phồn thể
Từ điển phổ thông
2. đề bài, tiêu đề
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Phần nêu lên trên, lên trước của bài văn hoặc thơ. ◎ Như: "đề mục" 題目 (gọi tắt là "đề") đầu bài nêu lên ý chỉ cho cả bài, "phá đề" 破題 mở đầu, "kết đề" 結題 đóng bài.
3. (Danh) Bài thi (khảo thí). ◎ Như: "tuyển trạch đề" 選擇題 bài thi tuyển, "thí đề" 試題 đề bài thi, "vấn đáp đề" 問答題 bài thi vấn đáp.
4. (Danh) Dấu hiệu, tiêu chí. ◎ Như: "biểu đề" 表題 ghi dấu (dùng cho việc khai khẩn ruộng hoang).
5. (Danh) Tấu, sớ. ◎ Như: "đề thỉnh" 題請 sớ tấu xin dâng lên trên.
6. (Động) Ghi, kí, viết chữ lên trên. ◎ Như: "đề tiêm" 題籤 viết vào thẻ, "đề ngạch" 題額 viết hoành phi (bức biển ngang để treo lên), "đề thi" 題詩 đề thơ, "đề từ" 題辭 đề lời văn.
7. (Động) Bình phẩm, phê bình. ◎ Như: "phẩm đề" 品題 bình phẩm.
8. (Động) Kể chuyện, nói tới. ◎ Như: "bất đề" 不題 không nói tới nữa (thường dùng trong tiểu thuyết xưa sau một hồi, một đoạn chuyện). ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Thả bả nhàn thoại hưu đề, chỉ thuyết chánh thoại" 且把閑話休題, 只說正話 (Đệ thập hồi) Khỏi nói tới chuyện vặt vãnh, chỉ kể chuyện chính.
9. (Động) Gọi, kêu. ◇ Hàn Phi Tử 韓非子: "Bi phù bảo ngọc nhi đề chi dĩ thạch" 悲夫寶玉而題之以石 (Hòa Thị 和氏) Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá.
Từ điển Thiều Chửu
② Tiên đề lên, viết chữ lên trên khiến cho người trông thấy là biết ngay gọi là đề. Như viết vào cái thẻ gọi là đề tiêm 題籤, viết bức biển ngang gọi là đề ngạch 題額. Như nói đề thi 題詩 (đề thơ), đề từ 題辭 (đề lời văn), v.v.
③ Ðề mục (đầu đề; đầu bài). Ðầu bài văn hay bài thơ, nêu cái ý chỉ lên để làm mẫu mực cho cả một bài gọi là đề mục 題目, có khi gọi tắt là đề. Như đoạn đầu văn giải thích cả đại ý trong bài gọi là phá đề 破題 (mở đầu). Ðoạn cuối kết lại cho đủ ý nghĩa là kết đề 結題 (đóng bài).
④ Phẩm đề 品題. Cũng như nghĩa chữ bình phẩm 評品 hay phẩm bình 品評 vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đề chữ lên, viết lên: 在壁上題詩 Đề thơ lên vách; 題名 Ghi tên, đề tên; 題字 Đề chữ;
③ (văn) Phẩm đề, bình phẩm;
④ (văn) Gọi là: 悲夫,寶玉而題之以石 Đáng thương thay, ngọc quý mà lại gọi là đá! (Hàn Phi tử);
⑤ (văn) Dấu hiệu;
⑥ (văn) Lời chú thích;
⑦ (văn) Đầu mút, đoạn cuối: 結題 Đoạn kết;
⑧ (văn) Cái trán: 雕題 Khắc lên trán; 赤首圜題 Đầu đỏ trán tròn (Tư Mã Tương Như: Tử Hư phú);
⑨ (Họ) Đề.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 17
phồn thể
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển Thiều Chửu
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi 回回 tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng 回向 chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. đạo Hồi, Hồi giáo
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Quay, ngoảnh lại. ◎ Như: "hồi thủ" 回首 ngoảnh đầu lại, "hồi quá thân lai" 回過身來 quay mình lại. ◇ Bạch Cư Dị 白居易: "Quân vương yểm diện cứu bất đắc, Hồi khán huyết lệ tương hòa lưu" 君王掩面救不得, 回看血淚相和流 (Trường hận ca 長恨歌) Quân vương che mặt, không cứu nổi, Quay lại nhì, máu và nước mắt hòa lẫn nhau chảy.
3. (Động) Sửa đổi, cải biến. ◎ Như: "hồi tâm chuyển ý" 回心轉意 thay đổi ý kiến, thái độ, chủ trương.
4. (Động) Phúc đáp, trả lời. ◎ Như: "hồi tín" 回信 trả lời thư.
5. (Động) Đáp ứng (đáp trả lại cùng một động tác đã nhận được). ◎ Như: "hồi kính" 回敬 kính lễ đáp ứng, "hồi tha nhất thương" 回他一槍 đánh trả lại nó một giáo.
6. (Động) Từ tạ, từ tuyệt không nhận. ◎ Như: "nhất khẩu hồi tuyệt" 一口回絕 một mực từ chối.
7. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "hồi tị" 回避 tránh né.
8. (Danh) Đạo Hồi, một tôn giáo của "Mục-hãn Mặc-đức" 穆罕默德 Mohammed người A-lạp-bá 阿拉伯 dựng lên. Đến đời Tống, Nguyên, các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tàu, gọi là "Hồi giáo" 回教.
9. (Danh) Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tàu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống "Hồi".
10. (Danh) "Hồi Hồi" 回回 tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên 元 lấy mất.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số lần (hành vi, cử chỉ). Như "thứ" 次. ◎ Như: "tiền hậu ngã cộng khứ trảo liễu tha ngũ hồi" 前後我共去找了他五回 trước sau tổng cộng tôi tìm nó năm lần. (2) Khoảng thời gian: hồi, lát. ◎ Như: "nhàn tọa liễu nhất hồi" 閒坐了一回 ngồi chơi một lát. (3) Thiên, chương, đoạn (tiểu thuyết). ◎ Như: "nhất bách nhị thập hồi bổn Hồng Lâu Mộng" 一百二十回本紅樓夢 một trăm hai mươi hồi truyện Hồng Lâu Mộng. (4) Sự việc, sự tình. ◎ Như: "giá thị lưỡng hồi sự, bất khả hỗn vi nhất đàm" 這是兩回事, 不可混為一談 hai việc đó, không thể bàn luận lẫn lộn làm một được.
12. (Danh) Họ "Hồi".
Từ điển Thiều Chửu
② Cong queo.
③ Hồi, một thiên tiểu thuyết gọi là một hồi.
③ Ðạo Hồi, một tôn giáo của Mục-hãn Mặc-đức người A-lạp-bá dựng lên, đến đời Tống, Nguyên các nước Hồi-hồi mới theo và truyền vào nước Tầu, gọi là Hồi-giáo.
⑤ Giống Hồi, dân ở Tân-cương nước Tầu theo đạo Hồi nhiều, nên gọi là giống Hồi.
⑥ Hồi hồi 回回 tên một nước ngày xưa, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑦ Ðoái lại.
⑧ Chịu khuất.
⑨ Hồi hướng 回向 chữ trong kinh Phật, nghĩa là đem công đức của mình mà hướng về nơi khác, đại khái có thể chia làm ba thứ: 1) Ðem công đức của mục A đã tu mà hồi hướng cho mục B, như làm các việc từ thiện, mà muốn lấy công đức ấy để cầu lấy cái phúc được vãng sinh sang nước Cực-lạc, 2) Lấy công đức của mình tu mà hồi hướng cho người, như tự mình niệm Phật lễ bái, mà quy công đức cho người chết khiến cho người chết được siêu sinh, 3) Ðem muôn phúc muôn thiện của Phật mà hồi hướng cho chúng sinh nhờ công đức ấy đều được vãng sinh nơi Tịnh-độ.
⑩ Một âm là hối. Sợ lánh.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Quay: 回過身來 Quay mình lại;
③ Quanh co, cong queo, khuất khúc. 【回廊】hồi lang [huíláng] Hành lang lượn khúc, hành lang uốn khúc;
④ Trả lời: 【回信】hồi tín [huíxìn] a. Gởi thư trả lời: 希望你回信 Mong anh gửi thư trả lời; b. Thư trả lời: 他寫了一封回信;c. Báo tin: 事情辦妥了,我給你個回信兒 Công việc xong xuôi, tôi sẽ báo tin cho anh;
⑤ Nghĩ lại;
⑥ Lùi bước, chịu khuất: 百折不回 Khó khăn vất vả trăm bề vẫn không chịu khuất (lùi bước);
⑦ Lần, lượt, hồi: 去了幾回了? Đi mấy lần rồi?; "三國誌演義"一共一百二十回 Tam quốc chí diễn nghĩa gồm có 120 hồi;
⑧ [Huí] (Dân tộc) Hồi: 回民 Dân tộc Hồi, người Hồi, dân Hồi;
⑨ [Huí] (Họ) Hồi.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 59
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" 書信 thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" 音信 tin tức, âm hao, "hung tín" 凶信 tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" 霜信 tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" 印信 ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" 信石 tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" 信州, còn gọi là "tì sương" 砒霜.
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" 相信 tin nhau, "tín dụng" 信用 tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" 信奉 tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" 我父母皆仙人, 何可以貌信其年歲乎 (Thanh Nga 青蛾) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện 左傳: "Tín vu thành hạ nhi hoàn" 信于城下而還 (Tương Công thập bát niên 襄公十八年) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" 為農信可樂, 居寵真虛榮 (Du Thạch Giác 遊石角) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" 信口開河 nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" 信手拈來 (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị 白居易: "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" 低眉信手續續彈, 說盡心中無限事 (Tì bà hành 琵琶行) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" 伸. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" 往者屈也, 來者信也 (Hệ từ hạ 繫辭下) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" 申.
Từ ghép 1
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. lòng tin, đức tin
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Bức thư. ◎ Như: "thư tín" 書信 thư từ.
3. (Danh) Tin tức, âm tấn. ◎ Như: "âm tín" 音信 tin tức, âm hao, "hung tín" 凶信 tin xấu, tin chẳng lành, "sương tín" 霜信 tin sương.
4. (Danh) Sứ giả.
5. (Danh) Vật làm tin, bằng chứng. ◎ Như: "ấn tín" 印信 ấn làm bằng.
6. (Danh) Tên thứ đá độc, "tín thạch" 信石 tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở "Tín Châu" 信州, còn gọi là "tì sương" 砒霜.
7. (Danh) Họ "Tín".
8. (Động) Tin theo, không nghi ngờ. ◎ Như: "tương tín" 相信 tin nhau, "tín dụng" 信用 tin dùng.
9. (Động) Kính ngưỡng, sùng bái. ◎ Như: "tín phụng" 信奉 tôn thờ.
10. (Động) Hiểu, biết. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ" 我父母皆仙人, 何可以貌信其年歲乎 (Thanh Nga 青蛾) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.
11. (Động) Ngủ trọ hai đêm liền. ◇ Tả truyện 左傳: "Tín vu thành hạ nhi hoàn" 信于城下而還 (Tương Công thập bát niên 襄公十八年) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.
12. (Phó) Thật, thật là, quả thật. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh" 為農信可樂, 居寵真虛榮 (Du Thạch Giác 遊石角) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.
13. (Phó) Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi. ◎ Như: "tín khẩu khai hà" 信口開河 nói năng bừa bãi, "tín thủ niêm lai" 信手拈來 (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên. ◇ Bạch Cư Dị 白居易: "Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự" 低眉信手續續彈, 說盡心中無限事 (Tì bà hành 琵琶行) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.
14. Một âm là "thân". (Động) Duỗi ra. § Thông "thân" 伸. ◇ Dịch Kinh 易經: "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" 往者屈也, 來者信也 (Hệ từ hạ 繫辭下) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
15. (Động) Trình bày, trần thuật. § Thông "thân" 申.
Từ điển Thiều Chửu
② Không ngờ gì, như tương tín 相信 cùng tin nhau, tín dụng 信用 tin dùng, tín thí 信施 người tin đạo Phật biết đem của bố thí cúng dường.
③ Ngủ trọ đến hai lần gọi là tín.
④ Dấu hiệu để làm tin, như ấn tín 印信, tín phiếu 信票 cái vé làm tin về tiền bạc.
⑤ Tin tức, như thư tín 書信 cái thư hỏi thăm.
⑥ Tin tức, như phong tín 風信 tin gió, sương tín 霜信 tin sương, nghĩa bóng là tin tức ở ngoài đưa đến.
⑦ Tên thứ đá độc, như thạch tín 石信 tức thứ đá ăn chết người, sản ở Tín châu, ta thường gọi là nhân ngôn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tín, tín nhiệm: 威信 Uy tín; 守信 Giữ tín nhiệm;
③ Tin, tin cậy, tin tưởng: 此人不可信 Anh này không thể tin tưởng được;
④ Giấy ủy nhiệm, vật để làm tin, dấu hiệu để làm tin: 印信 Ấn tín (cái dấu đóng để làm tin); 信票 Tín phiếu;
⑤ Tín ngưỡng, tin (theo): 信徒 Tín đồ, con chiên; 信佛教 Theo đạo Phật;
⑥ Tin, tin tức: 這事還沒信呢 Việc đó chưa có tin tức gì cả;
⑦ Sự xuất hiện theo từng kỳ đều đặn;
⑧ Buông trôi, tùy tiện, để mặc;
⑦ Nhân ngôn, thạch tín;
⑨ (văn) Thật, thật là, quả (thật): 子皙信美矣 Tử Tích thật là đẹp (Tả truyện Chiêu công nguyên niên); 聞大王將攻宋,信有之乎? Nghe đại vương sắp đánh nước Tống, quả (thật) có việc đó không? (Lã thị Xuân thu: Ái loại);
⑩ [Xìn] (Họ) Tín.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tỏ rõ
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Hiểu rõ. ◇ Tuân Tử 荀子: "Kì ngôn đa đáng hĩ, nhi vị dụ dã" 其言多當矣, 而未諭也 (Nho hiệu 儒效) Lời đó thường đúng, mà chưa hiểu rõ vậy.
3. (Động) Tỏ rõ, biểu minh. ◇ Hoài Nam Tử 淮南子: "Thôi điệt gian lũ, tích dũng khốc khấp, sở dĩ dụ ai dã" 衰絰菅屨, 辟踊哭泣, 所以諭哀也 (Chủ thuật huấn 主術訓) Mặc áo gai đi giày cỏ, đấm ngực nhảy lên khóc lóc, là để biểu thị lòng thương tiếc.
4. (Động) Ví, sánh. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Thỉnh dĩ thị dụ, thị triêu tắc mãn, tịch tắc hư, phi triêu ái thị nhi tịch tăng chi dã, cầu tồn cố vãng, vong cố khứ" 請以市諭, 市朝則滿, 夕則虛, 非朝愛市而夕憎之也, 求存故往, 亡故去 (Tề sách tứ 齊策四) Xin lấy chợ để ví dụ, chợ sáng thì đông, chiều thì vắng, không phải vì sáng (người ta) yêu chợ mà chiều ghét chợ, (chỉ vì) còn nhu cầu thì tới, hết nhu cầu thì bỏ đi.
5. (Danh) Lời truyền bảo, chỉ thị (bề trên bảo người dưới). ◎ Như: "thượng dụ" 上諭 dụ của vua.
6. (Danh) Họ "Dụ".
Từ điển Thiều Chửu
② Hiểu dụ, tỏ rõ ý nghĩa.
③ Tỏ.
④ Thí dụ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Truyền xuống bằng dụ, chỉ thị xuống (cấp dưới);
③ (văn) Thí dụ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 5
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Rình, trông trộm. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Thứ nữ bất tại, tắc thiết quyển lưu lãm" 覷女不在, 則竊卷流覽 (Thư si 書癡) Rình lúc cô gái không ở đó, là lén lấy sách ra lướt đọc.
3. (Động) Giòm chừng, xem xét. ◇ Vô danh thị 無名氏: "Nhĩ tại môn ngoại thứ giả, khán hữu na nhất vị lão da hạ mã, tiện lai báo cha tri đạo" 你在門外覷者, 看有那一位老爺下馬, 便來報咱知道 (Trần Châu thiếu mễ 陳州糶米, Tiết tử 楔子).
4. (Động) Nhắm, nhìn chăm chú. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Hoa Vinh đáp thượng tiễn, duệ mãn cung, thứ đắc thân thiết, vọng không trung chỉ nhất tiễn xạ khứ" 花榮搭上箭, 曳滿弓, 覷得親切, 望空中只一箭射去 (Đệ tam thập ngũ hồi) Hoa Vinh lắp tên, giương căng cung, nhắm thật kĩ, hướng lên trời chỉ bắn một mũi tên.
5. (Động) Nheo mắt, híp mắt. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "(Bảo Ngọc) nhất thủ cử khởi đăng lai, nhất thủ già trước đăng nhi, hướng Đại Ngọc kiểm thượng chiếu liễu nhất chiếu, thứ trước tiều liễu nhất tiều, tiếu đạo: Kim nhi khí sắc hảo liễu ta" 寶玉一手舉起燈來, 一手遮著燈兒, 向黛玉 臉上照了一照, 覷着瞧了一瞧, 笑道: 今兒氣色好了些 (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Bảo Ngọc) một tay giơ cái đèn lên, một tay che ánh đèn, soi vào mặt Đại Ngọc, nheo mắt nhìn một lúc, rồi cười nói: Hôm nay thần sắc khá rồi đấy.
6. (Động) Đối đãi, trông nom, coi sóc. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Ân chủ thì thường thứ lão hán, hựu mông dữ chung thân thọ cụ, lão tử kim thế bất năng báo đáp, hậu thế tố lư tố mã, báo đáp áp ti" 恩主時常覷老漢, 又蒙與終身壽具, 老子今世不能報答, 後世做驢做馬, 報答押司 (Đệ nhị thập nhất hồi) Ân chủ vẫn trông nom coi sóc đến già này, lại còn nghĩ đến cả việc chung thân, kiếp này lão chẳng đền ơn, thì kiếp sau làm ngựa làm trâu báo đáp áp ti.
7. § Cũng viết là "thứ" 覰.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" 文法 nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" 語法 quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" 書法 phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" 方法 cách làm, "biện pháp" 辦法 đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" 道士作法 đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" 魔法 thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" 法 là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" 佛法 lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" 說法 giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên 五燈會元: "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" 法尚應捨, 何況非法 (Cốc san tàng thiền sư 谷山藏禪師) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" 法塵 cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 法蘭西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" 師法 bắt chước làm theo, "hiệu pháp" 效法 phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" 夕受而不法, 朝斥之矣 (Phong kiến luận 封建論) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" 法帖 thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" 法衣 áo cà-sa, "pháp hiệu" 法號 tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.
Từ điển Thiều Chửu
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp 非聖無法 chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp 正法 đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp 文法 phép làm văn, thư pháp 書法 phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp 師法 bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp 說法, tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư 法師, v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp 法帖 cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 法蘭西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần 法塵.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: 辦法 Biện pháp; 用法 Cách dùng; 加法 Phép cộng; 用兵之法 Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: 法帖 Thiếp mẫu (để tập viết chữ); 效法 Bắt chước, noi theo; 使内外異法也 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: 現身說法 Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: 法術 Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: 師法 Bắt chước làm theo; 上胡不法先王之法 Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); 不必法古 Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: 夕受而不法,朝斥矣 Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 169
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. sắc, nhọn
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Nhanh, mạnh. ◎ Như: "lợi khẩu" 利口 miệng lưỡi lanh lợi. ◇ Tấn Thư 晉書: "Phong lợi, bất đắc bạc dã" 風利, 不得泊也 (Vương Tuấn truyện 王濬傳) Gió mạnh, không đậu thuyền được.
3. (Tính) Thuận tiện, tốt đẹp. ◎ Như: "đại cát đại lợi" 大吉大利 rất tốt lành và thuận lợi.
4. (Động) Có ích cho. ◎ Như: "ích quốc lợi dân" 益國利民 làm ích cho nước làm lợi cho dân, "lợi nhân lợi kỉ" 利人利己 làm ích cho người làm lợi cho mình.
5. (Động) Lợi dụng.
6. (Động) Tham muốn. ◇ Lễ Kí 禮記: "Tiên tài nhi hậu lễ, tắc dân lợi" 先財而後禮, 則民利 (Phường kí 坊記).
7. (Danh) Sự có ích, công dụng của vật gì. ◎ Như: "ngư ông đắc lợi" 漁翁得利 ông chài được lợi.
8. (Danh) Nguồn lợi, tài nguyên. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Đại vương chi quốc, tây hữu Ba Thục, Hán Trung chi lợi" 大王之國, 西有巴蜀, 漢中之利 (Tần sách nhất 秦策一) Nước của đại vương phía tây có những nguồn lợi của Ba Thục, Hán Trung.
9. (Danh) Tước thưởng, lợi lộc. ◇ Lễ Kí 禮記: "Sự quân đại ngôn nhập tắc vọng đại lợi, tiểu ngôn nhập tắc vọng tiểu lợi" 事君大言入則望大利, 小言入則望小利 (Biểu kí 表記).
10. (Danh) Lãi, tiền lời sinh ra nhờ tiền vốn. ◎ Như: "lợi thị tam bội" 利市三倍 tiền lãi gấp ba, "lợi tức" 利息 tiền lời.
11. (Danh) Họ "Lợi".
Từ điển Thiều Chửu
② Nhanh nhẩu, như lợi khẩu 利口 nói lém.
③ Lợi, như ích quốc lợi dân 益國利民, ích cho nước lợi cho dân, lợi tha 利他 lợi cho kẻ khác.
④ Công dụng của vật gì, như thủy lợi 水利 lợi nước, địa lợi 地利 lợi đất.
⑤ Tốt lợi, như vô vãng bất lợi 無往不利 tới đâu cũng tốt.
⑥ Tham, như nghĩa lợi giao chiến 義利交戰 nghĩa lợi vật lộn nhau. Phàm cái gì thuộc sự ích riêng của một người đều gọi là lợi. Cao Bá Quát 高伯适: Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung 古來名利人,奔走路塗中 Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
⑦ Lời, lợi thị tam bội 利市三倍 bán lãi gấp ba. Cho nên cho vay lấy tiền lãi gọi là lợi tức 利息.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (Tiện) lợi: 形勢不利 Tình thế bất lợi;
③ Lợi (ích), lợi thế: 有利有弊 Có lợi có hại; 水利 Thủy lợi; 地利 Địa lợi;
④ Lãi, lợi tức: 暴利 Lãi kếch xù; 連本帶利 Cả vốn lẫn lãi; 利市三倍 Bán lãi gấp ba; 利息 Lợi tức, tiền lãi;
⑤ (Có) lợi: 利己利人 Lợi ta lợi người; 無往不利 Đi đến đâu cũng thuận lợi (tốt đẹp);
⑥ [Lì] (Họ) Lợi.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 94
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Chỗ quan lại làm việc ở một địa phương, công đường. ◎ Như: "huyện đình" 縣廷.
3. (Danh) Sân. § Thông "đình" 庭. ◇ Vương Sung 王充: "Mãn đường doanh đình, điền tắc hạng lộ" 滿堂盈廷, 填塞巷路 (Luận hành 論衡, Luận tử 論死).
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 10
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. cử động
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Bầu, tuyển chọn, đề cử. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" 君子不以言舉人, 不以人廢言 (Vệ Linh Công 衛靈公) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Động) Nêu ra, đề xuất. ◇ Luận Ngữ 論語: "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" 不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta nêu ra một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Phát động, hưng khởi. ◎ Như: "cử sự" 舉事 khởi đầu công việc, "cử nghĩa" 舉義 khởi nghĩa.
5. (Động) Bay. ◇ Tô Thức 蘇軾: "Ngư phủ tiếu, khinh âu cử. Mạc mạc nhất giang phong vũ" 漁父笑, 輕鷗舉. 漠漠一江風雨 (Ngư phủ tiếu từ 漁父笑詞) Lão chài cười, chim âu bay. Mờ mịt trên sông mưa gió.
6. (Động) Sinh đẻ, nuôi dưỡng. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" 過過八九月, 女果舉一男, 買媼撫字之 (Thư si 書癡) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
7. (Động) Lấy được, đánh lấy được thành. ◇ Sử Kí 史記: "Hạng Vương văn Hoài Âm Hầu dĩ cử Hà Bắc" 項王聞淮陰侯已舉河北 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Hạng Vương nghe tin Hoài Âm Hầu đã lấy Hà Bắc.
8. (Danh) Hành vi, động tác. ◎ Như: "nghĩa cử" 義舉 việc làm vì nghĩa, "thiện cử" 善舉 việc thiện.
9. (Danh) Nói tắt của "cử nhân" 舉人 người đậu khoa thi hương (ngày xưa), phiếm chỉ người được tiến cử. ◎ Như: "trúng cử" 中舉 thi đậu.
10. (Tính) Toàn thể, tất cả. ◎ Như: "cử quốc" 舉國 cả nước. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Cử gia yến tập" 舉家宴集 (Phiên Phiên 翩翩) Cả nhà yến tiệc linh đình.
Từ điển Thiều Chửu
② Cử động. Như cử sự 舉事 nổi lên làm việc, cũng như ta nói khởi sự 起事. Thế cho nên có hành động gì đều gọi là cử cả. Như cử động 舉動, cử chỉ 舉止, v.v. Sự không cần làm nữa mà cứ bới vẽ ra gọi là đa thử nhất cử 多此一舉.
③ Tiến cử. Như suy cử 推舉 suy tôn tiến cử lên, bảo cử 保舉 bảo lĩnh tiến cử lên, v.v. Lệ thi hương ngày xưa ai trúng cách (đỗ) gọi là cử nhân 舉人.
④ Phàm khen ngợi hay ghi chép ai cũng gọi là cử, như xưng cử 稱舉 đề cử lên mà khen, điều cử 條舉 ghi tường từng điều để tiêu biểu lên.
⑤ Sinh đẻ, đẻ con gọi gọi là cử 舉, không sinh đẻ gọi là bất cử 不舉.
⑥ Lấy được, đánh lấy được thành gọi là cử.
⑦ Bay cao, kẻ sĩ trốn đời gọi là cao cử 高舉. Ðời sau gọi những người có kẻ có tài hơn người là hiên hiên hà cử 軒軒霞舉 cũng noi nghĩa ấy.
⑧ Ðều cả. Như cử quốc 舉國 cả nước.
⑨ Ðều.
⑩ Họp.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ngẩng: 舉頭 Ngẩng đầu;
③ Ngước: 舉目 Ngước mắt;
④ Bầu, cử: 舉代表 Cử đại biểu; 大家公舉他當組長 Mọi người bầu anh ấy làm tổ trưởng;
⑤ Nêu ra, đưa ra, cho: 請舉一個例子 Xin cho một thí dụ;
⑥ Việc: 義舉 Việc nghĩa;
⑦ Cử động, hành động: 一舉一動 Mọi hành động;
⑧ Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: 舉座 Tất cả những người dự họp; 舉國歡騰 Khắp nước tưng bừng; 村人聞之,舉欣欣然 Nghe thấy thế cả làng đều mừng rỡ; 舉事無所變更 Mọi việc đều không thay đổi (Sử kí); 舉縣 Cả huyện, hết thảy mọi người trong huyện;
⑨ (văn) Đánh hạ, đánh chiếm, chiếm lĩnh: 獻公亡虢,五年而後舉虞 Hiến công mất nước Quắc, năm năm sau lại đánh hạ nước Ngu (Cốc Lương truyện: Hi công nhị niên); 戍卒叫,函谷舉 Tên lính thú (Trần Thiệp) cất tiếng hô lớn, cửa ải Hàm Cốc bị đánh chiếm (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
⑩ (văn) Đi thi, thi đậu, trúng cử: 愈與李賀書,勸賀舉進士 Dũ gởi thơ cho Lí Hạ, khuyên Hạ đi thi tiến sĩ (Hàn Dũ: Vĩ biện); 賀舉進士有名 Lí Hạ đỗ tiến sĩ trở thành người nổi tiếng (Hàn Dũ: Vĩ biện);
⑪ (văn) Tố cáo, tố giác: 吏見知弗舉與同罪 Quan lại phát hiện mà không tố cáo thì sẽ cùng (với người đó) có tội (Luận hoành);
⑫ (văn) Tịch thu;
⑬ (văn) Cúng tế;
⑭ (văn) Nuôi dưỡng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 70
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.