lân
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gần, kề
2. láng giềng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị khu vực làng xóm thời xưa, cứ năm nhà ở một khu gọi là "lân". ◇ Chu Lễ : "Ngũ gia vi lân, ngũ lân vi lí" , (Địa quan , Toại nhân ) Năm nhà là một xóm, năm xóm là một làng.
2. (Danh) Láng giềng, các nhà ở gần nhau. ◎ Như: "trạch lân" chọn láng giềng.
3. (Danh) Người thân cận. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Đức bất cô, tất hữu lân" : , (Lí nhân ) Khổng Tử nói: Người có đức thì không cô độc, tất có người kề cận giúp đỡ.
4. (Động) Tiếp cận, gần gũi. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Hắc Long giang bắc lân Nga La Tư" (Phú Tăng A ) Hắc Long giang phía bắc tiếp giáp Nga La Tư.
5. (Tính) Gần, sát, láng giềng. ◎ Như: "lân quốc" nước láng giềng, "lân cư" người láng giềng, "lân thôn" làng bên cạnh, "lân tọa" chỗ bên cạnh.

Từ điển Thiều Chửu

① Láng giềng. Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân. Như trạch lân chọn láng giềng, nước ở gần với nước mình gọi là lân quốc (nước láng giềng).
② Gần kề, tới. Như người sắp chết gọi là dữ quỷ vi lân gần kề với ma.
③ Kẻ giúp đỡ hai bên tả hữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng xóm, láng giềng: Hàng xóm chung quanh; Hàng xóm phía đông; Người láng giềng; Người láng giềng gần;
② Lân cận, bên cạnh: Nước lân cận; Huyện lân cận; Nhà bên cạnh; Ghế bên cạnh;
③ (văn) Gần kề: Gần kề với quỷ, sắp chết;
④ (văn) Người trợ giúp kề cận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một đơn vị hộ tịch thời xưa. Năm nhà ở gần nhau làm thành một Lân — Nước có chung ranh giới. Nước láng giềng — Gần gụi — Ở ngay sát bên — Chỗ hàng xóm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Trộm nghe thơm nứt huơng lân. Một nền Đồng tước khóa xuân hai kiều «.

Từ ghép 14

đốc
dǔ ㄉㄨˇ

đốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

dốc sức, dốc lòng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Trung hậu, thành thật. ◎ Như: "đốc thật" một lòng thành thật.
2. (Tính) Bệnh nặng, bệnh tình trầm trọng. ◇ Sử Kí : "Chiêu Vương cưỡng khởi Ứng Hầu, Ưng Hầu toại xưng bệnh đốc" , (Phạm Thư Thái Trạch truyện ) Chiêu Vương cưỡng ép Ứng Hầu dậy, Ứng Hầu bèn cáo bệnh nặng.
3. (Động) Dốc lòng, kiên trì. ◎ Như: "đốc tín" dốc một lòng tin, "đôn đốc" dốc một lòng chăm chỉ. ◇ Luận Ngữ : "Đốc tín hiếu học, thủ tử thiện đạo" , (Thái Bá ) Vững tin ham học, giữ đạo tới chết.
4. (Phó) Chuyên nhất, hết sức. ◇ Lễ Kí : "Đốc hành nhi bất quyện" (Nho hành ) Một mực thi hành không mỏi mệt.
5. (Danh) Họ "Đốc".

Từ điển Thiều Chửu

① Hậu, thuần nhất không có cái gì xen vào gọi là đốc, như đốc tín dốc một lòng tin, đôn đốc dốc một lòng chăm chỉ trung hậu, v.v. Luận ngữ: Ðốc tín hiếu học, thủ tử thiện đạo vững tin ham học, giữ đạo tới chết.
② Ốm nặng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dốc lòng, trung thành: Dốc chí, dốc lòng; Bền bỉ không mệt mỏi;
② (Bệnh tình) trầm trọng: Nguy ngập, nguy cấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dày dặn ( nói về vải lụa ) — Rất. Lắm — Nói về bệnh tình nguy ngập.

Từ ghép 7

thụ
shù ㄕㄨˋ

thụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dựng đứng, chiều dọc
2. nét dọc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dựng đứng. ◎ Như: "thụ kì can" dựng cột cờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại ư thành thượng thụ khởi hàng kì" (Đệ ngũ thập nhị hồi) Bèn dựng cờ hàng trên mặt thành.
2. (Danh) Chiều dọc.
3. (Danh) Tên nét viết dọc trong chữ Hán. § Nét ngang trong chữ Hán gọi là "hoạch" , nét dọc gọi là "thụ" .
4. (Danh) Thằng nhỏ, trẻ hầu trai chưa đến tuổi đội mũ. ◎ Như: "mục thụ" thằng bé chăn trâu, cũng gọi là "mục đồng" . § Vua Tấn Cảnh Công bệnh, nằm mê thấy hai thằng bé con núp ở dưới mạng mỡ, vì thế bây giờ mới gọi bị bệnh là "vi nhị thụ sở khốn" .
5. (Danh) Chức bầy tôi nhỏ ở trong cung. ◎ Như: "nội thụ" quan hầu trong, "bế thụ" quan hầu thân được vua yêu.
6. (Tính) Hèn mọn. ◎ Như: "thụ nho" kẻ học trò hèn mọn.

Từ điển Thiều Chửu

① Dựng đứng, thụ kì can dựng cột cờ.
② Chiều dọc, nét ngang của chữ gọi là hoạch , nét dọc gọi là thụ .
③ Thằng nhỏ, trẻ hầu trai chưa đến tuổi đội mũ gọi là thụ, như mục thụ thằng bé chăn trâu, cũng gọi là mục đồng . Vua Tấn Cảnh Công ốm, nằm mê thấy hai thằng bé con núp ở dưới mạng mỡ, vì thế bây giờ mới gọi bị bệnh là vi nhị thụ sở khốn .
④ Chức bầy tôi nhỏ ở trong cung, như nội thụ quan hầu trong, bế thụ quan hầu thân được vua yêu.
⑤ Hèn mọn, như thụ nho kẻ học trò hèn mọn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựng lên: Dựng cái gậy lên; Dựng cột cờ;
② Dọc: Viết dọc;
③ Nét sổ: Chữ thập (trong chữ Hán) là một nét ngang một nét sổ;
④ (văn) Đứa nhỏ, thằng nhỏ, thằng bé: Đứa bé chăn trâu;
⑤ (văn) Chức quan nhỏ trong cung: Quan hầu trong; Quan hầu được vua yêu;
⑥ (văn) Hèn mọn: Kẻ học trò hèn mọn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên — Tiếng gọi kẻ chưa trưởng thành. Td: Thụ tử ( đứa trẻ con ).

Từ ghép 1

tiếu
jiào ㄐㄧㄠˋ

tiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

uống cạn rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Uống cạn chén rượu. ◇ Liêu trai chí dị : "Toại các mịch áng vu, cạnh ẩm tiên tiếu, duy khủng tôn tận" , , (Lao san đạo sĩ ) Rồi ai nấy kiếm hũ chén, tranh nhau uống trước, chỉ sợ bình cạn hết rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Uống cạn rượu.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Uống cạn rượu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Uống cạn chén rượu.
dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dơ lên, giương lên, bay lên
2. Dương Châu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ lên, bốc lên. ◎ Như: "dương thủ" giơ tay. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
2. (Động) Phô bày. ◇ Trung Dung : "Ẩn ác nhi dương thiện" Giấu cái xấu ác mà phô bày cái tốt đẹp.
3. (Động) Khen, xưng tụng. ◎ Như: "xưng dương" khen ngợi, "du dương" tấm tắc khen hoài. ◇ Liêu trai chí dị : "Trị khoa thí, công du dương ư Học sứ, toại lĩnh quan quân" , 使, (Diệp sinh ) Đến kì thi, ông hết lời khen ngợi (sinh) với Học sứ, nên (sinh) đỗ đầu.
4. (Động) Truyền bá, lan ra. ◎ Như: "dương danh quốc tế" truyền ra cho thế giới biết tên.
5. (Động) Tiến cử.
6. (Động) Khích động.
7. (Động) Sảy, rẽ (trừ bỏ trấu, vỏ của ngũ cốc). ◎ Như: "bá dương" sảy rẽ.
8. (Danh) Họ "Dương".
9. (Phó) Vênh vang, đắc ý. ◎ Như: "dương dương" vênh vang.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ lên, bốc lên, như thủy chi dương ba nước chưng gợn sóng, phong chi dương trần gió chưng bốc bụi lên, v.v.
② Khen, như xưng dương khen ngợi, du dương tấm tắc khen hoài (gặp ai cũng nói điều hay của người).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương, giương cao: Vung roi;
② Bay bổng, phất phơ: Tung bay;
③ Truyền ra: Tin tức truyền ra rất nhanh khắp cả thành phố;
④ Khen: Tuyên dương; Khen ngợi;
⑤ (Ngọn lửa...) rực sáng;
⑥ Phô bày, bày ra (cho thấy, cho biết): Bày cái tốt ra cho thấy;
⑦ (Tiếng nói...) cao, cất cao lên;
⑧ Kích thích, khích động;
⑨ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chim bay lên — Rõ ràng — Cao. Đưa cao lên cho ai cũng thấy. Chẳng hạn Biểu dương — Khen ngợi. Chẳng hạn Tán dương — Cây búa lưỡi sắc, một thứ binh khí thời cổ — Tên người, tức Hồ Sĩ Dương, danh sĩ thời Lê mạt, dòng dõi Hồ Tôn Thốc. Ông người xã Hoàn hậu huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1652, niên hiệu Khánh Đức thứ tư đời Lê Thần Tông, làm quan tới Binh Bộ Thượng thư, rồi Quốc Sử Tổng tài, có đi sứ Trung Hoa năm 1673, dự phần biên soạn bộ Đại Việt Sử kí Bản Kỉ Tục Biên trong những năm 1663-1665, ông lại trùng tu cuốn Lam Sơn Thục Lục và cuốn Lê triều Đế Vương, Trung Hưng công nghiệp Thực lục.

Từ ghép 28

sướng
chàng ㄔㄤˋ

sướng

phồn thể

Từ điển phổ thông

sướng, thích

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thông suốt, lưu loát, không bị trở ngại. ◎ Như: "sướng thông" thông suốt, "văn bút lưu sướng" lời văn lưu loát.
2. (Tính) Phồn thịnh, tươi tốt. ◎ Như: "chi diệp sướng thịnh" cành lá tươi tốt.
3. (Tính) Thư thái, dễ chịu, vui thích. ◎ Như: "thư sướng" thư thái, "sướng khoái" sướng thích.
4. (Phó) Thỏa thích, hả hê. ◎ Như: "sướng ẩm" uống thỏa thuê, "sướng tự" bàn bạc thỏa thích.
5. (Phó) Rất, thậm. ◇ Tây sương kí 西: "Sướng áo não" (Đệ nhất bổn , Đệ tứ chiết) Bao nhiêu là buồn phiển, rất khổ tâm.
6. (Danh) Rượu nếp dùng khi cúng tế. § Thông .
7. (Danh) Họ "Sướng".

Từ điển Thiều Chửu

① Sướng, như thông sướng thư sướng, thông suốt, sướng khoái sướng thích.
② Thích, như sướng ẩm uống thích, sướng tự bàn bạc thích (trò chuyện thỏa thuê).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông suốt, không có gì ngăn trở, lưu loát: Đường đi thông suốt, không có gì ngăn trở; Lời văn lưu loát;
② Vui vẻ, hả hê, thỏa thích, đã: (Tâm tình) không vui vẻ, không thoải mái; Trò chuyện thỏa thuê; Uống cho đã.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thông suốt. Không có gì cản trở — Đầy đủ — Vui thích trong lòng. Xem Sung sướng. Vần Sung.

Từ ghép 8

bính, tính, tịnh
bàng ㄅㄤˋ, bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng nhau, ngang nhau, đều

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng lúc, đồng thời. ◎ Như: "dị thuyết tịnh khởi" các thuyết khác nhau cùng một lúc nổi lên. ◇ Lễ Kí : "Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội" , (Trung Dung ) Vạn vật cùng lúc phát triển mà không làm hại nhau, đạo đồng thời thi hành mà không trái nhau.
2. (Phó) Dùng trước một từ phủ định (vô, phi, bất, ...), để nhấn mạnh ý phủ định: quyết (không), nhất định (không), thực ra (không). ◎ Như: "sự tình tịnh phi như thử" sự tình thực ra không phải vậy, "nhĩ biệt ngộ hội, ngã tịnh vô ác ý" , anh đừng hiểu lầm, tôi hoàn toàn không có ác ý, "mẫu thân nghiêm giáo, tịnh bất cảm khiết tửu" , mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, quyết không dám uống rượu.
3. (Phó) Cùng, đều. ◎ Như: "tịnh lập" đều đứng, "tịnh hành" đều đi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Toại ban quân nhi hoàn, nhất quận tịnh hoạch toàn" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Bèn đem quân trở về, cả quận đều được vẹn toàn.
4. (Giới) Ngay cả. § Dùng như "liên" , "đồng" . ◎ Như: "tịnh thử thiển cận đích nguyên lí diệc bất năng minh" ngay cả nguyên lí dễ hiểu ấy mà cũng không rõ.
5. (Liên) Và, và lại, rồi lại, lại còn. ◎ Như: "giá cá án tử, bảo chứng năng hoàn thành, tịnh năng tố đắc tận thiện tận mĩ" , , cái bàn đó, (không những) bảo đảm hoàn thành, mà còn làm cho hoàn toàn tốt đẹp nữa.
6. § Dùng như , .

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, đều, như tịnh lập đều đứng, tịnh hành đều đi, v.v. Có chỗ viết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Ngang nhau — Họp làm một, chung nhau.

Từ ghép 11

vi, vy
wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao vây, vây chận. ◎ Như: "vi thành" bao vây thành. ◇ Sử Kí : "Hán Vương toại định Ung địa. Đông chí Hàm Dương, dẫn binh vi Ung Vương Phế Khâu" . , (Cao Tổ bổn kỉ ) Hán Vương bình định đất Ung xong. Phía đông đến Hàm Dương, dẫn quân bao vây Ung Vương ở Phế Khâu.
2. (Động) Bao quanh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lâm nhật, Giả mẫu đái trước Dung thê tọa nhất thừa đà kiệu, Vương phu nhân tại hậu diệc tọa nhất thừa đà kiệu, Giả Trân kị mã, suất liễu chúng gia đinh vi hộ" , , , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Đến ngày ấy, Giả mẫu dẫn vợ Giả Dung ngồi một kiệu, Vương phu nhân ngồi một kiệu theo sau, Giả Trân cưỡi ngựa dẫn bọn gia đinh đi bao quanh hộ vệ.
3. (Động) Phòng thủ. ◇ Công Dương truyện : "Vi bất ngôn chiến" (Trang Công thập niên ) Phòng thủ, không nói đánh.
4. (Danh) Vòng bao bọc chung quanh. ◎ Như: "chu vi" đường vòng quanh, "ngoại vi" vòng ngoài.
5. (Danh) Màn che chung quanh. ◎ Như: "sàng vi" màn che quanh giường, "kiệu vi" màn che kiệu.
6. (Danh) Vòng vây chận (chiến tranh). ◎ Như: "đột vi" phá vòng vây. ◇ Sử Kí : "Cao đế dụng Trần Bình kì kế, tiện Thiền Vu Yên Chi, vi dĩ đắc khai" , 便, (Trần Thừa tướng thế gia ) Cao Đế dùng kế lạ của Trần Bình, cho người đi sứ đến Yên Chi của Thiền Vu, (do đó) được giải vây.
7. (Danh) Thước tròn, dùng để đo các đồ tròn.
8. (Danh) (1) Đơn vị 5 tấc là một "vi". ◇ Thủy hử truyện : "Thân trường bát xích, yêu khoát thập vi" , (Đệ tam hồi) Thân cao tám thước, lưng rộng mười vi. (2) Ôm (vòng), chét tay. ◎ Như: "thụ đại thập vi" cây to mười ôm.

Từ ghép 22

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

vây quanh

Từ điển Thiều Chửu

① Vây quanh, như vi thành vây thành.
② Vây bắt, chăng lưới bắt các giống thú gọi là đả vi .
③ Thước tròn, dùng để đo các đồ tròn gọi là vi. Hoặc cho 5 tấc là một vi hoặc cho một chét là một vi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vây, bao vây, vây bắt: Vây mà không đánh; Giăng lưới bắt thú;
② Xung quanh: Xung quanh đều là núi;
③ Khoanh tròn, cuộn, quàng: Vải khoanh giường; Quàng khăn quàng đỏ;
④ Ôm: Cây to đến 10 ôm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vây bọc xung quanh — Vòng vây — Vách nhà. Truyện Hoa Tiên : » Tại đây giáp vách liền vi « — Đường chạy xung quanh. Td: Chu vi — Khu đất có tường hoặc hàng rào xung quanh.
gián
jiàn ㄐㄧㄢˋ

gián

phồn thể

Từ điển phổ thông

can ngăn, can gián

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Can, ngăn, khuyến cáo người khác sửa chữa lỗi lầm. ◎ Như: "gián chức" chức quan ngự sử để can vua. ◇ Mạnh Tử : "Quân hữu đại quá tắc gián" (Vạn Chương hạ ) Vua có lỗi lầm lớn thì can gián.
2. (Động) Sửa chữa, canh cải. ◇ Luận Ngữ : "Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu" , , (Bát dật ) Việc đã thành thì không nên nói nữa, việc đã xong thì không nên sửa đổi nữa, việc đã qua thì không nên trách nữa.
3. (Danh) Họ "Gián".

Từ điển Thiều Chửu

① Can, ngăn, can gián.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Can ngăn, can gián: Dám nói thẳng để can gián.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn. Lấy lời phải mà ngăn điều trái.

Từ ghép 8

dụ
tǒu ㄊㄡˇ, yù ㄩˋ

dụ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ bảo, hiểu dụ
2. tỏ rõ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lương nãi triệu cố sở tri hào lại, dụ dĩ sở vi khởi đại sự, toại cử Ngô Trung binh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Lương bèn triệu tập hào kiệt và quan lại quen biết cũ, thông báo tại sao khởi nghĩa, rồi trưng dụng quân ở Ngô Trung.
2. (Động) Hiểu rõ. ◇ Tuân Tử : "Kì ngôn đa đáng hĩ, nhi vị dụ dã" , (Nho hiệu ) Lời đó thường đúng, mà chưa hiểu rõ vậy.
3. (Động) Tỏ rõ, biểu minh. ◇ Hoài Nam Tử : "Thôi điệt gian lũ, tích dũng khốc khấp, sở dĩ dụ ai dã" , , (Chủ thuật huấn ) Mặc áo gai đi giày cỏ, đấm ngực nhảy lên khóc lóc, là để biểu thị lòng thương tiếc.
4. (Động) Ví, sánh. ◇ Chiến quốc sách : "Thỉnh dĩ thị dụ, thị triêu tắc mãn, tịch tắc hư, phi triêu ái thị nhi tịch tăng chi dã, cầu tồn cố vãng, vong cố khứ" , 滿, , , , (Tề sách tứ ) Xin lấy chợ để ví dụ, chợ sáng thì đông, chiều thì vắng, không phải vì sáng (người ta) yêu chợ mà chiều ghét chợ, (chỉ vì) còn nhu cầu thì tới, hết nhu cầu thì bỏ đi.
5. (Danh) Lời truyền bảo, chỉ thị (bề trên bảo người dưới). ◎ Như: "thượng dụ" dụ của vua.
6. (Danh) Họ "Dụ".

Từ điển Thiều Chửu

① Bảo, người trên bảo người dưới gọi là dụ. Như thượng dụ dụ của vua.
② Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
③ Tỏ.
④ Thí dụ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dụ, lời truyền bảo, chỉ thị (của bề trên đối với bề dưới): Dụ của vua;
② Truyền xuống bằng dụ, chỉ thị xuống (cấp dưới);
③ (văn) Thí dụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời người trên nói cho người dưới hiểu — Các nghĩa khác dùng như chữ Dụ .

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.