sử
shǐ ㄕˇ

sử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lịch sử

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một chức quan coi về văn thư. ◎ Như: quan "nội sử" , quan "ngoại sử" , quan "tả sử" , quan "hữu sử" .
2. (Danh) Chức quan ở gần vua luôn luôn là "ngự sử" , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan "thái sử" . Về sau thi chức "ngự sử" chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua. Sở của các quan ấy làm việc gọi là "đô sát viện" . Còn các chức "thái sử" thì do viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là "thái sử". Lễ nhà Chu có quan "nữ sử" để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là "nữ sử" .
3. (Danh) Sử sách, lịch sử. ◎ Như: "quốc sử" .
4. (Danh) Thầy vẽ, thợ vẽ. ◇ Trang Tử : "Tống Nguyên Quân tương họa đồ, chúng sử giai chí, thụ ấp nhi lập" , , (Điền Tử Phương ) Vua Nguyên nước Tống muốn vẽ tranh, nhiều thợ vẽ đều tới, vái rồi đứng đó.
5. (Danh) Họ "Sử".

Từ điển Thiều Chửu

① Quan sử. Một chức quan coi về việc văn thư. Như quan nội sử , quan ngoại sử , quan tả sử , quan hữu sử , v.v.
② Chức quan ở gần vua luôn luôn là ngự sử , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan thái sử . Về sau thi chức ngự sử chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua, sở của các quan ấy làm việc gọi là đô sát viện , còn các chức thái sử thì so viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là thái sử, lễ nhà Chu có quan nữ sử để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là nữ sử .
③ Sách sử, thứ ghi các sự tích trong nước từ xưa tới nay gọi là lịch sử , quốc sử .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lịch sử, sử sách, sử: Lịch sử bang giao giữa các nước; Quan điểm lịch sử;
② Quan sử (chức quan phụ trách ghi sử sách thời cổ);
③ [Shê] (Họ) Sử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ghi chép sự việc xảy ra — Sách chép việc xảy ra trọng một quốc gia nhiều thời đại. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cảo thơm lần giở trước đèn, phong tình cổ lục còn truyền sử xanh « — Vị quan coi việc biên soạn quốc sử.

Từ ghép 72

bá sử 霸史bại sử 稗史ban sử 班史bắc sử 北史biệt sử 別史cận sử 近史chánh sử 正史chiến sử 戰史chính sử 正史cổ sử 古史dã sử 野史đại nam quốc sử diễn ca 大南國史演歌đại việt sử kí 大越史記đại việt sử kí bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử kí bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編đại việt sử kí tiền biên 大越史記前編đại việt sử kí toàn thư 大越史記全書đại việt sử kí tục biên 大越史記續編đại việt thông sử 大越通史khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lịch sử 历史lịch sử 歴史lịch sử 歷史nam sử 南史nam sử tập biên 南史集編ngoại sử 外史ngự chế việt sử tổng vịnh tập 御製越史總詠集ngự sử 御史ngự sử đài 御史台ngự sử đài 禦史臺phó đô ngự sử 副都御史quân sử 軍史quốc sử 國史quốc sử quán 國史館sử bộ 史部sử bút 史筆sử cục 史局sử gia 史家sử học 史學sử kí 史記sử kịch 史劇sử liệu 史料sử luận 史論sử lược 史略sử quan 史官sử quán 史舘sử quán 史館sử quân tử 史君子sử tài 史才sử tài 史材sử thặng 史乘sử thần 史臣sử thể 史體sử thi 史詩sử thi 史诗sử thực 史實sử tích 史跡tạp sử 雜史thái sử 太史thanh sử 青史thứ sử 刺史tiền sử 前史tiểu sử 小史việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt sử 越史việt sử bị lãm 越史備覽việt sử cương mục 越史綱目việt sử tiêu án 越史摽案việt sử tục biên 越史續編vịnh nam sử 詠南史vịnh sử 詠史

Từ điển trích dẫn

1. Nguyên chỉ cái mặt nạ. Sau là tên gọi môn nhạc vũ dùng mặt nạ biểu diễn (thời Nam Bắc triều, Tùy, Đường).
2. Dùng thư tín hoặc thi văn thay cho thảo luận trước mặt. ◇ Bạch Cư Dị : "Triển mi chỉ ngưỡng tam bôi hậu, Đại diện duy bằng ngũ tự trung" , (Túy phong thi đồng kí Vi Chi ) Chỉ nhướng mày lên sau (khi uống xong) ba chén rượu, Gửi thơ đàm luận nhờ vào trong năm chữ thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay mặt.
lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên sông)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Lễ" : (1) Phát nguyên ở Hà Nam. (2) Ở Hồ Nam, chảy vào hồ Động Đình.
2. (Tính) Ngon ngọt. § Thông "lễ" . ◎ Như: "lễ tuyền" suối nước ngọt.

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên sông: Sông Lễ (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước ngọt, nước uống được. Td: Hải lễ ( dòng nước ngọt chảy ngoài biển ). Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Trước từng trải Xiêm La, Cao Miên về Gia Định mới dần ra Khánh Thuận, đã mấy buổi sơn phong hải, lễ trời Cao Quang soi tỏ tấm kiên trinh «.

Từ điển trích dẫn

1. "Giáp" đứng đầu mười "can" , "Tí" đứng đầu mười hai "chi" . Lấy "can chi" hợp thành một hoa giáp, tức 60 năm, gọi là "giáp tí" .
2. Phiếm chỉ năm tháng, thời gian. ◇ Đỗ Phủ : "Biệt lai tần giáp tí, Thúc hốt hựu xuân hoa" , (Xuân quy ) Từ ngày li biệt đến nay đã bao nhiêu năm tháng, Bỗng chốc, hoa xuân lại về.
3. Tuổi tác. ◇ Liêu trai chí dị : "Thường vấn kì giáp tí, thù bất văn kí ức, đãn ngôn kiến Hoàng Sào phản, do như tạc nhật" , , , (Hồ tứ tướng công ) Có lần hỏi tuổi, chỉ bảo không nhớ rõ, song nói rằng thấy chuyện Hoàng Sào làm phản như vừa hôm qua.
4. Tiết, mùa trong năm. ◇ Cao Thích : "Tuế thì đương chánh nguyệt, Giáp tí nhập sơ hàn" , (Đồng quần công thập nguyệt triều yến Lí thái thú trạch ) Năm đương lúc tháng giêng, Tiết trời vừa chớm lạnh.
5. Chỉ vận mệnh (tính theo thiên can địa chi). ◇ Liêu trai chí dị : "Thích thôn trung lai nhất tinh giả, tự hiệu Nam San Ông, ngôn nhân hưu cữu, liễu nhược mục đổ, danh đại táo. Lí triệu chí gia, cầu thôi giáp tí" , , , , . , (Cửu san vương ) Tình cờ có một người thầy số tới thôn, tự xưng là Nam Sơn Ông, nói chuyện họa phúc của người đều đúng như chính mắt nhìn thấy, rất nổi tiếng. Lí gọi tới nhà nhờ bói vận mạng.
6. Lịch (ghi ngày tháng, cát hung, nghi kị). ◇ Tây du kí 西: "Nả hầu tại san trung, (...) dạ túc thạch nhai chi hạ, triêu du phong động chi trung. Chân thị: San trung vô giáp tí, Hàn tận bất tri niên" (...)宿, . : , (Đệ nhất hồi) Con khỉ ấy ở trong núi, (...) đêm ngủ dưới mái đá, sang rong chơi trong hang núi. Thật là: Trong núi không có lịch, Lạnh hết chẳng hay năm.
cử
jǔ ㄐㄩˇ

cử

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng (đầu), nâng lên, nhấc lên
2. cử động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cất lên, giơ, ngẩng. ◎ Như: "cử thủ" cất tay, "cử túc" giơ chân, "cử bôi" nâng chén. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Bầu, tuyển chọn, đề cử. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Động) Nêu ra, đề xuất. ◇ Luận Ngữ : "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta nêu ra một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Phát động, hưng khởi. ◎ Như: "cử sự" khởi đầu công việc, "cử nghĩa" khởi nghĩa.
5. (Động) Bay. ◇ Tô Thức : "Ngư phủ tiếu, khinh âu cử. Mạc mạc nhất giang phong vũ" , . (Ngư phủ tiếu từ ) Lão chài cười, chim âu bay. Mờ mịt trên sông mưa gió.
6. (Động) Sinh đẻ, nuôi dưỡng. ◇ Liêu trai chí dị : "Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi" , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.
7. (Động) Lấy được, đánh lấy được thành. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương văn Hoài Âm Hầu dĩ cử Hà Bắc" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương nghe tin Hoài Âm Hầu đã lấy Hà Bắc.
8. (Danh) Hành vi, động tác. ◎ Như: "nghĩa cử" việc làm vì nghĩa, "thiện cử" việc thiện.
9. (Danh) Nói tắt của "cử nhân" người đậu khoa thi hương (ngày xưa), phiếm chỉ người được tiến cử. ◎ Như: "trúng cử" thi đậu.
10. (Tính) Toàn thể, tất cả. ◎ Như: "cử quốc" cả nước. ◇ Liêu trai chí dị : "Cử gia yến tập" (Phiên Phiên ) Cả nhà yến tiệc linh đình.

Từ điển Thiều Chửu

① Cất lên, giơ lên, cất nổi. Như cử thủ cất tay, cử túc giơ chân, cử bôi cất chén, v.v.
② Cử động. Như cử sự nổi lên làm việc, cũng như ta nói khởi sự . Thế cho nên có hành động gì đều gọi là cử cả. Như cử động , cử chỉ , v.v. Sự không cần làm nữa mà cứ bới vẽ ra gọi là đa thử nhất cử .
③ Tiến cử. Như suy cử suy tôn tiến cử lên, bảo cử bảo lĩnh tiến cử lên, v.v. Lệ thi hương ngày xưa ai trúng cách (đỗ) gọi là cử nhân .
④ Phàm khen ngợi hay ghi chép ai cũng gọi là cử, như xưng cử đề cử lên mà khen, điều cử ghi tường từng điều để tiêu biểu lên.
⑤ Sinh đẻ, đẻ con gọi gọi là cử , không sinh đẻ gọi là bất cử .
⑥ Lấy được, đánh lấy được thành gọi là cử.
⑦ Bay cao, kẻ sĩ trốn đời gọi là cao cử . Ðời sau gọi những người có kẻ có tài hơn người là hiên hiên hà cử cũng noi nghĩa ấy.
⑧ Ðều cả. Như cử quốc cả nước.
⑨ Ðều.
⑩ Họp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đưa lên, giơ lên, giương lên: Giơ tay; Giương cao;
② Ngẩng: Ngẩng đầu;
③ Ngước: Ngước mắt;
④ Bầu, cử: Cử đại biểu; Mọi người bầu anh ấy làm tổ trưởng;
⑤ Nêu ra, đưa ra, cho: Xin cho một thí dụ;
⑥ Việc: Việc nghĩa;
⑦ Cử động, hành động: Mọi hành động;
⑧ Cả, khắp, tất cả đều, mọi, hết thảy mọi người: Tất cả những người dự họp; Khắp nước tưng bừng; Nghe thấy thế cả làng đều mừng rỡ; Mọi việc đều không thay đổi (Sử kí); Cả huyện, hết thảy mọi người trong huyện;
⑨ (văn) Đánh hạ, đánh chiếm, chiếm lĩnh: Hiến công mất nước Quắc, năm năm sau lại đánh hạ nước Ngu (Cốc Lương truyện: Hi công nhị niên); Tên lính thú (Trần Thiệp) cất tiếng hô lớn, cửa ải Hàm Cốc bị đánh chiếm (Đỗ Mục: A Phòng cung phú);
⑩ (văn) Đi thi, thi đậu, trúng cử: Dũ gởi thơ cho Lí Hạ, khuyên Hạ đi thi tiến sĩ (Hàn Dũ: Vĩ biện); Lí Hạ đỗ tiến sĩ trở thành người nổi tiếng (Hàn Dũ: Vĩ biện);
⑪ (văn) Tố cáo, tố giác: Quan lại phát hiện mà không tố cáo thì sẽ cùng (với người đó) có tội (Luận hoành);
⑫ (văn) Tịch thu;
⑬ (văn) Cúng tế;
⑭ (văn) Nuôi dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng hai tay mà nâng lên, nhấc lên — Dáng chim bay — Đưa lên. Tiến dẫn — Biên chép — Sinh đẻ — Thi đậu — Tất cả. Toàn thể.

Từ ghép 70

bảo cử 保舉bao cử 包舉bạt san cử đỉnh 拔山舉鼎bạt sơn cử đỉnh 拔山舉鼎bằng cử 鵬舉bất khả mai cử 不可枚舉cao cử 高舉chế cử 制舉công cử 公舉cống cử 貢舉cử ai 舉哀cử án tề mi 舉案齊眉cử binh 舉兵cử bộ 舉步cử bộ 舉部cử bôi 舉杯cử chỉ 舉止cử chủ 舉主cử chủng 舉踵cử đao 舉刀cử đầu 舉頭cử đỉnh 舉頂cử đỉnh bạt sơn 舉鼎拔山cử động 舉動cử gia 舉家cử hành 舉行cử hặc 舉劾cử hỏa 舉火cử mục 舉目cử mục vô thân 舉目無親cử nam 舉男cử nghiệp 舉業cử nhạc 舉樂cử nhân 舉人cử nhất phản tam 舉一反三cử quốc 舉國cử sĩ 舉士cử sự 舉事cử thế 舉世cử thủ 舉手cử tọa 舉坐cử trường 舉場cử túc 舉足cử túc khinh trọng 舉足輕重cử tử 舉子cương cử mục trương 綱舉目張đại cử 大舉đề cử 提舉đơn cử 單舉hà cử 遐舉khoa cử 科舉liệt cử 列舉mao cử 毛舉nghĩa cử 義舉nhất cử lưỡng tiện 一舉兩便phó cử 赴舉phượng cử 鳳舉sáng cử 創舉sát cử 察舉suy cử 推舉tái cử 再舉thôi cử 推舉tiến cử 薦舉tiêu cử 標舉tịnh cử 並舉tổng tuyển cử 總選舉trúng cử 中舉tuyển cử 選舉ứng cử 應舉xưng cử 稱舉
uyển, uân, uất, uẩn
yù ㄩˋ, yuān ㄩㄢ, yuǎn ㄩㄢˇ, yuàn ㄩㄢˋ, yūn ㄩㄣ, yǔn ㄩㄣˇ

uyển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vườn hoa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vẻ như chết rồi, khô cứng.
2. (Danh) Vườn nuôi cầm thú, trồng cây cỏ. § Thời xưa thường chỉ rừng vườn nơi vua chúa rong chơi săn bắn. ◎ Như: "lộc uyển" 鹿 vườn nuôi hươu, "thượng lâm uyển" vườn rừng của vua.
3. (Danh) Nơi gom tụ nhiều sự vật. ◎ Như: "văn uyển" rừng văn, "nghệ uyển" vườn nghệ thuật, chỗ hội tụ văn hay nghề khéo.
4. (Danh) Cung điện. ◎ Như: "nội uyển" cung trong.
5. (Danh) Họ "Uyển".
6. Một âm là "uất". (Động) Tích tụ, đình trệ, chất chứa không thông. § Thông "uất" . ◇ Lễ Kí : "Cố sự đại tích yên nhi bất uất, tịnh hành nhi bất mâu" , (Lễ vận ) Cho nên tích chứa nhiều mà không trì trệ, cùng tiến hành mà không vướng mắc. § Còn đọc là "uẩn".

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi giống thú.
② Phàm chỗ nào tích góp nhiều thứ đều gọi là uyển. Như văn uyển rừng văn, nghệ uyển , nói chỗ có nhiều văn hay có nhiều nghề khéo.
③ Cung diện, như nội uyển cung trong.
④ Một âm là uất. Bị ức, chất chứa. Có khi đọc là chữ uẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vườn hoa, vườn thú (của vua chúa): Ngự uyển, vườn hoa của vua; 鹿 Vườn nuôi hươu;
② (văn) Vườn (nơi tập trung những cái đẹp, cái hay): Vườn văn; Vườn nghệ thuật;
③ Cung điện: Cung trong;
④ Chỗ cây cối mọc um tùm;
⑤ (văn) Khô héo: Bề ngoài khô héo mà bề trong lại mạnh mẽ (Hoài Nam tử);
⑥ [Yuàn] (Họ) Uyển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khu nuôi thú vật chim muông. Vườn nuôi thú — Vườn trồng cây, trồng hoa. Td: Thượng Uyển.

Từ ghép 8

uân

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Hoa văn: Trên cái thuẫn lớn có vẽ nhiều hoa văn chim sẻ (Thi Kinh: Tần phong, Tiểu nhung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường vằn. Đường vân — Xem Uyển.

uất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vẻ như chết rồi, khô cứng.
2. (Danh) Vườn nuôi cầm thú, trồng cây cỏ. § Thời xưa thường chỉ rừng vườn nơi vua chúa rong chơi săn bắn. ◎ Như: "lộc uyển" 鹿 vườn nuôi hươu, "thượng lâm uyển" vườn rừng của vua.
3. (Danh) Nơi gom tụ nhiều sự vật. ◎ Như: "văn uyển" rừng văn, "nghệ uyển" vườn nghệ thuật, chỗ hội tụ văn hay nghề khéo.
4. (Danh) Cung điện. ◎ Như: "nội uyển" cung trong.
5. (Danh) Họ "Uyển".
6. Một âm là "uất". (Động) Tích tụ, đình trệ, chất chứa không thông. § Thông "uất" . ◇ Lễ Kí : "Cố sự đại tích yên nhi bất uất, tịnh hành nhi bất mâu" , (Lễ vận ) Cho nên tích chứa nhiều mà không trì trệ, cùng tiến hành mà không vướng mắc. § Còn đọc là "uẩn".

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi giống thú.
② Phàm chỗ nào tích góp nhiều thứ đều gọi là uyển. Như văn uyển rừng văn, nghệ uyển , nói chỗ có nhiều văn hay có nhiều nghề khéo.
③ Cung diện, như nội uyển cung trong.
④ Một âm là uất. Bị ức, chất chứa. Có khi đọc là chữ uẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Uẩn kết, chất chứa, bị dồn nén: Cho nên những việc lớn chồng chất lại mà không bị dồn nén (Lễ kí: Lễ vận). Như .

uẩn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Vẻ như chết rồi, khô cứng.
2. (Danh) Vườn nuôi cầm thú, trồng cây cỏ. § Thời xưa thường chỉ rừng vườn nơi vua chúa rong chơi săn bắn. ◎ Như: "lộc uyển" 鹿 vườn nuôi hươu, "thượng lâm uyển" vườn rừng của vua.
3. (Danh) Nơi gom tụ nhiều sự vật. ◎ Như: "văn uyển" rừng văn, "nghệ uyển" vườn nghệ thuật, chỗ hội tụ văn hay nghề khéo.
4. (Danh) Cung điện. ◎ Như: "nội uyển" cung trong.
5. (Danh) Họ "Uyển".
6. Một âm là "uất". (Động) Tích tụ, đình trệ, chất chứa không thông. § Thông "uất" . ◇ Lễ Kí : "Cố sự đại tích yên nhi bất uất, tịnh hành nhi bất mâu" , (Lễ vận ) Cho nên tích chứa nhiều mà không trì trệ, cùng tiến hành mà không vướng mắc. § Còn đọc là "uẩn".

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi giống thú.
② Phàm chỗ nào tích góp nhiều thứ đều gọi là uyển. Như văn uyển rừng văn, nghệ uyển , nói chỗ có nhiều văn hay có nhiều nghề khéo.
③ Cung diện, như nội uyển cung trong.
④ Một âm là uất. Bị ức, chất chứa. Có khi đọc là chữ uẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Uẩn kết, chất chứa, bị dồn nén: Cho nên những việc lớn chồng chất lại mà không bị dồn nén (Lễ kí: Lễ vận). Như .
nại
nài ㄋㄞˋ

nại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tự nhiên, vốn có, sẵn có

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đối phó, xử trí, lo liệu. ◎ Như: "vô kế nại" không cách gì để đối phó. ◇ Hoài Nam Tử : "Duy vô hình giả, vô khả nại dã" , (Binh lược ) Chỉ có cái vô hình là không sao đối phó được.
2. (Động) Kham, chịu được, có thể. § Thông "nại" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "La khâm bất nại thu phong lực, Tàn lậu thanh tồi thu vũ cấp" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Chăn là không chịu nổi sức gió thu, Tiếng giọt canh tàn giục giã mưa thu.
3. (Liên) Nhưng mà, khổ nỗi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "(Phụng Thư) đãi yếu hồi khứ, nại sự vị tất" (), (Đệ thập tứ hồi) (Phượng Thư) chỉ muốn về ngay, nhưng mà công việc chưa xong (nên đành chịu).
4. (Trợ) Trợ từ ngữ khí: sao mà. ◇ Nguyễn Trãi : "Thần Phù hải khẩu dạ trung qua, Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà" , (Quá Thần Phù hải khẩu ) Giữa đêm đi qua cửa biển Thần Phù, Sao mà nơi đây gió mát trăng thanh đến thế?
5. (Danh) Tên trái cây. § Thông "nại" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nại hà nài sao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đối phó, làm sao đối phó: Chỉ có cái vô hình kia là không làm sao đối phó được (Hoài Nam tử: Binh lược huấn); Không cách gì để đối phó;
② (văn) Chịu được, có thể (dùng như , bộ ): Tiếng chim oanh kêu vang chịu được lắng tai nghe nhỏ (Tư Không Đồ: Thoái cư mạn đề);
③ Khổ nỗi: Ông tuy am hiểu mưu lược, nhưng vùng này khổ nỗi không có thành quách, lại không hiểm trở, rất khó giữ được (Tam quốc diễn nghĩa);
④ 【】nại hà [nàihé] Thế nào, ra sao, làm sao được: Không làm thế nào nó được; ? Dân không sợ chết, sao lại lấy cái chết dọa dân?; Hoa đã rụng đi rồi không làm sao được (Án Thù: Hoán khê sa);
⑤ 【】 nại... hà [nài... hé] (văn) Làm thế nào đối với, đối phó thế nào, làm sao được: ! Hàn và Ngụy làm gì được ta! (Hàn Phi tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm sao. Thế nào ( tiếng dùng để hỏi ).

Từ ghép 4

diễm, viêm, đàm
tán ㄊㄢˊ, yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ

diễm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh lửa bốc lên. ◇ Thuyết văn giải tự : "Viêm, hỏa quang thượng dã" , .
2. (Động) Đốt, cháy. ◇ Thư Kinh : "Hỏa viêm Côn cương, ngọc thạch câu phần" , (Dận chinh ) Lửa cháy ở sườn núi Côn, ngọc thạch đều bị thiêu đốt.
3. (Tính) Nóng, nực. ◎ Như: "viêm nhiệt" nóng nực, "viêm hạ" mùa nực.
4. (Danh) Chỉ tình trạng do mắc bệnh mà phát nóng, sưng, đau. ◎ Như: "phát viêm" bệnh phát nóng, "phế viêm" bệnh sưng phổi.
5. (Danh) "Viêm phương" phương nam.
6. Một âm là "đàm". (Phó) Nóng dữ dội. ◇ Thi Kinh : "Hạn kí thái thậm, Tắc bất khả trở, Hách hách đàm đàm, Vân ngã vô sở" , , , (Đại nhã , Vân Hán ) Nắng hạn đã quá lắm rồi, Mà không ngăn được, Khô khan nóng nực, Nói: Ta không còn chỗ trú.
7. Lại một âm nữa là "diễm". § Cùng nghĩa với chữ "diễm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bốc cháy, ngọn lửa.
② Nóng, mùa hè gọi là mùa viêm nhiệt .
③ Phương nam gọi là viêm phương .
④ Một âm là đàm. Rực rỡ.
⑤ Lại một âm nữa là diễm. Cùng nghĩa với chữ diễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa cháy sáng — Một âm là Viêm.

viêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bốc cháy
2. nóng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh lửa bốc lên. ◇ Thuyết văn giải tự : "Viêm, hỏa quang thượng dã" , .
2. (Động) Đốt, cháy. ◇ Thư Kinh : "Hỏa viêm Côn cương, ngọc thạch câu phần" , (Dận chinh ) Lửa cháy ở sườn núi Côn, ngọc thạch đều bị thiêu đốt.
3. (Tính) Nóng, nực. ◎ Như: "viêm nhiệt" nóng nực, "viêm hạ" mùa nực.
4. (Danh) Chỉ tình trạng do mắc bệnh mà phát nóng, sưng, đau. ◎ Như: "phát viêm" bệnh phát nóng, "phế viêm" bệnh sưng phổi.
5. (Danh) "Viêm phương" phương nam.
6. Một âm là "đàm". (Phó) Nóng dữ dội. ◇ Thi Kinh : "Hạn kí thái thậm, Tắc bất khả trở, Hách hách đàm đàm, Vân ngã vô sở" , , , (Đại nhã , Vân Hán ) Nắng hạn đã quá lắm rồi, Mà không ngăn được, Khô khan nóng nực, Nói: Ta không còn chỗ trú.
7. Lại một âm nữa là "diễm". § Cùng nghĩa với chữ "diễm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bốc cháy, ngọn lửa.
② Nóng, mùa hè gọi là mùa viêm nhiệt .
③ Phương nam gọi là viêm phương .
④ Một âm là đàm. Rực rỡ.
⑤ Lại một âm nữa là diễm. Cùng nghĩa với chữ diễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nóng, nực, viêm nhiệt: Mùa hè nóng nực, mùa viêm nhiệt;
② Viêm, sưng, đau: Sưng phổi; Viêm ruột; Đau ruột thừa;
③ (văn) Đốt cháy;
④ 【】viêm phương [yánfang] (văn) Phương nam.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi lửa bốc lên — Nóng như lửa. Đốt cho cháy.

Từ ghép 18

đàm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh lửa bốc lên. ◇ Thuyết văn giải tự : "Viêm, hỏa quang thượng dã" , .
2. (Động) Đốt, cháy. ◇ Thư Kinh : "Hỏa viêm Côn cương, ngọc thạch câu phần" , (Dận chinh ) Lửa cháy ở sườn núi Côn, ngọc thạch đều bị thiêu đốt.
3. (Tính) Nóng, nực. ◎ Như: "viêm nhiệt" nóng nực, "viêm hạ" mùa nực.
4. (Danh) Chỉ tình trạng do mắc bệnh mà phát nóng, sưng, đau. ◎ Như: "phát viêm" bệnh phát nóng, "phế viêm" bệnh sưng phổi.
5. (Danh) "Viêm phương" phương nam.
6. Một âm là "đàm". (Phó) Nóng dữ dội. ◇ Thi Kinh : "Hạn kí thái thậm, Tắc bất khả trở, Hách hách đàm đàm, Vân ngã vô sở" , , , (Đại nhã , Vân Hán ) Nắng hạn đã quá lắm rồi, Mà không ngăn được, Khô khan nóng nực, Nói: Ta không còn chỗ trú.
7. Lại một âm nữa là "diễm". § Cùng nghĩa với chữ "diễm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bốc cháy, ngọn lửa.
② Nóng, mùa hè gọi là mùa viêm nhiệt .
③ Phương nam gọi là viêm phương .
④ Một âm là đàm. Rực rỡ.
⑤ Lại một âm nữa là diễm. Cùng nghĩa với chữ diễm .
tiêm, tiềm, tiệm
chán ㄔㄢˊ, jiān ㄐㄧㄢ, jiàn ㄐㄧㄢˋ, qián ㄑㄧㄢˊ

tiêm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Dần dần, từ từ. ◎ Như: "tiệm nhập giai cảnh" , dần dần đến chỗ thú vị, "tuần tự tiệm tiến" tuần tự tiến tới. ◇ Nguyễn Du : "Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ" (Đối tửu ) Sắc xuân dần thay, chim hoàng anh bay mất.
2. (Danh) Sông "Tiệm".
3. Một âm là "tiêm". (Động) Chảy vào. ◇ Thư Kinh : "Đông tiêm vu hải" (Vũ cống ) Phía đông chảy vào biển.
4. (Động) Ngâm, tẩm, thấm. ◇ Thi Kinh : "Kì thủy thang thang, Tiêm xa duy thường" , (Vệ phong , Manh ) Nước sông Kì mênh mông, Thấm ướt màn rèm che xe.
5. (Động) Nhiễm, tiêm nhiễm. ◇ Sử Kí : "Tục chi tiêm dân cửu hĩ" (Hóa thực liệt truyện ) Những thói tục đó đã tiêm nhiễm vào người dân lâu rồi.
6. (Động) Chìm ngập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thủy quyết cửu giang nhi tiêm Kinh Châu" (Nhân gian ) Nước vỡ đê chín sông và chìm ngập Kinh Châu.
7. Lại một âm là "tiềm". (Tính) Cao vòi vọi.
8. (Tính) Hạt thóc ruôn ruốt (tả cái dáng lúa tốt).

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Tiệm.
② Dần dần, vật gì biến đổi dần dần gọi là tiệm.
③ Một âm là tiêm. Chảy vào.
④ Ngâm, tẩm.
⑤ Nhiễm, tiêm nhiễm.
⑥ Lại một âm là tiềm. Cao vòi vọi.
⑦ Hạt thóc ruôn ruốt (tả cái dáng lúa tốt).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngâm, thấm vào: Ngâm trong nước; Tiêm nhiễm;
② Tràn vào, chảy vào: Phía đông tràn vào biển;
③ Dối trá, giả dối: Dối trá. Xem [jiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm vào. Thấm dầu vào — Một âm khác là Tiệm. Xem Tiệm.

Từ ghép 1

tiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhúng vào nước
2. thấm, tẩm

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Dần dần, từ từ. ◎ Như: "tiệm nhập giai cảnh" , dần dần đến chỗ thú vị, "tuần tự tiệm tiến" tuần tự tiến tới. ◇ Nguyễn Du : "Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ" (Đối tửu ) Sắc xuân dần thay, chim hoàng anh bay mất.
2. (Danh) Sông "Tiệm".
3. Một âm là "tiêm". (Động) Chảy vào. ◇ Thư Kinh : "Đông tiêm vu hải" (Vũ cống ) Phía đông chảy vào biển.
4. (Động) Ngâm, tẩm, thấm. ◇ Thi Kinh : "Kì thủy thang thang, Tiêm xa duy thường" , (Vệ phong , Manh ) Nước sông Kì mênh mông, Thấm ướt màn rèm che xe.
5. (Động) Nhiễm, tiêm nhiễm. ◇ Sử Kí : "Tục chi tiêm dân cửu hĩ" (Hóa thực liệt truyện ) Những thói tục đó đã tiêm nhiễm vào người dân lâu rồi.
6. (Động) Chìm ngập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thủy quyết cửu giang nhi tiêm Kinh Châu" (Nhân gian ) Nước vỡ đê chín sông và chìm ngập Kinh Châu.
7. Lại một âm là "tiềm". (Tính) Cao vòi vọi.
8. (Tính) Hạt thóc ruôn ruốt (tả cái dáng lúa tốt).

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Tiệm.
② Dần dần, vật gì biến đổi dần dần gọi là tiệm.
③ Một âm là tiêm. Chảy vào.
④ Ngâm, tẩm.
⑤ Nhiễm, tiêm nhiễm.
⑥ Lại một âm là tiềm. Cao vòi vọi.
⑦ Hạt thóc ruôn ruốt (tả cái dáng lúa tốt).

tiệm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dần dần
2. sông Tiệm

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Dần dần, từ từ. ◎ Như: "tiệm nhập giai cảnh" , dần dần đến chỗ thú vị, "tuần tự tiệm tiến" tuần tự tiến tới. ◇ Nguyễn Du : "Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ" (Đối tửu ) Sắc xuân dần thay, chim hoàng anh bay mất.
2. (Danh) Sông "Tiệm".
3. Một âm là "tiêm". (Động) Chảy vào. ◇ Thư Kinh : "Đông tiêm vu hải" (Vũ cống ) Phía đông chảy vào biển.
4. (Động) Ngâm, tẩm, thấm. ◇ Thi Kinh : "Kì thủy thang thang, Tiêm xa duy thường" , (Vệ phong , Manh ) Nước sông Kì mênh mông, Thấm ướt màn rèm che xe.
5. (Động) Nhiễm, tiêm nhiễm. ◇ Sử Kí : "Tục chi tiêm dân cửu hĩ" (Hóa thực liệt truyện ) Những thói tục đó đã tiêm nhiễm vào người dân lâu rồi.
6. (Động) Chìm ngập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thủy quyết cửu giang nhi tiêm Kinh Châu" (Nhân gian ) Nước vỡ đê chín sông và chìm ngập Kinh Châu.
7. Lại một âm là "tiềm". (Tính) Cao vòi vọi.
8. (Tính) Hạt thóc ruôn ruốt (tả cái dáng lúa tốt).

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Tiệm.
② Dần dần, vật gì biến đổi dần dần gọi là tiệm.
③ Một âm là tiêm. Chảy vào.
④ Ngâm, tẩm.
⑤ Nhiễm, tiêm nhiễm.
⑥ Lại một âm là tiềm. Cao vòi vọi.
⑦ Hạt thóc ruôn ruốt (tả cái dáng lúa tốt).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dần dần, từ từ: Trời đã lạnh dần; Đã tiến bộ dần. 【】tiệm thứ [jiàncì] (văn) Dần dần;【】tiệm tiệm [jiàn jiàn] Dần dần, từ từ, thong thả: Khí trời đã ấm dần; Ngoài đường người qua lại đã ít dần; Tiến dần dần về phía trước (Tấn thư);
② Nặng thêm: Bệnh nặng thêm nhiều (Thượng thư);
③ [Jiàn] Sông Tiệm. Xem [jian].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dần dần. Từ từ — Một âm là Tiêm. Xem Tiêm.

Từ ghép 7

hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không có thực
2. trống rỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không: Vượt lên khoảng không;
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không — Không có — Không sát với sự thật — Thiếu, không đủ. Td: Huyết hư ( thiếu máu ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Khư.

Từ ghép 29

khư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái gò lớn (như , bộ );
② Thành cũ, chốn hoang tàn;
③ Chợ;
④ Chỗ ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — Một âm là Hư.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.