nhân sự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhân sự, công chức

Từ điển trích dẫn

1. Sự do người làm ra.
2. Việc người đời, việc đời. ◇ Đỗ Phủ : "Khóa mã xuất giao thì cực mục, Bất kham nhân sự nhật tiêu điều" , (Dã vọng ) Cưỡi ngựa ra ngoài thành nhìn mút mắt, Đau lòng vì sự đời ngày một suy đồi, rách nát.
3. Thế lộ nhân tình. ◇ Hàn Dũ : "Thủy tương kiến, ngô dữ chi giai vị quán, vị thông nhân sự" , , (Đề Lí Sanh bích ) Mới đầu gặp nhau, tôi với ông đều chưa đầy hai mươi tuổi, chưa hiểu thế lộ nhân tình.
4. Lễ vật. ◇ Trương Quốc Tân : "Hữu thậm ma nhân sự tống ta dữ lão da" (Hợp hãn sam , Đệ tứ chiết) Có lễ vật gì đem biếu ông già.
5. Việc ăn nằm trai gái, tình dục nam nữ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tập Nhân bổn thị cá thông minh nữ tử, niên kỉ hựu bỉ Bảo Ngọc đại lưỡng tuế, cận lai dã tiệm thông nhân sự" , , (Đệ lục hồi) Tập Nhân vốn là người con gái thông minh, tuổi so với Bảo Ngọc lớn hai tuổi, gần đây cũng dần biết chuyện trai gái ăn nằm.
6. Việc quản lí nhân viên trong một cơ quan, tổ chức: thăng chuyển, thưởng phạt, nhậm chức, cách chức, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc của con người, việc đời. Cung oán ngâm khúc có câu: » Tiêu điều nhân sự đã xong, sơn hà cũng ảo côn trùng cũng hư «.

chủng tộc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nòi giống

Từ điển trích dẫn

1. Bộ tộc. ◇ Ngụy Nguyên : "(Đông Hải tam bộ) cập Hắc Long giang đẳng bộ, kì chủng tộc tán xử san lâm" (), (Thánh vũ kí , Quyển nhất).
2. Giống người, nhân chủng. § Trên thế giới theo màu da chia làm năm "chủng": vàng, trắng, đen, ngăm nâu và đỏ. Dưới mỗi chủng lại phân làm nhiều "tộc". Như ở Trung Quốc có các tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, v.v.
3. Quần thể (trong động vật phân loại học).
4. Giết hết, tru tộc. ◇ Hán Thư : "Khủng sự bất tựu, hậu Tần chủng tộc kì gia" , (Cao đế kỉ thượng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống người. Giống nòi.
kí, ký
jì ㄐㄧˋ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhớ. ◎ Như: "kí tụng" học thuộc cho nhớ, "kí bất thanh" không nhớ rõ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cộng kí đắc đa thiểu thủ?" ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?
2. (Động) Ghi chép, biên chép. ◎ Như: "kí quá" ghi chép lỗi lầm đã làm ra. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.
3. (Động) (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả. ◎ Như: "thụ kí" .
4. (Danh) Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật. ◎ Như: "Lễ Kí" sách chép các lễ phép, "du kí" sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.
5. (Danh) Một thể văn mà chủ đích là tự sự. ◎ Như: "Phạm Trọng Yêm" viết "Nhạc Dương Lâu kí" .
6. (Danh) Con dấu, ấn chương.
7. (Danh) Dấu hiệu, phù hiệu. ◎ Như: "dĩ bạch sắc vi kí" lấy màu trắng làm dấu hiệu, "ám kí" mật hiệu.
8. (Danh) Vệt, bớt trên da.
9. (Danh) Lượng từ: lần, cái. ◎ Như: "đả nhất kí" đánh một cái.

Từ ghép 45

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhớ
2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

① Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
② Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
③ Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
④ Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
⑤ Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhớ: Không nhớ rõ; Còn nhớ;
② Ghi, biên: Ghi sổ; Ghi (một) công lớn;
③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí: Nhật kí; Du kí; Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra);
④ Dấu hiệu: Lấy màu trắng làm dấu hiệu; Con dấu;
⑤ Nốt ruồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhớ. Khắc ghi trong đầu óc — Ghi chép — Sách ghi chép sự vật — Thể văn ghi chép sự vật — Tên người, tức Trương Vĩnh Kí, sinh năm 1837 mất năm 1898, người thôn Cái Mông, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, giỏi Hán văn, Pháp văn và nhiều tiếng ngoại quốc, từng làm Đốc học trường Thông ngôn. Năm 1886, ông được triệu ra Huế, làm việc trong Cơ mật viện, giúp cho việc giao thiệp giữa người Pháp và triều đình Huế. Ít lâu sau, ông xin từ chức về quê lo việc trước tác. Ông là người đầu tiên cổ động cho chữ Quốc ngữ. Những tác phẩm của ông như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là những tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của ta.

Từ ghép 9

phân tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phân tích

Từ điển trích dẫn

1. Chia ra thành nhiều phần.
2. Li biệt, chia li. ◇ Nam sử : "Thất gia phân tích, phụ tử quai li" , (Tống kỉ thượng ) Vợ chồng chia li, cha con cách biệt.
3. Phân giải biện tích (sự vật, hiện tượng, khái niệm...). § Tương đối với "tống hợp" . ◇ Ba Kim : ""Diệt vong" xuất bản dĩ hậu, ngã độc đáo liễu độc giả môn đích các chủng bất đồng đích ý kiến. Ngã dã thường thường tại phân tích tự kỉ đích tác phẩm" "", . (Đàm "Diệt vong" "") Từ khi "Diệt vong" xuất bản rồi, tôi được đọc các loại ý kiến khác nhau của những độc giả. Tôi cũng thường luôn mổ xẻ biện giải tác phẩm của mình.
4. Lí luận, biện bạch. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Trương Thiên, Lí Vạn bị giá phụ nhân nhất khốc nhất tố, tựu yếu phân tích kỉ cú, một xứ sáp chủy" , , , (Thẩm tiểu hà tương hội xuất sư biểu ) Trương Thiên, Lí Vạn bị người đàn bà khóc lóc kêu ca, đòi biện bạch mấy câu, không cách nào xen được một lời.
5. Chia gia sản, tách ra ở riêng. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Y ngã thuyết bất như tảo tảo phân tích, tương tài sản tam phân bát khai, các nhân tự khứ doanh vận" , , (Tam hiếu liêm nhượng sản lập cao danh ) Theo ý tôi chẳng bằng hãy sớm mà chia nhau nhà cửa, đem tài sản chia ra làm ba phần, mỗi người tự đi làm ăn kinh doanh.
6. Chia cắt, chia rẽ. ◇ Vương An Thạch : "Ư thị chư hầu vương chi tử đệ, các hữu phân thổ, nhi thế cường địa đại giả, tất dĩ phân tích nhược tiểu" , , , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ) Từ đó chư hầu con em vua, ai nấy đều có đất riêng, nên thế mạnh đất lớn, rốt cuộc bị chia cắt thành ra yếu nhỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia một vật thành nhiều phần nhỏ, cấu tạo nên vật đó — Mổ xẻ tìm hiểu kĩ càng một sự việc.

bả trì

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giữ gìn, duy trì

Từ điển trích dẫn

1. Nắm giữ.
2. Một mình nắm hết quyền hành công việc, không cho người khác tham dự. ◇ Ban Cố : "Bách hiếp chư hầu, bả trì kì chánh" , (Tam hoàng ngũ đế tam vương ngũ bá ) Ức hiếp chư hầu, một mình nắm hết quyền chính.
3. Tiết chế, tằn tiện. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá liễu bất đắc! Ngã đả lượng tuy thị Liễn nhi quản sự, tại gia tự hữu bả trì, khởi tri hảo kỉ niên đầu lí dĩ tựu Dần niên dụng liễu Mão niên đích, hoàn thị giá dạng trang hảo khán" ! , , , (Đệ nhất bách lục hồi) Chết thật! Ta tưởng là cháu Liễn coi việc, trong nhà thế nào cũng biết tiết kiệm, ai ngờ mấy năm nay, năm Dần đã tiêu sang tiền năm Mão, thế mà vẫn tô điểm bề ngoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ sự việc, không cho người khác dự vào.
luật
lǜ , lù ㄌㄨˋ

luật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quy tắc, luật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phép tắc, pháp lệnh. ◎ Như: "pháp luật" .
2. (Danh) Cách thức, quy tắc. ◎ Như: "định luật" quy tắc đã định.
3. (Danh) Luật "Dương" , một trong mười hai luật của âm nhạc cổ Trung Quốc. ◎ Như: "luật lữ" . ◇ Cao Bá Quát : "Luật xuy Thử Cốc hàn ưng chuyển" (Cấm sở cảm sự ) Thổi điệu nhạc luật, cái lạnh ở Thử Cốc cũng phải chuyển (thành ấm áp). § Ghi chú: Thôi Diễn thổi sáo ở Thử Cốc.
4. (Danh) Tiết tấu. ◎ Như: "âm luật" , "vận luật" .
5. (Danh) Tiếng gọi tắt của "luật thi" luật thơ. ◎ Như: "ngũ luật" luật thơ năm chữ, "thất luật" luật thơ bảy chữ.
6. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◇ Kim sử : "Tự luật thậm nghiêm, kì đãi nhân tắc khoan" , (Dương Vân Dực truyện ) Tự kiềm chế mình rất nghiêm khắc, mà đối xử với người thì khoan dung.
7. (Động) Tuân theo, tuân thủ. ◇ Lễ Kí : "Thượng luật thiên thì, hạ tập thủy thổ" , (Trung Dung ) Trên tuân theo thiên thời, dưới hợp với thủy thổ.
8. (Hính) Chót vót (thế núi). ◇ Thi Kinh : "Nam san luật luật, Phiêu phong phất phất" , (Tiểu nhã , Lục nga ) Núi nam cao chót vót, Gió thổi mạnh gấp.

Từ điển Thiều Chửu

① Luật lữ, cái đồ ngày xưa dùng để xét tiếng tăm.
② Luật phép, như quân luật phép quân, hình luật luật hình, vì thế nên lấy phép mà buộc tội cũng gọi là luật, như luật dĩ pháp lệnh mỗ điều lấy điều luật mỗ mà buộc tội.
③ Nhất luật, đều cả như một, cũng như pháp luật thẩy đều như nhau cả.
④ Cách thức nhất định dể làm thơ gọi là thi luật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luật (pháp), quy luật: Pháp luật; Định luật; Kỉ luật;
② Luật (thơ). 【】luật thi [lđçshi] Thơ luật;
③ Cái luật (dụng cụ dùng để thẩm âm thời xưa);
④ Kiềm chế: Nghiêm ngặt kiềm chế mình;
⑤ [Lđç] (Họ) Luật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc đặc ra để mọi người phải theo.

Từ ghép 30

Từ điển trích dẫn

1. (Thuật ngữ Phật giáo) Thế giới. ◇ Tô Thức : "Ngô sanh bổn vô đãi, Phủ ngưỡng liễu thử thế. Niệm niệm tự thành kiếp, Trần trần các hữu tế" , . , (Thiên cư ).
2. (Thuật ngữ Phật giáo) Đời đời, vô lượng số. ◇ Cung Tự Trân : "Lịch kiếp như hà báo Phật ân? Trần trần văn tự dĩ vi môn" ? (Kỉ hợi tạp thi ).
thú, thủ
shǒu ㄕㄡˇ, shòu ㄕㄡˋ

thú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giữ, coi
2. đợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên chức quan. Phép nhà Hán, ông quan đứng đầu một quận gọi là "thái thủ" , đời sau gọi quan "tri phủ" là "thủ" là do nghĩa ấy.
2. (Danh) Tiết tháo, đức hạnh. ◎ Như: "hữu thủ" giữ trọn tiết nghĩa, "thao thủ" giữ gìn đức hạnh.
3. (Danh) Họ "Thủ".
4. (Động) Phòng vệ, bảo vệ. ◎ Như: "phòng thủ" phòng vệ, "kiên thủ" bảo vệ vững vàng.
5. (Động) Giữ, giữ gìn. ◎ Như: "bảo thủ" ôm giữ, "thủ tín" giữ lòng tin, "thủ tiết" giữ khí tiết.
6. (Động) Coi sóc, trông nom. ◎ Như: "thủ trước bệnh nhân" trông nom người bệnh.
7. (Động) Tuân theo, tuân hành. ◎ Như: "thủ pháp" theo đúng phép, "thủ quy luật" tuân theo quy luật.
8. (Động) Đợi. ◎ Như: "thủ hậu" chờ đợi.
9. (Động) Nhờ vào, dựa vào. ◇ Thủy hử truyện : "Tự hòa tha phụ thân Tống thái công tại thôn trung vụ nông, thủ ta điền viên quá hoạt" , (Đệ thập bát hồi) Tự mình cùng với cha là Tống thái công ở thôn làng làm việc nhà nông, nhờ vào ít ruộng vườn sinh sống qua ngày.
10. Một âm là "thú". (Động) § Thông "thú" . ◎ Như: "tuần thú" đi tuần địa hạt mình giữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Giữ, coi. Như bảo thủ ôm giữ.
② Quan thủ, phép nhà Hán ông quan đứng đầu một quận gọi là thái thủ , đời sau gọi quan tri phủ là thủ là do nghĩa ấy.
③ Thao thủ (giữ trọn tiết nghĩa), ngay thẳng cạnh góc, không lấy sằng của ai một tí gì gọi là hữu thủ .
④ Ðợi, như nói thủ hậu chờ đợi.
⑤ Một âm là thú. Như tuần thú đi tuần địa hạt mình giữ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chức quan đứng đầu một địa phương xa. Td: Thái thú — Một âm là Thủ. Xem Thủ.

Từ ghép 2

thủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giữ, coi
2. đợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên chức quan. Phép nhà Hán, ông quan đứng đầu một quận gọi là "thái thủ" , đời sau gọi quan "tri phủ" là "thủ" là do nghĩa ấy.
2. (Danh) Tiết tháo, đức hạnh. ◎ Như: "hữu thủ" giữ trọn tiết nghĩa, "thao thủ" giữ gìn đức hạnh.
3. (Danh) Họ "Thủ".
4. (Động) Phòng vệ, bảo vệ. ◎ Như: "phòng thủ" phòng vệ, "kiên thủ" bảo vệ vững vàng.
5. (Động) Giữ, giữ gìn. ◎ Như: "bảo thủ" ôm giữ, "thủ tín" giữ lòng tin, "thủ tiết" giữ khí tiết.
6. (Động) Coi sóc, trông nom. ◎ Như: "thủ trước bệnh nhân" trông nom người bệnh.
7. (Động) Tuân theo, tuân hành. ◎ Như: "thủ pháp" theo đúng phép, "thủ quy luật" tuân theo quy luật.
8. (Động) Đợi. ◎ Như: "thủ hậu" chờ đợi.
9. (Động) Nhờ vào, dựa vào. ◇ Thủy hử truyện : "Tự hòa tha phụ thân Tống thái công tại thôn trung vụ nông, thủ ta điền viên quá hoạt" , (Đệ thập bát hồi) Tự mình cùng với cha là Tống thái công ở thôn làng làm việc nhà nông, nhờ vào ít ruộng vườn sinh sống qua ngày.
10. Một âm là "thú". (Động) § Thông "thú" . ◎ Như: "tuần thú" đi tuần địa hạt mình giữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Giữ, coi. Như bảo thủ ôm giữ.
② Quan thủ, phép nhà Hán ông quan đứng đầu một quận gọi là thái thủ , đời sau gọi quan tri phủ là thủ là do nghĩa ấy.
③ Thao thủ (giữ trọn tiết nghĩa), ngay thẳng cạnh góc, không lấy sằng của ai một tí gì gọi là hữu thủ .
④ Ðợi, như nói thủ hậu chờ đợi.
⑤ Một âm là thú. Như tuần thú đi tuần địa hạt mình giữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữ, bảo vệ: Giữ vững trận địa; Giữ thành;
② Trông nom, coi: Coi cửa; Trông nom người bệnh;
③ Tuân theo, theo đúng: Tuân theo kỉ luật;
④ Ở gần: Những nơi ở gần sông ngòi nên trồng nhiều lúa nước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng đầu một công việc — Giữ gìn cho khỏi mất — Một âm là Thú. Xem Thú.

Từ ghép 35

khắc
kè ㄎㄜˋ, kēi ㄎㄟ

khắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. khắc phục, phục hồi
2. tất phải thế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh được, chiến thắng. § Thông "khắc" . ◎ Như: "kim khắc mộc" loài kim chế phục được loài mộc. ◇ Hậu Hán Thư : "Hà hướng nhi bất khai, hà chinh nhi bất khắc" , (Hoàn Đàm truyện ) Hướng nào mà không mở ra, trận đánh nào mà không chiến thắng.
2. (Động) Ước thúc. ◎ Như: "khắc kỉ" chế ngự chính mình.
3. (Động) Hạn định, ước hẹn. ◎ Như: "khắc kì" hẹn kì. ◇ Tây sương kí 西: "Chuẩn bị diên tịch trà lễ hoa hồng, khắc nhật quá môn giả" , (Đệ ngũ bổn , Đệ tam chiết) Sửa soạn yến tiệc lễ biếu, hẹn ngày xuất giá.
4. (Động) Giảm bớt, khấu trừ. ◎ Như: "khắc khấu" xén bớt.
5. (Động) Làm hại. ◇ Tây du kí 西: "Giai nhân mệnh phạm Hoa Cái, phương da khắc nương" , (Đệ tứ thập tứ hồi) Đều vì cung mệnh phạm vào sao Hoa Cái, mà gây tổn hại đến cha mẹ.
6. (Tính) Nghiêm ngặt. ◇ Hàn Phi Tử : "Thanh khắc khiết, thu hào chi đoan, vô tư lợi dã" , , (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Thanh liêm nghiêm ngặt, chi li từng chút, không vì lợi riêng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chế phục được, cũng như chữ khắc . Như kim khắc mộc loài kim chế phục được loài mộc.
② Tất thế, kíp, như khắc kì cứ hạn phải dúng hẹn. Tục viết là khắc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Đánh (người);
② Quở trách, phê bình: Bị phê bình;
③ Như (bộ ). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Khắc và Khắc .

Từ ghép 2

bất kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất kham, không cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. Không đảm đương nổi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu niên mại, nhị tử bất tài, bất kham quốc gia trọng nhậm" , , (Đệ thập nhất hồi) Lão phu này tuổi già, hai con lại không có tài, không đảm đương nổi được việc lớn nước nhà.
2. Không chịu nổi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Vân thính tha thiều đao đích bất kham, tiện khởi thân cáo từ" , 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Giả Vân thấy ông cậu nói lải nhải không chịu nổi, liền đứng dậy xin về.
3. Không nỡ, bất nhẫn tâm.
4. Không thể, bất khả, bất năng. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "San trung hà sở hữu, Lĩnh thượng đa bạch vân, Chỉ khả tự di duyệt, Bất kham trì tặng quân" , , , (Chiếu vấn san trung hà sở hữu , Phú thi dĩ đáp ) Trong núi có gì, trên đỉnh núi có nhiều mây trắng, chỉ có thể tự mình vui thích, không thể đem tặng anh.
5. Rất, quá (dùng sau hình dung từ).
6. Rất xấu, kém, tệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mỗi nhật chỉ mệnh nhân đoan liễu thái phạn đáo tha phòng trung khứ cật. Na trà phạn đô hệ bất kham chi vật. Bình Nhi khán bất quá, tự kỉ nã tiền xuất lai lộng thái cấp tha cật" . . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mỗi ngày chỉ sai người đem cơm vào buồng cho chị ấy ăn. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thức ăn cho chị ấy ăn.
7. Không... lắm. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Trương chủ quản khán kiến nhất cá phụ nữ, thân thượng y phục bất kham tề chỉnh, đầu thượng bồng tông" , , (Chí thành Trương chủ quản ) Chủ quản Trương nhìn thấy một người đàn bà, quần áo mặc không ngay ngắn lắm, đầu tóc rối bù.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.