đàng, đường
táng ㄊㄤˊ

đàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ ghép 2

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhà chính, gian nhà giữa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gian nhà chính (ở giữa), nhà lớn. ◇ Luận Ngữ : "Do dã thăng đường hĩ, vị nhập ư thất dã" , (Tiên tiến ) (Học vấn) của anh Do vào hạng đến phòng chính rồi, mà chưa vào nội thất (nghĩa là đã khá lắm, chỉ chưa tinh vi thôi).
2. (Danh) Nhà, phòng dành riêng cho một việc. ◎ Như: "lễ đường" nhà để tế lễ, "Phật đường" nhà thờ Phật, "khóa đường" lớp học, "kỉ niệm đường" nhà kỉ niệm.
3. (Danh) Tiếng tôn xưng mẹ của người khác. ◎ Như: "tôn đường" mẹ của ngài, "lệnh đường" mẹ của ông. ◇ Phù sanh lục kí : "Khủng đường thượng đạo tân nương lãn nọa nhĩ" (Khuê phòng kí lạc ) Sợ mẹ (chồng) bảo rằng cô dâu mới lười biếng thôi.
4. (Danh) Cùng một ông nội (tổ phụ). ◎ Như: "đồng đường huynh đệ" anh em chú bác (gọi tắt là "đường huynh đệ" ), "tụng đường" anh em cùng một cụ, "tái tụng đường" cùng một kị.
5. (Danh) Cung điện, phủ quan làm việc, chỗ để cử hành cúng tế. ◎ Như: "miếu đường" , "triều đường" , "chánh sự đường" .
6. (Danh) Chỗ núi bằng phẳng.
7. (Danh) Tiếng dùng trong tên hiệu các tiệm buôn. ◎ Như: "Đồng Nhân đường" , "Hồi Xuân đường" .
8. (Danh) Lượng từ: (1) Bộ (vật phẩm). ◎ Như: "nhất đường từ khí" một bộ đồ sứ. (2) Khóa học. ◎ Như: "nhất đường khóa" một khóa học.
9. (Tính) Rực rỡ, oai vệ. ◎ Như: "đường đường" oai vệ hiên ngang, "đường hoàng" bề thế.

Từ điển Thiều Chửu

① Gian nhà chính giữa, cái nhà để làm lễ.
② Rực rỡ, như đường đường , đường hoàng , v.v.
③ Mình gọi mẹ người cũng gọi là đường, như tôn đường , lệnh đường , v.v.
④ Anh em cùng một tổ gọi là đồng đường huynh đệ gọi tắt là đường huynh đệ anh em cùng một cụ gọi là tụng đường , cùng một kị gọi là tái tụng đường , v.v.
⑤ Cung điện, như miếu đường , triều đường , v.v.
⑥ Chỗ núi bằng phẳng cũng gọi là đường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà lớn, gian nhà chính (ở giữa): Nhà kỉ niệm; Lễ đường; Lớp học;
② Công đường (nơi xét xử thời xưa): Ra tòa;
③ Cùng họ, cùng một gốc tổ: Anh em cùng đầu ông cố; Anh em cùng đầu ông sơ; Anh em họ; Chị em họ;
④ (văn) Tiếng để gọi mẹ người khác: Tôn đường; Lệnh đường;
⑤ (văn) Cung điện: Miếu đường;
⑥ (văn) Chỗ núi bằng phẳng;
⑦ (văn) Rực rỡ: Đường đường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi nhà lớn, ngôi nhà chính — Người thân cùng chung một ông tổ — Chỉ người mẹ, hoặc cha mẹ. Chẳng hạn Huyên đường ( người mẹ ) — Cao — Sáng sủa — Chỗ bằng phẳng rộng rãi trên núi.

Từ ghép 51

chung
zhōng ㄓㄨㄥ

chung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. cuối, kết thúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, kết thúc. Đối lại với "thủy" . ◎ Như: "niên chung" năm hết. ◇ Luận Ngữ : "Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung" , 祿 (Nghiêu viết ) (Nếu dân trong) bốn bể khốn cùng, thì lộc trời (ban cho ông) sẽ dứt hẳn.
2. (Động) Chết. ◎ Như: "thọ chung" chết lành, được hết tuổi trời. ◇ Đào Uyên Minh : "Vị quả, tầm bệnh chung" , (Đào hoa nguyên kí ) Chưa có kết quả, thì bị bệnh mà mất.
3. (Động) Hoàn thành. ◇ Hậu Hán Thư : "Dương Tử cảm kì ngôn, phục hoàn chung nghiệp" , (Liệt nữ truyền ) Dương Tử cảm động vì lời đó, trở về hoàn thành sự nghiệp.
4. (Tính) Cả, suốt, trọn. ◎ Như: "chung nhật bất thực" cả ngày chẳng ăn. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
5. (Danh) Thiên, khúc (thơ, ca, nhạc). ◎ Như: "nhất chung" một khúc nhạc.
6. (Danh) Một năm cũng gọi là "chung".
7. (Danh) Đất vuông nghìn dặm gọi là "chung".
8. (Danh) Họ "Chung".
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Sử Kí : "Tần vương độ chi, chung bất khả cưỡng đoạt" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Vua Tần liệu chừng sau cùng sẽ không cưỡng đoạt được (viên ngọc).
10. (Phó) Luôn, mãi. § Tương đương với "thường" , "cửu" . ◇ Mặc Tử : "Cố quan vô thường quý nhi dân vô chung tiện" (Thượng hiền thượng ) Cho nên quan không phải luôn luôn sang mà dân cứ mãi là hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, như chung nhật bất thực hết ngày chẳng ăn. Nguyễn Trãi : chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Sau, như thủy chung trước sau.
③ Trọn, như chung chí bại vong trọn đến hỏng mất.
④ Chết, như thọ chung chết lành, được hết tuổi trời.
⑤ Kết cục, như hết một khúc nhạc gọi là nhất chung .
⑥ Một năm cũng gọi là chung.
⑦ Ðã.
⑧ Ðất vuông nghìn dặm gọi là chung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, cuối, cuối cùng, kết cục, dứt: Hết một bản nhạc (bài ca); Cuối năm. (Ngb) Chết mất: Sắp chết. 【】chung quy [zhonggui] Tóm lại, nói cho cùng, chung quy, rốt cuộc: Rốt cuộc sẽ làm nên; 【】 chung cánh [zhongjìng] Như ;【】chung cứu [zhong jiu] Chung quy, xét đến (cho) cùng: Sức mạnh của một người xét cho cùng cũng chỉ có hạn; 【】 chung vu [zhongyú] Rốt cuộc, tóm lại, nói cho cùng, chung quy: Rốt cuộc đã thí nghiệm thành công;
② Suốt, cả: Suốt năm, cả năm; Suốt đời, cả đời, trọn đời;
③ (văn) Năm: Một năm;
④ (văn) Đã;
⑤ (văn) Đất vuông nghìn dặm;
⑥ [Zhòng] (Họ) Chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng, cuối cùng — Hết. Suốt cho tới hết — Chết — Toàn vẹn.

Từ ghép 25

thiết
dié ㄉㄧㄝˊ, tiě ㄊㄧㄝˇ

thiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

sắt, Fe

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sắt, một loài kim dùng nhiều nhất (iron, Fe). ◎ Như: "cương thiết" thép và sắt. ◇ Đỗ Phủ : "Bố khâm đa niên lãnh tự thiết" (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Chăn vải lâu năm lạnh như sắt.
2. (Danh) Vũ khí. ◎ Như: "thủ vô thốn thiết" tay không có một tấc sắt, không có vũ khí.
3. (Danh) Họ "Thiết".
4. (Tính) Cứng, vững chắc, kiên cố. ◎ Như: "đồng tường thiết bích" tường đồng vách sắt.
5. (Tính) Cứng cỏi, kiên định, không chịu khuất phục. ◎ Như: "thiết thạch tâm tràng" tấm lòng vững mạnh như sắt đá, "thiết án nan phiên" án đã thành đủ chứng cớ như sắt rồi không thể nào gỡ ra lật lại được nữa. ◇ Nguyễn Trãi : "Phong ba bất động thiết tâm can" (Vân Đồn ) Sóng gió không lay chuyển nổi tấm lòng gang thép.
6. (Tính) Dữ mạnh, hung hãn. ◎ Như: "thiết đề" gót sắt, chỉ hành vi xâm lăng hung bạo.
7. (Tính) Đen.
8. (Phó) Nhất định, tất nhiên, chắc chắn. ◎ Như: "thiết định" nhất định.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắt, một loài kim dùng nhiều nhất.
② Cứng cỏi, không chịu khuất ai. Như thiết hán anh chàng cứng như sắt, thiết diện mặt sắt, v.v.
③ Không thể mài mất đi được. Như thiết án nan phiên án đã thành đủ chứng cớ như sắt rồi không thể nào gỡ ra lật lại được nữa.
④ Đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sắt, gang: Gang thép; Thùng sắt, thùng tôn; Nấu gang;
② Cứng như sắt, cứng cõi, vững chắc, đanh thép, sắt đá: Ý chí sắt đá; Con người cứng cõi (đanh thép); Án đã rành rành (có chứng cớ vững chắc khó lật lại được); Quả đấm sắt; Kỉ luật sắt;
③ (văn) Vũ khí, binh khí;
④ (văn) Đen;
⑤ [Tiâ] (Họ) Thiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắt ( tên một thứ kim loại ) — Chỉ màu đen — Chỉ sự cứng cỏi.

Từ ghép 10

độc
dú ㄉㄨˊ

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. một mình
2. con độc (một giống vượn)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lẻ loi, cô đơn. ◇ Tư Mã Thiên : "Kim bộc bất hạnh tảo thất phụ mẫu, vô huynh đệ chi thân, độc thân cô lập" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ).
2. (Tính) Riêng mình, riêng biệt. ◇ Cố Viêm Vũ : "Thụ mệnh tùng bách độc, Bất cải thanh thanh tư" , 姿 (Tặng Lâm xử sĩ cổ độ ).
3. (Phó) Chỉ, duy. ◇ Chu Lập Ba : "Biệt nhân lai đắc, độc nhĩ lai bất đắc" ; (Bộc xuân tú ).
4. (Phó) Một mình. ◎ Như: "độc tấu" .
5. (Phó) Chuyên đoán, chỉ làm theo ý riêng. ◎ Như: "độc tài" một người hoặc một nhóm ít người nắm hết quyền định đoạt. § Cũng như "chuyên chế" , trái với "dân chủ" . ◇ Trang Tử : "Vệ quân, kì niên tráng, kì hành độc. Khinh dụng kì quốc, nhi bất kiến kì quá; khinh dụng dân tử" , , . , ; (Nhân gian thế ) Vua nước Vệ, đương tuổi tráng niên, hành vi độc đoán, coi thường việc nước, không thấy lỗi của mình, coi nhẹ mạng dân.
6. (Phó) Há, chẳng lẽ. § Cũng như "khởi" , "nan đạo" . ◇ Phùng Mộng Long : "Nhữ vi huyện lệnh, độc bất văn thiên tử hiếu xuất liệp hồ?" , ? (Trí nang bổ , Ngữ trí , Trung mưu lệnh ).
7. (Phó) Vẫn còn. § Cũng như "hoàn" , "y nhiên" . ◇ Giang Tổng : "Bắc phong thượng tê mã, Nam quan độc bất quy" , (Ngộ Trường An sứ kí Bùi thượng thư 使).
8. (Phó) Sắp, sắp sửa. § Cũng như "tương" . Thường dùng trong câu nghi vấn. ◇ Trang Tử : "Tiên sanh độc hà dĩ thuyết ngô quân hồ"? ? (Từ vô quỷ ).
9. (Danh) Con "độc", giống con vượn mà to.
10. (Danh) Người già không có con cháu. ◇ Sử Kí : "Tuất quan quả, tồn cô độc" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Giúp đỡ người góa bụa, chăm xóc kẻ già không có con cháu.
11. (Danh) Người không có vợ.
12. (Danh) Họ "Độc".

Từ điển Thiều Chửu

① Con Ðộc, giống con vượn mà to.
② Một, già không có con cháu gọi là độc. Phàm cái gì lẻ loi có một đều gọi là độc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một , độc: Con một; Cầu độc mộc, cầu khỉ;
② Độc, một mình: Độc tấu; Uống rượu một mình; Mà tôi nhờ nghề bắt rắn mà một mình được sống sót (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ Cô độc, lẻ loi, người cô độc, người lẻ loi: Những người góa bụa không con và sống cô độc; Già mà không con gọi là cô độc (Mạnh tử);
④ Chỉ có một mình, chỉ riêng: Nay chỉ một mình thần có thuyền (Sử kí); Mọi người đều đến đông đủ cả rồi, chỉ còn mình anh ấy chưa đến. 【】độc độc [dúdú] Chỉ: Anh xưa nay rất quyết đoán, mà sao chỉ riêng vấn đề này lại đâm ra do dự?;【】 độc duy [dúwéi] (văn) Chỉ có: Những thành của Tề còn chưa bị đánh hạ, chỉ có các thành Liêu, Cử và Tức Mặc, ngoài ra đều bị Yên chiếm hết (Sử kí: Yên Triệu công thế gia). Cg. [wéidú]; 【】 độc tự [dúzì] Tự mình, một mình;
⑤ Con độc (giống con vượn nhưng to hơn);
⑥ (văn) Há, riêng ... lại ư? (phó từ, biểu thị sự phản vấn, dùng như , bộ ): ? Nhà vua há không trông thấy con chuồn chuồn kia sao? (Chiến quốc sách); ? Ông há không nghe nói con rắn ở trong đầm cạn ư? (Hàn Phi tử); ? Tương Như tuy hèn thật, há lại sợ Liêm tướng quân ư? (Sử kí);
⑦ (văn) Vẫn, vẫn còn, còn, mà còn: ? Bậc thánh nhân còn bị nghi ngờ, huống gì người hiền? (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑧ [Dú] (Họ) Độc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình — Riêng biệt ra, không lẫn lộn với cái khác — Tên một loài vượn cực lớn.

Từ ghép 26

yết
yè ㄜˋ

yết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yết kiến, hầu chuyện
2. bảo, cáo
3. danh thiếp
4. người canh cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bái kiến, gặp mặt, vào hầu chuyện (bậc trên). ◇ Tây sương kí 西: "Văn thượng sát u nhã thanh sảng, nhất lai chiêm ngưỡng phật tượng, nhị lai bái yết trưởng lão" , , (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết) Nghe tiếng chùa là nơi u nhã thanh sảng, (nên) đến đây trước là để chiêm ngưỡng tượng Phật, sau nữa hầu thăm sư cụ.
2. (Động) Bảo, cáo, bẩm, nói rõ. ◇ Chiến quốc sách : "Thiên hạ chi sở bất dục, nguy! Thần thỉnh yết kì cố" , ! (Tần sách nhất ) (Làm) cái thiên hạ không muốn, tất nguy! Thần xin bày tỏ lí do.
3. (Động) Xin, mời, thỉnh cầu. ◇ Liệt Tử : "Yết sử nhi bốc chi, phất chiêm; yết vu nhi đảo chi, phất cấm; yết y nhi công chi, phất dĩ" , ; , ; , (Chu Mục vương ) Mời thầy bói bốc quẻ, không bói được gì; mời thầy pháp cầu đảo, không khỏi; mời thầy lang chữa trị, không hết bệnh.
4. (Danh) Danh thiếp.
5. (Danh) Kẻ canh cửa. ◇ Trang Tử : "Yết giả phục thông" (Đạo Chích ) Người canh cửa lại vô thông báo.
6. (Danh) Họ "Yết".

Từ điển Thiều Chửu

① Yết kiến, vào hầu chuyện, người hèn mọn muốn xin vào hầu bực tôn quý, để bẩm bạch sự gì gọi là yết.
② Bảo, cáo.
③ Danh thiếp.
④ Kẻ canh cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yết kiến: Bái yết;
② Bảo cho biết;
③ Danh thiếp;
④ Người canh cửa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói cho biết. Thưa trình — Thăm hỏi — Xin được gặp.

Từ ghép 7

tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhéng ㄓㄥˊ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tranh giành
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tranh giành, cãi cọ. Phàm tranh hơn người hay cố lấy của người đều gọi là tranh.
② Thế nào? Dùng làm trợ từ.
③ Một âm là tránh. Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, giành, đua nhau: Tranh chỗ ngồi; Giành vẻ vang; Lúc đó những nhà giàu đua nhau giấu của (Hán thư);
② Tranh cãi, tranh chấp: Tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai;
③ (đph) Thiếu, hụt: Tổng số còn thiếu bao nhiêu?;
④ Sao, làm sao, sao lại: Sao không, sao lại không; Sao biết, sao lại biết; ? Sao biết khách giang sơn, chẳng phải là người từ quê hương đến? (Thôi Đồ: Lỗ thanh). 【】 tranh nại [zhengnài] (văn) Như ;【】tranh nại [zheng nài] (văn) Không làm sao được, biết làm sao, biết làm thế nào được, đành chịu: ? Vườn nam đào lí tuy ưa thích, xuân tàn vắng vẻ biết làm sao? (Thôi Đồ: Giản tùng); ? Người đời tan hợp biết làm sao? (Án Thù: Ngư gia ngạo); 【】tranh nại hà [zhengnàihé] (văn) Biết làm thế nào: ? Mây lành thấm khắp không bờ bến, cây héo không hoa biết thế nào? (Tổ đường tập);【】tranh tự [zhengsì] (văn) Sao bằng: ? Trong thành đào lí trong chốc lát đã rụng hết, sao bằng cây liễu rũ cứ sống hoài? (Lưu Vũ Tích: Dương liễu chi từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giành nhau. Đua nhau. Truyện Trê Cóc : » Cũng còn sự lí tranh nhau khéo là « — Thế nào. Làm sao ( tiếng để hỏi ).

Từ ghép 22

tránh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Can ngăn, khuyên bảo, khuyên răn: Vì can ngăn nhiền lần không được, nên bỏ đi (Hậu Hán thư: Vương Sung truyện). Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn — Một âm là Tranh. Xem Tranh.
độc
dú ㄉㄨˊ

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhàm chán

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự dơ bẩn, điều nhơ nhuốc. ◇ Phó Lượng : "Thượng tăng quốc cấu, hạ chiêu tư độc" , (Phan thượng thư bộc xạ biểu ) Trên tăng thêm nhục nhã cho nước, dưới rước lấy nhơ nhuốc riêng mình.
2. (Tính) Dơ bẩn, ô uế. ◇ Khổng Trĩ Khuê : "Tiên trinh nhi hậu độc" (Bắc san di văn ) Lúc trước chính đính, ngay thẳng mà sau đó dơ bẩn.
3. (Động) Khinh thường, không cung kính, nhàm chán. ◇ Thư Kinh : "Độc vu tế tự" (Thuyết mệnh ) Nhàm chán việc tế lễ.
4. (Động) Tham lam. ◇ Nam sử : "Pha độc tài hối" (Lưu Hoài Trân truyện ) Rất tham cầu tiền của.
5. (Động) Lạm dụng. ◎ Như: "cùng binh độc vũ" dùng tới võ lực, gây ra chiến tranh một cách bừa bãi. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Độc hình thậm hĩ" (Bác phục thù nghị ) Lạm dụng hình phạt quá quắt.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhàm. Phiền nhiễu luôn luôn khiến cho người chán ghét gọi là độc. Cố kêu cầu mãi gọi là can độc , tham lam không chán gọi là tham độc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Làm nhơ nhuốc, bẩn thỉu;
② Bừa bãi, cẩu thả.【】độc vũ [dúwư] Lạm dụng vũ lực, hiếu chiến: Bệnh hiếu chiến; Hiếu chiến;
③ Làm hư hỏng, làm đồi bại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bụi đất nhơ bẩn — Đen đúa nhơ bẩn — Đen.

Từ điển trích dẫn

1. Đích thực, không hư giả. ◎ Như: "thật tại đích bổn lĩnh" .
2. Thành thật, chân thật (tính tình). ◎ Như: "vi nhân thật tại" .
3. Vững chắc, kiên cố. ◇ Lão tàn du kí 稿: "Thứ nhật tảo khởi, tái đáo đê thượng khán khán, kiến na lưỡng chích đả băng thuyền tại hà biên thượng, dĩ kinh đống thật tại liễu" , , , (Đệ thập nhị hồi).
4. Cẩn thận, kĩ, khéo, tốt (công việc, công tác). ◎ Như: "công tác tố đắc ngận thật tại" .
5. Dắn chắc, kiện tráng. ◇ Sa Đinh : "Long Ca thị cá vô tu đích tứ thập đa tuế đích tráng hán. Khả dĩ thuyết thị bàn tử; đãn tha na hồng hạt sắc đích thân thể, khước bỉ nhậm hà nhất cá bàn tử thật tại" . ; , (Đào kim kí , Thập lục).
6. Cụ thể, thiết thật. ◇ Ba Kim : "Ngã nguyện ý nhất điểm nhất tích địa tố điểm thật tại sự tình, lưu điểm ngân tích" , (Tùy tưởng lục , Tổng tự ).
7. Quả thực, quả tình. ◎ Như: "thật tại bất tri đạo" quả tình không biết gì cả.
8. Thực ra, kì thực. ◎ Như: "tha thuyết tha đổng liễu, thật tại tịnh một đổng" , .

thực tại

phồn thể

Từ điển phổ thông

thực tại, thực tế, ngoài đời

Từ điển trích dẫn

1. Sự khốn đốn, hoàn cảnh không thuận lợi. ◇ Tả Tư : "Anh hùng hữu truân triên, Do lai tự cổ tích" , (Vịnh sử ).
2. Gian nan, khó đi. ◇ Tây du kí 西: "Lão sư phụ bộ bộ phùng tai, tài thoát liễu ma chướng, hạnh đắc giá nhất lộ bình an, hựu ngộ trước hắc thủy truân triên" , , , (Đệ tứ thập tam hồi).
3. Chần chừ, ngần ngại. ◇ Trương Cảnh : "Đãn kiến khí thôn hồng ỷ thiên, trường kiếm lưu quang niên; cập tảo định Thiên San, mạc tự truân triên" , ; , (Phi hoàn kí , Kinh để đạo cố ).

Từ điển trích dẫn

1. Vận hành tuần hoàn không ngừng. ◇ Vương Sung : "Nhiên nhi nhật xuất thượng nhật nhập hạ giả, tùy thiên chuyển vận, thị thiên nhược phúc bồn chi trạng, cố thị nhật thượng hạ nhiên, tự nhược xuất nhập địa trung hĩ" , , , , (Luận hành , Thuyết nhật ).
2. Chuyên chở, vận tải. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim lao sư viễn chinh, chuyển vận vạn lí, dục thu toàn công, tuy Ngô Khởi bất năng định kì quy, Tôn Vũ bất năng thiện kì hậu dã" , , , , (Đệ ngũ thập thất hồi) Nay muốn thành công mà bắt quân khó nhọc đi đánh xa, chuyên chở hàng muôn dặm, dẫu đến Ngô Khởi cũng không thể định ngày về, Tôn Vũ cũng chưa chắc làm cho hay được.
3. Thanh điệu thay đổi. ◇ Vương Bao : "Hữu nhị nhân yên, thừa lộ nhi ca, ỷ nghê nhi thính chi, vịnh thán trúng nhã, chuyển vận trúng luật" , , , , (Tứ tử giảng đức luận ).
4. Vận mệnh chuyển thành tốt. ◇ Tiền Chung Thư : "Ngã giá thứ xuất môn dĩ tiền, hữu bằng hữu cân ngã bài quá bát tự, thuyết hiện tại chánh chuyển vận, nhất lộ phùng hung hóa cát" , , , (Vi thành , Ngũ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xoay vần. Chỉ sự thay đổi của số mệnh — Chở hàng hóa từ nơi này tới nơi khác.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.