yǐ ㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng, sử dụng
2. bởi vì
3. lý do

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, dùng, làm. ◎ Như: "dĩ lễ đãi chi" lấy lễ mà tiếp đãi, "dĩ thiểu thắng đa" lấy ít thắng nhiều.
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử : "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" , (Lương Huệ Vương thượng ) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" từ xưa tới nay, "dĩ tây" 西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh : "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" , (Bội phong , Yến yến ) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ : "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch : "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" , (Xuân dạ yến đào lý viên tự ) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lấy.
② Làm, như thị kì sở dĩ coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy, đem, dùng, do, bằng: Lấy ít thắng nhiều; Lấy năm (nơi) được mùa để bù vào năm (nơi) mất mùa; Đem gia tài hàng ức vạn để giúp hắn (Đại Nam chính biên liệt truyện); Đem thư gởi trước cho Tào Tháo, giả nói rằng muốn đầu hàng (Tư trị thông giám); , ? Giết người bằng gậy và bằng dao, có gì khác nhau không? (Mạnh tử); , Đang lúc ấy, tôi đã trông thấy nó bằng thần chứ không bằng mắt (Trang tử);
② Với, cùng với (dùng như ): , Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); , Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: Theo thứ tự ngồi vào chỗ; Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) ( dùng như ); , Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): , Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: Để đợi thời cơ; , Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): , , Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: Tường thành cao mà dày; Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): , Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); , ? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như (đặt sau hình dung từ): , Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); , Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); , Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): , , , Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); , Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: , Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): ? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: , Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như ): Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: , ? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
㉑ Chỉ có: ! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như ): , , Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như , , , , , 西, , , , … để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: Trước đây; Trên đây; Dưới hai mươi tuổi; , , Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: , Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); , Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: , Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); , Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như ): , Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): , Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: , 便 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【】dĩ lai [yêlái] Xem nghĩa ㉓;
㉛【】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như ;
㉞【】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: , Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Dùng — Đem tới. Để mà, để làm — Đến. Cho đến. Đến nỗi — Nhân vì.

Từ ghép 28

cơ, ki, ky, kì, kí, ký, kỳ
jī ㄐㄧ, qí ㄑㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): ? Đêm thế nào rồi? (Thi Kinh: Tiểu nhã, Đình liệu).

ki

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nó, chúng, họ, thửa (ngôi thứ ba). ◇ Sử Kí : "Điểu, ngô tri kì năng phi; ngư, ngô tri kì năng du; thú, ngô tri kì năng tẩu" , ; , ; , (Lão Tử Hàn Phi liệt truyện ) Chim, ta biết nó biết bay; cá, ta biết nó biết lội; thú, ta biết nó biết chạy.
2. (Đại) Của nó, của họ, v.v. (thuộc về ngôi thứ ba). ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ của ông.
3. (Tính) Tính từ chỉ thị: người đó, cái đó, việc đó. ◇ Sử Kí : "Kim dục cử đại sự, tương phi kì nhân, bất khả" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay muốn làm việc lớn, không có người đó thì không xong.
4. (Phó) Biểu thị suy trắc, ước doán: có lẽ, e rằng. ◇ Tả truyện : "Vi chánh giả kì Hàn tử hồ?" (Tương Công tam thập nhất niên ) Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng?
5. (Phó) Sẽ (có thể xảy ra trong tương lai). ◇ Quản Tử : "Giáo huấn bất thiện, chánh sự kì bất trị" , (Tiểu khuông ) Việc dạy dỗ không tốt đẹp thì chính sự sẽ không yên trị.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: há, lẽ nào, làm sao. ◇ Hàn Dũ : "Như ngô chi suy giả, kì năng cửu tồn hồ?" , (Tế thập nhị lang văn ) Suy yếu như chú đây, làm sao mà sống lâu được?
7. (Phó) Hãy, mong, xin. ◇ Chiến quốc sách : "Trương Nghi viết: Vương kì vi thần ước xa tịnh tệ, thần thỉnh thí chi" : , (Tần sách nhị) Trương Nghi nói: Xin nhà vua hãy vì thần cho sửa soạn xe cùng tiền bạc, thần xin đi thử xem.
8. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Dũ : "Kì vô tri, bi bất kỉ thì" , (Tế thập nhị lang văn ) Nếu (chết mà) không biết, thì đau thương có mấy hồi.
9. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Trang Tử : "Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã? Thiên dư? Kì nhân dư?" ? ? ? ? (Dưỡng sinh chủ ) Đó là người nào vậy? Làm sao mà (chỉ có một chân) như vậy? Trời làm ra thế chăng? Hay là người làm ra thế chăng?
10. (Danh) Họ "Kì".
11. Một âm là "kí". (Trợ) Đặt sau "bỉ" , "hà" . ◎ Như: "bỉ kí chi tử" con người như thế kia. ◇ Sử Kí : "Tứ, nhữ lai hà kì vãn dã?" , ? (Khổng Tử thế gia ) Anh Tứ, sao anh lại đến muộn thế?
12. Lại một âm là "ki". (Trợ) Lời nói đưa đẩy, biểu thị nghi vấn. ◎ Như: "dạ như hà ki" đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

ky

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa, lời nói chỉ vào chỗ nào, như kì nhân kì sự người ấy sự ấy.
② Một âm là kí, như bỉ kí chi tử con người như thế kia.
③ Lại một âm là ki, lời nói đưa đẩy, như dạ như hà ki đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): ? Đêm thế nào rồi? (Thi Kinh: Tiểu nhã, Đình liệu).

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nó, chúng, họ, thửa (ngôi thứ ba). ◇ Sử Kí : "Điểu, ngô tri kì năng phi; ngư, ngô tri kì năng du; thú, ngô tri kì năng tẩu" , ; , ; , (Lão Tử Hàn Phi liệt truyện ) Chim, ta biết nó biết bay; cá, ta biết nó biết lội; thú, ta biết nó biết chạy.
2. (Đại) Của nó, của họ, v.v. (thuộc về ngôi thứ ba). ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ của ông.
3. (Tính) Tính từ chỉ thị: người đó, cái đó, việc đó. ◇ Sử Kí : "Kim dục cử đại sự, tương phi kì nhân, bất khả" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay muốn làm việc lớn, không có người đó thì không xong.
4. (Phó) Biểu thị suy trắc, ước doán: có lẽ, e rằng. ◇ Tả truyện : "Vi chánh giả kì Hàn tử hồ?" (Tương Công tam thập nhất niên ) Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng?
5. (Phó) Sẽ (có thể xảy ra trong tương lai). ◇ Quản Tử : "Giáo huấn bất thiện, chánh sự kì bất trị" , (Tiểu khuông ) Việc dạy dỗ không tốt đẹp thì chính sự sẽ không yên trị.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: há, lẽ nào, làm sao. ◇ Hàn Dũ : "Như ngô chi suy giả, kì năng cửu tồn hồ?" , (Tế thập nhị lang văn ) Suy yếu như chú đây, làm sao mà sống lâu được?
7. (Phó) Hãy, mong, xin. ◇ Chiến quốc sách : "Trương Nghi viết: Vương kì vi thần ước xa tịnh tệ, thần thỉnh thí chi" : , (Tần sách nhị) Trương Nghi nói: Xin nhà vua hãy vì thần cho sửa soạn xe cùng tiền bạc, thần xin đi thử xem.
8. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Dũ : "Kì vô tri, bi bất kỉ thì" , (Tế thập nhị lang văn ) Nếu (chết mà) không biết, thì đau thương có mấy hồi.
9. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Trang Tử : "Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã? Thiên dư? Kì nhân dư?" ? ? ? ? (Dưỡng sinh chủ ) Đó là người nào vậy? Làm sao mà (chỉ có một chân) như vậy? Trời làm ra thế chăng? Hay là người làm ra thế chăng?
10. (Danh) Họ "Kì".
11. Một âm là "kí". (Trợ) Đặt sau "bỉ" , "hà" . ◎ Như: "bỉ kí chi tử" con người như thế kia. ◇ Sử Kí : "Tứ, nhữ lai hà kì vãn dã?" , ? (Khổng Tử thế gia ) Anh Tứ, sao anh lại đến muộn thế?
12. Lại một âm là "ki". (Trợ) Lời nói đưa đẩy, biểu thị nghi vấn. ◎ Như: "dạ như hà ki" đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

Từ ghép 9

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Nó, chúng, họ, thửa (ngôi thứ ba). ◇ Sử Kí : "Điểu, ngô tri kì năng phi; ngư, ngô tri kì năng du; thú, ngô tri kì năng tẩu" , ; , ; , (Lão Tử Hàn Phi liệt truyện ) Chim, ta biết nó biết bay; cá, ta biết nó biết lội; thú, ta biết nó biết chạy.
2. (Đại) Của nó, của họ, v.v. (thuộc về ngôi thứ ba). ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ của ông.
3. (Tính) Tính từ chỉ thị: người đó, cái đó, việc đó. ◇ Sử Kí : "Kim dục cử đại sự, tương phi kì nhân, bất khả" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nay muốn làm việc lớn, không có người đó thì không xong.
4. (Phó) Biểu thị suy trắc, ước doán: có lẽ, e rằng. ◇ Tả truyện : "Vi chánh giả kì Hàn tử hồ?" (Tương Công tam thập nhất niên ) Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng?
5. (Phó) Sẽ (có thể xảy ra trong tương lai). ◇ Quản Tử : "Giáo huấn bất thiện, chánh sự kì bất trị" , (Tiểu khuông ) Việc dạy dỗ không tốt đẹp thì chính sự sẽ không yên trị.
6. (Phó) Biểu thị phản vấn: há, lẽ nào, làm sao. ◇ Hàn Dũ : "Như ngô chi suy giả, kì năng cửu tồn hồ?" , (Tế thập nhị lang văn ) Suy yếu như chú đây, làm sao mà sống lâu được?
7. (Phó) Hãy, mong, xin. ◇ Chiến quốc sách : "Trương Nghi viết: Vương kì vi thần ước xa tịnh tệ, thần thỉnh thí chi" : , (Tần sách nhị) Trương Nghi nói: Xin nhà vua hãy vì thần cho sửa soạn xe cùng tiền bạc, thần xin đi thử xem.
8. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Dũ : "Kì vô tri, bi bất kỉ thì" , (Tế thập nhị lang văn ) Nếu (chết mà) không biết, thì đau thương có mấy hồi.
9. (Liên) Hoặc là, hay là. ◇ Trang Tử : "Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã? Thiên dư? Kì nhân dư?" ? ? ? ? (Dưỡng sinh chủ ) Đó là người nào vậy? Làm sao mà (chỉ có một chân) như vậy? Trời làm ra thế chăng? Hay là người làm ra thế chăng?
10. (Danh) Họ "Kì".
11. Một âm là "kí". (Trợ) Đặt sau "bỉ" , "hà" . ◎ Như: "bỉ kí chi tử" con người như thế kia. ◇ Sử Kí : "Tứ, nhữ lai hà kì vãn dã?" , ? (Khổng Tử thế gia ) Anh Tứ, sao anh lại đến muộn thế?
12. Lại một âm là "ki". (Trợ) Lời nói đưa đẩy, biểu thị nghi vấn. ◎ Như: "dạ như hà ki" đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa, lời nói chỉ vào chỗ nào, như kì nhân kì sự người ấy sự ấy.
② Một âm là kí, như bỉ kí chi tử con người như thế kia.
③ Lại một âm là ki, lời nói đưa đẩy, như dạ như hà ki đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ấy, đó (đại từ thay thế)

Từ điển Thiều Chửu

① Thửa, lời nói chỉ vào chỗ nào, như kì nhân kì sự người ấy sự ấy.
② Một âm là kí, như bỉ kí chi tử con người như thế kia.
③ Lại một âm là ki, lời nói đưa đẩy, như dạ như hà ki đêm thế nào kia, đêm thế nào ư!

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người ấy, họ, nó, chúng (ngôi thứ ba): Không thể để mặc chúng quấy rối; Thân mến em thì muốn cho em (cho nó) được sang trọng (Mạnh tử); Loài chim, ta biết nó biết bay (Sử kí);
② Của người ấy, của họ, của nó, của chúng: Nhà Chu tuy là nước cũ, nhưng mệnh của nó là mệnh mới (Thi Kinh); Nhan Hồi, lòng của ông ta đến ba tháng cũng không trái với đức nhân; Nhạc, nghe âm của nó thì biết được tục của nó (Hoài Nam tử);
③ Đó, ấy, cái đó, cái ấy, việc đó: Nay muốn làm việc lớn, nếu không có người đó thì không thể được (Sử kí); Khi ấy, lúc ấy; Sau đó có sự tiến bộ; Thúc đẩy việc đó thực hiện cho sớm;
④ (văn) Của mình: Đừng làm hỏng chí mình; Mỗi người yên với số phận của mình;
⑤ (văn) Trong số đó (biểu thị sự liệt kê): Một con biết kêu, một con không biết kêu (Trang tử: Sơn mộc);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nếu chết rồi mà không biết thì đau thương chẳng bao lâu (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
⑦ (văn) Hay là (biểu thị ý chọn lựa): ? Tần thật yêu nước Triệu, hay là ghét nước Tề? (Sử kí); ? Ông Khổng Khâu bị hoa mắt rồi chăng, hay là thật như thế? (Trang tử);
⑧ (văn) Sẽ (biểu thị một tình huống sẽ xảy ra): ? Với sức tàn của ông, một cọng cỏ trên núi còn không hủy đi được, thì đất đá kia sẽ dọn như thế nào? (Liệt tử: Thang vấn); Nay nhà Ân sẽ bị diệt vong (Thượng thư: Vi tử);
⑨ (văn) Há, làm sao (biểu thị ý phản vấn): ? Muốn đổ tội cho người, há chẳng có lời lẽ gì sao? (Tả truyện: Hi công thập niên);
⑩ (văn) Đại khái, có lẽ, e rằng (biểu thị ý suy trắc, ước đoán): ? Người nắm việc chính trị có lẽ là Hàn Khởi chăng? (Tả truyện: Tương công tam thập nhất niên); ! Như kẻ tiểu nhân tôi đây, có lẽ là (e là) điều bất hạnh ư! (Lưu Vũ Tích: Thượng Đỗ Tư đồ thư);
⑪ (văn) Hãy, mong hãy (biểu thị ý khuyến lệnh): ! Mong ông hãy đừng nói nữa (Sử kí); ! Vương Tham quân là người tiêu biểu cho đạo đức nhân luân, ngươi hãy coi ông ấy là thầy mình (Thế thuyết tân ngữ); ! Trương Nghi nói: Đại vương hãy vì tôi mà chuẩn bị xe cộ, bạc tiền, tôi xin thử tính việc đó cho đại vương! (Chiến quốc sách);
⑫ (văn) Còn, mà còn (thường đi chung với liên từ biểu thị ý tăng tiến, hoặc phó từ biểu thị ý phản vấn): ! Xem Tiêu Lan mà còn như thế, huống gì Yết Xa và Giang Li (Khuất Nguyên: Li tao); ? Trời còn không biết, thì người làm sao cảm thấy được (Liệt tử: Dụng mệnh);
⑬ (văn) Trợ từ đầu câu (vô nghĩa): ? Như thế, thì ai có thể chế ngự nó được? (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng);
⑭ (văn) Trợ từ giữa câu (vô nghĩa): Con phượng đã nhẹ nhàng bay lên cao hề... (Hán thư: Giả Nghị truyện); Ngọn gió bấc mát mẻ (Thi Kinh: Bội phong, Bắc phong);
⑮【】kì thực [qíshí] Thực ra, kì thực: Thực ra tình hình không phải như thế; Vấn đề này hình như rất khó giải quyết, kì thực chẳng khó gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái kia, cái ấy. Tiếng dùng chỉ sự vật — Trợ ngữ, ý nghĩa tùy ý nghĩa của câu văn.

Từ ghép 6

chúa, chủ
zhǔ ㄓㄨˇ

chúa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người đứng đầu

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ, người chủ: Làm chủ; Chủ nhà; Khách và chủ; Người xưa coi người trong thiên hạ là chủ, vua là khách (Hoàng Tôn Nghị);
② Vua: 便 Đại tướng ở ngoài trận, có khi không chấp nhận lệnh vua, là vì lợi ích của quốc gia (Sử kí: Ngụy Công tử liệt truyện);
③ Đại phu (thời Xuân thu, Chiến quốc): Ngụy Hiến Tử vì không chịu nhận của đút lót mà vang danh trong các nước chư hầu (Tả truyện: Chiêu công nhị thập bát niên);
④ Công chúa (con gái vua, nói tắt): Hoằng được đưa đến gặp, nhà vua ra lệnh cho công chúa ngồi sau tấm bình phong (Hậu Hán thư);
⑤ Bài vị thờ người chết: Đến năm Đinh Sửu, làm bài vị cho Hi công (Xuân thu: Văn công nhị niên);
⑥ Chủ trương, quyết định: Tự mình quyết định việc hôn nhân; Cực lực chủ trương biến pháp (cải cách) (Lương Khải Siêu);
⑦ Coi giữ, phụ trách, chủ trì: Như thế chỉ có thể lừa bịp người chết, chứ không thể lừa bịp người chủ trì việc xét xử được (Phương Bao: Ngục trung tạp kí); Chu Bột không được vào trong quân coi (phụ trách) việc quân (Sử kí);
⑧ Chính, điều chính yếu, cái căn bản: Dự phòng là chính; Người giỏi kể chuyện thì ngắn gọn là điều chính yếu (là căn bản) (Lưu Tri Cơ: Sử thông); Đề Hạt đã ngồi vào vị trí chính (Thủy hử truyện);
⑩ Người: (Người) đương sự; Người mua;
⑪ Thì, thuộc về, cho biết trước về, chủ về việc: Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa;
⑫ [Zhư] (Họ) Chủ.

Từ ghép 8

chủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người đứng đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đối lại với "khách" . ◎ Như: "tân chủ" khách và chủ.
2. (Danh) Đối lại với đầy tớ, người hầu. ◎ Như: "chủ bộc" chủ và đầy tớ.
3. (Danh) Vua, đế vương. ◎ Như: "quân chủ" vua.
4. (Danh) Người lãnh đạo. ◎ Như: "giáo chủ" người lãnh đạo một tông giáo.
5. (Danh) Đương sự (người). ◎ Như: "khổ chủ" người bị hại, "thất chủ" người bị mất (tiền của, đồ vật).
6. (Danh) Người có quyền trên sự, vật. ◎ Như: "trái chủ" chủ nợ, "địa chủ" chủ đất, "vật quy nguyên chủ" vật trả về chủ cũ.
7. (Danh) Bài vị (thờ người chết). ◎ Như: "mộc chủ" bài vị bằng gỗ, "thần chủ" bài vị.
8. (Danh) Tiếng nói tắt của "công chúa" con gái vua. ◇ Hậu Hán Thư : "Hậu Hoằng bị dẫn kiến, đế lệnh chủ tọa bình phong hậu" , (Tống Hoằng truyện ) Sau (Tống) Hoằng được dẫn đến gặp, vua sai công chúa ngồi sau tấm bình phong.
9. (Động) Coi giữ, phụ trách. ◎ Như: "chủ bạn" phụ trách công việc.
10. (Động) Cầm đầu, thống trị. ◇ Sử Kí : "Thái úy giáng hầu Bột bất đắc nhập quân trung chủ binh" (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Quan thái úy giáng hầu (Chu) Bột không được vào trong quân để cầm đầu quân sĩ.
11. (Động) Tán đồng, chủ trương. ◎ Như: "chủ chiến" chủ trương chiến tranh (dùng võ lực), "chủ hòa" chủ trương hòa hoãn.
12. (Động) Báo trước, ứng vào. ◎ Như: "tảo hà chủ vũ, vãn hà chủ tình" , mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hựu quan can tượng, Thái Bạch lâm vu Lạc Thành chi phận: chủ tướng súy thân thượng đa hung thiểu cát" , : (Đệ lục thập tam hồi) Lại xem thiên văn, thấy sao Thái Bạch lâm vào địa phận Lạc Thành, ứng vào mệnh tướng súy, dữ nhiều lành ít.
13. (Tính) Chính, quan trọng nhất. ◎ Như: "chủ tướng" , "chủ súy" . ◇ Thủy hử truyện : "Đề Hạt tọa liễu chủ vị, Lí Trung đối tịch, Sử Tiến hạ thủ tọa liễu" , , (Đệ tam hồi) Đề Hạt ngồi chỗ chính, Lí Trung ngồi đối diện, Sử Tiến ngồi thứ.
14. (Tính) Tự mình, do mình. ◎ Như: "chủ quan" quan điểm riêng, "chủ kiến" ý kiến riêng, ý kiến của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, vua coi sóc tất cả việc nước nên gọi là chủ .
② Người chủ, kẻ giữ quyền nhất nhà gọi là chủ .
③ Người có quyền về sự gì, như quyền lập pháp ở cả trong tay một ông vua gọi là quân chủ quốc , quyền ở cả nghị hội gọi là dân chủ quốc .
④ Kẻ có quyền có của ấy cũng gọi là chủ, như điền chủ chủ ruộng, vật chủ chủ đồ, v.v.
⑤ Ý chuyên chủ về cái gì cũng gọi là chủ, như chủ trương , chủ ý , v.v.
⑥ Chủ là một tiếng phân biệt mình với người trong khi giao tế, phàm sự gì mình khởi lên thì mình là chủ nhân , mà mọi người là khách .
⑦ Con gái vua gọi là chủ, con gái vua đi lấy chồng, do quan tam công chủ hòa, nên gọi là công chủ (Ta quen gọi là công chúa).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ, người chủ: Làm chủ; Chủ nhà; Khách và chủ; Người xưa coi người trong thiên hạ là chủ, vua là khách (Hoàng Tôn Nghị);
② Vua: 便 Đại tướng ở ngoài trận, có khi không chấp nhận lệnh vua, là vì lợi ích của quốc gia (Sử kí: Ngụy Công tử liệt truyện);
③ Đại phu (thời Xuân thu, Chiến quốc): Ngụy Hiến Tử vì không chịu nhận của đút lót mà vang danh trong các nước chư hầu (Tả truyện: Chiêu công nhị thập bát niên);
④ Công chúa (con gái vua, nói tắt): Hoằng được đưa đến gặp, nhà vua ra lệnh cho công chúa ngồi sau tấm bình phong (Hậu Hán thư);
⑤ Bài vị thờ người chết: Đến năm Đinh Sửu, làm bài vị cho Hi công (Xuân thu: Văn công nhị niên);
⑥ Chủ trương, quyết định: Tự mình quyết định việc hôn nhân; Cực lực chủ trương biến pháp (cải cách) (Lương Khải Siêu);
⑦ Coi giữ, phụ trách, chủ trì: Như thế chỉ có thể lừa bịp người chết, chứ không thể lừa bịp người chủ trì việc xét xử được (Phương Bao: Ngục trung tạp kí); Chu Bột không được vào trong quân coi (phụ trách) việc quân (Sử kí);
⑧ Chính, điều chính yếu, cái căn bản: Dự phòng là chính; Người giỏi kể chuyện thì ngắn gọn là điều chính yếu (là căn bản) (Lưu Tri Cơ: Sử thông); Đề Hạt đã ngồi vào vị trí chính (Thủy hử truyện);
⑩ Người: (Người) đương sự; Người mua;
⑪ Thì, thuộc về, cho biết trước về, chủ về việc: Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa;
⑫ [Zhư] (Họ) Chủ.

Từ ghép 126

ám chủ 暗主ấn tượng chủ nghĩa 印象主義bá chủ 霸主bái kim chủ nghĩa 拜金主義bảo chủ 保主cá nhân chủ nghĩa 個人主義chủ bạ 主簿chủ biên 主編chủ biên 主编chủ bộc 主僕chủ bút 主筆chủ cán 主幹chủ cảo 主稿chủ chiến 主戰chủ cố 主顧chủ công 主公chủ danh 主名chủ đạo 主导chủ đạo 主導chủ đề 主題chủ đề 主题chủ đích 主的chủ động 主动chủ động 主動chủ giác 主角chủ hiệt 主頁chủ hiệt 主页chủ hôn 主婚chủ khách 主客chủ khảo 主考chủ lực 主力chủ mẫu 主母chủ mưu 主謀chủ não 主腦chủ ngã 主我chủ nghĩa 主义chủ nghĩa 主義chủ ngữ 主語chủ ngữ 主语chủ nhân 主人chủ nhân công 主人公chủ nhật 主日chủ nhiệm 主任chủ phạm 主犯chủ phụ 主婦chủ phụ 主父chủ quản 主管chủ quan 主觀chủ quan 主观chủ quyền 主權chủ súy 主帥chủ sự 主事chủ tể 主宰chủ tệ 主幣chủ tế 主祭chủ thể 主体chủ thể 主體chủ tịch 主席chủ tọa 主坐chủ trì 主持chủ trương 主张chủ trương 主張chủ từ 主詞chủ từ 主词chủ từ 主辭chủ tướng 主將chủ ý 主意chủ yếu 主要cố chủ 僱主công chủ 公主cử chủ 舉主cư đình chủ nhân 居停主人danh hoa hữu chủ 名花有主dân chủ 民主địa chủ 地主điếm chủ 店主điền chủ 田主đội chủ 隊主đông đạo chủ 東道主gia chủ 家主giáo chủ 教主hậu chủ 後主hiếu chủ 孝主hộ chủ 戶主hộ chủ 户主khắc kỉ chủ nghĩa 克己主義khổ chủ 苦主lợi tha chủ nghĩa 利他主義mãi chủ 買主minh chủ 盟主mộc chủ 木主mưu chủ 謀主nã chủ ý 拿主意nghiệp chủ 業主nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhiếp chủ 攝主nữ chủ 女主oa chủ 窩主pháp chủ 法主phòng chủ 房主quân chủ 君主quận chủ 郡主quốc chủ 國主quốc gia chủ nghĩa 國家主義sở hữu chủ 所有主súc chủ 畜主sự chủ 事主tài chủ 財主tang chủ 喪主tân chủ 宾主tân chủ 賓主tế chủ 祭主thải chủ 貸主thần chủ 神主thí chủ 施主thiên nam động chủ 天南洞主tiên chủ 先主tín chủ 信主tố chủ 做主trái chủ 債主trai chủ 齋主tự chủ 自主vật chủ 物主vô chủ 無主xưởng chủ 厂主xưởng chủ 廠主
ngoại
wài ㄨㄞˋ

ngoại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bên ngoài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên ngoài. ◎ Như: "nội ngoại" trong và ngoài, "môn ngoại" ngoài cửa, "ốc ngoại" ngoài nhà.
2. (Danh) Nước ngoài, ngoại quốc. ◎ Như: "đối ngoại mậu dịch" 貿 buôn bán với nước ngoài.
3. (Danh) Vai ông già (trong tuồng Tàu).
4. (Tính) Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. ◎ Như: "ngoại tệ" tiền nước ngoài, "ngoại địa" đất bên ngoài.
5. (Tính) Thuộc về bên họ mẹ. ◎ Như: "ngoại tổ phụ" ông ngoại, "ngoại tôn" cháu ngoại.
6. (Tính) Khác. ◎ Như: "ngoại nhất chương" một chương khác, "ngoại nhất thủ" một bài khác.
7. (Tính) Không chính thức. ◎ Như: "ngoại hiệu" biệt danh, "ngoại sử" sử không chính thức, không phải chính sử.
8. (Động) Lánh xa, không thân thiết. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
9. (Động) Làm trái, làm ngược lại. ◇ Quản Tử : "Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại" , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
② Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
③ Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
④ Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài: Bên ngoài; Ngoài cửa; Vẻ mặt ngoài; Bề ngoài;
② Không thuộc nơi mình hiện ở: Ngoại quốc; Coi là người ngoài, coi sơ (không thân); Người ngoài; Quê người;
③ Ngoại quốc: 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài; Xưa nay trong và ngoài nước; Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài;
④ Thuộc dòng mẹ: Bà ngoại; Cháu (gọi bằng cậu); Họ ngoại; Cháu ngoại;
⑤ Đóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngoài. Ở ngoài. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao « — Bên ngoài — Họ hàng về bên mẹ.

Từ ghép 99

bài ngoại 排外bất ngoại 不外cách ngoại 格外cảnh ngoại 境外cục ngoại 局外dĩ ngoại 以外độ ngoại 度外đối ngoại 对外đối ngoại 對外hải ngoại 海外hôn ngoại 婚外hướng ngoại 向外kiến ngoại 見外lệ ngoại 例外môn ngoại 門外ngoại bà 外婆ngoại bang 外邦ngoại bào 外袍ngoại biểu 外表ngoại bộ 外部ngoại cảm 外感ngoại cô 外姑ngoại cữu 外舅ngoại diện 外面ngoại diện 外靣ngoại đạo 外道ngoại đường 外堂ngoại gia 外家ngoại giao 外交ngoại giáo 外教ngoại giao đoàn 外交團ngoại giới 外界ngoại hạn 外限ngoại hạng 外項ngoại hành 外行ngoại hiệu 外号ngoại hiệu 外號ngoại hình 外形ngoại hóa 外貨ngoại hối 外匯ngoại huynh đệ 外兄弟ngoại hương 外鄉ngoại khấu 外寇ngoại khoa 外科ngoại kiều 外僑ngoại lai 外來ngoại lai 外来ngoại lưu 外流ngoại mạo 外貌ngoại mậu 外貿ngoại mậu 外贸ngoại ngữ 外語ngoại ngữ 外语ngoại nhân 外人ngoại nhiệm 外任ngoại ông 外翁ngoại phiên 外藩ngoại quan 外官ngoại quan 外觀ngoại quốc 外国ngoại quốc 外國ngoại sáo 外套ngoại sự 外事ngoại sử 外史ngoại tâm 外心ngoại thận 外腎ngoại thân 外親ngoại thị 外氏ngoại thích 外戚ngoại thuộc 外属ngoại tình 外情ngoại tổ 外祖ngoại tổ mẫu 外祖母ngoại tôn 外孙ngoại tôn 外孫ngoại truyền 外傳ngoại trưởng 外長ngoại trưởng 外长ngoại tử 外子ngoại tư 外資ngoại tư 外资ngoại vật 外物ngoại viện 外援ngoại vụ 外務ngoại xá 外舍phận ngoại 分外phương ngoại 方外quan ngoại 關外quốc ngoại 国外quốc ngoại 國外tại ngoại 在外tái ngoại 塞外thử ngoại 此外vật ngoại 物外viên ngoại 員外vụ ngoại 務外xuất ngoại 出外ý ngoại 意外ý tại ngôn ngoại 意在言外
nộ
nù ㄋㄨˋ

nộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giận, nổi cáu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giận dữ, cáu tức. ◎ Như: "phẫn nộ" phẫn hận, nổi giận. ◇ Đỗ Phủ : "Lại hô nhất hà nộ, Phụ đề nhất hà khổ" , (Thạch Hào lại ) Kẻ lại giận dữ hò hét, Bà già kêu khóc khổ sở.
2. (Động) Khiển trách. ◇ Lễ Kí : "Nhược bất khả giáo nhi hậu nộ chi" (Nội tắc ) Nếu không dạy được, thì sau mới quở trách.
3. (Danh) Sự giận dữ, lòng cáu tức. ◎ Như: "não tu thành nộ" xấu hổ quá thành ra giận dữ. ◇ Luận Ngữ : "Bất thiên nộ, bất nhị quá" , (Ung dã ) Không có tính giận lây, không có lỗi nào phạm tới hai lần.
4. (Tính) Vẻ giận, tức. ◎ Như: "nộ khí xung thiên" khí giận bừng bừng (xông lên tới trời).
5. (Tính) Cứng cỏi, cường ngạnh. ◎ Như: "nộ mã" ngựa bất kham.
6. (Tính) Khí thế mạnh mẽ. ◎ Như: "nộ trào" thủy triều lớn mạnh, "nộ đào" sóng dữ.
7. (Phó) Đầy dẫy, thịnh vượng. ◎ Như: "tâm hoa nộ phóng" lòng như mở hội. ◇ Trang Tử : "Thảo mộc nộ sanh" (Ngoại vật ) Cây cỏ mọc tưng bừng.
8. (Phó) Phấn phát, hăng hái. ◇ Trang Tử : "Nộ nhi phi, kì dực nhược thùy thiên chi vân" , (Tiêu dao du ) Vùng dậy mà bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận, cảm thấy một sự gì trái ý mà nổi cơn cáu tức lên gọi là chấn nộ nghĩa là đùng đùng như sấm như sét, phần nhiều chỉ về sự giận của người tôn quý.
② Phấn phát, khí thế mạnh dữ không thể át được gọi là nộ, như nộ trào sóng dữ, nộ mã ngựa bất kham, thảo mộc nộ sinh cây cỏ mọc tung, v.v.
③ Oai thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tức giận;
② Khí thế mạnh mẽ: Ngựa bất kham; Cây cỏ mọc rộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giận dữ. Td: Phẫn nộ — Mạnh mẽ, dữ dội — Người Triệu Ân đời nhà Đường nói rằng: ( Nộ giả thường tình tiếu giả bất khả trắc ). Có điều gì không bằng lòng mà giận thì là thường tình, chứ cười thì khó lường được. » Giận dầu ra, dạ thế thường, cười dầu mới thực không lường hiểm sâu « ( Kiều ).

Từ ghép 21

tồn
cún ㄘㄨㄣˊ

tồn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. còn
2. xét tới
3. đang, còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. Trái lại với chữ "vong" mất. ◎ Như: "sanh tử tồn vong" sống chết còn mất. ◇ Đỗ Phủ : "Tồn giả vô tiêu tức, Tử giả vi trần nê" , (Vô gia biệt ) Người còn sống thì không có tin tức, Người chết thành cát bụi (bụi bùn).
2. (Động) Thăm hỏi, xét tới. ◎ Như: "tồn vấn" thăm hỏi, "tồn tuất" an ủi, đem lòng thương xót.
3. (Động) Giữ lại. ◎ Như: "tồn nghi" giữ lại điều còn có nghi vấn, "khử ngụy tồn chân" bỏ cái giả giữ cái thật.
4. (Động) Gửi, đem gửi. ◎ Như: "kí tồn" đem gửi, "tồn khoản" gửi tiền.
5. (Động) Nghĩ đến. ◇ Tô Thức : "Trung tiêu khởi tọa tồn Hoàng Đình" (Du La Phù san ) Nửa đêm trở dậy nghĩ đến cuốn kinh Hoàng Đình.
6. (Động) Tích trữ, dự trữ, chất chứa. ◎ Như: "tồn thực" tích trữ lương thực.
7. (Động) Có ý, rắp tâm. ◎ Như: "tồn tâm bất lương" có ý định xấu, "tồn tâm nhân hậu" để lòng nhân hậu.
8. (Động) Ứ đọng, đầy ứ, đình trệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Bảo Ngọc chánh khủng Đại Ngọc phạn hậu tham miên, nhất thì tồn liễu thực" , (Đệ nhị thập hồi) Bảo Ngọc sợ Đại Ngọc ăn xong ham ngủ ngay, lỡ ra đầy bụng không tiêu.
9. (Danh) Họ "Tồn".

Từ điển Thiều Chửu

① Còn, trái lại với chữ vong mất, cho nên sinh tử cũng gọi là tồn vong .
② Xét tới, như tồn vấn thăm hỏi, tồn tuất xét thương.
③ Ðang, còn, như thật tồn còn thực.
④ Ðể gửi.
⑤ Chất để, như tồn tâm trung hậu để lòng trung hậu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, còn sống, tồn tại: Cha mẹ đều còn sống; Trời đất còn mãi; Cùng tồn tại;
② Gởi: 西 Đem đồ đi gởi nhà người quen; Chỗ gởi xe đạp; Tiền gởi;
③ Giữ: Bỏ cái giả giữ cái thật;
④ Còn lại: Thực tế còn lại...;
⑤ Đọng, ứ, ứ đọng, tụ lại, tích lại, đình trệ: Cống chữa xong thì trên đường phố không còn đọng nước nữa;
⑥ Có, ôm ấp: Bên trong có một ý nghĩa sâu sắc; Ôm ấp nhiều hi vọng;
⑦ Tích trữ, chứa chất: Tích trữ lương thực;
⑧ Để lòng vào, để tâm, quan tâm, xét tới, có ý, cố (tình, ý), rắp (tâm): Để lòng trung hậu; Có ý định xấu; Thăm hỏi; Xét thương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thương xót mà hỏi han. Xem Tồn tuất — Còn. Không mất — Còn lại.

Từ ghép 25

tội
zuì ㄗㄨㄟˋ

tội

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tội lỗi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lỗi lầm. ◎ Như: "tương công thục tội" đem công chuộc lỗi. ◇ Sử Kí : "Thử thiên chi vong ngã, phi chiến chi tội dã" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Đây là trời bỏ ta, chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi.
2. (Danh) Hành vi phạm pháp, việc làm trái luật pháp. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thủ ngã hồi kinh vấn tội" (Đệ nhất hồi ) Bắt ta về kinh hỏi tội.
3. (Danh) Nỗi khổ. ◎ Như: "bài tội" chịu khổ, "thụ bất liễu giá cá tội" chịu không nổi cái ách đó.
4. (Danh) Hình phạt. ◇ Sử Kí : "Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội" , (Cao Tổ bản kỉ ) Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì chịu hình phạt.
5. (Động) Lên án, trách cứ. ◎ Như: "quái tội" quở trách. ◇ Tả truyện : "Vũ, Thang tội kỉ" , (Trang Công thập nhất niên ) Vua Vũ, vua Thang tự trách lỗi mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Tội lỗi. Làm phạm phép luật phải phạt gọi là tội.
② Làm quan tự nói nhún mình là đãi tội , nghĩa là tự nói nhún mình là tài không xứng ngôi vậy.
③ Lỗi lầm.
④ Làm lầm, làm bậy khiến cho người ta giận gọi là đắc tội , tự nhận lỗi mình gọi là tạ tội .
④ Người ta lầm lỗi mình tự cho là vì mình không biết răn bảo cũng gọi là tội. Các vua ngày xưa ban chiếu tự nhận là có lỗi với dân gọi là tội kỉ chiếu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tội, tội lỗi: Xử tội; Tội chết; Lập công chuộc tội;
② Cái khổ: Chịu khổ; Tôi không chịu (cái tội, cái nợ) như thế được;
③ Lỗi: Đổ lỗi cho người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm trái với pháp luật — Tiếng nhà Phật, chỉ việc làm ác, bị quả báo xấu. Đoạn trường tân thanh : » Thân sau ai chịu tội trời ấy cho « — Ta còn hiểu là lỗi nặng. Truyện Nhị độ mai : » Công nào chưa thấy, tội đà đến ngay «.

Từ ghép 41

xúc
chù ㄔㄨˋ

xúc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. húc, đâm
2. chạm vào, sờ vào
3. cảm động
4. xúc phạm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Húc, đâm. ◇ Dịch Kinh : "Đê dương xúc phiên, luy kì giác" , (Đại tráng quái ) Con cừu đực húc rào, mắc kẹt sừng vào đó.
2. (Động) Chạm biết, đụng chạm. ◎ Như: "tiếp xúc ư nhĩ mục" tai nghe thấy, mắt trông thấy, "xúc cảnh sanh tình" thấy cảnh vật mà phát sinh tình cảm, "xúc điện" điện giật.
3. (Động) Cảm động, động đến tâm. ◎ Như: "cảm xúc" cảm động.
4. (Động) Can phạm, mạo phạm. ◎ Như: "xúc húy" xúc phạm chỗ kiêng, "xúc phạm trưởng thượng" xúc phạm người trên.
5. (Tính) Khắp. ◎ Như: "xúc xứ giai thị" đâu đâu cũng thế.
6. (Danh) Họ "Xúc".

Từ điển Thiều Chửu

① Húc, đâm.
② Tiếp xúc, chạm biết. Phàm sự vật gì chạm sát nhau đều gọi là xúc. Như tiếp xúc ư nhĩ mục tai nghe thấy, mắt trông thấy.
③ Lại sự vật gì nhiều lắm đều gọi là xúc. Như xúc xứ giai thị đâu đâu cũng thế.
④ Cảm xúc, nhân cớ đó mà động đến tâm mình đều gọi là xúc. Như xúc phát cảm xúc phát ra.
⑤ Can phạm, như xúc húy xúc phạm chỗ kiêng, nói với làm trái nhau đều gọi là để xúc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chạm, đụng, tiếp xúc, xúc phạm, phạm đến, tiếp với: Tiếp xúc;
② Húc, đâm, mắc phải: Dê đực húc rào;
③ Cảm động, xúc động, xúc cảm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói về loài vật dùng sừng húc nhau — Đụng chạm — Phạm vào. Lấn vào. Td: Xúc phạm — Rung động. Td: Cảm xúc.

Từ ghép 13

hoát, khoát
huá ㄏㄨㄚˊ, huō ㄏㄨㄛ, huò ㄏㄨㄛˋ

hoát

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hang thông suốt. ◇ Trương Hiệp : "Hoạch trường hoát dĩ vi hạn, đái lưu khê dĩ vi quan" , 谿 (Thất mệnh ).
2. (Động) Dứt, cắt đứt.
3. (Động) Miễn trừ. ◎ Như: "tiền lương chi hoát miễn" tha không bắt nộp tiền lương nữa, "hình ngục chi siêu hoát" không bắt chịu hình ngục nữa.
4. (Động) Tiêu trừ, giải tỏa. ◇ Thủy hử truyện : 禿, (Đệ ngũ thất hồi).
5. (Động) Liều, hi sinh. ◎ Như: "hoát xuất tính mệnh" hi sinh tính mạng.
6. (Tính) Rộng rãi, sáng sủa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái tiến sổ bộ, tiệm hướng bắc biên, bình thản hoan hoát, lưỡng biên phi lâu sáp không, điêu manh tú hạm, giai ẩn ư san ao thụ diểu chi gian" , , , , , (Đệ đệ thập thất) Đi mấy bước nữa, rẽ sang phía bắc, có một chỗ rộng phẳng, hai bên có lầu cao vút, nóc vẽ, cột sơn, ẩn núp dưới lũng núi ngọn cây.
7. (Tính) Trong sáng, tạnh ráo, quang đãng (khí trời). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Chu hành tự vô muộn, Huống trị tình cảnh hoát" , (Tảo phát ngư phố đàm ).
8. (Tính) Trống rỗng, không hư.
9. (Tính) Sâu xa, thâm thúy.
10. (Tính) Sứt, mẻ. ◎ Như: "hoát thần tử" sứt môi.
11. (Phó) Thông suốt, rộng mở. ◎ Như: "khoát đạt" cởi mở, "hoát nhiên quán thông" vỡ vạc thông suốt.
12. (Phó) Mau lẹ, loáng một cái.
13. (Tượng thanh) Xoạt, vù.
14. § Còn đọc là "khoát".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sứt, mẻ: Miệng chén bị mẻ một miếng; Sứt môi; Răng mẻ;
② Liều, bạt, thí: Liều mạng, bạt mạng, thí mạng. Xem [huò].

Từ ghép 1

khoát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hang thông cả 2 đầu
2. thông suốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hang thông suốt. ◇ Trương Hiệp : "Hoạch trường hoát dĩ vi hạn, đái lưu khê dĩ vi quan" , 谿 (Thất mệnh ).
2. (Động) Dứt, cắt đứt.
3. (Động) Miễn trừ. ◎ Như: "tiền lương chi hoát miễn" tha không bắt nộp tiền lương nữa, "hình ngục chi siêu hoát" không bắt chịu hình ngục nữa.
4. (Động) Tiêu trừ, giải tỏa. ◇ Thủy hử truyện : 禿, (Đệ ngũ thất hồi).
5. (Động) Liều, hi sinh. ◎ Như: "hoát xuất tính mệnh" hi sinh tính mạng.
6. (Tính) Rộng rãi, sáng sủa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tái tiến sổ bộ, tiệm hướng bắc biên, bình thản hoan hoát, lưỡng biên phi lâu sáp không, điêu manh tú hạm, giai ẩn ư san ao thụ diểu chi gian" , , , , , (Đệ đệ thập thất) Đi mấy bước nữa, rẽ sang phía bắc, có một chỗ rộng phẳng, hai bên có lầu cao vút, nóc vẽ, cột sơn, ẩn núp dưới lũng núi ngọn cây.
7. (Tính) Trong sáng, tạnh ráo, quang đãng (khí trời). ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Chu hành tự vô muộn, Huống trị tình cảnh hoát" , (Tảo phát ngư phố đàm ).
8. (Tính) Trống rỗng, không hư.
9. (Tính) Sâu xa, thâm thúy.
10. (Tính) Sứt, mẻ. ◎ Như: "hoát thần tử" sứt môi.
11. (Phó) Thông suốt, rộng mở. ◎ Như: "khoát đạt" cởi mở, "hoát nhiên quán thông" vỡ vạc thông suốt.
12. (Phó) Mau lẹ, loáng một cái.
13. (Tượng thanh) Xoạt, vù.
14. § Còn đọc là "khoát".

Từ điển Thiều Chửu

① Hang thông suốt cả hai đầu. Vì thế nên chỗ đất nào phẳng phắn sáng sủa gọi là hiên khoát , người già gọi là đầu đồng xỉ khoát đầu trọc răng long.
② Thông suốt, tâm ý rộng rãi khoan thai gọi là khoát. Như khoát nhiên quán thông vỡ vạc thông suốt.
③ Khai phóng, tha bổng. Như tiền lương chi khoát miễn tha không bắt nộp tiền lương nữa, hình ngục chi siêu khoát không bắt chịu hình ngục nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rộng (rãi), sáng (sủa), thông suốt: Rộng lượng; Sáng sủa;
② Miễn, tha: Miễn, được miễn (thuế ...). Xem [huo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hang — Sâu ( trái với nông ).
loại
lèi ㄌㄟˋ, lì ㄌㄧˋ

loại

phồn thể

Từ điển phổ thông

chủng loại, loài

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Loài, giống. ◎ Như: "nhân loại" loài người, "phân môn biệt loại" phân biệt từng môn từng loài.
2. (Danh) Sự lí. ◇ Mạnh Tử : "Tâm bất nhược nhân, tắc bất tri ác, thử chi vị bất tri loại dã" , , (Cáo tử thượng ) Lòng không như người, thì không biết xấu ác, đấy gọi là không biết sự lí.
3. (Danh) Phép tắc. ◇ Lễ Kí : "Hạ chi sự thượng dã, thân bất chánh, ngôn bất tín, tắc nghĩa bất nhất, hành vô loại dã" , , , , (Truy y ) Bậc dưới thờ người trên, thân không ngay thẳng, lời không đủ tin, thì nghĩa không chuyên nhất, làm không có phép tắc.
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị chỉ sự loại. ◎ Như: "lưỡng loại tình huống" hai tình cảnh, "tam loại hóa vật" ba thứ hóa vật.
5. (Danh) Tế "loại" (lễ tế trời không phải thời).
6. (Danh) Một loài rùa.
7. (Danh) Họ "Loại".
8. (Động) Giống, tương tự. ◎ Như: "họa hổ loại khuyển" vẽ cọp giống như chó. ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thử bất phục ngôn , thì tọa thì lập, trạng loại si" , , (Tịch Phương Bình ) Từ bấy giờ không nói năng gì nữa, lúc ngồi lúc đứng, dáng hệt như người ngây.
9. (Phó) Đại khái, đại để. ◎ Như: "đại loại" đại để, "loại giai như thử" đại khái đều như vậy.
10. (Giới) Tùy theo. ◇ Tả truyện : "Tấn quân loại năng nhi sử chi" 使 (Tương cửu niên ) Vua Tấn tùy theo khả năng mà sai khiến.
11. (Tính) Lành, tốt. ◇ Thi Kinh : "Khắc minh khắc loại" (Đại nhã , Hoàng hĩ ) Xem xét được phải trái và phân biệt được lành dữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài giống. Như phân môn biệt loại chia từng môn, rẽ từng loài.
② Giống. Không được giống gọi là bất loại .
③ Dùng làm trợ ngữ từ. Như đại loại cũng như ta nói đại loại, đại khái vậy.
④ Lành, tốt.
⑤ Tùy theo.
⑥ Tế loại, lễ tế trời không phải thời.
⑦ Một loài rùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Loài, loại, giống, thứ: Loài người, nhân loại; Phân loại;
② Giống: Giống như thần thoại; Vẽ hổ ra chó; Hình dạng của nó không giống như người sống (Vương Sung: Luận hoành);
③ (văn) Đại loại, đại khái: Đại khái không phải là việc mà quan lại tầm thường có thể làm được (Hán thư: Giả Nghị truyện);
④ (văn) Lành, tốt;
⑤ (văn) Tùy theo;
⑥ (văn) Tế Loại (lễ tế trời không phải thời);
⑦ (văn) Điều lệ: Vì vậy luật pháp không thể độc lập, điều lệ không thể tự thi hành ra được (Tuân tử: Quân đạo);
⑧ (văn) Một loài rùa;
⑨ [Lèi] (Họ) Loại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giống nòi. Loài. Td: Nhân loại ( loài người ) — Nói chung. Tổng quát. Td: Đại loại ( cũng như đại khái ) — Giống nhau. Cùng loài với nhau.

Từ ghép 35

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.