bạch
bái ㄅㄞˊ, bó ㄅㄛˊ

bạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trắng, màu trắng
2. bạc (tóc)
3. sạch sẽ
4. rõ, sáng, tỏ
5. trống rỗng, hổng
6. miễn phí, không phải trả tiền
7. mất công, công toi, uổng công

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu trắng.
2. (Danh) Trong ngũ hành, màu trắng đại biểu cho "kim" . Về phương hướng, ứng với phương "tây" 西. Đối với bốn mùa trong năm, đó là mùa "thu" .
3. (Danh) Chén rượu phạt, chỉ chung chén rượu. ◇ Vương Thao : "Đương phù nhất đại bạch, vị khánh quân đắc thiên cổ chi mĩ nhân" , (Yểu nương tái thế ) Xin mời uống cạn một chén lớn, để mừng huynh đã được người đẹp muôn đời.
4. (Danh) Họ "Bạch".
5. (Động) Sáng, trời sáng. ◇ Thức : "Đông phương kí bạch" (Tiền Xích Bích phú ) Trời đã rạng đông.
6. (Động) Trình bày, kẻ dưới thưa với người trên. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Hợp chưởng, chiêm ngưỡng tôn nhan, nhi bạch Phật ngôn" , , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của đức Phật mà thưa rằng.
7. (Động) Từ tôn kính, đặt cuối thư sau tên kí. ◇ Hàn Dũ : "(...) Dũ bạch" (...) (Đáp Lí Dực thư ) (...) Hàn Dũ kính thư.
8. (Động) Lộ rõ, bày ra rõ ràng. ◎ Như: "kì oan dĩ bạch" nỗi oan đã bày tỏ, "chân tướng đại bạch" bộ mặt thật đã lộ rõ.
9. (Động) Lườm, nguýt (tỏ vẻ khinh thị hoặc bất mãn). ◎ Như: "bạch liễu tha nhất nhãn" lườm hắn một cái.
10. (Tính) Trắng. ◎ Như: "bạch chỉ" giấy trắng, "bạch bố" vải trắng, "lam thiên bạch vân" trời xanh mây trắng.
11. (Tính) Sạch. ◎ Như: "thanh bạch" trong sạch.
12. (Tính) Sai, lầm. ◎ Như: "tả bạch tự" viết sai chữ.
13. (Tính) Trống không. ◎ Như: "bạch quyển" sách không có chữ, bài làm bỏ giấy trắng, "bạch túc" chân trần.
14. (Tính) Đơn giản, dễ hiểu. ◎ Như: "bạch thoại" lối văn nói đơn giản dễ hiểu.
15. (Phó) Không trả tiền, miễn phí. ◎ Như: "bạch cật bạch hát" ăn uống miễn phí, "bạch cấp" cho không.
16. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "bạch bào nhất thảng" đi uổng công, "bạch lai" tốn công vô ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc trắng.
② Sạch, như thanh bạch trong sạch.
③ Sáng, như đông phương kí bạch trời đã rạng đông.
④ Ðã minh bạch, như kì oan dĩ bạch nỗi oan đã tỏ.
⑤ Trình bày, kẻ dưới thưa với người trên gọi là bạch.
⑥ Chén rượu, như phù nhất đại bạch uống cạn một chén lớn.
⑦ Trắng không, sách không có chữ gọi là bạch quyển .
⑧ Nói đơn sơ, như bạch thoại lối văn nói đơn sơ dễ hiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trắng, màu trắng, bạc: Màu trắng của lông chim trắng giống như màu trắng của tuyết trắng (Mạnh tử); Tóc ông ấy đã bạc rồi;
② Rõ ràng: Rõ rành rành;
③ Trong sạch: Người trong sạch;
④ Trống, không, để trắng: Để trống, bỏ trống; Quyển sách không có chữ;
⑤ Không phải trả tiền: Cho không; Ăn không;
⑥ Mất công, toi công, vô ích: Uổng công, toi công; Anh khiêng không nổi, đừng có phí sức vô ích; Nó nói đến mà không đến, làm tôi phải đợi toi công mất hai giờ đồng hồ;
⑦ Nhầm, sai: Viết sai rồi;
⑧ (văn) Trình bày, thưa (với người trên);
⑨ (văn) Chén rượu: Uống cạn một chén lớn;
⑩ [Bái] Tên dân tộc: Dân tộc Bạch (ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc);
⑪ [Bái] (Họ) Bạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu trắng — Trong sạch. Trong trắng — Sáng sủa. Rõ ràng, chẳng hạn Biện bạch ( nói rõ ) — Làm cho rõ ràng — Chẳng có gì. Trống không — Họ người.

Từ ghép 151

bạch bích 白璧bạch bố 白布bạch bút 白筆bạch cập 白芨bạch câu 白駒bạch câu quá khích 白駒過隙bạch chỉ 白芷bạch chiến 白戰bạch chủng 白種bạch cốt 白骨bạch cung 白宮bạch cư dị 白居易bạch cưỡng 白鏹bạch cương tàm 白殭蠶bạch dân 白民bạch diện 白面bạch diện thư sanh 白面書生bạch duyên khoáng 白鉛礦bạch dương 白楊bạch đả 白打bạch đái 白帶bạch đàn 白檀bạch đạo 白道bạch đằng 白藤bạch đầu 白頭bạch đầu ông 白頭翁bạch địa 白地bạch điến phong 白癜風bạch đinh 白丁bạch đoạt 白奪bạch đồ 白徒bạch đường 白糖bạch giản 白簡bạch hao 白蒿bạch hắc 白黑bạch hắc phân minh 白黑分明bạch hầu 白喉bạch hổ 白虎bạch hùng 白熊bạch huyết bệnh 白血病bạch huyết cầu 白血球bạch khai thủy 白开水bạch khai thủy 白開水bạch khế 白契bạch kim 白金bạch lạp 白蠟bạch lị 白痢bạch liên giáo 白蓮教bạch lộ 白露bạch lộ 白鷺bạch lộ 白鹭bạch ma 白麻bạch mai 白梅bạch mao 白茅bạch mễ 白米bạch mi 白眉bạch môi 白煤bạch nghị 白蟻bạch nghiệp 白業bạch ngọc 白玉bạch ngọc vi hà 白玉微瑕bạch nguyệt 白月bạch ngư 白魚bạch nhãn 白眼bạch nhân 白人bạch nhận 白刃bạch nhật 白日bạch nhật quỷ 白日鬼bạch nhật thăng thiên 白日升天bạch nhiệt đăng 白熱燈bạch nội chướng 白內障bạch ốc 白屋bạch phàn 白礬bạch phát 白髮bạch phấn 白粉bạch phụ tử 白附子bạch quả 白果bạch quyển 白卷bạch sam 白衫bạch sĩ 白士bạch si 白癡bạch sơn 白山bạch tàng 白藏bạch tẩu 白叟bạch thái 白菜bạch thân 白身bạch thiên 白天bạch thỏ 白兔bạch thoại 白話bạch thoại văn 白話文bạch thổ 白土bạch thủ 白手bạch thủ 白首bạch thủ thành gia 白手成家bạch thủy 白水bạch thuyết 白說bạch thược 白芍bạch thương 白商bạch tì 白砒bạch tiển 白癬bạch 白蘇bạch trọc 白濁bạch trú 白晝bạch truật 白朮bạch truật 白术bạch tùng 白松bạch tuyết 白雪bạch tương 白相bạch vân 白雲bạch vân hương 白雲鄉bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bạch vân thạch 白雲石bạch vân thi 白雲詩bạch vân thương cẩu 白雲蒼狗bạch viên 白猿bạch vọng 白望bạch xỉ thanh mi 白齒青眉bạch y 白衣bạch y khanh tướng 白衣卿相bạch yến 白燕ban bạch 斑白ban bạch 頒白bẩm bạch 稟白bần bạch 貧白biện bạch 辨白biệt bạch 別白biểu bạch 表白bình bạch 平白bộc bạch 暴白cáo bạch 告白duệ bạch 曳白đái bạch 戴白đản bạch 蛋白hắc bạch 黑白huyết bạch 血白khải bạch 啟白khiết bạch 潔白minh bạch 明白nguyệt bạch 月白niếu bạch 尿白noãn bạch 卵白tang bạch bì 桑白皮tạo bạch 皁白thái bạch 太白thản bạch 坦白thanh bạch 清白thương bạch 搶白trinh bạch 貞白tuyết bạch 雪白xích khẩu bạch thiệt 赤口白舌y lệ toa bạch nhị thế 伊麗莎白二世
tu
xiū ㄒㄧㄡ

tu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tu hành
2. tu sửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trang điểm, trang sức. ◎ Như: "tu sức" điểm.
2. (Động) Sửa chữa, chỉnh trị. ◎ Như: "tu lí cung thất" sửa chữa nhà cửa.
3. (Động) Xây dựng, kiến tạo. ◎ Như: "tu thủy khố" làm hồ chứa nước, "tu trúc đạo lộ" xây cất đường xá.
4. (Động) Hàm dưỡng, rèn luyện. ◎ Như: "tu thân dưỡng tính" .
5. (Động) Học tập, nghiên cứu. ◎ Như: "tự tu" tự học.
6. (Động) Viết, soạn, trứ thuật. ◎ Như: "tu sử" viết lịch sử.
7. (Động) Đặc chỉ tu hành (học Phật, học đạo, làm việc thiện tích đức...). ◇ Hàn San : "Kim nhật khẩn khẩn tu, Nguyện dữ Phật tương ngộ" , (Chi nhị lục bát ) Bây giờ chí thành tu hành, Mong sẽ được cùng Phật gặp gỡ.
8. (Động) Noi, tuân theo, thuận theo. ◇ Thương quân thư : "Ngộ dân bất tu pháp, tắc vấn pháp quan" , (Định phận ) Gặp dân không tuân theo pháp luật, thì hỏi pháp quan.
9. (Động) Gọt, tỉa, cắt. ◎ Như: "tu chỉ giáp" gọt sửa móng tay.
10. (Tính) Dài, cao, xa (nói về không gian). ◎ Như: "tu trúc" cây trúc dài.
11. (Tính) Lâu, dài (nói về thời gian).
12. (Tính) Tốt, đẹp. ◇ Hàn Dũ : "Hạnh tuy tu nhi bất hiển ư chúng" (Tiến học giải ) Đức hạnh mặc dù tốt đẹp nhưng chưa hiển lộ rõ ràng với mọi người.
13. (Tính) Đều, ngay ngắn, có thứ tự, mạch lạc. ◇ Diệp Thích : "Gia pháp bất giáo nhi nghiêm, gia chánh bất lự nhi tu" , (Nghi nhân trịnh thị mộ chí minh ) Phép nhà không dạy mà nghiêm, việc nhà không lo mà có thứ tự.
14. (Danh) Người có đức hạnh, tài năng. ◇ Văn tâm điêu long : "Hậu tiến truy thủ nhi phi vãn, Tiền tu văn dụng nhi vị tiên" , (Tông kinh ).
15. (Danh) Họ "Tu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa, sửa cho hay tốt gọi là tu, như tu thân sửa mình, tu đức sửa đức, tu lí cung thất sửa sang nhà cửa.
② Dài, như tu trúc cây trúc dài.
③ Tu-đa-la dịch âm tiếng Phạm, nghĩa là kinh. Ðem những lời Phật đã nói chép lại thành sách, gọi là kinh. Nói đủ phải nói là khế kinh nghĩa là kinh Phật nói đúng lí đúng cơ, không sai một chút nào vậy. Có bản dịch là Tu-đố-lộ .
④ Tu-la một loài giống như quỷ thần, là một đạo trong lục đạo thiên, nhân, Tu-la, súc sinh, ngã quỷ, địa ngục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sửa chữa, sửa sang, tu sửa: Sửa xe; Sửa cầu chữa đường;
② Xây dựng: Xây dựng mới một tuyến đường sắt;
③ Cắt gọt, sửa gọn, tỉa: Cắt móng tay; Tỉa nhánh cây;
④ Nghiên cứu (học tập): Tự học, tự nghiên cứu;
⑤ Viết, biên soạn: Viết sử;
⑥ (văn) Dài: Cây tre dài;
⑦ 【】tu đa la [xiuduoluó] (tôn) Kinh (Phật) (dịch âm tiếng Phạn); 【】tu la [xiuluó] (tôn) Tu la (một loài tương tự quỷ thần, nằm trong lục đạo: Thiên, nhân, tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục);
⑧ [Xiu] (Họ) Tu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang cho tốt đẹp — Dài. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Cùng lòng trung nghĩa khác số đoản tu « ( đoản tu là ngắn và dài ) — Ta còn hiểu là bỏ nếp sống bình thường để theo đúng giới luật của một tông giáo nào. Ca dao: » Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu «.

Từ ghép 45

khoát
kuò ㄎㄨㄛˋ

khoát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rộng rãi
2. xa vắng
3. sơ suất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng, lớn. ◇ Lí Hoa : "Địa khoát thiên trường, bất tri quy lộ" , (Điếu cổ chiến tràng văn ) Đất rộng trời dài, không biết đường về.
2. (Tính) Hào phóng, rộng rãi. ◇ Hậu Hán Thư : "Vũ vi nhân thị tửu, khoát đạt cảm ngôn" , (Mã Vũ truyện ) (Mã) Vũ là người thích rượu, hào phóng dám ăn dám nói.
3. (Tính) Viển vông, không thiết thật. ◎ Như: "vu khoát" vu vơ. ◇ Lô Đồng : "Thử ngôn tuy thái khoát, thả thị thần tâm tràng" , (Đông hành ) Lời này tuy thật viển vông, nhưng chính là ruột gan của tôi.
4. (Tính) Giàu có, sang trọng. ◎ Như: "khoát lão" lão nhà giàu.
5. (Tính) Thưa, ít, sơ sài, không kĩ lưỡng, thiếu tinh mật. ◎ Như: "sơ khoát" (1) sơ suất, không cẩn thận. (2) không thân thiết.
6. (Danh) Chiều rộng.
7. (Danh) Hành vi xa xỉ.
8. (Động) Khoan hoãn. ◇ Hán Thư : "Khoát kì phú" (Vương Mãng truyện ) Khoan nới thuế má.
9. (Động) Li biệt. ◎ Như: "khoát biệt" cách xa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chí thân cửu khoát, da môn đô bất nhận đắc liễu" , (Đệ nhất nhất tứ hồi) Bà con thân thiết cách biệt lâu ngày, chúng tôi đều không nhận ra ai nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Rộng rãi.
② Xa vắng. Như khoát biệt cách biệt đã lâu.
③ Sơ suất. Như sơ khoát sơ suất không cẩn thận.
④ Cần khổ, làm ăn lao khổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng, rộng rãi, chiều rộng: Đường rộng mười mét;
② (văn) Nới rộng: Nới rộng thuế (Hán thư);
③ (văn) Vu vơ, không hợp thực tế: Vu khoát, vu vơ;
④ Hào Phóng xa xỉ;
⑤ Giàu sang, sang trọng: Người giàu; Bày biện cho ra vẻ sang trọng;
⑥ (văn) Xa cách, xa vắng: Xa cách khá lâu (Vương Hi Chi: Tạp thiếp tứ);
⑦ (văn) Sơ suất: Sơ suất;
⑧ (văn) Chùn, nhụt (chí...).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rộng rãi — Quá rộng, quá xa, không sát sự thật. Td: Vu khoát — Xa nhau lâu ngày — Xa lạ.

Từ ghép 12

quyền, quyển
juǎn ㄐㄩㄢˇ, quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuốn đi, cuốn theo (dùng sức mạnh). ◎ Như: "tịch quyển" cuốn tất. ◇ Thức : "Quyển khởi thiên đôi tuyết" (Niệm nô kiều ) Cuốn lôi ngàn đống tuyết.
2. (Động) Cuộn lại, cuốn lại. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc ) Sẽ được thấy lại vợ con, buồn bã còn đâu nữa, Vội cuốn sách vở mừng vui muốn điên cuồng. ◇ Tình sử : "Trùng liêm bất quyển nhật hôn hoàng" Đôi tầng rèm rủ (không cuốn lại), bóng dương tà.
3. (Động) Quằn lại, uốn quăn. ◇ Thủy hử truyện : "Khảm đồng đóa thiết, đao khẩu bất quyển" , (Đệ thập nhị hồi) Chặt đồng chém sắt, lưỡi đao không quằn.
4. (Động) Lấy cắp, cuỗm. ◎ Như: "quyển khoản tiềm đào" cuỗm tiền trốn đi.
5. (Danh) Chỉ các thứ có hình cuốn tròn lại. ◎ Như: "yên quyển" thuốc lá cuốn, "đản quyển" trứng tráng cuốn lại.
6. (Danh) Lượng từ: cuộn, gói, bó. § Cũng như chữ "quyển" . ◎ Như: "hành lí quyển nhi" gói hành lí.
7. Một âm là "quyền". § Xem "quyền quyền" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn, cũng như chữ quyển . Tịch quyển cuốn tất (bao quát tất cả).
② Một âm là quyền. Quyền quyền gắng gỏi (hăng hái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nắm tay, quả đấm (như , bộ );
Gắng gỏi, hăng hái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Quyền — Một âm khác là Quyển. Xem Quyển.

Từ ghép 1

quyển

phồn thể

Từ điển phổ thông

cuộn, cuốn (rèm)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cuốn đi, cuốn theo (dùng sức mạnh). ◎ Như: "tịch quyển" cuốn tất. ◇ Thức : "Quyển khởi thiên đôi tuyết" (Niệm nô kiều ) Cuốn lôi ngàn đống tuyết.
2. (Động) Cuộn lại, cuốn lại. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc ) Sẽ được thấy lại vợ con, buồn bã còn đâu nữa, Vội cuốn sách vở mừng vui muốn điên cuồng. ◇ Tình sử : "Trùng liêm bất quyển nhật hôn hoàng" Đôi tầng rèm rủ (không cuốn lại), bóng dương tà.
3. (Động) Quằn lại, uốn quăn. ◇ Thủy hử truyện : "Khảm đồng đóa thiết, đao khẩu bất quyển" , (Đệ thập nhị hồi) Chặt đồng chém sắt, lưỡi đao không quằn.
4. (Động) Lấy cắp, cuỗm. ◎ Như: "quyển khoản tiềm đào" cuỗm tiền trốn đi.
5. (Danh) Chỉ các thứ có hình cuốn tròn lại. ◎ Như: "yên quyển" thuốc lá cuốn, "đản quyển" trứng tráng cuốn lại.
6. (Danh) Lượng từ: cuộn, gói, bó. § Cũng như chữ "quyển" . ◎ Như: "hành lí quyển nhi" gói hành lí.
7. Một âm là "quyền". § Xem "quyền quyền" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cuốn, cũng như chữ quyển . Tịch quyển cuốn tất (bao quát tất cả).
② Một âm là quyền. Quyền quyền gắng gỏi (hăng hái).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cuộn, cuốn, quấn: Cuốn mành lại; Quấn một điếu thuốc; Xe hơi cuốn theo bụi; Cuốn tất;
② Uốn quăn: Uốn tóc; Tóc uốn quăn;
③ Xắn: Xắn tay áo;
④ (loại) Cuộn, bó, gói: Cuộn (gói) hành lí. Xem [juàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn lên. Cuộn lại — Một âm khác là Quyền. Xem Quyền.

Từ ghép 14

nhiếp
niè ㄋㄧㄝˋ, shè ㄕㄜˋ

nhiếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vén lên
2. bắt lấy
3. thu lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sửa cho ngay, chỉnh đốn. ◇ Sử Kí : "Hầu Sanh nhiếp tệ y quan, trực thướng tái công tử thượng tọa, bất nhượng" , , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Hầu Sinh sửa lại áo mũ rách rưới, bước thẳng lên xe ngồi luôn vào chỗ phía trên, không từ chối.
2. (Động) Thu lấy, chụp lấy. ◎ Như: "nhiếp ảnh" chụp hình, "nhiếp thủ kính đầu" chụp tấm hình.
3. (Động) Vén lên, nâng. ◇ Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên.
4. (Động) Thu hút. ◎ Như: "câu hồn nhiếp phách" thu bắt hồn vía. ◇ Cố Huống : "Từ thạch nhiếp thiết, bất nhiếp hồng mao" , (Quảng Lăng Bạch Sa Đại Vân tự bi ) Đá nam châm hút sắt, không hút lông chim hồng.
5. (Động) Duy trì, giữ gìn, bảo trì. ◇ Quốc ngữ : "Thành nhi bất thiên, nãi năng nhiếp cố" , (Tấn ngữ tứ) Thành công mà không dời đổi, mới có thể giữ vững.
6. (Động) Bắt lấy. ◎ Như: "câu nhiếp" tróc nã, tìm bắt.
7. (Động) Cai quản, thống lĩnh. ◎ Như: "thống nhiếp" thống lĩnh. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhiếp thiên địa chi chánh, bỉnh tứ hải chi duy" , (Trần Phiền truyện ) Cầm đầu khuôn phép trời đất, nắm giữ bờ cõi bốn bể.
8. (Động) Kiêm nhiệm, thay thế. ◎ Như: "nhiếp chánh" thay vua cai trị nước. ◇ Mạnh Tử : "Nghiêu lão nhi Thuấn nhiếp dã" (Vạn Chương thượng ) Vua Nghiêu già nên Thuấn thay thế mà trị nước vậy.
9. (Động) Phụ tá, giúp đỡ. ◇ Thi Kinh : "Bằng hữu du nhiếp" (Đại nhã , Kí túy ) Bạn bè sẵn sàng giúp đỡ.
10. (Động) Gần, sát gần, ép sát, bách cận. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian" , (Tiên tiến ) Nước có ngàn cỗ xe, bị ép giữa hai nước lớn.
11. (Động) Nuôi dưỡng. ◎ Như: "nhiếp sanh" dưỡng sinh. ◇ Thẩm Ước : "Thiện nhiếp tăng thọ" (Thần bất diệt luận ) Khéo bảo dưỡng thì thêm tuổi sống lâu.
12. Một âm là "nhiệp". (Tính) Yên định, an ổn. ◇ Hán Thư : "Thiên hạ nhiếp nhiên, nhân an kì sanh" , (Nghiêm Trợ truyện ) Thiên hạ an ổn, ai nấy ở yên với đời sống mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vén lên.
② Bắt lấy.
③ Thu nhiếp lại, như nhiếp ảnh chụp ảnh, nhiếp sinh thu nhiếp tinh thần để nuôi mình cho khỏe.
④ Trị cho nghiêm chỉnh, như trấn nhiếp lấy oai mà khiến cho ai nấy đều sợ không dám làm càn.
⑤ Kiêm, thay, nhiếp vị làm thay địa vị người khác.
⑥ Bị bức bách.
⑦ Vay mượn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, thu hút, hấp thu: Hấp thu chất bổ;
② Bảo dưỡng, giữ gìn (sức khỏe): Giữ gìn thân thể (sức khỏe); Giữ sức khỏe, dưỡng sinh;
③ Thay quyền để thống trị, kiêm quyền, thay quyền: Nhiếp chính (thay vua nắm quyền cai trị); Lên ngôi thay vua;
④ (văn) Trị cho nghiêm chỉnh: Trấn áp để không dám làm càn;
⑤ (văn) Bị bức bách;
⑥ (văn) Vay mượn;
⑦ (văn) Vén lên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Giúp đỡ — Đem, dẫn tới — Thay thế — Nuôi nấng — Đáng lẽ đọc Thiếp.

Từ ghép 10

nhân vật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhân vật

Từ điển trích dẫn

1. Người và vật. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Giá hội thành khước dã nhân vật phú thứ, phòng xá trù mật" , (Đệ nhất hồi).
2. Chỉ người. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Trưởng quan ngữ âm, bất tượng Giang Nam nhân vật" , (Tiểu thủy loan thiên hồ di thư ) Giọng nói của trưởng quan, không giống người Giang Nam.
3. Chỉ người khác. ◇ Đông Quan Hán kí : "Luân miễn quan quy điền lí, bất giao thông nhân vật, cung dữ nô cộng phát cức điền chủng mạch" , , (Đệ Ngũ Luân truyện ).
4. Người có phẩm cách, tài ba kiệt xuất hoặc có danh vọng, địa vị. ◇ Phạm Thành Đại : "Địa linh cảnh tú hữu nhân vật, Tân An phủ thừa kim đệ nhất" , (Tống thông thủ lâm ngạn cường tự thừa hoàn triều ).
5. Chỉ phẩm cách, tài cán. ◇ Lí Triệu : "Trinh Nguyên trung, Dương Thị, Mục Thị huynh đệ nhân vật khí khái bất tương thượng hạ" , , (Đường quốc sử bổ , Quyển trung ).
6. Chỉ vẻ ngoài (ngoại mạo). ◇ Tôn Quang Hiến : "Lô tuy nhân vật thậm lậu, quan kì văn chương hữu thủ vĩ, tư nhân dã, dĩ thị bốc chi, tha nhật  tất vi đại dụng hồ?" , , , , ? (Bắc mộng tỏa ngôn , Quyển ngũ ).
7. Chỉ chí thú tình tính. ◇ Ngô Tăng : "Cao Tú Thật mậu hoa, nhân vật cao viễn, hữu xuất trần chi tư" , , (Năng cải trai mạn lục , Kí thi ).
8. Về một phương diện nào đó, đặc chỉ người có tính đại biểu. ◇ Thanh Xuân Chi Ca : "Đoản đoản đích nhất thiên thì gian, tha giản trực bả tha khán tác lí tưởng trung đích anh hùng nhân vật" , (Đệ nhất bộ, Đệ ngũ chương).
9. Nhân vật lấy làm đề tài trong tranh Trung Quốc. ◇ Thức : "Đan thanh cửu suy công bất nghệ, Nhân vật vưu nan đáo kim thế" , (Tử Do tân tu Nhữ Châu Long Hưng tự ngô họa bích ).
10. Nhân vật hình tượng trong tác phẩm và nghệ thuật phẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người nổi bật, được chú ý.
tiểu
xiǎo ㄒㄧㄠˇ

tiểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhỏ bé

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhỏ, ít, thấp, kém. Đối lại với "đại" . (1) Thể tích, số lượng, lực lượng không lớn. ◎ Như: "tiểu thành" thành nhỏ, "khí tiểu dị doanh" đồ hẹp dễ đầy, "tiểu nhân vật" người thấp kém. ◇ Tuân Tử : "Bất tích tiểu lưu, vô dĩ thành giang hải" , (Khuyến học ) Không tích chứa dòng nhỏ, thì không làm thành sông biển. (2) Ít tuổi. ◎ Như: "niên kỉ tiểu" ít tuổi, tuổi nhỏ. (3) Ở hàng sau hoặc địa vị thấp. ◎ Như: "tiểu quan" quan thấp, "tiểu muội" em gái. (4) Dùng làm khiêm từ, để nói về những thứ thuộc về mình hoặc có liên quan tới mình. ◎ Như: "thứ tiểu dân trực ngôn" xin tha thứ cho người của tôi bộc trực, "tiểu điếm" cửa tiệm của tôi, "tiểu nhi" con trai tôi, cháu nó.
2. (Tính) Đặt trước từ, dùng để xưng hô thân mật với người ít tuổi. ◎ Như: "tiểu Vương" em Vương, "tiểu lão đệ" lão đệ ta.
3. (Danh) Kẻ xấu ác, hại người. ◇ Hán Thư : "Kim đại vương thân cận quần tiểu, tiệm tí tà ác sở tập" , (Cung Toại truyện ) Nay đại vương gần gũi bọn người xấu xa, dần dà tiêm nhiễm thói ác.
4. (Danh) Trẻ nhỏ. ◎ Như: "nhất gia lão tiểu" người lớn trẻ nhỏ trong nhà.
5. (Danh) Nàng hầu, thiếp. ◇ Thang Hiển Tổ : "Thường hữu thú tiểu chi ý" (Mẫu đan đình ) Thường có ý định cưới vợ lẽ.
6. (Động) Khinh thường. ◎ Như: "vị miễn tiểu thị" chưa khỏi coi là kẻ tầm thường, nghĩa là coi chẳng vào đâu cả.
7. (Phó) Một chút, một lát. ◎ Như: "tiểu trú sổ nhật" ở tạm vài ngày.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhỏ.
② Hẹp hòi, như khí tiểu dị doanh đồ hẹp dễ đầy.
③ Khinh thường, như vị miễn tiểu thị chưa khỏi coi là kẻ tầm thường, nghĩa là coi chẳng vào đâu cả.
④ Nàng hầu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, con, hẹp, tiểu: Nước nhỏ; Vấn đề nhỏ; Sông con; Căn buồng rất nhỏ hẹp; Đồ hẹp dễ đầy; Nó còn nhỏ tuổi; Tiếng nói quá nhỏ;
② Một lát, một thời gian ngắn, khoảnh khắc: Ngồi một lát; Ở một thời gian ngắn;
③ Út: Con út; Em út;
④ Trẻ nhỏ: Người lớn và trẻ nhỏ trong nhà; Bị đám trẻ nhỏ oán giận (Thi Kinh);
⑤ (cũ) Vợ lẽ, nàng hầu;
⑥ (khiêm) Người và vật có quan hệ với mình: Con gái tôi; Em (trai) tôi; Cửa hàng của tôi;
⑦ (văn) Ít: Ít quân địch đã đi (Thanh bại loại sao);
⑧ (văn) Thấp, thấp bé: Gò thấp;
⑨ (văn) Hèn mọn, thấp kém: Giữ lại làm một chức quan thấp kém (Liễu Tôn Nguyên: Đồng Khu Kí truyện);
⑩ (văn) Khéo léo: Tinh xảo;
⑪ (văn) Vụn vặt;
⑫ (văn) Hơi một chút: Chỉ hơi không chú ý một chút ( Thức: Giáo chiến thủ sách); Tướng sĩ hơi có lỗi một chút là chém đầu ngay (Tư trị thông giám);
⑬ (văn) Một chút, một lát: Anh khoan hãy đi, để bần đạo nói chuyện với anh một chút (một lát) (Thế thuyết tân ngữ);
⑭ (văn) Với số lượng nhỏ, với quy mô nhỏ: Quân Hung Nô vào với số lượng nhỏ (Sử kí);
⑮ (văn) Coi là nhỏ: Lên núi Thái Sơn mà coi thiên hạ là nhỏ (Mạnh tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Nhẹ nhàng — Tiếng tự xưng khiêm nhường. Td: Tiểu đệ — Chỉ người nhỏ tuổi. Td: Chú tiểu — Đứa nhỏ hầu hạ. Cung oán ngâm khúc: » Đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tiểu.

Từ ghép 97

biển tiểu 褊小cực tiểu 極小diệu tiểu 眇小đại đồng tiểu dị 大同小異đại tiểu 大小gia tiểu 家小hệ tiểu 係小kiến tiểu 見小lão tiểu 老小nhược tiểu 弱小quần tiểu 羣小sấu tiểu 瘦小ti tiểu 卑小tiểu bao 小包tiểu báo 小報tiểu báo 小报tiểu biệt 小別tiểu cật 小吃tiểu cẩu 小狗tiểu chú 小註tiểu chước 小酌tiểu công 小功tiểu danh 小名tiểu dân 小民tiểu đăng khoa 小登科tiểu độc lạc phú 小獨樂賦tiểu đồng 小童tiểu gia đình 小家庭tiểu hà 小河tiểu hài 小孩tiểu hàn 小寒tiểu hình 小型tiểu hoàn 小鬟tiểu học 小学tiểu học 小學tiểu huệ 小慧tiểu kết 小結tiểu kết 小结tiểu khán 小看tiểu khâu 小丘tiểu khê 小溪tiểu khí 小气tiểu khí 小氣tiểu khiết 小喫tiểu khoa 小科tiểu kiều 小嬌tiểu kính 小径tiểu kính 小徑tiểu lộ 小路tiểu nguyệt 小月tiểu ngưu 小牛tiểu nhân 小人tiểu nhi 小兒tiểu ốc 小屋tiểu phiến 小販tiểu phiến 小贩tiểu phòng 小房tiểu phụ 小婦tiểu sản 小產tiểu sinh 小生tiểu sinh ý 小生意tiểu số 小數tiểu sự 小事tiểu sử 小史tiểu sửu 小丑tiểu tả 小写tiểu tả 小寫tiểu tâm 小心tiểu tận 小尽tiểu tận 小盡tiểu thanh 小声tiểu thanh 小聲tiểu thì 小时tiểu thì 小時tiểu thiền 小禪tiểu thiếp 小妾tiểu thiệt 小舌tiểu thối 小腿tiểu thời 小时tiểu thời 小時tiểu thuyết 小說tiểu thuyết 小说tiểu thư 小姐tiểu thừa 小乘tiểu thực 小食tiểu tiện 小便tiểu tiền đề 小前提tiểu tiết 小節tiểu tinh 小星tiểu tổ 小組tiểu tổ 小组tiểu truyện 小傳tiểu trường 小腸tiểu tự 小字tiểu tường 小祥tiểu xảo 小巧xuất tiểu cung 出小恭
thắc
tè ㄊㄜˋ, tēi ㄊㄟ, tuī ㄊㄨㄟ

thắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. biến đổi
2. sai lầm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi. ◇ Mạn Thù : "Thiếp tâm chung thủy chi minh, cố bất thắc dã" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Lòng em chung thủy thế nào, vẫn không dời đổi.
2. (Động) Sai lầm. ◇ Dịch Kinh : "Cố nhật nguyệt bất quá, nhi tứ thì bất thắc" , (Dự quái ) Cho nên mặt trời mặt trăng không lầm lẫn mà bốn mùa không sai trật.
3. (Phó) Rất, lắm. § Tục dùng như "thái" , thường dùng trong các từ khúc. ◇ Thủy hử truyện : "Cao thái úy nhĩ thắc độc hại, nhẫm địa khắc bạc" , (Đệ thập nhị hồi) Cao thái úy, mi thật là độc ác, áp bức nghiệt ngã ta đền nông nỗi này.
4. (Tính) Hung ác. ◇ Trần Lâm: "Tứ hành hung thắc" (Vi Viên Thiệu hịch Dự Châu ) Tha hồ hung ác.
5. (Tính) "Thắc thắc" thấp thỏm, nơm nớp. ◇ Phù sanh lục kí : "Tư tâm thắc thắc, như khủng bàng nhân kiến chi giả" , (Khuê phòng kí lạc ) Trong lòng thấp thỏm, như sợ người khác trông thấy vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Biến đổi.
② Sai lầm. Tục dùng như chữ thái , thường dùng trong các từ khúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Sai, sai lầm, sai trái: Sai, sai trái;
② Biến đổi. Xem [tei], [tui].

Từ điển Trần Văn Chánh

】thắc nhi [teir] (thanh) Phạch, phạch phạch (tiếng chim vỗ cánh). Xem [tè], [tui].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Quá, lắm (dùng như , bộ ): Đường trơn quá; Gió to lắm. Xem [tè], [tei].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai lệch đi. Thay đổi đi — Quá độ.
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mọi rợ
2. công bằng
3. bị thương
4. giết hết (khi bị tội, giết 3 họ hay 9 họ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ một dân tộc đông bộ Trung Quốc thời nhà "Ân" , nhà "Thương" , ở vào khoảng Sơn Đông, Giang ngày nay. Sau phiếm chỉ các dân tộc ở phía đông Trung Quốc.
2. (Danh) Rợ, mọi. § Ngày xưa, tiếng gọi khinh miệt các dân tộc ở ngoài "Trung Nguyên" . ◎ Như: "Man Di Nhung Địch" .
3. (Danh) Một nông cụ thời xưa, như cái cuốc, cái cào. ◇ Quốc ngữ : "Ác kim dĩ chú sừ, di, cân, trọc" , , , (Tề ngữ ) Kim loại xấu lấy đúc cuốc, bừa, rìu, trọc.
4. (Danh) Vết thương. § Thông "di" . ◇ Tả truyện : "Sát di thương" (Thành Công thập lục niên ) Xem xét vết thương.
5. (Danh) Thái bình, yên ổn.
6. (Danh) Bình an. ◎ Như: "hóa hiểm vi di" biến nguy thành an.
7. (Danh) Đạo thường. § Thông "di" .
8. (Danh) Bọn, nhóm, đồng bối.
9. (Danh) Họ "Di".
10. (Động) Làm cho bằng phẳng. ◎ Như: "di vi bình địa" làm thành đất bằng phẳng.
11. (Động) Giết hết, tiêu diệt. ◇ Nguyễn Du : "Bạo nộ nhất sính di thập tộc" (Kì lân mộ ) Để hả giận, giết cả mười họ.
12. (Động) Làm hại, thương tổn.
13. (Động) Phát cỏ, cắt cỏ. ◇ Chu Lễ : "Xuân thủy sanh nhi manh chi, hạ nhật chí nhi di chi" , (Thu quan , Thế thị ) Mùa xuân bắt đầu sinh ra nẩy mầm, ngày hè đến phát cỏ.
14. (Động) Hạ thấp, giáng xuống.
15. (Động) Ngang bằng.
16. (Động) Đặt, để. ◇ Lễ Kí : "Nam nữ phủng thi di vu đường, hàng bái" , (Tang đại kí ) Nam nữ khiêng thi thể đặt tại gian nhà chính, cúi lạy.
17. (Động) Suy vi, suy lạc.
18. (Tính) Bằng phẳng. ◇ Vương An Thạch : "Phù di dĩ cận, tắc du giả chúng; hiểm dĩ viễn, tắc chí giả thiểu" , ; , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Chỗ phẳng mà gần thì kẻ đến chơi nhiều; chỗ hiểm mà xa thì người đến chơi ít.
19. (Tính) Đẹp lòng, vui vẻ. § Thông "di" . ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Vân hồ bất di" , (Trịnh phong , Phong vũ ) Đã gặp chàng rồi, Rằng sao mà chẳng vui.
20. (Tính) To, lớn.
21. (Tính) Ngạo mạn vô lễ.

Từ điển Thiều Chửu

① Rợ mọi.
② Công bằng, như di khảo kì hành lấy lòng công bằng mà xét sự hành vi của người.
③ Bị thương.
④ Giết hết, xưa ai có tôi nặng thì giết cả chín họ gọi là di.
⑤ Ðẹp lòng.
⑥ Ngang, bằng.
⑦ Bầy biện.
⑧ Thường, cùng nghĩa với chữ di .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên, bình yên: Biến nguy thành yên;
② Di, mọi rợ (tiếng thời xưa Trung Quốc dùng để gọi các dân tộc phương Đông);
③ (cũ) Người ngoại quốc, người nước ngoài;
④ San bằng (phẳng): San phẳng. (Ngr) Tiêu hủy, tiêu diệt, giết;
⑤ (văn) Công bằng: Xét một cách công bằng hành vi của người khác;
⑥ (văn) Bị thương;
⑦ (văn) Ngang, bằng;
⑧ (văn) Bày biện;
⑨ (văn) Thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Làm cho yên ổn — Vui vẻ — Làm bị thương. Làm tổn hại — Giết chết — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ chung những dân tộc phía Bắc.

Từ ghép 18

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.