hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

giao thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giao thông

Từ điển trích dẫn

1. Thông suốt không bị trở ngại. ◇ Đào Uyên Minh : "Thiên mạch giao thông, kê khuyển tương văn" , (Đào hoa nguyên kí ) Đường bờ ruộng ngang dọc thông suốt, tiếng gà tiếng chó (nhà này nhà kia) nghe được nhau.
2. Giao cảm, cảm ứng. ◇ Trang Tử : "Lưỡng giả giao thông thành hòa nhi vật sanh yên" (Điền Tử Phương ) Hai cái đó (cực Âm và cực Dương ) cảm ứng giao hòa với nhau mà muôn vật sinh ra.
3. Khai thông.
4. Vãng lai, giao vãng. ◇ Sử Kí : "Chư sở dữ giao thông, vô phi hào kiệt đại hoạt" , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Những người giao du với ông (chỉ Quán Phu ) toàn là bậc hào kiệt hay những kẻ đại gian đại ác lắm mưu nhiều kế.
5. Thông đồng, cấu kết. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phàn Trù hà cố giao thông Hàn Toại, dục mưu tạo phản?" , (Đệ thập hồi ) Phàn Trù sao dám thông đồng với Hàn Toại, định làm phản hay sao?
6. Sự vận chuyển của xe cộ, thuyền tàu, máy bay... Cũng chỉ điện báo, điện thư... qua lại. ◎ Như: "cao tốc công lộ nhân liên hoàn đại xa họa, tạo thành giao thông than hoán" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Qua lại mà không bị cản trở. Chỉ sự đi lại giữa nơi này với nơi khác.
nhưng
réng ㄖㄥˊ

nhưng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhưng
2. vẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Noi theo, chiếu theo. ◇ Luận Ngữ : "Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà tất cải tác" , ? ? (Tiên tiến ) Noi theo tập quán cũ, không được sao? Hà tất phải sửa đổi?
2. (Phó) Vẫn, cứ, như cũ. ◇ Hậu Hán Thư : "Hán hưng, nhưng tập Tần chế" , (Hoạn giả liệt truyện ) Nhà Hán dấy lên, vẫn noi theo chế độ nhà Tần.
3. (Phó) Luôn luôn, nhiều lần. ◇ Hán Thư : "Tai dị lũ giáng, cơ cận nhưng trăn" , (Cốc Vĩnh Đỗ nghiệp truyện ) Tai họa và việc dị thường nhiều lần giáng xuống, đói kém xảy ra luôn luôn.
4. (Liên) Nên, rồi, vì thế. ◇ Nam sử : "Dữ Thôi Tổ Tư hữu thiện... cập văn Tổ Tư tử, đỗng khốc, nhưng đắc bệnh, Kiến Nguyên nhị niên tốt" ……, , , (Lưu Hoài Trân truyện ) Cùng thân thiết với Thôi Tổ Tư... khi nghe Tổ Tư chết thì gào khóc thảm thiết, vì thế mắc bệnh, năm thứ hai Kiến Nguyên, chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Như cũ, vẫn, như nhưng cựu như cũ.
② Luôn luôn, như cơ cận nhưng trăn kém đói luôn mãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (pht) Vẫn, cứ, như cũ: Vẫn phải cố gắng; Vẫn nằm yên bất động; Nay đại tướng quân vẫn cứ đạt được thắng lợi liên tục (Hán thư). 【】 nhưng cựu [réngjiù] (pht) Vẫn, cứ như thế, cứ như cũ: Ý chí vẫn bền vững như thường; 【】 nhưng nhiên [réngrán] (pht) Vẫn: Những quy định đó vẫn còn hiệu lực;
② (văn) (Vẫn) chiếu theo: Chiếu theo tập quán cũ (Luận ngữ);
③ (văn) Nên, rồi, vì thế mà (dùng trước động từ vị ngữ của đoạn câu sau, biểu thị một động tác được thực hiện tiếp theo một tình huống đã nêu ở phía trước): , , Đến khi nghe Tổ Tư chết thì gào khóc thảm thiết, vì thế mà bị bệnh (rồi mang bệnh) (Nam sử);
④ (văn) Nhiều lần, liên tiếp: , Tấn Lệ công nhiều lần làm việc vô đạo, lại thiếu đời sau nối dõi, chắc là sẽ mất ngôi (Quốc ngữ: Chu ngữ hạ); , Những việc tai họa và dị thường nhiều lần giáng xuống, nạn đói kém liên tiếp xảy ra (Hán thư: Cốc Vĩnh truyện);
⑤ (văn) Lại, lại còn, rồi lại: , Gió thổi cánh cửa không đóng lại được, con chim nước bay đi rồi lại trở về (Đỗ Phủ: Vũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Noi theo. Nhân theo. Xem Nhưng cựu — Nhiều lần. Xem Nhưng tôn.

Từ ghép 4

truyền thống

phồn thể

Từ điển phổ thông

truyền thống

Từ điển trích dẫn

1. Truyền lại từ đời này sang đời khác (phong tục, đạo đức, tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng...). ◎ Như: "tha đích tác phẩm bao hàm trước chỉnh cá truyền thống" .

báo danh

phồn thể

Từ điển phổ thông

báo danh, đăng tên, gọi tên

Từ điển trích dẫn

1. Ghi tên. § Thủ tục điền tên họ, tuổi, tịch quán... để được tham gia hoạt động, thi cử, tranh đua... ◇ Trần Khang Kì : "(Khang Hi Ất Dậu) dụ Giang Nam thượng hạ lưỡng Giang cử giám sanh viên đẳng, hữu thư pháp tinh thục, nguyện phó nội đình cung phụng sao tả giả, trước báo danh" (), , , (Yến hạ hương thỏa lục , Quyển thập).
2. Cho biết tên họ của mình. ◇ Phúc huệ toàn thư : "Đầu Hồng Lô Tự báo danh, từ triều tạ ân" , (Quyển nhất , Thệ sĩ bộ , Từ triều ).
chú
zhòu ㄓㄡˋ, zhù ㄓㄨˋ

chú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rót nước
2. chú thích, giải nghĩa
3. chú ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rót, đổ, trút. ◎ Như: "quán chú" rót vào, "đại vũ như chú" mưa lớn như trút.
2. (Động) Tập trung tâm ý vào, chăm vào. ◎ Như: "chú ý" để hết ý vào, "chú mục" để mắt nhìn kĩ.
3. (Động) Chua thêm, giải nghĩa văn tự. § Thông "chú" . ◇ Hàn Dũ : "Dư tam độc kì từ, nhi bi chi văn tự thoát mậu, vi chi chánh tam thập hữu ngũ tự..., chú thập hữu nhị tự" , , ..., (Độc hạt quan tử ) Ta ba lần đọc bài đó, mà buồn cho văn tự sai sót, hiệu đính ba mươi lăm chữ ..., chú giải mười hai chữ.
4. (Động) Ghi chép. ◎ Như: "chú sách" ghi sổ.
5. (Động) Quy phụ, theo về. ◇ Chiến quốc sách : "Phù dĩ vương nhưỡng thổ chi bác, nhân đồ chi chúng, binh cách chi cường, nhất cử chúng nhi chú địa ư Sở" , , , (Tần sách tứ ) Đất của đại vương rộng, dân đông, binh giáp mạnh, mà xuất quân thì họ quy phụ với Sở.
6. (Danh) Lời giải thích, lời ghi cho rõ thêm, sách chú giải. § Thông "chú" . ◎ Như: "Đoàn Ngọc Tài hữu Thuyết Văn Giải Tự chú" Đoàn Ngọc Tài có bản chú thích tự điển Thuyết Văn Giải Tự.
7. (Danh) Tiền của để đánh bạc. ◎ Như: "đổ chú" tiền đánh bạc, "hạ chú" đặt tiền đánh bạc, "cô chú nhất trịch" xả láng, dốc hết tiền đánh một ván bạc cuối.

Từ điển Thiều Chửu

① Rót, nước chảy rót vào một chỗ gọi là chú.
② Chuyên chú, như chú ý để hết ý vào, chú mục để mắt nhìn kĩ, v.v.
③ Chua, giải thích văn từ gọi là chú. Thông dụng chữ chú .
④ Ghi chép, như khởi cư chú , cổ kim chú đều là sách ghi chép chuyện cũ cả.
⑤ Phụ thuộc, như phụ chú cho phụ vào dưới nguyên văn cho thêm ý mình vào.
⑥ Cô chú đánh liều một cái cho quyết được thua gọi là cô chú. Tục gọi một tôn là nhất chú .
⑦ Lắp tên vào dây cung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đổ, rót, trút, tập trung: Đổ nước gang vào khuôn; Mưa như trút; Tập trung toàn lực vào một chỗ;
② (văn) Chảy vào;
③ Chăm chú, chuyên chú, chú...: Hết sức chăm chú; Chú ý;
④ Chú thích, chú dẫn, ghi chú, chua, chua thêm: Chú thích; Chua thêm, chú giải; Lời chua, cước chú;
⑤ Đăng kí, ghi: Đăng kí, ghi tên;
⑥ (văn) Ghi chép: Nhà nước không đặt chức quan sử, nên việc ghi chép không có người phụ trách (Tam quốc chí);
⑦ (văn) Phụ kèm thêm;
⑧ Tiền của để đánh bạc: Dốc hết tiền của để đánh canh bạc cuối cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chú thích, chú giải, giải thích;
② Ghi vào: Ghi, đăng kí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rót vào — Gom lại — Đắp vào, rịt vào. Phụ vào — Ghi chép — Giảng nghĩa sách — Hướng ý tưởng vào — Liệng. Ném — Tiền bạc hoặc đồ vật đem ra đánh bạc.

Từ ghép 19

nga
é

nga

phồn thể

Từ điển phổ thông

con ngỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngan, ngỗng. ◎ Như: "thương nga" giống ngỗng đen.
2. (Danh) "Nga quán" tên một trận thế thời xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Con ngan, con ngỗng. Giống đen gọi là thương nga .

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngỗng: Ngỗng đen. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con ngỗng.

Từ ghép 3

Từ điển trích dẫn

1. Cơ quan thâu thập tin tức khắp nơi để cung ứng cho các báo quán.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cơ quan loan báo tin tức.

Từ điển trích dẫn

1. Sáng sủa, rõ ràng. ◇ Lưu Tri Cơ : "Hợp tại nhất thiên, sử kì điều quán hữu tự, lịch nhiên khả duyệt" , 使, (Sử thông , Luận tán ).
trú, trụ
zhù ㄓㄨˋ

trú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Cư ngụ. Truyện HT: » Mới hay trú tiền nha « — Dừng lại. ĐTTT: » Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân «.

Từ ghép 16

trụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như viên thanh đề bất trụ tiếng vượn kêu không thôi.
② Ở, như trụ sơn hạ ở dưới núi.
③ Còn đấy, nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: thành trụ hoại không . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là trụ, như trụ trì tam bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là trụ trì Phật bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là trụ trì Pháp bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là trụ trì tăng bảo. Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị trụ trì.
④ Lưu luyến (dính bám) như vô sở trụ không lưu luyến vào đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.