nhiệm sự

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Ủy nhiệm chức vụ. ◇ Lễ Kí : "Nhậm sự nhiên hậu tước chi" (Vương chế ) Giao cho công việc rồi sau phong cho tước vị.
2. Gánh vác công việc, đảm đương sự vụ. ☆ Tương tự: "bạn sự" , "cung chức" , "tựu sự" , "nhậm chức" .
3. Bất kể sự việc nào. ◇ Kim Bình Mai : "Nhậm sự nhi bất tri đạo" (Đệ thất thập nhị hồi) Không việc gì mà không biết.

nhậm sự

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Ủy nhiệm chức vụ. ◇ Lễ Kí : "Nhậm sự nhiên hậu tước chi" (Vương chế ) Giao cho công việc rồi sau phong cho tước vị.
2. Gánh vác công việc, đảm đương sự vụ. ☆ Tương tự: "bạn sự" , "cung chức" , "tựu sự" , "nhậm chức" .
3. Bất kể sự việc nào. ◇ Kim Bình Mai : "Nhậm sự nhi bất tri đạo" (Đệ thất thập nhị hồi) Không việc gì mà không biết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gánh vác công việc.
tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn thể

Từ điển phổ thông

của cải

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền, của (chỉ chung các thứ như tiền nong, đồ đạc, nhà cửa, ruộng đất, v.v.). ◎ Như: "tài sản" của cải, "sinh tài" hàng hóa, đồ đạc nhà buôn, "nhân vị tài tử, điểu vị thực vong" , người chết vì tiền của, chim chết vì miếng ăn.
2. (Danh) Tài năng. § Thông "tài" .
3. (Động) Liệu, đoán. § Thông "tài" . ◇ Sử Kí : "Sở tứ kim, trần chi lang vũ hạ, quân lại quá, triếp lệnh tài thủ vi dụng, kim vô nhập gia giả" , , , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Bao nhiêu vàng của vua ban cho, (Đậu) Anh bày ngoài hành lang, dưới mái cửa, tướng sĩ đi qua, liền bảo họ cứ liệu lấy mà dùng, vàng không vào nhà.
4. (Phó) Vừa mới, vừa chỉ. § Thông "tài" .

Từ điển Thiều Chửu

① Của, là một tiếng gọi tất cả các thứ của cải như tiền nong đồ đạc nhà cửa ruộng đất, hễ có giá trị đều gọi là tài sản , các đồ đạc trong cửa hàng buôn đều gọi là sinh tài .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền của: Tiền của, của cải; Coi đồng tiền như mạng sống;
② (văn) Vừa mới (dùng như , bộ , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung của cải tiền bạc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chiếc thoa nào của mấy mươi, mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao «.

Từ ghép 27

bình sinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lúc bình thường
2. khi còn sống

Từ điển trích dẫn

1. Thường ngày, bình thời. ◇ Luận Ngữ : "Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh, cửu yếu bất vong bình sanh chi ngôn, diệc khả dĩ vi thành nhân hĩ" , , , (Hiến vấn ) Thấy lợi mà nghĩ đến nghĩa, thấy nguy mà không tiếc tính mệnh, ước hẹn từ lâu mà không quên lời ngày trước, như thế cũng có thể thành người hoàn toàn được rồi.
2. Một đời, đời này, cả đời. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Huyền Đức tức nhật tương lai phụng yết, vọng công vật thôi trở, tức triển bình sanh chi đại tài dĩ phụ chi" , , (Đệ tam thập lục hồi) Thế nào nay mai Huyền Đức cũng đến đây yết kiến, mong tiên sinh (chỉ Khổng Minh) đừng từ chối, hãy trổ hết đại tài một đời ra giúp ông ấy.
3. Chỉ chí thú, tình nghị, nghiệp tích... một đời. ◇ Đào Tiềm : "Nhân diệc hữu ngôn, Nhật nguyệt ư chinh, An đắc xúc tịch, Thuyết bỉ bình sanh?" , , , ? (Đình vân ) Cũng có lời rằng, Ngày tháng trôi mau, Làm sao được kề gối, Cùng nói chuyện chí thú, tình thân... một đời ta nhỉ?
4. Giao tình cũ, cựu giao. ◇ Tô Tuân : "Niên cận ngũ thập thủy thức các hạ, khuynh cái ngộ ngữ, tiện nhược bình sanh" , , 便 (Dữ Âu Dương nội hàn đệ tam thư ) Tuổi gần năm chục mới biết ông, nửa đường gặp gỡ nói chuyện, mà đã tưởng ngay như là bạn cũ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Suốt đời.
trịch
zhī ㄓ, zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

rơi xuống

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ném, gieo xuống. ◎ Như: "trịch thiết bính" ném đĩa sắt (thể thao). ◇ Đặng Trần Côn : "Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao" (Chinh Phụ ngâm ) Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
2. (Động) Bỏ, vứt bỏ. ◇ Đào Uyên Minh : "Nhật nguyệt trịch nhân khứ" (Tạp thi ) Ngày tháng bỏ người đi.
3. (Động) Nhảy, chồm lên. ◇ Chu Hạ : "Trừng ba nguyệt thượng kiến ngư trịch, Vãn kính diệp đa văn khuyển hành" , (Vãn đề giang quán ) Sóng trong trăng lên thấy cá nhảy, Đường tối lá nhiều nghe chó đi.
4. (Động) Xin người giao hoàn vật gì (khiêm từ). ◎ Như: Trong thơ từ thường hay dùng "trịch hạ" nghĩa là thỉnh xin giao cho vật gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Ném.
② Cho, trong thơ từ thường hay dùng chữ trịch hạ nghĩa là cho đồ gì.
③ Chồm lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ném, phóng: Ném đĩa;
② (văn) Chồm lên. Xem [zhi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Gieo, đổ: Đổ súc sắc; Đánh canh bạc cuối cùng, đánh bài liều. Xem [zhì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ném xuống — Gieo xuống. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn: » Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao « ( Bà Đoàn Thị Điểm dịch: Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao ). ).

Từ ghép 6

điếm, điệp
diàn ㄉㄧㄢˋ

điếm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thấp xuống
2. chết đuối
3. kê, đệm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kê, đệm. ◎ Như: "sàng bất ổn, điếm nhất khối mộc đầu" , giường gập ghềnh, kê một miếng gỗ vào.
2. (Động) Chêm vào, thêm vào chỗ trống. ◎ Như: "chánh hí vị thượng diễn tiền, tiên điếm nhất đoạn tiểu hí" , tuồng chính chưa diễn, hãy xen vào một vở phụ.
3. (Động) Ứng tiền trước. ◎ Như: "nhĩ tiên cấp ngã điếm thượng, dĩ hậu tái hoàn nhĩ" , anh ứng tiền trước cho tôi, sau này tôi sẽ trả lại anh.
4. (Động) Chìm, đắm. ◎ Như: "điếm một" chìm đắm.
5. (Danh) Nệm, đệm. ◎ Như: "bì điếm" nệm bằng da.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấp xuống.
② Chết đuối.
③ Ðệm, phàm kê đệm cho cao cho dày lên gọi là điếm.
④ Cái đệm.
⑤ Khoản tiền thay người tạm giao đi gọi là điếm khoản .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kê, đệm, chèn, lót: Kê bàn lên một tí; Lót đường;
② Đệm, nệm: Đệm giường; Ngồi trên nệm;
③ Ứng trước: Anh ứng hộ tôi, sau này tôi sẽ trả lại anh;
④ Chết đuối;
⑤ (văn) Thấp xuống.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở bên dưới đất — Chìm xuống. Lút xuống — Trong Bạch thoại có nghĩa là tiền ứng trước cho người khác — Một âm là Điệp. Xem Điệp.

Từ ghép 1

điệp

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông.

Từ điển trích dẫn

1. Âm điệu giống nhau. ◎ Như: "tối cận lưu hành lão ca tân xướng, tuy nhiên đồng điệu đãn tiết tấu đại dị" , 調.
2. Tư tưởng, chí hướng tương hợp. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh giao khế vô lão thiểu, Luận tâm hà tất tiên đồng điệu" , 調 (Đồ bộ quy hành ).
3. Cùng một thanh điệu (âm vận học). ◇ Vương Lực : "Đồng âm bất đồng điệu (như: mãi, mại)" 調 (: , ) (Đồng nguyên tự điển , Phàm lệ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ý nói lòng dạ giống nhau.
tiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

tiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giấu kín
2. ở ẩn
3. ngầm, không cho người khác biết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lặn, hoạt động dưới nước. ◎ Như: "tiềm thủy" lặn xuống nước, "điểu phi ngư tiềm" chim bay cá lặn. ◇ Tả truyện : "Việt tử dĩ tam quân tiềm thiệp" (Ai Công thập thất niên ) Người Việt cho ba quân đi dưới nước.
2. (Động) Ẩn giấu. ◎ Như: "tiềm tàng" ẩn giấu, "tiềm phục" ẩn núp. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Nhật tinh ẩn diệu, san nhạc tiềm hình" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Mặt trời ẩn bóng, núi non tàng hình.
3. (Phó) Ngầm, bí mật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố đại nộ, tiềm nhập Trác ngọa phòng hậu khuy thám" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố giận lắm, lẻn vào sau buồng nằm của (Đổng) Trác để dò xem.
4. (Tính) Kín, ẩn. ◎ Như: "tiềm long" rồng ẩn (chỉ thiên tử chưa lên ngôi, thánh nhân còn ẩn náu). ◇ Tô Thức : "Vũ u hác chi tiềm giao, khấp cô chu chi li phụ" , (Tiền Xích Bích phú ) Làm cho con giao long ở dưới hang tối (cũng phải) múa mênh, làm cho người đàn bà góa trong chiếc thuyền cô quạnh (cũng phải) sụt sùi.
5. (Danh) Sông "Tiềm", đất "Tiềm".

Từ điển Thiều Chửu

① Cất kín, giấu, giấu ở trong nước, ngoài không trông thấy gọi là tiềm, vì thế cái gì dấu kín không lộ gọi là thâm tiềm hay là trầm tiềm , dụng tâm vào tới cõi thâm gọi là tiềm tâm .
② Ở ẩn, khen cái đức hạnh của kẻ ẩn sĩ gọi là tiềm đức .
③ Ngầm, không cho người biết.
④ Tiềm long nói lúc thiên tử chưa lên ngôi.
⑤ Sông Tiềm, đất Tiềm.
⑥ Chỗ cá nương ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngầm: Tàu ngầm, tàu lặn;
② Lặn (xuống nước): Cá lặn chim bay;
③ Ẩn núp, ẩn náu, ở ẩn: Khai thác sức ẩn bên trong (tiềm lực); Đức hạnh của người ở ẩn;
④ (văn) Chỗ cá nương ở;
⑤ [Qián] Sông Tiềm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm dưới mặt nước — Ẩn giấu kín đáo.

Từ ghép 18

Từ điển trích dẫn

1. Chức trách, bổn phận mình phải làm tròn. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất, hoàn ư cựu đô, thử thần chi sở dĩ báo tiên đế, nhi trung bệ hạ chi chức phận dã" , , , (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại, trở về kinh đô cũ, như vậy là thần báo đáp được ơn Tiên Đế, mà trung thành với chức trách bệ hạ giao phó.
2. Chức vụ, quan chức. ◇ Tây du bổ 西: "Ngã trướng trung thiểu cá thiêu hỏa quân sĩ, tiện bả giá cá chức phận thưởng Chương Hàm bãi" , 便 (Đệ thất hồi) Dưới trướng của ta thiếu một quân sĩ đốt lửa, đem ngay chức vụ này mà thưởng cho Chương Hàm đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái phần việc mà mình phải làm tròn — Ngày nay còn có nghĩa là địa vị xã hội.
khai
kāi ㄎㄞ

khai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. nở (hoa)
3. một phần chia
4. sôi (nước)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở. § Trái lại với "bế" . ◎ Như: "khai môn" mở cửa. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Khai hiên diện trường phố, Bả tửu thoại tang ma" , (Quá cố nhân trang ) Mở cửa sổ đối mặt với vườn rau, Nâng chén rượu nói chuyện trồng dâu trồng gai.
2. (Động) Nở ra, giãn, duỗi. ◎ Như: "hoa khai" hoa nở, "khai nhan" vẻ mặt vui mừng, "khai hoài" lòng hả hê. ◇ Trang Tử : "Kì mị dã hồn giao, kì giác dã hình khai" , (Tề vật luận ) Khi ngủ thì hồn giao nhau, khi thức thì hình duỗi ra.
3. (Động) Xẻ, đào. ◎ Như: "khai hà" đào sông.
4. (Động) Vỡ hoang, khai khẩn. ◎ Như: "khai khoáng" khai khẩn mỏ, "khai hoang" vỡ hoang.
5. (Động) Mở mang. ◇ Đỗ Phủ : "Khai biên nhất hà đa" (Tiền xuất tái ) Mở mang bờ cõi sao mà nhiều vậy!
6. (Động) Hướng dẫn, dẫn đạo, chỉ bảo. ◎ Như: "khai đạo" khuyên bảo.
7. (Động) Dựng, đặt ra trước nhất, thiết lập. ◎ Như: "khai sáng" mở mang gây dựng ra trước, "khai đoan" mở mối.
8. (Động) Bày, đặt. ◎ Như: "khai duyên" mở tiệc, bày tiệc ăn.
9. (Động) Kê khai. ◎ Như: "khai dược phương" kê đơn thuốc, "khai đơn" kê đơn (thuốc, hàng hóa, khoản).
10. (Động) Bắt đầu. ◎ Như: "khai học" khai giảng, "khai công" khởi công, "khai phạn" dọn cơm, bắt đầu bán cơm (nhà hàng).
11. (Động) Công bố. ◎ Như: "khai tiêu" mở thầu.
12. (Động) Bắt đầu chạy, khởi hành. ◎ Như: "khai chu" nhổ neo thuyền bắt đầu đi, "hỏa xa khai liễu" xe lửa chạy rồi.
13. (Động) Mổ, bổ. ◎ Như: "khai liễu nhất cá tây qua" 西 bổ một quả dưa hấu.
14. (Động) Tiêu tan. ◎ Như: "vân khai vụ tán" mây mù tiêu tan.
15. (Động) Bắn. ◎ Như: "khai thương" bắn súng, "khai pháo" bắn pháo.
16. (Động) Cử hành, mở (hội nghị, triển lãm). ◎ Như: "khai hội" họp hội nghị, "khai triển lãm hội" mở triển lãm.
17. (Động) Chia rẽ, phân li. ◎ Như: "li khai" chia rẽ.
18. (Động) Chi tiêu. ◎ Như: "khai chi" chi tiêu, "khai công tiền" chi tiền công.
19. (Động) Trừ bỏ. ◎ Như: "khai khuyết" trừ bỏ chỗ thiếu đi, "khai giới" phá giới, "khai cấm" bỏ lệnh cấm.
20. (Động) Sôi. ◎ Như: "thủy khai liễu" nước sôi rồi.
21. (Danh) Lượng từ: số chia. ◎ Như: "tứ khai" một phần tư, "bát khai" một phần tám.
22. (Danh) Trang giấy. ◎ Như: "nhất khai" một trang giấy.
23. (Danh) Khổ (giấy). ◎ Như: "khai bổn" khổ sách.
24. (Danh) Đơn vị tính độ nguyên chất của vàng: carat, 24 carats là vàng thuần (nguyên chất). ◎ Như: "thập tứ khai kim đích bút tiêm" ngòi bút vàng 14 carats.
25. (Phó) Rộng ra, nới ra. ◎ Như: "tưởng khai" suy rộng, "khán khai" nhìn rộng ra, "truyền khai" truyền đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở. Trái lại với chữ bế .
② Nở ra. Như hoa khai hoa nở.
③ Đào ra, bới ra. Như khai hà khai sông, khai khoáng khai mỏ, v.v.
④ Mới, trước nhất. Như khai sáng mở mang gây dựng ra trước, khai đoan mở mối, v.v.
⑤ Phân tách ra. Như phách khai bửa ra, phanh ra, v.v.
⑥ Bày, đặt. Như khai diên mở tiệc, bày tiệc ăn.
⑦ Mở rộng ra. Như thơ Đỗ Phủ có câu: Khai biên ức hà đa mở mang biên cõi sao nhiều vậy.
⑧ Khoát đạt. Như khai lãng sáng sủa.
⑨ Rộng tha. Như khai thích nới tha, khai phóng buông tha ra cho được tự do, v.v.
⑩ Xếp bày. Kê các tên các khoản cho thứ nào vào hàng ấy gọi là khai. Như khai đơn đơn khai, cái đơn khai các đồ hàng hay các khoản gì.
⑪ Bắt đầu đi. Như khai chu nhổ neo thuyền bắt đầu đi.
⑫ Số chia. Một phần tư gọi là tứ khai , một phần tám gọi là bát khai . Một trang giấy cũng gọi là nhất khai .
⑬ Trừ bỏ đi. Như khai khuyết trừ bỏ chỗ thiếu đi.
⑭ Sôi. Nước sôi gọi là khai thủy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mở, mở cửa: Mở cửa; Mở khóa; Khéo đóng, không có then gài mà không thể mở cửa (Lão tử); Người nước Tần mở cửa ải mà rước quân địch vào (Sử kí);
② Nở, khai: Hoa nở;
③ Xẻ, đào, khơi: Xẻ núi san đồi; Đào sông, đào kênh; Đắp đập khơi ngòi;
④ Vỡ hoang, khai khẩn.【】khai hoang [kaihuang] Khai hoang, vỡ hoang, khai phá đất hoang: Lên núi vỡ hoang;
⑤ Lái, chạy, bắn, nổ: Lái máy kéo (máy cày); Tàu chạy; Bắn súng, nổ súng;
⑥ Kéo (đi) Bộ đội kéo lên phía nam;
⑦ Mở (rộng), mở mang, khai mở, khai thông: Mở rộng tầm mắt; Suy nghĩ chưa thông, thắc mắc; ! Mở mang bờ cõi sao nhiều thế! (Đỗ Phủ);
⑧ Mở, dựng, đặt, thiết lập, khai sáng, kinh doanh: Mở trường học; Năm dặm một lần đổi ngựa, mười dặm một lần mở tiệc (Lí Thương Ẩn: Hành thứ tây giao tác);
⑨ Kê, kê khai, viết: Kê đơn thuốc; Viết séc;
⑩ Sôi; Nước sôi; Nước đã sôi;
⑪ Dùng sau động từ chỉ sự tách rời hoặc kết quả: Kéo ra; Tránh ra; Xẻ ra; Câu chuyện ấy đã truyền rộng ra; Xòe quạt (ra); Mở mắt ra;
⑫ Mổ, bổ: 西 Bổ một quả dưa hấu; Mổ;
⑬ Bắt đầu đi, khởi hành: Bắt đầu nhổ neo cho thuyền đi.【】khai thủy [kaishê] a. Bắt đầu, mở đầu: Năm cũ đã qua, năm mới bắt đầu; b. Lúc đầu, thoạt đầu, thoạt tiên: Lúc mới bắt đầu công việc;
⑭ Trừ bỏ đi: Trừ bỏ chỗ thiếu;
⑮ Số chia: Một phần tư; Một phần tám;
⑯ Trang giấy: Một trang giấy;
⑰ Khổ (giấy): Khổ;
⑱ Cara (phần vàng trong một hợp kim, bằng 1/24 của tổng trọng lượng): Ngòi bút vàng 14 cara;
⑲【】khai ngoại [kai wài] Ngoài, trên: Cụ ấy đã ngoài 60 (tuổi).

Từ ghép 60

Từ điển trích dẫn

1. Cùng nhau vui vẻ. ◇ Lễ Kí : "Cố tửu thực giả, sở dĩ hợp hoan dã" , (Nhạc kí ).
2. Tên cây, lá như lá hòe, ban đêm thì hợp lại, hoa đỏ, nở về mùa hạ. § Còn gọi là "dạ hợp" hoặc "hợp hôn" .
3. Chỉ mọi đồ vật có trang sức hoa văn hình vẽ tượng trưng hòa hợp hoan lạc. ◇ Văn tuyển : "Văn thải song uyên ương, Tài vi hợp hoan bị" , (Cổ thi thập cửu thủ , Khách tòng viễn phương lai ).
4. Nam nữ giao hoan. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Thẩm Hồng bình nhật nguyên dữ Tiểu Danh hữu tình, na thì xả tại phô thượng, thảo thảo hợp hoan, dã đương xuân phong nhất độ" , , , (Ngọc đường xuân lạc nan phùng phu ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họp mặt chung vui.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.