bảo
bǎo ㄅㄠˇ

bảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giữ gìn
2. bảo đảm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gánh vác, nhận lấy trách nhiệm. ◎ Như: "bảo chứng" nhận làm chứng, "bảo hiểm" nhận giúp đỡ lúc nguy hiểm.
2. (Động) Giữ. ◎ Như: "bảo hộ" bảo vệ, giữ gìn.
3. (Động) Bầu. ◎ Như: "bảo cử" bầu cử ai lên làm chức gì.
4. (Danh) Ngày xưa, tổ chức trong làng để tự vệ, năm hoặc mười nhà họp thành một "bảo" . ◇ Trang Tử : "Sở quá chi ấp, đại quốc thủ thành, tiểu quốc nhập bảo, vạn dân khổ chi" , , , (Đạo Chích ) Nơi nào hắn (Đạo Chích) đi qua, nước lớn phải giữ thành, nước nhỏ phải vào lũy, muôn dân khốn khổ.
5. (Danh) Kẻ làm thuê. ◎ Như: "tửu bảo" kẻ làm thuê cho hàng rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Gánh vác, gánh lấy trách nhiệm gọi là bảo, như bảo chứng nhận làm chứng, bảo hiểm nhận giúp đỡ lúc nguy hiểm, trung bảo người đứng giữa nhận trách nhiệm giới thiệu cả hai bên.
② Giữ, như bảo hộ , bảo vệ giữ gìn.
③ Kẻ làm thuê, như tửu bảo kẻ làm thuê cho hàng rượu.
④ Bầu, như bảo cử bầu cử ai lên làm chức gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giữ gìn, chăm sóc: Giữ nước giữ nhà;
② Bảo đảm, chắc chắn, phụ trách, gánh vác: Tôi dám chắc anh ấy sẽ làm tốt; Bảo đảm thu hoạch tốt;
③ Người bảo đảm;
④ Người giúp việc, người trông nom: Người giúp việc cho quán rượu;
⑤ Chế độ bảo giáp, chế độ chòm xóm. 【】bảo giáp [băojiă] (cũ) Bảo giáp, liên gia, chòm xóm: Chế độ bảo giáp, chế độ liên gia;
⑥ Chức quan thời xưa ở Trung Quốc: Chức quan thiếu bảo hoặc thái bảo;
⑦ Tên nước ngoài viết tắt: Nước Bun-ga-ri;
⑧ [Băo] (Họ) Bảo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giữ gìn — Nuôi dưỡng — nhận lĩnh trách nhiệm — Người làm công.

Từ ghép 75

a bảo 阿保bảo an 保安bảo anh 保嬰bảo chủ 保主bảo chủng 保種bảo chứng 保証bảo chứng 保證bảo chứng 保证bảo chướng 保障bảo cổ 保古bảo cố 保固bảo cô 保孤bảo cô 保辜bảo cử 保舉bảo dục 保育bảo dung 保庸bảo dưỡng 保养bảo dưỡng 保養bảo đại 保大bảo đảm 保擔bảo đan 保单bảo đan 保單bảo giá 保駕bảo giá 保驾bảo hiểm 保险bảo hiểm 保險bảo hoàng 保皇bảo hộ 保护bảo hộ 保護bảo hộ nhân 保護人bảo hữu 保佑bảo hữu 保祐bảo kiện 保健bảo lĩnh 保領bảo lưu 保留bảo mật 保密bảo mẫu 保母bảo miêu 保苗bảo mỗ 保姆bảo nhân 保人bảo ôn 保温bảo ôn 保溫bảo ôn bình 保溫瓶bảo phiêu 保鏢bảo phiêu 保镖bảo quản 保管bảo sản 保產bảo tàng 保藏bảo thích 保释bảo thích 保釋bảo thủ 保守bảo tiêu 保鏢bảo toàn 保全bảo tồn 保存bảo trì 保持bảo trọng 保仲bảo trọng 保重bảo trợ 保助bảo tu 保修bảo tức 保息bảo vệ 保卫bảo vệ 保衛bảo xích 保赤cái thế thái bảo 盖世太保cái thế thái bảo 蓋世太保cung bảo 宮保dung bảo 傭保đảm bảo 担保đảm bảo 擔保mật bảo 密保nha bảo 牙保phố bảo 鋪保thái bảo 太保trúng bảo 中保tửu bảo 酒保
mai, môi, mỗi
měi ㄇㄟˇ, mèi ㄇㄟˋ

mai

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mai mai : Vẻ béo tốt đẹp đẽ — Rắc rối lôi thôi — Một âm là Mỗi. Xem Mỗi.

môi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Thường, luôn. ◎ Như: "mỗi mỗi như thử" thường thường như thế. ◇ Tây du kí 西: "Phong đầu thì thính cẩm kê minh, Thạch quật mỗi quan long xuất nhập" , (Đệ nhất hồi) Đầu núi thường nghe gà gấm gáy, Hang đá thường thấy rồng ra vào.
2. (Phó) Cứ, hễ, mỗi lần. ◇ Vương Duy : "Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.
3. (Đại) Các, mỗi. ◎ Như: "mỗi nhân" mỗi người, "mỗi nhật" mỗi ngày.
4. (Danh) Họ "Mỗi".
5. Một âm là "môi". (Tính) "Môi môi" mù mịt, hỗn độn. ◇ Trang Tử : "Cố thiên hạ môi môi đại loạn, tội tại ư hiếu trí" , (Khư khiếp ) Cho nên thiên hạ hỗn độn đại loạn, tội ở chỗ thích trí khôn (ham cơ trí).

Từ điển Thiều Chửu

① Thường, như mỗi mỗi như thử thường thường như thế.
② Các, mỗi, như mỗi nhân mỗi người, mỗi nhật mỗi ngày, v.v.
③ Một âm là môi. Như môi môi ruộng ngon, ruột tốt.

mỗi

phồn thể

Từ điển phổ thông

mỗi một

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Thường, luôn. ◎ Như: "mỗi mỗi như thử" thường thường như thế. ◇ Tây du kí 西: "Phong đầu thì thính cẩm kê minh, Thạch quật mỗi quan long xuất nhập" , (Đệ nhất hồi) Đầu núi thường nghe gà gấm gáy, Hang đá thường thấy rồng ra vào.
2. (Phó) Cứ, hễ, mỗi lần. ◇ Vương Duy : "Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.
3. (Đại) Các, mỗi. ◎ Như: "mỗi nhân" mỗi người, "mỗi nhật" mỗi ngày.
4. (Danh) Họ "Mỗi".
5. Một âm là "môi". (Tính) "Môi môi" mù mịt, hỗn độn. ◇ Trang Tử : "Cố thiên hạ môi môi đại loạn, tội tại ư hiếu trí" , (Khư khiếp ) Cho nên thiên hạ hỗn độn đại loạn, tội ở chỗ thích trí khôn (ham cơ trí).

Từ điển Thiều Chửu

① Thường, như mỗi mỗi như thử thường thường như thế.
② Các, mỗi, như mỗi nhân mỗi người, mỗi nhật mỗi ngày, v.v.
③ Một âm là môi. Như môi môi ruộng ngon, ruột tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỗi, mỗi một, từng, mọi: Tiết kiệm mỗi một (từng) đồng xu; Cách bốn tiếng đồng hồ uống một lần (thuốc); Mỗi người một cái xẻng; Mỗi giờ mỗi phút; Vào thái miếu, mọi việc đều hỏi (Luận ngữ);
② (văn) Mỗi lần: Nhà vua mỗi lần gặp (ông ta) thì đều khóc (Tả truyện);
③ Thường, luôn: Thường đi chơi vùng ngoại ô; Thường thường như thế; Đầu thời trung hưng, Quách Phác thường tự bói cho mình, biết mình sẽ chết bất đắc kì tử (Sưu thần hậu kí). 【】mỗi mỗi [mâi mâi] Thường, thường thường: Họ thường gặp nhau, và thường chuyện trò suốt buổi; Gặp khi hoan lạc thì không vui nữa, mà thường hay lo nghĩ (Đào Uyên Minh: Tạp thi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Từng cái một — Thường thường — Tuy rằng.

Từ ghép 8

diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

cước
jiǎo ㄐㄧㄠˇ, jié ㄐㄧㄝˊ, jué ㄐㄩㄝˊ

cước

phồn thể

Từ điển phổ thông

chân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chân (người hay động vật). ◎ Như: "mã cước" chân ngựa.
2. (Danh) Phần dưới của vật thể, phần sau, cái gì để chống đỡ đồ dùng. ◎ Như: "tường cước" chân tường, "trác cước" chân bàn, "san cước" chân núi, "chú cước" lời chú thích (ghi ở dưới).
3. (Danh) Rễ nhỏ của cây cỏ.
4. (Danh) Vết, ngấn tích nhỏ li ti. ◇ Từ Tập Tôn : "Bi đoạn loạn vân phong tự cước, Đình hoang lạc diệp phúc tuyền tâm" , (Trí quả tự quan đông pha mặc tích tham liêu tuyền ).
5. (Danh) Lượng từ: cái đá, cái giậm chân... ◎ Như: "liên thích tam cước" đá liền ba cái.
6. (Động) Đưa đường, phụ giúp. ◇ Thủy hử truyện : "Na phụ nhân chuyên đắc Nghênh nhi tố cước, phóng tha xuất nhập" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Ả ta đã có con Nghênh nhi đưa đường ra lối vào cho anh ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Cẳng chân.
② Chân để đi, vì thế nên số tiền tặng để ăn đường gọi là thủy cước .
③ Dưới, như sơn cước chân núi.
④ Phàm cái gì bám ở sau đều gọi là cước. Như trong một câu văn hay một đoạn sách có chua thêm mấy chữ nhỏ ở bên gọi là chú cước hay thiết cước .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bàn chân, chân cẳng: Vết chân;
② Chân, phần dưới: Chân núi; Chân tường.

Từ điển Trần Văn Chánh

】cước sắc [jiésè]
① Nhân vật, vai (trong tuồng kịch, phim ảnh): Anh ấy đóng vai Hamlet;
② (văn) Lí lịch cá nhân (dùng trong kì thi thời xưa);
③ (văn) Người có tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông chân — Dưới chân. Bên dưới — Đi đường.

Từ ghép 14

tao
sāo ㄙㄠ, sǎo ㄙㄠˇ, xiāo ㄒㄧㄠ

tao

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quấy nhiễu
2. phong nhã, thanh cao

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quấy nhiễu. ◎ Như: "tao nhiễu" quấy rối.
2. (Danh) Sự lo lắng, lo buồn. ◇ Sử Kí : "Li Tao giả, do li ưu dã" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Tập Li Tao, do ưu sầu mà làm ra vậy.
3. (Danh) Lòng uất ức, sự bất mãn. ◎ Như: "mãn phúc lao tao" 滿 sự bồn chồn, uất ức, bất đắc chí chất chứa trong lòng.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Li Tao" . ◇ Văn tâm điêu long : "Tích Hán Vũ ái Tao" (Biện Tao ) Xưa Hán Vũ yêu thích tập Li Tao.
5. (Danh) Phiếm chỉ thơ phú. ◇ Lưu Trường Khanh : "Tiếu ngữ họa phong tao, Ung dong sự văn mặc" , (Tặng Tể Âm Mã ) Cười nói họa thơ phú, Ung dung làm văn chương.
6. (Danh) Mùi hôi tanh. § Thông "tao" . ◎ Như: "tao xú" mùi hôi thối.
7. (Tính) Dâm đãng, lẳng lơ. ◎ Như: "tao phụ" người đàn bà dâm đãng.
8. (Tính) Phong nhã. ◎ Như: "tao nhân mặc khách" người phong nhã khách văn chương.

Từ điển Thiều Chửu

① Quấy nhiễu. Như bắt phu thu thuế làm cho dân lo sợ không yên gọi là tao nhiễu .
② Ðời Chiến quốc có ông Khuất Nguyên làm ra thơ Li tao , nói gặp sự lo lắng vậy. Người bất đắc chí gọi là lao tao bồn chồn, cũng là noi cái ý ấy. Lại sự phong nhã cũng gọi là phong tao . Vì thế gọi các làng thơ là tao nhân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rối ren, quấy nhiễu: Rối loạn;
② Như [sao] (bộ );
③ (văn) Buồn rầu, lo lắng;
④ Thể văn li tao (chỉ tập thơ Li tao của nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên thời Chiến quốc của Trung Quốc);
⑤ Giới văn thơ (chỉ văn học nói chung và nhà thơ, nhà văn thời xưa. 【】tao khách [saokè] (văn) Nhà thơ, khách thơ;
⑥ Lẳng lơ, lăng nhăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gây rối — Rối loạn — Buồn rầu — Hôi thối — Chỉ về văn chương.

Từ ghép 10

quân
jūn ㄐㄩㄣ

quân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỉ người con trai
2. vua
3. chồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vua, người làm chủ một nước (dưới thời đại phong kiến). ◎ Như: "quân vương" nhà vua, "quốc quân" vua nước.
2. (Danh) Chủ tể. ◇ Đạo Đức Kinh : "Ngôn hữu tông, sự hữu quân" , (Chương 70) Lời của ta có gốc, việc của ta có chủ. ◇ Vương Bật : "Quân, vạn vật chi chủ dã" , (Chú ) Quân là chủ của muôn vật.
3. (Danh) Tên hiệu được phong. ◎ Như: Thời Chiến quốc có "Mạnh Thường Quân" , Ngụy quốc có "Tín Lăng Quân" , Triệu quốc có "Bình Nguyên Quân" .
4. (Danh) Tiếng tôn xưng: (1) Gọi cha mẹ. ◎ Như: "nghiêm quân" , "gia quân" . ◇ Liêu trai chí dị : "Gia quân hoạn du tây cương, minh nhật tương tòng mẫu khứ" 西, (A Hà ) Cha thiếp làm quan đến vùng biên giới phía tây, ngày mai (thiếp) sẽ theo mẹ đi. (2) Gọi tổ tiên. ◇ Khổng An Quốc : "Tiên quân Khổng Tử sanh ư Chu mạt" (Thư kinh , Tự ) Tổ tiên Khổng Tử sinh vào cuối đời Chu. (3) Thê thiếp gọi chồng. ◎ Như: "phu quân" , "lang quân" . (4) Tiếng tôn xưng người khác. ◎ Như: "chư quân" các ngài, "Nguyễn quân" ông Nguyễn. (5) Tiếng tôn xưng mẫu thân hoặc vợ người khác. ◎ Như: "thái quân" tiếng gọi mẹ của người khác, "tế quân" phu nhân.
5. (Danh) Họ "Quân".
6. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Hàn Phi Tử : "Nam diện quân quốc, cảnh nội chi dân, mạc cảm bất thần" , , (Ngũ đố ) Quay mặt về hướng nam cai trị nước, dân trong nước không ai dám không thần phục.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, người làm chủ cả một nước.
② Nghiêm quân cha, cha là chủ cả một nhà, cho nên lại gọi là phủ quân .
③ Thiên quân tâm người, như thiên quân thái nhiên trong tâm yên vui tự nhiên.
④ Tiểu quân vợ các vua chư hầu đời xưa. Vì thế bây giờ người ta cũng gọi vợ là tế quân . Sắc hiệu phong cho đàn bà xưa cũng gọi là quân. Như mình gọi mẹ là thái quân , cũng như danh hiệu Thái phu quân vậy.
⑤ Anh, bạn bè tôn nhau cũng gọi là quân. Như Nguyễn quân anh họ Nguyễn, Lê quân anh họ Lê, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua;
② Ông, anh, ngài: Các ngài; ? Ngài có đến được không?; Ông Nguyễn, anh Nguyễn; Thiên hạ ai người chẳng biết anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
③ (văn) Cha, mẹ hoặc vợ: (hoặc ): Cha; Bà (tiếng gọi mẹ của người khác); Vợ các vua chư hầu (đời xưa); Vợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người ở ngôi vị cao nhất — Chỉ vua, vì vua là người ở ngôi vị cao nhất trong nước — Tiếng tôn xưng người khác. Chẳng hạn vợ gọi chồng là Lang quân, Phu quân — Tiếng tôn xưng giữa bạn bè, người ngang hàng. Hát nó của Cao Bá Quát có câu: » Thế sự thăng trầm quân mạc sấn « ( việc đời lên xuống thay đổi, bạn đừng hỏi làm gì ).

Từ ghép 50

quải
guà ㄍㄨㄚˋ

quải

phồn thể

Từ điển phổ thông

treo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Treo, móc. ◎ Như: "quải phàm" treo buồm, "tường thượng quải liễu nhất bức thủy mặc họa" trên tường treo một bức tranh thủy mặc, "quải dương đầu, mại cẩu nhục" , treo đầu cừu, bán thịt chó. ◇ Nguyễn Du : "Cảnh Hưng do quải cựu thì chung" (Vọng Thiên Thai tự ) Chuông thời Lê Cảnh Hưng xưa còn treo (ở đó).
2. (Động) Nhớ, nghĩ. ◎ Như: "quải niệm" lòng thắc mắc, nhớ nhung. ◇ Thủy hử truyện : "Tả phu chân như thử quải tâm" (Đệ nhị hồi) Anh rể ta vẫn nhớ tới việc đó.
3. (Động) Đội, đeo. ◎ Như: "quải hiếu" để tang, "thân quải lục bào" mình mặc áo bào xanh.
4. (Động) Ghi, vào sổ. ◎ Như: "quải hiệu" ghi tên, "quải thất" báo mất.
5. (Động) Đặt máy điện thoại xuống (cắt đứt đường dây, không nói chuyện nữa). ◎ Như: "tha nhất khí chi hạ quải liễu điện thoại, nhượng đối phương một hữu giải thích đích cơ hội" , bà ta tức giận cúp điện thoại, không để cho bên kia có cơ hội giải thích gì cả.
6. (Động) Bắt điện thoại, gọi điện thoại. ◎ Như: "thỉnh kí đắc quải điện thoại hồi gia" xin nhớ gọi điện thoại về nhà.
7. (Động) Chết.
8. (Danh) Lượng từ: chuỗi, đoàn. ◎ Như: "nhất quải châu tử" một chuỗi hạt ngọc.
9. § Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Treo, như treo phàm treo buồm, quải niệm lòng thắc mắc, quải hiệu thơ bảo đảm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Treo, quặc: Treo áo; Treo lủng lẳng;
② Nhớ;
③ Ghi tên, vào sổ;
④ (loại) Chuỗi, đoàn: Một chuỗi hạt ngọc; Một đoàn xe.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Treo lên — Ghi chép — Đeo bên mình.

Từ ghép 9

tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhéng ㄓㄥˊ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tranh giành
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tranh giành, cãi cọ. Phàm tranh hơn người hay cố lấy của người đều gọi là tranh.
② Thế nào? Dùng làm trợ từ.
③ Một âm là tránh. Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, giành, đua nhau: Tranh chỗ ngồi; Giành vẻ vang; Lúc đó những nhà giàu đua nhau giấu của (Hán thư);
② Tranh cãi, tranh chấp: Tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai;
③ (đph) Thiếu, hụt: Tổng số còn thiếu bao nhiêu?;
④ Sao, làm sao, sao lại: Sao không, sao lại không; Sao biết, sao lại biết; ? Sao biết khách giang sơn, chẳng phải là người từ quê hương đến? (Thôi Đồ: Lỗ thanh). 【】 tranh nại [zhengnài] (văn) Như ;【】tranh nại [zheng nài] (văn) Không làm sao được, biết làm sao, biết làm thế nào được, đành chịu: ? Vườn nam đào lí tuy ưa thích, xuân tàn vắng vẻ biết làm sao? (Thôi Đồ: Giản tùng); ? Người đời tan hợp biết làm sao? (Án Thù: Ngư gia ngạo); 【】tranh nại hà [zhengnàihé] (văn) Biết làm thế nào: ? Mây lành thấm khắp không bờ bến, cây héo không hoa biết thế nào? (Tổ đường tập);【】tranh tự [zhengsì] (văn) Sao bằng: ? Trong thành đào lí trong chốc lát đã rụng hết, sao bằng cây liễu rũ cứ sống hoài? (Lưu Vũ Tích: Dương liễu chi từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giành nhau. Đua nhau. Truyện Trê Cóc : » Cũng còn sự lí tranh nhau khéo là « — Thế nào. Làm sao ( tiếng để hỏi ).

Từ ghép 22

tránh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Can ngăn, khuyên bảo, khuyên răn: Vì can ngăn nhiền lần không được, nên bỏ đi (Hậu Hán thư: Vương Sung truyện). Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn — Một âm là Tranh. Xem Tranh.

bất tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không tiện lợi

Từ điển trích dẫn

1. Không có lợi.
2. Bất thích nghi.
3. Không quen. ◇ Kê Khang : "Tố bất tiện thư, hựu bất hí tác thư" 便, (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Vốn không quen viết thư, lại không thích viết thư.
4. Tới mức, bằng với. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Tiểu đệ tuy bất tiện tự Giả Đại Phu chi xú, khước dữ lệnh tỉ tương tịnh, tất thị bất cập" 便, , (Quyển thập thất) Tiểu đệ tuy không xấu tới bực Giả Đại Phu, nhưng đem ra so với chị ngài, hẳn là không bằng.
5. Thiếu thốn tiền bạc. ◎ Như: "nhĩ như quả nhất thì thủ đầu bất tiện, ngã khả dĩ tiên điếm thượng" 便, nếu như anh nhất thời túng thiếu tiền nong, tôi có thể ứng trước cho.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không được dễ dàng thuận lợi.

Từ điển trích dẫn

1. "Giáp" đứng đầu mười "can" , "Tí" đứng đầu mười hai "chi" . Lấy "can chi" hợp thành một hoa giáp, tức 60 năm, gọi là "giáp tí" .
2. Phiếm chỉ năm tháng, thời gian. ◇ Đỗ Phủ : "Biệt lai tần giáp tí, Thúc hốt hựu xuân hoa" , (Xuân quy ) Từ ngày li biệt đến nay đã bao nhiêu năm tháng, Bỗng chốc, hoa xuân lại về.
3. Tuổi tác. ◇ Liêu trai chí dị : "Thường vấn kì giáp tí, thù bất văn kí ức, đãn ngôn kiến Hoàng Sào phản, do như tạc nhật" , , , (Hồ tứ tướng công ) Có lần hỏi tuổi, chỉ bảo không nhớ rõ, song nói rằng thấy chuyện Hoàng Sào làm phản như vừa hôm qua.
4. Tiết, mùa trong năm. ◇ Cao Thích : "Tuế thì đương chánh nguyệt, Giáp tí nhập sơ hàn" , (Đồng quần công thập nguyệt triều yến Lí thái thú trạch ) Năm đương lúc tháng giêng, Tiết trời vừa chớm lạnh.
5. Chỉ vận mệnh (tính theo thiên can địa chi). ◇ Liêu trai chí dị : "Thích thôn trung lai nhất tinh giả, tự hiệu Nam San Ông, ngôn nhân hưu cữu, liễu nhược mục đổ, danh đại táo. Lí triệu chí gia, cầu thôi giáp tí" , , , , . , (Cửu san vương ) Tình cờ có một người thầy số tới thôn, tự xưng là Nam Sơn Ông, nói chuyện họa phúc của người đều đúng như chính mắt nhìn thấy, rất nổi tiếng. Lí gọi tới nhà nhờ bói vận mạng.
6. Lịch (ghi ngày tháng, cát hung, nghi kị). ◇ Tây du kí 西: "Nả hầu tại san trung, (...) dạ túc thạch nhai chi hạ, triêu du phong động chi trung. Chân thị: San trung vô giáp tí, Hàn tận bất tri niên" (...)宿, . : , (Đệ nhất hồi) Con khỉ ấy ở trong núi, (...) đêm ngủ dưới mái đá, sang rong chơi trong hang núi. Thật là: Trong núi không có lịch, Lạnh hết chẳng hay năm.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.