thân, thấn
qīn ㄑㄧㄣ, qìng ㄑㄧㄥˋ, xīn ㄒㄧㄣ

thân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cha mẹ
2. ruột thịt
3. thân cận, gần gũi
4. cô dâu
5. thơm, hôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cha mẹ. Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. ◎ Như: "song thân" cha mẹ.
2. (Danh) Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ. Họ gần gọi là "thân" , họ xa gọi là "sơ" . ◎ Như: "cận thân" người thân gần, "nhân thân" bà con bên ngoại, "lục thân" cha mẹ anh em vợ chồng.
3. (Danh) Hôn nhân. ◎ Như: "kết thân" kết hôn, "thành thân" thành hôn.
4. (Danh) Vợ mới cưới. ◎ Như: "thú thân" lấy vợ, "nghênh thân" đón cô dâu.
5. (Danh) Họ "Thân".
6. (Động) Gần gũi, tiếp xúc. ◎ Như: "thân cận" gần gũi. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
7. (Động) Thương yêu. ◎ Như: "tương thân tương ái" thương yêu nhau.
8. (Động) Kết giao.
9. (Động) Được tiếp kiến. ◎ Như: "nhất thân phương trạch" được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
10. (Động) Hôn (dùng môi hôn).
11. (Tính) Của mình, của chính mình. ◎ Như: "thân nhãn mục đổ" mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).
12. (Tính) Máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "thân huynh đệ" anh em ruột.
13. (Tính) Thông gia. ◎ Như: "thân gia" chỗ dâu gia, sui gia, "thân gia mẫu" bà sui, chị sui. § Ghi chú: Cũng đọc là "thấn".
14. (Tính) Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết. ◇ Mạnh Tử : "Vương vô thân thần hĩ" (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.
15. (Phó) Tự mình, trực tiếp. ◎ Như: "thận tự động thủ" tự tay làm lấy, "sự tất thân cung" sự ấy tất tự mình phải làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
③ Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
④ Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
⑤ Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
⑥ Đáng, giúp.
⑦ Yêu.
⑧ Gần, thân gần.
⑨ Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cha mẹ hoặc anh chị em ruột, người thân: Cha mẹ; Anh em ruột;
② Bà con, họ hàng: Bà con cô bác;
③ Hôn nhân: Lấy vợ, lấy chồng;
Thân mật, thân thiết, thân ái, thân gần: Bạn thân mật;
⑤ Tự, thân, chính: Tự tay làm lấy. 【thân tự [qinzì] Tự, chính mình, đích thân: Đích thân chủ trì; Tiêu Hà bệnh, nhà vua đích thân đến xem bệnh tình của Hà (Hán thư: Tiêu Hà truyện);
⑥ Hôn: Hôn con;
⑦ (văn) Yêu;
⑧ (văn) Giúp. Xem [qìng].

Từ điển Trần Văn Chánh

thân gia [qìngjia]
① Thông gia, thân gia, sui gia: Làm sui (gia);
② Sui: Ông sui; Bà sui, chị sui. Xem [qin].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần gũi, thương yêu. Đoạn trường tân thanh : » Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân « — Người gần gũi với mình. Chỉ cha mẹ. Td: Song thân — Họ hàng. Td: Thân thuộc — Tự mình. Chính mình. Td: Thân chinh — Chỉ việc hôn nhân giữa hai nhà. Td: Thân gia.

Từ ghép 64

bàng hệ thân 旁系親bàng hệ thân thuộc 旁系親屬bạt thân 拔親cầu thân 求親chí thân 至親cử mục vô thân 舉目無親đồng thân 同親hoàng thân 皇親hội thân 會親kết thân 結親khả thân 可親kính thân 敬親lão thân 老親lục thân 六親mẫu thân 母親mục thân 睦親nghênh thân 迎親nghiêm thân 嚴親nghinh thân 迎親ngoại thân 外親ngỗ thân 忤親nhân thân 姻親nội thân 內親phụ thân 父親quân thân 君親song thân 雙親sơ bất gián thân 疏不間親sở thân 所親thân 疏親sự thân 事親sự thân chí hiếu 事親至孝tam thân 三親tầm thân 尋親thám thân 探親thành thân 成親thân ái 親愛thân bằng 親朋thân cận 親近thân chinh 親征thân cung 親供thân gia 親家thân huân 親熏thân hữu 親友thân mật 親密thân mẫu 親母thân nghênh 親迎thân nghị 親誼thân nhiệt 親熱thân phụ 親父thân quyến 親眷thân sinh 親生thân thích 親戚thân thiện 親善thân thiết 親切thân thuộc 親屬thân tín 親信thân tình 親情thân tộc 親族thân vương 親王tỉnh thân 省親tứ cố vô thân 四顧無親tương thân 相親ý thân 懿親yến thân 妟親

thấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cha mẹ. Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. ◎ Như: "song thân" cha mẹ.
2. (Danh) Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ. Họ gần gọi là "thân" , họ xa gọi là "sơ" . ◎ Như: "cận thân" người thân gần, "nhân thân" bà con bên ngoại, "lục thân" cha mẹ anh em vợ chồng.
3. (Danh) Hôn nhân. ◎ Như: "kết thân" kết hôn, "thành thân" thành hôn.
4. (Danh) Vợ mới cưới. ◎ Như: "thú thân" lấy vợ, "nghênh thân" đón cô dâu.
5. (Danh) Họ "Thân".
6. (Động) Gần gũi, tiếp xúc. ◎ Như: "thân cận" gần gũi. ◇ Luận Ngữ : "Phiếm ái chúng nhi thân nhân" (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.
7. (Động) Thương yêu. ◎ Như: "tương thân tương ái" thương yêu nhau.
8. (Động) Kết giao.
9. (Động) Được tiếp kiến. ◎ Như: "nhất thân phương trạch" được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
10. (Động) Hôn (dùng môi hôn).
11. (Tính) Của mình, của chính mình. ◎ Như: "thân nhãn mục đổ" mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).
12. (Tính) Máu mủ, ruột thịt. ◎ Như: "thân huynh đệ" anh em ruột.
13. (Tính) Thông gia. ◎ Như: "thân gia" chỗ dâu gia, sui gia, "thân gia mẫu" bà sui, chị sui. § Ghi chú: Cũng đọc là "thấn".
14. (Tính) Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết. ◇ Mạnh Tử : "Vương vô thân thần hĩ" (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.
15. (Phó) Tự mình, trực tiếp. ◎ Như: "thận tự động thủ" tự tay làm lấy, "sự tất thân cung" sự ấy tất tự mình phải làm.

Từ điển Thiều Chửu

① Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
③ Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
④ Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
⑤ Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
⑥ Đáng, giúp.
⑦ Yêu.
⑧ Gần, thân gần.
⑨ Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .
nghiêm
yán ㄧㄢˊ

nghiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kín, chặt chẽ
2. nghiêm khắc
3. rất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khẩn cấp, cấp bách, gấp rút. ◎ Như: "sự thái nghiêm trọng" sự tình quan trọng gấp rút. ◇ Mạnh Tử : "Sự nghiêm, Ngu bất cảm thỉnh" , (Công Tôn Sửu hạ ) Việc khẩn cấp, Ngu này không dám mời.
2. (Tính) Kín, chặt, khẩn mật. ◎ Như: "môn cấm sâm nghiêm" cửa lối ra vào canh giữ chặt chẽ.
3. (Tính) Khe khắt, gắt gao. ◇ Tây sương kí 西: "Yêm phu nhân trị gia nghiêm túc" (Đệ nhất bổn , Đệ nhị chiết) Bà lớn nhà tôi coi giữ phép nhà rất ngặt.
4. (Tính) Hà khắc, tàn ác. ◎ Như: "nghiêm hình" hình phạt tàn khốc. ◇ Hán Thư : "Pháp gia nghiêm nhi thiểu ân" (Tư Mã Thiên truyện ) Pháp gia (chủ trương dùng hình pháp) khắc nghìệt mà ít ân đức.
5. (Tính) Cung kính, đoan trang. ◎ Như: "nghiêm túc" trang nghiêm kính cẩn, "trang nghiêm" cung kính chỉnh tề.
6. (Tính) Dữ, mạnh, mãnh liệt. ◎ Như: "nghiêm hàn" lạnh dữ dội. ◇ Lí Hạ : "Vi quân khởi xướng trường tương tư, Liêm ngoại nghiêm sương giai đảo phi" , (Dạ tọa ngâm ) Vì chàng ca lên bài trường tương tư, Ngoài rèm sương buốt cùng bay loạn.
7. (Danh) Sự ngay ngắn oai nghi. ◎ Như: "uy nghiêm" oai nghi.
8. (Danh) Tiếng gọi cha mình. ◎ Như: "gia nghiêm" , "lệnh nghiêm" .
9. (Danh) Tình trạng canh phòng chặt chẽ. ◎ Như: "giới nghiêm" .
10. (Danh) Họ "Nghiêm".
11. (Động) Sợ, úy cụ. ◇ Mạnh Tử : "Vô nghiêm chư hầu, ác thanh chí, tất phản chi" , , (Công Tôn Sửu thượng ) Không sợ chư hầu, lời nói xấu đến, tất phản lại.
12. (Động) Tôn kính, tôn sùng. ◇ Lễ Kí : "Nghiêm sư vi nan" (Học kí ) Tôn kính thầy là điều khó làm.

Từ điển Thiều Chửu

Nghiêm, có cái oai nghi đáng sợ.
② Sợ.
Nghiêm ngặt, như cẩn nghiêm , nghiêm mật , v.v.
Nghiêm phong, giặc đến phải phòng bị kĩ gọi là giới nghiêm , giặc lui lại thôi gọi là giải nghiêm .
⑤ Dữ lắm, như nghiêm sương sương xuống buốt dữ, nghiêm hàn rét dữ, v.v.
⑥ Tôn kính, như tục gọi bố là nghiêm, như gia nghiêm , cha tôi, nghiêm mệnh mệnh cha, v.v.
⑦ Hành trang.

Từ điển Trần Văn Chánh

Nghiêm ngặt, nghiêm khắc, gắt gao: Kỉ luật rất nghiêm ngặt;
② Kín: Bịt kín miệng chai lại; Anh ấy kín mồm kín miệng, không hề nói bậy;
③ Phòng bị nghiêm ngặt: Giới nghiêm;
④ (văn) Gay gắt, dữ lắm: Sương xuống rất buốt; Rét dữ;
⑤ (văn) Hành trang;
⑥ (cũ) Nghiêm đường, bố, cha: Bố (cha) tôi, nghiêm phụ, nghiêm đường;
⑦ [Yán] (Họ) Nghiêm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có vẻ ngoài khiến người khác nể sợ — Gấp rút — Gắt gao — Chỉ người cha.

Từ ghép 41

linh, lệnh, lịnh
Líng ㄌㄧㄥˊ, lǐng ㄌㄧㄥˇ, lìng ㄌㄧㄥˋ

linh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mệnh lệnh. ◎ Như: "quân lệnh" mệnh lệnh trong quân đội, "pháp lệnh" chỉ chung mệnh lệnh trong pháp luật.
2. (Danh) Chức quan (thời xưa). ◎ Như: "huyện lệnh" quan huyện.
3. (Danh) Trong các trò chơi, điều lệ lập ra phải tuân theo, gọi là "lệnh". ◎ Như: "tửu lệnh" lệnh rượu.
4. (Danh) Thời tiết, mùa. ◎ Như: "xuân lệnh" tiết xuân.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "tiểu lệnh" một thể trong từ hoặc khúc .
6. (Danh) Họ "Lệnh".
7. (Động) Ra lệnh, ban lệnh. ◇ Luận Ngữ : "Kì thân chánh, bất lệnh nhi hành, kì thân bất chánh, tuy lệnh bất tòng" , , , (Tử Lộ ) Mình mà chính đáng, (dù) không ra lệnh (dân) cũng theo, mình mà không chính đáng, (tuy) ra lệnh (dân cũng) chẳng theo.
8. (Tính) Tốt đẹp, tốt lành. ◎ Như: "lệnh đức" đức tốt, "lệnh danh" tiếng tăm, "lệnh văn" danh giá.
9. (Tính) Kính từ, tiếng tôn xưng. ◎ Như: nói đến anh người khác thì tôn là "lệnh huynh" , nói đến em người khác thì tôn là "lệnh đệ" .
10. Một âm là "linh". (Động) Khiến, sai sử, làm cho. ◎ Như: "linh nhân khởi kính" khiến người nẩy lòng kính, "sử linh" 使 sai khiến. ◇ Chiến quốc sách : "Hữu phục ngôn linh Trường An Quân vi chí giả, lão phụ tất thóa kì diện" , (Triệu sách tứ , Triệu thái hậu tân dụng sự ) Ai mà còn nói (đến chuyện) khiến Trường An Quân đến Trường An làm con tin thì già này tất nhổ vào mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mệnh lệnh, những điều mà chính phủ đem ban bố cho dân biết gọi là lệnh.
② Thời lệnh, như xuân lệnh thời lệnh mùa xuân.
③ Tên quan, như quan huyện gọi là huyện lệnh .
④ Tốt, giỏi như nói đến anh người khác thì tôn là lệnh huynh nói đến em người khác thì tôn là lệnh đệ v.v.
⑤ Một lối văn trong các từ khúc, như một điệu ngắn gọi là tiểu lệnh .
⑥ Trong các trò đùa, lập ra một cách nhất định bắt ai cũng phải theo, cũng gọi là lệnh, như tửu lệnh lệnh rượu.
⑦ Một âm là linh. Khiến, như linh nhân khởi kính khiến người nẩy lòng kính, sử linh 使 sai khiến, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(loại) Ram giấy: Một ram giấy báo. Xem [lìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khiến cho. Làm cho — Một âm là Lệnh. Xem Lệnh — Bất tri can đảm hưng thùy thị, linh nhân khước ức Bình nguyên Quân ( Đường thi ). Chẳng biết gan mật cùng ai tỏ, khiến người lại nhớ Bình nguyên quân. Bình nguyên Quân là tướng nước Triệu đời Chiến quốc, có tính đãi khách tối hậu, trong nhà lúc nào cũng có hơn 3.000 khách. » Từ rằng: Lời nói hữu tình, Khiến người lại nhớ câu Bình nguyên Quân « ( Kiều ).

lệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mệnh lệnh. ◎ Như: "quân lệnh" mệnh lệnh trong quân đội, "pháp lệnh" chỉ chung mệnh lệnh trong pháp luật.
2. (Danh) Chức quan (thời xưa). ◎ Như: "huyện lệnh" quan huyện.
3. (Danh) Trong các trò chơi, điều lệ lập ra phải tuân theo, gọi là "lệnh". ◎ Như: "tửu lệnh" lệnh rượu.
4. (Danh) Thời tiết, mùa. ◎ Như: "xuân lệnh" tiết xuân.
5. (Danh) Tên gọi tắt của "tiểu lệnh" một thể trong từ hoặc khúc .
6. (Danh) Họ "Lệnh".
7. (Động) Ra lệnh, ban lệnh. ◇ Luận Ngữ : "Kì thân chánh, bất lệnh nhi hành, kì thân bất chánh, tuy lệnh bất tòng" , , , (Tử Lộ ) Mình mà chính đáng, (dù) không ra lệnh (dân) cũng theo, mình mà không chính đáng, (tuy) ra lệnh (dân cũng) chẳng theo.
8. (Tính) Tốt đẹp, tốt lành. ◎ Như: "lệnh đức" đức tốt, "lệnh danh" tiếng tăm, "lệnh văn" danh giá.
9. (Tính) Kính từ, tiếng tôn xưng. ◎ Như: nói đến anh người khác thì tôn là "lệnh huynh" , nói đến em người khác thì tôn là "lệnh đệ" .
10. Một âm là "linh". (Động) Khiến, sai sử, làm cho. ◎ Như: "linh nhân khởi kính" khiến người nẩy lòng kính, "sử linh" 使 sai khiến. ◇ Chiến quốc sách : "Hữu phục ngôn linh Trường An Quân vi chí giả, lão phụ tất thóa kì diện" , (Triệu sách tứ , Triệu thái hậu tân dụng sự ) Ai mà còn nói (đến chuyện) khiến Trường An Quân đến Trường An làm con tin thì già này tất nhổ vào mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Mệnh lệnh, những điều mà chính phủ đem ban bố cho dân biết gọi là lệnh.
② Thời lệnh, như xuân lệnh thời lệnh mùa xuân.
③ Tên quan, như quan huyện gọi là huyện lệnh .
④ Tốt, giỏi như nói đến anh người khác thì tôn là lệnh huynh nói đến em người khác thì tôn là lệnh đệ v.v.
⑤ Một lối văn trong các từ khúc, như một điệu ngắn gọi là tiểu lệnh .
⑥ Trong các trò đùa, lập ra một cách nhất định bắt ai cũng phải theo, cũng gọi là lệnh, như tửu lệnh lệnh rượu.
⑦ Một âm là linh. Khiến, như linh nhân khởi kính khiến người nẩy lòng kính, sử linh 使 sai khiến, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ra lệnh;
② Lệnh: Quân lệnh; Pháp lệnh; Khẩu lệnh;
③ Khiến, làm cho: Khiến người ta phấn khởi; Khiến người ta tôn kính;
④ (cũ) Chức quan (chỉ huyện lệnh): Quan huyện; Quan thái sử; Quan trung thư;
⑤ Thời tiết, mùa: Thời tiết; Mùa hè; Mùa đông; Đương thời;
⑥ Tửu lệnh (lệnh rượu, lệnh đến phiên phải uống);
⑦ Tốt đẹp: Đức tốt; Tiếng tăm; Danh giá;
⑧ (cũ) Tiếng tôn xưng những người thân thuộc hoặc có quan hệ của đối phương: Lệnh huynh, ông anh; Lệnh nghiêm, cụ thân sinh;
⑨ Tên điệu từ: Như mộng lệnh; Thập lục tự lệnh;
⑩ (văn) Nếu (liên từ biểu thị sự giả thiết): , Nếu tôi chết đi rồi, thì người ta đều sẽ ăn thịt ăn cá nó (Sử kí). Xem [lêng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bố cáo ra cho mọi người biết. Truyện Trê Cóc có câu: » Quan cứ lệnh, lính cứ truyền, Đã ngàu cổ buộc lại đêm chân cùm « - Sai khiến. Lời sai khiến, tức mệnh lệnh. Cũng truyện Trê Cóc có câu: » Các thầy vâng lệnh lên đường, Theo chân thầy tớ môđt đoàn thong dong « - Phép tắc luật lệ. Td: Pháp lệnh ( cũng như pháp luật ) — Thời tiết — Vị quan đứng đầu một huyện, Huyện lệnh — Tốt đẹp — Tiếng kính trọng để gọi người thân thuộc của người khác — Một âm là Linh. Xem Linh — Cũng đọc Lịnh.

Từ ghép 52

lịnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lệnh, chỉ thị
2. viên quan
3. tốt đẹp, hiền lành

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ra lệnh;
② Lệnh: Quân lệnh; Pháp lệnh; Khẩu lệnh;
③ Khiến, làm cho: Khiến người ta phấn khởi; Khiến người ta tôn kính;
④ (cũ) Chức quan (chỉ huyện lệnh): Quan huyện; Quan thái sử; Quan trung thư;
⑤ Thời tiết, mùa: Thời tiết; Mùa hè; Mùa đông; Đương thời;
⑥ Tửu lệnh (lệnh rượu, lệnh đến phiên phải uống);
⑦ Tốt đẹp: Đức tốt; Tiếng tăm; Danh giá;
⑧ (cũ) Tiếng tôn xưng những người thân thuộc hoặc có quan hệ của đối phương: Lệnh huynh, ông anh; Lệnh nghiêm, cụ thân sinh;
⑨ Tên điệu từ: Như mộng lệnh; Thập lục tự lệnh;
⑩ (văn) Nếu (liên từ biểu thị sự giả thiết): , Nếu tôi chết đi rồi, thì người ta đều sẽ ăn thịt ăn cá nó (Sử kí). Xem [lêng].

Từ ghép 1

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như Nghiêm phụ .
mật
mì ㄇㄧˋ

mật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đông đúc
2. giữ kín

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rậm rạp, liền kín, sát, khít, dày. ◎ Như: "mật mật tằng tằng" chập chồng liền kín, "mật như thù võng" dày đặc như mạng nhện.
2. (Tính) Kín đáo, không để lộ, không cho người ngoài cuộc biết tới. ◎ Như: "mật lệnh" lệnh bí mật.
3. (Tính) Thân gần, thân thiết, liền kề. ◎ Như: "mật nhĩ" , "mật thiết" hợp với nhau, khắng khít. § Tục viết là . ◇ Cù Hựu : "Bằng hữu trung hữu nhất cá dữ tha giao vãng mật thiết" (Tu Văn xá nhân truyện ) Trong đám bạn bè có một người giao hảo với ông rất thân thiết.
4. (Tính) Chu đáo, tỉ mỉ. ◎ Như: "tế mật" tỉ mỉ, "chu mật" kĩ lưỡng, "nghiêm mật" nghiêm ngặt, chặt chẽ.
5. (Danh) Sự việc giữ kín, việc không để công khai. ◎ Như: "bảo mật" giữ kín, "bí mật" việc giấu kín, không để lộ, "cơ mật" việc cơ yếu giữ kín.
6. (Danh) Họ "Mật".
7. (Danh) Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, gọi là "Mật tông", cũng gọi là "Chân ngôn tông" , giáo nghĩa của tông này gọi là "mật giáo" .
8. (Phó) Kín đáo, ngầm. ◎ Như: "mật báo" ngầm thông báo, "mật cáo" kín đáo cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Rậm rạp, liền kín. Như mật mật tằng tằng chập chồng liền kín.
② Bí mật, việc gì cần phải giữ kín không cho ai biết gọi là mật.
③ Liền gắn, liền kề. Như mật nhĩ , mật thiết nghĩa là cùng hợp với nhau, có ý khắng khít lắm. Tục viết là .
④ Mật tông . Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật Tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, như thế chỉ có Phật mới biết được, nên gọi là mật tông, cũng gọi là chân ngôn tông , giáo nghĩa của tông này gọi là mật giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mau, kín, dầy, khít, sát, rậm rạp, đông đúc: Cấy dầy, trồng dầy; Vùng này cây trồng sát quá;
Thân thiết: Bạn thân; Thân mật; Khăng khít gần gũi;
③ Tinh vi, kĩ càng: Kĩ càng; Tinh vi;
④ Bí mật, ngầm, lén: Nói chuyện kín, mật đàm; Điện mật, mật điện; Mật ước, hiệp ước bí mật; Giữ bí mật; Bí mật chôn viên ngọc bích ở sân trước tổ miếu (Tả truyện);
⑤ [Mì] (Họ) Mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo — Gần. Khít lại — Yên lặng.

Từ ghép 42

nghiêm mật

phồn thể

Từ điển phổ thông

giữ kín không cho ai biết

Từ điển trích dẫn

1. Chặt chẽ, không sơ hở, chu đáo.
2. Nghiêm ngặt, gắt gao. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mỗi tư tương hội, chỉ thị phụ thân câu thúc nghiêm mật, vô do đắc hội" , , (Đệ thập tứ hồi) (Bảo Ngọc) vẫn mong gặp mặt, chỉ vì cha câu thúc nghiêm ngặt quá, nên chưa được gặp.
3. Bí mật, cơ mật. ◇ Tư Mã Quang : "Chí Thông đối dĩ cấm trung sự nghiêm mật, bất cảm tiết" , (Tốc thủy kí văn , Quyển ngũ ) Chí Thông đối với việc cơ mật trong cung cấm, không dám tiết lộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắt gao khắt khe.
bính, tính, tịnh
bàng ㄅㄤˋ, bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng nhau, ngang nhau, đều

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng lúc, đồng thời. ◎ Như: "dị thuyết tịnh khởi" các thuyết khác nhau cùng một lúc nổi lên. ◇ Lễ Kí : "Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội" , (Trung Dung ) Vạn vật cùng lúc phát triển mà không làm hại nhau, đạo đồng thời thi hành mà không trái nhau.
2. (Phó) Dùng trước một từ phủ định (vô, phi, bất, ...), để nhấn mạnh ý phủ định: quyết (không), nhất định (không), thực ra (không). ◎ Như: "sự tình tịnh phi như thử" sự tình thực ra không phải vậy, "nhĩ biệt ngộ hội, ngã tịnh vô ác ý" , anh đừng hiểu lầm, tôi hoàn toàn không có ác ý, "mẫu thân nghiêm giáo, tịnh bất cảm khiết tửu" , mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, quyết không dám uống rượu.
3. (Phó) Cùng, đều. ◎ Như: "tịnh lập" đều đứng, "tịnh hành" đều đi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Toại ban quân nhi hoàn, nhất quận tịnh hoạch toàn" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Bèn đem quân trở về, cả quận đều được vẹn toàn.
4. (Giới) Ngay cả. § Dùng như "liên" , "đồng" . ◎ Như: "tịnh thử thiển cận đích nguyên lí diệc bất năng minh" ngay cả nguyên lí dễ hiểu ấy mà cũng không rõ.
5. (Liên) Và, và lại, rồi lại, lại còn. ◎ Như: "giá cá án tử, bảo chứng năng hoàn thành, tịnh năng tố đắc tận thiện tận mĩ" , , cái bàn đó, (không những) bảo đảm hoàn thành, mà còn làm cho hoàn toàn tốt đẹp nữa.
6. § Dùng như , .

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, đều, như tịnh lập đều đứng, tịnh hành đều đi, v.v. Có chỗ viết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
③ Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
⑤ Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
⑥ Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑦ Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Ngang nhau — Họp làm một, chung nhau.

Từ ghép 11

câu, cừu
chóu ㄔㄡˊ, qiú ㄑㄧㄡˊ

câu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Cầm lấy — Một âm khác là Cừu.

cừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ thù

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thù địch. ◎ Như: "phục cừu" báo thù lại, "thế cừu" thù truyền kiếp.
2. (Danh) Mối oán hận sâu xa. ◎ Như: "thâm cừu đại hận" oán sâu hận lớn, "ân tương cừu báo" đem oán trả ơn, vô ơn phụ nghĩa.
3. (Danh) Phối ngẫu. ◇ Tào Thực : "Kết phát từ nghiêm thân, Lai vi quân tử cừu" , (Bồ sanh hành phù bình thiên ) Kết tóc từ biệt cha mẹ, Đến làm vợ người quân tử.
4. (Danh) Đồng bạn, đồng loại, đồng bối. ◇ Thi Kinh : "Công hầu hảo cừu" (Chu nam , Thố ta ) Bạn tốt của bậc công hầu.
5. (Danh) Họ "Cừu".
6. (Động) Căm thù, oán hận. ◇ Thư Kinh : "Vạn tính cừu dữ" (Ngũ tử chi ca ) Muôn dân oán hận ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Thù địch, như phục cừu báo thù lại.
② Giận tức, như cừu thị coi lấy làm tức giận (coi như kẻ thù hằn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thù địch, kẻ thù: Kẻ thù khoái trá, người thân đau lòng;
② Căm thù, thù: Báo thù, trả thù;
③ (văn) Báo thù: Để báo mối thù do một lời nói gây ra (Cao Khải);
④ (văn) Đối đáp, đáp lại: , Không có lời nào không đối đáp, không có đức hạnh nào không báo đáp (Thi Kinh);
⑤ (văn) Tương đương, phù hợp;
⑥ (văn) Ứng nghiệm;
⑦ (văn) Trả tiền (dùng như ): , Cao tổ thường đến quán rượu uống dài dài, trả tiền rượu gấp mấy lần (Sử kí). Xem [qiú].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đồng bạn: Bạn tốt của công hầu (Thi Kinh);
② (văn) Phối ngẫu, vợ: Tiến đến làm vợ người quân tử (Tào Thực);
③ [Qiú] (Họ) Cừu. Xem [chóu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thù hằn giận ghét. Kẻ thù.

Từ ghép 18

hiềm
xián ㄒㄧㄢˊ

hiềm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sự nghi ngờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngờ vực, nghi. ◎ Như: "hiềm nghi" nghi ngờ.
2. (Động) Không bằng lòng, oán hận, chán ghét. ◎ Như: "hiềm bần ái phú" ghét nghèo ưa giàu.
3. (Động) Gần với, gần như. ◇ Tuân Tử : "Nhất triêu nhi táng kì nghiêm thân, nhi sở dĩ tống táng chi giả bất ai bất kính, tắc hiềm ư cầm thú hĩ" , , (Lễ luận ) Một mai mất cha mất mẹ, mà mình tống táng không thương không kính, thì cũng gần như cầm thú vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngờ, cái gì hơi giống sự thực khiến cho người ngờ gọi là hiềm nghi .
② Không được thích ý cũng gọi là hiềm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiềm nghi, nghi ngờ, ngờ vực: Tránh sự hiềm nghi;
② Hiềm, hiềm thù, hiềm ghét, không thích ý: Làm tiêu tan mọi hiềm oán trước kia; Thứ vải này rất bền, chỉ hiềm cái dày quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi ngờ — Không vừa lòng — Ghét bỏ.

Từ ghép 9

phân, phần
fēn ㄈㄣ, fén ㄈㄣˊ

phân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mùi cỏ thơm
2. nổi lên, ùn ùn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hương thơm. ◇ Ngô Thì Nhậm : "Quế lan tất hạ cạnh phu phân" (Tân niên cung hạ nghiêm thân ) Cây quế hoa lan dưới gối đua nở thơm tho.
2. (Danh) Tiếng thơm, tiếng tốt. ◇ Lục Cơ : "Tụng tiên nhân chi thanh phân" (Văn phú ) Ca ngợi tiếng thơm thanh bạch của người trước.
3. (Danh) Họ "Phân".
4. (Tính) Nổi lên, gồ lên. ◎ Như: "phân nhiên" nổi ùn lên.
5. (Tính) Thơm ngát. ◎ Như: "phân phương" thơm ngát.
6. (Động) Bốc lên, tỏa ra mùi thơm. ◇ Nguyễn Dư : "Hựu hữu kim tương ngọc lễ phân hương khả ái" 漿 (Từ Thức tiên hôn lục ) Lại có những thứ rượu kim tương, ngọc lễ, mùi hương đưa lên thơm phức.
7. (Phó) Nhiều. § Thông "phân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi cỏ thơm. Các đồ ăn có mùi thơm cũng gọi là phân phương .
② Nổi lên, lùm lùm.
③ Cùng nghĩa với chữ phân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mùi thơm;
② (văn) Tiếng thơm: Vang lừng tiếng thơm (tiếng tốt) đến ngàn năm (Tấn thư);
③ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùi thơm của cỏ — Mùi thơm. Thơm tho — Dùng như chữ Phân .

Từ ghép 5

phần

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mùi thơm;
② (văn) Tiếng thơm: Vang lừng tiếng thơm (tiếng tốt) đến ngàn năm (Tấn thư);
③ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.