du
yú ㄩˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chỗ sệ bụng
2. béo tốt
3. ruột lợn, ruột chó

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Màu mỡ. ◎ Như: "cao du chi địa" đất màu mỡ.
2. (Tính) Tốt tươi, đầy đặn. ◇ Bạch Hành Giản : "Vị sổ nguyệt, cơ phu sảo du, tốt tuế, bình dũ như sơ" , , , (Lí Oa truyện ) Chưa được mấy tháng, thịt da từ từ đầy đặn, hết năm khỏi, bình thường như trước.
3. (Danh) Thịt mỡ ở dưới bụng (của người hay động vật). ◇ Vương Sung : "Kiệt Trụ chi quân, thùy du xích dư" , (Luận hành , Ngữ tăng ) Vua như Kiệt Trụ, thịt mỡ dưới bụng xệ xuống hơn cả thước.
4. (Danh) Phiếm chỉ da thịt. ◇ Vương An Thạch : "Thăng dã sơ kiến ngã, Phu du nhưng khiết bạch, Kim hà khổ nhi lão, Thủ cước thuân dĩ hắc" , , , (Dữ tăng Đạo Thăng ) (Nhà sư Đạo) Thăng lúc đầu gặp tôi, Da thịt còn trắng sạch, Bây giờ sao mà già khú, Tay chân nứt nẻ đen đủi.
5. (Danh) Thịt ngon béo. ◇ Nam sử : "Thiện vô tiên du, duy đậu lệ phạn nhi dĩ" , (Lương Vũ Đế bổn kỉ hạ ) Bữa ăn không có thịt tươi béo, chỉ có cơm gạo thô rau đậu mà thôi.
6. (Danh) Ruột lợn hay chó.
7. (Danh) Chất béo, chất dầu mỡ. ◇ Vương Sung : "Đạo lương chi vị, cam nhi đa du" , (Luận hành , Nghệ tăng ) Mùi vị thóc lúa, ngọt mà có nhiều chất béo.
8. (Danh) Sự giàu có, cảnh phú dụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chỗ sệ bụng, chỗ thịt béo nhũn đều gọi là du.
② Dày đẹp, béo tốt, như đất ruộng tốt gọi là cao du .
③ Ruột lợn, ruột chó.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Béo, màu mỡ: Béo bở;
② (văn) Chỗ bụng sệ, chỗ thịt béo nhũn;
③ (văn) Ruột heo (lợn), ruột chó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần béo xệ ở bụng dưới — Béo tốt — Phì nhiêu, nói về đát đai — Ruột của loài heo chó.

Từ ghép 3

huyết
xiě ㄒㄧㄝˇ, xuè ㄒㄩㄝˋ

huyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

máu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Máu.
2. (Danh) Nước mắt. ◇ Lí Lăng : "Thiên địa vị Lăng chấn nộ, Chiến sĩ vị Lăng ẩm huyết" , (Đáp Tô Vũ thư ) Trời đất vì Lăng mà rúng động giận dữ, Chiến sĩ vì Lăng mà nuốt lệ.
3. (Động) Nhuộm máu. ◇ Tuân Tử : "Binh bất huyết nhận" (Nghị binh ) Quân không nhuộm máu vũ khí.
4. (Tính) Có quan hệ máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "huyết thống" cùng dòng máu, "huyết thân" thân thuộc ruột rà (cùng máu mủ), "huyết tộc" bà con ruột thịt, "huyết dận" con cháu, "huyết thực" được hưởng cúng tế bằng muông sinh.
5. (Tính) Cương cường, nhiệt liệt, hăng say, hết lòng, hết sức. ◎ Như: "huyết tính nam nhi" đàn ông con trai cương cường, hăng hái, "huyết tâm" lòng hăng hái, nhiệt liệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Máu.
② Giết muông để cúng tế. Như huyết thực được hưởng cúng tế bằng muông sinh.
③ Máu là một chất rất cốt yếu cho mình người, cho nên họ cùng một chi gọi là huyết tộc , con cháu gọi là huyết dận .
④ Máu mắt. Khóc vãi máu mắt ra gọi là khấp huyết .
⑤ Hết lòng hết sức mà làm. Như huyết chiến hết sức đánh. Ðãi người nồng nàn gọi là huyết tâm . Tài sản kiếm khổ mới được nên gọi là huyết bản .

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Máu, xương máu: Chảy một ít máu; Bài học xương máu. Xem [xuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máu, tiết: Chảy máu; Tiết gà;
② Máu mủ, ruột thịt;
③ Cương cường, hết lòng hết sức: Huyết chiến, chiến đấu cương cường. Xem [xiâ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Máu — Chỉ nước mắt. Td: Ẩm huyết (nuốt lệ) — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 54

triếp
zhé ㄓㄜˊ

triếp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chuyên quyền, quyết đoán
2. ngay tức thì
3. thường, luôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ván hai bên xe ngày xưa.
2. (Danh) Họ "Triếp".
3. (Phó) Mỗi lần, thường thường, lần nào cũng vậy. ◇ Sử Kí : "Sở khiêu chiến tam hợp, Lâu Phiền triếp xạ sát chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Quân Sở ba lần khiêu chiến, mỗi lần đều bị Lâu Phiền bắn chết.
4. (Phó) Liền, tức thì, ngay. ◇ Đào Uyên Minh : "Hoặc trí tửu nhi chiêu chi, tạo ẩm triếp tận" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Có khi bày rượu mời ông, thì ông liền uống hết.

Từ điển Thiều Chửu

① Liền. Cứ lấy ý mình tự chuyên quyết đoán gọi là triếp. Như triếp dĩ vi bất khả liền cho là không được.
② Thường thường, luôn. Như triếp phục như thị thường tại thế luôn.
③ Tức thì, ngay.
④ Thời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (pht) (văn) Liền, thì, là: Nói gì thì nghe nấy; Cứ nghĩ đến việc cũ là hổ thẹn vô cùng; Liền cho là không được; Có khi bày rượu mời ông, thì ông vội uống liền hết ngay (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
② Cũng vẫn, vẫn cứ (biểu thị sự bất biến của động tác hoặc tình huống): Cũng vẫn cứ báo thù cho ông ấy (Sử kí: Du hiệp liệt truyện); Hoành không ngưỡng mộ quyền quý, chức quan của ông nhiều năm cũng vẫn không đổi (Hậu Hán thư: Trương Hoành liệt truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tự chuyên, làm theo ý mình — Mỗi một — Bèn. Liền — Im lìm bất động.
đình
tíng ㄊㄧㄥˊ

đình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

triều đình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Triều đình, tức nơi phát ra chính lệnh cho cả nước theo (thời đại quân chủ). ◎ Như: "đình đối" đối đáp ở chốn triều đình, "đình nghị" bàn thảo ở triều đình. ◇ Sử Kí : "Tần vương trai ngũ nhật hậu, nãi thiết cửu tân lễ ư đình, dẫn Triệu sứ giả Lạn Tương Như" , , 使 (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần sau khi trai giới năm ngày bèn đặt lễ cửu tân ở triều đình và mời sứ nước Triệu là Lạn Tương Như.
2. (Danh) Chỗ quan lại làm việc ở một địa phương, công đường. ◎ Như: "huyện đình" .
3. (Danh) Sân. § Thông "đình" . ◇ Vương Sung : "Mãn đường doanh đình, điền tắc hạng lộ" 滿, (Luận hành , Luận tử ).

Từ điển Thiều Chửu

① Triều đình, chỗ phát chánh lệnh cho cả nước theo gọi là đình. Như đình đối vào đối đáp ở chốn triều đình, đình nghị sự bàn ở trong triều đình.

Từ điển Trần Văn Chánh

Triều đình: Cung đình, cung vua; Đối đáp ở chốn triều đình; Bàn bạc ở chốn triều đình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ vua quan làm việc. Tức Triều đình.

Từ ghép 10

quỹ
kuí ㄎㄨㄟˊ

quỹ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đo lường

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đo, lường, xét đoán. ◎ Như: "quỹ tình độ lí" xem xét suy đoán tình lí.
2. (Động) Cầm đầu, trông coi. ◇ Liêu sử : "Ngoại phấn vũ vệ, nội quỹ văn giáo" , (Doanh vệ chí , Tự ) Bên ngoài phát triển quân phòng, bên trong chăm sóc văn giáo.
3. (Danh) Chánh sự, sự vụ. ◇ Hậu Hán Thư : "Bách quỹ duẫn đương" (Trương Hành truyện ) Trăm việc thỏa đáng.
4. (Danh) Chức vị cai quản việc nước. Ngày xưa gọi quan tể tướng là "thủ quỹ" hay "hiệp quỹ" . Ngày nay, tương đương với chức "nội các tổng lí" .
5. (Danh) Đạo lí. ◇ Mạnh Tử : "Tiên thánh hậu hiền, kì quỹ nhất dã" , (Li Lâu ) Thánh về trước và bậc hiền sau, đạo của họ là một vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo, lường, như bách quỹ toan lường trăm việc, là cái chức của quan tể tướng, vì thế đời sau mới gọi quan thể tướng là thủ quỹ , hay hiệp quỹ vậy.
② Ðạo, như kì quỹ nhất dã thửa đạo một vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đo, lường, suy đoán, đánh giá: Toan lường trăm việc; Suy đoán ý nó. Xem (bộ ) và (bộ );
② Đạo, tiêu chuẩn, lí lẽ: Đạo của nó là một vậy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đo xem được bao nhiêu.

Từ ghép 2

ngược
nüè

ngược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ác nghiệt, tai ngược

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tàn hại. ◇ Mạnh Tử : "Kim Yên ngược kì dân, vương vãng nhi chinh chi" , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay quân Yên tàn hại dân, vua đi đánh dẹp chúng.
2. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhi hựu vinh cổ ngược kim giả" (Dữ hữu nhân luận vi văn thư ) Mà còn trọng xưa khinh nay.
3. (Tính) Tàn ác, tàn nhẫn. ◎ Như: "ngược chánh" chánh trị tàn ác, "ngược lại" quan lại độc ác.
4. (Tính) Dữ dội, mãnh liệt. ◇ Lục Cơ : "Thần văn ngược thử huân thiên" (Diễn liên châu ) Tôi nghe khí nóng dữ nung trời.
5. (Tính) Quá mức. ◎ Như: "hước nhi bất ngược" hài hước nhưng không quá quắt.
6. (Danh) Sự tàn bạo. ◎ Như: "trợ trụ vi ngược" giúp kẻ hung ác làm việc tàn bạo.
7. (Danh) Tai vạ, tai họa. ◇ Thư Kinh : "Ân giáng đại ngược" (Bàn Canh trung ) Nhà Ân gieo rắc tai vạ lớn.
8. (Phó) Một cách nghiệt ngã, ác độc. ◎ Như: "ngược đãi" đối xử nghiệt ác. ◇ Sử Kí : "Tham lệ vô yếm, ngược sát bất dĩ" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Tham ác không chán, giết chóc tàn khốc không thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ác, tai ngược, nghiệt. Như ngược đãi đối đãi nghiệt ác, ngược chánh chánh trị ác.
② Tai vạ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngược đãi, ác, nghiệt, nghiệt ngã, bạo tàn;
② (văn) Tai vạ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tàn bạo — Độc ác. Có hại — Tai họa.

Từ ghép 7

vân
yún ㄩㄣˊ

vân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mây

Từ điển phổ thông

1. rằng (phụ từ)
2. vân vân, còn nhiều

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rằng, bảo, nói. ◎ Như: "ngữ vân" lời quê nói rằng. ◇ Đào Uyên Minh : "Tự vân tiên thế tị Tần thời loạn, suất thê tử ấp nhân, lai thử tuyệt cảnh, bất phục xuất yên" , , (Đào hoa nguyên kí ) Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này rồi không trở ra nữa.
2. (Động) Có. ◇ Tuân Tử : "Kì vân ích hồ?" (Pháp hành ) Điều đó có ích gì không?
3. (Động) Là. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuy vân thất phu, bá vương khả dã" , (Viên Thuật truyện ) Tuy là kẻ thất phu, cũng có thể xưng bá xưng vương.
4. (Trợ) Trợ từ ngữ khí đặt ở đầu, giữa hoặc cuối câu. ◇ Sử Kí : "Dư đăng Cơ san, kì thượng cái hữu Hứa Do trủng vân" , (Bá Di liệt truyện ) Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do.
5. (Đại) Như thế, vân vân. ◇ Tả truyện : "Tử chi ngôn vân, hựu yên dụng minh?" , (Tương Công nhị thập bát niên ) Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh? ◇ Hán Thư : "Thượng viết ngô dục vân vân" (Cấp Trịnh liệt truyện ) Vua nói ta muốn như thế như thế.
6. § Giản thể của .

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, như ngữ vân lời quê nói rằng.
② Vân vân v.v. lời kể các sự còn dài, chỉ kể một hai cái làm mẫu, như làng tôi có dệt vải, vóc, nhiễu, v.v.
③ Nhung nhúc, như vạn vật vân vân muôn vật nhung nhúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nói: Người ta nói sao, bào hao nói vậy; ? Tử Hạ nói thế nào? (Luận ngữ);
② Có: ? Như thế có ích không? (Tuân tử: Pháp hành);
③ Là, nói là (dùng như ): Tuy là kẻ thất phu (bình dân), nhưng cũng có thể xưng bá xưng vương (Hậu Hán thư);
④ Xoay chuyển: ! Nước Tấn không là nước láng giềng thân thiện, thì ai xoay chuyển việc đó! (Tả truyện: Tương công nhị thập lục niên);
⑤ Như thế, như thế như thế, vân vân: Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh (Tả truyện). 【】vân vân [yúnyún] a. Vân vân, như thế như thế: Anh ấy viết thư về nói, dạo này đọc nhiều sách mới, thu hoạch rất nhiều v.v; Nhà vua nói: Ta muốn như thế như thế (Hán thư); b. (văn) Nhung nhúc: Kìa muôn vật nhung nhúc, mỗi vật đều trở về với gốc của mình (Lão tử);
⑥ Trợ từ ở đầu, giữa hoặc cuối câu (để tạo sự hài hòa cân xứng về ngữ khí, không dịch): ! Buồn lo biết bao! (Thi Kinh); Mặt trời đã lặn rồi (Tả truyện); Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do (Sử kí); Chỉ nghe tiếng nói, không trông thấy người (Sử kí). 【】vân hồ [yúnhú] (văn) Sao, vì sao (đặt trước vị ngữ để hỏi nguyên nhân): ? Đã trông thấy người quân tử, thì sao không vui mừng? (Thi Kinh); ? Có rượu trong chén, có thể khuây tình, vì sao không uống? (Thành Ý Bá văn tập).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mây: Mây trắng; Nhiều mây; Mây tan;
② (văn) Đàn, đoàn, bầy, đám, đông đảo.【】vân tập [yúnjí] Tập hợp đông đảo: Đại biểu trong cả nước tập hợp đông đảo tại Thủ đô;
③ [Yún] Tỉnh Vân Nam (gọi tắt);
④ [Yún] (Họ) Vân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rằng. Td: Ngữ vân ( tục ngữ nói rằng ) — Tiếng trợ từ cuối câu. Có nghĩa: Vậy.

Từ ghép 4

lược
lüè

lược

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. qua loa, sơ sài
2. mưu lược

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưu sách, kế hoạch. ◎ Như: "thao lược" kế hoạch, binh pháp, "phương lược" cách thứ, kế hoạch (xưa chỉ sách chép về võ công).
2. (Danh) Đại cương, trọng điểm, nét chính. ◎ Như: "yếu lược" tóm tắt những điểm chính.
3. (Danh) Cương giới, địa vực. ◇ Tả truyện : "Đông tận Quắc lược" (Hi Công thập ngũ niên ) Phía đông đến tận cương giới nước Quắc.
4. (Danh) Đạo. ◇ Tả truyện : "Ngô tử dục phục Văn Vũ chi lược" (Định Công tứ niên ) Ngài muốn khôi phục đạo của vua Văn vua Vũ.
5. (Danh) Con đường. § Dùng như chữ "lộ" .
6. (Danh) Họ "Lược".
7. (Động) Cai trị, quản lí. ◎ Như: "kinh lược" kinh doanh sửa trị. ◇ Tả truyện : "Thiên tử kinh lược" (Chiêu Công thất niên ) Thiên tử cai trị.
8. (Động) Tuần hành, tuần tra. ◇ Tả truyện : "Ngô tương lược địa yên" (Ẩn Công ngũ niên ) Ta sắp đi tuần hành biên giới đấy.
9. (Động) Lấy, không hao tổn binh tướng mà lấy được đất người gọi là "lược".
10. (Động) Cướp, chiếm. § Thông "lược" . ◇ Hoài Nam Tử : "Công thành lược địa" (Binh lược ) Đánh thành chiếm đất.
11. (Động) Bỏ bớt, giảm bớt. ◎ Như: "tiết lược" nhặt qua từng đoạn, "tỉnh lược" giản hóa.
12. (Phó) Qua loa, đại khái. ◇ Tư Mã Thiên : "Thư bất năng tất ý, lược trần cố lậu" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Thư không thể nói hết ý, chỉ trình bày qua lời lẽ quê mùa.
13. (Phó) Hơi, một chút. ◎ Như: "lược đồng" hơi giống, "lược tự" hao hao tựa.
14. (Tính) Giản yếu. ◎ Như: "lược biểu" bảng tóm tắt, "lược đồ" bản đồ sơ lược.
15. (Tính) Sắc bén, tốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưu lược, phần nhiều chỉ về việc binh. Như thao lược có tài tháo vát. Người nào đảm đang có tài cũng gọi là thao lược. Phương lược sách chép về võ công.
② Cõi, như kinh lược kinh doanh sửa trị một cõi nào. Từ nhà Ðường trở về sau, muốn khai thác phương đất nào đều đặt một chức Kinh lược. Từ nhà Minh về sau thì quyền quan Kinh lược lại trọng lắm, hơn cả các chức Tổng đốc.
③ Lấy, không hao tổn binh tướng mà lấy được đất người gọi là lược.
④ Cướp, cùng một nghĩa với chữ lược .
⑤ Giản lược quá, chỉ cứ về phần đại đoạn gọi là lược, như tiết lược nhặt qua từng đoạn.
⑥ Dùng làm trợ từ, như lược đồng hơi giống, lược tự hao hao tựa.
⑦ Ðạo.
⑧ Ðường.
⑨ Sắc, tốt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giản đơn, sơ lược, qua loa: Bản đồ sơ lược; Biết qua loa, biết võ vẽ;
② Tóm tắt, ngắn gọn, điểm trọng yếu: Sử lược; Tóm tắt cuộc đời của một người;
③ Lược gọn, bỏ bớt đi: Lược gọn; Những lời ở giữa đều bỏ bớt đi rồi;
④ Sơ suất: Sơ sót;
⑤ Kế hoạch, mưu lược, phương lược, sách lược: Phương kế, phương lược; Chiến lược;
⑥ Xâm chiếm cướp: Xâm lược; Chiếm đất;
⑦ (văn) Lấy (đất của người khác...);
⑧ (văn) Hơi hơi: Ý kiến hơi giống nhau; Hao hao giống. 【】lược lược [lđèlđè] Hơi hơi, sơ sơ, sơ qua: Nước mặt hồ hơi hơi gợn sóng; Nói sơ qua mấy câu;【】lược vi [lđè wei] Một tí, một ít, hơi hơi, sơ sơ: Hơi rịn tí máu; 【】lược vi [lđèwéi] Như [lđèwei];
⑨ (văn) Cương giới, địa vực;
⑩ (văn) Pháp độ: Pháp độ của thiên tử;
⑪ (văn) Đạo (chỉ một chủ trương, đường lối chính trị hay một hệ thống tư tưởng nhất định): Ngài muốn khôi phục đạo (đường lối) của vua Văn vua Võ (Tả truyện: Định công tứ niên);
⑫ (văn) Con đường (như , bộ );
⑬ (văn) Tuần hành, tuần tra;
⑭ (văn) Sắc bén: Cây cày sắc bén (Thi Kinh);
⑮ (văn) Nói chung, đại khái, gần như, hầu như.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự tính toán sắp đặt. Td: Mưu lược — Đầu óc sáng suốt, tính toán giỏi. Td: Trí lược — Sơ sài, qua loa. Td: Đại lược ( tổng quát những nét chính ) — Cướp đoạt. Như chữ Lược .

Từ ghép 36

dương, tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ, yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giả vờ (như , bộ ): Cơ Tử giả khùng (Khuất Nguyên: Thiên vấn); Đi được hơn mười dặm, Lí Quảng giả vờ chết (Sử kí: Lí tướng quân liệt truyện).

tường

phồn thể

Từ điển phổ thông

rõ ràng, tường tận

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biết rõ. ◇ Đào Uyên Minh : "Tiên sanh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kì tính tự" , (Ngũ liễu tiên sanh truyện ) Ông không biết người đâu, cũng không rõ tên họ gì.
2. (Động) Giả vờ. ◇ Sử Kí : "Tửu kí hàm, công tử Quang tường vi túc tật, nhập quật thất trung, sử Chuyên Chư trí chủy thủ ngư chá chi phúc trung nhi tiến chi" , , , 使 (Thích khách truyện , Chuyên Chư truyện ) Rượu đến lúc ngà say vui chén, công tử Quang vờ như chân có tật, xuống nhà hầm, sai Chuyên Chư nhét cây chủy thủ vào bụng con cá nướng đem lên dâng.
3. (Phó) Kĩ càng, tỉ mỉ, đầy đủ. ◎ Như: "tường sát" xem xét kĩ càng, "tường đàm" bàn bạc tỉ mỉ, "tường thuật" trình bày đầy đủ. ◇ Sử Kí : "Thì hồ thì, bất tái lai. Nguyện túc hạ tường sát chi" , . (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Cái thời! cái thời! qua rồi không trở lại. Xin túc hạ xét kĩ cho.
4. (Phó) Hết, đều, tất cả. ◇ Hán Thư : "Cố tường duyên đặc khởi chi sĩ, thứ ki hồ?" , (Đổng Trọng Thư truyện ) Cho nên mời hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng?.
5. (Danh) Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là "tường văn" .
6. (Tính) Lành. § Cũng như "tường" .

Từ điển Thiều Chửu

① Rõ ràng, tường tất, tường tận, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì.
② Một lối văn trong hàng quan lại. Lời của quan dưới báo cáo với các quan trên gọi là tường văn .
③ Hết.
④ Lành. Cũng như chữ tường .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tường tận, kĩ lưỡng, tỉ mỉ: Trình bày tường tận; Nội dung không rõ; Mong túc hạ xem xét kĩ việc đó (Sử kí);
② Nói rõ, kể rõ: Chuyện khác sẽ kể rõ ở thư sau (câu thường dùng ở cuối thư);
③ (văn) Biết rõ: Cũng không biết rõ họ tên ông là gì (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
④ (văn) Thận trọng, cẩn thận: Thận trọng việc hình pháp (Hậu Hán thư: Minh đế kỉ);
⑤ (văn) Ung dung, chậm rãi: Cử chỉ ung dung tươi tỉnh (Đào Uyên Minh: Nhàn tình phú);
⑥ (văn) Công bằng;
⑦ (cũ) Một lối văn báo cáo thời xưa: Lời của quan cấp dưới báo cáo với quan trên;
⑧ (văn) Hết, đều, tất cả: ? Cho nên mời rước hết những người tài đặc biệt, có lẽ được chăng! (Hán thư: Đổng Trọng Thư truyện);
⑨ (văn) Lành (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỏ rõ. Rõ ràng — Hiểu rõ. Biết rõ. Đoạn trường tân thanh : » Vâng trình hội chủ xem tường «.

Từ ghép 9

sừ
chú ㄔㄨˊ, jǔ ㄐㄩˇ

sừ

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái bừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái cuốc. ◇ Nguyễn Trãi : "Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ" , (Tặng hữu nhân ) Năm nào hẹn về Nhị Khê (quê hương của Nguyễn Trãi), Đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân.
2. (Động) Cuốc (đất, cỏ). ◇ Khuất Nguyên : "Ninh tru sừ thảo mao dĩ lực canh hồ? Tương du đại nhân dĩ thành danh hồ?" , (Bốc cư ) Thà cuốc đất giẫy cỏ tranh để hết sức làm ruộng chăng? Hay nên giao du với kẻ vinh hiển để cầu danh?
3. (Động) Giết, trừ diệt. ◎ Như: "sản gian sừ ác" tiêu diệt quân gian ác.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bừa. Nguyễn Trãi : Tha niên Nhị Khê ước, đoản lạp hạ xuân sừ năm nào hẹn về Nhị Khê (quê hương của Nguyễn Trãi), đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân.
② Bừa đất.
③ Giết, trừ diệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Cái) cuốc: Cuốc chim;
② Cuốc (đất), xới (đất), làm cỏ: Cuốc đất; Làm cỏ;
③ Diệt trừ: Trừ gian tế, chống ác ôn. Xem [chú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bừa — Bừa đất — Như hai chữ Sừ , — Trừ bỏ đi.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.