vi, vy, vị
wéi ㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ ghép 14

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm, gây nên

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng như chữ vi .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Vi .

vị

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bởi vì
2. giúp cho

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ra, chế ra. ◇ Chu Lễ : "Vi nhạc khí" (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.
2. (Động) Làm. ◎ Như: "vi thiện tối lạc" làm điều lành rất vui, "sự tại nhân vi" muôn sự do người làm nên.
3. (Động) Trị lí, sửa trị. ◎ Như: "vi quốc" trị nước. ◇ Luận Ngữ : "Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi " , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.
4. (Động) Đặt ra, lập ra, thiết trí. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp" , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.
5. (Động) Đảm nhiệm, giữ chức. ◇ Luận Ngữ : "Tử Du vi Vũ Thành tể" (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.
6. (Động) Biến thành, trở thành. ◇ Thi Kinh : "Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.
7. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại vi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công.
8. (Động) Khiến, làm cho. ◇ Dịch Kinh : "Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc" , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.
9. (Động) Bị (thể thụ động). ◇ Luận Ngữ : "Bất vi tửu khốn" (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.
10. (Liên) Thì, thì là. § Dùng như "tắc" . ◇ Luận Ngữ : "Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.
11. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Hàn Phi Tử : "Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu" , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.
12. (Liên) Hay là, hoặc là. ◇ Vương Duy : "Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông" 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?
13. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?" , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?
14. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán. ◇ Trang Tử : "Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi!" , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!
15. (Trợ) Rất, thật là. ◎ Như: "đại vi cao hứng" rất là hứng khởi, "thậm vi trọng yếu" thật là quan trọng.
16. Một âm là "vị". (Trợ) Vì (mục đích). ◎ Như: "vị chánh nghĩa nhi chiến" vì chính nghĩa mà chiến tranh.
17. (Trợ) Vì, bởi, do (nguyên nhân). ◎ Như: "vị hà bất khứ?" vì sao không đi?
18. (Trợ) Cho, để cho. ◎ Như: "vị dân phục vụ" phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).
19. (Trợ) Với, đối với, hướng về. ◇ Đào Uyên Minh : "Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã" : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!
20. (Động) Giúp. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử bất vị dã" (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.
21. § Cũng viết là "vi" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 3

thành, thình, thạnh, thịnh
chéng ㄔㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ

thành

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thóc lúa đem thời cúng — Chén bát đựng đồ ăn uống — Một âm là Thịnh. Xem Thịnh.

thình

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy, nhiều, hưng vượng, phồn vinh, phong phú. ◎ Như: "hưng thịnh" hưng phát, "vượng thịnh" dồi dào, phát đạt, "mậu thịnh" tươi tốt um tùm, "phong thịnh" giàu có phong phú, "thịnh soạn" cỗ tiệc thức ăn ê hề.
2. (Tính) Nồng hậu, nồng nàn. ◎ Như: "thịnh tình" , "thịnh ý" tình ý nồng hậu, thành khẩn.
3. (Tính) Lớn lao, trọng thể, đại quy mô. ◎ Như: "thịnh đại" long trọng, trọng thể, "thịnh cử" nghĩa cử lớn, hành vi cao đẹp, "thịnh sự" việc lớn lao, cao đẹp.
4. (Phó) Rất, cực kì. ◎ Như: "thịnh nộ" rất giận dữ, "thịnh khoa" hết sức huyênh hoang, "thịnh tán" vô cùng khen ngợi.
5. (Danh) Họ "Thịnh".
6. Một âm là "thình". (Động) Đựng. ◎ Như: "thình phạn" đựng cơm, "thình thang" đựng canh.
7. (Động) Chứa được, dung chứa. ◎ Như: "tương tử thái tiểu, thình bất liễu giá ma đa đông tây" , 西 rương nhỏ quá, chứa không hết được những thứ này.
8. (Danh) Cốc vật (lúa, thóc, v.v.) để cho vào đồ đựng thức ăn cúng bái thời xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Thịnh, đầy đủ đông đúc, chỉ thấy thêm không thấy kém đều gọi là thịnh.
② Một âm là thình. Ðựng, đựng xôi vào bát để cúng tế gọi là tư thình . Vì thế nên xôi gọi là tư thình.
③ Cái đồ đựng đồ.
④ Chịu, nhận.
⑤ Chỉnh đốn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đựng: Đựng cơm;
② Chứa, chứa đựng: Lễ đường này có thể chứa một ngàn người;
③ (văn) Đồ đựng;
④ (văn) Chịu, nhận;
⑤ (văn) Chỉnh đốn. Xem [shèng].

thạnh

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịnh vượng, đông đầy, nhiều, tươi tốt, phồn vinh: Phồn vinh thịnh vượng; Hoa mai nở rộ;
② Đẹp đẽ, phong phú: Mở tiệc long trọng tiếp đãi;
③ Trọng thể, rầm rộ: Đến dự cuộc họp trọng thể; Tình hình sôi nổi rầm rộ chưa từng có;
④ Nồng nàn: Thịnh tình;
⑤ [Shèng] (Họ) Thịnh. Xem [chéng].

thịnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

có nhiều, đầy đủ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy, nhiều, hưng vượng, phồn vinh, phong phú. ◎ Như: "hưng thịnh" hưng phát, "vượng thịnh" dồi dào, phát đạt, "mậu thịnh" tươi tốt um tùm, "phong thịnh" giàu có phong phú, "thịnh soạn" cỗ tiệc thức ăn ê hề.
2. (Tính) Nồng hậu, nồng nàn. ◎ Như: "thịnh tình" , "thịnh ý" tình ý nồng hậu, thành khẩn.
3. (Tính) Lớn lao, trọng thể, đại quy mô. ◎ Như: "thịnh đại" long trọng, trọng thể, "thịnh cử" nghĩa cử lớn, hành vi cao đẹp, "thịnh sự" việc lớn lao, cao đẹp.
4. (Phó) Rất, cực kì. ◎ Như: "thịnh nộ" rất giận dữ, "thịnh khoa" hết sức huyênh hoang, "thịnh tán" vô cùng khen ngợi.
5. (Danh) Họ "Thịnh".
6. Một âm là "thình". (Động) Đựng. ◎ Như: "thình phạn" đựng cơm, "thình thang" đựng canh.
7. (Động) Chứa được, dung chứa. ◎ Như: "tương tử thái tiểu, thình bất liễu giá ma đa đông tây" , 西 rương nhỏ quá, chứa không hết được những thứ này.
8. (Danh) Cốc vật (lúa, thóc, v.v.) để cho vào đồ đựng thức ăn cúng bái thời xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Thịnh, đầy đủ đông đúc, chỉ thấy thêm không thấy kém đều gọi là thịnh.
② Một âm là thình. Ðựng, đựng xôi vào bát để cúng tế gọi là tư thình . Vì thế nên xôi gọi là tư thình.
③ Cái đồ đựng đồ.
④ Chịu, nhận.
⑤ Chỉnh đốn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thịnh vượng, đông đầy, nhiều, tươi tốt, phồn vinh: Phồn vinh thịnh vượng; Hoa mai nở rộ;
② Đẹp đẽ, phong phú: Mở tiệc long trọng tiếp đãi;
③ Trọng thể, rầm rộ: Đến dự cuộc họp trọng thể; Tình hình sôi nổi rầm rộ chưa từng có;
④ Nồng nàn: Thịnh tình;
⑤ [Shèng] (Họ) Thịnh. Xem [chéng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đựng: Đựng cơm;
② Chứa, chứa đựng: Lễ đường này có thể chứa một ngàn người;
③ (văn) Đồ đựng;
④ (văn) Chịu, nhận;
⑤ (văn) Chỉnh đốn. Xem [shèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều. Tốt đẹp — Ngày thêm nhiều, thêm tốt đẹp hơn lên. Td: Hưng thịnh — Đựng. Chứa đựng.

Từ ghép 15

thiển, điến
tiǎn ㄊㄧㄢˇ

thiển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hậu, đầy đặn
2. khéo, hay

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy đủ, dồi dào, phong thịnh. ◎ Như: "bất thiển" không đầy đủ.
2. (Tính) Khéo, hay.
3. (Tính) Bẽn lẽn, thẹn thùng.
4. (Tính) Trơ trẽn, không biết xấu hổ.
5. (Động) Ưỡn. ◎ Như: "thiển trước hung phủ" ưỡn ngực.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "điến".

Từ điển Thiều Chửu

① Hậu, đầy đặn. Vật gì không được đầy đủ là bất thiển .
② Khéo, hay.
③ Chủ, cũng như chữ chủ . Ta quen đọc chữ điến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Dồi dào, phong phú, đầy đặn, đầy đủ; Không được đầy đủ;
② Ưỡn: Ưỡn ngực; Ễnh bụng;
③ (văn) Khéo, hay;
④ (văn) Chủ (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp. Dày dặn.

điến

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy đủ, dồi dào, phong thịnh. ◎ Như: "bất thiển" không đầy đủ.
2. (Tính) Khéo, hay.
3. (Tính) Bẽn lẽn, thẹn thùng.
4. (Tính) Trơ trẽn, không biết xấu hổ.
5. (Động) Ưỡn. ◎ Như: "thiển trước hung phủ" ưỡn ngực.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "điến".

Từ điển Thiều Chửu

① Hậu, đầy đặn. Vật gì không được đầy đủ là bất thiển .
② Khéo, hay.
③ Chủ, cũng như chữ chủ . Ta quen đọc chữ điến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (giải) Dồi dào, phong phú, đầy đặn, đầy đủ; Không được đầy đủ;
② Ưỡn: Ưỡn ngực; Ễnh bụng;
③ (văn) Khéo, hay;
④ (văn) Chủ (như , bộ ).
hàng
háng ㄏㄤˊ

hàng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vết bánh xe hoặc vết chân thú
2. con đường, đường đi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vết chân của loài thú.
2. (Danh) Đường đi. ◇ Trương Hành : "Hàng đỗ hề tắc" (Tây kinh phú 西) Đường đi bị ngăn trở, lối nghẽn.
3. (Danh) Vết xe đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vết bánh xe hoặc vết chân thú;
② Con đường, đường đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết chân của loài thú — Đường đi.
các
gé ㄍㄜˊ

các

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái lầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gác (kiến trúc nhiều tầng ngày xưa). ◇ Đỗ Mục : "Ngũ bộ nhất lâu, thập bộ nhất các" , (A phòng cung phú ) Năm bước lại một lầu, mười bước lại một gác.
2. (Danh) Lối đi giao thông giữa các lầu gác, thường ở trên cao.
3. (Danh) Riêng chỉ lầu chứa sách quốc lập ngày xưa. ◎ Như: "Văn Uyên các" , "Thiên Lộc các" 祿, "Văn Lan các" .
4. (Danh) Nói tắt của "nội các" cơ quan hành chánh trung ương bậc cao nhất. ◎ Như: "các quỹ" tổng lí, thủ tướng (người cầm đầu nội các), "tổ các" thành lập nội các.
5. (Danh) Phòng của phụ nữ ở. ◎ Như: "khuê các" chỗ phụ nữ ở, "xuất các" : (1) công chúa đi lấy chồng, (2) xuất giá. ◇ Phù sanh lục kí : "Thị niên đông, trị kì đường tỉ xuất các, dư hựu tùy mẫu vãng" , , (Khuê phòng kí lạc ) Mùa đông năm đó, gặp dịp một người chị họ ngoại đi lấy chồng, tôi lại theo mẹ đến thăm.
6. (Danh) Họ "Các".
7. (Động) § Thông "các" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gác, từng gác để chứa đồ. Như khuê các chỗ phụ nữ ở.
② Tên bộ quan, Nội các gọi tắt là các. Các thần bầy tôi trong tòa Nội các. Ở nước quân chủ thì giữ chức tham dự các chính sự, ở nước lập hiến thì là cơ quan trung ương hành chánh cao nhất.
③ Ván gác, ngày xưa đặt ván ở lưng tường lưng vách để các đồ ăn gọi là các.
④ Đường lát ván. Dùng gỗ bắt sàn đi trên đường ở trong vườn gọi là các đạo , bắc ở chỗ núi khe hiểm hóc gọi là sạn đạo .
⑤ Cái chống cửa.
⑥ Ngăn.
⑦ Họ Các.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gác, lầu, nhà, phòng, khuê các;
② Nội các (nói tắt): Lập nội các, tổ chức nội các; Quan chức lớn trong nội các;
③ (văn) Cây chống cửa;
④ (văn) Ngăn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mấu gỗ để khi mở cửa ra thì cánh cửa không đóng ập lại được nữa — Ngừng lại. Gác lại — Gác lên. Bắc ngang trên cao — Cái lầu. Tầng trên của căn nhà ( đời xưa gác gỗ lên mà thành ) — Nơi vua quan hội họp về việc nước — Cũng gọi là Nội các ( gác trong cung vua ).

Từ ghép 14

dĩnh
yǐng ㄧㄥˇ

dĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bông lúa, ngọn lúa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngọn lúa, đầu bông lúa. ◇ Thư Kinh : "Đường Thúc đắc hòa, dị mẫu đồng dĩnh" , (Vi tử chi mệnh ) Đường Thúc có được thứ lúa, khác khu ruộng mà cùng một ngọn lúa.
2. (Danh) Đầu nhọn, mũi nhọn (dao, dùi, v.v.). ◇ Tả Tư : "Câu trảo cứ nha, tự thành phong dĩnh" , (Ngô đô phú ) Móc móng cưa răng, tự thành mũi nhọn.
3. (Danh) Ngòi bút, đầu bút lông. ◎ Như: "thố dĩnh" ngọn bút lông.
4. (Danh) Người có tài năng xuất chúng. ◇ Tam quốc chí : "Giai đương thế tú dĩnh" (Lục Tốn truyện ) Đều là những người tài năng tuấn tú đương thời.
5. (Tính) Thông minh. ◎ Như: "thông dĩnh" thông minh. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhân giáo chi độc, dĩnh ngộ phi thường, chỉ thị nhất quá, vô tái vấn giả" , , , (Tiểu Tạ ) Nhân đó, (sinh) dạy cho đọc sách, (nàng) thông minh hết sức, chỉ bảo qua một lượt (là nhớ) không phải hỏi lại.
6. (Tính) Khác lạ, đặc xuất. ◎ Như: "tân dĩnh" mới lạ, tân kì.

Từ điển Thiều Chửu

① Bông lúa, ngọn lúa, mũi dao mũi dùi cũng gọi là dĩnh.
② Ngòi bút.
③ Khác lạ, người hay vật gì hơn cả trong đám trong loài gọi là dĩnh dị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mày bông (ngô, lúa);
② Đầu nhọn bút lông, ngòi bút;
③ (văn) Mũi dao, mũi dùi;
④ Thông minh, khác lạ hơn người.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngọn cây lúa — Chỉ chung vật gì có hình thù nhọn, chẳng hạn ngọn bút, hoặc đầu nhọn của chiếc dùi — Chỉ tài ba vượt hẳn người thường.

Từ ghép 2

đỉnh
dǐng ㄉㄧㄥˇ, zhēn ㄓㄣ

đỉnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái vạc, cái đỉnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vạc, ngày xưa đúc bằng kim loại, ba chân hai tai, dùng để nấu ăn.
2. (Danh) Vật báu lưu truyền trong nước thời xưa. § Vua "Vũ" nhà "Hạ" thu vàng trong chín châu lại, đúc làm chín cái đỉnh. Về đời "Tam Đại" (Hạ , "Thương" , "Chu" ) coi là vật báu của nước. Cho nên ai lấy được thiên hạ gọi là "định đỉnh" .
3. (Danh) Lệ ngày xưa ai có công thì khắc công đức vào cái đỉnh. Vì thế chữ triện ngày xưa có lối chữ viết như cái chuông cái đỉnh gọi là "chung đỉnh văn" .
4. (Danh) Cái lư đốt trầm.
5. (Danh) Ví dụ với tam công, tể tướng, trọng thần. ◎ Như: "đài đỉnh" , "đỉnh phụ" .
6. (Danh) Hình cụ thời xưa dùng để nấu giết tội nhân. ◇ Văn Thiên Tường : "Đỉnh hoạch cam như di" (Chánh khí ca ) (Bị hành hình nấu) vạc dầu (mà coi thường thấy) ngọt như đường.
7. (Danh) Tiếng địa phương (Phúc Kiến) chỉ cái nồi. ◎ Như: "đỉnh gian" phòng bếp, "đỉnh cái" vung nồi.
8. (Phó) Theo thế chân vạc (ba mặt đối ngang nhau). ◇ Tam quốc chí : "Tam gia đỉnh lập" (Lục Khải truyện ) Ba nhà đứng thành thế chân vạc.
9. (Phó) Đang, đúng lúc. ◇ Hán Thư : "Thiên tử xuân thu đỉnh thịnh" (Giả Nghị truyện ) Thiên tử xuân thu đang thịnh.
10. (Tính) Cao, lớn. ◎ Như: "đại danh đỉnh đỉnh" tiếng cả lừng lẫy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đỉnh. Ðúc bằng loài kim, ba chân hai tai, lớn bé khác nhau, công dụng cũng khác. Vua Vũ nhà Hạ thu vàng trong chín châu lại, đúc làm chín cái đỉnh. Về đời Tam Ðại (Hạ , Thương , Chu ) cho là một vật rất trọng lưu truyền trong nước. Cho nên ai lấy được thiên hạ gọi là định đỉnh .
② Cái đồ đựng đồ ăn. Như đỉnh chung nói về nhà quý hiển. Lệ ngày xưa ai có công thì khắc công đức vào cái đỉnh. Vì thế chữ triện ngày xưa có lối chữ viết như cái chuông cái đỉnh gọi là chung đỉnh văn .
③ Cái vạc.
④ Cái lư đốt trầm.
⑤ Ðang. Như xuân thu đỉnh thịnh đang lúc mạnh khỏe trai trẻ.
⑥ Ðỉnh đỉnh lừng lẫy. Như đại danh đỉnh đỉnh tiếng cả lừng lẫy.
⑦ Ba mặt đứng đều nhau gọi là đỉnh. Như đỉnh trị ba mặt đứng đối ngang nhau.
⑧ Ngày xưa nói vị chức tam công như ba chân đỉnh, nên đời sau gọi chức tể tướng là đỉnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái vạc, cái đỉnh (ba chân), cái lư đốt trầm: Đỉnh ba chân;
② Mạnh mẽ, thịnh vượng, hiển hách, lừng lẫy: Ở thì ở chỗ nhà cao sang thịnh (Tả Tư: Ngô đô phú);
③ Gồm ba mặt, ba bên, cùng đứng đối lập ở ba phía (thành thế chân vạc): Ba mặt đứng đối ngang nhau; Ba nhà đứng thành thế chân vạc (Tam quốc chí);
④ (văn) Đang: Thiên tử xuân thu đang thịnh (Hán thư). Cv.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ vật bằng đồng, có quai xách, có ba chân, thời cổ dùng để nấu cơm cho nhiều người ăn. Cũng gọi là cái vạc. Chẳng hạn Vạc dầu — Tên một quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Tốn trên quẻ Li, chỉ về sự mới mẻ — Ba mặt đối nhau. Ta gọi là vẽ chân vạc — Vuông vức — Hưng thịnh.

Từ ghép 13

miễn, phủ
fǔ ㄈㄨˇ, miǎn ㄇㄧㄢˇ

miễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hô hào, cổ vũ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúi. § Cũng như "phủ" . ◇ Tô Thức : "Phủ nhi bất đáp" (Hậu Xích Bích phú ) Cúi đầu mà không trả lời.
2. Một âm là "miễn". (Tính) Vẻ gắng gỏi, cố sức. § Cũng như "miễn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cúi, cùng nghĩa với chữ phủ . Một âm là miễn.
② Gắng, cùng nghĩa với chữ miễn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Gắng sức, cố gắng. Như (bộ );
② 【】mẫn miễn [mênmiăn] a. Gắng gỏi, gắng sức; b. (văn) Miễn cưỡng, gượng: Gượng theo; c. (văn) (Thời gian) ngắn ngủi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi thấp xuống — Gắng sức.

phủ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúi. § Cũng như "phủ" . ◇ Tô Thức : "Phủ nhi bất đáp" (Hậu Xích Bích phú ) Cúi đầu mà không trả lời.
2. Một âm là "miễn". (Tính) Vẻ gắng gỏi, cố sức. § Cũng như "miễn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cúi, cùng nghĩa với chữ phủ . Một âm là miễn.
② Gắng, cùng nghĩa với chữ miễn .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như nghĩa ①.
sỉ
xǐ ㄒㄧˇ

sỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái dép cỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dép cỏ.
2. (Động) Giẫm, đạp, xỏ giày dép. ◇ Tư Mã Tương Như : "Thư tức ấp nhi tăng hi hề, Sỉ lí khởi nhi bàng hoàng" , (Trường môn phú ) Vợi thôi lo buồn mà thêm sụt sùi, Xỏ giày dậy mà bàng hoàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái dép cỏ, dép dừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xỏ chân vào dép — Cũng chỉ chiếc dép.

Từ ghép 1

Từ điển trích dẫn

1. Du lạc, đi chơi. ◇ Liêu sử : "Tiết bàn du, giản dịch truyến, bạc phú liễm, giới xa xỉ" , , , (Văn học truyện thượng , Tiêu Hàn gia nô ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buông thả vui sướng.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.