vũ trụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vũ trụ

Từ điển trích dẫn

1. Trời đất, thiên hạ. ◇ Vương Hi Chi : "Ngưỡng quan vũ trụ chi đại, phủ sát phẩm loại chi thịnh" , (Lan Đình tập tự ).
2. Mái nhà và cột trụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhi yến tước giảo chi, dĩ vi bất năng dữ chi tranh ư vũ trụ chi gian" , (Lãm minh ).
3. Gọi chung không gian và thời gian. Theo tập quán cũng riêng chỉ không gian. Về phương diện triết học, vũ trụ là không gian và thời gian vô hạn. Về khoa học tự nhiên, vũ trụ là tổng thể thế giới vật chất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khắp hết không gian là Vũ, suốt hết thời gian là Trụ. Chỉ chung khoảng trời đất. Cũng chỉ khắp thế giới. Hát nói của Nguyễn Khuyến: » Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu, Túi vũ trụ đàn sau gánh vác «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một bộ sử Việt Nam, do tác giả vô danh đời Lê soạn ra, sau Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái có sửa lại và chép thêm.
nhuận
rùn ㄖㄨㄣˋ

nhuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhuần nhị
2. thấm ướt
3. lời, lãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời, lãi, lợi ích. ◎ Như: "lợi nhuận" tiền lời.
2. (Động) Thấm, xấp, làm cho khỏi khô. ◎ Như: "nhuận trạch" thấm nhuần. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tuy nhất địa sở sinh, nhất vũ sở nhuận, nhi chư thảo mộc, các hữu sai biệt" , , , (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ) Dù rằng cùng một đất mọc lên, một mưa thấm xuống, nhưng các cây cỏ vẫn có khác nhau.
3. (Động) Sửa sang, trau chuốt. ◎ Như: "nhuận sắc" sửa chữa văn chương.
4. (Tính) Ẩm ướt. ◎ Như: "thổ nhuận đài thanh" đất ẩm rêu xanh, "thấp nhuận" ẩm ướt.
5. (Tính) Trơn, mịn, bóng. ◎ Như: "quang nhuận" mịn màng, "châu viên ngọc nhuận" hạt trai tròn, hạt ngọc bóng (dùng để tỉ dụ văn từ trơn tru hoặc tiếng hát tròn đầy).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuần, thấm, thêm.
② Nhuận, nhuần nhã, phàm cái gì không khô ráo đều gọi là nhuận.
③ Lấy của mà đền công cho người gọi là nhuận, như nhuận bút (xin văn xin chữ của người rồi lấy tiền mà tặng trả).
④ Nhuận sắc tô điểm cho thêm văn vẻ, sửa lại văn tự cũng gọi là nhuận sắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩm ướt: Đất ẩm rêu xanh; Ẩm ướt;
② Thấm, xấp (làm cho bớt khô): Thấm giọng, xấp giọng; Nhuận tràng;
③ Trơn bóng, tươi nhuận, mịn: Nước da mịn:
④ Chải chuốt, gọt giũa (bài văn): Gọt giũa (bài văn) cho thêm hay;
⑤ Lời, lãi: Chia lãi; Lợi nhuận, tiền lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Làm cho tốt đẹp. Trau dồi — Mưa ướt, tưới ướt khắp nơi — Tên người, tức Đỗ Nhuận, danh sĩ thời Lê, Phó Nguyên súy hội Tao đàn Nhị thập bát tú của Lê Thánh Tông, từng cùng với Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đào Cử và Đàm Văn Lễ, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông sạon bộ Thiên nam dư hạ tập.

Từ ghép 16

báo danh

phồn thể

Từ điển phổ thông

báo danh, đăng tên, gọi tên

Từ điển trích dẫn

1. Ghi tên. § Thủ tục điền tên họ, tuổi, tịch quán... để được tham gia hoạt động, thi cử, tranh đua... ◇ Trần Khang Kì : "(Khang Hi Ất Dậu) dụ Giang Nam thượng hạ lưỡng Giang cử giám sanh viên đẳng, hữu thư pháp tinh thục, nguyện phó nội đình cung phụng sao tả giả, trước báo danh" (), , , (Yến hạ hương thỏa lục , Quyển thập).
2. Cho biết tên họ của mình. ◇ Phúc huệ toàn thư : "Đầu Hồng Lô Tự báo danh, từ triều tạ ân" , (Quyển nhất , Thệ sĩ bộ , Từ triều ).
thấn, tân
bīn ㄅㄧㄣ, bìn ㄅㄧㄣˋ

thấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khách. § Đối lại với "chủ" . ◎ Như: "quý tân" khách quý, "tương kính như tân" kính trọng nhau như khách. § Ngày xưa đặt ra năm lễ, trong đó có một lễ gọi là "tân lễ" , tức là lễ phép khách khứa đi lại thù tạc với nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Chúng tân hoan dã" (Túy Ông đình) Khách khứa vui thích vậy.
2. (Danh) Họ "Tân".
3. (Động) Lấy lễ đối đãi. ◇ Nam sử : "Tri phi thường nhân, tân đãi thậm hậu" , (Lạc Văn Nha truyện ) Biết là người khác thường, lấy lễ đối đãi như khách rất hậu.
4. (Động) Phục, nghe theo, quy thuận. ◇ Quốc ngữ : "Man, Di, Nhung, Địch, kì bất tân dã cửu hĩ" Man, Di, Nhung, Địch, từ lâu không quy phục nữa.
5. Một âm là "thấn". (Động) Khước đi, vứt bỏ, ruồng đuổi. § Thông . ◇ Trang Tử : "Tiên sanh cư san lâm, thực tự lật, yếm thông cửu, dĩ thấn quả nhân, cửu hĩ phù!" , , , , (Từ vô quỷ ) Tiên sinh ở núi rừng, ăn hạt dẻ, chán hành hẹ, mà khước bỏ quả nhân đã lâu rồi!

Từ điển Thiều Chửu

① Khách, người ở ngoài đến gọi là khách , kính mời ngồi trên gọi là tân , như tương kính như tân cùng kính nhau như khách quý. Ngày xưa đặt ra năm lễ, trong đó có một lễ gọi là tân lễ , tức là lễ phép khách khứa đi lại thù tạc với nhau.
② Phục.
③ Một âm là thấn. Khước đi.

tân

phồn thể

Từ điển phổ thông

khách quý

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khách. § Đối lại với "chủ" . ◎ Như: "quý tân" khách quý, "tương kính như tân" kính trọng nhau như khách. § Ngày xưa đặt ra năm lễ, trong đó có một lễ gọi là "tân lễ" , tức là lễ phép khách khứa đi lại thù tạc với nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Chúng tân hoan dã" (Túy Ông đình) Khách khứa vui thích vậy.
2. (Danh) Họ "Tân".
3. (Động) Lấy lễ đối đãi. ◇ Nam sử : "Tri phi thường nhân, tân đãi thậm hậu" , (Lạc Văn Nha truyện ) Biết là người khác thường, lấy lễ đối đãi như khách rất hậu.
4. (Động) Phục, nghe theo, quy thuận. ◇ Quốc ngữ : "Man, Di, Nhung, Địch, kì bất tân dã cửu hĩ" Man, Di, Nhung, Địch, từ lâu không quy phục nữa.
5. Một âm là "thấn". (Động) Khước đi, vứt bỏ, ruồng đuổi. § Thông . ◇ Trang Tử : "Tiên sanh cư san lâm, thực tự lật, yếm thông cửu, dĩ thấn quả nhân, cửu hĩ phù!" , , , , (Từ vô quỷ ) Tiên sinh ở núi rừng, ăn hạt dẻ, chán hành hẹ, mà khước bỏ quả nhân đã lâu rồi!

Từ điển Thiều Chửu

① Khách, người ở ngoài đến gọi là khách , kính mời ngồi trên gọi là tân , như tương kính như tân cùng kính nhau như khách quý. Ngày xưa đặt ra năm lễ, trong đó có một lễ gọi là tân lễ , tức là lễ phép khách khứa đi lại thù tạc với nhau.
② Phục.
③ Một âm là thấn. Khước đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khách: Tân khách, khách khứa; Khách nước ngoài; Khách quý; Khách đoạt ngôi chủ, (Ngr) để cái phụ lấn cái chính;
② (văn) Đãi như khách;
③ (văn) Phục, nghe theo;
④ [Bin] (Họ) Tân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người khách. Td: Tiếp tân ( đón khách ) — Mặc vào ( nói về quần áo ).

Từ ghép 14

diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Nhẫn chịu hết những việc sỉ nhục xấu hổ. ◇ Đỗ Phủ : "Thắng bại binh gia sự bất kì, Bao tu nhẫn sỉ thị nam nhi" , (Đề Ô giang đình ) Thắng hay thua đối với binh gia là chuyện không ước định được, Biết nhẫn chịu hết những sự việc sỉ nhục xấu hổ, đó mới là bậc làm trai.
chí
dié ㄉㄧㄝˊ, zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đến, tới
2. rất, cực kỳ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến, đạt đến. ◎ Như: "tân chí như quy" . ◇ Luận Ngữ : "Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù" , , (Tử Hãn ) Chim phượng không đến, bức họa đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi.
2. (Giới) Cho đến. ◎ Như: "tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân" từ vua cho đến dân thường.
3. (Phó) Rất, cùng cực. ◎ Như: "chí thánh" rất thánh, bực thánh nhất, "chí tôn" rất tôn, bực tôn trọng nhất.
4. (Danh) Một trong hai mươi bốn tiết. ◎ Như: "đông chí" ngày đông chí, "hạ chí" ngày hạ chí. § Ghi chú: Sở dĩ gọi là "chí" vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực, bắc cực vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðến. Như tân chí như quy khách đến như về chợ.
② Kịp. Như tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân từ vua đến dân thường.
③ Rất, cùng cực. Như chí thánh rất thánh, bực thánh nhất, chí tôn rất tôn, bực tôn trọng nhất, v.v.
④ Ðông chí ngày đông chí, hạ chí ngày hạ chí. Sở dĩ gọi là chí vì bấy giờ vòng mặt trời đã xoay đến nam cực bắc cực vậy.
⑤ Cả, lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến, tới, chí: Đến nay chưa quên; Từ Nam chí Bắc; Không đến nỗi kém lắm; Làm quan đến chức đình úy (Sử kí); Từ bậc thiên tử cho đến hạng thường dân (Đại học). 【】chí kim [zhìjin] Đến nay, tới nay, cho đến nay, cho tới nay: Vấn đề tới nay vẫn chưa giải quyết; Tư tưởng của Lỗ Tấn cho đến nay vẫn còn sáng ngời; 【】chí vu [zhìyú] a. Đến nỗi: Anh ấy đã nói sẽ đến, có lẽ chậm một chút, không đến nỗi không đến đâu!; b. Còn như, còn về, đến như: Còn về phần hơn thiệt của cá nhân, anh ấy không hề nghĩ tới; Còn về tình hình cụ thể thì ai cũng không biết;
② Đi đến, đi tới: Quân Tần lại đến (Tả truyện);
③ (văn) Rất, rất mực, hết sức, vô cùng, ... nhất, đến tột bực, đến cùng cực: Tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ (Tuân tử); Vật đạt tới chỗ cùng cực thì quay trở lại (Sử kí); Ít nhất phải năm người; Cảm kích đến tột bực, hết sức cảm kích. 【】chí đa [zhìduo] Nhiều nhất, lớn nhất: Nhiều nhất đáng 30 đồng; 【 】chí thiểu [zhìshăo] Ít nhất: Cách thành phố ít nhất còn 25 cây số nữa;
④ (văn) Cả, lớn;
⑤【】 Đông chí [Dong zhì] Đông chí (vào khoảng 21 tháng 12 dương lịch);【】Hạ chí [Xiàzhì] Hạ chí (ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch, dài nhất trong một năm).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất. Lắm — Đến. Tới — To lớn — Tốt đẹp — Được. Nên việc.

Từ ghép 33

thi
shī ㄕ

thi

phồn thể

Từ điển phổ thông

thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thơ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất tri tha môn khả học quá tác thi bất tằng?" ? (Đệ tứ thập cửu hồi) Không biết họ đã từng học làm thơ chưa?
2. (Danh) "Thi Kinh" nói tắt. ◇ Luận Ngữ : "Thi: khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu, thú, thảo, mộc chi danh" : , , , . , , (Dương Hóa ) Xem kinh Thi có thể phấn khởi, có thể xem xét sự việc, hòa hợp được với mọi người, tỏ được sầu oán. Gần thì biết đạo thờ cha, xa biết đạo thờ vua, lại biết được nhiều tên chim, muông, cỏ, cây.
3. (Động) Vịnh tụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thơ, văn có vần gọi là thơ. Ngày xưa hay đặt mỗi câu bốn chữ, về sau hay dùng lối đặt năm chữ hay bảy chữ gọi là thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn.
② Kinh thi.
③ Nâng, cầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thơ: Làm thơ, sáng tác thơ; Thơ ngũ ngôn; Thơ đúng niêm luật; Thơ văn xuôi; Thơ Đường, Đường thi;
② (văn) Kinh Thi (nói tắt): Không học Kinh Thi thì không lấy gì để ăn nói (Luận ngữ);
③ (văn) Nâng, cầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bài thơ, tức bài văn có vần điệu, có thể ngâm hoặc hát lên được — Tên chỉ loại Đường luật — Tên một bộ trong Ngũ kinh, tức Kinh thi, chép những bài thơ thời Tam đại của Trung Hoa.

Từ ghép 63

bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bạch vân thi 白雲詩bắc hành thi tập 北行詩集cầm kì thi họa 琴棋詩畫cấn trai thi tập 艮齋詩集chu thần thi tập 周臣詩集cổ thể thi 古體詩cổ thi 古詩cung oán thi 宮怨詩cung oán thi tập 宮怨詩集diễm thi 豔詩giá viên thi văn tập 蔗園詩文集giới hiên thi tập 介軒詩集hoàng việt thi tuyển 皇越詩選hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hồng đức thi tập 洪徳詩集kiền nguyên thi tập 乾元詩集luật thi 律詩nghệ an thi tập 乂安詩集nghị trai thi tập 毅齋詩集ngọa du sào thi văn tập 卧遊巢詩文集ngộ đạo thi tập 悟道詩集ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngự chế bắc tuần thi tập 御製北巡詩集ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ngự chế vũ công thi tập 御製武功詩集phùng công thi tập 馮公詩集phương đình thi tập 方亭詩集quế đuờng thi tập 桂堂詩集quế sơn thi tập 桂山詩集sầu thi 愁詩sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集sử thi 史詩tây hồ thi tập 西湖詩集tây phù thi thảo 西浮詩草thạch nông thi văn tập 石農詩文集thảo đường thi tập 草堂詩集thi bá 詩伯thi ca 詩歌thi đồng 詩筒thi hào 詩豪thi hứng 詩興thi lễ 詩禮thi nhân 詩人thi sĩ 詩士thi thư 詩書thi tứ 詩思thi vị 詩味thi xã 詩社tiền hậu thi tập 前後詩集tiều ẩn thi tập 樵隱詩集toàn việt thi lục 全越詩錄trích diễm thi tập 摘艷詩集tự đức thánh chế thi văn 嗣徳聖製詩文tứ trai thi tập 四齋詩集ức trai thi tập 抑齋詩集văn thi 文詩việt âm thi tập 越音詩集việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt nam thi ca 越南詩歌yên thiều thi thảo 燕軺詩草
tê, tư
sī ㄙ, xī ㄒㄧ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kêu lên, hí (ngựa)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) (Ngựa) hí. ◇ Ôn Đình Quân : "Ba thượng mã tê khan trạo khứ" (Lợi Châu nam độ ) Trên sóng nước tiếng ngựa hí, nhìn mái chèo đi.
2. (Tính) Khản (tiếng). ◎ Như: "thanh tê lực kiệt" giọng khàn sức cạn.
3. (Tính) Đau thương, u uất (âm thanh). ◇ Giản Văn Đế : "Thiên sương hà bạch dạ tinh hi, Nhất nhạn thanh tê hà xứ quy" , (Dạ vọng đan phi nhạn ) Trời sương sông trống vắng sao đêm thưa thớt, Một tiếng nhạn bi thương đi về đâu.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa hét.
② Mất tiếng, nói to đâm mất tiếng.
③ Khổ sở.
④ Kêu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Ngựa) hí: Người kêu ngựa hí;
② Khản tiếng: Sức kiệt giọng khàn; Khản tiếng;
③ (văn) Khổ sở;
④ (văn) Kêu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vỡ tiếng ( nói về con trai lớn lên, giọng nói bắt đầu ồ ề ) — Hí lên, kêu lên ( nói về ngựa ). Td: Hồ mã tê bắc phong ( ngựa Hồ hí gió bấc ) — Chim kêu nho nhỏ trong cổ ( gù gù ), hoặc côn trùng rên rỉ.

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Ngựa) hí: Người kêu ngựa hí;
② Khản tiếng: Sức kiệt giọng khàn; Khản tiếng;
③ (văn) Khổ sở;
④ (văn) Kêu.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.