sản
chǎn ㄔㄢˇ

sản

phồn thể

Từ điển phổ thông

sinh đẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vật phẩm do người làm ra hoặc từ thiên nhiên sinh ra. ◎ Như: "quáng sản" , "thổ sản" , "hải sản" , "đặc sản" .
2. (Danh) Của cải, nhà đất. ◎ Như: "tài sản" tiền của, "bất động sản" nhà cửa, ruộng nương, đất đai.
3. (Danh) Họ "Sản".
4. (Động) Sinh, đẻ. ◎ Như: "sản tử" sinh con, "sản noãn" đẻ trứng.
5. (Động) Tạo ra, làm ra (tự nhiên có hoặc do người trồng trọt). ◎ Như: "xuất sản" chế tạo ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Sinh đẻ.
② Chỗ sinh ra, như thổ sản vật ấy chỉ đất ấy mới có.
③ Của cải, như ruộng đất nhà cửa, đồ đạc để cho người ta nương đó mà sống đều gọi là sản nghiệp .
④ Ðàn bà đẻ gọi là sản phụ , sau khi đẻ rồi mà ốm gọi là sản hậu , v.v.
⑤ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sinh đẻ: Đẻ non; Cá đẻ trứng;
Sản xuất: 沿 Vùng ven biển sản xuất tôm cá;
③ Của cải: Tài sản; Gia tài;
Sản phẩm: Thổ sản; Đặc sản;
⑤ (văn) Một loại âm nhạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẻ con. Td: Sinh sản — Làm ra. Td: Sản xuất — Của cải. Thành ngữ: Khuynh gia bại sản ( cửa nhà nghiêng đổ của cải sạch không ).

Từ ghép 55

hấu, hậu
hòu ㄏㄡˋ

hấu

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sau (thời gian). Đối với "tiên" , "tiền" .
2. (Danh) Sau (không gian, vị trí). Đối với "tiền" . ◎ Như: "bối hậu" đằng sau lưng, "thôn hậu" sau làng, "địch hậu" phía sau quân địch. ◇ Trần Tử Ngang : "Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả" , (Đăng U Châu đài ca ) Phía trước không thấy người xưa, Phía sau không thấy người đến.
3. (Danh) Con cháu. ◇ Mạnh Tử : "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" , (Li Lâu thượng ) Bất hiếu có ba, không có con cháu nối dõi là tội lớn nhất.
4. (Danh) Họ "Hậu".
5. (Tính) Sau này (thời gian chưa đến). ◎ Như: "hậu thiên" ngày kia, "hậu đại" đời sau, "tiền nhân hậu quả" nhân trước quả sau.
6. (Tính) Ở đằng sau (vị trí gần đuôi). ◎ Như: "hậu bán đoạn" nửa khúc sau, "hậu môn" cửa sau.
7. (Phó) Sau, muộn, chậm. ◎ Như: "tiên lai hậu đáo" đi trước đến sau, "hậu lai cư thượng" đi sau vượt trước.
8. Một âm là "hấu". (Động) Đi sau, ở lại sau. ◇ Luận Ngữ : "Phi cảm hấu dã, mã bất tiến dã" , (Ung dã ) Không phải (tôi) dám ở lại sau, chỉ vì con ngựa không chạy mau được.

Từ điển Thiều Chửu

① Sau, nói về địa vị trước sau thì dùng chữ tiền hậu , nói về thì giờ trước sau thì dùng tiên hậu .
② Con nối. Như bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại bất hiếu có ba, không con nối là tội lớn nhất.
③ Lời nói đưa đẩy. Như nhiên hậu vậy sau, rồi sau.
④ Một âm là hấu. Ði sau, chịu ở sau. Trước cái kia mà sau đến cái này cũng gọi là hấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Để phía sau. Theo sau. Ta quen đọc Hậu luôn — Một âm khác là Hậu. Xem Hậu.

hậu

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sau
2. phía sau

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sau (thời gian). Đối với "tiên" , "tiền" .
2. (Danh) Sau (không gian, vị trí). Đối với "tiền" . ◎ Như: "bối hậu" đằng sau lưng, "thôn hậu" sau làng, "địch hậu" phía sau quân địch. ◇ Trần Tử Ngang : "Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả" , (Đăng U Châu đài ca ) Phía trước không thấy người xưa, Phía sau không thấy người đến.
3. (Danh) Con cháu. ◇ Mạnh Tử : "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" , (Li Lâu thượng ) Bất hiếu có ba, không có con cháu nối dõi là tội lớn nhất.
4. (Danh) Họ "Hậu".
5. (Tính) Sau này (thời gian chưa đến). ◎ Như: "hậu thiên" ngày kia, "hậu đại" đời sau, "tiền nhân hậu quả" nhân trước quả sau.
6. (Tính) Ở đằng sau (vị trí gần đuôi). ◎ Như: "hậu bán đoạn" nửa khúc sau, "hậu môn" cửa sau.
7. (Phó) Sau, muộn, chậm. ◎ Như: "tiên lai hậu đáo" đi trước đến sau, "hậu lai cư thượng" đi sau vượt trước.
8. Một âm là "hấu". (Động) Đi sau, ở lại sau. ◇ Luận Ngữ : "Phi cảm hấu dã, mã bất tiến dã" , (Ung dã ) Không phải (tôi) dám ở lại sau, chỉ vì con ngựa không chạy mau được.

Từ điển Thiều Chửu

① Sau, nói về địa vị trước sau thì dùng chữ tiền hậu , nói về thì giờ trước sau thì dùng tiên hậu .
② Con nối. Như bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại bất hiếu có ba, không con nối là tội lớn nhất.
③ Lời nói đưa đẩy. Như nhiên hậu vậy sau, rồi sau.
④ Một âm là hấu. Ði sau, chịu ở sau. Trước cái kia mà sau đến cái này cũng gọi là hấu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sau, đằng sau: Sau nhà;
② Con cháu, con nối dòng, đời sau: Không có con cháu nối dõi;
③ (văn) Đi sau, theo sau (dùng như động từ);
④ [Hòu] (Họ) Hậu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đằng sau, phía sau — Lúc sau — Con cháu đời sau — Một âm là Hấu. Xem Hấu.

Từ ghép 57

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sau khi sinh đẻ — Chứng bệnh xảy tới sau khi sinh đẻ. Ta gọi là bệnh hậu sản.

Từ điển trích dẫn

1. Đem hết gia sản ra dùng. ◇ Hậu Hán Thư : "Tao thế hung hoang, khuynh gia chẩn tuất" , (Đồng Khôi truyện ) Gặp thời mất mùa đói kém, đem hết gia sản ra cứu giúp.
2. Lãng phí gia sản. ◎ Như: "khuynh gia bại sản" phá hết tiền của, tan nát cửa nhà.
3. Cả nhà, toàn gia. ◇ Vương Duy : "Nông nguyệt vô nhàn nhân, Khuynh gia sự nam mẫu" , (Tân tình vãn vọng ) (Sau kì lập hạ) vào tháng việc nông bận rộn không có người rảnh rỗi, Cả nhà lo làm ruộng phía nam.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm đổ nát nhà cửa. Thường nói Khuynh gia bại sản ( phá hết tiền của, tan nát cửa nhà ).
phó, phốc, phức
fù ㄈㄨˋ

phó

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phụ, phó, thứ 2

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thứ hai, ở địa vị phụ trợ. ◎ Như: "phó sứ" 使, "phó lí" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hoa Hùng phó tướng Hồ Chẩn dẫn binh ngũ thiên xuất quan nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Phó tướng của Hoa Hùng là Hồ Chẩn dẫn năm nghìn quân ra cửa quan nghênh chiến.
2. (Tính) Hạng kém, thứ kém. ◎ Như: "chính hiệu" hạng nhất, "phó hiệu" hạng kém.
3. (Tính) Thứ yếu. ◎ Như: "phó nghiệp" nghề phụ, "phó thực phẩm" thực phẩm phụ.
4. (Tính) Thêm vào bên cạnh. ◎ Như: "phó tác dụng" tác dụng phụ, "phó sản phẩm" sản phẩm phụ.
5. (Động) Phụ trợ, phụ tá.
6. (Động) Xứng, phù hợp. ◇ Hậu Hán Thư : "Thịnh danh chi hạ, kì thực nan phó" (Hoàng Quỳnh truyện ) Đối với cái danh tiếng lừng lẫy ấy, thực khó xứng nổi.
7. (Động) Truyền rộng, tán bố.
8. (Động) Giao phó, để cho. ◇ Lưu Vũ Tích : "Chỉ khủng trùng trùng thế duyên tại, Sự tu tam độ phó thương sanh" , (Họa bộc xạ ngưu tướng công ngụ ngôn ).
9. (Phó) Vừa mới. ◇ Mao Bàng : "Phó năng tiểu thụy hoàn kinh giác, Lược thành khinh túy tảo tỉnh tông" , (Tối cao lâu , Tán hậu ).
10. (Danh) Chức vị phụ trợ; người đảm nhiệm chức vị phụ trợ.
11. (Danh) Bản phó, bản sao. § Khác với bản chính của thư tịch, văn hiến. ◇ Nam sử : "Phàm chư đại phẩm, lược vô di khuyết, tàng tại bí các, phó tại tả hộ" , , , (Vương Tăng Nhụ truyện ).
12. (Danh) Búi tóc giả, thủ sức. § Ngày xưa phụ nữ quý tộc trang sức trên đầu.
13. (Danh) Lượng từ: bộ. ◎ Như: "phó kê lục già" bộ trâm sáu nhãn, "nhất phó" một bộ, "toàn phó" cả bộ. ◇ Thủy hử truyện : "Tứ dữ nhất phó y giáp" (Đệ thập nhị hồi) Ban cho một bộ áo giáp.
14. (Danh) Họ "Phó".
15. Một âm là "phức". (Động) Tách ra, chẻ ra, mổ xẻ. ◇ Hạt quan tử : "Nhược Biển Thước giả, sàm huyết mạch, đầu độc dược, phức cơ phu, gián nhi danh xuất, văn ư chư hầu" , , , , , (Thế hiền ) Còn như Biển Thước tôi (để chữa bệnh), châm huyết mạch, dùng thuốc có chất độc mạnh, mổ xẻ da thịt, vì thế mà nổi danh, tiếng vang tới các chư hầu.

Từ điển Thiều Chửu

① Thứ hai, như phó sứ 使, phó lí , v.v.
② Thứ kém, như chính hiệu hạng nhất, phó hiệu hạng nhì, nghĩa là cùng một thứ đồ mà hơi kém.
③ Xứng, như thịnh danh chi hạ, kì thực nan phó đối với cái danh tiếng lừng lẫy ấy, thực khó xứng nổi.
④ Bộ, như phó kê lục già bộ trâm sáu nhãn. Phàm vật gì phải gồm các cái lại mới dùng được đều gọi là phó, như nhất phó một bộ, toàn phó cả bộ, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phó, thứ, thứ hai, thứ nhì: Phó chủ tịch; Tiểu đội phó; Đội phó; Thứ trưởng;
② Phụ: [fùchănpên];
③ Phù hợp, đúng với, xứng với: Danh đúng với thực; Dưới cái danh tiếng lừng lẫy ấy, thực khó xứng nổi;
④ Bộ, đôi: Đôi câu đối; Đôi găng tay; Toàn bộ võ trang; Bộ mặt tươi cười; Bộ trâm sáu nhãn (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc nhì. Hạng nhì — Giúp đỡ — Xứng với — Một âm là Phốc. Xem Phốc.

Từ ghép 25

phốc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng dao bổ ra, xẻ ra — Một âm khác là Phó. Xem Phó.

phức

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thứ hai, ở địa vị phụ trợ. ◎ Như: "phó sứ" 使, "phó lí" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hoa Hùng phó tướng Hồ Chẩn dẫn binh ngũ thiên xuất quan nghênh chiến" (Đệ ngũ hồi) Phó tướng của Hoa Hùng là Hồ Chẩn dẫn năm nghìn quân ra cửa quan nghênh chiến.
2. (Tính) Hạng kém, thứ kém. ◎ Như: "chính hiệu" hạng nhất, "phó hiệu" hạng kém.
3. (Tính) Thứ yếu. ◎ Như: "phó nghiệp" nghề phụ, "phó thực phẩm" thực phẩm phụ.
4. (Tính) Thêm vào bên cạnh. ◎ Như: "phó tác dụng" tác dụng phụ, "phó sản phẩm" sản phẩm phụ.
5. (Động) Phụ trợ, phụ tá.
6. (Động) Xứng, phù hợp. ◇ Hậu Hán Thư : "Thịnh danh chi hạ, kì thực nan phó" (Hoàng Quỳnh truyện ) Đối với cái danh tiếng lừng lẫy ấy, thực khó xứng nổi.
7. (Động) Truyền rộng, tán bố.
8. (Động) Giao phó, để cho. ◇ Lưu Vũ Tích : "Chỉ khủng trùng trùng thế duyên tại, Sự tu tam độ phó thương sanh" , (Họa bộc xạ ngưu tướng công ngụ ngôn ).
9. (Phó) Vừa mới. ◇ Mao Bàng : "Phó năng tiểu thụy hoàn kinh giác, Lược thành khinh túy tảo tỉnh tông" , (Tối cao lâu , Tán hậu ).
10. (Danh) Chức vị phụ trợ; người đảm nhiệm chức vị phụ trợ.
11. (Danh) Bản phó, bản sao. § Khác với bản chính của thư tịch, văn hiến. ◇ Nam sử : "Phàm chư đại phẩm, lược vô di khuyết, tàng tại bí các, phó tại tả hộ" , , , (Vương Tăng Nhụ truyện ).
12. (Danh) Búi tóc giả, thủ sức. § Ngày xưa phụ nữ quý tộc trang sức trên đầu.
13. (Danh) Lượng từ: bộ. ◎ Như: "phó kê lục già" bộ trâm sáu nhãn, "nhất phó" một bộ, "toàn phó" cả bộ. ◇ Thủy hử truyện : "Tứ dữ nhất phó y giáp" (Đệ thập nhị hồi) Ban cho một bộ áo giáp.
14. (Danh) Họ "Phó".
15. Một âm là "phức". (Động) Tách ra, chẻ ra, mổ xẻ. ◇ Hạt quan tử : "Nhược Biển Thước giả, sàm huyết mạch, đầu độc dược, phức cơ phu, gián nhi danh xuất, văn ư chư hầu" , , , , , (Thế hiền ) Còn như Biển Thước tôi (để chữa bệnh), châm huyết mạch, dùng thuốc có chất độc mạnh, mổ xẻ da thịt, vì thế mà nổi danh, tiếng vang tới các chư hầu.
thiệm
dàn ㄉㄢˋ, shàn ㄕㄢˋ

thiệm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cấp giúp
2. phong phú, đầy đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cung cấp, cấp dưỡng. ◇ Tấn Thư : "Chí ư tửu mễ, phạp tuyệt, diệc thì tương thiệm" , , (Đào Tiềm truyện ) Cho tới gạo rượu, khi cạn hết cũng cung dưỡng nhau.
2. (Động) Có đủ, mãn túc. ◇ Nhan Chi Thôi : "Suất năng cung kiệm tiết dụng dĩ thiệm y thực" (Nhan thị gia huấn , Trị gia ) Coi sóc cần kiệm cho có đủ cơm ăn áo mặc.
3. (Động) Cứu giúp, cứu tế. ◇ Tùy thư : "Nãi tán gia sản, chu thiệm thân cố" , (Lí Mật truyện ) Bèn phân chia gia sản, cứu giúp họ hàng thân thuộc.
4. (Tính) Đầy đủ, sung túc. ◇ Hậu Hán Thư : "Lí Đặng hào thiệm" (Lí Thông đẳng truyện ) Lí, Đặng hào hiệp giàu có.
5. (Tính) Phong phú, dồi dào, điển lệ (văn từ). ◎ Như: "thiệm phú" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cấp giúp.
② Phong phú, văn từ có vẻ dồi dào, điển lệ gọi là thiệm phú hay phú cai .
③ Đủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cho tiền của, cung cấp: Phụng dưỡng cha mẹ; Cứu tế;
② Đầy đủ, phong phú, dồi dào, sung túc: Không đủ sức.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầy đủ, dồi dào — Cấp cho — Giúp đỡ.

Từ ghép 4

ban
bān ㄅㄢ

ban

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lớp học
2. ca làm việc, buổi làm việc
3. toán, tốp, đoàn
4. gánh hát, ban nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngày xưa, chia ngọc làm hai phần, cho hai bên giữ làm tín vật. ◇ Thư Kinh : "Ban thụy vu quần hậu" (Thuấn điển ) Chia ấn ngọc (dùng làm tín vật) cho các vua chư hầu.
2. (Động) Bày, trải ra. ◎ Như: "ban kinh" trải chiếu kinh ra đất để ngồi. Sở Thanh Tử gặp Ngũ Cử trên đường, lấy cành cây kinh ra ngồi nói chuyện gọi là "ban kinh đạo cố" trải cành kinh nói chuyện cũ.
3. (Động) Ban phát, chia cho. ◇ Hậu Hán Thư : "(Viện) nãi tán tận (hóa thực tài sản) dĩ ban côn đệ, cố cựu, thân y dương cừu, bì khố" ()(), , , (Mã Viện truyện ) (Mã Viện) bèn đem chia hết (hóa thực tài sản) phát cho anh em, bạn thân cũ, áo da cừu, quần da.
4. (Động) Phân biệt. ◎ Như: "ban mã chi thanh" tiếng ngựa (lìa bầy) phân biệt nhau.
5. (Động) Ban bố. ◇ Hậu Hán Thư : "Cưỡng khởi ban xuân" (Thôi Nhân liệt truyện ) Miễn cưỡng ban bố lệnh mùa xuân.
6. (Động) Trở về. ◎ Như: "ban sư" đem quân về.
7. (Động) Ở khắp. ◇ Quốc ngữ : "Quân ban nội ngoại" (Tấn ngữ) Quân đội ở khắp trong ngoài.
8. (Động) Ngang nhau, bằng nhau. ◇ Mạnh Tử : "Bá Di, Y Doãn ư Khổng Tử, nhược thị ban hồ" , , (Công Tôn Sửu thượng ) Bá Di, Y Doãn và Khổng Tử chẳng phải là ngang bằng nhau ư?
9. (Động) Dùng dằng, luẩn quẩn không tiến lên được. ◇ Dịch Kinh : "Thừa mã ban như" (Truân quái ) Như cưỡi ngựa dùng dằng luẩn quẩn không tiến lên được.
10. (Danh) Ngôi, thứ, hàng. § Chỗ công chúng tụ hội, chia ra từng "ban" để phân biệt trên dưới. ◎ Như: "đồng ban" cùng hàng với nhau.
11. (Danh) Lớp học, nhóm công tác, đoàn thể nhỏ trong nghề nghiệp, đơn vị nhỏ trong quân đội. ◎ Như: "chuyên tu ban" lớp chuyên tu, "hí ban" đoàn diễn kịch, "cảnh vệ ban" tiểu đội cảnh vệ.
12. (Danh) Lượng từ: nhóm, tốp, chuyến, lớp. ◎ Như: "mỗi chu hữu tam ban phi cơ phi vãng Âu châu" mỗi tuần có ba chuyến máy bay sang Âu châu, "thập ngũ ban học sanh" mười lăm lớp học sinh, "tam ban công tác" ba nhóm công tác.
13. (Danh) Họ "Ban".
14. (Tính) Hoạt động theo định kì. ◎ Như: "ban xa" xe chạy theo định kì.
15. (Tính) Lang lổ. § Thông "ban" . ◇ Nguyễn Du : "Ngu Đế nam tuần cánh bất hoàn, Nhị phi sái lệ trúc thành ban" , (Thương Ngô tức sự ) Vua Ngu Đế đi tuần ở phương nam không về, Hai bà phi khóc rơi nước mắt làm trúc đốm hoa.

Từ điển Thiều Chửu

① Ban phát, chia cho.
② Bầy, giải, như ban kinh giải chiếu kinh ra đất để ngồi.
③ Ngôi, thứ, hàng. Chỗ công chúng tụ hội, chia ra từng ban để phân biệt trên dưới gọi là ban. Cùng hàng với nhau gọi là đồng ban .
④ Trở về, như ban sư đem quân về.
⑤ Khắp.
⑥ Ban mã tiếng ngựa biệt nhau.
⑦ Vướng vít không tiến lên được.
⑧ Lang lổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớp (học): Lớp A; Lớp chuyên tu;
② Hàng ngũ: Xếp hàng;
③ Tiểu đội: Tiểu đội cảnh vệ;
④ Kíp, ca, ban: Mỗi ngày làm ba kíp (ca); Đổi kíp;
⑤ Chuyến, (chạy hoặc bay) theo chuyến: Tôi sẽ đi chuyến máy bay sau; Năm phút có một chuyến; Tàu chuyến;
⑥ Toán, tốp, lượt, đợt, đám, nhóm, tổ: Đám thanh niên ấy khỏe thật;
⑦ (văn) Vị thứ, ngôi thứ: Từ Miễn làm thượng thư bộ lại, định ra làm mười tám ngôi thứ (Tùy thư);
⑧ (quân) Điều, huy động: Huy động quân đội;
⑨ (cũ) Gánh (hát): Gánh hát;
⑩ (văn) Ban phát, chia cho;
⑪ (văn) Bày ra, trải ra: Bày cành kinh nói chuyện cũ;
⑫ (văn) Ban bố: Miễn cưỡng ban bố lệnh mùa xuân;
⑬ (văn) Trở về: Đem quân trở về;
⑭ (văn) Sắp đặt, xếp đặt: 祿? Khi nhà Chu xếp đặt các tước lộc, thì làm thế nào? (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑮ (văn) Khắp: Xe khắp trong ngoài (Quốc ngữ: Tấn ngữ);
⑯ (văn) Ngang bằng, ngang hàng: ? Bá Di, Y Doãn và Khổng Tử chẳng phải là ngang bằng nhau ư? (Mạnh tử: Công Tôn Sửu thượng);
⑰ (văn) Chần chừ không tiến lên được;
⑱ (văn) Lang lổ (như , bộ );
⑲ [Ban] (Họ) Ban.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chia ra. Chia cho — Hàng lối — thứ bậc. Ngang nhau — Trở về. Quay về — Họ người — Dùng như chữ Ban . Xem Ban bạch, Ban bác.

Từ ghép 16

Từ điển trích dẫn

1. Việc nhà, gia vụ. ◇: "Ngã bất hạnh giá liễu giá cá hán tử, tha mỗi nhật chỉ thị cật tửu, gia tư bất cố" , , (Hậu đình hoa , Đệ nhất chiệp).
2. Gia tài, gia sản. ◇ Tây du kí 西: "Na công chủ hữu bách vạn gia tư, vô nhân chưởng quản" , (Đệ lục thập hồi).
3. Gia thế. ◇ Lí Ngư : "Thuyết Thích Đại Da đích danh tự, hoàn hân động đắc tha, thuyết thị tướng công, tha nhược phỏng vấn nhĩ đích gia tư, liên thi đích thành sắc đô yếu khán đê liễu" , , , , (Phong tranh ngộ , Chúc diêu ).
4. Đồ dùng hằng ngày trong gia đình. ◇ Lí Dực : "Khí dụng viết gia sanh, nhất viết gia hỏa, hựu viết gia tư" , , (Tục hô tiểu lục , Thế tục ngữ âm ).
lao, lâu, lạo
láo ㄌㄠˊ, lào ㄌㄠˋ, lóu ㄌㄡˊ

lao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chuồng nuôi súc vật
2. nhà lao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◇ Tào Thực : "Thử đồ quyển lao chi dưỡng vật, phi thần chi sở chí dã" , (Cầu tự thí biểu ).
2. (Danh) Mượn chỉ nhà ở. ◇ Tiêu Cám : "Hôn nhân hợp phối, đồng chẩm cộng lao" , (Dịch lâm , Nhu chi đại tráng ).
3. (Danh) Con vật giết dùng trong tế lễ. ◎ Như: "thái lao" gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử), "thiếu lao" gồm cừu và heo để tế lễ (lễ của chư hầu).
4. (Danh Nhà tù, ngục. ◎ Như: "giam lao" tù ngục.
5. (Danh) Mạch lao (y học).
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Bền vững, chắc chắn, kiên cố. ◎ Như: "lao bất khả phá" vững chắc không phá được, "lao lương" xe chắc ngựa tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế giai bất lao cố, như thủy mạt phao diễm" , (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Đời đều không bền chắc, như bọt nước ánh lửa.
8. (Tính) Ổn đương, ổn thỏa.
9. (Tính) Buồn bã, ưu sầu. ◎ Như: "lao sầu" buồn khổ, "lao ưu" buồn bã, ưu uất.
10. (Động) Lung lạc, khống chế. ◇ Tuân Tử : "Dịch lao thiên hạ nhi chế chi, nhược chế tử tôn" , (Vương bá ).
11. (Động) Làm cho vững chắc.
12. (Động) Đè, ép.
13. Một âm là "lâu". (Động) Tước giảm.
14. Một âm là "lạo". (Động) Vơ vét, bóc lột. ◇ Hậu Hán Thư : "Thị thì Lạc (Dương) trung quý thích, thất đệ tương vọng, kim bạch tài sản, gia gia ân tích. (Đổng) Trác túng phóng binh sĩ, đột kì lư xá, dâm lược phụ nữ, phiếu lỗ tư vật, vị chi "sưu lạo"" , , , . , , , , "" (Đổng Trác truyện ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chuồng nuôi súc vật.
② Giống muông, cỗ làm bằng thịt trâu bò gọi là thái lao , bằng dê gọi là thiếu lao .
③ Bền chặt, như lao bất khả phá bền chắc không thể phá ra được.
④ Bồn chồn, buồn bã vô liêu gọi là lao tao .
⑤ Nhà tù.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chuồng (nuôi súc vật): Mất bò rào chuồng;
② (cũ) Súc vật giết để tế: Bò tế;
③ Nhà tù, nhà lao: Bị tù, ngồi tù;
④ Bền vững, chắc: Đời đời bền vững; Ôn tập nhiều lần thì nhớ càng lâu;
⑤ 【】lao tao [láosao] Bất mãn, càu nhàu, phàn nàn, bồn chồn, kêu ca: 滿 Bất mãn trong lòng, phàn nàn cả ngày (càu nhàu suốt ngày).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chuồng nuôi súc vật — Nhà tù — Vững chắc bền bỉ — Buồn phiền.

Từ ghép 15

lâu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◇ Tào Thực : "Thử đồ quyển lao chi dưỡng vật, phi thần chi sở chí dã" , (Cầu tự thí biểu ).
2. (Danh) Mượn chỉ nhà ở. ◇ Tiêu Cám : "Hôn nhân hợp phối, đồng chẩm cộng lao" , (Dịch lâm , Nhu chi đại tráng ).
3. (Danh) Con vật giết dùng trong tế lễ. ◎ Như: "thái lao" gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử), "thiếu lao" gồm cừu và heo để tế lễ (lễ của chư hầu).
4. (Danh Nhà tù, ngục. ◎ Như: "giam lao" tù ngục.
5. (Danh) Mạch lao (y học).
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Bền vững, chắc chắn, kiên cố. ◎ Như: "lao bất khả phá" vững chắc không phá được, "lao lương" xe chắc ngựa tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế giai bất lao cố, như thủy mạt phao diễm" , (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Đời đều không bền chắc, như bọt nước ánh lửa.
8. (Tính) Ổn đương, ổn thỏa.
9. (Tính) Buồn bã, ưu sầu. ◎ Như: "lao sầu" buồn khổ, "lao ưu" buồn bã, ưu uất.
10. (Động) Lung lạc, khống chế. ◇ Tuân Tử : "Dịch lao thiên hạ nhi chế chi, nhược chế tử tôn" , (Vương bá ).
11. (Động) Làm cho vững chắc.
12. (Động) Đè, ép.
13. Một âm là "lâu". (Động) Tước giảm.
14. Một âm là "lạo". (Động) Vơ vét, bóc lột. ◇ Hậu Hán Thư : "Thị thì Lạc (Dương) trung quý thích, thất đệ tương vọng, kim bạch tài sản, gia gia ân tích. (Đổng) Trác túng phóng binh sĩ, đột kì lư xá, dâm lược phụ nữ, phiếu lỗ tư vật, vị chi "sưu lạo"" , , , . , , , , "" (Đổng Trác truyện ).

lạo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuồng nuôi súc vật. ◇ Tào Thực : "Thử đồ quyển lao chi dưỡng vật, phi thần chi sở chí dã" , (Cầu tự thí biểu ).
2. (Danh) Mượn chỉ nhà ở. ◇ Tiêu Cám : "Hôn nhân hợp phối, đồng chẩm cộng lao" , (Dịch lâm , Nhu chi đại tráng ).
3. (Danh) Con vật giết dùng trong tế lễ. ◎ Như: "thái lao" gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử), "thiếu lao" gồm cừu và heo để tế lễ (lễ của chư hầu).
4. (Danh Nhà tù, ngục. ◎ Như: "giam lao" tù ngục.
5. (Danh) Mạch lao (y học).
6. (Danh) Họ "Lao".
7. (Tính) Bền vững, chắc chắn, kiên cố. ◎ Như: "lao bất khả phá" vững chắc không phá được, "lao lương" xe chắc ngựa tốt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế giai bất lao cố, như thủy mạt phao diễm" , (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Đời đều không bền chắc, như bọt nước ánh lửa.
8. (Tính) Ổn đương, ổn thỏa.
9. (Tính) Buồn bã, ưu sầu. ◎ Như: "lao sầu" buồn khổ, "lao ưu" buồn bã, ưu uất.
10. (Động) Lung lạc, khống chế. ◇ Tuân Tử : "Dịch lao thiên hạ nhi chế chi, nhược chế tử tôn" , (Vương bá ).
11. (Động) Làm cho vững chắc.
12. (Động) Đè, ép.
13. Một âm là "lâu". (Động) Tước giảm.
14. Một âm là "lạo". (Động) Vơ vét, bóc lột. ◇ Hậu Hán Thư : "Thị thì Lạc (Dương) trung quý thích, thất đệ tương vọng, kim bạch tài sản, gia gia ân tích. (Đổng) Trác túng phóng binh sĩ, đột kì lư xá, dâm lược phụ nữ, phiếu lỗ tư vật, vị chi "sưu lạo"" , , , . , , , , "" (Đổng Trác truyện ).
côn
hùn ㄏㄨㄣˋ, kūn ㄎㄨㄣ

côn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: côn lôn ,)

Từ điển phổ thông

1. nhiều nhung nhúc
2. em trai

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con cháu. ◎ Như: "hậu côn" đàn sau, con cháu về sau.
2. (Danh) Người anh. ◎ Như: "côn ngọc" anh em.
3. (Tính) Nhiều, đông, nhung nhúc. ◎ Như: "côn trùng" sâu bọ (vì giống sâu bọ sinh sản rất nhiều).
4. (Phó) Cùng. § Cũng như "đồng" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con nối, như hậu côn đàn sau.
② Anh, côn ngọc anh em.
③ Nhung nhúc, như côn trùng sâu bọ, vì giống sâu bọ sinh sản nhiều lắm nên gọi là côn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Anh: Anh em. 【】côn trọng [kun-zhòng] Anh em: ? Anh có mấy anh em?;
② Con cháu: Con cháu nối dõi;
③ Nhung nhúc. 【】côn trùng [kunchóng] Sâu bọ, côn trùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Người anh — Con cháu đời sau — Đông đảo. Số nhiều.

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.