lạp pháp 阿拉法a nhĩ pháp 阿耳法bách phân pháp 百分法bảo pháp 寶法bất hợp pháp 不合法bất nhị pháp môn 不二法門bất nhị pháp môn 不二法门bất pháp 不法bất thành văn pháp 不成文法biện chứng pháp 辨證法biện chứng pháp 辯證法biện pháp 办法biện pháp 辦法binh pháp 兵法bộ pháp 步法bút pháp 笔法bút pháp 筆法chánh pháp 正法châm pháp 針法chấp pháp 執法chấp pháp 执法chiến pháp 戰法chính pháp 政法công pháp 公法cốt pháp 骨法cú pháp 句法cửu chương toán pháp 九章算法cựu pháp 舊法di pháp 遺法diệu pháp 妙法duyên pháp 緣法đại pháp 大法đạo pháp 道法điển pháp 典法gia pháp 加法gia pháp 家法giải pháp 解法giải pháp 觧法giảm pháp 減法hí pháp 戲法hiến pháp 宪法hiến pháp 憲法hình pháp 刑法hộ pháp 護法hợp pháp 合法lập pháp 立法lễ pháp 禮法lịch pháp 曆法lộng pháp 弄法lục pháp 六法môn pháp 門法nghiêm pháp 嚴法ngoạn pháp 玩法ngữ pháp 語法phạm pháp 犯法pháp bảo 法寶pháp cảnh 法警pháp cấm 法禁pháp chế 法制pháp chủ 法主pháp danh 法名pháp duyên 法緣pháp đàn 法壇pháp đạo 法道pháp đăng 法燈pháp điển 法典pháp điều 法條pháp định 法定pháp đình 法庭pháp độ 法度pháp đồ 法徒pháp gia 法家pháp giới 法界pháp hải 法海pháp hệ 法系pháp hiệu 法號pháp hóa 法化pháp hoa 法華pháp học 法學pháp hội 法會pháp khí 法器pháp khoa 法科pháp lại 法吏pháp lan tây 法蘭西pháp lệ 法例pháp lệnh 法令pháp lí 法理pháp loa 法螺pháp luân 法輪pháp luật 法律pháp lực 法力pháp lý 法理pháp môn 法門pháp ngôn 法言pháp nhân 法人pháp phục 法服pháp quan 法官pháp quốc 法国pháp quốc 法國pháp quy 法規pháp sự 法事pháp sư 法師pháp tạng 法藏pháp tắc 法則pháp tân xã 法新社pháp thân 法身pháp thí 法施pháp thuật 法術pháp thủy 法水pháp thức 法式pháp tịch 法籍pháp tính 法性pháp tòa 法座pháp trị 法治pháp trình 法程pháp trường 法場pháp tướng 法相pháp văn 法文pháp vị 法味pháp viện 法院pháp việt 法越pháp võng 法網pháp vũ 法雨pháp vương 法王phân pháp 分法phật pháp 佛法phật pháp tăng 佛法僧phi pháp 非法phiền pháp 煩法phù pháp 符法phục pháp 伏法phục pháp 服法phương pháp 方法quan pháp 官法quân pháp 軍法quốc pháp 国法quốc pháp 國法quốc tế công pháp 國際公法quốc tế tư pháp 國際私法sám pháp 懺法sảng pháp 爽法sắc pháp 色法tác pháp 作法tác pháp tự tễ 作法自斃tam pháp 三法tâm pháp 心法tân pháp 新法thao pháp 操法thủ pháp 手法thủy lục pháp hội 水陸法會thuyết pháp 說法thư pháp 书法thư pháp 書法thừa pháp 乘法toán pháp 算法tối cao pháp viện 最高法院trận pháp 陣法trừ pháp 除法tư pháp 司法tư pháp 私法tưởng pháp 想法uổng pháp 枉法vạn pháp 萬法văn pháp 文法vi pháp 違法vô pháp 無法vương pháp 王法xuyết pháp 綴法xử pháp 處法

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.