tính cách

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tính cách, tính tình, bản tính, tính khí

Từ điển trích dẫn

1. Tính tình phẩm cách. § Chỉ tâm lí riêng biệt biểu hiện qua thái độ và hành vi. ◇ Lí Trung : "Quan tư thanh quý cận đan trì, Tính cách cô cao thế sở hi" , (Hiến trương thập di ).
2. Độc đặc, đặc biệt. ◎ Như: "nhĩ kim thiên xuyên giá dạng, hiển đắc ngận tính cách" 穿, .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẻ riêng lộ ra bên ngoài.

Từ điển trích dẫn

1. Các ngôi sao đều hướng về ngôi Bắc Đẩu. ◇ Luận Ngữ : "Vi chính dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở nhi chúng tinh củng chi" , , (Vi chính ) Làm chính trị mà dùng đức, thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả.
2. Tỉ dụ bốn phương quy phục bậc vua có đức độ. § Cũng nói "củng bắc" , "củng cực" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hướng về.

Từ điển trích dẫn

1. Lòng trong sạch tốt lành. ◇ Dương Cảnh Hiền : "Nhĩ bổn thị Đường triều cung quyến, bỉnh chân tâm bất nhiễm trần duyên" , (Lưu hành thủ , Đệ tứ chiệp).
2. Thành tâm thật ý. ◇ Tào Ngu : "Giá thị nhĩ đích chân tâm thoại, một hữu nhất điểm ý khí tác dụng ma?" , ? (Nhật xuất , Đệ nhất mạc).
3. Thuật ngữ Phật giáo: Tâm chân thật, không phải tâm sai trái gây ra cái tâm phân biệt. ◇ Khế Tung : "Tâm hữu chân tâm, hữu vọng tâm, giai sở dĩ biệt kì chánh tâm dã" , , (Đàn kinh , Tán ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng thành thật.

Từ điển trích dẫn

1. (Ở không trung) bay bổng theo gió. ◇ Ngô Quân : "Độc hữu mai hoa lạc, Phiêu đãng bất y chi" , (Mai hoa lạc ).
2. (Trên mặt nước) trôi nổi bềnh bồng theo sóng. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Đồng chúng hạ hải, tao phong phiêu đãng, bất tri sở chỉ" , , (Quyển nhị bát).
3. Chỉ bị nước cuốn trôi đi. ◇ Đông Chu liệt quốc chí : "(Trí Bá) hồi thị bổn doanh, ba đào cổn cổn, doanh lũy câu hãm, quân lương khí giới, phiêu đãng nhất không" (), , , , (Đệ bát tứ hồi).
4. Phiêu bạc, lưu lạc. ◇ Đỗ Phủ : "Thế loạn tao phiêu đãng, Sanh hoàn ngẫu nhiên toại" , (Khương thôn ) Ðời loạn, gặp cảnh lưu lạc, Được sống sót trở về, thực là ngẫu nhiên.
5. Hình dung trong lòng dao động, không bình tĩnh. ◇ Cao Liêm : "Mạc phi xuân tâm phiêu đãng, trần niệm đốn khởi" , (Ngọc trâm kí , Kí lộng ).

Từ điển trích dẫn

1. Nhẹ nhàng, bồng bềnh. ◎ Như: "phiêu phiêu dục tiên" nhẹ nhàng muốn lên tiên.
2. Hiu hiu, hây hẩy. ◇ Đào Uyên Minh : "Chu diêu diêu dĩ khinh dương, phong phiêu phiêu nhi xuy y" , (Quy khứ lai từ ) Thuyền phơi phới nhẹ đưa, gió hiu hiu thổi áo.
3. Phiêu bạc, bơ vơ. ◇ Đỗ Phủ : "Phiêu phiêu hà sở tự, Thiên địa nhất sa âu" , (Lữ dạ thư hoài ) Phiêu bạc về đâu đó, Giữa trời đất (mênh mông), một con chim âu trên cát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động mạnh.

Từ điển trích dẫn

1. Giết người rồi chặt đầu treo lên cho công chúng thấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cống toại sát Đoàn Khuê, huyền đầu ư mã hạng hạ" , (Đệ tam hồi) (Mẫn) Cống bèn giết Đoàn Khuê, treo đầu dưới cổ ngựa. ☆ Tương tự: "huyền thủ" .
2. Chỉ người ham học là "huyền đầu" . § "Tôn Kính" , người nước Sở, rất hiếu học, thường lấy dây cột tóc vào xà nhà, để khi đang ngồi học mà ngủ gục, bị giựt tóc lên liền tỉnh ngủ. ☆ Tương tự: "huyền lương" .

bình đạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhạt nhẽo

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "bình đạm" .
2. Bình thường, không có gì khác lạ đặc biệt. ◇ Văn Thiên Tường : "Hoặc vị du Ngô Sơn như độc Thiếu Lăng thi, bình đạm kì quật, vô sở bất hữu" , , (Bạt hồ cầm song thi quyển ).
3. Phẩm tính hồn hậu đạm bạc. ◇ Lưu Thiệu : "Thị cố quan nhân sát chất, tất tiên sát kì bình đạm, nhi hậu cầu kì thông minh" , , (Nhân vật chí , Cửu trưng )..
4. Đặc chỉ phong cách văn chương, thư họa tự nhiên không gọt giũa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tầm thường nhạt nhẽo. Chỉ cái thú của cuộc sống thanh cao.

đa phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhiều phía, nhiều ngả đường

Từ điển trích dẫn

1. Đủ loại phương pháp. ◇ Ngụy thư : "Thần văn vi trị bất tại đa phương, tại ư lực hành nhi dĩ" , (Dương Ni truyện ).
2. Mọi mặt, các phương diện. ◇ Mặc Tử : "Nhân chi sở đắc ư bệnh giả đa phương, hữu đắc chi hàn thử, hữu đắc chi lao khổ" , , (Công Mạnh ) Người ta mắc bệnh là do nhiều phương diện, có người do nóng lạnh mà mắc phải, có người do khổ nhọc mà mắc phải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều hướng. Nhiều phe.

thanh đạm

phồn thể

Từ điển phổ thông

thanh đạm

Từ điển trích dẫn

1. Thanh cao, đạm bạc. ◇ Nam sử : "Tống Minh Đế mỗi kiến Tự, triếp thán kì thanh đạm" , (Trương Tự truyện ).
2. Trong sáng, điềm đạm. ◇ Trần Hộc : "Triệu Thúc Linh) hữu thi tập sổ thập thiên, nhàn nhã thanh đạm, bất tác vãn Đường thể, tự thành nhất gia" (), , , (Kì cựu tục văn , Quyển bát).
3. Nhạt, không nồng đậm (màu sắc, khí vị...). ◇ Thạch Diên Niên : "Liễu sắc đê mê tiên tác ám, Thủy quang thanh đạm khước sanh hàn" , (Xuân âm ).
4. Bình đạm. ◇ Lí Ngư : "Khúc kí phân xướng, thân đoạn tức khả phân tố, thị thanh đạm chi nội, nguyên hữu ba lan" , , , (Nhàn tình ngẫu kí , Thụ khúc ).
5. Thanh tĩnh, yên tĩnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ môn như kim xướng thậm ma? Tài cương bát xích "Bát nghĩa" náo đích ngã đầu đông, cha môn thanh đạm ta hảo" ? "", (Đệ ngũ thập tứ hồi).
6. Nhạt, không mặn không béo (thức ăn). ◇ Trương Ninh : "Bình sanh bất kinh thường ngũ vị phong du chi vật, thanh đạm an toàn, sở dĩ trí thọ" , , (Phương Châu tạp ngôn ).
7. Thanh bạch, nghèo nàn.
8. Ế ẩm, tiêu điều (buôn bán, công việc làm ăn, kinh tế, ...). ◎ Như: "sanh ý thanh đạm" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong sạch mà nhạt nhẽo, chỉ cuộc sống nghèo mà trong sạch, hoặc đồ ăn tầm thường. Cung oán ngâm khúc : » Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon «.

nhập khẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi vào
2. nhập khẩu (hàng hóa)

Từ điển trích dẫn

1. Đưa vào trong miệng. Chỉ ăn uống. ◇ Tả truyện : "Lập y ư đình tường nhi khốc, nhật dạ bất tuyệt thanh, chước ẩm bất nhập khẩu thất nhật" , , , (Định công tứ niên ) Đứng dựa vào tường mà khóc, ngày đêm không ngừng tiếng, một muỗng nước cũng không vô miệng, cả bảy ngày.
2. Lối vào (nhà cửa, trường sở).
3. Thu nhập hàng hóa nước ngoài hoặc bên ngoài vào. § Cũng nói là "tiến khẩu" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vào miệng mà ăn — Đem vào lĩnh thổ của một nước nào. Cũng như Nhập cảng .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.