công, hồng
gōng ㄍㄨㄥ, hóng ㄏㄨㄥˊ, jiàng ㄐㄧㄤˋ

công

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu đỏ.
2. (Danh) Là, lụa màu đỏ dùng làm lễ vật ngày xưa. Chỉ chung lễ vật, lễ mừng. ◇ Dương Nhữ Sĩ : "Nhất khúc cao ca hồng nhất thất, Lưỡng đầu nương tử tạ phu nhân" , (Hạ diên chiêm tặng doanh kĩ ) Một khúc ca vang lụa hồng một xấp, Hai nàng con gái dâng lễ vật cảm tạ phu nhân. ◇ Tây du kí 西: "Hựu vô ta trà hồng tửu lễ" (Đệ thập cửu hồi) Cũng chẳng có chút trà rượu làm lễ vật.
3. (Danh) Hoa (nói chung). ◎ Như: "tàn hồng" hoa tàn, "lạc hồng" hoa rụng. ◇ Cung Tự Trân : "Lạc hồng bất thị vô tình vật, Hóa tố xuân nê canh hộ hoa" , (Kỉ hợi tạp thi ) Hoa tàn đâu phải vật vô tình, Hóa làm bùn xuân phù hộ hoa.
4. (Danh) Chỉ người đẹp. ◎ Như: "ôi hồng ỷ thúy" kề dựa người đẹp.
5. (Danh) Tiền lời. ◎ Như: "phân hồng" chia lời.
6. (Động) Làm thành đỏ. ◎ Như: "tha hồng liễu kiểm" cô ấy đỏ má rồi (vì mắc cỡ). ◇ Tương Tiệp : "Hồng liễu anh đào, lục liễu ba tiêu" , (Nhất phiến xuân sầu từ ) Làm đỏ anh đào, xanh cây chuối.
7. (Động) Thành công, phát đạt.
8. (Động) Được yêu quý, đắc sủng.
9. (Tính) Đỏ. ◎ Như: "hồng bố" vải đỏ, "hồng phát" tóc hung, "hồng quang" ánh sáng đỏ.
10. (Tính) Đẹp đẽ, nhộn nhịp. ◎ Như: "hồng trần" chốn phù hoa, nơi đô hội, cõi đời, "hồng nhan" đàn bà đẹp.
11. (Tính) Nổi tiếng, được ưa chuộng. § Sắc hồng đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được hoan nghênh vẻ vang là "hồng". ◎ Như: "hồng nhân" người được ưa chuộng, "hồng tinh" ngôi sao sáng (tài tử, ca sĩ nổi tiếng).
12. Một âm là "công". (Danh) Người làm nghề (thường dùng về may vá, thêu thùa). ◎ Như: "nữ công" người con gái làm nghề thêu dệt. ◇ Phù sanh lục kí : "Vân kí trưởng, nhàn nữ công, tam khẩu ngưỡng kì thập chỉ cung cấp" , , (Khuê phòng kí lạc ) Vân lớn lên, thạo may vá thêu thùa, mấy miệng ăn trông vào hai bàn tay (mười ngón tay) nàng cung phụng.

hồng

phồn thể

Từ điển phổ thông

màu hồng, màu đỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu đỏ.
2. (Danh) Là, lụa màu đỏ dùng làm lễ vật ngày xưa. Chỉ chung lễ vật, lễ mừng. ◇ Dương Nhữ Sĩ : "Nhất khúc cao ca hồng nhất thất, Lưỡng đầu nương tử tạ phu nhân" , (Hạ diên chiêm tặng doanh kĩ ) Một khúc ca vang lụa hồng một xấp, Hai nàng con gái dâng lễ vật cảm tạ phu nhân. ◇ Tây du kí 西: "Hựu vô ta trà hồng tửu lễ" (Đệ thập cửu hồi) Cũng chẳng có chút trà rượu làm lễ vật.
3. (Danh) Hoa (nói chung). ◎ Như: "tàn hồng" hoa tàn, "lạc hồng" hoa rụng. ◇ Cung Tự Trân : "Lạc hồng bất thị vô tình vật, Hóa tố xuân nê canh hộ hoa" , (Kỉ hợi tạp thi ) Hoa tàn đâu phải vật vô tình, Hóa làm bùn xuân phù hộ hoa.
4. (Danh) Chỉ người đẹp. ◎ Như: "ôi hồng ỷ thúy" kề dựa người đẹp.
5. (Danh) Tiền lời. ◎ Như: "phân hồng" chia lời.
6. (Động) Làm thành đỏ. ◎ Như: "tha hồng liễu kiểm" cô ấy đỏ má rồi (vì mắc cỡ). ◇ Tương Tiệp : "Hồng liễu anh đào, lục liễu ba tiêu" , (Nhất phiến xuân sầu từ ) Làm đỏ anh đào, xanh cây chuối.
7. (Động) Thành công, phát đạt.
8. (Động) Được yêu quý, đắc sủng.
9. (Tính) Đỏ. ◎ Như: "hồng bố" vải đỏ, "hồng phát" tóc hung, "hồng quang" ánh sáng đỏ.
10. (Tính) Đẹp đẽ, nhộn nhịp. ◎ Như: "hồng trần" chốn phù hoa, nơi đô hội, cõi đời, "hồng nhan" đàn bà đẹp.
11. (Tính) Nổi tiếng, được ưa chuộng. § Sắc hồng đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được hoan nghênh vẻ vang là "hồng". ◎ Như: "hồng nhân" người được ưa chuộng, "hồng tinh" ngôi sao sáng (tài tử, ca sĩ nổi tiếng).
12. Một âm là "công". (Danh) Người làm nghề (thường dùng về may vá, thêu thùa). ◎ Như: "nữ công" người con gái làm nghề thêu dệt. ◇ Phù sanh lục kí : "Vân kí trưởng, nhàn nữ công, tam khẩu ngưỡng kì thập chỉ cung cấp" , , (Khuê phòng kí lạc ) Vân lớn lên, thạo may vá thêu thùa, mấy miệng ăn trông vào hai bàn tay (mười ngón tay) nàng cung phụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðỏ hồng (sắc hồng nhạt).
② Sắc hồng là màu đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được yêu dấu vẻ vang là hồng.
③ Ðẹp đẽ, rộn rịp, như hồng trần chốn bụi hồng (nói các nơi đô hội), hồng nhan đàn bà đẹp, v.v.
④ Giống cây phần nhiều hoa đỏ, nên hoa rụng cũng gọi là lạc hồng .
⑤ Ðời xưa dùng như chữ hay .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [n=gong], [hóng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đỏ, hồng: Vừa hồng vừa chuyên; Đỏ thắm (tươi);
② Hoa đỏ, vải điều (tượng trưng điều vui mừng): Treo hoa đỏ, phủ vải điều;
③ Nổi tiếng, được hoan nghênh: Diễn viên nổi tiếng;
④ Lời, lãi, hoa hồng: Chia hoa hồng;
⑤ (văn) Như (bộ ), (bộ ). Xem [gong].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu đỏ lợt — Màu đỏ — Chỉ Cộng sản ( vì cờ C.S màu đỏ ).

Từ ghép 20

khoáng
kuàng ㄎㄨㄤˋ

khoáng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. rộng lớn
2. thanh thản, thảnh thơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rộng, trống. ◎ Như: "khoáng dã" đồng rộng. ◇ Nguyễn Du : "Khoáng dã biến mai vô chủ cốt" (Ngẫu đắc ) Đồng trống khắp nơi vùi xương vô chủ.
2. (Tính) Thư thái, thanh thản, khoan khoái. ◎ Như: "tâm khoáng thần di" tâm trí thanh thản, lòng dạ thảnh thơi.
3. (Tính) (Đàn ông) không có vợ hoặc (con gái, đàn bà) không có chồng. ◇ Mạnh Tử : "Nội vô oán nữ, ngoại vô khoáng phu" , (Lương Huệ Vương hạ ) Trong không có gái không chồng, ngoài không có trai không vợ.
4. (Động) Bỏ, bỏ phế. ◎ Như: "khoáng khóa" bỏ (giờ) học, "khoáng chức" bỏ thiếu công việc, chức trách của mình.
5. (Động) Cách khoảng. ◇ Lưu Trinh : "Di khoáng thập dư tuần" (Tặng ngũ quan trung lang tướng ) Cách lâu hơn mười tuần.
6. (Danh) Nam thành niên không vợ, nữ thành niên không chồng.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng sủa mông mênh, như khoáng dã đồng mông mênh sáng sủa.
② Bỏ thiếu, như khoáng khóa bỏ thiếu bài học, khoáng chức bỏ thiếu công việc chức trách của mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáng sủa mênh mông, trống trải: Đất rộng người thưa;
② Thoải mái, dễ chịu, khoan khoái: Trong lòng khoan khoái, thoải mái nhẹ nhàng;
③ Bỏ trống, bỏ dở: Bỏ học;
④ [Kuàng] (Họ) Khoáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Rộng lớn — Trống trải — Xa xôi — Bỏ trống không.

Từ ghép 12

Từ điển trích dẫn

1. Đứa trẻ con. ◇ Trang Tử : "Hoàng Đế viết: Dị tai tiểu đồng" : (Từ Vô Quỷ ).
2. Thằng hầu, đồng bộc. ◇ Phạm Thành Đại : "Tiểu đồng tam hoán tiên sanh khởi, Nhật mãn đông song noãn tự xuân" , 滿 (Hí thư tứ tuyệt ).
3. Thời xưa phu nhân chư hầu khiêm xưng là "tiểu đồng" . ◇ Luận Ngữ : "Bang quân chi thê, quân xưng chi viết phu nhân, phu nhân tự xưng viết tiểu đồng" , , (Quý thị ).
4. Vua khi để tang tự xưng là "tiểu đồng" . ◇ Tả truyện : "Phàm tại tang, vương viết tiểu đồng, công hầu viết tử" , , (Hi Công cửu niên ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứa trẻ nhỏ — Đứa nhỏ hầu hạ trong nhà. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Dăm ba chú tiểu đồng lếch thếch «.

Từ điển trích dẫn

1. Hợp phép tắc. ◇ Tuân Tử : "Phàm cổ kim thiên hạ chi sở vị thiện giả, chánh lí bình trị dã; sở vị ác giả, thiên hiểm bội loạn dã. Thị thiện ác chi phân dã dĩ" , ; , . (Tính ác ).
2. Yên trị, bình định trị lí. ◇ Mạnh Tử : "Như dục bình trị thiên hạ, đương kim chi thế, xả ngã kì thùy dã?" , , ? (Công Tôn Sửu hạ ) Muốn yên trị thiên hạ thời nay, trừ ra tôi đây thì còn ai nữa?
3. Thái bình. ◎ Như: "tứ phương bình trị" .
4. Ngưng, hết, tiêu trừ, bình tức. ◇ Vương Đảng : "Dữ ngự sử đại phu, diệc khả bình trị khiểm hận" , (Đường ngữ lâm , Bổ di tam ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẹp yên. Làm cho yên ổn.
án
àn ㄚㄋˋ

án

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái bàn dài
2. bản án

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái mâm gỗ ngày xưa, có chân ngắn, dùng để đựng thức ăn. ◇ Hậu Hán Thư : "Mỗi quy, thê vi cụ thực, bất cảm ư Hồng tiền ngưỡng thị, cử án tề mi" , , , (Lương Hồng truyện ) Mỗi khi về, vợ làm sẵn cơm, không dám ngẩng nhìn Lương Hồng, dâng mâm ngang mày.
2. (Danh) Cái bàn dài. ◎ Như: "phục án" cúi đầu trên bàn, chỉ sự chăm học, "án thư" bàn để sách, để đọc sách.
3. (Danh) Sự kiện liên hệ tới pháp luật hoặc chính trị. ◎ Như: "ngũ tam thảm án" vụ thảm sát ngày 3 tháng 5.
4. (Danh) Văn thư, thể lệ, các bản kiện tụng đã quyết định xong. ◎ Như: "công án" , "án bản" .
5. (Danh) Hồ sơ. ◎ Như: "đề án" hồ sơ đề nghị kế hoạch, "thảo án" hồ sơ dự thảo kế hoạch.
6. (Động) Đè lên. § Thông "án" . ◇ Sử Kí : "Tịch Phúc khởi vi tạ, án Quán Phu hạng, lệnh tạ" , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Tịch Phúc đứng dậy xin lỗi, đè lên gáy Quán Phu, bắt tạ tội. § Ghi chú: Tịch Phúc ép buộc Quán Phu phải tạ tội với Vũ An Hầu.
7. (Động) Khảo xét, khảo tra. § Thông "án" . ◇ Chiến quốc sách : "Thần thiết dĩ thiên hạ địa đồ án chi, chư hầu chi địa, ngũ bội ư Tần" , , (Triệu sách nhị ) Thần trộm đem địa đồ trong thiên hạ ra xét, đất của chư hầu rộng gấp năm lần Tần.
8. (Động) Chiếu theo, y chiếu. § Thông "án" . ◇ Hàn Phi Tử : "Án pháp nhi trị quan" (Cô phẫn ) Theo phép tắc mà cai trị.
9. (Động) Cầm vững. § Thông "án" . ◎ Như: "án kiếm" cầm vững gươm.
10. (Liên) Bèn, nhân đó. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng" , 使 (Vinh nhục ) Cho nên các vua trước bèn chia ra phép tắc lễ nghĩa, khiến cho có bậc sang hoặc hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bàn.
② Cái mâm.
③ Khảo xét, làm sách tự phát biểu ý kiến mình ra cũng gọi là án.
④ Các bản thể lệ nhà nước định lại lệ cũ hay các bản kiện tụng đã quyết rồi đều gọi là án, như công án , án bản , v.v.
⑤ Cầm vững, như án kiếm cầm vững gươm.
⑥ Lần lượt, như án đổ như cố vẫn lần lượt yên như cũ, từ nghĩa thứ ba trở xuống cùng một nghĩa như chữ án .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Án, cái bàn dài;
② Hồ sơ: Lập hồ sơ; Có hồ sơ để tra cứu;
③ Án, vụ, vụ án: Đề án, dự thảo nghị quyết; (sử) Vụ thảm sát ngày 30 tháng 5 (Trung Quốc, năm 1925);
④ (cũ) Khay;
⑤ Như [àn] nghĩa ⑤.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Loại bàn cao — Xem xét. Cũng như chữ Án .

Từ ghép 40

thi
shī ㄕ

thi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thây người chết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thần "Thi", ngày xưa cúng tế, dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương vào đấy gọi là "thi", đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào.
2. (Danh) Thây, xác chết. ◎ Như: "hành thi tẩu nhục" thịt chạy thây đi (sống như cái xác không hồn).
3. (Danh) Họ "Thi".
4. (Động) Chủ trì. ◇ Thi Kinh : "Thùy kì thi chi, Hữu Tề quý nữ" , (Triệu nam , Thải bình ) Ai trông coi việc đó (cơm canh), Có con gái út nước Tề.
5. (Động) Bày, dàn. ◎ Như: ◇ Tả truyện : "Sở Vũ vương Kinh thi" (Trang Công tứ niên ) Vua Vũ nước Sở dàn quân ở đất Kinh.
6. (Động) Làm vì, không có ích gì cho cái ngôi chức của mình. ◎ Như: "thi vị" giữ ngôi hão, "thi quan" làm quan thừa (bù nhìn). ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần thi, ngày xưa cúng tế, dùng một đứa bé lên ngồi trên ngai để cho thần nương vào đấy gọi là thi, đời sau mới dùng tranh ảnh thay vào.
② Thây, người chết chưa chôn gọi là thi, kẻ sống mà không có tinh thần, tục mỉa là kẻ hành thi tẩu nhục thịt chạy thây đi.
③ Chủ, như kinh Thi nói thùy kì thi chi, hữu Tề quý nữ ai thửa chủ việc cơm canh, có con gái út nước Tề.
④ Bầy, như Tả truyện chép Sở Vũ vương Kinh thi vua Sở Vũ-vương nước Sở dàn quân ở đất Kinh.
⑤ Ngồi không, không có ích gì cho cái ngôi chức của mình gọi là thi, như thi vị ngôi hão, thi quan , quan thừa, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xác chết, thây (người chết), thi hài: Khám nghiệm xác chết; Xác thịt (cái xác) không hồn, giá áo túi cơm;
② (cũ) Thần thi (đứa bé thay mặt thần trong lúc cúng tế thời cổ);
③ (văn) Chủ (trông coi, phụ trách): Ai chủ việc đó (việc cơm canh) (Thi Kinh);
④ (văn) Bày ra, dàn ra: Vũ Vương nước Sở dàn quân ở đất Kinh (Tả truyện);
⑤ (văn) Như cái thây ma, hão, ngồi không, bù nhìn: Ngôi vị hão; Quan thừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Thây người chết, thây ma, tử thi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đứng đầu — Bày ra — Thây người chết. Td: Tử thi — Người giữ chức vụ làm vì, không thật sự làm việc — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Thi.

Từ ghép 3

nghiêm
yán ㄧㄢˊ

nghiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kín, chặt chẽ
2. nghiêm khắc
3. rất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khẩn cấp, cấp bách, gấp rút. ◎ Như: "sự thái nghiêm trọng" sự tình quan trọng gấp rút. ◇ Mạnh Tử : "Sự nghiêm, Ngu bất cảm thỉnh" , (Công Tôn Sửu hạ ) Việc khẩn cấp, Ngu này không dám mời.
2. (Tính) Kín, chặt, khẩn mật. ◎ Như: "môn cấm sâm nghiêm" cửa lối ra vào canh giữ chặt chẽ.
3. (Tính) Khe khắt, gắt gao. ◇ Tây sương kí 西: "Yêm phu nhân trị gia nghiêm túc" (Đệ nhất bổn , Đệ nhị chiết) Bà lớn nhà tôi coi giữ phép nhà rất ngặt.
4. (Tính) Hà khắc, tàn ác. ◎ Như: "nghiêm hình" hình phạt tàn khốc. ◇ Hán Thư : "Pháp gia nghiêm nhi thiểu ân" (Tư Mã Thiên truyện ) Pháp gia (chủ trương dùng hình pháp) khắc nghìệt mà ít ân đức.
5. (Tính) Cung kính, đoan trang. ◎ Như: "nghiêm túc" trang nghiêm kính cẩn, "trang nghiêm" cung kính chỉnh tề.
6. (Tính) Dữ, mạnh, mãnh liệt. ◎ Như: "nghiêm hàn" lạnh dữ dội. ◇ Lí Hạ : "Vi quân khởi xướng trường tương tư, Liêm ngoại nghiêm sương giai đảo phi" , (Dạ tọa ngâm ) Vì chàng ca lên bài trường tương tư, Ngoài rèm sương buốt cùng bay loạn.
7. (Danh) Sự ngay ngắn oai nghi. ◎ Như: "uy nghiêm" oai nghi.
8. (Danh) Tiếng gọi cha mình. ◎ Như: "gia nghiêm" , "lệnh nghiêm" .
9. (Danh) Tình trạng canh phòng chặt chẽ. ◎ Như: "giới nghiêm" .
10. (Danh) Họ "Nghiêm".
11. (Động) Sợ, úy cụ. ◇ Mạnh Tử : "Vô nghiêm chư hầu, ác thanh chí, tất phản chi" , , (Công Tôn Sửu thượng ) Không sợ chư hầu, lời nói xấu đến, tất phản lại.
12. (Động) Tôn kính, tôn sùng. ◇ Lễ Kí : "Nghiêm sư vi nan" (Học kí ) Tôn kính thầy là điều khó làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêm, có cái oai nghi đáng sợ.
② Sợ.
③ Nghiêm ngặt, như cẩn nghiêm , nghiêm mật , v.v.
④ Nghiêm phong, giặc đến phải phòng bị kĩ gọi là giới nghiêm , giặc lui lại thôi gọi là giải nghiêm .
⑤ Dữ lắm, như nghiêm sương sương xuống buốt dữ, nghiêm hàn rét dữ, v.v.
⑥ Tôn kính, như tục gọi bố là nghiêm, như gia nghiêm , cha tôi, nghiêm mệnh mệnh cha, v.v.
⑦ Hành trang.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm ngặt, nghiêm khắc, gắt gao: Kỉ luật rất nghiêm ngặt;
② Kín: Bịt kín miệng chai lại; Anh ấy kín mồm kín miệng, không hề nói bậy;
③ Phòng bị nghiêm ngặt: Giới nghiêm;
④ (văn) Gay gắt, dữ lắm: Sương xuống rất buốt; Rét dữ;
⑤ (văn) Hành trang;
⑥ (cũ) Nghiêm đường, bố, cha: Bố (cha) tôi, nghiêm phụ, nghiêm đường;
⑦ [Yán] (Họ) Nghiêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có vẻ ngoài khiến người khác nể sợ — Gấp rút — Gắt gao — Chỉ người cha.

Từ ghép 41

nãi, ái
nǎi ㄋㄞˇ

nãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bèn (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại nãi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du hoảng phù khởi viết: Công nãi Hán tướng, ngô nãi bố y, hà khiêm cung như thử?" : , , ? (Đệ tam thập hồi) (Hứa) Du sợ hãi vội vàng đỡ (Tào Tháo) lên nói: Ông là tướng nhà Hán, tôi là một người áo vải, sao lại khiêm nhường quá thế?
2. (Liên) Bèn, rồi thì, bởi vậy. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên
3. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Mạnh Tử : "Nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã" , (Công Tôn Sửu thượng ) Nếu đúng như điều mong mỏi, thì học theo Khổng Tử vậy.
4. (Liên) Mà. § Dùng như "nhi" . ◇ Chiến quốc sách : "Phi độc Chính chi năng, nãi kì tỉ giả, diệc liệt nữ dã" , , (Hàn sách nhị, Hàn Khôi tướng Hàn ) Không chỉ (Nhiếp) Chính là bậc anh hùng (có tài năng), mà chị của ông ta cũng là một liệt nữ nữa.
5. (Phó) Mới, thì mới. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
6. (Phó) Chỉ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên hạ thắng giả chúng hĩ, nhi bá giả nãi ngũ" , (Nghĩa thưởng ) Người thắng trong thiên hạ rất đông, nhưng làm nên nghiệp bá chỉ có năm người.
7. (Phó) Thì ra, lại là. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy, Tấn" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Hỏi bây giờ là đời nào, thì ra họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn.
8. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: anh, mày, v.v. ◇ Thượng Thư : "Trẫm tâm trẫm đức duy nãi tri" (Khang cáo ) Tâm của trẫm, đức của trẫm, chỉ có nhà ngươi biết.
9. (Đại) Đây, này, như thế, v.v. ◇ Thượng Thư : "Nãi phi dân du huấn, phi thiên du nhược" , (Vô dật ) Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời.
10. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ hai: của anh, của mày, v.v. ◎ Như: "nãi huynh" anh mày, "nãi đệ" em mày.
11. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ ba: của anh ấy, của nó, v.v. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhược dân bất lực điền, mặc nãi gia súc" , (Thượng nông ) Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ.
12. Một âm là "ái". (Danh) "Ai ái" lối hát chèo đò. ◇ Lục Du : "Trạo ca ai ái há Ngô chu" (Nam định lâu ngộ cấp vũ ) Chèo ca "ái ái" xuống thuyền Ngô.
13. § Ghi chú: Còn viết là . Nghĩa như "nãi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn, tiếng nói nối câu trên.
② Tiếng gọi mày tao, như nãi huynh anh mày, nãi đệ em mày.
③ Một âm là ái, ai ái lối hát chèo đò. Có chỗ viết là , cũng một nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Là: Thất bại là mẹ thành công; Con gái Lã công là Lã hậu (Sử kí); Thiên hạ là thiên hạ của người trong thiên hạ, chứ không phải thiên hạ của một người (Hán thư);
② Bởi vậy, nên, bèn, rồi, thì: Bởi núi cao ngất, nên phải nghỉ chốc lát ở lưng núi; Bàng Quyên tự biết trí cùng binh bại, nên (bèn) lấy dao tự cắt cổ chết (Sử kí); Cắn đứt cổ họng nó, ăn hết thịt nó, rồi bỏ đi (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư);
③ Mới, thì mới (chỉ kết quả của một hay những điều kiện đã hội đủ): Chỉ có khiêm tốn mới có tiến bộ; Tính (ông ta) có thể ăn nhiều, mỗi bữa ăn phải đến ba thưng (cơm) mới no (Ngụy thư); Có trông thấy ngà voi thì mới biết voi lớn hơn bò (Hoài Nam tử); Biết rõ địa hình và thiên thời thì mới có thể thắng trọn vẹn được (Tôn tử: Địa hình thiên); Than ôi! Kẻ sĩ có cùng khốn rồi mới thấy được tiết nghĩa (Hàn Dũ);
④ (Nay, bây giờ, đến giờ) mới... (biểu thị một động tác hoặc tình huống sau này mới được thực hiện hoặc xảy ra): Ta tìm người quân tử đã lâu rồi, nay mới được gặp (Quốc ngữ); Quả nhân nghe nói về phu tử đã lâu rồi, nay mới được gặp (Án tử Xuân thu);
⑤ Chỉ, chỉ có: Người thắng trong thiên hạ rất nhiều, nhưng làm nên nghiệp bá thì chỉ có năm (Lã thị Xuân thu); Đến thời vua Thang, chư hầu có tới ba ngàn. Đời nay, nhìn về hướng nam mà xưng là vua chư hầu, chỉ có hai mươi bốn người (Chiến quốc sách);
⑥ Mới, vừa mới, mới vừa: Con chim mới vừa đi khỏi, thì ông Hậu Tắc đã khóc (Thi Kinh: Đại nhã, Sinh dân); Ông ta vừa mới mở miệng ra thì cây chủy thủ (dao găm) đã vùi vào tới bụng rồi (Tân thư); Các bậc đế vương thời xưa, khi mới sinh thái tử thì cử hành nghi lễ (Đại đới lễ kí);
⑦ Lại, lại là, thì ra lại là: Các tướng đều mừng, mọi người đều tự cho là đã có được đại tướng. Đến khi họ đến ra mắt đại tướng, thì ra (người đó) lại là Hàn Tín (Sử kí: Hoài Âm Hầu liệt truyện); Khi hỏi nay là đời nào, thì lại không biết có đời Hán, và không nói gì đến triều Ngụy, triều Tấn (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑧ Há, sao lại: ? Ý của Cao hoàng đế, sao lại dám không nghe? (Hán thư); ? Thế thì kẻ sĩ đã nói trước đây, há chẳng phải là kẻ sĩ hay sao? (Công Tôn Long tử);
⑨ Lại, mà lại (biểu thị ý ngược lại): Ông ta có thể như thế, nhưng tôi (thì) lại không thể thế được (Hàn Dũ: Nguyên hủy); Không thấy Tử Sung, lại thấy một đứa trẻ giảo quyệt (Thi Kinh); Cái tình li biệt tuy giống nhau, nhưng lí do li biệt lại có hàng vạn kiểu khác nhau (Giang Văn Thông tập: Biệt phú);
⑩ Còn, mà còn (cho biết sự việc như thế mà còn như thế, huống gì..., dùng như ): ? Chính sự bất bình, còn đánh phạt bốn nước (= các nước chư hầu ở bốn phương còn phải bị đánh phạt), huống gì là hai người? (Tân tự);
⑪ Lại, và lại, mà lại, lại còn, mà còn (dùng như các liên từ ): Không chỉ Nhiếp Chính có tài năng, mà chị của ông ta còn là một liệt nữ nữa (Chiến quốc sách); Như thế không chỉ là vô thuật, mà còn vô hạnh nữa (Hàn Phi tử);
⑫ Hay là: ?(Nhiều năm mùa màng thất bát...) có phải là do chính sự và việc làm của ta có chỗ sai sót lầm lỗi? Hay là tại đạo trời có chỗ không thuận, địa lợi có chỗ không đạt, nhân sự phần nhiều bất hòa, và quỷ thần bị bỏ phế không cúng tế? (Hán thư: Văn đế kỉ);
⑬ Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nếu các ngươi rời bỏ cương vị để đuổi theo mà không chịu báo cáo, thì các ngươi sẽ chịu hình phạt thường (Thượng thư: Phí thệ);
⑭ Trợ từ ở đầu câu hoặc giữa câu, giúp cho thanh vận được hài hòa: Sửa bờ ruộng, chỉnh cương giới, tích lương thực, sửa kho chứa (Thi Kinh: Đại nhã, Công Lưu);
⑮ Của anh, của nhà ngươi, của các ngươi (dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, ở sở hữu cách): Ngươi hãy chớ quên tâm chí của cha ngươi (Âu Dương Tu: Linh Quan truyện tự); Các bậc tiên vương đời trước cùng với các bậc cha ông của các ngươi đều vui khổ có nhau (Thượng thư: Bàn Canh thượng);
⑯ Anh, các anh, ngươi, các ngươi (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, làm chủ ngữ): Tấm lòng và việc làm của ta, chỉ có nhà ngươi biết (Thượng thư: Khang cáo); ? Nay tôi muốn phát binh đi đánh, ông có thể theo tôi được không? (Hán thư: Địch Nghĩa truyện);
⑰ Nó, ông ấy, họ, bọn họ (đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, ở sở hữu cách): Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ (Lã thị Xuân thu: Thượng nông); Thử hỏi con nhà ai, mà cha nó mang đao (Lí Hạ thi tập: Cảm phúng);
⑱ Đây, này, như thế (biểu thị sự cận chỉ, thay cho sự vật hoặc tình huống, dùng như ): Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời (Thượng thư: Vô dật); ? Trời sao lại can dự vào những việc này? (Lưu Vũ Tích: Thiên luận thượng); ! Ông đừng bảo như thế (Trang tử: Đức sung phù);

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Là. Ấy là. Bài Văn sách Lấy chồng cho đáng tấm chồng của Lê Quý Đôn có câu: » Chân lấm tay bùn, chàng nông nãi vũ phu chi cục kịch « — Bèn. Rồi thì. Tiếng dùng để nối các mệnh đề — Ngươi. Mày ( đại danh từ ngôi thứ 2 ).

Từ ghép 4

ái

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại nãi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du hoảng phù khởi viết: Công nãi Hán tướng, ngô nãi bố y, hà khiêm cung như thử?" : , , ? (Đệ tam thập hồi) (Hứa) Du sợ hãi vội vàng đỡ (Tào Tháo) lên nói: Ông là tướng nhà Hán, tôi là một người áo vải, sao lại khiêm nhường quá thế?
2. (Liên) Bèn, rồi thì, bởi vậy. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên
3. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Mạnh Tử : "Nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã" , (Công Tôn Sửu thượng ) Nếu đúng như điều mong mỏi, thì học theo Khổng Tử vậy.
4. (Liên) Mà. § Dùng như "nhi" . ◇ Chiến quốc sách : "Phi độc Chính chi năng, nãi kì tỉ giả, diệc liệt nữ dã" , , (Hàn sách nhị, Hàn Khôi tướng Hàn ) Không chỉ (Nhiếp) Chính là bậc anh hùng (có tài năng), mà chị của ông ta cũng là một liệt nữ nữa.
5. (Phó) Mới, thì mới. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
6. (Phó) Chỉ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên hạ thắng giả chúng hĩ, nhi bá giả nãi ngũ" , (Nghĩa thưởng ) Người thắng trong thiên hạ rất đông, nhưng làm nên nghiệp bá chỉ có năm người.
7. (Phó) Thì ra, lại là. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy, Tấn" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Hỏi bây giờ là đời nào, thì ra họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn.
8. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: anh, mày, v.v. ◇ Thượng Thư : "Trẫm tâm trẫm đức duy nãi tri" (Khang cáo ) Tâm của trẫm, đức của trẫm, chỉ có nhà ngươi biết.
9. (Đại) Đây, này, như thế, v.v. ◇ Thượng Thư : "Nãi phi dân du huấn, phi thiên du nhược" , (Vô dật ) Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời.
10. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ hai: của anh, của mày, v.v. ◎ Như: "nãi huynh" anh mày, "nãi đệ" em mày.
11. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ ba: của anh ấy, của nó, v.v. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhược dân bất lực điền, mặc nãi gia súc" , (Thượng nông ) Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ.
12. Một âm là "ái". (Danh) "Ai ái" lối hát chèo đò. ◇ Lục Du : "Trạo ca ai ái há Ngô chu" (Nam định lâu ngộ cấp vũ ) Chèo ca "ái ái" xuống thuyền Ngô.
13. § Ghi chú: Còn viết là . Nghĩa như "nãi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn, tiếng nói nối câu trên.
② Tiếng gọi mày tao, như nãi huynh anh mày, nãi đệ em mày.
③ Một âm là ái, ai ái lối hát chèo đò. Có chỗ viết là , cũng một nghĩa như chữ .

Từ điển trích dẫn

1. Giữ đúng, theo đúng chuẩn tắc trong việc phán đoán sự vật. ◇ Sử Kí : "Trung Quốc ngôn lục nghệ giả chiết trung ư phu tử, khả vị chí thánh hĩ" , (Khổng Tử thế gia ) Ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn, có thể gọi là bậc chí thánh vậy.
2. Công bình, công chính. ◇ Quản Tử : "Quyết ngục chiết trung, bất sát bất cô" , (Tiểu Khuông ) Xét xử công bình, không giết người không có tội.
3. Chỉ điều hòa tranh chấp hoặc ý kiến khác nhau. ◇ Lỗ Tấn : "Thiết pháp điều giải, chiết trung chi hậu, hứa khai nhất cá song" 調, , (Thư tín tập , Trí tào tụ nhân ).
4. ☆ Tương tự: "chiết trung" . ★ Tương phản: "cực đoan" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm lấy cái vừa phải mà theo, không thái quá, không bất cập.
tùy
suí ㄙㄨㄟˊ

tùy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tùy theo
2. đời nhà Tùy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo sau. ◎ Như: "cân tùy" đi theo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tùy ngã đáo họa các trung lai" (Đệ bát hồi) Hãy theo ta đến họa các (lầu gác trang trí hoa lệ).
2. (Động) Thuận theo. ◎ Như: "phu xướng phụ tùy" chồng đốc suất, vợ thuận theo (lời Quan Duẫn Tử ). § Ghi chú: Cho nên đạo vợ chồng gọi là "xướng tùy" .
3. (Động) Tiện, thuận. ◎ Như: "tùy khẩu" thuận miệng, "tùy thủ quan môn" tiện tay đóng cửa lại.
4. (Động) Giống (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "tha trường đắc tùy tha phụ thân" anh ấy giống cha.
5. (Động) "Tùy hỉ" tiếng nhà Phật, nói nghĩa hẹp là tùy ý mình thích mà làm như bố thí, cúng dâng. Nói nghĩa rộng thì đi thăm cảnh chùa cũng gọi là "tùy hỉ", người ta làm việc thiện mình không làm chỉ thêm vào cũng gọi là "tùy hỉ", không ứng theo người hành động gì cũng gọi là "tùy hỉ". ◇ Liêu trai chí dị : "Duy nhất lão tăng quải đáp kì trung. Kiến khách nhập, túc y xuất nhạ, đạo dữ tùy hỉ" . , , (Họa bích ) Chỉ có một ông sư già khoác áo ngắn ở trong đó. Thấy có khách vào, bèn xốc áo nghiêm chỉnh ra đón, hướng dẫn thăm cảnh chùa.
6. (Phó) Lập tức, tức khắc, ngay, bèn. ◎ Như: "tùy thì" tùy thời mà xử, "tùy xứ" tùy nơi mà định, "tùy tức" lập tức, tức khắc.
7. (Danh) Ngón chân.

Từ điển Thiều Chửu

① Theo sau. Cứ đi theo sau chân người, đi nghỉ chóng chầy đều tùy người gọi là tùy.
② Xướng tùy đạo vợ chồng, gióng lên trước là xướng, thuận theo sau là tùy. Phu xướng phụ tùy , lời ông Quan Duẫn Tử nói, ý nói chồng hay lấy ý đốc suất người, vợ hay thuận theo lời chồng chỉ bảo vậy.
③ Thuận. Như tùy khẩu thuận miệng, tùy thủ thuận tay, v.v.
④ Tùy cơ mà ứng ngay. Như tùy thời tùy thời mà xử, tùy xứ tùy nơi mà định, v.v.
⑤ Ngón chân.
⑥ Tùy hỉ tiếng nhà Phật, nói nghĩa hẹp là tùy ý mình thích mà làm như bố thí, cúng dâng, v.v. Nói nghĩa rộng thì đi thăm cảnh chùa cũng gọi là tùy hỉ, người ta làm việc thiện mình không làm chỉ thêm vào cũng gọi là tùy hỉ, không ứng theo người hành động gì cũng gọi là tùy hỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi theo: Tôi sẽ đi theo mọi người;
② Vừa... vừa...: Vừa nói vừa ghi;
③ Bất kì, lúc nào cũng: Lúc nào cũng chú ý;
④ Tùy theo, tuân theo, phục tùng: 便 Tùy (theo) anh ấy; Tùy ý; 便 Tùy ý, tùy tiện, tùy thích, tự do, cẩu thả, xuê xoa; Sau đó, sau, tiếp theo; Lập tức, tức khắc, ngay, bèn. 【】tùy thời [suíshí] a. Sẵn sàng: Sẵn sàng tiêu diệt đối phương; b. Bất cứ lúc nào: Sửa chữa sai lầm bất cứ lúc nào; 【】tùy trước [suízhe] Theo đà, theo: Theo thời gian trôi qua; Theo đà phát triển của công nghiệp;
⑤ Tiện, thuận: Tiện tay đóng cửa lại; Thuận miệng;
⑥ Giống, như: Anh ấy giống cha;
⑦ (văn) Ngón chân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi theo. Thuận theo. Nghe theo.

Từ ghép 20

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.