pháp
fǎ ㄈㄚˇ

pháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, khuôn phép, khuôn mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Luật, hình luật, lệnh luật, chế độ. ◎ Như: "pháp luật" điều luật phải tuân theo, "pháp lệnh" pháp luật và mệnh lệnh, "hôn nhân pháp" luật hôn nhân.
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" cách làm, "biện pháp" đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên : "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" , (Cốc san tàng thiền sư ) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" bắt chước làm theo, "hiệu pháp" phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" , (Phong kiến luận ) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" áo cà-sa, "pháp hiệu" tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép, có khuôn phép nhất định để cho người tuân theo được gọi là pháp. Như pháp điển bộ luật pháp, pháp quy khuôn phép, pháp luật phép luật, v.v.
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp phép làm văn, thư pháp phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp , tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư , v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Pháp luật, pháp lệnh, chế độ, pháp, luật: Hợp pháp; Phạm pháp; Luật hôn nhân;
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: Biện pháp; Cách dùng; Phép cộng; Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: Thiếp mẫu (để tập viết chữ); Bắt chước, noi theo; 使 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: Bắt chước làm theo; Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức. Td: Phương pháp — Luật lệ quốc gia. Td: Pháp luật — Sự trừng phạt. Hình phạt. Td: Hình pháp — Tài khéo. Td: Pháp thuật — Tiếng nhà Phật, chỉ giáo lí của Phật. Td: Phật pháp. Cũng chỉ tất cả sự vật ở đời. Td: Vạn pháp. Nhất thiết pháp — Tên một nước ở tây bộ Âu châu, tức nước pháp ( France ). Người Trung Hoa phiên âm là Pháp Lan Tây, rồi gọi tắt là Pháp.

Từ ghép 169

a lạp pháp 阿拉法a nhĩ pháp 阿耳法bách phân pháp 百分法bảo pháp 寶法bất hợp pháp 不合法bất nhị pháp môn 不二法門bất nhị pháp môn 不二法门bất pháp 不法bất thành văn pháp 不成文法biện chứng pháp 辨證法biện chứng pháp 辯證法biện pháp 办法biện pháp 辦法binh pháp 兵法bộ pháp 步法bút pháp 笔法bút pháp 筆法chánh pháp 正法châm pháp 針法chấp pháp 執法chấp pháp 执法chiến pháp 戰法chính pháp 政法công pháp 公法cốt pháp 骨法cú pháp 句法cửu chương toán pháp 九章算法cựu pháp 舊法di pháp 遺法diệu pháp 妙法duyên pháp 緣法đại pháp 大法đạo pháp 道法điển pháp 典法gia pháp 加法gia pháp 家法giải pháp 解法giải pháp 觧法giảm pháp 減法hí pháp 戲法hiến pháp 宪法hiến pháp 憲法hình pháp 刑法hộ pháp 護法hợp pháp 合法lập pháp 立法lễ pháp 禮法lịch pháp 曆法lộng pháp 弄法lục pháp 六法môn pháp 門法nghiêm pháp 嚴法ngoạn pháp 玩法ngữ pháp 語法phạm pháp 犯法pháp bảo 法寶pháp cảnh 法警pháp cấm 法禁pháp chế 法制pháp chủ 法主pháp danh 法名pháp duyên 法緣pháp đàn 法壇pháp đạo 法道pháp đăng 法燈pháp điển 法典pháp điều 法條pháp định 法定pháp đình 法庭pháp độ 法度pháp đồ 法徒pháp gia 法家pháp giới 法界pháp hải 法海pháp hệ 法系pháp hiệu 法號pháp hóa 法化pháp hoa 法華pháp học 法學pháp hội 法會pháp khí 法器pháp khoa 法科pháp lại 法吏pháp lan tây 法蘭西pháp lệ 法例pháp lệnh 法令pháp lí 法理pháp loa 法螺pháp luân 法輪pháp luật 法律pháp lực 法力pháp lý 法理pháp môn 法門pháp ngôn 法言pháp nhân 法人pháp phục 法服pháp quan 法官pháp quốc 法国pháp quốc 法國pháp quy 法規pháp sự 法事pháp sư 法師pháp tạng 法藏pháp tắc 法則pháp tân xã 法新社pháp thân 法身pháp thí 法施pháp thuật 法術pháp thủy 法水pháp thức 法式pháp tịch 法籍pháp tính 法性pháp tòa 法座pháp trị 法治pháp trình 法程pháp trường 法場pháp tướng 法相pháp văn 法文pháp vị 法味pháp viện 法院pháp việt 法越pháp võng 法網pháp vũ 法雨pháp vương 法王phân pháp 分法phật pháp 佛法phật pháp tăng 佛法僧phi pháp 非法phiền pháp 煩法phù pháp 符法phục pháp 伏法phục pháp 服法phương pháp 方法quan pháp 官法quân pháp 軍法quốc pháp 国法quốc pháp 國法quốc tế công pháp 國際公法quốc tế tư pháp 國際私法sám pháp 懺法sảng pháp 爽法sắc pháp 色法tác pháp 作法tác pháp tự tễ 作法自斃tam pháp 三法tâm pháp 心法tân pháp 新法thao pháp 操法thủ pháp 手法thủy lục pháp hội 水陸法會thuyết pháp 說法thư pháp 书法thư pháp 書法thừa pháp 乘法toán pháp 算法tối cao pháp viện 最高法院trận pháp 陣法trừ pháp 除法tư pháp 司法tư pháp 私法tưởng pháp 想法uổng pháp 枉法vạn pháp 萬法văn pháp 文法vi pháp 違法vô pháp 無法vương pháp 王法xuyết pháp 綴法xử pháp 處法
bái, bát
bā ㄅㄚ, pā ㄆㄚ, pá ㄆㄚˊ

bái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vin, bíu, vịn
2. đào, cào, móc ra, bới ra
3. bóc, lột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bóc, lột. ◎ Như: "bả quất tử bái khai lai cật" bóc quýt ra ăn.
2. (Động) Cởi, tháo. ◎ Như: "bái y thường" cởi áo.
3. (Động) Đào. ◎ Như: "bái thổ" đào đất, "bái đê" đào đê.
4. (Động) Vịn, víu. ◎ Như: "bái trước lan can" vịn lan can.
5. (Động) Móc ra, bới ra. ◎ Như: "bái đỗng" moi hang.
6. (Động) Lượm, thu thập. ◇ Tây du kí 西: "Ngộ Không đạo: Nhĩ tiểu thì bất tằng tại ngã diện tiền bái sài?" : ? (Đệ thập tứ hồi) (Tôn) Ngộ Không nói: Ông hồi nhỏ đã không từng lượm củi trước mặt ta sao?
7. (Động) Gãi, cào. ◎ Như: "bái dưỡng nhi" gãi ngứa.
8. (Động) Nép, nằm ép mình xuống.
9. (Động) Bò, trèo, leo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đỗng nội Mạnh Hoạch tông đảng, giai khí cung khuyết, bái san việt lĩnh nhi tẩu" , , (Đệ cửu thập hồi) Trong động bè bọn Mạnh Hoạch, đều bỏ cả cung điện, trèo non vượt núi chạy trốn.
10. (Động) Ninh (dùng lửa nhỏ nấu nhừ). ◎ Như: "bái bạch thái" ninh cải trắng.

Từ điển Thiều Chửu

① Móc ra, bới ra.
② Tục gọi kẻ trộm kẻ cắp là bái thủ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vịn, bíu, víu: Vịn vào lan can;
② Đào, cào, móc ra, bới ra: Đào đất;
③ Bóc, lột: Bóc vỏ, lột da. Xem [pá].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cào: Cào rơm;
② Ninh: Ninh thịt dê (cừu). Xem [ba].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhổ lên — Một âm khác là Bát. Xem vần Bát.

Từ ghép 2

bát

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cào cỏ, cào rơm
2. ninh, hầm

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh. Đánh phá — Trừ đi. Diệt đi, Đẩy — Một âm khác là Bái.
phi, phỉ
fēi ㄈㄟ, fěi ㄈㄟˇ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. không phải
2. châu Phi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sai, trái, không đúng.
2. (Tính) Không giống, bất đồng. ◇ Tào Phi : "Vật thị nhân phi" (Dữ triêu ca ) Vật vẫn như cũ (mà) người không giống xưa.
3. (Động) Chê, trách. ◎ Như: "phi thánh vu pháp" chê thánh, vu miệt chánh pháp. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.
4. (Động) Không, không có. § Cùng nghĩa với "vô" . ◇ Liêu trai chí dị : "Tử hữu tục cốt, chung phi tiên phẩm" , (Phiên Phiên ) Chàng có cốt tục, chung quy không thành tiên được (không có phẩm chất của bậc tiên).
5. (Phó) Chẳng phải. ◎ Như: "thành phi bất cao dã" thành chẳng phải là chẳng cao.
6. (Danh) Sự sai trái, sự xấu ác. ◎ Như: "vi phi tác đãi" tác oai tác quái, làm xằng làm bậy, "minh biện thị phi" phân biệt phải trái.
7. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: "văn quá sức phi" bôi vẽ bề ngoài để che lấp lỗi lầm.
8. (Danh) Phi Châu nói tắt. Nói đủ là "A-phi-lợi-gia châu" .
9. Một âm là "phỉ". (Động) Hủy báng, phỉ báng. § Thông "phỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, không phải, sự vật gì có nghĩa nhất định, nếu không đúng hết đều gọi là phi.
② Lầm lỗi. Như văn quá sức phi . Có lỗi rành rành lại còn kiếm lí bôi xóa che lấp.
③ Chê, hủy báng. Như phi thánh vu pháp chê thánh, vu miệt chánh pháp.
④ Chẳng phải, dùng làm tiếng lặp lại. Như thành phi bất cao dã thành chẳng phải là chẳng cao.
⑤ Châu Phi , một tiếng gọi tắt châu A-phi-lợi-gia Africa.
⑥ Không, cùng nghĩa với vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai lầm, trái, sai trái, trái ngược, không đúng, không hợp lí: Phân rõ phải trái; Làm càn làm bậy; Quyết tâm sửa đổi những lầm lỗi trước kia; Tìm cách bào chữa để che lấp lỗi lầm; Phải, trái không lộn xộn thì nước nhà yên ổn (Tuân tử);
② Không hợp, phi pháp: Không hợp pháp; Không hợp lễ độ;
③ Phản đối, chê trách, hủy báng: Trách móc; Chê cười; Không thể chê trách quá đáng; Không ai là không chê trách quan lệnh doãn (quan huyện) (Lã thị Xuân thu);
④ Không, không phải, phi: Không phải hội viên; Văn học phi vô sản; Không bút mực nào tả hết được.【】phi thường [feicháng] a. Bất thường: Hội nghị bất thường; b. Hết sức, rất: Hết sức cố gắng;【】phi đãn [feidàn] Không những, không chỉ, chẳng những: Chẳng những tôi không biết, ngay đến anh ấy cũng không biết nữa. Như ;【】phi đắc [feidâi] Phải..., thế nào cũng phải...: ) Làm nghề này phải to gan mới được; 【】phi độc [feidú] (văn) Không những, không chỉ (thường dùng với ): Không những không có hại, mà còn có ích;【...】phi... nhi hà [fei...érhé] (văn) Chẳng phải... là gì, chỉ có thể là: ? Nước bị nước khác đánh thắng, vua phải chạy sang nước khác, chẳng phải họa là gì? (Tả truyện: Ai công nguyên niên);【......】phi... phi... [fei...fei...] Không phải... cũng không phải, chẳng ra... cũng chẳng ra...: Không phải lừa, cũng không phải ngựa; Không phải bà con, cũng chẳng phải bè bạn; 【......】 phi... tức... [fei... jí...] Không phải... thì..., nếu không... thì...: Không đánh đập thì chửi mắng;【】phi đặc [feitè] (văn) Như ;【】phi đồ [feitú] (văn) Không những, không chỉ: Chẳng những vô ích, mà còn có hại nữa (Mạnh tử); Vua Thang vua Võ không chỉ biết dùng dân của mình, mà còn biết dùng dân không phải của mình nữa (Lã thị Xuân thu);
⑤ Không, không có, nếu không (dùng như , bộ , bộ ): Cần phải chịu khó mới được; Tuy có quý nhưng không dùng được (Tả Tư: Tam Đô phú tự); Văn chương mà không (nếu không) có cảnh núi sông thì không có khí kì lạ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn); Không, tôi không thể không đi;
⑥ [Fei] Châu Phi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không phải. Chẳng — Trái quấy — Điều lầm lỗi — Tên một đại lục, tức Phi châu — Một âm là Phỉ. Xem Phỉ — Tên một bộ chữ Trung Hoa, bộ Phi.

Từ ghép 35

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói xấu. Như chữ Phỉ — Một âm là Phi. Xem Phi.
đầu
tōu ㄊㄡ, tóu ㄊㄡˊ, tou

đầu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu (bộ phận từ cổ trở lên). ◎ Như: "nhân đầu" đầu người, "ngưu đầu" đầu bò.
2. (Danh) Tóc. ◎ Như: "tiễn đầu" cắt tóc, "thế đầu" cạo đầu, "bình đầu" cắt tóc ngắn, "phân đầu" rẽ ngôi.
3. (Danh) Đầu sỏ, trùm, thủ lĩnh. ◎ Như: "đầu mục" người làm trùm, "quần đạo chi đầu" đầu sỏ bọn cướp.
4. (Danh) Chóp, đỉnh, ngọn. ◎ Như: "san đầu" đỉnh núi, "trúc tử đầu" ngọn tre.
5. (Danh) Lúc khởi thủy hoặc kết thúc. ◎ Như: "tòng đầu nhi thuyết khởi" kể từ đầu, "thiện ác đáo đầu chung hữu báo" lành dữ rốt cuộc đều có trả báo.
6. (Danh) Mẩu, mảnh, vụn (phần thừa lại của vật thể). ◎ Như: "yên quyển đầu nhi" mẩu thuốc lá, "bố đầu" miếng vải vụn.
7. (Danh) Tiền cờ bạc. ◎ Như: "đầu tiền" tiền hồ (cờ bạc). ◇ Thủy hử truyện : "Tiểu Trương Ất đạo: Thảo đầu đích, thập tiền đích, hòa na bả môn đích, đô bị tha đả đảo tại lí diện" : , , , 。 (Đệ tam thập bát hồi) Tiểu Trương Ất nói: Tên chủ sòng bạc, tên hồ lì, cùng với tên canh cửa, đều bị đánh gục ở phía trong.
8. (Danh) Tiếng gọi thay cho người. ◎ Như: "thương đầu" người đầy tớ, "lão thật đầu" lão già, "cửu đầu kỉ" sự tích chín anh em (họ Nhân Hoàng ).
9. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị chỉ số súc vật như bò, lừa, heo, cừu, v.v. hoặc vật gì như cái đầu. ◎ Như: "nhất đầu ngưu" một con bò, "tam đầu dương" ba con cừu, "lưỡng đầu toán" hai củ tỏi. (2) Sự tình, sự việc. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ yêu chứng minh sám sớ, dã thị liễu đương nhất đầu sự" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Chỉ cần cho làm tờ sớ sám hối, có một việc thế thôi.
10. (Danh) Phương hướng, vị trí: (1) Phía trên, khoảng giữa. ◎ Như: "nhai đầu hành nhân đa" trên đường nhiều người đi, "dạ đầu phong khởi" hồi đêm gió nổi. (2) Bên, phía trước. ◎ Như: "Tầm Dương giang đầu" bên sông Tầm Dương. ◇ Đỗ Phủ : "Quân bất kiến Thanh Hải đầu, Cổ lai bạch cốt vô nhân thu" (Binh xa hành ) Ông không thấy sao: Đầu tỉnh Thanh Hải, Từ xưa đến nay xương trắng không ai nhặt. ◇ Âu Dương Tu : "Ốc đầu sơ nhật hạnh hoa phồn" (Điền gia ) Trước nhà buổi sớm hoa hạnh đầy.
11. (Danh) § Xem "đầu đà" .
12. (Tính) Trên hết, hạng nhất. ◎ Như: "đầu đẳng" hạng nhất, ◎ Như: "đầu công" công hàng đầu.
13. (Tính) Trước, trước đấy. ◎ Như: "đầu lưỡng thiên" hai hôm trước, "đầu kỉ niên" mấy năm trước.
14. (Trợ) (1) Đặt sau danh từ để tạo thành danh từ kép. ◎ Như: "quyền đầu" quả đấm, "thiệt đầu" lưỡi, "mộc đầu" gỗ, "thạch đầu" đá. (2) Đặt sau động từ để tạo thành danh từ. ◎ Như: "niệm đầu" ý nghĩ, ý tưởng, "thuyết đầu" chỗ nói, lí do. (3) Đặt sau tính từ để tạo thành danh từ. ◎ Như: "điềm đầu" vị ngọt, "chuẩn đầu" tiêu chuẩn. (4) Đặt sau từ chỉ phương hướng, vị trí. ◎ Như: "hậu đầu" phía sau, "thượng đầu" phía trên, "ngoại đầu" bên ngoài.

Từ điển Thiều Chửu

① Bộ đầu (đầu lâu).
② Phàm cái gì ở vào bộ vị cao nhất đều gọi là đầu. Như sơn đầu đầu núi.
③ Bực nào hạng nào hơn hết cả đều gọi là đầu. Như đầu đẳng hạng đầu, đầu hiệu số đầu, v.v.
④ Ngoài đầu vật gì cũng gọi là đầu. Như lưỡng đầu hai đầu.
⑤ Người trùm sỏ (đầu sỏ). Như đầu mục người làm trùm cả một tụi.
⑥ Tiếng dùng để đếm các con vật. Như ngưu nhất đầu một con trâu.
⑦ Ngày xưa gọi một người là nhất đầu . Như ghi sự tích của chín anh em họ Nhân Hoàng gọi là cửu đầu kỉ .
⑧ Ðầu đà tiếng Phạn, một phép tu khổ hạnh. Như đi xin ăn, ngồi ngủ gốc cây, nhập định bên mả để trừ sạch phiền não, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu: Trên đầu; Chia theo đầu người;
② Lúc đầu, ban đầu, đỉnh, chóp, mũi, ngọn: Kể từ đầu; Chóp núi, đỉnh núi, ngọn núi; Mũi thuyền, mũi tàu. (Ngb) Miếng vụn, mẩu (phần thừa của một vật): Mẩu thuốc lá; Miếng vải vụn;
③ Trước kia, trước đây: Hai năm trước; Phải rửa tay trước khi ăn cơm;
④ Thứ nhất, số một, đứng đầu, hạng nhất: Hạng nhất, bậc nhất;
⑤ Đầu sỏ, trùm: Người lãnh đạo một nhóm, đầu sỏ, thủ lãnh, đầu mục, kẻ đứng đầu; Tên trùm đặc vụ; Đầu sỏ tài chính;
⑥ Bên, phía: Hai anh ấy ở một bên (phía);
⑦ (loại) Con, củ, việc, người...: Một con bò; Hai củ tỏi; Hết việc này lại đến việc khác; Việc cưới xin này không thích hợp;
⑧ Độ, khoảng, chừng (biểu thị sự ước tính hay ước chừng): Độ ba đến năm trăm; Chừng 8 đến 10 đồng thôi không bao nhiêu;
⑨ 1. Đặt sau danh từ làm tiếng đệm, đọc [tou]: Gỗ; Đá; Quả đấm; 2. Đặt sau tính từ: Ích lợi, lợi; 3. Đặt sau động từ: Nghe hay hay; Xem chẳng ra gì;
⑩ Đằng, bên, phía (đặt sau từ phương vị chỉ nơi chốn): Đằng trước, phía trước; Bên trên; Bên ngoài, phía ngoài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đầu, bộ phận quan trọng nhất của cơ thể sinh vật — Cao hơn hết. Trước hết — Chỉ chung đầu tóc — Tiếng dùng để đếm số súc vật. Chẳng hạn Mã tam đầu ( ngựa ba con ) — Tiếng dùng để đếm số đầu người ( chỉ dùng cho hạng người thấp hèn ). Chẳng hạn Nô tì ngũ đầu ( đầy tớ năm đứa ).

Từ ghép 119

ai giang đầu 哀江頭bạch đầu 白頭bạch đầu ông 白頭翁báo đầu 報頭bất thị đầu 不是頭bộ đầu 步頭bồng đầu cấu diện 蓬頭垢面bồng đầu lịch xỉ 蓬頭厤齒bồng đầu lịch xỉ 蓬頭歷齒cái đầu 蓋頭cải đầu hoán diện 改頭換面chẩm đầu 枕頭công đầu 工頭cử đầu 舉頭cược đầu 噱頭dao đầu bãi vĩ 搖頭擺尾đạc đầu 喥頭đại khế đầu 大碶頭đáo đầu 到頭đầu cái 頭蓋đầu cân 頭巾đầu cốt 頭骨đầu diện 頭面đầu đà 頭陀đầu đồng xỉ hoát 頭童齒豁đầu gia 頭家đầu giác 頭角đầu khẩu 頭口đầu lô 頭顱đầu mục 頭目đầu não 頭腦đầu phong 頭瘋đầu sắt 頭蝨đầu thống 頭痛đầu thượng an đầu 頭上安頭đầu tiên 頭先đầu túc loại 頭足類đầu tự 頭緒đầu tử tiền 頭子錢đầu tửu 頭酒đê đầu 低頭địa đầu 地頭điểm đầu 點頭đoạn đầu đài 斷頭臺độ đầu 渡頭đối đầu 對頭hầu đầu 喉頭hí đầu 戲頭hỏa đầu 火頭hoạt đầu 滑頭hộ đầu 戶頭hồi đầu 回頭hôi đầu thổ diện 灰頭土面hôi đầu thổ kiểm 灰頭土臉huyền đầu 懸頭hứng hứng đầu đầu 興興頭頭kê đầu 雞頭kê đầu nhục 雞頭肉khái đầu 磕頭khẩu đầu 口頭khấu đầu 叩頭khoa đầu 科頭khởi đầu 起頭kiều đầu 橋頭kiều đầu 礄頭kính đầu 鏡頭lang đầu 榔頭lang đầu 狼頭lang đầu 鎯頭lịch đầu 曆頭long đầu 龍頭long đầu lão đại 龍頭老大long đầu xà vĩ 龍頭蛇尾mã đầu 碼頭mạch đầu 嘜頭mai đầu 埋頭man đầu 饅頭mãn đầu vụ thủy 滿頭霧水mạn kính đầu 慢鏡頭mạt đầu 袙頭ngao đầu 鼇頭nghênh đầu 迎頭nguyệt đầu 月頭ngưu đầu mã diện 牛頭馬面nha đầu 丫頭nhũ đầu 乳頭niệm đầu 念頭phách đầu 劈頭phao đầu 拋頭phốc đầu 幞頭phụ đầu 埠頭phủ đầu 斧頭phượng đầu hài 鳳頭鞋quả đầu 寡頭quá đầu 過頭quang đầu tử 光頭子quy đầu 龜頭quyền đầu 拳頭sàn đầu 孱頭sàng đầu 牀頭sàng đầu kim tận 牀頭金盡sĩ đầu 抬頭súc đầu 縮頭tá đầu 缷頭tam đầu chế 三頭制tam đầu lục tí 三頭六臂tao đầu 搔頭thạch đầu 石頭thái tuế đầu thượng động thổ 太歲頭上動土tham đầu tham não 探頭探腦thế đầu 勢頭thiêu đầu 幧頭tiêu đầu 帩頭tiêu đầu lạn ngạch 焦頭爛額tương cước đầu 相腳頭vô đầu 無頭xuất đầu 出頭xuất đầu lộ diện 出頭露面xuất phong đầu 出風頭
linh
lián ㄌㄧㄢˊ, líng ㄌㄧㄥˊ

linh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mưa lác đác
2. vụn vặt, lẻ, linh
3. héo rụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưa lác đác, mưa rây.
2. (Danh) Số không. ◎ Như: "nhất linh nhị" một không hai (102).
3. (Danh) Họ "Linh".
4. (Động) Rơi xuống, giáng. ◎ Như: "cảm kích thế linh" cảm động rớt nước mắt, "điêu linh" tàn rụng, tan tác. ◇ Thi Kinh : "Linh vũ kí linh" (Dung phong , Đính chi phương trung ) Mưa lành đã rơi xuống.
5. (Danh) Số lẻ, số dư ra. ◎ Như: "linh đầu" số lẻ, "niên kỉ dĩ kinh bát thập hữu linh" tuổi đã ngoài tám mươi.
6. (Tính) Lác đác, thưa thớt (rơi xuống). ◇ Thi Kinh : "Ngã lai tự đông, Linh vũ kì mông" , (Bân phong , Đông san ) Ta từ đông đến, Mưa phùn lác đác rơi.
7. (Tính) Lẻ, vụn vặt. ◎ Như: "linh tiền" (1) tiền lẻ, (2) tiền tiêu vặt, (3) thu nhập phụ thêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưa lác đác, mưa rây.
② Rơi xuống. Như Kinh Thi nói linh vũ kí linh mưa lành đã xuống, trận mưa ứng điềm lành đổ xuống.
③ Lẻ. Chưa đủ số đã định gọi là linh, thí dụ như tính số trăm mà chưa đủ trăm thì số ấy gọi là số linh. Cái ngôi không của số đếm cũng gọi là linh. Như nhất linh nhị một trăm lẻ hai, nghĩa là không đủ số mười.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lẻ tẻ, lặt vặt: Ăn vặt, quà vặt; Tiêu vặt; Bán lẻ; Đổi nguyên ra lẻ;
② Số lẻ, dôi ra, ngoài: Tuổi tác đã ngoài tám mươi; Hơn bốn mươi người;
③ (Số) lẻ: Một năm lẻ ba ngày; Ba năm lẻ một quý;
④ Số không (0): Số 405; 2-2=0 (hai trừ hai bằng không). Cv. ○;
⑤ Độ 0 trên nhiệt kế: Năm độ trên độ không; Mười độ dưới độ không;
⑥ Rơi rụng, tàn tạ: Rơi rụng; Tàn tạ;
⑦ (văn) Mưa lác đác, mưa rây;
⑧ (văn) Rơi xuống: Mưa lành đã rơi xuống (Thi Kinh);
⑨ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa lất phất, mưa nhỏ rơi rớt lại sau cơn mưa lớn — Rơi rụng. Héo rụng — Số thừa, số lẻ ra.

Từ ghép 9

tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
thảo
tǎo ㄊㄠˇ

thảo

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đánh, trừng phạt người có tội
2. dò xét
3. đòi lại của cải
4. bỏ đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, trừng trị kẻ có tội. ◎ Như: "thảo tặc" đánh dẹp quân giặc.
2. (Động) Giết, tru sát.
3. (Động) Sửa trị, cai trị, trị lí. ◇ Tả truyện : "Kì quân vô nhật bất thảo quốc nhân nhi huấn chi" (Tuyên Công thập nhị niên ) Vua không ngày nào mà không sửa trị dân trong nước để giáo huấn.
4. (Động) Tìm xét, nghiên cứu. ◎ Như: "thảo luận" bàn bạc xem xét.
5. (Động) Đòi, đòi lấy của cải gì của người. ◇ Thủy hử truyện : "Nhân thảo tiền quá lai ngộ kiến ân nhân" (Đệ thập hồi) Nhân đi đòi tiền mà gặp ân nhân.
6. (Động) Tìm kiếm, dò hỏi. ◇ Ngô Tổ Tương : "Đề trước miệt lam, đái trước tiễn đao, đáo thảo bình thượng thảo dã thái" , (San hồng , Thập bát) Xách giỏ tre, mang dao kéo, đến chỗ đất bằng phẳng tìm rau mọc ngoài đồng.
7. (Động) Lấy vợ. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Nhất cá nguyện thảo, nhất cá nguyện giá" , (Mại du lang độc chiếm hoa khôi ) Một người muốn lấy vợ, một người muốn lấy chồng.
8. (Động) Mua. ◇ Chu Tử ngữ loại : "Yếu thảo ta dược lai phục" (Quyển cửu) Muốn mua ít thuốc để uống.
9. (Động) Mướn, thuê. ◇ Thiên vũ hoa : "Thùy tri nhất thai tam nữ, thả hỉ đại tiểu bình an, thảo liễu tam cá nhũ mẫu" , , (Đệ ngũ hồi) Ai ngờ một thai ba gái, cũng mừng lớn nhỏ bình an, thuê được ba bà vú nuôi.
10. (Động) Bỏ đi, trừ khử.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh, đánh giết kẻ có tội gọi là thảo.
② Tìm xét, dò xét.
③ Ðòi, tục gọi sự đòi lấy của cải gì của người là thảo.
④ Bỏ đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh dẹp, trị tội: Đánh nam dẹp bắc;
② Xét tìm, nghiên cứu: Nghiên cứu, hội thảo;
③ Đòi, xin: Bắt (đòi) phải trả nợ máu; Cầu xin;
④ Làm cho, khiến cho: Làm cho người ta thích;
⑤ Lấy, cưới: Lấy vợ;
⑥ (văn) Đổi (lấy của cải);
⑦ (văn) Bỏ đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem quân đánh kẻ có tội. Đánh giặc, Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu « — Tìm tòi xem xét.

Từ ghép 8

đình
tíng ㄊㄧㄥˊ

đình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng, nửa chừng ngừng lại. ◎ Như: "đình bạn" ngừng làm việc, "đình chỉ" dừng lại, "vũ đình liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Đỗ lại, đậu, ở tạm. ◎ Như: "đình lưu" ở lại, "đình bạc" đỗ lại bên bờ (thuyền). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Vũ thủy bất trụ, doanh trung nê nính, quân bất khả đình, thỉnh di ư tiền diện san thượng" , , , (Đệ nhất bách lục hồi) Mưa mãi không tạnh, trong trại lầy lội, quân không sao ở được, xin cho dời trại đến trên núi trước mặt.
3. (Động) Đặt, để. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Bả quan tài tựu đình tại phòng tử trung gian" (Đệ nhị thập lục hồi) Đem quan tài đặt ở trong phòng.
4. (Phó) Thỏa đáng, ổn thỏa. ◇ Tây du kí 西: "Ngộ Không tương kim quan, kim giáp, vân lí đô xuyên đái đình đáng" , , 穿 (Đệ tam hồi) (Tôn) Ngộ Không đội mũ vàng, mặc áo giáp, đi ủng đâu đấy xong xuôi.
5. (Danh) Phần. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Yết sa khán thì, thập đình phương hữu liễu tam đình" , (Đệ tứ thập bát hồi) Mở the (phủ trên bức tranh) ra xem, thấy mười phần mới xong được ba phần.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng, nửa chừng đứng lại gọi là đình, như đình lưu dừng ở lại, đình bạc đỗ thuyền lại, v.v.
② Cư đình khách trọ.
③ Tục cho số người đã có định là đình, như thập đình trung khứ liễu cửu đình trong mười đình mất chín đình rồi (cũng như ta nói một nhóm một tốp vậy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng, ngừng: Một chiếc xe hơi dừng trước cửa; Không ngừng;
② Tạnh, im, đứng, ngưng chạy: Mưa tạnh rồi; Im gió rồi; Đồng hồ chết rồi;
③ (khn) Phần: Trong 10 phần đã trừ đi 9.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại. Thôi — Trong Bạch thoại còn chỉ các thành phần của một đoàn thể. Chẳng hạn Thập đình khử liễu cửu đình ( mười phần bỏ đi chín phần ).

Từ ghép 28

nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業

Từ điển trích dẫn

1. Người có hành vi phóng đãng, không câu nệ tiểu tiết. ◇ Hậu Hán Thư : "Hốt hữu túy tửu cuồng phu, phân tranh đạo lộ, kí vô tôn nghiêm chi nghi, khởi thức thượng hạ chi biệt" , , , (Độc hành truyện , Tiếu Huyền ).
2. Người cuồng vọng, không biết gì cả. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Hà vật cuồng phu, cảm hủy báng triều chánh như thử?" , ? (Ảo tướng công ẩm hận bán san đường ).
3. Chỉ người ngang ngược làm xằng. ◇ Mặc Tử : "Vũ Vương nãi công cuồng phu, phản Thương chi Chu" , (Phi công hạ ).
4. Người có tinh thần bệnh hoạn bất thường. ◇ Thôi Báo : "Hữu nhất bạch thủ cuồng phu, bị phát đề hồ, loạn lưu nhi độ, kì thê tùy hô chỉ chi, bất cập, toại đọa hà thủy tử" , , , , , (Cổ kim chú , Quyển trung , Âm nhạc ).
5. Dùng làm khiêm từ. ◇ Hậu Hán Thư : "(Lí) Cố cuồng phu hạ ngu, bất đạt đại thể, thiết cảm cổ nhân nhất phạn chi báo, huống thụ cố ngộ nhi dong bất tận hồ!" , , , (Lí Cố truyện ).
6. Thời xưa, tiếng khiêm nhường của người vợ nói về chồng mình. ◇ Lí Bạch : "Ngọc thủ khai giam trường thán tức, Cuồng phu do thú giao Hà Bắc" , (Đảo y thiên ).
7. Thời cổ chỉ người trừ tà ma.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kẻ phóng túng, không biết giữ gìn — Kẻ xấu xa. Cũng là tiếng khiêm nhường khi người vợ nói về chồng mình.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.