lộc
lù ㄌㄨˋ

lộc

giản thể

Từ điển phổ thông

1. phúc, tốt lành
2. bổng lộc

Từ điển trích dẫn

1. Cũng như chữ "lộc" 祿.
2. Giản thể của chữ 祿.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ lộc 祿.
bì, tì, tỳ
pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dạ dày của loài nhai lại — Dày ( trái với mỏng ).

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dạ dày bò.
2. (Tính) Dày, hậu. ◇ Vương An Thạch : "Phúc lí tì hậu" (Thượng điền chánh ngôn khải ) Phúc lộc dồi dào.

Từ ghép 1

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dạ dày trâu

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dạ dày trâu;
② 【】tì si [píchi] a. (đph) Dạ dày loài chim; b. (văn) Lá sách, dạ dày trâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông con và sống lâu. Hai trong Tam đa. Xem thêm Phúc lộc 祿.
hu, hưu
xiū ㄒㄧㄡ

hu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp — Một âm là Hưu.

hưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghỉ ngơi
2. thôi, dừng
3. tốt lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc tốt lành, phúc lộc. ◇ Chiến quốc sách : "Hưu tẩm giáng ư thiên" (Ngụy sách tứ ) Phúc họa là từ trời giáng xuống.
2. (Danh) Họ "Hưu".
3. (Động) Nghỉ ngơi. ◎ Như: "hưu giá" nghỉ phép. § Phép nhà Đường, làm quan cứ mười ngày được nghỉ một ngày gọi là "tuần hưu" . ◇ Âu Dương Tu : "Hành giả hưu ư thụ" (Túy ông đình kí ) Kẻ bộ hành nghỉ dưới cây.
4. (Động) Thôi, ngưng, ngừng, ngớt. ◎ Như: "hưu học" thôi học, "tranh luận bất hưu" tranh luận không ngớt.
5. (Động) Lui về, thôi không làm chức việc nữa. ◎ Như: "bãi hưu" bãi về, "hưu trí" tới tuổi già thôi làm việc. ◇ Bạch Cư Dị : "Quan đồ khí vị dĩ am tận, Ngũ thập bất hưu hà nhật hưu?" , (Tự vấn ) Mùi vị quan trường đã rõ hết, Năm mươi tuổi không lui về thì ngày nào lui về?
6. (Động) Bỏ vợ, (chồng) hủy bỏ hôn nhân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phượng Thư đạo: Như kim chỉ danh đề ngã, yêu hưu ngã" : , (Đệ lục thập bát hồi) Phượng Thư nói: Nay người ta chỉ đích danh tôi, định muốn bỏ tôi.
7. (Động) Vui, mừng. ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Ngã tâm tắc hưu" , (Tiểu nhã , Tinh tinh ) Đã gặp quân tử, Lòng ta vui mừng.
8. (Tính) Tốt đẹp. ◎ Như: "hưu triệu" điềm tốt, "hưu đức" đức tốt.
9. (Phó) Đừng, chớ. ◇ Tây sương kí 西: "Hồng nương, hưu đối phu nhân thuyết" , (Đệ nhất bổn , Đệ tam chiết) Hồng nương, đừng thưa với bà nữa.
10. (Trợ) Dùng cuối câu: đi, đây, thôi. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng tiếu đạo: Khước tài khứ đỗ lí phát nhất phát. Ngã môn khứ hưu!" : . ! (Đệ nhị thập cửu hồi) Võ Tòng cười nói: Vừa rồi trong bụng đã thấy vững. Chúng ta đi thôi!

Từ điển Thiều Chửu

① Tốt lành.
② Nghỉ ngơi, phép nhà Ðường, các người làm quan cứ mười ngày được nghỉ một ngày gọi là tuần hưu .
③ Thôi nghỉ, như bãi hưu bãi về.
④ Về nghỉ, làm quan già về nghỉ gọi là hưu trí .
⑤ Cái tờ bỏ vợ gọi là hưu thư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghỉ, nghỉ ngơi, thôi, ngừng, ngớt: Nghỉ học; Nghỉ phép; Tranh luận không ngớt; Ngày đêm không nghỉ;
② Xong, kết thúc;
③ Đừng, chớ: Đừng nói chuyện phiếm; Chớ nên nói bậy;
④ (cũ) Từ bỏ, thôi (vợ): Bỏ vợ;
⑤ (văn) Vui. 【】hưu thích tương quan [xiu-qixiangguan] Vui buồn có nhau;
⑥ Bóng cây: Nương theo bóng mát của cây tùng cây bá (Hán thư);
⑦ Việc tốt: Điềm của việc tốt việc xấu là ở trên trời giáng xuống (Chiến quốc sách);
⑧ Trợ từ cuối câu: , Đã có giặc, chúng tôi đi đây (Thủy Hử truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi. Ngừng lại — Nghỉ ngơi — Thôi việc, nghỉ việc — Thôi vợ, bỏ vợ — Vui vẻ — Tên người, tức Lê Văn Hưu, học giả đời Trần, người làng Phủ Lí huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, đậu Bảng nhãn năm 18 tuổi, tức năm 1247, niên hiệu Thiên Ứng. Chính Bình 16, làm quan tới Binh bộ thượng thư, tức Nhân uyên hầu, sau lại sung chức Hàn lâm viện Học sĩ, kiêm Quốc sử viện Giám tu. Ông vâng mệnh vua Trần Thái Tông, soạn bộ Đại Việt Sử Kí , hoàn tất năm 1272, niên hiệu Thiệu Long 15 đời Thái Tông.

Từ ghép 20

dâm
yàn ㄧㄢˋ, yáo ㄧㄠˊ, yín ㄧㄣˊ

dâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức, quá thừa
2. buông thả, bừa bãi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngấm, tẩm. ◎ Như: "tẩm dâm" ngâm tẩm.
2. (Động) Chìm đắm, say đắm. ◇ Nguyễn Du : "Dâm thư do thắng vị hoa mang" (Điệp tử thư trung ) Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.
3. (Động) Mê hoặc. ◇ Mạnh Tử : "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu" , , , (Đằng văn công hạ ) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
4. (Động) Thông gian. ◎ Như: "gian dâm" dâm dục bất chính.
5. (Tính) Lớn. ◇ Thi Kinh : "Kí hữu dâm uy, Giáng phúc khổng di" , (Chu tụng , Hữu khách ) Đã có uy quyền lớn lao, (Nên) ban cho phúc lộc rất dễ dàng.
6. (Tính) Lạm, quá độ. ◎ Như: "dâm từ" lời phóng đại thất thiệt, "dâm lạm" lời bừa bãi.
7. (Tính) Tà, xấu, không chính đáng. ◎ Như: "dâm tà" tà xấu, "dâm bằng" bạn bất chính. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc thị dâm thanh" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ mê giọng nhảm.
8. (Tính) Buông thả, tham sắc dục. ◎ Như: "dâm phụ" đàn bà dâm đãng, "dâm oa" người con gái dâm đãng.
9. (Tính) Lâu, dầm. § Thông "dâm" . ◇ Tả truyện : "Thiên tác dâm vũ" (Trang Công thập nhất niên ) Trời làm mưa dầm.
10. (Danh) Quan hệ tính dục. ◎ Như: "mại dâm" , "hành dâm" .
11. (Phó) Quá, lắm. ◎ Như: "dâm dụng" lạm dụng, dùng quá mức độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá, phàm cái gì quá lắm đều gọi là dâm, như dâm vũ mưa dầm, dâm hình hình phạt ác quá, v.v.
② Ðộng, mê hoặc, như phú quý bất năng dâm (Mạnh Tử ) giàu sang không làm động nổi lòng.
③ Tà, như dâm bằng bạn bất chính, dâm từ đền thờ dâm thần.
④ Dâm dục trai gái giao tiếp vô lễ gọi là dâm, như dâm đãng , dâm loạn , v.v.
⑤ Sao đi lạc lối thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quá, quá nhiều. 【】dâm uy [yínwei] Lạm dụng uy quyền;
② Bừa bãi, phóng đãng: Hoang dâm xa xỉ;
③ Dâm đãng, dâm loạn, dâm dật: Tà dâm;
④ (văn) Tẩm ướt;
⑤ (văn) Dừng lại, ở lại: ! Về thôi, về thôi, không thể ở lại lâu (Sở từ: Chiêu hồn);
⑥ (văn) Mê hoặc, say đắm: Giàu sang không nên say đắm (để cho tiền của và địa vị làm mê hoặc) (Mạnh tử);
⑦ Tà ác: Bạn bè bất chính; Phong khí tà ác ắt phải lấp đi (Thương Quân thư);
⑧ (văn) Sao đi lạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm ướt — Mưa lâu không dứt — Quá độ — Gian tà, không chánh đáng — Mê hoặc, không sáng suốt — Ham thú vui xác thịt trai gái.

Từ ghép 40

Từ điển trích dẫn

1. Lễ mừng, hỉ khánh. ◇ Nhan thị gia huấn : "Phụ tổ bá thúc, nhược tại quân trận, biếm tổn tự cư, bất nghi tấu nhạc yến hội cập hôn quan cát khánh sự dã" , , , (Phong thao ).
2. Việc tốt lành, việc vui mừng. ◇ Ngụy thư : "Nãi hủy tích tam niên, phất tham cát khánh" , (Bành Thành Vương Hiệp truyện ).
3. Phúc lộc. ◇ Lí Cao : "Môn lại doanh triều, yến thưởng hữu gia. Nghi tai vạn thọ, cát khánh mĩ tha" , . , (Tế dương bộc xạ văn ).
4. Sáo ngữ chúc tụng: mạnh khỏe may mắn. ◇ Hàn Dũ : "Xuân thả tận, thì khí hướng nhiệt, duy thị phụng cát khánh" , , (Dữ Mạnh Đông Dã thư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc tốt lành, vui mừng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ bậc cao thấp của những người làm việc triều đình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Một nhà phúc lộc gồm hai. Nghìn năm dài dặc quan giai lần lần «.

Từ điển trích dẫn

1. Ba thứ nhiều, dùng trong lời chúc tụng của người Trung Quốc, gồm "đa phúc" , "đa thọ" và "đa nam tử" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ba thứ nhiều ở đời. Gồm Đa phúc, Đa lộc và Đa thọ ( nhiều con cháu, nhiều tiền bạc do chức vụ cao, và nhiều tuổi ).
hưởng
xiǎng ㄒㄧㄤˇ

hưởng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dâng đồ
2. hưởng thụ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng lên, tiến cống. ◇ Thi Kinh : "Tự bỉ Đê Khương, Mạc cảm bất lai hưởng" , (Thương tụng , Ân vũ ) Từ các nước Đê, nước Khương kia, Chẳng ai dám không đến dâng cống.
2. (Động) Cúng tế. ◇ Tây du kí 西: "Sát ngưu tể mã, tế thiên hưởng địa" , (Đệ tam hồi) Giết trâu mổ ngựa, tế trời cúng đất.
3. (Động) Thết đãi. ◇ Hàn Dũ : "Sát dương hưởng tân khách" (Tống Hồ Nam Lí Chánh Tự tự ) Giết cừu thết đãi tân khách.
4. (Động) Hưởng thụ. ◎ Như: "hưởng phúc" được hưởng thụ phúc trời. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất giác đả động phàm tâm, dã tưởng yêu đáo nhân gian khứ hưởng nhất hưởng giá vinh hoa phú quý" , (Đệ nhất hồi) Bất giác động lòng phàm tục, cũng muốn xuống nhân gian hưởng thụ vinh hoa phú quý.

Từ điển Thiều Chửu

① Dâng, đem đồ lễ lên dâng người trên hay đem cúng tế gọi là hưởng. thết đãi khách khứa cũng gọi là hưởng.
② Hưởng thụ, như hưởng phúc được hưởng thụ phúc trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hưởng thụ: Ngồi không hưởng lấy thành quả, ngồi mát ăn bát vàng;
② (văn) Tế, dâng cúng (quỷ thần): Nay ta long trọng dâng cúng các tiên vương (Thượng thư: Bàn Canh thượng);
③ (văn) Thết đãi (dùng như ): Trịnh Bá thết Triệu Mạnh ở Thùy Lũng (Tả truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dâng hiến — Nhận lấy mà dùng.

Từ ghép 13

vi, vy, vị
wéi ㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ ghép 14

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm, gây nên

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng như chữ vi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Vi .

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bởi vì
2. giúp cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.