nhan
yá ㄧㄚˊ, yán ㄧㄢˊ

nhan

phồn thể

Từ điển phổ thông

dáng mặt, vẻ mặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trán. ◇ Sử Kí : "Long chuẩn nhi long nhan" (Cao Tổ bản kỉ ) Mũi cao trán rồng.
2. (Danh) Dáng mặt, vẻ mặt. ◎ Như: "hòa nhan duyệt sắc" vẻ mặt vui hòa.
3. (Danh) Mặt, danh dự. ◎ Như: "vô nhan kiến nhân" không còn mặt mũi nào gặp người. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhược ngoại nhân tri đạo, tổ tông nhan diện hà tại!" , (Đệ tam thập tam hồi) Nếu người ngoài biết thì tiếng tăm ông cha mình còn ra làm sao nữa!
4. (Danh) Màu sắc. ◎ Như: "ngũ nhan lục sắc" nhiều màu lắm sắc.
5. (Danh) Cái biển hay hoành phi trên môn đường.
6. (Danh) Họ "Nhan".

Từ điển Thiều Chửu

① Dáng mặt. Như Kinh Thi nói: Nhan như ác đan dáng mặt đỏ như thoa son.
② Sắc mùi. Như nhan sắc sắc màu, sắc mặt, nhan liệu chất dùng để hồ màu, để vẽ ngoài mặt, v.v.
③ Chữ đề ở trên biển hay hoành phi cũng gọi là nhan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mặt, vẻ mặt, mặt mày: Vẻ mặt tươi cười; Mặt mày dày dạn; Vẻ mặt đỏ như bôi son (Thi Kinh);
② Bộ mặt, uy tín;
③ Màu: Lắm màu lắm sắc;
④ Chữ đề trên biển (hay trên bức hoành phi);
⑤ [Yán] (Họ) Nhan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ trán, gần thái dương — Chỉ cái mặt, vẻ mặt — Chữ đề trên tấm bảng, trên đầu sách — Họ người — Tên người, tức Dương Đức Nhan, danh sĩ đời Lê, người xã Hà dương phủ Vĩnh bảo tỉnh Hải dương, bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1468, niên hiệu Quang thuận thứ 4 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Hình bộ Tả thị lang, tước Dương xuyên Hầu. Tác phẩm văn học có Tinh tuyển chư gia thi tập, gồm những bài thơ chữ Hán của các thi gia Việt Nam, đã được lựa lọc kĩ lưỡng.

Từ ghép 20

phãn, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phãn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cơm
2. ăn cơm

Từ điển Thiều Chửu

① Cơm.
② Một âm là phãn. Ăn cơm.
③ Cho giống súc ăn.
④ Ngậm.

phạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cơm
2. ăn cơm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cơm. ◎ Như: "bạch mễ phạn" cơm gạo trắng, "hi phạn" cháo.
2. (Danh) Bữa ăn chính định kì trong ngày. ◎ Như: "tảo phạn" bữa sáng, "vãn phạn" bữa tối.
3. (Động) Ăn. ◇ Luận Ngữ : "Phạn sơ tự ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi" , (Thuật nhi ) Ăn gạo thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu.
4. (Động) Cho ăn. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
5. (Động) Chăn nuôi. ◇ Trang Tử : "Bách Lí Hề tước lộc bất nhập ư tâm, cố phạn ngưu nhi ngưu phì" 祿, (Điền Tử Phương ) Bách Lí Hề, tước lộc không vào tới trong lòng (không hề bận tâm tới), cho nên chăn bò mà bò béo.

Từ điển Thiều Chửu

① Cơm.
② Một âm là phãn. Ăn cơm.
③ Cho giống súc ăn.
④ Ngậm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cơm: Cơm nếp, xôi; Cơm kê;
② Bữa cơm: (Bữa) cơm trưa; Một ngày ba bữa cơm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cơm, tức gạo đã nấu chín thành hột dẻo để ăn — Ăn cơm. Dùng bữa — Đem cơm cho người khác ăn — Món ăn. Td: Trung Quốc phạn ( cơm Tàu, món ăn Tàu ) — Y giá phạn nang : Nghĩa là những đồ tầm thường, thân như cái giá để mắc áo, ruột như cái túi để đựng cơm » Những loài giá áo túi cơm sá gì « ( Kiều ).

Từ ghép 19

sấu
shòu ㄕㄡˋ

sấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vò võ một mình
2. gầy, mòn
3. nhạt, ít màu
4. nạc, ít mỡ
5. đất cằn cỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Gầy, còm. ◇ Nguyễn Du : "Chỉ hữu sấu tích vô sung phì" (Phản chiêu hồn ) Chỉ có người gầy gò, không ai béo tốt.
2. (Tính) Nạc (thịt). ◎ Như: "sấu nhục" thịt nạc.
3. (Tính) Xấu, cằn cỗi (đất). ◎ Như: "giá khối địa thái sấu liễu" thửa ruộng này cằn cỗi quá.
4. (Tính) Nhỏ mà dắn dỏi, có sức (chữ viết).
5. (Động) Giảm sút. ◎ Như: "tiêu sấu" sút kém.

Từ điển Thiều Chửu

① Gầy, mòn.
② Nhỏ.
③ Xấu, ít màu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gầy, còm: Gầy như que củi;
② Hẹp, chật: 穿 Chiếc áo này mặc hơi chật;
③ Nhỏ
④ Thịt nạc: Mua ít thịt nạc;
⑤ Xấu, ít màu mỡ, cằn cỗi: Thửa ruộng này xấu quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gầy gò, ốm yếu — Không được phong phú.

Từ ghép 7

khỉ
qǐ ㄑㄧˇ

khỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa khỉ (kê trắng)
2. rau diếp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa "khỉ", hạt cứng, không có chất dính. § Còn gọi là "tắc" .
2. (Danh) Một thứ rau, giống như "khổ thái" rau đắng.
3. § Thông "kỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa khỉ (kê trắng).
② Rau diếp.
③ Cùng nghĩa với chữ kỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lúa khỉ, kê trắng;
② Rau diếp;
③ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loại lúa — Tên một loài rau.
cánh, cạnh, ngạnh
gěng ㄍㄥˇ

cánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: kết cánh )

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Cát cánh . Vần Cát — Một âm là Ngạnh.

Từ ghép 2

cạnh

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáng lẽ đọc Cạnh. Ta quen đọc Ngạnh. Xem vần Ngạnh. Một âm khác là Cánh. Xem Cát cánh ở vần Cát.

ngạnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cành cây
2. cánh bèo
3. ngang ngạnh
4. ngay thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây cỏ có gai.
2. (Danh) Cành cây, cọng, cuống. ◎ Như: "hoa ngạnh" cuống hoa, "thái ngạnh" cọng rau, "bình ngạnh" cánh bèo (nghĩa bóng: chỉ người bị trôi giạt).
3. (Danh) Bệnh tật, đau đớn. ◇ Thi Kinh : "Chí kim vi ngạnh" (Đại nhã , Tang nhu ) Đến nay chịu đau bệnh.
4. (Động) Cây cỏ đâm vào người.
5. (Động) Cản trở, làm nghẽn. ◎ Như: "ngạnh tắc" tắc nghẽn (đường sá), "tác ngạnh" ngăn trở. ◇ Liêu trai chí dị : "Âm hao toại ngạnh" (Trần Vân Thê ) Tin tức bị ngăn trở.
6. (Động) Nghển, vươn. ◎ Như: "ngạnh trước bột tử" nghển cổ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư thính liễu, bả đầu nhất ngạnh" , (Đệ nhị thập tam hồi) Phượng Thư nghe thế, ngẩng đầu lên.
7. (Tính) Ngang ngạnh, bướng. ◎ Như: "ngoan ngạnh" bướng bỉnh.
8. (Tính) Ngay thẳng. ◎ Như: "ngạnh trực" ngay thẳng, "phong cốt ngạnh chánh" cốt cách ngay thẳng.
9. (Tính) Sơ lược, đại khái. ◎ Như: "ngạnh khái" sơ lược.

Từ điển Thiều Chửu

① Cành cây.
② Cánh bèo, bèo có cành không rễ, nổi trên mặt nước, không dính vào đâu, vì thế gọi các người bị trôi giạt là bình ngạnh .
② Cây cỏ đâm vào người gọi là ngạnh, đường sá mắc nghẽn gọi là ngạnh tắc , làm ngăn trở sự gì gọi là tác ngạnh , v.v.
③ Ngang ngạnh.
④ Nhạnh khải, nói lược qua sự gì gọi là ngạnh.
⑤ Ngay thẳng.
⑥ Bệnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cành, cuống: Cuống sen; Cành hoa;
② (văn) Cánh bèo: Người trôi giạt như cánh bèo;
③ Vươn, nghển: Nghển cổ;
④ Cản trở, trở ngại: Trở ngại từ bên trong;
⑤ (Cây cỏ) đâm vào người;
⑥ Ngang ngạnh;
⑦ (văn) Ngay thẳng;
⑧ (văn) Bệnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cành cây — Cái gai của cây — Ngay thẳng — Mạnh mẽ, cứng cỏi — Ngăn trở, làm bế tắc — Đáng lẽ đọc Cạnh.

Từ ghép 4

lục
lù ㄌㄨˋ

lục

giản thể

Từ điển phổ thông

ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Khắc gỗ;
② Xem (bộ ).

Từ ghép 5

duy
wéi ㄨㄟˊ

duy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chỉ có

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mưu nghĩ. ◎ Như: "tư duy" suy xét. ◇ Sử Kí : "Thối nhi thâm duy viết: Phù Thi Thư ẩn ước giả, dục toại kì chí chi tư dã" 退: , (Thái sử công tự tự ) Lui về mà suy nghĩ sâu xa rằng: Kinh Thi, kinh Thư kín đáo ít lời, (là người viết) muốn gửi gấm ý chí tư tưởng của mình (trong đó).
2. (Phó) Chỉ (có một). § Như chữ "duy" . ◎ Như: "duy nhất chánh sách" chỉ có một chánh sách. ◇ Nguyễn Du : "Nhất lộ giai lai duy bạch phát" (Nam Quan đạo trung ) Suốt dọc đường cùng ta chỉ có mái tóc bạc.
3. (Liên) Tuy, dù. § Cùng nghĩa với "tuy" . ◇ Sử Kí : "Duy Tín diệc vi Đại vương bất như dã. Nhiên thần thường sự chi, thỉnh ngôn Hạng Vương chi vi nhân dã" . , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Dù (Hàn) Tín này cũng thấy Đại Vương không bằng (Hạng Vương). Nhưng thần đã từng thờ (Hạng Vương), vậy xin nói rõ về con người đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưu nghĩ.
② Ấy là, chỉ có một. Như duy nhất chánh sách chỉ có một chánh sách.
③ Lời nói mở đầu. Nghĩa là bui. Như duy Chu vương phủ vạn bang bui vua nhà Chu vỗ yên cả muôn nước.
④ Cùng nghĩa với chữ tuy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duy, chỉ, chỉ có: Chỉ nghe theo lệnh, bảo gì nghe nấy; Chỉ có ta là nhất. 【】 duy độc [wéidú] Chỉ... riêng..., chỉ riêng: Mọi người đều đi ngủ cả rồi, chỉ riêng anh ấy vẫn còn làm việc; 【】duy kì [wéiqí] Chính vì, vì (trong câu nêu rõ mối quan hệ nhân quả, thường dùng thêm ở đoạn câu sau: chính vì... cho nên...): 西 Ai chả biết Hàng Châu có thắng cảnh Tây Hồ, chính vì Tây Hồ nổi tiếng, nên người đi tham quan rất đông;
② (văn) Nhưng mà, nhưng: Anh ấy học rất giỏi, nhưng sức khỏe hơi kém;
③ Tư duy, suy nghĩ: Tư duy;
④ (văn) Do ở: Cũng tại nhà ngươi (Thượng thư);
⑤ (văn) Và, cùng: Răng, da, lông vũ, lông mao và gỗ (Thượng thư);
⑥ (văn) Tuy, dù (dùng như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ ở đầu câu hoặc giữa câu (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suy nghĩ. Chẳng hạn tư duy — Dùng như chữ .

Từ ghép 4

tổ
qū ㄑㄩ, zǔ ㄗㄨˇ

tổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dây tơ mỏng và to bản
2. liên lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây thao (để đeo ấn tín ngày xưa). ◇ Sử Kí : "Tử Anh dữ thê tử tự hệ kì cảnh dĩ tổ, hàng Chỉ Đạo bàng" , (Lí Tư truyện ) Tử Anh cùng vợ con tự buộc dây thao vào cổ, đầu hàng ở đất Chỉ Đạo.
2. (Danh) Mượn chỉ chức quan. ◎ Như: "giải tổ" từ bỏ chức quan.
3. (Danh) Lượng từ, đơn vị vật phẩm hoặc người: bộ, nhóm, tổ. ◎ Như: "nhất tổ trà cụ" một bộ đồ trà, "phân lưỡng tổ tiến hành" chia làm hai nhóm tiến hành.
4. (Động) Cấu thành, hợp thành. ◎ Như: "tổ thành nhất đội" hợp thành một đội.

Từ điển Thiều Chửu

① Dây thao, đời xưa dùng dây thao để đeo ấn, cho nên gọi người bỏ chức quan về là giải tổ .
② Liên lạc, như tổ chức liên lạc nhau lại làm một sự gì, một bộ đồ cũng gọi là nhất tổ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, tổ chức (lại): Hợp (tổ chức) thành một đội;
② Tổ, nhóm, bộ: Nhóm (tổ) đọc báo; Nhóm từ;
③ Dây thao (ngày xưa dùng để đeo ấn): Cổi bỏ dây thao (bỏ chức quan về).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây tơ — Giải mũ — Nối lại. Kết lại — Một nhóm người kết hợp lại. Td: Tiểu tổ.

Từ ghép 14

tắc
jì ㄐㄧˋ, zè ㄗㄜˋ

tắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúa tắc (giống lúa quý nhất)
2. thần lúa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Lúa tễ, còn gọi là "tiểu mễ" . (2) Lúa nếp có hai loại, loại có nhựa dính gọi là "thử" , loại không dính gọi là "tắc" . (3) Cao lương.
2. (Danh) Thần lúa. § Ngày xưa cho rằng lúa "tắc" quý nhất trong trăm giống lúa, cho nên gọi thần lúa là "tắc". ◎ Như: "xã tắc" , "xã" là thần đất, "tắc" là thần lúa. § Sau "xã tắc" phiếm chỉ quốc gia.
3. (Danh) Chức quan coi về việc làm ruộng.
4. (Danh) Họ "Tắc".
5. (Tính) Nhanh, mau. ◇ Thi Kinh : "Kí tề kí tắc, Kí khuông kí sắc" , (Tiểu nhã , Sở tì ) (Người) đã tề chỉnh, đã nhanh nhẹn, Đã ngay thẳng, đã thận trọng trong việc cúng tế.
6. (Động) Xế, xế bóng (mặt trời). § Thông "trắc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa tắc, thứ lúa cao, cây dài đến hơn một trượng, là một giống lúa chín sớm nhất, ngày xưa cho là thứ lúa quý nhất trong trăm giống lúa, cho nên chức quan coi về việc làm ruộng gọi là tắc. Thần lúa cũng gọi là tắc. Như xã tắc , xã là thần đất, tắc là thần lúa.
② Nhanh, mau.
③ Xế, xế bóng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạt kê;
② Xã tắc: Sơn hà xã tắc;
③ (văn) Chức quan coi việc làm ruộng;
④ (văn) Nhanh, mau;
⑤ (văn) Xế, xế bóng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hột kê, một loại trong ngũ cốc. Cũng thường gọi là lúa Tắc — Vị thần lúa — Mau lẹ. Như chữ Tắc — Tên người, tức Trần Ích Tắc, con Trần Thái Tông, năm 1285 hàng nhà Nguyên rồi sang Tàu ở, tác phẩm có Củng cực lạc ngâm tập.

Từ ghép 3

lược
lüě , lüè , lǔ ㄌㄨˇ

lược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cướp lấy, tước đoạt
2. nét phảy
3. đánh đòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đoạt lấy, cướp lấy. ◎ Như: "xâm lược" lấn tới cướp bóc. ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Phụ dữ phu câu vi đạo sở sát, tẫn lược kim bạch" , (Tạ Tiểu Nga truyện ) Cha và chồng đều bị bọn cường đạo sát hại, cướp sạch tiền bạc, lụa là.
2. (Động) Phẩy, phất, lướt nhẹ qua. ◇ Tô Thức : "Hữu cô hạc hoành giang đông lai, (...) kiết nhiên trường minh, lược dư chu nhi tây dã" , (...) , 西 (Hậu Xích Bích phú ) Có một con hạc lẻ bay ngang sông, từ phía đông lại, (...) rít kêu một tiếng dài, lướt ngang thuyền tôi mà qua hướng tây.
3. (Danh) Nét phẩy trong chữ Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Cướp lấy, như xâm lược xâm cướp.
② Phẩy ngang, nét phẩy chữ gọi là lược.
③ Ðánh đòn (đánh bằng roi).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cướp đoạt: Đoạt lấy;
② Lướt nhẹ qua: Gió mát lướt qua mặt; Chim én bay lướt trên mặt nước;
③ Đánh, quất, vụt (bằng roi);
④ (văn) Phẩy ngang;
⑤ Nét phẩy (trong chữ Hán). Xem [lđâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Vơ lấy, vớ lấy: Vớ được một cây gậy đánh liền. Xem [lđè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cướp đoạt — Chặt đứt.

Từ ghép 10

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.