phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. trôi, chảy
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" 氣流 luồng hơi, "noãn lưu" 暖流 luồng ấm, "điện lưu" 電流 dòng điện, "xa lưu" 車流 dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" 九流 chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" 清流 dòng trong, "trọc lưu" 濁流 dòng đục, "thượng lưu" 上流 dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" 下流 dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" 流內 dòng ở trong, "lưu ngoại" 流外 dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" 未入流.
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" 水流溼 nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" 淚流 nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 汗流滿面 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch 李白: "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" 孤帆遠影碧空盡, 唯見長江天際流 (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然 chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" 流行 đưa đi khắp, "lưu động" 流動 xê dịch, "lưu chuyển" 流轉 từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" 流利 trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" 流傳 truyền lại, "lưu phương" 流芳 để lại tiếng thơm, "lưu độc" 流毒 để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" 流蕩忘反 trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" 流連荒亡 lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" 放流 đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" 流目 liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" 改土歸流 đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" 流雲 mây trôi giạt, "lưu dân" 流民 dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" 流言 lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" 流年 năm tháng qua mau, "lưu quang" 流光 bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" 流矢 tên lạc, "lưu đạn" 流彈 đạn lạc.
Từ điển Thiều Chửu
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu 九流 (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu 清流 dòng trong, trọc lưu 濁流 dòng đục, thượng lưu 上流 dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu 下流 dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội 流內 dòng ở trong, lưu ngoại 流外 dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu 未入流.
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động 流動, lưu chuyển 流轉, lưu lợi 流利, v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu 飄流, lưu lạc 流落, dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân 流民, giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu 流寇, ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái 流丐, nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng 流倡, v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền 流傳, lưu phương 流芳 để tiếng thơm mãi, lưu độc 流毒 để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn 流言.
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản 流蕩忘反 trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong 流連荒亡 lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong 流風 hay lưu tục 流俗.
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu 周流, luân lưu 輪流, v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang 流光, lưu niên 流年, v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu 放流.
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan 流官. Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư 土司, đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu 改土歸司.
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Di chuyển, chuyển động: 流轉 Lưu động; 流星 Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: 流芳 Lưu danh; 流言 Đồn đại;
④ Sa vào: 流于形式 Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: 流放 Đi đày;
⑥ Dòng (nước): 河流 Dòng sông; 洪流 Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): 氣流 Luồng hơi, luồng không khí; 寒流 Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; 電流 Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: 九流 Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: 飄流 Phiêu lưu; 流落 Lưu lạc; 流民 Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): 第一流作家 Nhà văn bậc nhất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. khoản mục
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Điều khoản, phần, hạng. ◎ Như: khoa thi chia ra từng hạng, loại gọi là "khoa mục" 科目. ◇ Luận Ngữ 論語: "Nhan Uyên vấn nhân, tử viết: Khắc kỉ phục lễ vi nhân, (...). Nhan Uyên viết: Thỉnh vấn kì mục" 顏淵問仁, 子曰: 克己復禮為仁, (...). 顏淵曰: 請問其目 (Nhan Uyên 顏淵) Nhan Uyên hỏi về đức nhân. Khổng Tử đáp: Khắc kỉ mà trở vể lễ thì là nhân, (...). Nhan Uyên hỏi: Xin hỏi về những điều khoản (để thực hành).
3. (Danh) Chia từng ngăn như trong cái lưới, ngoài giường lưới gọi là "cương" 綱, những mắt dây nhỏ gọi là "mục" 目. Nói ví dụ về sự lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau gọi là "hoành cương tế mục" 宏綱細目.
4. (Danh) Bảng liệt kê các phần, các điều trong sách vở, tài liệu cho tiện việc tra cứu. ◎ Như: "thư mục" 書目 bảng liệt kê các tên sách, "mục lục" 目錄 bảng ghi các chương, tiết, đề tài có trong sách.
5. (Danh) Danh xưng, tiêu đề. ◎ Như: "danh mục" 名目 tên gọi, "đề mục" 題目 đầu đề.
6. (Danh) Thủ lĩnh, người cầm đầu. ◎ Như: "đầu mục" 頭目 người đứng đầu, lãnh đạo.
7. (Danh) Chỗ tinh thần thiết yếu.
8. (Động) Nhìn, nhìn chăm chú. ◎ Như: "cực mục" 極目 nhìn mút mắt, nhìn xa tít tắp. ◇ Cao Bá Quát 高伯适: "Cực mục vân man man" 極目雲漫漫 (Đạo phùng ngạ phu 道逢餓夫) Nhìn mút mắt mây mênh mang.
9. (Động) Coi, coi là, khen là. ◎ Như: "mục chi vi thần phẩm" 目之爲神品 khen là cái phẩm thần, coi là quý lạ.
Từ điển Thiều Chửu
② Lườm, nhìn kĩ (trố mắt nhìn).
③ Khen, danh mục 名目 được người khen.
④ Phẩm đề, như mục chi vi thần phẩm 目之爲神品 khen là cái phẩm thần, nghĩa là bình phẩm cho là quý lạ.
⑤ Ðiều kiện, như khoa thi lấy học trò chia ra từng điều kiện gọi là khoa mục 科目.
⑥ Chia từng ngăn như trong cái lưới, ngoài giường lưới gọi là cương 綱, những mắt dây nhỏ gọi là mục 目. Nói ví dụ về sự lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau gọi là hoành cương tế mục 宏綱細目.
⑦ Mục lục, trên đầu sách liệt kê các mục trong sách gọi là mục lục 目錄.
⑧ Một người thống suất một số đông người gọi là đầu mục 頭目.
⑨ Chỗ tinh thần thiết yếu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 81
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" 揉麵 nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh 易經: "Nhu mộc vi lỗi" 揉木為耒 (Hệ từ hạ 繫辭下) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh 詩經: "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" 申伯之德, 柔惠且直, 揉此萬邦, 聞于四國 (Đại nhã 大雅, Tung cao 崧高) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang 司馬光: "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" 眾說紛揉, 自非聖人莫能識其真 (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu 進交趾獻奇獸賦表) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.
Từ điển Thiều Chửu
② Uốn nắn, gỗ mềm có thể uốn thẳng uốn cong được gọi là nhu mộc 揉木, có khi đọc là chữ nhụ.
③ Lẫn lộn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Xoa, nhào: 揉捏 Xoa bóp; 揉麵 Nhào bột mì;
③ (văn) Thuận;
④ (văn) Uốn nắn: 揉木 Uốn cây (cho cong...);
⑤ (văn) Lẫn lộn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 1
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Viên, vê, làm thành hình tròn. ◎ Như: "nhu miến" 揉麵 nặn bột.
3. (Động) Uốn nắn, uốn cong. ◇ Dịch Kinh 易經: "Nhu mộc vi lỗi" 揉木為耒 (Hệ từ hạ 繫辭下) Uốn gỗ làm cày.
4. (Động) An trị, an phục. ◇ Thi Kinh 詩經: "Thân Bá chi đức, Nhu huệ thả trực, Nhu thử vạn bang, Văn vu tứ quốc" 申伯之德, 柔惠且直, 揉此萬邦, 聞于四國 (Đại nhã 大雅, Tung cao 崧高) Đức hạnh của Thân Bá, Thuận hòa chính trực, Có thể an phục muôn nước, Tiếng tăm truyền ra bốn phương.
5. (Tính) Lẫn lộn, tạp loạn. ◇ Tư Mã Quang 司馬光: "Chúng thuyết phân nhu, tự phi thánh nhân mạc năng thức kì chân" 眾說紛揉, 自非聖人莫能識其真 (Tiến Giao Chỉ hiến kì thú phú biểu 進交趾獻奇獸賦表) Nhiều lời tạp loạn, nếu không phải bậc thánh thì không thể biết đâu là thật.
Từ điển Thiều Chửu
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" 平等 ngang hàng, "bình quân" 平均 đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" 風平浪靜 gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" 和平, "thái bình" 太平.
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện 左傳: "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" 五聲和, 八風平 (Tương Công nhị thập cửu niên 襄公二十九年) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" 平日 ngày thường, "bình sinh" 平生 lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" 平分 phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" 平亂 dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch 李白: "Hà nhật bình Hồ lỗ?" 何日平胡虜 (Tí dạ ngô ca 子夜吳歌) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" 怨氣難平 oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" 平上去入.
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" 北平.
13. (Danh) Họ "Bình".
Từ điển Thiều Chửu
② Bằng nhau, như bình đẳng 平等 bằng đẳng, bình chuẩn 平準 quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu 平糶 là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục 平服, yên lặng vô sự gọi là bình yên 平安 hay thái bình 太平.
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình 不平.
⑤ Thường, như bình nhật 平日 ngày thường, bình sinh 平生 lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm 平淡 nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng 秤.
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền 平平 sửa trị, chia đều.
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. âm bằng
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Bằng nhau, ngang nhau. ◎ Như: "bình đẳng" 平等 ngang hàng, "bình quân" 平均 đồng đều.
3. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" 風平浪靜 gió yên sóng lặng.
4. (Tính) Không có chiến tranh. ◎ Như: "hòa bình" 和平, "thái bình" 太平.
5. (Tính) Hòa hợp, điều hòa. ◇ Tả truyện 左傳: "Ngũ thanh hòa, bát phong bình" 五聲和, 八風平 (Tương Công nhị thập cửu niên 襄公二十九年) Ngũ thanh bát phong hòa hợp.
6. (Tính) Thường, thông thường. ◎ Như: "bình nhật" 平日 ngày thường, "bình sinh" 平生 lúc thường.
7. (Tính) Không thiên lệch, công chính. ◎ Như: "bình phân" 平分 phân chia công bằng.
8. (Động) Dẹp yên, trị. ◎ Như: "bình loạn" 平亂 dẹp loạn, trị loạn. ◇ Lí Bạch 李白: "Hà nhật bình Hồ lỗ?" 何日平胡虜 (Tí dạ ngô ca 子夜吳歌) Ngày nào dẹp yên giặc Hồ?
9. (Động) Giảng hòa, làm hòa.
10. (Động) Đè, nén. ◎ Như: "oán khí nan bình" 怨氣難平 oán hận khó đè nén.
11. (Danh) Một trong bốn thanh: "bình thượng khứ nhập" 平上去入.
12. (Danh) Tên gọi tắt của thành phố "Bắc Bình" 北平.
13. (Danh) Họ "Bình".
Từ điển Thiều Chửu
② Bằng nhau, như bình đẳng 平等 bằng đẳng, bình chuẩn 平準 quân san thuế mà bằng nhau, v.v. Nay gọi sự đem gạo nhà nước ra bán rẻ cho giá gạo khỏi kém là bình thiếu 平糶 là bởi nghĩa đó.
③ Bình trị. Chịu phục mà không dám chống lại gọi là bình phục 平服, yên lặng vô sự gọi là bình yên 平安 hay thái bình 太平.
④ Hòa bình, sự gì làm cho trong lòng tấm tức gọi là bất bình 不平.
⑤ Thường, như bình nhật 平日 ngày thường, bình sinh 平生 lúc thường, v.v. Xoàng, như bình đạm 平淡 nhạt nhẽo, loàng xoàng.
⑥ Cái mẫu nặng nhẹ trong phép cân. Tục dùng như chữ xứng 秤.
⑦ Tiếng bằng.
⑧ Một âm là biền. Biền biền 平平 sửa trị, chia đều.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đều bằng nhau, ngang nhau, hòa nhau, công bằng: 持平之論 Lập luận công bằng; 一碗水端平 Ngang nhau bát nước đầy; 雙方打成十平 Hai bên hòa nhau 10-10, hai đội hòa 10 điều;
③ Yên ổn, dẹp yên, bình: 匪患已平 Giặc đã dẹp yên; 平亂 Dập tắt cuộc phiến loạn; 平吳 Dẹp yên giặc Ngô; 治國平天下 Trị quốc bình thiên hạ;
④ San, san bằng, san phẳng: 平整土地好蓋房屋 San đất để xây nhà; 兩桶水勻平才好挑 Hai thùng nước phải san cho đều mới dễ gánh;
⑤ Nén, nén xuống, đè xuống: 平一平恕氣 Nén giận; 她的氣平下去了 Chị ấy đã hả giận;
⑥ Thường, thông thường, bình thường. 【平白】 bình bạch [píngbái] (văn) Đâu đâu, không đâu, không duyên cớ: 平白地爲伊腸斷 Vì nàng mà lòng đau không duyên không cớ (Tô Thức: Vương đô úy tịch thượng tặng thị nhân); 【平居】 bình cư [píngju] (văn) Trước giờ, lúc bình thường, thường khi: 衛文仲…平居好歌東坡"赤壁詞" Vệ Văn Trọng ... thường khi thích hát bài "Xích Bích phú" của Tô Đông Pha (Tục di quái chí);【平生】bình sinh [píngsheng] (văn) Như 平居 [píngju]: 吾平生知韓信爲人,易與耳 Ta bình sinh (trước nay) biết rõ tính cách con người của Hàn Tín, dễ đối phó với ông ta thôi (Sử kí);
⑦ Bằng, bình: 平上去入 Bình, thượng, khứ, nhập; 平仄律 Luật bằng trắc;
⑧ [Píng] Tỉnh Bắc Bình (nói tắt): 平劇 Kịch Bắc Bình;
⑨ [Píng] (Họ) Bình.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 101
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西遊記: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" 鬧天宮攪亂蟠桃者, 何也 (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" 何故 cớ gì? "hà thì" 何時 lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ 論語: "Phu tử hà sẩn Do dã?" 夫子何哂由也? (Tiên tiến 先進) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức 蘇軾: "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" 起舞弄清影, 何似在人間 (Thủy điệu ca đầu 水調歌頭) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch 李白: "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" 秦王掃六合, 虎視何雄哉 (Cổ phong 古風, kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): 原野何蕭條! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); 漢皆已得楚乎?是何楚人多也! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); 嘻, 亡一羊, 何追者之眾 Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【何必】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: 何必如此 Cần gì phải thế;
④【何不】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: 既然有事, 何不早說 Đã có việc, sao lại không nói trước; 他也進城, 你何不搭他的車一同去呢? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【何曾】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): 恐龍是古代的爬行動物, 咱們何曾見過? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【何嘗】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: 我何嘗不想去, 只是沒工夫罷了? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【何當】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: 卿國史何當成? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); 曹州刺史何當入朝? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); 一去數千里, 何當還故處? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【何等】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: 子之所以教寡人者何等也? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); 夫法度之功者謂何等也? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); 殷殷如雷聲, 烈不知何等 Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: 你知道他是何等人物 Anh biết ông ấy là người như thế nào; 吳王何等主也 Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); 此何等城 Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: 他們生活得何等幸福 Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【何妨】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: 何妨試試 Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【何故】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): 吾是以憂, 子賀我, 何故? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); 何故涉吾 地? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); 子何故而哭悲若此乎? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【何遽】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): 此何遽不爲福乎? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); 室有百戶, 閉其一, 盜何遽無從入? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【何苦】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: 冒着這麼大的雨趕去看電影, 何苦呢? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【何況】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: 這根木頭連小伙子都抬不動, 何況老人呢? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【何乃】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: 惡惡止其身, 何乃上及 父祖邪? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【何乃…爲】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: 何乃遲爲? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【何其】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: 何其糊塗 Lú lẫn làm sao; 彼仁義何其多憂也 Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【何如】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: 我還不清楚他是何如人 Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; 你試試看, 何如 Anh làm thử coi ra sao; 子將何如? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); 何如取之邪? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: 與其強攻, 何如智取 Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【何若】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: 順天之意何若? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【何事】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): 爲神有靈兮何事處我天南地北頭? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【何誰】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: 借問此何誰? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như 誰何 [shuíhé];
㉑【何似】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: 庾公問丞相:藍田何似? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【何…爲】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: 何走爲? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【何謂】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: 何謂幸福? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: 此何謂也 Ấy nghĩa là gì;
㉔【何物】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): 何物最黑? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【何暇】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: 汝身之不能治, 而何暇治天下乎? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【何許】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: 他何許人也? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: 先生不知何許人也 Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【何以】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: 昨天已經說定, 今天何以又變卦了呢? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【何意】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: 何意出此言? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【何因】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: 今政治和平, 世無兵革, 上下相安, 何因當有大水一日暴至? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【何用…爲】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 且使鬼神無知, 又何用廟爲?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【何由】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: 韓信曰:然則何由? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【何有】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: 學而不厭 , 誨人不倦, 何有于我哉? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【何緣】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: 何緣見召? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【何在】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: 理由何在 Lí do ở đâu; 困難何在 Khó khăn tại đâu;
㉟【何者】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): 聞卿有四友, 何者是? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); 何者是道人? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); 我慾識佛, 何者即是? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): 何者爲雙聲?何者爲疊韻 Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); 何者最善? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): 萬機何者爲先? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); 朕慾立太子, 何者爲得? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): 冠雖敝, 必加于首, 履雖新, 必關于足何者?上下之分也 Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); 臣領中書則示天下以私矣。何者?臣于陛下, 後之兄也 Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【何…之有】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: 以堯繼堯, 夫又何變之有矣? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); 孔子雲:何陋之有? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); 宋何罪之有? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như 荷 [hè].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 13
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Liên) Nếu như, dù cho, dẫu có. § Biểu thị giả thiết. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hĩ" 雖曰未學, 吾必謂之學矣 (Học nhi 學而) Dẫu ai nói rằng (người đó) chưa học, chớ tôi bảo rằng đã có học rồi đó. ◇ Sử Kí 史記: "Binh toại loạn, độn tẩu, Triệu tướng tuy trảm chi, bất năng cấm dã" 兵遂亂, 遁走, 趙將雖斬之, 不能禁也 (Hoài Âm Hầu liệt truyện 淮陰侯列傳) Thế là quân (Triệu) rối loạn, chạy trốn, tướng Triệu dù có chém, cũng không cấm cản được.
3. (Phó) Chỉ, chỉ có. § Thông "duy" 惟. ◇ Luận Ngữ 論語: "Thí như bình địa, tuy phúc nhất quỹ, tiến, ngô vãng dã" 譬如平地, 雖覆一簣, 進, 吾往也 (Tử Hãn 子罕) Ví như trên đất bằng, chỉ mới đổ một sọt thôi, tiến tới, ta tiếp tục đổ nữa.
4. (Trợ) Dùng ở đầu câu. § Thông "duy" 唯. ◇ Tả truyện 左傳: "Tuy tệ ấp chi sự quân, hà dĩ bất miễn?" 雖敝邑之事君, 何以不免? (Văn công thập thất niên 文公十七年).
5. (Danh) Tên một giống trùng, như con "tích dịch" 蜥蜴 một loại thằn lằn có vằn đốm.
6. Một âm là "vị". (Danh) Một giống thú như con lợn, mũi hếch lên, đuôi dài rẽ làm đôi. § Thông "vị" 蜼.
Từ điển Thiều Chửu
② Con tuy, một giống thú như con lợn, mũi hếch lên, đuôi dài rẽ làm đôi.
③ Cùng nghĩa với chữ thôi 推 hay duy 惟.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Con tuy (loài bò sát giống như con thằn lằn);
③ (văn) Xô, đẩy (dùng như 推, bộ 扌);
④ (văn) Chỉ (dùng như 惟, bộ 忄): 女雖湛樂從 Ngươi chỉ biết có vui chơi phóng túng (Thi Kinh: Đại nhã, Ức);
⑤ (văn) Há (dùng như 豈, bộ 豆, biểu thị sự phản vấn): 雖無予之,路車疾馬? Há chẳng cho ngươi xe loại chư hầu đi và xe tứ mã? (Thi Kinh).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 1
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Liên) Nếu như, dù cho, dẫu có. § Biểu thị giả thiết. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hĩ" 雖曰未學, 吾必謂之學矣 (Học nhi 學而) Dẫu ai nói rằng (người đó) chưa học, chớ tôi bảo rằng đã có học rồi đó. ◇ Sử Kí 史記: "Binh toại loạn, độn tẩu, Triệu tướng tuy trảm chi, bất năng cấm dã" 兵遂亂, 遁走, 趙將雖斬之, 不能禁也 (Hoài Âm Hầu liệt truyện 淮陰侯列傳) Thế là quân (Triệu) rối loạn, chạy trốn, tướng Triệu dù có chém, cũng không cấm cản được.
3. (Phó) Chỉ, chỉ có. § Thông "duy" 惟. ◇ Luận Ngữ 論語: "Thí như bình địa, tuy phúc nhất quỹ, tiến, ngô vãng dã" 譬如平地, 雖覆一簣, 進, 吾往也 (Tử Hãn 子罕) Ví như trên đất bằng, chỉ mới đổ một sọt thôi, tiến tới, ta tiếp tục đổ nữa.
4. (Trợ) Dùng ở đầu câu. § Thông "duy" 唯. ◇ Tả truyện 左傳: "Tuy tệ ấp chi sự quân, hà dĩ bất miễn?" 雖敝邑之事君, 何以不免? (Văn công thập thất niên 文公十七年).
5. (Danh) Tên một giống trùng, như con "tích dịch" 蜥蜴 một loại thằn lằn có vằn đốm.
6. Một âm là "vị". (Danh) Một giống thú như con lợn, mũi hếch lên, đuôi dài rẽ làm đôi. § Thông "vị" 蜼.
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. giao nộp
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Tâm lí, trong lòng. ◎ Như: "nội tỉnh" 內省 tự xét tâm ý, phản tỉnh.
3. (Danh) Cung đình, triều đình. ◎ Như: "cung đình đại nội" 宮廷大內 cung đình nhà vua.
4. (Danh) Vợ, thê thiếp. ◎ Như: "nội tử" 內子, "nội nhân" 內人, "tiện nội" 賤內 đều là tiếng mình tự gọi vợ mình, "nội thân" 內親 họ hàng về bên nhà vợ, "nội huynh đệ" 內兄第 anh em vợ.
5. (Danh) Phụ nữ, nữ sắc. ◇ Nam sử 南史: "Cảnh Tông hiếu nội, kĩ thiếp chí sổ bách" 景宗好內, 妓妾至數百 (Tào Cảnh Tông truyện 曹景宗傳) Cảnh Tông thích nữ sắc, thê thiếp có tới hàng trăm.
6. (Danh) Phòng ngủ, phòng. ◇ Hán Thư 漢書: "Tiên vi trúc thất, gia hữu nhất đường nhị nội" 先為築室, 家有一堂二內 (Trào Thác truyện 鼂錯傳) Trước tiên cất nhà, nhà có một gian chính, hai phòng.
7. (Danh) Tạng phủ. ◎ Như: "nội tạng" 內臟. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Đăng thì tứ chi ngũ nội, nhất tề giai bất tự tại khởi lai" 登時四肢五內, 一齊皆不自在起來 (Đệ thập bát hồi) Tức thì tay chân ruột gan, đều cùng bủn rủn, bồn chồn.
8. (Danh) Họ "Nội".
9. (Động) Thân gần. ◇ Dịch Kinh 易經: "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" 內君子而外小人, 君子道長, 小人道消也 (Thái quái 泰卦) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
10. Một âm là "nạp". (Động) Thu nhận, chấp nhận. § Thông "nạp" 納. ◇ Sử Kí 史記: "Hoài Vương nộ, bất thính, vong tẩu Triệu, Triệu bất nạp, phục chi Tần, cánh tử ư Tần nhi quy táng" 懷王怒, 不聽, 亡走趙, 趙不內, 復之秦, 竟死於秦而歸葬 (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện 屈原賈生傳) Hoài Vương nổi giận, không chịu, bỏ trốn sang nước Triệu, Triệu không cho ở, Hoài Vương lại về Tẩn, rốt cục chết ở Tần, rồi đưa về chôn trên đất Sở.
11. (Động) Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là "chu nạp" 周內.
Từ điển Thiều Chửu
② Cung cấm, nhà vua gọi là đại nội 大內.
③ Vợ, như nội tử 內子, nội nhân 內人, tiện nội 賤內đều là tiếng mình tự gọi vợ mình khi đối với người họ hàng về bên nhà vợ gọi là nội thân 內親, anh em vợ gọi là nội huynh đệ 內兄第, v.v.
④ Một âm là nạp. Nộp, cũng như chữ 納. Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là chu nạp 周內.
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Tâm lí, trong lòng. ◎ Như: "nội tỉnh" 內省 tự xét tâm ý, phản tỉnh.
3. (Danh) Cung đình, triều đình. ◎ Như: "cung đình đại nội" 宮廷大內 cung đình nhà vua.
4. (Danh) Vợ, thê thiếp. ◎ Như: "nội tử" 內子, "nội nhân" 內人, "tiện nội" 賤內 đều là tiếng mình tự gọi vợ mình, "nội thân" 內親 họ hàng về bên nhà vợ, "nội huynh đệ" 內兄第 anh em vợ.
5. (Danh) Phụ nữ, nữ sắc. ◇ Nam sử 南史: "Cảnh Tông hiếu nội, kĩ thiếp chí sổ bách" 景宗好內, 妓妾至數百 (Tào Cảnh Tông truyện 曹景宗傳) Cảnh Tông thích nữ sắc, thê thiếp có tới hàng trăm.
6. (Danh) Phòng ngủ, phòng. ◇ Hán Thư 漢書: "Tiên vi trúc thất, gia hữu nhất đường nhị nội" 先為築室, 家有一堂二內 (Trào Thác truyện 鼂錯傳) Trước tiên cất nhà, nhà có một gian chính, hai phòng.
7. (Danh) Tạng phủ. ◎ Như: "nội tạng" 內臟. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Đăng thì tứ chi ngũ nội, nhất tề giai bất tự tại khởi lai" 登時四肢五內, 一齊皆不自在起來 (Đệ thập bát hồi) Tức thì tay chân ruột gan, đều cùng bủn rủn, bồn chồn.
8. (Danh) Họ "Nội".
9. (Động) Thân gần. ◇ Dịch Kinh 易經: "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" 內君子而外小人, 君子道長, 小人道消也 (Thái quái 泰卦) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
10. Một âm là "nạp". (Động) Thu nhận, chấp nhận. § Thông "nạp" 納. ◇ Sử Kí 史記: "Hoài Vương nộ, bất thính, vong tẩu Triệu, Triệu bất nạp, phục chi Tần, cánh tử ư Tần nhi quy táng" 懷王怒, 不聽, 亡走趙, 趙不內, 復之秦, 竟死於秦而歸葬 (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện 屈原賈生傳) Hoài Vương nổi giận, không chịu, bỏ trốn sang nước Triệu, Triệu không cho ở, Hoài Vương lại về Tẩn, rốt cục chết ở Tần, rồi đưa về chôn trên đất Sở.
11. (Động) Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là "chu nạp" 周內.
Từ điển Thiều Chửu
② Cung cấm, nhà vua gọi là đại nội 大內.
③ Vợ, như nội tử 內子, nội nhân 內人, tiện nội 賤內đều là tiếng mình tự gọi vợ mình khi đối với người họ hàng về bên nhà vợ gọi là nội thân 內親, anh em vợ gọi là nội huynh đệ 內兄第, v.v.
④ Một âm là nạp. Nộp, cũng như chữ 納. Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là chu nạp 周內.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 68
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. thà, nên
3. há nào, lẽ nào
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Thăm hỏi, vấn an. ◎ Như: "quy ninh" 歸寧 (con gái ở nhà chồng) về thăm hỏi cha mẹ.
3. (Phó) Thà, nên. ◎ Như: "ninh tử bất khuất" 寧死不屈 thà chết chứ không chịu khuất phục, "ninh khả" 寧可 thà khá, "ninh sử" 寧使 thà khiến. ◇ Luận Ngữ 論語: "Lễ dữ kì xa dã, ninh kiệm" 禮與其奢也, 寧儉 (Bát dật 八佾) Lễ mà quá xa xỉ, thà rằng kiệm ước (còn hơn).
4. (Phó) Dùng như "khởi" 豈: há, lẽ nào lại, nào phải. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Thập nhân nhi tòng nhất nhân giả, ninh lực bất thắng, trí bất nhược da? Úy chi dã" 十人而從一人者, 寧力不勝, 智不若耶. 畏之也 (Tần vi Triệu chi Hàm Đan 秦圍趙之邯鄲) Mười người theo một người, nào phải sức (mười người) không hơn, trí không bằng. Vì sợ đấy.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "Nam Kinh" 南京.
Từ điển Thiều Chửu
② Thăm hỏi. Con gái ở nhà chồng về thăm cha mẹ gọi là quy ninh 歸寧.
③ Thà, lời thuận theo, như ninh khả 寧可 thà khá, ninh sử 寧使 thà khiến. Xét ra chữ ninh viết 寧 và viết 甯 hai chữ ý nghĩa hơi giống nhau mà có phần hơi khác nhau. Như an ninh 寧, đinh ninh 寧 đều dùng chữ ninh 寧, còn tên đất hay họ thì dùng chữ ninh 甯.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Thăm hỏi: 歸寧父母 Về thăm cha mẹ (Thi Kinh);
③ (Tên gọi khác của) Nam Kinh: 滬寧線 Đường sắt Thượng Hải - Nam Kinh. Xem 寧 [nìng].
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Thà... hay thà, thà... hay là: 此龜者,寧其死而留骨而貴乎?寧其生而曳尾于涂中乎? Con rùa ấy, thà chết để lại xương cho người ta quý trọng, hay thà sống mà kéo lê đuôi nó trong vũng bùn? (Trang tử: Thu thủy);
③ (văn) Há (dùng như 豈 [bộ 豆], biểu thị sự phản vấn): 天下方有急,王孫寧可以讓邪? Thiên hạ đang lúc cấp bách, vương tôn há có thể từ chối ư? (Sử kí);
④ [Nìng] (Họ) Ninh. Xem 寧 [níng].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 16
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Thăm hỏi, vấn an. ◎ Như: "quy ninh" 歸寧 (con gái ở nhà chồng) về thăm hỏi cha mẹ.
3. (Phó) Thà, nên. ◎ Như: "ninh tử bất khuất" 寧死不屈 thà chết chứ không chịu khuất phục, "ninh khả" 寧可 thà khá, "ninh sử" 寧使 thà khiến. ◇ Luận Ngữ 論語: "Lễ dữ kì xa dã, ninh kiệm" 禮與其奢也, 寧儉 (Bát dật 八佾) Lễ mà quá xa xỉ, thà rằng kiệm ước (còn hơn).
4. (Phó) Dùng như "khởi" 豈: há, lẽ nào lại, nào phải. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Thập nhân nhi tòng nhất nhân giả, ninh lực bất thắng, trí bất nhược da? Úy chi dã" 十人而從一人者, 寧力不勝, 智不若耶. 畏之也 (Tần vi Triệu chi Hàm Đan 秦圍趙之邯鄲) Mười người theo một người, nào phải sức (mười người) không hơn, trí không bằng. Vì sợ đấy.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "Nam Kinh" 南京.
Từ điển trích dẫn
2. Đổ, ngã. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Nga nhi kỉ án bãi bá, tửu bôi khuynh phúc; ốc lương chuyên trụ, thác chiết hữu thanh" 俄而几案擺簸, 酒杯傾覆; 屋樑椽柱, 錯折有聲 (Địa chấn 地震) Giây lát bàn ghế lắc lư, chén bát đổ vỡ; cột kèo mái nhà gãy kêu răng rắc.
3. Khuynh loát hãm hại. ◇ Tuân Tử 荀子: "Đố tật oán phỉ dĩ khuynh phúc nhân" 妒嫉怨誹以傾覆人 (Bất cẩu 不苟) Đố kị hủy báng để chèn ép hãm hại người.
4. Tà, xấu, bất chánh, phản phúc vô thường. ◇ Tư Mã Quang 司馬光: "Tiểu nhân thế lợi hợp, Khuynh phúc vô thường tâm" 小人勢利合, 傾覆無常心 (Đồng Phạm Cảnh Nhân kí tu thư chư đồng xá 同范景仁寄修書諸同舍) Kẻ tiểu nhân tụ hợp với nhau vì thế lực quyền lợi, Mang lòng bất chánh phản phúc vô thường.
5. Kiệt tận, dốc sạch. ◇ Bắc Tề Thư 北齊書: "Khuynh phúc phủ tạng cập hậu cung mĩ nữ, dĩ tứ tướng sĩ" 傾覆府藏及後宮美女, 以賜將士 (An Đức Vương Cao Diên Tông truyện 安德王高延宗傳) Dốc hết kho trong phủ cho đến mĩ nữ ở hậu cung để ban cho tướng sĩ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" 五胡亂華 năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" 胡琴 đàn Hồ, "hồ đào" 胡桃 cây hồ đào, "hồ tiêu" 胡椒 cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ 儀禮: "Vĩnh thụ hồ phúc" 永受胡福 (Sĩ quan lễ 士冠禮) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" 含胡, cũng viết là 含糊. Nói quàng gọi là "hồ thuyết" 胡說, làm càn gọi là "hồ vi" 胡爲 hay "hồ náo" 胡鬧 đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" 胡說! 你等要妄生怪事, 謆惑百姓良民 (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" 胡不 sao chẳng, "hồ khả" 胡可 sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du 阮攸: "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" 魂兮魂兮胡不歸 (Phản Chiêu hồn 反招魂) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư 漢書: "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" 相國胡大罪? 陛下繫之暴也? (Tiêu Hà truyện 蕭何傳) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ 衚.
12. Giản thể của chữ 鬍.
Từ điển Thiều Chửu
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ 含胡. Cũng viết là 含糊. Nói quàng gọi là hồ thuyết 胡說, làm càn gọi là hồ vi 胡爲 hay hồ náo 胡鬧 đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất 胡不 sao chẳng?, hồ khả 胡可 sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: 胡說 Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: 胡不歸? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); 胡爲乎來哉! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); 胡可得而法? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); 國胡以饋之? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【胡爲】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: 胡爲至今而不朝也? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); 譆!汝非盜耶?胡爲而食我? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: 或謔張飛胡,或笑鄧艾吃 Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: 永受胡福 Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.
Từ điển Trần Văn Chánh
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 17
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.