tẩu
zǒu ㄗㄡˇ

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạy
2. tẩu (tiếng xưng hô)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy. ◇ Lưu Hi : "Từ hành viết bộ, tật hành viết xu, (...) tật xu viết tẩu" , , (...) (Thích danh , Thích tư dong 姿) Đi thong thả là "bộ", đi nhanh là "xu", (...) chạy là "tẩu". ◇ Hàn Phi Tử : "Thố tẩu xúc chu, chiết cảnh nhi tử" , (Ngũ đố ) Con thỏ chạy đụng gốc cây, gãy cổ chết.
2. (Động) Đi bộ. ◎ Như: "tẩu lộ" đi bộ.
3. (Động) Chạy trốn. ◎ Như: "đào tẩu" chạy trốn, "bại tẩu" thua chạy trốn. ◇ Mạnh Tử : "Khí giáp duệ binh nhi tẩu" (Lương Huệ Vương thượng ) Bỏ áo giáp kéo quân mà chạy trốn.
4. (Động) Di động. ◎ Như: "tẩu bút" nguẫy bút, "ngã đích biểu tẩu đắc ngận chuẩn" đồng hồ của tôi chạy đúng lắm.
5. (Động) Ra đi, lên đường. ◎ Như: "ngã minh thiên tựu yếu tẩu liễu" tôi ngày mai phải lên đường rồi.
6. (Động) Tiết lộ, để hở. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhân đại kinh: Mạc bất tẩu lậu liễu tiêu tức, giá kiện sự phát liễu?" : , (Đệ thập bát hồi) Ba người giật mình: Chẳng phải là đã tiết lộ tin tức, việc đó bị phát giác rồi sao?
7. (Động) Qua lại, thăm viếng, giao vãng. ◎ Như: "tha môn lưỡng gia tẩu đắc ngận cần" hai gia đình họ qua lại với nhau rất thường xuyên.
8. (Động) Mất hình thái trước, sai trật. ◎ Như: "tẩu bản" bản khác, không phải bản cũ, "tẩu vị" bay mùi, "tẩu dạng" biến dạng.
9. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "tẩu vãng" đi đến, "tẩu phỏng" đến hỏi, phỏng vấn.
10. (Tính) Để cho đi bộ được. ◎ Như: "tẩu đạo" lề đường, vỉa hè.
11. (Tính) Để sai khiến, sai bảo. ◎ Như: "tẩu tốt" lính hầu, tay sai.
12. (Tính) Đi đứng trên mặt đất. ◎ Như: "phi cầm tẩu thú" chim bay thú chạy.
13. (Danh) Tôi (khiêm từ). § Cũng như "bộc" . ◇ Trương Hành : "Tẩu tuy bất mẫn" (Tây kinh phú 西) Tôi tuy không lanh lẹ.
14. (Danh) Chỉ chung loài thú. ◇ Tả Tư : "Cùng phi tẩu chi tê túc" 宿 (Ngô đô phú ) Chim và thú ở đường cùng có chỗ đậu nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy, cất chân đi lại đều gọi là tẩu. Vì thế cho nên lo việc cả hai bên gọi là bôn tẩu .
② Trốn. Như sách Mạnh Tử nói: Khí giáp duệ binh nhi tẩu bỏ áo giáp kéo đồ binh mà trốn.
③ Tiếng nói khiêm, cũng như nghĩa chữ bộc .
④ Vật thể di động cũng gọi là tẩu. Như tẩu bút nguẫy bút.
⑤ Mất hình dạng cũ, sai kiểu, mất lối thường trước cũng gọi là tẩu. Như tẩu bản bản khác không phải bản cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi: Đi khắp cả nước; Đi nhầm nước cờ rồi;
② Chạy: Chiếc đồng hồ này chạy đúng lắm; Bỏ cả giáp kéo binh mà chạy (Mạnh tử);
③ Lên đường: Đã đến lúc anh phải đi (lên đường) rồi;
④ Thăm viếng, đi lại: Hai gia đình họ thường đi lại thăm viếng nhau;
⑤ Mang, chuyển, đi: Đi một chuyến hàng;
⑥ Phai, bay (mất hình cũ hay mùi vị cũ): Bay mùi.【】tẩu dạng [zôuyàng] Mất hình dạng cũ, sai kiểu, sai: Việc này anh ấy nói sai nguyên ý;
⑦ Sai, lạc, trệch: Nói sai (trệch) ý của anh ấy;
⑧ Để lọt ra, để lộ, hở: Để lộ tin tức; Nói hớ, lỡ miệng;
⑨ (văn) Tôi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Đi. Tới — Đem đi chỗ khác — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tẩu.

Từ ghép 23

nhu
róu ㄖㄡˊ

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mềm dẻo

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mềm, mềm yếu, mềm mại. ◎ Như: "nhu nhuyễn" mềm mại, "nhu nhược" mềm yếu, "nhu năng khắc cương" mềm thắng được cứng.
2. (Tính) Hòa thuận, ôn hòa. ◎ Như: "nhu thuận" nhún thuận. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Kì thanh thanh tịnh, Xuất nhu nhuyễn âm, Giáo chư bồ tát, Vô số ức vạn" , , , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng của ngài thanh tịnh, Nói ra lời hòa nhã, Dạy các bồ tát, Vô số ức vạn.
3. (Tính) Non, mới mọc (cây cỏ). ◇ Tào Thực : "Nhu điều phân nhiễm nhiễm, Diệp lạc hà phiên phiên" , (Mĩ nữ thiên ) Cành non phơ phất đầy, Lá rụng nhẹ nhàng sao.
4. (Động) Làm cho yên, vỗ về. ◇ Thi Kinh : "Nhu viễn năng nhĩ" (Đại Nhã , Dân lao ) Khiến cho kẻ xa được yên ổn và dân ở gần hòa thuận.

Từ điển Thiều Chửu

① Mềm, mềm yếu, mềm mại, như nhu nhuyễn mềm lướt, nhu thuận nhún thuận, v.v.
② Phục, làm cho yên, như nhu viễn nhân làm cho người xa phục.
③ Cây cỏ mới mọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mềm mại: Cành mềm lá non; Cứng và mềm thúc đẩy nhau mà sinh ra biến hóa (Chu Dịch);
② Dịu dàng: Tính nết dịu dàng;
③ Êm dịu, êm đềm: Tiếng nói dịu dàng; Gió hiu hiu;
④ (văn) Làm cho tin phục: Làm cho người xa tin phục;
⑤ (văn) Cây cỏ mới mọc;
⑥ [Róu] (Họ) Nhu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây gỗ mềm, dễ uốn — Mềm ( trái với cứng ) — Thuận theo — Yên ổn.

Từ ghép 17

bồi
péi ㄆㄟˊ

bồi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. theo bên
2. tiếp khách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gò đất chồng chất.
2. (Danh) Người phụ tá, chức quan phó. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ đức bất minh, dĩ vô bồi vô khanh" , (Đại nhã , Đãng ) Đức hạnh nhà vua không sáng tỏ, Không có quan giúp việc và khanh sĩ (xứng đáng).
3. (Danh) Người được mời để tiếp khách. ◎ Như: "kim thiên năng thỉnh nhĩ lai tác bồi, thập phần quang vinh" , hôm nay mời được ông đến (làm người) tiếp khách cho, thật là vinh hạnh.
4. (Động) Làm bạn, theo cùng, tiếp. ◎ Như: "phụng bồi" kính tiếp, "bồi khách" tiếp khách.
5. (Động) Giúp đỡ, phụ trợ.
6. (Động) Đền trả. § Thông "bồi" .
7. (Động) Mất, tổn thất. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chu lang diệu kế an thiên hạ, Bồi liễu phu nhân hựu chiết binh" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ, Đã mất phu nhân lại thiệt quân (Phan Kế Bính dịch).
8. (Tính) Hai lần, chồng chất. ◎ Như: Bầy tôi vua chư hầu đối với thiên tử tự xưng là "bồi thần" , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạn, tiếp giúp. Như phụng bồi kính tiếp, bồi khách tiếp khách, v.v.
② Chức phụ, phàm chức sự gì có chánh có phó thì chức phó gọi là bồi, nghĩa là chức phụ thêm, khi nào chức chánh khuyết thì bổ vào vậy.
③ Hai lần, bầy tôi vua chư hầu đối với Thiên tử tự xưng là bồi thần , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.
④ Đền trả. Như bồi thường . Có khi viết .
⑤ Tăng thêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cùng, theo: Tôi cùng đi với anh; Nơi đó anh ấy chưa đi qua, phải có người đi cùng mới được; Anh ấy có thể đi theo anh;
② (văn) Tiếp giúp, giúp đỡ, tiếp: Kính tiếp; Tiếp khách;
③ (văn) (Chức) phụ, phó;
④ (văn) Tăng thêm;
⑤ (văn) Bồi thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đống đất lớn. Cái gò lớn — Lớn lao. Nặng nề — Giúp đỡ. Phụ tá — Làm bạn — Gia tăng. Thêm lên.

Từ ghép 9

Từ điển trích dẫn

1. "Giáp" đứng đầu mười "can" , "Tí" đứng đầu mười hai "chi" . Lấy "can chi" hợp thành một hoa giáp, tức 60 năm, gọi là "giáp tí" .
2. Phiếm chỉ năm tháng, thời gian. ◇ Đỗ Phủ : "Biệt lai tần giáp tí, Thúc hốt hựu xuân hoa" , (Xuân quy ) Từ ngày li biệt đến nay đã bao nhiêu năm tháng, Bỗng chốc, hoa xuân lại về.
3. Tuổi tác. ◇ Liêu trai chí dị : "Thường vấn kì giáp tí, thù bất văn kí ức, đãn ngôn kiến Hoàng Sào phản, do như tạc nhật" , , , (Hồ tứ tướng công ) Có lần hỏi tuổi, chỉ bảo không nhớ rõ, song nói rằng thấy chuyện Hoàng Sào làm phản như vừa hôm qua.
4. Tiết, mùa trong năm. ◇ Cao Thích : "Tuế thì đương chánh nguyệt, Giáp tí nhập sơ hàn" , (Đồng quần công thập nguyệt triều yến Lí thái thú trạch ) Năm đương lúc tháng giêng, Tiết trời vừa chớm lạnh.
5. Chỉ vận mệnh (tính theo thiên can địa chi). ◇ Liêu trai chí dị : "Thích thôn trung lai nhất tinh giả, tự hiệu Nam San Ông, ngôn nhân hưu cữu, liễu nhược mục đổ, danh đại táo. Lí triệu chí gia, cầu thôi giáp tí" , , , , . , (Cửu san vương ) Tình cờ có một người thầy số tới thôn, tự xưng là Nam Sơn Ông, nói chuyện họa phúc của người đều đúng như chính mắt nhìn thấy, rất nổi tiếng. Lí gọi tới nhà nhờ bói vận mạng.
6. Lịch (ghi ngày tháng, cát hung, nghi kị). ◇ Tây du kí 西: "Nả hầu tại san trung, (...) dạ túc thạch nhai chi hạ, triêu du phong động chi trung. Chân thị: San trung vô giáp tí, Hàn tận bất tri niên" (...)宿, . : , (Đệ nhất hồi) Con khỉ ấy ở trong núi, (...) đêm ngủ dưới mái đá, sang rong chơi trong hang núi. Thật là: Trong núi không có lịch, Lạnh hết chẳng hay năm.
thiền, thiện
chán ㄔㄢˊ, shàn ㄕㄢˋ, tán ㄊㄢˊ

thiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lặng nghĩ suy xét
2. thiền

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặc niệm, tĩnh lặng, thiền: Ngồi mặc niệm, ngồi thiền;
② Thiền, Phật: Xem . Xem [shàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, phiên âm của tiếng Phạn ( Dhyana tức Thiền na ), chỉ sự yên lặng tuyệt đối, hoặc yên lặng và nghĩ ngợi. Chỉ đạo Phật, hoặc giáo lí nhà Phật. Cung oán ngâm khúc : » Liệu thân này với cơ thiền phải nao « — Một âm là Thiện. Xem Thiện.

Từ ghép 13

thiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quét đất để tế
2. trao cho, truyền cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quét đất mà tế. § Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là "phong thiện" .
2. (Động) § Xem "thiện vị" .
3. Một âm là "thiền". (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là "thiền-na" (tiếng Phạn "dhyāna"). ◎ Như: Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là "thiền định" , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là "thiền tông" , lòng say mùi đạo gọi là "thiền duyệt" .
4. (Danh) Phật pháp. § Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là "thiền". ◇ Thủy hử truyện : "Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền" , (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện .
② Thay, trao. Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị , vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện . Trang Tử : Ðế vương thù thiện, tam đại thù kế (Thu thủy ) Ðế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
③ Một âm là thiền. Lặng nghĩ suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. Cũng gọi là thiền na (dhiana). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định , môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông , lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Thiên tử) nhường ngôi, truyền ngôi (cho người khác): Nhường ngôi;
② (văn) Quét đất để tế. Xem [chán].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền lại. Đưa lại — Xem Thiền.

Từ ghép 2

can, dung
chēn ㄔㄣ, róng ㄖㄨㄥˊ

can

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên riêng)

dung

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên một lễ tế thời xưa. Hôm nay đã tế, hôm sau lại tế nữa gọi là tế "dung" . ◇ Nhĩ nhã : "Dịch, hựu tế dã. Chu viết dịch, Thương viết dung" , . , (Thích thiên ) "Dịch", lại tế nữa. Đời Chu gọi là "dịch", đời Thương gọi là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tế dung (tên một lễ tế đời Ân, Trung Quốc cổ đại: hôm nay đã tế, hôm sau lại tế nữa gọi là tế dung).
tương, tượng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

tương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. giống như

tượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con voi

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. giống như

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con voi. § Tục gọi là "đại tượng" .
2. (Danh) Dạng, hình trạng, trạng thái. § Thông "tượng" . ◎ Như: "cảnh tượng" cảnh vật, "khí tượng" khí hậu (sự biến hóa của các trạng thái thiên nhiên như nắng, mưa, gió, bão) § Xem thêm từ này. § Ghi chú: Nhà Phật cho đạo Phật sau khi Phật tổ tịch rồi một nghìn năm là thời kì "tượng giáo" , nghĩa là chỉ còn có hình tượng Phật chứ không thấy chân thân Phật nữa.
3. (Danh) Phép tắc, mẫu mực.
4. (Danh) Tên một điệu múa ngày xưa, do vua Vũ đặt ra.
5. (Danh) Đồ đựng rượu.
6. (Danh) Họ "Tượng".
7. (Tính) Làm bằng ngà voi. ◎ Như: "tượng hốt" cái hốt bằng ngà voi.
8. (Động) Giống, tương tự. § Thông "tượng" .
9. (Động) Phỏng theo, bắt chước. ◎ Như: "tượng hình" dựa theo hình sự vật (một cách trong "lục thư" , tức là sáu cách cấu tạo chữ Hán). ◇ Tả truyện : "Quân hữu quân chi uy nghi, kì thần úy nhi ái chi, tắc nhi tượng chi" , , (Tương công tam thập nhất niên ) Vua có oai nghi của vua, bề tôi kính sợ và yêu vì, mà bắt chước theo.

Từ điển Thiều Chửu

① Con voi.
② Ngà voi, như tượng hốt cái hốt bằng ngà voi.
③ Hình trạng, hình tượng, như: đồ tượng tranh tượng, nay thông dụng chữ .
④ Tượng giáo nhà Phật cho đạo Phật sau khi Phật tổ tịch rồi một nghìn năm là thời kì tượng giáo, nghĩa là chỉ còn có hình tượng Phật chứ không thấy chân thân Phật nữa.
⑤ Khí tượng, có cái hình tượng lộ ra ngoài.
⑥ Làm phép, gương mẫu.
⑦ Đồ đựng rượu.
⑧ Điệu múa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) voi, tượng;
② Ngà voi: Cái hốt bằng ngà voi;
③ Hình dáng, tình trạng, hình tượng: Cảnh tượng; Khí tượng;
④ Tượng: Tượng hình: Tượng thanh;
⑤ (văn) Phép tắc, khuôn mẫu;
⑥ (văn) Đồ đựng rượu;
⑦ (văn) Điệu múa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con voi. Td: Quản tượng ( người chăn voi ) — Cái ngà voi — Hình trạng hiện ra. Td: Cảnh tượng — Cái phép tắc — Tên một con cờ trong lối cờ tướng.

Từ ghép 33

nhưỡng
rǎng ㄖㄤˇ

nhưỡng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đất mềm
2. Trái Đất

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất mềm, xốp.
2. (Danh) Đất trồng trọt. ◇ Quản Tử : "Nhưỡng địa phì nhiêu, tắc tang ma dị thực dã" , (Bát quan ) Đất canh tác phì nhiêu, thì tang gai dễ trồng.
3. (Danh) Đất. ◎ Như: "thiên nhưỡng chi biệt" khác nhau một trời một vực.
4. (Danh) Khu vực, địa khu. ◎ Như: "cùng hương tích nhưỡng" vùng hẻo lánh xa xôi.
5. (Danh) § Xem "kích nhưỡng" .
6. (Động) Tiếp giáp. ◇ Sử Kí : "Thả phù Hàn, Ngụy chi sở dĩ trọng úy Tần giả, vi dữ Tần tiếp cảnh nhưỡng giới dã" , , (Tô Tần truyện ) Vả lại, Hàn, Ngụy sở dĩ khiếp sợ Tần là vì bờ cõi tiếp giáp nước Tần.
7. (Tính) Trúng mùa, thu hoạch tốt, trù phú. § Thông "nhưỡng" . ◇ Trang Tử : "Cư tam niên, Úy Lũy đại nhưỡng" , (Canh Tang Sở ) Ở được ba năm, miền Úy Lũy trúng mùa lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðất mềm.
② Quả đất, như thiên nhưỡng trời đất.
③ Giàu có đầy đủ, cùng nghĩa như chữ nhưỡng .
④ Bị hại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đất xốp, đất mềm: Thổ nhưỡng, chất đất, đất đai;
② Đất, quả đất: Khác nhau như trời với đất (một trời một vực);
③ (văn) Giàu có đầy đủ (dùng như , bộ );
④ (văn) Bị hại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đất mềm — Chỉ chung đất đai.

Từ ghép 6

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc và ngọn. Chỉ đầu cuối sự vật.

Từ điển trích dẫn

1. Gốc cây và ngọn cây.
2. Chỉ đầu và cuối sự vật, thủy chung, nguyên ủy.
3. Trên dưới, trước sau. ◇ Tào Quýnh : "Quân cô lập ư thượng, thần lộng quyền ư hạ, bổn mạt bất năng tương ngự, thân thủ bất năng tương sử, do thị thiên hạ đỉnh phí, gian hung tịnh tranh" , , , 使, , (Lục đại luận ) Vua cô lập ở trên, bề tôi lộng quyền ở dưới, trên dưới không biết chế ngự nhau, mình và tay không biết sai khiến nhau, do đó mà trong thiên hạ vạc sôi, gian ác cùng tranh giành.
4. Chỉ nghề nông và nghề buôn bán làm công. ◇ Hậu Hán Thư : "Bổn mạt bất túc tương cung, tắc dân an đắc bất cơ hàn" , (Vương Phù truyện ) Nông và công thương không đủ cung ứng nhau, thì dân làm sao không khỏi đói lạnh.
5. Chỉ nhân nghĩa và hình pháp. ◇ Giả Nghị : "Tần bổn mạt tịnh thất, cố bất năng trường" , (Quá Tần luận ) Nhà Tần nhân nghĩa và pháp chế đều mất, cho nên không thể bền lâu.
hiệu, hào, hạo
háo ㄏㄠˊ, hào ㄏㄠˋ

hiệu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hiệu (phù hiệu, biển hiệu, ...)
2. làm hiệu, dấu hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gào, thét, kêu to. ◎ Như: "hào khiếu" gào thét.
2. (Động) Khóc lớn, gào khóc. ◎ Như: "hào khấp" khóc rống. ◇ Trang Tử : "Lão Đam tử, Tần Thất điếu chi, tam hào nhi xuất" , , (Dưỡng sanh chủ ) Lão Đam chết, Tần Thất đến viếng, khóc to ba tiếng rồi ra.
3. (Động) Gió thổi mạnh phát ra tiếng lớn. ◇ Nguyễn Du : "Phong vũ dạ dạ do hào hô" (Cựu Hứa đô ) Đêm đêm mưa gió còn kêu gào.
4. Một âm là "hiệu". (Danh) Tên riêng, tên gọi, danh xưng. ◎ Như: "biệt hiệu" tên gọi riêng, "đế hiệu" tên gọi vua, "quốc hiệu" tên gọi nước. ◇ Đào Uyên Minh : "Trạch biên hữu ngũ liễu thụ, nhân dĩ vi hiệu yên" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Bên nhà có năm cây liễu, nhân đó lấy làm tên gọi.
5. (Danh) Mệnh lệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Truyền hạ hiệu lệnh, giáo quân chánh ti cáo thị đại tiểu chư tướng nhân viên lai nhật đô yếu xuất Đông Quách môn giáo tràng trung khứ diễn vũ thí nghệ" , (Đệ thập nhị hồi) Truyền mệnh lệnh cho ti quân chính thông tri cho các nhân viên chư tướng lớn nhỏ ngày mai đều phải ra diễn võ tỉ thí ở giáo trường ở ngoài cửa Đông Quách.
6. (Danh) Tiệm, cửa hàng. ◎ Như: "thương hiệu" tiệm buôn, cửa hàng.
7. (Danh) Dấu, dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "kí hiệu" dấu dùng để ghi, "ám hiệu" mật hiệu, "vấn hiệu" dấu hỏi.
8. (Danh) Số thứ tự. ◎ Như: "tọa hiệu" số chỗ ngồi, "biên hiệu" số thứ tự ghi trên lề sách.
9. (Danh) Cỡ, hạng, cấp (nói về vật phẩm). ◎ Như: "đặc đại hiệu" cấp đặc biệt, "trung hiệu" cỡ trung, "ngũ hiệu tự" năm cỡ chữ.
10. (Danh) Chủng, loại.
11. (Danh) Lượng từ: người, lượt, chuyến. ◎ Như: "y sanh kim thiên dĩ khán liễu tam thập hiệu bệnh nhân" bác sĩ hôm nay đã khám được ba chục người bệnh.
12. (Danh) Kèn, trống làm hiệu trong quân. ◎ Như: "xung phong hiệu" kèn xung phong.
13. (Động) Hô hào, kêu gọi. ◎ Như: "hiệu triệu" kêu gọi, triệu tập.
14. (Động) Ra mệnh lệnh. ◇ Trang Tử : "Hà bất hiệu ư quốc trung viết: Vô thử đạo nhi vi thử phục giả, kì tội tử" : , (Điền Tử Phương ) Sao không ra lệnh trong nước rằng: Không có có đạo ấy mà mặc lối áo ấy (theo cách phục sức của nhà nho) thì sẽ phải tội chết.
15. (Động) Xưng hô, xưng vị. ◇ Hán Thư : "Thắng nãi lập vi vương, hiệu Trương Sở" , (Trần Thắng, Hạng Tịch truyện , ) (Trần) Thắng bèn lập làm vua, xưng hiệu là Trương Sở.
16. (Động) Khoa trương, huênh hoang. ◇ Hán Thư : "Thị thì, Vũ binh tứ thập vạn, hiệu bách vạn" , , (Cao Đế kỉ thượng ) Lúc đó, quân của (Hạng) Vũ có bốn chục vạn, huênh hoang là có một trăm vạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Kêu gào, gào khóc.
② Một âm là hiệu. Tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu.
③ Hiệu lệnh.
③ Dấu hiệu.
④ Ra hiệu lệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiệu, tên, tên hiệu, danh hiệu: Quốc hiệu, tên nước; Kí hiệu, dấu hiệu; Ám hiệu; Niên hiệu; Khổng Minh là hiệu của Gia Cát Lượng;
② Cửa hàng, cửa hiệu, hiệu: Hiệu buôn, cửa hàng; Cửa hàng chi nhánh;
③ Dấu, dấu hiệu: Dấu hỏi; Vỗ tay làm dấu hiệu;
④ Số: Số thứ ba; Đánh số;
⑤ Cỡ, hạng: Cỡ lớn; Cỡ vừa;
⑥ Ngày, mồng: Mồng 1 tháng 5 là ngày Quốc tế lao động;
⑦ Hiệu lệnh, tiếng kèn: Thổi kèn; Tiếng kèn xung phong;
⑧ (văn) Ra hiệu lệnh. Xem [háo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lệnh ban ra — Cài tên dùng ở ngoài đời, không phải là tên thật — Cửa hàng, tiệm buôn. Ta cũng gọi là cửa hiệu — Số. Số nhà — Một âm là Hào. Xem Hào.

Từ ghép 39

hào

phồn thể

Từ điển phổ thông

gào khóc, kêu gào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gào, thét, kêu to. ◎ Như: "hào khiếu" gào thét.
2. (Động) Khóc lớn, gào khóc. ◎ Như: "hào khấp" khóc rống. ◇ Trang Tử : "Lão Đam tử, Tần Thất điếu chi, tam hào nhi xuất" , , (Dưỡng sanh chủ ) Lão Đam chết, Tần Thất đến viếng, khóc to ba tiếng rồi ra.
3. (Động) Gió thổi mạnh phát ra tiếng lớn. ◇ Nguyễn Du : "Phong vũ dạ dạ do hào hô" (Cựu Hứa đô ) Đêm đêm mưa gió còn kêu gào.
4. Một âm là "hiệu". (Danh) Tên riêng, tên gọi, danh xưng. ◎ Như: "biệt hiệu" tên gọi riêng, "đế hiệu" tên gọi vua, "quốc hiệu" tên gọi nước. ◇ Đào Uyên Minh : "Trạch biên hữu ngũ liễu thụ, nhân dĩ vi hiệu yên" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Bên nhà có năm cây liễu, nhân đó lấy làm tên gọi.
5. (Danh) Mệnh lệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Truyền hạ hiệu lệnh, giáo quân chánh ti cáo thị đại tiểu chư tướng nhân viên lai nhật đô yếu xuất Đông Quách môn giáo tràng trung khứ diễn vũ thí nghệ" , (Đệ thập nhị hồi) Truyền mệnh lệnh cho ti quân chính thông tri cho các nhân viên chư tướng lớn nhỏ ngày mai đều phải ra diễn võ tỉ thí ở giáo trường ở ngoài cửa Đông Quách.
6. (Danh) Tiệm, cửa hàng. ◎ Như: "thương hiệu" tiệm buôn, cửa hàng.
7. (Danh) Dấu, dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "kí hiệu" dấu dùng để ghi, "ám hiệu" mật hiệu, "vấn hiệu" dấu hỏi.
8. (Danh) Số thứ tự. ◎ Như: "tọa hiệu" số chỗ ngồi, "biên hiệu" số thứ tự ghi trên lề sách.
9. (Danh) Cỡ, hạng, cấp (nói về vật phẩm). ◎ Như: "đặc đại hiệu" cấp đặc biệt, "trung hiệu" cỡ trung, "ngũ hiệu tự" năm cỡ chữ.
10. (Danh) Chủng, loại.
11. (Danh) Lượng từ: người, lượt, chuyến. ◎ Như: "y sanh kim thiên dĩ khán liễu tam thập hiệu bệnh nhân" bác sĩ hôm nay đã khám được ba chục người bệnh.
12. (Danh) Kèn, trống làm hiệu trong quân. ◎ Như: "xung phong hiệu" kèn xung phong.
13. (Động) Hô hào, kêu gọi. ◎ Như: "hiệu triệu" kêu gọi, triệu tập.
14. (Động) Ra mệnh lệnh. ◇ Trang Tử : "Hà bất hiệu ư quốc trung viết: Vô thử đạo nhi vi thử phục giả, kì tội tử" : , (Điền Tử Phương ) Sao không ra lệnh trong nước rằng: Không có có đạo ấy mà mặc lối áo ấy (theo cách phục sức của nhà nho) thì sẽ phải tội chết.
15. (Động) Xưng hô, xưng vị. ◇ Hán Thư : "Thắng nãi lập vi vương, hiệu Trương Sở" , (Trần Thắng, Hạng Tịch truyện , ) (Trần) Thắng bèn lập làm vua, xưng hiệu là Trương Sở.
16. (Động) Khoa trương, huênh hoang. ◇ Hán Thư : "Thị thì, Vũ binh tứ thập vạn, hiệu bách vạn" , , (Cao Đế kỉ thượng ) Lúc đó, quân của (Hạng) Vũ có bốn chục vạn, huênh hoang là có một trăm vạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Kêu gào, gào khóc.
② Một âm là hiệu. Tên hiệu, danh hiệu, niên hiệu.
③ Hiệu lệnh.
③ Dấu hiệu.
④ Ra hiệu lệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hét, thét, gào, gào thét, gào khóc, kêu to: Hò hét, kêu gào;
② Khóc gào, gào khóc: Khóc gào thê thảm. Xem [hào].

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gào, thét, kêu to. ◎ Như: "hào khiếu" gào thét.
2. (Động) Khóc lớn, gào khóc. ◎ Như: "hào khấp" khóc rống. ◇ Trang Tử : "Lão Đam tử, Tần Thất điếu chi, tam hào nhi xuất" , , (Dưỡng sanh chủ ) Lão Đam chết, Tần Thất đến viếng, khóc to ba tiếng rồi ra.
3. (Động) Gió thổi mạnh phát ra tiếng lớn. ◇ Nguyễn Du : "Phong vũ dạ dạ do hào hô" (Cựu Hứa đô ) Đêm đêm mưa gió còn kêu gào.
4. Một âm là "hiệu". (Danh) Tên riêng, tên gọi, danh xưng. ◎ Như: "biệt hiệu" tên gọi riêng, "đế hiệu" tên gọi vua, "quốc hiệu" tên gọi nước. ◇ Đào Uyên Minh : "Trạch biên hữu ngũ liễu thụ, nhân dĩ vi hiệu yên" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Bên nhà có năm cây liễu, nhân đó lấy làm tên gọi.
5. (Danh) Mệnh lệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Truyền hạ hiệu lệnh, giáo quân chánh ti cáo thị đại tiểu chư tướng nhân viên lai nhật đô yếu xuất Đông Quách môn giáo tràng trung khứ diễn vũ thí nghệ" , (Đệ thập nhị hồi) Truyền mệnh lệnh cho ti quân chính thông tri cho các nhân viên chư tướng lớn nhỏ ngày mai đều phải ra diễn võ tỉ thí ở giáo trường ở ngoài cửa Đông Quách.
6. (Danh) Tiệm, cửa hàng. ◎ Như: "thương hiệu" tiệm buôn, cửa hàng.
7. (Danh) Dấu, dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "kí hiệu" dấu dùng để ghi, "ám hiệu" mật hiệu, "vấn hiệu" dấu hỏi.
8. (Danh) Số thứ tự. ◎ Như: "tọa hiệu" số chỗ ngồi, "biên hiệu" số thứ tự ghi trên lề sách.
9. (Danh) Cỡ, hạng, cấp (nói về vật phẩm). ◎ Như: "đặc đại hiệu" cấp đặc biệt, "trung hiệu" cỡ trung, "ngũ hiệu tự" năm cỡ chữ.
10. (Danh) Chủng, loại.
11. (Danh) Lượng từ: người, lượt, chuyến. ◎ Như: "y sanh kim thiên dĩ khán liễu tam thập hiệu bệnh nhân" bác sĩ hôm nay đã khám được ba chục người bệnh.
12. (Danh) Kèn, trống làm hiệu trong quân. ◎ Như: "xung phong hiệu" kèn xung phong.
13. (Động) Hô hào, kêu gọi. ◎ Như: "hiệu triệu" kêu gọi, triệu tập.
14. (Động) Ra mệnh lệnh. ◇ Trang Tử : "Hà bất hiệu ư quốc trung viết: Vô thử đạo nhi vi thử phục giả, kì tội tử" : , (Điền Tử Phương ) Sao không ra lệnh trong nước rằng: Không có có đạo ấy mà mặc lối áo ấy (theo cách phục sức của nhà nho) thì sẽ phải tội chết.
15. (Động) Xưng hô, xưng vị. ◇ Hán Thư : "Thắng nãi lập vi vương, hiệu Trương Sở" , (Trần Thắng, Hạng Tịch truyện , ) (Trần) Thắng bèn lập làm vua, xưng hiệu là Trương Sở.
16. (Động) Khoa trương, huênh hoang. ◇ Hán Thư : "Thị thì, Vũ binh tứ thập vạn, hiệu bách vạn" , , (Cao Đế kỉ thượng ) Lúc đó, quân của (Hạng) Vũ có bốn chục vạn, huênh hoang là có một trăm vạn.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.