tăng, tằng
céng ㄘㄥˊ, Zēng ㄗㄥ

tăng

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Từng, đã, có lần. ◎ Như: "vị tằng" chưa từng. ◇ Nguyễn Trãi : "Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Bạch Đằng hải khẩu ) Hào kiệt đã từng lập công danh ở đất này.
2. (Phó) Bèn, mà, há chăng. ◇ Luận Ngữ : "Hữu tửu thực, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" , , (Vi chánh ) Có cơm rượu, (mời) cha anh đến ăn uống, mà lấy thế là hiếu ư?
3. (Tính) Chồng chập, gấp lên. ◎ Như: "tằng tổ" ông cố (cha của ông), "tằng tôn" chắt (con của cháu).
4. § Thông "tằng" .
5. Một âm là "tăng". (Danh) Họ "Tăng".
6. (Động) Thêm. § Cũng như "tăng" . ◎ Như: "tăng ích" tăng thêm, thêm vào lợi ích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Thêm (dùng như , bộ );
② (Họ) Tăng. Xem [céng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Tăng — Họ người — Một âm là Tằng. Xem Tằng.

Từ ghép 1

tằng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đã, từng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Từng, đã, có lần. ◎ Như: "vị tằng" chưa từng. ◇ Nguyễn Trãi : "Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Bạch Đằng hải khẩu ) Hào kiệt đã từng lập công danh ở đất này.
2. (Phó) Bèn, mà, há chăng. ◇ Luận Ngữ : "Hữu tửu thực, tiên sanh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?" , , (Vi chánh ) Có cơm rượu, (mời) cha anh đến ăn uống, mà lấy thế là hiếu ư?
3. (Tính) Chồng chập, gấp lên. ◎ Như: "tằng tổ" ông cố (cha của ông), "tằng tôn" chắt (con của cháu).
4. § Thông "tằng" .
5. Một âm là "tăng". (Danh) Họ "Tăng".
6. (Động) Thêm. § Cũng như "tăng" . ◎ Như: "tăng ích" tăng thêm, thêm vào lợi ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Từng, như vị tằng chưa từng.
② Bèn, như tằng thị dĩ vi hiếu hồ bèn lấy thế làm hiếu ư!
③ Chồng chập (gấp lên) như bố sinh ra ông mình gọi là tằng tổ con của cháu mình gọi là tằng tôn , v.v.
④ Cùng nghĩa với chữ tằng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từng, đã, có lần: Chưa từng; Mạnh Thường Quân từng đãi khách ăn cơm tối (Sử kí). 【】tằng kinh [céngjing] Từng, đã từng: Cuốn sách ấy mấy năm trước tôi đã từng đọc, nội dung vẫn còn nhớ; Tôi đã từng ở Đà Lạt ba năm; Người xưa không trông thấy mặt trăng của ngày hôm nay, nhưng trăng hôm nay thì đã từng soi lên người xưa (Lí Bạch);
② (văn) Lại, chẳng dè lại, nhưng lại (biểu thị một tình huống vượt ngoài dự liệu): Tôi tưởng ông hỏi về những người khác, (chẳng dè) lại hỏi về anh Do và anh Cầu (Luận ngữ: Tiên tiến);
③ (văn) Thật, thật là: Lòng nhà ngươi cố chấp, đến nỗi chẳng hiểu được sự lí, thật chẳng bằng đàn bà góa và trẻ nít (Liệt tử: Thang vấn);
④ (văn) Trước nay (đều như thế): 退 Uống say rồi thì về, trước nay đều không có ý lưu luyến gì cả (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
⑤ (văn) Còn, mà còn: ? Với sức của ông, còn không sau bằng nồi cái gò Khôi Phụ, thì làm thế nào dọn được núi Thái Hàng và Vương Ốc? (Liệt tử: Thang vấn);
⑥ Cố (nội): Ông cố nội;
⑦ Chắt: Chắt ngoại;
⑧ (văn) Tầng (dùng như , bộ ). Xem [zeng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đã từng. Đã có lần trải qua — Liên hệ gia tộc cách bốn đời — Một âm là Tăng. Xem Tăng.

Từ ghép 4

trắc
cè ㄘㄜˋ, zè ㄗㄜˋ, zhāi ㄓㄞ

trắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

một bên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên. ◎ Như: "lưỡng trắc" hai bên, "tùy thị tại trắc" theo hầu ở bên cạnh. ◇ Tấn Thư : "Thường dữ quần nhi hí ư đạo trắc" (Vương Nhung truyện ) Thường cùng đám trẻ con chơi đùa bên đường.
2. (Động) Nghiêng. ◎ Như: "trắc nhĩ khuynh thính" nghiêng tai lắng nghe, "trắc thân nhi quá" nghiêng mình lách qua.
3. (Động) Ở vào, náu mình. ◇ Hoài Nam Tử : "Xử cùng tích chi hương, trắc khê cốc chi gian" , 谿 (Nguyên đạo ) Ở nơi làng quê hẻo lánh, náu mình trong khoảng khe hang.
4. (Tính) Bên cạnh, phụ, lẽ. ◎ Như: "trắc diện" mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
5. (Tính) Hèn, dốt. ◎ Như: "trắc lậu" hèn kém.
6. (Phó) Lóm, lấm lét. ◎ Như: "vô trắc thính" chớ nghe lóm. ◇ Nguyễn Du : "Thê kiến kì phu trắc mục thị" (Tô Tần đình ) Vợ thấy chồng lấm lét nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên, như trắc diện mặt bên, trắc thất vợ lẽ.
② Lóng, như vô trắc thính chớ nghe lóng.
③ Nghiêng, như trắc mục nghé mắt, trắc thân nghiêng mình.
④ Hèn dốt, như trắc lậu hèn kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phía, cạnh, bên: Hai bên đường cái; Khổng tử đi qua bên núi Thái Sơn (Lễ kí);
② Lệch về một phía, nghiêng, vểnh: Nằm nghiêng; (Nghiêng người) lách vào; Vểnh tai nghe;
③ Đầu óc nhỏ hẹp, hèn dốt, có định kiến: Hèn kém. Xem [zhai], [zè].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [zè]. Xem [cè], [zhai].

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Nghiêng: Xe chạy nghiêng trên đồi. Xem [cè], [zè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng lệch — Thấp hẹp — Như Trắc — Bên cạnh. Một bên — Gần sát.

Từ ghép 15

luyện
liàn ㄌㄧㄢˋ

luyện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lụa trắng
2. rèn luyện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lụa mềm nhuyễn và trắng nõn.
2. (Danh) Vải trắng, lụa trắng. ◇ Tạ Thiểu : "Trừng giang tĩnh như luyện" (Vãn đăng Tam San hoàn vọng kinh ấp ) Dòng sông trong tĩnh lặng như dải lụa trắng.
3. (Danh) Phiếm chỉ đồ dệt bằng tơ.
4. (Danh) Tế tiểu tường (ngày xưa cử hành một năm sau tang cha mẹ).
5. (Danh) Cây xoan. § Cũng như "luyện" .
6. (Danh) Sông "Luyện", ở tỉnh Quảng Đông.
7. (Danh) Họ "Luyện".
8. (Động) Nấu tơ tằm sống cho chín và trắng tinh. ◎ Như: "luyện ti" luyện tơ.
9. (Động) Huấn luyện, rèn dạy. ◎ Như: "huấn luyện" rèn dạy. ◇ Sử Kí : "Luyện sĩ lệ binh, tại đại vương chi sở dụng chi" , (Tô Tần truyện ) Rèn luyện quân sĩ, khích lệ binh lính để cho đại vương dùng.
10. (Động) Học tập nhiều lần cho quen. ◎ Như: "luyện vũ" luyện võ.
11. (Động) Tuyển chọn. § Thông "luyến" . ◇ Tạ Trang : "Huyền đồng luyện hưởng" (Nguyệt phú ) Đàn cầm chọn lựa âm thanh. § Ghi chú: Xưa vua Thần Nông vót cây đồng làm đàn cầm, luyện tơ làm dây đàn, nên về sau gọi đàn cầm là "huyền đồng".
12. (Động) Nung, đúc, chế. § Ngày xưa dùng như chữ "luyện" . ◇ Liệt Tử : "Cố tích giả Nữ Oa thị luyện ngũ sắc thạch dĩ bổ kì khuyết" (Thang vấn ) Vì vậy ngày xưa bà Nữ Oa nung đúc đá ngũ sắc để vá chỗ khuyết của trời.
13. (Động) Tẩy rửa. ◇ Mai Thừa : "Ư thị táo khái hung trung, sái luyện ngũ tạng" , (Thất phát ) Nhân đó mà rửa khắp trong lòng, tẩy uế ngũ tạng.
14. (Tính) Trắng. ◇ Hoài Nam Tử : "Mặc Tử kiến luyện ti nhi khấp chi" (Thuyết lâm huấn ) Mặc Tử thấy tơ trắng mà khóc.
15. (Tính) Có kinh nghiệm, duyệt lịch, tinh tường. ◎ Như: "lịch luyện" thành thục, từng quen, "am luyện" đã tinh lắm, thông thạo. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thế sự đỗng minh giai học vấn, Nhân tình luyện đạt tức văn chương" , (Đệ ngũ hồi) Thế sự tinh thông đều (nhờ vào) học vấn, Nhân tình lịch duyệt mới (đạt tới) văn chương.

Từ điển Thiều Chửu

① Lụa chuội trắng nõn.
② Duyệt lịch, như lịch luyện luyện tập đã nhiều, từng quen.
③ Luyện tập, như huấn luyện luyện tập.
④ Luyện, học tập hay làm gì mà đã tinh tường lắm đều gọi là luyện, như am luyện đã quen, đã tinh lắm.
⑤ Kén chọn.
⑥ Tế tiểu tướng gọi là luyện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lụa trắng; Mặt sông phẳng lặng như tấm lụa trắng;
② Luyện tơ lụa mới cho trắng, luyện lụa;
③ Tập, luyện: Tập víêt chữ; Tập chạy;
④ (Lão) luyện, thạo, sành, từng trải: Lão luyện; Sành sỏi, thông thạo;
⑤ (văn) Kén chọn;
⑥ (văn) Tế tiểu tường;
⑦ [Liàn] (Họ) Luyện.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ tơ tằm sống vào nước tro, nấu thật sôi cho tơ chín và trắng tinh — Tập nhiều lần cho quen, cho giỏi — Chỉ sự giỏi giang, nhiều kinh nghiệm. Td: Lão luyện — Lựa chọn.

Từ ghép 14

tù, tưu
qiū ㄑㄧㄡ, qiú ㄑㄧㄡˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cấp bách
2. sắp hết
3. họp lại
4. cứng, bền chắc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bức bách. ◇ Tào Thực : "Thịnh thì bất khả tái, Bách niên hốt ngã tù" , (Không hầu dẫn ) Thời thịnh vượng không thể trở lại, Trăm năm chợt hối thúc ta.
2. (Động) Hết, tận. ◎ Như: "tuế tù" năm hết.
3. (Động) Họp lại, tụ tập. ◇ Thi Kinh : "Chu Công đông chinh, Tứ quốc thị tù" , (Bân phong , Phá phủ ) Chu Công chinh phạt ở phía đông, Các nước bốn phương đều họp lại (thần phục).
4. (Tính) Cứng mạnh, bền chắc. ◇ Hậu Hán Thư : "Vãng xa tuy chiết, nhi lai chẩn phương tù" , (Tả Chu Hoàng liệt truyện ) Xe trước tuy gãy, nhưng xe đến sau còn chắc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cấp bách.
② Sắp hết. Như tuế tù năm sắp hết.
③ Họp, góp lại.
④ Cứng mạnh.
⑤ Bền chắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mạnh, cứng, rắn rỏi, bền chắc;
② (văn) Sắp hết, kết thúc: Năm sắp hết;
③ (văn) Họp, góp lại, tập trung lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sát gần — Hết. Tận cùng — Chắc chắn — Gom lại — Hết thảy.

tưu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây mọc thành bụi — Một âm là Tù. Xem Tù.
chiển, niễn, triển
niǎn ㄋㄧㄢˇ, zhǎn ㄓㄢˇ

chiển

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Xéo, giẫm.

niễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giẫm, xéo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xéo, giẫm. ◇ Trang Tử : "Triển thị nhân chi túc, tắc từ dĩ phóng ngao" , (Canh Tang Sở ) Giẫm vào chân người ở chợ, thì xin lỗi là vô ý.
2. (Tính) "Triển nhiên" co quắp, co rút. ◇ Lí Phục Ngôn : "Kí nhi hàm thậm, nhược thú triển nhiên" , (Tục huyền quái lục , Trương Phùng ) Không bao lâu đã say khướt, giống như con thú co quắp.

Từ điển Thiều Chửu

① Xéo, giẫm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Giẫm, xéo.

triển

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xéo, giẫm. ◇ Trang Tử : "Triển thị nhân chi túc, tắc từ dĩ phóng ngao" , (Canh Tang Sở ) Giẫm vào chân người ở chợ, thì xin lỗi là vô ý.
2. (Tính) "Triển nhiên" co quắp, co rút. ◇ Lí Phục Ngôn : "Kí nhi hàm thậm, nhược thú triển nhiên" , (Tục huyền quái lục , Trương Phùng ) Không bao lâu đã say khướt, giống như con thú co quắp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẫm lên. Đạp lên.
duệ
ruì ㄖㄨㄟˋ

duệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sáng suốt, hiểu thấu

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng suốt, hiểu tới chỗ sâu xa. ◎ Như: "thông minh duệ trí" thông minh sáng suốt.
2. (Tính) Tiếng dùng để tôn xưng tài trí sáng suốt của thiên tử. ◎ Như: "duệ mô" kế hoạch sáng suốt (của vua).
3. (Danh) Tài trí thông hiểu sự lí. ◇ Thư Kinh : "Thị viết minh, thính viết thông, tư viết duệ" , , (Hồng phạm ) Thấy được gọi là sáng, nghe được gọi là thông, nghĩ hiểu được gọi là duệ.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng suốt hiểu tới chỗ sâu xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hiểu thấu suốt;
② Khôn ngoan lanh lợi, sáng suốt, sáng trí, minh mẫn;
③ Sự sâu sắc, sự uyên thâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng suốt. Thông suốt.

Từ ghép 2

điện
diàn ㄉㄧㄢˋ

điện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điện
2. chớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chớp. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Danh) Điện. § Ghi chú: Là cái sức cảm ứng muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì đẩy ngược nhau. Chớp và sét là những thứ "điện" thiên nhiên. ◎ Như: "âm điện" điện âm, "dương điện" điện dương (hay gọi là "chính điện" và "phụ điện" ).
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của: "điện báo" , "điện thoại" hoặc "điện đài" . ◎ Như: "cấp điện" điện khẩn cấp, "hạ điện" điện chúc mừng.
4. (Động) Bị điện giật. ◎ Như: "ngã bị giá đài tẩy y cơ điện liễu nhất hạ" tôi bị cái máy giặt điện giật cho một cái.
5. (Động) Gọi điện thoại hoặc gửi điện báo. ◎ Như: "giá kiện sự tất tu điện thỉnh thượng cấp tài thị" việc đó cần phải điện hỏi cấp trên quyết định.
6. (Động) Soi xét. ◎ Như: "trình điện" trình lên để xét.
7. (Tính) Chạy bằng điện, dùng điện. ◎ Như: "điện thê" thang máy, "điện đăng" đèn điện, "điện băng tương" tủ lạnh.
8. (Tính) Nhanh chóng (như điện, như chớp). ◎ Như: "phong trì điện xế" nhanh như gió thổi chớp lóe.

Từ điển Thiều Chửu

① Chớp, điện. Là một cái sức cảm ứng của muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó nó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì lại cự nhau, cho nên mới chia ra âm điện và dương điện hay gọi là chính điện và phụ điện . Ðang lúc vật thể nó yên lặng, thì không thấy sức điện ở đâu, đến lúc nó quện nó sát vào vật khác, mất cái tính trung hòa đi, bấy giờ nó tất lôi thứ điện khác tính nó để sang đều với nó. Cái sức lôi kéo của nó rất mạnh và rất nhanh, tóe ra những ánh sáng rất mạnh rất sáng. Như chớp và sét ta thường trông thấy, ấy là thứ điện thiên nhiên. Bây giờ người ta lợi dụng nó để chạy máy thay sức người gọi là điện nhân tạo. Cách làm ra điện có hai cách: dùng bánh xe máy sát nhau mà sinh ra điện. Như xe điện, đèn điện thường dùng đó, dùng vật chất hòa hợp mà sinh ra điện. Như điện đánh dây thép và điện mạ thường dùng đó.
② Soi tỏ. Như đem trình cho người xét gọi là trình điện .
③ Nhanh chóng. Như phong trì điện xế nhanh như gió thổi chớp loé.
④ Ðiện báo, thường gọi tắt là điện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điện: Dây thép gai này có điện;
② Bị điện giật: Điện giật;
③ Điện tín, điện báo, bức điện (nói tắt): Điện mừng; Điện khẩn;
④ Đánh điện, gởi điện: Đánh điện trả lời; Gởi điện mừng;
⑤ (văn) Soi tỏ: Trình để xem xét;
⑥ (văn) Nhanh như chớp: Nhanh như gió thổi chớp giật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh chớp — Sáng loé lên — Cái năng lực do âm dương tạo thành. Ta cũng gọi là điện.

Từ ghép 46

bệnh
bìng ㄅㄧㄥˋ

bệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh tật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốm, đau. ◎ Như: "tâm bệnh" bệnh tim, "tương tư bệnh" bệnh tương tư, "bệnh nhập cao hoang" bệnh đã vào xương tủy, bệnh nặng không chữa được nữa.
2. (Danh) Khuyết điểm, tì vết, chỗ kém. ◎ Như: "ngữ bệnh" chỗ sai của câu văn. ◇ Tào Thực : "Thế nhân chi trứ thuật, bất năng vô bệnh" , (Dữ Dương Đức Tổ thư ) Những trứ thuật của người đời, không thể nào mà không có khuyết điểm.
3. (Động) Mắc bệnh, bị bệnh. ◇ Hàn Phi Tử : "Quân nhân hữu bệnh thư giả, Ngô Khởi quỵ nhi tự duyện kì nùng" , (Ngoại trữ thuyết tả thượng ) Quân sĩ có người mắc bệnh nhọt, Ngô Khởi quỳ gối tự hút mủ cho.
4. (Động) Tức giận, oán hận. ◇ Tả truyện : "Công vị Hành Phụ viết: "Trưng Thư tự nữ." Đối viết: "Diệc tự quân." Trưng Thư bệnh chi. Tự kì cứu xạ nhi sát chi" : "." : "." . (Tuyên Công thập niên ) (Trần Linh) Công nói với Hành Phụ: "Trưng Thư giống như đàn bà." Đáp rằng: "Cũng giống như ông." Trưng Thư lấy làm oán hận, từ chuồng ngựa bắn chết Công.
5. (Động) Làm hại, làm hư. ◎ Như: "phương hiền bệnh quốc" làm trở ngại người hiền và hại nước. ◇ Chiến quốc sách : "Quân nhược dục hại chi, bất nhược nhất vi hạ thủy, dĩ bệnh kì sở chủng" , , (Đông Chu sách) Nhà vua như muốn hại (Đông Chu), thì không gì bằng tháo nước cho hư hết trồng trọt của họ.
6. (Động) Lo buồn, ưu lự. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bệnh vô năng yên, bất bệnh nhân chi bất kỉ tri dã" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử buồn vì mình không có tài năng, (chứ) không buồn vì người ta không biết tới mình.
7. (Động) Khốn đốn.
8. (Động) Chỉ trích. ◇ Dương Thận : "Thế chi bệnh Trang Tử giả, giai bất thiện độc Trang Tử dã" , (Khang tiết luận Trang Tử ) Những người chỉ trích Trang Tử, đều là những người không khéo đọc Trang Tử vậy.
9. (Động) Xâm phạm, tiến đánh. ◇ Tả truyện : "Bắc Nhung bệnh Tề, chư hầu cứu chi" , (Hoàn Công thập niên ) Bắc Nhung đánh nước Tề, chư hầu đến cứu.
10. (Động) Làm nhục. ◇ Nghi lễ : "Khủng bất năng cộng sự, dĩ bệnh ngô tử" , (Sĩ quan lễ đệ nhất ) E rằng không thể làm việc chung để làm nhục tới ta.
11. (Tính) Có bệnh, ốm yếu. ◎ Như: "bệnh dong" vẻ mặt đau yếu, "bệnh nhân" người đau bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khác đại kinh, tự thừa mã biến thị các doanh, quả kiến quân sĩ diện sắc hoàng thũng, các đái bệnh dong" , , , (Đệ nhất bách bát hồi) (Gia Cát) Khác giật mình, tự cưỡi ngựa diễu xem các trại, quả nhiên thấy quân sĩ mặt xanh xao võ vàng, gầy gò ốm yếu cả.
12. (Tính) Khô héo. ◇ Đỗ Phủ : "Bệnh diệp đa tiên trụy, Hàn hoa chỉ tạm hương" , (Bạc du ) Lá khô nhiều rụng trước, Hoa lạnh chỉ thơm trong chốc lát.
13. (Tính) Mệt mỏi.
14. (Tính) Khó, không dễ. ◇ Luận Ngữ : "Tu kỉ dĩ an bách tính, Nghiêu Thuấn kì do bệnh chư" , (Hiến vấn ) Sửa mình mà trăm họ được yên trị, vua Nghiêu vua Thuấn cũng còn khó làm được.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm.
② Tức giận, như bệnh chi lấy làm giận.
③ Làm hại, như phương hiền bệnh quốc làm trở ngại người hiền và hại nước.
④ Cấu bệnh hổ ngươi.
⑤ Mắc bệnh.
⑥ Lo.
⑦ Làm khốn khó.
⑧ Nhục.
⑨ Chỗ kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ốm, đau, bệnh, bịnh: Đau một trận; Anh ấy ốm rồi; Đau tim;
② Tệ hại, khuyết điểm, sai lầm: Bệnh ấu trĩ; Chỗ sai của câu văn; Sổ sách không rành mạch, thế nào cũng có chỗ sai;
③ Tổn hại, làm hại: Hại nước hại dân;
④ Chỉ trích, bất bình: Bị thiên hạ chỉ trích;
⑤ (văn) Lo nghĩ, lo lắng;
⑥ (văn) Căm ghét;
⑦ (văn) Làm nhục, sỉ nhục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự đau ốm — Làm hại. Tai hại — Cái khuyết điểm — Lo sợ — Nhục nhã.

Từ ghép 70

ái tư bệnh 愛滋病ái tư bệnh 爱滋病bạch huyết bệnh 白血病bão bệnh 抱病bạo bệnh 暴病bát bệnh 八病bệnh bao nhi 病包兒bệnh cách 病革bệnh căn 病根bệnh chứng 病症bệnh dân 病民bệnh độc 病毒bệnh hoạn 病患bệnh khuẩn 病菌bệnh lí 病理bệnh lợi 病利bệnh ma 病魔bệnh miễn 病免bệnh nguyên 病源bệnh nhân 病人bệnh nhập cao hoang 病入皋肓bệnh quốc 病國bệnh quốc ương dân 病國殃民bệnh tật 病疾bệnh tình 病情bệnh tòng khẩu nhập 病從口入bệnh trạng 病狀bệnh viện 病院bệnh xá 病舍cạnh bệnh 競病cáo bệnh 告病chứng bệnh 症病cuồng khuyển bệnh 狂犬病cứu bệnh 救病di bệnh 移病dưỡng bệnh 養病đắc bệnh 得病đoán bệnh 斷病đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đơn tư bệnh 單思病lão bệnh 老病lợi bệnh 利病mao bệnh 毛病ngải tư bệnh 艾滋病ngải tư bệnh bệnh độc 艾滋病病毒ngọa bệnh 卧病ngọa bệnh 臥病nguy bệnh 危病ngữ bệnh 語病nhiệt bệnh 熱病phát bệnh 發病phòng bệnh 防病phong khuyển bệnh 瘋犬病sương lộ chi bệnh 霜露之病tạ bệnh 謝病tàn bệnh 殘病tâm bệnh 心病tật bệnh 疾病tệ bệnh 弊病thấp bệnh 溼病thông bệnh 通病thụ bệnh 受病tính bệnh 性病trá bệnh 詐病trị bệnh 治病trọng bệnh 重病vị bệnh 胃病xuân bệnh 春病y bệnh 醫病
tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

khuy
kuī ㄎㄨㄟ

khuy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thiếu, khuyết
2. giảm bớt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự thiếu sót, không đầy. ◎ Như: "nguyệt hữu doanh khuy" trăng có khi đầy khi khuyết.
2. (Danh) Thiệt thòi, tổn thất. ◎ Như: "cật liễu khuy" chịu thiệt thòi.
3. (Động) Hao tổn, giảm. ◎ Như: "khuy bổn" lỗ vốn. ◇ Dịch Kinh :"Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm" (Khiêm quái ) Đạo trời cái gì đầy (doanh) thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho.
4. (Động) Thiếu, kém. ◎ Như: "tự tri lí khuy" biết mình đuối lí. ◇ Thư Kinh : "Vi san cửu nhận, công khuy nhất quỹ" , (Lữ Ngao ) Đắp núi cao chín nhận, còn thiếu một sọt đất (là xong).
5. (Động) Phụ, phụ lòng. ◎ Như: "khuy đãi" phụ lòng, "nhân bất khuy địa, địa bất khuy nhân" , người không phụ đất, đất không phụ người.
6. (Động) Hủy hoại. ◇ Hàn Phi Tử : "Khuy pháp dĩ lợi tư" (Cô phẫn ) Hủy hoại pháp để làm lợi riêng.
7. (Tính) Yếu kém, hư nhược. ◎ Như: "khí suy huyết khuy" khí huyết suy nhược.
8. (Phó) May nhờ, may mà. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuy đắc na mã thị Đại Uyên lương mã, ngao đắc thống, tẩu đắc khoái" , , (Đệ thập lục hồi) May nhờ có con ngựa tốt, ngựa Đại Uyên, chịu được đau, chạy được nhanh.
9. (Phó) Thế mà (có ý trách móc hoặc châm biếm). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khuy nhĩ hoàn thị da, thâu liễu nhất nhị bách tiền tựu giá dạng" , (Đệ ngũ thập thất hồi) Thế mà cũng mang tiếng "ông cậu", mới thua một hai trăm đồng mà đã như vậy rồi sao!

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếu. Như nguyệt khuy mặt trăng khuyết. Nguyệt hữu doanh khuy trăng có khi đầy khi khuyết. Tình có chỗ không thực gọi là khuy tâm .
② Giảm bớt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hao hụt, thiệt thòi, thua lỗ, vơi, khuyết: Trăng có lúc tròn lúc khuyết; Bị thiệt thòi;
② Thiếu, kém, đuối: Đuối lí; Thiếu máu;
③ May mà, may nhờ: May nhờ có ông giúp chúng tôi mới được thành công;
④ Thế mà (nói lật ngược với ý mỉa mai): Mày thế mà cũng gọi là làm anh à, chẳng biết nhường nhịn em chút nào; Nó nói thế mà chẳng biết ngượng mồm;
⑤ Phụ, phụ lòng: Người không phụ đất, đất không phụ người; Chúng tôi không bất công với anh đâu;
⑥ (văn) Giảm bớt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thiếu hụt — Hao tổn. Tốn kém.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.