Từ điển trích dẫn

1. Trong lòng thư thái an định. ◇ Trang Tử : "Vũ thái định giả, phát hồ thiên quang" , (Canh Tang Sở ) Cõi lòng thư thái định nhất, thì nảy ra ánh sáng trời.
2. Chỉ thái bình. ◇ Trương Thế Nam : "Minh Đế, Chương Đế kế Quang Vũ nhi trăn thái định" , (Du hoạn kỉ văn , Quyển thất).

Từ điển trích dẫn

1. Rõ ràng, minh bạch. ◎ Như: "thưởng phạt phân minh" .
2. Biện minh. ◇ Lục Giả : "Bất năng phân minh kì thị phi" (Tân ngữ , Biện hoặc ) Không biết biện minh cái đúng cái sai của mình.
3. Hiển nhiên, rành rành. ◇ Đỗ Phủ : "Phân minh tại nhãn tiền" (Lịch lịch ) Rành rành trước mắt.
4. Sáng, sáng rõ. ◇ Âu Dương Quýnh : "Nguyệt phân minh, hoa đạm bạc, nhạ tương tư" , , (Tam tự lệnh ) Trăng sáng rõ, hoa đạm bạc, khiến tương tư.
5. Quang minh chính đại, không mờ ám. ◇ Lí Ngư : "Nô gia khởi bất nguyện đồng quy? Chỉ thị vi nhân tại thế, hành chỉ câu yếu phân minh" ? , (Thận trung lâu , Truyền thư ) Kẻ hèn này nào phải không muốn cùng về? Chỉ vì làm người ở đời hành vi cần phải quang minh chính đại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật sáng sủa rõ ràng, không có gì lầm lẫn. Đoạn trường tân thanh có câu: » Nỗi nàng hỏi hết phân minh, chồng con đâu tá tính danh là gì «.
a, triệu
zhào ㄓㄠˋ

a

Từ điển trích dẫn

1. § Tham khảo: Phật Quang Đại Từ Điển . Xem "a" : "Tất Đàm tự (a, đoản âm)" (a, ).

Từ điển trích dẫn

1. § Tham khảo: Phật Quang Đại Từ Điển . Xem "a" : "Tất Đàm tự (a, đoản âm)" (a, ).
tã, đả
duò ㄉㄨㄛˋ, xiè ㄒㄧㄝˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tro nến, tàn nến
2. nến tắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đuốc tàn, nến tàn. ◇ Lí Thương Ẩn : "Thử thanh tràng đoạn phi kim nhật, Hương tã đăng quang nại nhĩ hà" , (Văn ca ).
2. (Danh) Tro tim đèn. ◇ Nguyên Chẩn : "Li sàng biệt kiểm thụy hoàn khai, Đăng tã ám phiêu châu tốc tốc" , (Thông châu đinh khê quán dạ biệt Lí Cảnh Tín ).
3. (Động) (Đèn, đuốc) Tắt, lụi. ◇ Đàm Thiên : "Hoa lạc hồi đầu vãng sự phi, Canh tàn đăng tã lệ triêm y" , (Bắc du lục kỉ bưu , Quyển thượng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tro nến, nến (đèn cầy) đốt chưa tàn;
② Nến tắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cán của cây đuốc. Tay cầm của cây đuốc.

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đuốc tàn, nến tàn. ◇ Lí Thương Ẩn : "Thử thanh tràng đoạn phi kim nhật, Hương tã đăng quang nại nhĩ hà" , (Văn ca ).
2. (Danh) Tro tim đèn. ◇ Nguyên Chẩn : "Li sàng biệt kiểm thụy hoàn khai, Đăng tã ám phiêu châu tốc tốc" , (Thông châu đinh khê quán dạ biệt Lí Cảnh Tín ).
3. (Động) (Đèn, đuốc) Tắt, lụi. ◇ Đàm Thiên : "Hoa lạc hồi đầu vãng sự phi, Canh tàn đăng tã lệ triêm y" , (Bắc du lục kỉ bưu , Quyển thượng).
vạn
wàn ㄨㄢˋ

vạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dấu của nhà Phật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) § Theo Thiều Chửu: Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà "Phật" nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ "Hoa Nghiêm" âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng Thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là "vạn", nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy: "cát tường vạn đức chi sở tập" . Lại chữ , nguyên tiếng Phạn là Srivatsalaksana. "Cưu Ma La Thập" (344-413), "Huyền Trang" (600-664) dịch là "đức" , ngài "Bồ-Đề Lưu-Chi" dịch là "vạn" . Tương truyền bên Ấn Độ là tướng cát tường; dịch là "đức" là nói về công đức; dịch là "vạn" là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi. Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ người sau mới biết chữ ấy. Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy. Lại chữ , nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa. Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức , ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn .Ở bên Ấn-độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ. Song nguyên là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn. Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì biết xoay về bên hữu mới tà tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả là lầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

(Phạn ngữ) Vạn. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chữ Phạn, có nghĩa là rất tốt lành, được người Ấn Độ coi là biểu tượng của đạo Phật. Cũng viết .
hí, hý, điệt
dié ㄉㄧㄝˊ, xī ㄒㄧ, xì ㄒㄧˋ, zhì ㄓˋ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Tiếng cười lớn. ◇ Trữ Quang Nghĩa : "An tri phụ tân giả, Hí hí tiếu khinh bạc" , (Điền gia tạp hứng ) Biết đâu người vác củi, Hê hê cười khinh bạc.
2. Một âm là "điệt". (Động) Cắn. ◇ Dịch Kinh : "Lí hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh" , , (Lí quái ) Đạp lên đuôi cọp, không cắn người, thuận lợi.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cười lớn, cười to

Từ điển Thiều Chửu

① Cười ầm.
② Một âm là điệt. Cắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cười ầm, cười lớn tiếng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cười lớn tiếng — Một âm là Điệt.

điệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cắn, gặm

Từ điển trích dẫn

1. (Trạng thanh) Tiếng cười lớn. ◇ Trữ Quang Nghĩa : "An tri phụ tân giả, Hí hí tiếu khinh bạc" , (Điền gia tạp hứng ) Biết đâu người vác củi, Hê hê cười khinh bạc.
2. Một âm là "điệt". (Động) Cắn. ◇ Dịch Kinh : "Lí hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh" , , (Lí quái ) Đạp lên đuôi cọp, không cắn người, thuận lợi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cười ầm.
② Một âm là điệt. Cắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cắn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng răng mà cắn — Một âm là Hí. Xem Hí.
ba
bā ㄅㄚ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thịt ướp, thịt khô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thịt khô. § "Liêu Thái Tông Gia Luật Đức Quang" chết, người nước ông mổ bụng cho muối vào ướp đem về, người nhà "Tấn" gọi là "đế ba" .
2. (Danh) Một giống (cừu, dê) rất quý theo truyền thuyết.

Từ điển Thiều Chửu

① Thịt ướp. Chúa Liêu là Gia Luật Ðức Quang chết, người nước mổ bụng cho muối vào ướp đem về, người nhà Tấn gọi là đế ba .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Thịt ướp muối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thịt phơi khô để dành được lâu.
thị
shì ㄕˋ

thị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. là
2. đúng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự đúng, điều phải. ◎ Như: "tự dĩ vi thị" tự cho là phải, "tích phi thành thị" sai lâu thành đúng (lâu ngày làm sai, hiểu sai rồi tưởng vậy là đúng).
2. (Danh) Chính sách, kế hoạch, sự tình. ◎ Như: "quốc thị" chính sách quốc gia.
3. (Danh) Họ "Thị".
4. (Động) Khen, tán thành. ◎ Như: "thị cổ phi kim" khen xưa chê nay, "thâm thị kì ngôn" cho rằng điều đó rất đúng.
5. (Động) Là. ◎ Như: "tha thị học sanh" nó là học sinh.
6. (Động) Biểu thị sự thật tồn tại. ◎ Như: "mãn thân thị hãn" 滿 đầy mình mồ hôi.
7. (Động) Lời đáp: vâng, phải, đúng. ◎ Như: "thị, ngã tri đạo" , vâng, tôi biết.
8. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: đó, ấy. ◎ Như: "thị nhân" người ấy, "thị nhật" ngày đó. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chí ư thị bang dã, tất văn kì chánh" , (Học nhi ) Phu tử đến nước đó, tất nghe chính sự nước đó.
9. (Liên) Do đó, thì. ◇ Quản Tử : "Tâm an thị quốc an dã, tâm trị thị quốc trị dã" , (Tâm thuật hạ ) Tâm an thì nước an vậy, tâm trị thì nước trị vậy.
10. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: cái đó, người ấy, v.v. ◇ Luận Ngữ : "Thị tri tân hĩ" (Vi Tử ) Ông ấy biết bến đò rồi mà! § Ghi chú: "thị" thay cho Khổng Tử nói đến trước đó.
11. (Trợ) Dùng giữa câu, để đem tân ngữ ra trước động từ (có ý nhấn mạnh). ◎ Như: "duy lợi thị đồ" chỉ mưu lợi (mà thôi). § Ghi chú: trong câu này, "lợi" là tân ngữ.

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, điều gì ai cũng công nhận là phải gọi là thị. Cái phương châm của chánh trị gọi là quốc thị .
② Ấy thế, lời nói chỉ định như như thị như thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, đó là: Anh ấy là công nhân; Không biết thì cho là không biết, đó là biết vậy (Luận ngữ); Tôi là cha của người đàn bà gả chồng kia (Vương Sung: Luận hoành).【】thị phàm [shìfán] Như nghĩa ③;【】thị phủ [shìfôu] Có phải... hay không: Có sát thực tế hay không;【】thị dã [shìyâ] (văn) Đó là, là như thế vậy: Đánh lấy nước Yên mà dân nước Yên vui vẻ, thì đánh lấy. Người xưa đã có người làm thế rồi, đó là Võ vương vậy (Võ vương là như thế vậy) (Mạnh tử); Dứt hết rồi trở lại như lúc đầu, mặt trời mặt trăng là như thế vậy (Tôn tử binh pháp);【】 thị dĩ [shìyê] (văn) Lấy đó, vì vậy, vì thế: ? Tôi lấy đó làm lo (vì thế đâm lo), ông lại mừng tôi, vì sao thế? (Tả truyện)
② Có: 滿 Trên mình đẫm mồ hôi, mồ hôi nhễ nhãi;
③ Đó, đấy, ấy: 西 Đồ có cũ thật đấy, nhưng còn dùng được;
④ Thích hợp, đúng: Đến đúng lúc; Đặt đúng chỗ;
⑤ Bất cứ, phàm, hễ: Hễ là việc chung, mọi người đều phải quan tâm;
⑥ Đấy (dùng cho câu hỏi): ? Anh ngồi tàu thủy hay đi tàu hỏa đấy?;
⑦ Dùng làm tiếng đệm: ? Ai cho anh biết đấy?; Anh ấy không hiểu thật đấy; Trời rét thật;
⑧ Đúng, phải, hợp lí: Thực sự cầu thị; Anh ấy nói đúng;
⑨ Cái đó, cái ấy, việc đó, việc ấy, người đó, người ấy, đó, đấy, ấy, thế: Như thế; Ngày đó trời nắng tốt; Ông tôi chết vì việc đó, cha tôi cũng chết vì việc đó (việc bắt rắn) (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Người đó đã biết chỗ bến đò rồi (Luận ngữ); Đó là cách thi hành điều nhân vậy (Mạnh tử); Đây là nơi cây gươm của ta rơi xuống (Lã thị Xuân thu); Chiêu công đi tuần hành ở phương nam không trở về, quả nhân muốn hỏi về việc đó (Tả truyện). Xem [shìyâ] ở trên;
⑩ (văn) Như thế: Tấm lòng như thế là đủ để xưng vương với thiên hạ rồi (Mạnh tử);
⑪ (văn) Trợ từ giữa câu để đảo trí tân ngữ ra phía trước động từ: Ta chỉ chú trọng đến điều lợi (Tả truyện) (thay vì: ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấy là. Tức là — Đúng. Phải ( trái với sai quấy ). Văn tế Trương Công Định của Nguyễn Đình Chiểu: » Nhọc nhằn vì nước, nào hờn tiếng thị tiếng phi «.

Từ ghép 29

tuyết
xuě ㄒㄩㄝˇ

tuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tuyết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tuyết (mưa gặp lạnh rơi xuống từng hạt như thủy tinh trắng). ◇ Nguyễn Du : "Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà" (Từ Châu đạo trung ) Một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
2. (Danh) Gọi thay cho một số sự vật màu trắng: 1) Lúa gạo. ◇ Đỗ Phủ : "Phá cam sương lạc trảo, Thường đạo tuyết phiên thi" , (Mạnh đông ). 2) Hoa trắng. ◇ Độc Cô Cập : "Đông phong động địa xuy hoa phát, Vị Thành đào lí thiên thụ tuyết" , (Đồng sầm lang trung truân điền... ). 3) Chim trắng. ◇ Lô Luân : "Tự quân hoán đắc bạch nga thì, Độc bằng lan can tuyết mãn trì" , 滿 (Phú đắc bạch âu ca... 使). 4) Cá. ◇ Giả Đảo : "Thiên hà đọa song phường, Phi ngã đình trung ương, Chưởng ác xích dư tuyết, Phách khai tràng hữu hoàng" , , , (Song ngư dao ). 5) Sóng nước. ◇ Ôn Đình Quân : "Long bá khu phong bất cảm thượng, Bách xuyên phún tuyết cao thôi ngôi" , (Phất vũ từ ). 6) Rượu trắng. ◇ Lí Hàm Dụng : "Tuyết noãn dao bôi phụng tủy dung, Hồng tha tượng trứ tinh thần tế" , (Phú quý khúc ). 7) Tóc trắng. ◇ Vi Trang : "Cố nhân thử địa dương phàm khứ, Hà xứ tương tư tuyết mãn đầu" , 滿 (Thanh Hà huyện lâu tác ). 8) Gỗ cây bạch đàn. ◇ Ân Nghiêu Phiên : "Vân tỏa mộc kham liêu tức ảnh, Tuyết hương chỉ áo bất sanh trần" , (Tặng duy nghiễm sư ).
3. (Danh) Nhạc khúc cổ.
4. (Danh) Họ "Tuyết".
5. (Tính) Trắng (như tuyết). ◎ Như: "tuyết cơ" da trắng, "tuyết y" áo trắng. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
6. (Tính) Trong sạch, cao khiết. ◎ Như: "tuyết cách" phẩm cách cao khiết. ◇ Dương Vạn Lí : "Nhất biệt cao nhân hựu thập niên, Sương cân tuyết cốt kiện y nhiên" , (Tống hương dư văn minh ) Chia tay bậc cao nhân lại đã mười năm, Gân cốt thanh cao như sương tuyết vẫn còn tráng kiện như xưa.
7. (Động) Rơi tuyết. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Vu thì thủy tuyết, ngũ xứ câu hạ" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Lúc tuyết bắt đầu rơi, năm xứ đều chúc mừng.
8. (Động) Rửa sạch, biểu minh. ◎ Như: "tuyết sỉ" rửa nhục, "chiêu tuyết" tỏ nỗi oan.
9. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "tuyết khấp" lau nước mắt, "tuyết phiền" tiêu trừ phiền muộn, "tuyết thế" chùi lệ.
10. (Động) Chê trách. ◇ Lí Triệu : "Sơ, Mã Tư Đồ diện tuyết Lí Hoài Quang. Đức Tông chánh sắc viết: Duy khanh bất hợp tuyết nhân" , . : (Đường quốc sử bổ , Quyển thượng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Tuyết. Mưa gặp lúc rét quá rơi lại từng mảng gọi là tuyết. Khi tuyết sa xuống nó tỏa ra như bông hoa, cho nên gọi là tuyết hoa . Nguyễn Du : Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
② Rửa. Như tuyết sỉ rửa hổ, rửa nhục. Vạch tỏ nỗi oan ra gọi là chiêu tuyết .
③ Lau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuyết;
② Trắng như tuyết, đầy tuyết;
③ Kem lạnh;
④ Rửa, trả thù: Rửa nhục;
⑤ (văn) Lau sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi nước trong không khí gặp lạnh kết lại mà rơi xuống. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Sạch như nước, trắng như ngà, trong như Tuyết « — Trong sạch — Trừ sạch.

Từ ghép 21

tịch
xī ㄒㄧ, xì ㄒㄧˋ

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. buổi chiều, buổi tối
2. bóng tối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Buổi chiều tối. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tịch dương vô hạn hảo" (Đăng Lạc Du nguyên ) Nắng chiều đẹp vô hạn.
2. (Danh) Đêm. ◎ Như: "chung tịch bất mị" cả đêm không ngủ. ◇ Đỗ Phủ : "Kim tịch phục hà tịch, Cộng thử đăng chúc quang" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Đêm nay lại giống đêm nào, Cùng chung ánh ngọn nến này.
3. (Động) Yết kiến ban đêm. ◇ Tả truyện : "Hữu doãn Tử Cách tịch" (Chiêu Công thập nhị niên ) Quan hữu doãn Tử Cách yết kiến vua ban đêm.
4. (Động) Tế mặt trăng. ◇ Tam quốc chí : "Thu bát nguyệt, tịch nguyệt ư tây giao" , 西 (Ngụy thư , Minh đế kỉ ) Mùa thu tháng tám, tế mặt trăng ở khu ngoài thành phía tây.
5. (Tính) Vẹo, tà vạy.

Từ điển Thiều Chửu

① Buổi tối.
② Ðêm.
③ Tiếp kiến ban đêm.
④ Vẹo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chiều tối, chiều hôm: Sớm chiều, sớm hôm;
② Buổi tối, ban đêm: Đêm trước; Suốt đêm không ngủ;
③ (văn) Yết kiến vua chúa ban đêm: Quan hữu doãn Tử Cách yết kiến vua ban đêm (Tả truyện: Chiêu công thập nhị niên);
④ (văn) (Vua chúa) tế mặt trăng: Cuối thu tế trăng (Hán thư: Giả Nghị truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buổi chiều — Ban đêm — Tên một bộ chữ Trung Hoa tức bộ Tịch.

Từ ghép 11

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.