hoán, quán
guàn ㄍㄨㄢˋ, huàn ㄏㄨㄢˋ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rót vào, tưới. ◎ Như: "quán khái" tưới nước vào, "quán tửu" rót rượu. ◇ Liêu trai chí dị : "Sanh tố hỉ hương lan, viên trung đa chủng thực, nhật thường tự quán khái" , , (Đồng nhân ngữ ) Sinh vốn thích hoa lan thơm, trong vườn trồng nhiều giống, ngày ngày tự mình tưới.
2. (Động) Chảy vào, đổ vào. ◇ Trang Tử : "Thu thủy thì chí, bách xuyên quán Hà" , (Thu thủy ).
3. (Động) Chìm ngập.
4. (Động) Mời rượu, kính tửu.
5. (Động) Cưỡng ép bắt uống rượu. ◇ Sử Kí : "(Quách) Giải tỉ tử phụ Giải chi thế, dữ nhân ẩm, sử chi tước. Phi kì nhậm, cưỡng tất quán chi" (), , 使. , (Du hiệp liệt truyện ) Người con của chị (Quách) Giải cậy thế Giải, uống rượu với người ta, nó ép người ta phải uống cạn. Người ta không uống cạn được thì nó ép phải nốc hết.
6. (Danh) Tên sông. § Ở nhiều địa phương.
7. (Danh) Một loại nghi thức rót rượu cúng thần ngày xưa.
8. (Danh) Cây mọc từng bụi thấp. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây.
9. (Danh) Tên một châu thời xưa.
10. (Danh) Họ "Quán".
11. (Tính) Thành khẩn.
12. § Thông "quán" .
13. Một âm là "hoán". (Tính) Ào ạt (dáng nước chảy mạnh).

quán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đổ nước
2. tưới cây

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rót vào, tưới. ◎ Như: "quán khái" tưới nước vào, "quán tửu" rót rượu. ◇ Liêu trai chí dị : "Sanh tố hỉ hương lan, viên trung đa chủng thực, nhật thường tự quán khái" , , (Đồng nhân ngữ ) Sinh vốn thích hoa lan thơm, trong vườn trồng nhiều giống, ngày ngày tự mình tưới.
2. (Động) Chảy vào, đổ vào. ◇ Trang Tử : "Thu thủy thì chí, bách xuyên quán Hà" , (Thu thủy ).
3. (Động) Chìm ngập.
4. (Động) Mời rượu, kính tửu.
5. (Động) Cưỡng ép bắt uống rượu. ◇ Sử Kí : "(Quách) Giải tỉ tử phụ Giải chi thế, dữ nhân ẩm, sử chi tước. Phi kì nhậm, cưỡng tất quán chi" (), , 使. , (Du hiệp liệt truyện ) Người con của chị (Quách) Giải cậy thế Giải, uống rượu với người ta, nó ép người ta phải uống cạn. Người ta không uống cạn được thì nó ép phải nốc hết.
6. (Danh) Tên sông. § Ở nhiều địa phương.
7. (Danh) Một loại nghi thức rót rượu cúng thần ngày xưa.
8. (Danh) Cây mọc từng bụi thấp. ◇ Thi Kinh : "Hoàng điểu vu phi, Tập vu quán mộc" , (Chu nam , Cát đàm ) Hoàng điểu bay đến, Đậu trên bụi cây.
9. (Danh) Tên một châu thời xưa.
10. (Danh) Họ "Quán".
11. (Tính) Thành khẩn.
12. § Thông "quán" .
13. Một âm là "hoán". (Tính) Ào ạt (dáng nước chảy mạnh).

Từ điển Thiều Chửu

① Rót vào, tưới.
② Cây mọc từng bụi là là.
③ Cùng nghĩa với chữ quán

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dẫn nước tưới, tưới, rót vào: Dẫn nước tưới ruộng; Tưới vườn;
② Rót, đổ, trút, lộng: Rót một phích nước; Nhà lộng gió;
③ (văn) Cây mọc từng bụi;
④ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tưới nước — Rót nước, rót rượu — Uống.

Từ ghép 3

tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt áo, rọc, xén
2. thể chế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt (áo quần). ◎ Như: "tài phùng" cắt may. ◇ Cao Bá Quát : "Vi quân tài chiến y" (Chinh nhân phụ ) Vì chàng (thiếp) cắt may áo chiến.
2. (Động) Rọc. ◎ Như: "tài chỉ" rọc giấy.
3. (Động) Giảm, bớt. ◎ Như: "tài giảm" xén bớt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim thuyết nhân vi Tập Nhân thị Bảo Ngọc đích nhân, tài liễu giá nhất lượng ngân tử, đoạn hồ sử bất đắc" , , 使 (Đệ tam thập lục hồi) Bây giờ bảo Tập Nhân là người hầu của Bảo Ngọc mà bớt một lạng tiền lương thì không thể được.
4. (Động) Xét định. ◎ Như: "tổng tài" xét kĩ và phân biệt hơn kém.
5. (Động) Quyết đoán, phán đoán. ◎ Như: "tài phán" xử đoán, "tài tội" xử tội.
6. (Động) Lo lường, lượng độ.
7. (Động) Khống chế. ◎ Như: "độc tài" chuyên quyền, độc đoán.
8. (Động) Làm, sáng tác. ◇ Đỗ Phủ : "Cố lâm quy vị đắc, Bài muộn cưỡng tài thi" , ( Giang đình) Rừng xưa chưa về được, Để làm cho hết buồn phiền, gượng làm thơ.
9. (Động) Giết. ◎ Như: "tự tài" tự sát.
10. (Danh) Thể chế, cách thức, lối, loại. ◎ Như: "thể tài" thể loại.
11. (Phó) Vừa, mới, chỉ mới. § Thông "tài" . ◇ Chiến quốc sách : "Tuy đại nam tử, tài như anh nhi" , (Yên sách nhất ) Tuy là đàn ông lớn, mà cũng chỉ như con nít.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt áo. Như tài phùng cắt may. Phàm cứ theo cái khuôn khổ nhất định mà rọc ra đều gọi là tài. Như chỉ tài rọc giấy.
② Dè bớt, như tài giảm xén bớt.
③ Xét lựa. Như tổng tài xét kĩ và phân biệt hơn kém. Người đứng xét các trò chơi như đá bóng, đánh quần xem bên nào được bên nào thua gọi là tổng tài .
④ Thể chế, lối văn. Như thể tài lựa ra từng lối.
⑤ Quyết đoán. Như tài phán xử đoán phân phán phải trái,
⑥ Lo lường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắt: Cắt quần áo;
② Rọc: Rọc giấy;
③ Giảm, bớt: Giảm bớt quân bị;
④ Xét, xử: Trừng phạt;
⑤ Xét định, quyết đoán: Xét định;
⑥ Lối, cách: Thể tài, cách thức;
⑦ (văn) Vừa mới (dùng như , bộ ): Vừa đến gần bờ, con chó liền nhảy lên (thuyền) (Thuật dị kí); Tay vừa mới giơ lên, thì (con dế) lại nhảy tưng lên cao (Liêu trai chí dị: Xúc chức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt vải thành quần áo. May cắt — Đo lường — Cân nhắc tính toán — Giết chết. Td: Tự tài ( tự tử ) — Giảm bớt. Td: Tài giảm.

Từ ghép 21

ngân, ngôn
yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ, yín ㄧㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngân — Một âm là Ngôn.

ngôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. lời nói

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lời, ngôn (ngữ): Phát ngôn; Cô ấy biết nói ba ngôn ngữ; Lời dẫn;
② Nói: Biết gì nói hết;
③ Ngôn, chữ: Thơ ngũ ngôn, thơ năm chữ; Toàn sách có độ năm trăm ngàn chữ;
④ (văn) Bàn bạc;
⑤ (văn) Trợ từ đầu câu (phát ngữ từ, không dịch): Thưa với bà thầy (Thi Kinh);
⑥ [Yán] (Họ) Ngôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói — Nói — Một âu văn — Một chữ. Td: Thất ngôn ( bảy chữ ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngôn.

Từ ghép 111

ác ngôn 惡言bỉ ngôn 鄙言biện ngôn 弁言cách ngôn 格言cam ngôn 甘言cầm ngôn 禽言cẩu ngôn 苟言chánh ngôn 正言châm ngôn 箴言châm ngôn 針言chân ngôn 真言chân ngôn tông 真言宗chất ngôn 質言chí ngôn 至言chuế ngôn 贅言cổ ngôn 瞽言cuồng ngôn 狂言danh ngôn 名言dao ngôn 謠言dẫn ngôn 引言di ngôn 遺言du ngôn 游言dung ngôn 庸言dự ngôn 豫言dương ngôn 揚言đa ngôn 多言đại ngôn 大言đản ngôn 誕言đạt ngôn 達言đoạn ngôn 断言đoạn ngôn 斷言hí ngôn 戲言hoa ngôn 花言hoa ngôn 華言hư ngôn 虛言khổ ngôn 苦言không ngôn 空言kim ngôn 金言lập ngôn 立言lệ ngôn 例言loạn ngôn 亂言luận ngôn 論言lư ngôn 臚言lưu ngôn 流言mạn ngôn 漫言minh ngôn 明言ngạn ngôn 諺言ngoa ngôn 訛言ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngôn hành 言行ngôn luận 言論ngôn ngữ 言語ngôn từ 言詞ngũ ngôn 五言ngụ ngôn 寓言ngụy ngôn 偽言nhã ngôn 雅言nhất ngôn 一言nhĩ ngôn 邇言oán ngôn 怨言phao ngôn 拋言pháp ngôn 法言phát ngôn 發言phát ngôn nhân 發言人phẫn ngôn 憤言phỉ ngôn 誹言phóng ngôn 放言phù ngôn 浮言phương ngôn 方言quả ngôn 寡言quái ngôn 怪言quát ngôn 括言quần ngôn 羣言sàm ngôn 儳言sàm ngôn 讒言sảng ngôn 爽言sát ngôn 察言sấm ngôn 讖言sô ngôn 芻言sức ngôn 飾言tạo dao ngôn 造謠言tạo ngôn 造言tận ngôn 盡言thác ngôn 託言thận ngôn 慎言thất ngôn 七言thỉ ngôn 矢言thông ngôn 通言tiền ngôn 前言trách ngôn 責言trình thức ngữ ngôn 程式語言trình thức ngữ ngôn 程式语言trung ngôn 忠言trực ngôn 直言tuyên ngôn 宣言tự ngôn 序言tự ngôn 緖言ước ngôn 約言vạn ngôn thư 萬言書vệ ngôn 躗言vi ngôn 微言vi ngôn 違言võng ngôn 誷言vu ngôn 誣言xảo ngôn 巧言xúc ngôn 觸言xương ngôn 昌言ý tại ngôn ngoại 意在言外yêu ngôn 妖言yếu ngôn 要言yêu ngôn 訞言
tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

hoạt, việt
huó ㄏㄨㄛˊ, yuè ㄩㄝˋ

hoạt

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: "phiên san việt lĩnh" trèo đèo vượt núi, "việt tường nhi tẩu" leo qua tường mà chạy.
2. (Động) Trải qua. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế câu hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc chỉnh đốn.
3. (Động) Không theo trật tự, vượt quá phạm vi hoặc lệ thường. ◎ Như: "việt quyền" vượt quyền.
4. (Động) Rơi đổ, ngã xuống. ◎ Như: "vẫn việt" xô đổ, nói việc hỏng mất. ◇ Tả truyện : "Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung" , , , (Thành Công nhị niên ) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe.
5. (Động) Tan, phát dương, tuyên dương. ◎ Như: "tinh thần phóng việt" tinh thần phát dương.
6. (Tính) Du dương. ◎ Như: "kì thanh thanh việt " tiếng của nó trong trẻo du dương.
7. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt".
8. (Danh) Giống "Việt", ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là "Bách Việt" . ◎ Như: giống "Âu Việt" thì ở Chiết Giang , "Mân Việt" thì ở Phúc Kiến , "Dương Việt" thì ở Giang Tây 西, "Nam Việt" thì ở Quảng Đông , "Lạc Việt" thì ở nước ta, đều là "Bách Việt" cả. § Có khi viết là .
9. (Danh) Tên riêng của tỉnh "Chiết Giang" .
10. (Danh) Họ "Việt".
11. (Phó) "Việt... việt..." ... ... càng... càng... ◎ Như: "thì nhật việt cửu phản nhi việt gia thanh tích" thời gian càng lâu càng rõ rệt.
12. Một âm là "hoạt". (Danh) Cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt độ lượng cùng khác nhau. Sự gì quá lắm cũng gọi là việt.
② Rơi đổ. Như vẫn việt xô đổ, nói việc hỏng mất.
③ Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả.
④ Nước Việt, đất Việt.
⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt . Như giống Âu Việt thì ở Chiết Giang , Mân Việt thì ở Phúc Kiến , Dương Việt thì ở Giang Tây 西, Nam Việt thì ở Quảng Đông , Lạc Việt thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là .
⑥ Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây đàn sắt rỗng đáy thời xưa — Một âm khác là Việt. Xem Việt.

việt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vượt quá
2. nước Việt
3. họ Việt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vượt qua, nhảy qua. ◎ Như: "phiên san việt lĩnh" trèo đèo vượt núi, "việt tường nhi tẩu" leo qua tường mà chạy.
2. (Động) Trải qua. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Việt minh niên, chánh thông nhân hòa, bách phế câu hưng" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trải qua một năm, việc cai trị không gặp khó khăn, dân chúng hòa thuận, mọi việc chỉnh đốn.
3. (Động) Không theo trật tự, vượt quá phạm vi hoặc lệ thường. ◎ Như: "việt quyền" vượt quyền.
4. (Động) Rơi đổ, ngã xuống. ◎ Như: "vẫn việt" xô đổ, nói việc hỏng mất. ◇ Tả truyện : "Xạ kì tả, việt vu xa hạ, xạ kì hữu, tễ vu xa trung" , , , (Thành Công nhị niên ) Bắn bên trái, ngã xuống xe, bắn bên phải, gục trong xe.
5. (Động) Tan, phát dương, tuyên dương. ◎ Như: "tinh thần phóng việt" tinh thần phát dương.
6. (Tính) Du dương. ◎ Như: "kì thanh thanh việt " tiếng của nó trong trẻo du dương.
7. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt".
8. (Danh) Giống "Việt", ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là "Bách Việt" . ◎ Như: giống "Âu Việt" thì ở Chiết Giang , "Mân Việt" thì ở Phúc Kiến , "Dương Việt" thì ở Giang Tây 西, "Nam Việt" thì ở Quảng Đông , "Lạc Việt" thì ở nước ta, đều là "Bách Việt" cả. § Có khi viết là .
9. (Danh) Tên riêng của tỉnh "Chiết Giang" .
10. (Danh) Họ "Việt".
11. (Phó) "Việt... việt..." ... ... càng... càng... ◎ Như: "thì nhật việt cửu phản nhi việt gia thanh tích" thời gian càng lâu càng rõ rệt.
12. Một âm là "hoạt". (Danh) Cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt độ lượng cùng khác nhau. Sự gì quá lắm cũng gọi là việt.
② Rơi đổ. Như vẫn việt xô đổ, nói việc hỏng mất.
③ Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả.
④ Nước Việt, đất Việt.
⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt . Như giống Âu Việt thì ở Chiết Giang , Mân Việt thì ở Phúc Kiến , Dương Việt thì ở Giang Tây 西, Nam Việt thì ở Quảng Đông , Lạc Việt thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là .
⑥ Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vượt: Vượt núi băng ngàn; Vượt quyền;
② Sôi nổi: Âm thanh sôi nổi;
③ Càng... càng...: Đầu óc càng dùng càng minh mẫn.【】việt phát [yuèfa] a. Càng...: Sau Trung thu, trời càng mát; b. Càng... thêm, càng... hơn: Càng thêm kiên định ; Trời càng tối, ánh sao càng sáng tỏ hơn;【】việt gia [yuèjia] Như ; 【】 việt dạng [yuèyàng] (văn) Khác thường, đặc biệt, hết sức: Một nụ cười giá đáng ngàn vàng, tình sâu khác thường (Hoàng Đình Kiên: Lưỡng đồng tâm);
④ (văn) (gt) Đến (lúc): Đến giờ mậu ngọ ngày hôm sau (Thượng thư: Thiệu cáo);
⑤ (văn) (lt) Và, cùng: Ta chỉ lo cho mệnh trời và dân chúng (Thượng thư: Dân sảng);
⑥ (văn) Trợ từ đầu câu (dùng để thư hoãn ngữ khí): ? Những kẻ phản loạn bỏ trốn kia đều là bậc trưởng bối của ta, không nên thảo phạt, nhà vua vì sao không làm trái việc bói (Thượng thư: Đại cáo);
⑦ (văn) Rơi đổ: Rơi đổ, hỏng mất;
⑧ [Yuè] Nước Việt (một nước đời Chu, ở miền đông tỉnh Chiết Giang Trung Quốc);
⑨ [Yuè] (Nước) Việt Nam;
⑩ [Yuè] (Họ) Việt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vượt qua — Tên nước thời Xuân Thu, đất cũ thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay — Chỉ nước Việt Nam.

Từ ghép 64

âu việt 瓯越âu việt 甌越bá việt 播越bách việt 百越bắc việt 北越cách việt 隔越dật việt 汩越dật việt 溢越đại cồ việt 大瞿越đại việt 大越đại việt lịch triều đăng khoa lục 大越歷朝登科錄đại việt sử kí 大越史記đại việt sử kí bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử kí bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編đại việt sử kí tiền biên 大越史記前編đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đại việt sử kí tục biên 大越史記續編đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史đàn việt 檀越hoàng việt 皇越hoàng việt địa dư chí 皇越地與志hoàng việt thi tuyển 皇越詩選hoàng việt văn hải 皇越文海hoàng việt văn tuyển 皇越文選khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lạc việt 駱越lạc việt 骆越nam việt 南越ngô việt 吳越ngô việt đồng chu 吳越同舟ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集pháp việt 法越siêu việt 超越tiếm việt 僭越toàn việt thi lục 全越詩錄trác việt 卓越ưu việt 优越ưu việt 優越việt âm thi tập 越音詩集việt cảnh 越境việt cấp 越級việt điện u linh tập 越甸幽靈集việt giám thông khảo 越鑑通考việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt lễ 越禮việt nam 越南việt nam nhân thần giám 越南人臣鑑việt nam thế chí 越南世誌việt nam thi ca 越南詩歌việt ngục 越狱việt ngục 越獄việt nhật 越日việt quyền 越權việt sử 越史việt sử bị lãm 越史備覽việt sử cương mục 越史綱目việt sử tiêu án 越史摽案việt sử tục biên 越史續編việt tây 越嶲việt tây 越西việt thường 越裳việt tố 越訴
pha, phả
pí ㄆㄧˊ, pō ㄆㄛ, pǒ ㄆㄛˇ, pò ㄆㄛˋ

pha

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng, lệch
2. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lệch, không bằng phẳng. ◇ Khuất Nguyên : "Cử hiền tài nhi thụ năng hề, tuần thằng mặc nhi bất pha" , (Li tao ) Tiến cử người hiền tài và dùng người giỏi hề, tuân theo tiêu chuẩn và không thiên lệch.
2. Một âm là "phả". (Phó) Có phần, hơi. ◎ Như: "phả đa" hơi nhiều, "phả thiểu" hơi ít. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu tài tư, lũ quán văn tràng, tâm khí phả cao" , , (Tiên nhân đảo ) Có văn tài, thường đứng đầu trường văn, tâm khí có phần tự cao.
3. (Phó) Rất, lắm. ◇ Tô Mạn Thù : "Dư tâm vị thị liên phả công chỉnh" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tôi trong lòng thầm nghĩ rằng hai câu đối thật là thâm trầm chỉnh đốn.
4. (Phó) Dùng chung với "bất" hoặc "phủ" đế biểu thị nghi vấn: có ... không? ◇ Lạc Dương già lam kí : "Thượng cổ dĩ lai, phả hữu thử sự phủ" , (Bồ đề tự ) Từ thượng cổ đến nay, có thể có việc đó không?
5. (Phó) Không thể. § Thông "phả" . ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Quá khứ bách thiên chư phật, giai tằng chỉ trụ kì trung, thuyết pháp độ nhân, lượng trần sa nhi phả toán" , , , (Hàng ma biến văn ) Trăm nghìn chư Phật quá khứ, đều từng trụ trì vào đó, nói Pháp độ người, hằng hà sa số không thể đếm hết.
6. (Danh) Họ "Phả".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tương đối, khá, chút, hơi hơi, có phần: Tương đối lâu; Khá vui; Tin tức khá nhiều; Anh ấy có phần không bằng lòng (đồng ý); Hai mươi còn chưa đủ, mười lăm khá là thừa (Nhạc phủ thi tập: Mạch thượng tang); Thường làm văn để tiêu khiển, tỏ chút chí mình (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
② Rất: Rất tốt; Khi vua Thái Tổ đánh bại Viên Thuật, Tào Nhân bắt giết quân địch rất nhiều (Tam quốc chí). 【】phả vi [powéi] Rất: Hình dạng cây này rất lạ, chắc là do tay người cắt sửa mà ra;
③ Có thể... không? (dùng theo cú thức [hay , , ], hoặc [hay ], để biểu thị sự nghi vấn có tính suy đoán): ? Người ta trộm thuốc cao của ông, có thể biết được không? (Sưu thần kí); ? Liền hỏi cô gái rằng: Có thể có người đến xin cưới cô chưa? (Hiền ngu kinh); ? Ông có biết có Hàn Sơn tử chăng? (Thái bình quảng kí);
④ Lệch, nghiêng (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu nghiên qua một bên — Nghiên vẹo, không được thẳng — Một âm là Phả. Xem Phả.

phả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng, lệch
2. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lệch, không bằng phẳng. ◇ Khuất Nguyên : "Cử hiền tài nhi thụ năng hề, tuần thằng mặc nhi bất pha" , (Li tao ) Tiến cử người hiền tài và dùng người giỏi hề, tuân theo tiêu chuẩn và không thiên lệch.
2. Một âm là "phả". (Phó) Có phần, hơi. ◎ Như: "phả đa" hơi nhiều, "phả thiểu" hơi ít. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu tài tư, lũ quán văn tràng, tâm khí phả cao" , , (Tiên nhân đảo ) Có văn tài, thường đứng đầu trường văn, tâm khí có phần tự cao.
3. (Phó) Rất, lắm. ◇ Tô Mạn Thù : "Dư tâm vị thị liên phả công chỉnh" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tôi trong lòng thầm nghĩ rằng hai câu đối thật là thâm trầm chỉnh đốn.
4. (Phó) Dùng chung với "bất" hoặc "phủ" đế biểu thị nghi vấn: có ... không? ◇ Lạc Dương già lam kí : "Thượng cổ dĩ lai, phả hữu thử sự phủ" , (Bồ đề tự ) Từ thượng cổ đến nay, có thể có việc đó không?
5. (Phó) Không thể. § Thông "phả" . ◇ Đôn Hoàng biến văn : "Quá khứ bách thiên chư phật, giai tằng chỉ trụ kì trung, thuyết pháp độ nhân, lượng trần sa nhi phả toán" , , , (Hàng ma biến văn ) Trăm nghìn chư Phật quá khứ, đều từng trụ trì vào đó, nói Pháp độ người, hằng hà sa số không thể đếm hết.
6. (Danh) Họ "Phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Lệch, không bằng (không được bằng phẳng).
② Một âm là phả, dùng làm trợ từ. Vả, hơi. Như phả đa hơi nhiều, phả thiểu hơi ít. Đem hai mặt so sánh nhau, cái chỗ hơn kém nhau một chút đó gọi là phả.
③ Hết, đều.
④ Rất, lắm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Không còn cách nào khác ngoài.【】 phả nại [pònài] Không thể làm khác được, chả biết làm sao;
② [Pò] (Họ) Phả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tương đối, khá, chút, hơi hơi, có phần: Tương đối lâu; Khá vui; Tin tức khá nhiều; Anh ấy có phần không bằng lòng (đồng ý); Hai mươi còn chưa đủ, mười lăm khá là thừa (Nhạc phủ thi tập: Mạch thượng tang); Thường làm văn để tiêu khiển, tỏ chút chí mình (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
② Rất: Rất tốt; Khi vua Thái Tổ đánh bại Viên Thuật, Tào Nhân bắt giết quân địch rất nhiều (Tam quốc chí). 【】phả vi [powéi] Rất: Hình dạng cây này rất lạ, chắc là do tay người cắt sửa mà ra;
③ Có thể... không? (dùng theo cú thức [hay , , ], hoặc [hay ], để biểu thị sự nghi vấn có tính suy đoán): ? Người ta trộm thuốc cao của ông, có thể biết được không? (Sưu thần kí); ? Liền hỏi cô gái rằng: Có thể có người đến xin cưới cô chưa? (Hiền ngu kinh); ? Ông có biết có Hàn Sơn tử chăng? (Thái bình quảng kí);
④ Lệch, nghiêng (dùng như , bộ ).
chuyên
zhuān ㄓㄨㄢ

chuyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chú ý hết cả vào một việc
2. chỉ có một, duy nhất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tập trung tâm chí, chú ý hết sức vào một việc. ◎ Như: "chuyên tâm" tâm chí tập trung vào một việc. ◇ Vương An Thạch : "Phù nhân chi tài, thành ư chuyên nhi hủy ư tạp" , (Thượng Nhân Tông hoàng đế ngôn sự thư ).
2. (Tính) Một mình, đơn độc. ◎ Như: "chuyên mĩ" đẹp có một, "chuyên lợi" lợi chỉ một mình được; quyền hưởng lợi cho người phát minh sáng chế (luật).
3. (Tính) Đặc biệt. ◎ Như: "chuyên trường" sở trường chuyên môn, học vấn tài năng đặc biệt về một ngành.
4. (Tính) Chính.
5. (Tính) Nhỏ hẹp. ◇ Diệp Thích : "Địa hiệp nhi chuyên, dân đa nhi bần" , (Túy nhạc đình kí ).
6. (Tính) Trung hậu, thành thật. ◇ Diệp Thích : "Cái kì tục phác nhi chuyên, hòa nhi tĩnh" , (Trường khê tu học kí ).
7. (Tính) Đầy, mãn. ◇ Tư Mã Quang chế chiếu : "Khanh văn học cao nhất thì, danh dự chuyên tứ hải" (Tứ tham tri chánh sự Vương An Thạch khất thối bất duẫn phê đáp 退).
8. (Tính) Béo dày, phì hậu. ◇ Nghi lễ : "Dụng chuyên phu vi chiết trở" (Sĩ ngu lễ ).
9. (Tính) Ngay, đều.
10. (Động) Chủ trì.
11. (Động) Chiếm riêng, nắm trọn hết. ◎ Như: "chuyên chánh" nắm hết quyền chính, độc tài. ◇ Hán Thư : "Quang chuyên quyền tự tứ" (Hoắc Quang truyện ) Quang chiếm riêng hết quyền hành, tự tiện phóng túng.
12. (Phó) Một cách đặc biệt. ◎ Như: "hạn thì chuyên tống" thời hạn phân phát đặc biệt.
13. (Phó) Một cách đơn độc, chỉ một. ◎ Như: "chuyên đoán" độc đoán hành sự.
14. (Danh) Họ "Chuyên".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuyên, chuyên môn, chuyên nhất, chuyên chú: Chuyên (môn) làm công tác nghiên cứu; Người này chuyên lừa lọc người khác; Có người họ Tưởng, chuyên về mối lợi đó đã ba đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); Mong ông chuyên chú vào việc đánh Tề, đừng lo nghĩ gì khác (Chiến quốc sách);
② Riêng, đặc biệt, chỉ có một, độc chiếm;
③ (văn) Chuyên quyền, lộng quyền: Thái Trọng chuyên quyền, Trịnh Bá lo về việc đó (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự mình — Một mình — Riêng về việc gì — Chăm chỉ — Thành thật — Danh từ quân sự thời cổ, một đoàn xe đánh trận, gồm 81 chiếc, gọi là một chuyên.

Từ ghép 35

cốt
gū ㄍㄨ, gú ㄍㄨˊ, gǔ ㄍㄨˇ

cốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xương cốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương. ◎ Như: "kiên giáp cốt" xương bả vai, "tỏa cốt" xương đòn (quai xanh), "quăng cốt" xương cánh tay, "cân cốt" gân và xương.
2. (Danh) Chỉ xác chết, thi cốt. ◇ Cao Bá Quát : "Bích thảo đa tình oanh chiến cốt" (Cảm phú ) Cỏ biếc nặng tình quấn quanh xác lính chết trận. ◇ Đỗ Phủ : "Chu môn tửu nhục xú, Lộ hữu đống tử cốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ) Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài đường người chết cóng.
3. (Danh) Thân mình, khu thể. ◇ Tống Liêm : "Thì binh hậu tuế cơ, Dân cốt bất tương bảo" , (Đỗ Hoàn Tiểu truyện ).
4. (Danh) Chỉ thịt của gia súc dùng để cúng tế. § Tức là những con "sinh" . ◇ Lễ Kí : "Phàm vi trở giả, dĩ cốt vi chủ. Cốt hữu quý tiện. Ân nhân quý bễ, Chu nhân quý kiên" , . . , (Tế thống ).
5. (Danh) Khung, nan, cốt. ◎ Như: "phiến cốt" nan quạt, "cương cốt thủy nê" xi-măng cốt sắt.
6. (Danh) Chỉ thành phần chủ yếu.
7. (Danh) Rễ cây. ◇ Quản Tử : "Phong sanh mộc dữ cốt" (Tứ thì ).
8. (Danh) Phẩm chất, tính chất. ◇ Lí Ngư : "Cụ tùng bách chi cốt, hiệp đào lí chi tư" , 姿 (Nhàn tình ngẫu kí , Chủng thực , Mộc bổn ).
9. (Danh) Chỉ thật chất, cái lẽ thật bên trong. ◇ Lỗ Tấn : "Cố thử sự chánh diệc vị khả tri, ngã nghi tất cốt nô nhi phu chủ, kì trạng dữ chiến khu đồng" , , (Thư tín tập , Trí đài tĩnh nông ).
10. (Danh) Chỉ khí chất. ◇ Tấn Thư : "Thử nhi hữu kì cốt, khả thí sử đề" , 使 (Hoàn Ôn truyện ).
11. (Danh) Chỉ bổn tính, tính cách. ◎ Như: "ngạo cốt" phong cách kiêu ngạo, "phong cốt" tính cách.
12. (Danh) Chỉ tâm thần, tâm ý. ◇ Giang Yêm : "Sử nhân ý đoạt thần hãi, tâm chiết cốt kinh" 使, (Biệt phú ).
13. (Danh) Chỉ nét chữ cứng cỏi hùng mạnh. ◇ Tô Thức : "Đông Pha bình thì tác tự, cốt sanh nhục, nhục một cốt, vị thường tác thử sấu diệu dã" , , , (Đề tự tác tự ).
14. (Danh) Chỉ đường hướng và khí thế của thơ văn. ◇ Văn tâm điêu long : "Cố luyện ư cốt giả, tích từ tất tinh" , (Phong cốt ).
15. (Danh) Tỉ dụ đáy lòng sâu xa. ◇ Vương Sung : "Dĩ vi tích cổ chi sự, sở ngôn cận thị, tín chi nhập cốt, bất khả tự giải" , , , (Luận hành , Tự kỉ ).
16. (Danh) Tỉ dụ (trong lời nói) hàm ý bất mãn, chế giễu... ◇ Mao Thuẫn : "Lí Ngọc Đình bất minh bạch tha môn đích thoại trung hữu cốt" (Tí dạ , Cửu).
17. (Danh) Khắc (thời giờ). § Dịch âm tiếng Anh: quarter. ◇ Khang Hữu Vi : "Âu nhân ư nhất thì chi trung, phân tứ cốt, mỗi cốt tam tự, diệc đồng ư thì số" , , , (Đại đồng thư , Ất bộ đệ tứ chương ).
18. (Danh) Họ "Cốt".
19. (Danh) Tức "cốt phẩm chế" . § Chế độ của tộc Tân La ngày xưa, dựa theo huyết thống phân chia đẳng cấp (hoàng thất, quý tộc...).
20. (Giới) Vẫn cứ, vẫn lại. § Dùng như: "hoàn" , "nhưng nhiên" . ◇ Lí Lai Lão : "Tú áp thùy liêm, cốt hữu hứa đa hàn tại" , (Quyện tầm phương , Từ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Xương, là một phần cốt yếu trong thân thể người và vật.
② Cái cốt, dùng để làm cái mẫu để đúc nắn các hình đứng đều gọi là cốt.
③ Thứ cốt khắc sâu vào. Giận người không quên gọi là hàm chi thứ cốt .
④ Cứng cỏi. Như kẻ cứ đứng thẳng mà can, không a dua nịnh hót gọi là cốt ngạnh (xương cá).
⑤ Người chết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xương (từ được dùng trong một vài thành ngữ thông tục). Xem [gu], [gư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xương: Xương sọ; Xương bả vai; Xương đòn (quai xanh); Xương cánh tay; Xương sườn; Xương mỏ ác; Xương cột sống; Xương quay; Xương trụ; Xương đai hông; Xương cổ tay; Xương bàn tay; Xương ngón tay; Xương cùng; Xương bánh chè; Xương đùi; Xương chày; Xương mác; Xương bàn chân; Xương ngón; Xương đuôi (mu);
② Nan, cốt, khung: Nan quạt; Xi măng cốt sắt;
③ Tinh thần, tính nết, tính cách, cốt cách: Cốt cách thanh tao như mai, tinh thần trong như tuyết;
④ (văn) Cứng cỏi: Thẳng thắn không a dua;
⑤ (văn) Người chết. Xem [gu], [gú].

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】cốt đóa nhi [guduor] (khn) Nụ hoa;
② 【】cốt lục [gulu] Lăn long lóc. Xem [gú], [gư].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương — Chỉ sự cứng cỏi — Chính yếu.

Từ ghép 61

bác cốt 髆骨bạch cốt 白骨bài cốt 排骨băng cơ ngọc cốt 冰肌玉骨bộc cốt 暴骨cân cốt 筋骨chẩm cốt 枕骨chỉ cốt 指骨chi cốt 肢骨chùy cốt 椎骨chưởng cốt 掌骨cổ cốt 股骨cốt bồn 骨盆cốt cách 骨格cốt cách 骨骼cốt đóa nhi 骨朵兒cốt đổng 骨董cốt hôi 骨灰cốt khôi 骨灰cốt lập 骨立cốt mạc 骨膜cốt ngạnh 骨鯁cốt nghạch 骨鯁cốt nhục 骨肉cốt nhục tương tàn 骨肉相殘cốt pháp 骨法cốt quan tiết 骨關節cốt sấu như sài 骨瘦如柴cốt tủy 骨髓cốt tử 骨子cốt tướng 骨相cơ cốt 肌骨cùng cốt 窮骨diện cốt 面骨đầu cốt 頭骨hài cốt 骸骨hiếp cốt 脅骨hổ cốt 虎骨kê cốt 雞骨khắc cốt 刻骨khí cốt 氣骨khô cốt 枯骨lặc cốt 肋骨mai cốt 梅骨mao cốt tủng nhiên 毛骨悚然ngọc cốt 玉骨nhan diện cốt 顏面骨nhập cốt 入骨nhuyễn cốt 輭骨ô cốt kê 烏骨雞phàm cốt 凡骨phấn cốt toái thân 粉骨碎身phong cốt 風骨phú cốt 富骨quăng cốt 肱骨quy cốt 歸骨quyền cốt 權骨sấu cốt 瘦骨tiên phong đạo cốt 仙風道骨tiếp cốt 接骨tọa cốt 座骨
phong
fēng ㄈㄥ

phong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bì đóng kín
2. đậy lại
3. phong cấp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bao, gói. ◎ Như: "tín phong" bao thư.
2. (Lượng) Từ đơn vị: lá, bức. ◎ Như: "nhất phong tín" một bức thư, "lưỡng phong ngân tử" hai gói bạc.
3. (Danh) Bờ cõi, cương giới. ◇ Tả truyện : "Hựu dục tứ kì tây phong" 西 (Hi Công tam thập niên ) Lại muốn mở rộng bờ cõi phía tây.
4. (Danh) Họ "Phong".
5. (Động) Đóng, đậy kín, che kín. ◎ Như: "đại tuyết phong san" tuyết lớn phủ kín núi, "phong trụ động khẩu" bịt kín cửa hang.
6. (Động) Đóng, khóa lại, cấm không cho sử dụng. ◎ Như: "tra phong" niêm phong. ◇ Sử Kí : "Bái Công toại nhập Hàm Dương, phong cung thất phủ khố, hoàn quân Bá Thượng" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Bái Công bèn vào Hàm Dương, niêm phong cung thất, kho đụn, rồi đem quân về Bá Thượng.
7. (Động) Hạn chế. ◎ Như: "cố trí tự phong" tự giới hạn mình trong lối cũ.
8. (Động) Ngày xưa, vua ban phát đất đai, chức tước cho họ hàng nhà vua hoặc cho bầy tôi có công, gọi là "phong". ◇ Sử Kí : "An Li Vương tức vị, phong công tử vi Tín Lăng Quân" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) An Li Vương vừa lên ngôi, phong công tử làm Tín Lăng Quân.
9. (Động) Đắp đất cao làm mộ. ◎ Như: "phong phần" đắp mả. ◇ Lễ Kí : "Phong vương tử Tỉ Can chi mộ" (Nhạc kí ) Đắp đất cao ở mộ vương tử Tỉ Can.
10. (Động) Thiên tử lập đàn tế trời gọi là "phong".
11. (Động) Làm giàu, tăng gia. ◇ Quốc ngữ : "Thị tụ dân lợi dĩ tự phong nhi tích dân dã" (Sở ngữ thượng ) Tức là gom góp những lợi của dân để tự làm giàu mà làm hại dân vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Phong cho, vua cho các bầy tôi đất tự trị lấy gọi là phong.
② Nhân làm quan được vua ban cho các tên hiệu hay cũng gọi là phong, là cáo phong . Con làm quan, cha được phong tước gọi là phong ông hay phong quân .
③ Bờ cõi, như chức quan giữ việc coi ngoài bờ cõi nước gọi là phong nhân . Nay thường gọi các quan đầu tỉnh là phong cương trọng nhậm .
④ To lớn.
⑤ Ðắp, như phong phần đắp mả.
⑥ Giầu có, như tố phong vốn giàu.
⑦ Ðậy, đậy lại, như tín phong phong thơ.
⑧ Ngăn cấm, như cố trí tự phong nghĩa là không biết giảng cầu cái hay mới mà cứ ngăn cấm mình trong lối cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong (tước), ban (tước phẩm, đất đai): Phong vương; Phong chia cho các chư hầu; Ban tước;
② Chế độ phong kiến (gọi tắt): Chống phong kiến;
③ Đóng băng, bọc, đóng kín, bịt kín, đắp lại, niêm phong: Sông đóng băng; Vỏ bọc; Gắn nút chai, gắn xi; Đắp mả; Tự đóng kín mình trong lối cũ;
④ Phong bì: Bỏ vào phong bì;
⑤ Bức, lá: Một bức (lá) thư;
⑥ (văn) Bờ cõi: Chức quan giữ việc ngoài bờ cõi;
⑦ (văn) Giàu có: Vốn giàu có;
⑧ [Feng] (Họ) Phong.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về việc vua đem đất và chức tước ban cho bề tôi. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, thà khuyên chàng đựng chịu tước phong « — Gói lại. Đóng kín lại. Td: Niêm phong, Phong bì. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Đề chữ gấm phong thôi lại mở, gieo bói tiền tin nửa còn ngờ « — To lớn — Ranh giới Vùng đất — Nhiều. Đầy đủ.

Từ ghép 29

uẩn, ôn
wēn ㄨㄣ, yùn ㄩㄣˋ

uẩn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

ôn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhắc lại, xem lại
2. ấm áp

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ấm (không nóng, không lạnh). ◎ Như: "ôn thủy" nước ấm, "ôn noãn" ấm áp.
2. (Tính) Nhu hòa. ◎ Như: "ôn ngữ" lời êm ái dịu dàng. ◇ Luận Ngữ : "Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử nhu hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái.
3. (Động) Hâm nóng. ◎ Như: "ôn nhất hồ tửu" hâm một bầu rượu.
4. (Động) Học lại, tập lại cho nhớ. ◇ Tây sương kí 西: "Tảo vãn ôn tập kinh sử" (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Sớm chiều ôn tập kinh sử.
5. (Danh) Nhiệt độ, mức độ nóng lạnh. ◎ Như: "thể ôn" thân nhiệt (độ nóng trong thân thể người ta, bình thường vào khoảng 36-37 độ).
6. (Danh) Họ "Ôn".
7. Một âm là "uẩn". § Cũng như "uẩn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ấm (vừa phải, dễ chịu).
② Hâm nóng vật lạnh mà làm cho nong nóng gọi là ôn.
③ Ôn lại (nhắc lại sự đã qua).
④ Ôn hòa, lấy lời nói ngọt ngào mà yên ủi người gọi là ôn ngữ , cùng hỏi thăm nhau gọi là hàn ôn .
⑤ Bệnh ôn, bệnh sốt lây ra người khác gọi là ôn.
⑥ Một âm là uẩn. Cùng nghĩa với chữ uẩn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấm: Nước ấm;
② Nhiệt độ, ôn độ: Cặp nhiệt độ;
③ Hâm: Hâm rượu;
④ Ôn, học lại: Ôn cũ biết mới;
⑤ Ôn hòa, điềm đạm, êm dịu: Ôn hòa và hiền lành;
⑥ Như [wen];
⑦ [Wen] (Họ) Ôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp ( trái với lạnh ). Thơ Bà Huyện Thanh quan có câu: » Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn « — Sưởi ấm — Tìm kiếm, nhắc lại việc cũ — Chỉ tính êm đềm — Bệnh sống sót — Danh từ Đông y, chỉ sự bổ dưỡng — Tên người, tức Phan Huy Ôn, 1755 – 1786, danh sĩ đời Lê, tự là Hòa Phủ, hiệu là Chỉ Am, người xã Thu hoạch, huyện Can lộc tỉnh Hà tĩnh, đậu tiến sĩ năm 1780, niên hiệu Cảnh hưng thứ 41 đời Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Đốc đồng tại các tỉnh Sơn Tây, rồi Thái nguyên, được phong tước Mĩ xuyên Bá. Các tác phẩm biên khảo bằng chữ Hán có Thiên nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo, và Khoa bảng tiêu kì.

Từ ghép 31

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.