dung, tụng
róng ㄖㄨㄥˊ, sòng ㄙㄨㄥˋ

dung

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Dung Một âm là Tụng. Xem Tụng.

tụng

phồn thể

Từ điển phổ thông

khen ngợi, ca tụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một trong sáu nghĩa của "Thi Kinh" , gồm những bài văn ca ngợi công đức thần linh, vua chúa, tổ tiên. ◎ Như: "Chu tụng" , "Lỗ tụng" .
2. (Danh) Một thể văn để tán dương, khen ngợi. ◎ Như: "Tửu đức tụng" của "Lưu Linh" .
3. (Danh) Lối văn kệ của nhà Phật.
4. (Động) Khen ngợi, xưng tán. ◎ Như: "ca công tụng đức" .
5. (Động) Cầu chúc (thường dùng trong thư từ). ◎ Như: "kính tụng cận an" .
6. (Động) Ngâm đọc, đọc rõ ràng. § Thông "tụng" . ◇ Mạnh Tử : "Tụng kì thi, độc kì thư, bất tri kì nhân khả hồ?" , , (Vạn Chương hạ ) (Đã) ngâm thơ ca (của người xưa), đọc sách truyện (của người xưa), (lẽ nào) mình chẳng biết (về sự tích của) người xưa sao?
7. Một âm là "dung". (Danh) Dung nghi. § Thông "dong" . ◎ Như: Ngày xưa viết "dong mạo" , ngày nay viết .
8. (Tính) Khoan dung, bao dung. § Thông "dong" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khen, ca tụng. Như ca công tụng đức . Như Kinh Thi có những thiên Chu tụng , Lỗ tụng đều là thơ ca tụng công đức cả. Những bài văn ca ngợi công đức cũng gọi là tụng. Lối văn kệ của nhà Phật, Tàu cũng dịch là tụng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khen, ca ngợi, ca tụng, chúc tụng: Ca tụng, ca ngợi; Đâu đâu cũng khen ngợi; Ca tụng công đức;
② Bài ca tụng: Bài ca anh hùng;
③ (tôn) Bài tụng, bài kệ (trong kinh sách Phật giáo).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chúc mừng. Td: Chúc tụng — Khen ngợi. Td: Ca tụng.

Từ ghép 6

phủ
fǔ ㄈㄨˇ

phủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mình, ta (ngôi thứ nhất)
2. phủ (đơn vị hành chính)
3. phủ quan

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ chứa văn thư, của cải (thời xưa). ◇ Sử Kí : "Ngô nhập Quan, thu hào bất cảm hữu sở cận, tịch lại dân, phong phủ khố, nhi đãi tướng quân" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi vào (Hàm Cốc) Quan, tơ hào không dám động, ghi tên quan lại và dân chúng vào sổ (hộ tịch), niêm phong các kho đụn để đợi tướng quân.
2. (Danh) Quan thự, dinh quan (nơi quan làm việc). ◎ Như: "thừa tướng phủ" dinh thừa tướng.
3. (Danh) Quan lại. ◎ Như: "phủ lại" quan lại. § Ghi chú: Ngày xưa, "phủ" chỉ chức lại nhỏ giữ việc trông coi văn thư xuất nạp trong kho.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh, cao hơn tỉnh. Quan coi một phủ gọi là "tri phủ" .
5. (Danh) Nhà (tiếng tôn xưng nhà ở của người khác). ◎ Như: "tạc nhật lai quý phủ " hôm qua đến nhà ngài.
6. (Danh) Tự xưng cha mình là "phủ quân" , cũng như "gia quân" .
7. (Danh) § Thông "phủ" .
8. (Động) Cúi đầu, cúi mình. § Thông "phủ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tủ chứa sách vở tờ bồi.
② Tích góp. Chỗ chứa của cải gọi là phủ. Nhiều người oán gọi là phủ oán .
③ Quan, quan to gọi là đại phủ .
④ Phủ, tên gọi của từng phương đất đã chia. Quan coi một phủ, gọi là tri phủ .
⑤ Nhà ở, như gọi nhà người ta thì gọi là mỗ phủ .
⑥ Nhà, mình tự xưng cha mình là phủ quân , cũng như gia quân .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nơi làm việc của quan lại thời xưa hoặc cơ quan chính quyền nhà nước ngày nay, quan thự: Quan lại địa phương; Chính phủ;
② Nơi cất giữ văn thư tài sản của nhà nước: Phủ khố;
③ Nơi ở của quan lại quý tộc hay nguyên thủ: Vương phủ, phủ chúa; Phủ Thủ tướng; Phủ Chủ tịch;
④ Quan quản lí tài sản và văn thư thời xưa: Tuyền phủ (quan trông coi tài sản, văn thư);
⑤ Phủ (khu vực hành chánh thời xưa): Phủ Thừa Thiên;
⑥ Nhà (có ý kính trọng): Quý phủ, nhà ông;
⑦ (văn) Tạng phủ (dùng như , bộ );
⑧ [Fư] (Họ) Phủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà cất giữ giấy tờ sổ sách — Nhà cất giữ tiền bạc của cải — Cái nhà lớn — Nhà ở, hoặc nơi làm việc của cơ quan. Dinh quan — Tên một khu vực hành chánh, dưới tỉnh, trên huyện.

Từ ghép 33

duyên, duyến
yuán ㄩㄢˊ, yuàn ㄩㄢˋ

duyên

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. duyên
2. noi theo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường viền áo quần. ◇ Hậu Hán Thư : "Thường y đại luyện, quần bất gia duyên" , (Minh Đức Mã hoàng hậu kỉ ) Áo thường lụa thô, quần không thêm viền.
2. (Danh) Rìa, cạnh. ◇ Lí Thương Ẩn : "Bình duyên điệp lưu phấn" (Tặng Tử Trực ) Bên cạnh bình phong, bướm để phấn lại.
3. (Danh) Cơ hội. ◇ Sử Kí : "Cầu sự vi tiểu lại, vị hữu nhân duyên dã" , (Điền Thúc truyện ) Mong làm được chức lại nhỏ, (nhưng) chưa có cơ hội vậy.
4. (Danh) Nhà Phật cho rằng vì "nhân" mà được "quả" là "duyên". § Thuật ngữ Phật giáo: "Nhân duyên" chỉ lí do chính và các điều kiện phụ giúp thêm trong luật Nhân quả (nhân, tiếng Phạn "hetu"; duyên, tiếng Phạn "prātyaya"). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Đãn dĩ nhân duyên hữu" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ do nhân duyên mà có.
5. (Danh) Lí do, nguyên cớ. ◎ Như: "duyên cố" duyên cớ, "vô duyên vô cố" không có nguyên do. ◇ Thủy hử truyện : "Giáo đầu duyên hà bị điếu tại giá lí?" ? (Đệ thập nhất hồi) Cớ sao giáo đầu lại bị trói (treo ngược) ở đây?
6. (Động) Leo. ◎ Như: "duyên mộc cầu ngư" leo cây tìm cá.
7. (Động) Quấn quanh. ◇ Tào Thực : "Lục la duyên ngọc thụ" (Khổ tư hành ) Lục la quấn quanh cây ngọc.
8. (Động) Men theo. ◇ Đào Uyên Minh : "Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận" , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.
9. (Động) Nhờ. ◎ Như: "di duyên" nương cậy, cầu thân với nhà quyền quý. ◇ Tuân Tử : "Trưng tri, tắc duyên nhĩ nhi tri thanh khả dã, duyên mục nhi tri hình khả dã" , , (Chánh danh ) Muốn biết, nhờ tai mà biết tiếng được vậy, nhờ mắt mà biết hình được vậy.
10. (Giới) Do, vì. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai" , (Khách chí ) Đường hoa, chưa từng vì khách quét, Cửa cỏ bồng, nay mới mở cho bạn (vào).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duyên cớ, nguyên do: Duyên cớ, lí do; Không duyên cớ;
② Duyên phận, nhân duyên: Nhân duyên; Có duyên phận;
③ Men theo: Men theo con suối mà đi;
④ (văn) Leo: Leo cây tìm cá;
⑤ (văn) Đường viền áo;
⑥ Rìa, cạnh: Bên rìa;
⑦ Xem [yínyuán] (bộ );
⑧ (văn) Nhờ: Nhờ tai mà có thể biết được tiếng (Tuân tử);
⑨ (văn) Do, vì: Lối hoa chẳng từng quét vì có khách (Đỗ Phủ: Khách chí). 【】duyên để [yuándê] (văn) Vì sao, tại sao (để hỏi về nguyên do): ? Vì sao gọi là hang Ngu? (Vương Hữu Thừa tập: Ngu công cốc); 【】duyên để sự [yuándê shì] (văn) Như 】 duyên hà [yuánhé] (văn) Vì sao, tại sao: ? Mới ngày gần đây còn xưng là tướng nhà Hán, vì sao hôm nay tự đến đầu hàng? (Đôn Hoàng biến văn tập: Lí Lăng biến văn) (=);【】duyên hà sự [yuánhéshì] (văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân vì — Noi theo — Mối ràng buộc được định sẵn, tiếng nhà Phật. Gia huấn ca của Nguyễn Trãi: » Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên «. Mối ràng buộc vợ chồng. Cung oán ngâm khúc có câu: » Duyên đã may cớ sao lại rủi « — Cái lí do.

Từ ghép 29

duyến

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðường viền áo.
Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
② Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
③ Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái viền áo. Đường khâu viền — Một âm là Duyên.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa, tránh gọi tên bậc tôn trưởng để tỏ lòng tôn kính, gọi là "húy danh" . ◇ Mạnh Tử : "Húy danh bất húy tính, tính sở đồng dã, danh sở độc dã" , , (Tận tâm hạ ) Kiêng tên không kiêng họ, họ thì có chung, tên chỉ có một.
hữu, hựu
yòu ㄧㄡˋ

hữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vườn nuôi thú để chơi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vườn có tường bao quanh, thường để nuôi các giống thú. ◎ Như: "viên hữu" vườn tược, "lộc hữu" 鹿 vườn hươu.
2. (Danh) Nơi sự vật tụ tập. ◇ Kính hoa duyên : "Môn thượng hữu phó đối liên, tả đích thị: Ưu du đạo đức chi tràng, Hưu tức thiên chương chi hữu" , : , (Đệ nhị thập tam hồi) Trên cửa có một bộ câu đối, viết rằng: Vui thú nơi trường đạo đức, Nghỉ ngơi chỗ hội văn chương.
3. (Động) Hạn chế, câu thúc. ◎ Như: "hữu ư nhất ngung" nhốt vào một xó. ◇ Trang Tử : "Biện sĩ vô đàm thuyết chi tự, tắc bất lạc, sát sĩ vô lăng tối chi sự, tắc bất lạc, giai hữu ư vật giả dã" , , , , (Từ Vô Quỷ ) Kẻ biện thuyết không có chỗ để biện luận thì không vui, kẻ xem xét không việc lấn hiếp chỉ trích thì không vui, (những người này) đều bị ngoại vật ràng buộc cả.
4. (Động) Tụ tập.

Từ điển Thiều Chửu

① Vườn nuôi các giống thú để chơi.
② Hẹp hòi, như hữu ư nhất ngung rốt chặt vào một xó.
③ Vườn tược.
④ Chỗ mà mọi sự vật họp nhiều ở đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vườn nuôi thú (để chơi), vườn thú: 鹿 Vườn nuôi hươu;
② Vườn tược;
③ Bị hạn chế, bị câu thúc, bị ràng buộc, bị đóng khung, hẹp hòi;
④ (văn) Chỗ tụ họp của nhiều sự vật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thửa vườn có tường xây xung quanh — Khu đất bốn bề biệt lập — Vườn nuôi gia súc — Kiến thức nhỏ bé, có giới hạn hẹp hòi.

hựu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vườn nuôi thú (để chơi), vườn thú: 鹿 Vườn nuôi hươu;
② Vườn tược;
③ Bị hạn chế, bị câu thúc, bị ràng buộc, bị đóng khung, hẹp hòi;
④ (văn) Chỗ tụ họp của nhiều sự vật.
húy
huì ㄏㄨㄟˋ

húy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. kiêng, kỵ húy
2. chết
3. tên húy (tên người đã chết)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kiêng kị, kiêng dè, kiêng nể. ◎ Như: "húy ngôn" kiêng dè không nói. ◇ Tống sử : "Bình thì húy ngôn vũ bị" (Phạm Trọng Yêm truyện ) Thời bình kiêng nói việc binh.
2. (Động) Ngày xưa, tránh gọi tên bậc tôn trưởng để tỏ lòng kính trọng, gọi là "húy danh" . ◇ Mạnh Tử : "Húy danh bất húy tính, tính sở đồng dã, danh sở độc dã" , , (Tận tâm hạ ) Kiêng tên không kiêng họ, họ thì có chung, tên chỉ có một.
3. (Động) Che giấu, tránh né. ◎ Như: "trực ngôn vô húy" nói thẳng không che giấu, "húy tật kị y" giấu bệnh tránh thuốc (che đậy điều sai trái mà không sửa chữa). ◇ Khuất Nguyên : "Ninh chánh ngôn bất húy dĩ nguy thân hồ, Tương tòng tục phú quý dĩ du sanh hồ" , (Sở từ , Bốc cư ) Có nên nói thẳng không tránh né để bị nguy mình không? (Hay là) theo thói giàu sang để cầu sống qua ngày cho yên thân?
4. (Động) "Bất húy" chết. § Ghi chú: Tiếng chết là tiếng người ta kiêng nên chết gọi là "bất húy".
5. (Danh) Sự che giấu. ◇ Tân Đường Thư : "Trẫm luận công đẳng công, định phong ấp, khủng bất năng tận, vô hữu húy, các vị trẫm ngôn chi" , , , , (Phòng Huyền Linh truyện ) Trẫm luận xét công lao của các ông, ấn định phong tước chia đất, sợ không thể trọn hết, không có sự gì che giấu, mỗi người xin vì trẫm mà nói ra.
6. (Danh) Tên của người đã mất. ◇ Lễ Kí : "Nhập môn nhi vấn húy" (Khúc lễ thượng ) Vào cổng phải hỏi tên húy (của những người đã chết trong nhà).

Từ điển Thiều Chửu

① Kiêng, húy kị, có điều kiêng sợ mà phải giấu đi gọi là húy.
② Chết, cũng gọi là bất húy . Tiếng chết là tiếng người ta kiêng nên gọi kẻ chết là bất húy.
③ Tên người sống gọi là danh, tên người chết gọi là húy. Như người ta nói kiêng tên húy, không dám gọi đúng tên mà gọi chạnh đi vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kiêng, kiêng nể, húy kị, kiêng kị, tránh: Nói thẳng không kiêng nể;
② (cũ) Tên húy (tên người chết), húy danh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ẩn giấu — Tránh né, kiêng cử — Tên của người chết.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Chớp mắt, nháy mắt. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Đại hữu cá huynh đệ, tiện thị tiền nhật Cảnh Dương Cương thượng đả hổ đích Vũ Đô Đầu, tha thị cá sát nhân bất trát nhãn đích nam tử" , 便, (Đệ nhị thập lục hồi).
2. Nhắm mắt, chợp mắt. ◇ Hứa Kiệt : "A Nguyên tẩu nhất dạ một hữu trát nhãn, cấp A Nguyên đích yêu bộ, bối tích, đáo xứ tại án ma" , , , (Phóng điền thủy , Nhị).
3. Trong chớp mắt. § Chỉ thời gian rất ngắn. ◇ Cốc Tử Kính : "Thán nhân gian giáp tí tu du, trát nhãn gian bạch thạch dĩ lạn, chuyển đầu thì thương hải trùng khô" , , , Đệ nhất chiết).
4. Chợt hiện chợt mất, chớp lóe bất định. ◇ Diệp Thánh Đào : "Ngẫu hoặc hữu lưỡng tam điểm hùynh hỏa phiêu khởi hựu lạc hạ, giá bất thị quỷ tại khiêu vũ, khoái hoạt đắc trát nhãn ma?" , , ? (Dạ ).
tương, tượng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

tương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. giống như

tượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con voi

Từ điển phổ thông

1. hình dáng
2. giống như

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Con voi. § Tục gọi là "đại tượng" .
2. (Danh) Dạng, hình trạng, trạng thái. § Thông "tượng" . ◎ Như: "cảnh tượng" cảnh vật, "khí tượng" khí hậu (sự biến hóa của các trạng thái thiên nhiên như nắng, mưa, gió, bão) § Xem thêm từ này. § Ghi chú: Nhà Phật cho đạo Phật sau khi Phật tổ tịch rồi một nghìn năm là thời kì "tượng giáo" , nghĩa là chỉ còn có hình tượng Phật chứ không thấy chân thân Phật nữa.
3. (Danh) Phép tắc, mẫu mực.
4. (Danh) Tên một điệu múa ngày xưa, do vua Vũ đặt ra.
5. (Danh) Đồ đựng rượu.
6. (Danh) Họ "Tượng".
7. (Tính) Làm bằng ngà voi. ◎ Như: "tượng hốt" cái hốt bằng ngà voi.
8. (Động) Giống, tương tự. § Thông "tượng" .
9. (Động) Phỏng theo, bắt chước. ◎ Như: "tượng hình" dựa theo hình sự vật (một cách trong "lục thư" , tức là sáu cách cấu tạo chữ Hán). ◇ Tả truyện : "Quân hữu quân chi uy nghi, kì thần úy nhi ái chi, tắc nhi tượng chi" , , (Tương công tam thập nhất niên ) Vua có oai nghi của vua, bề tôi kính sợ và yêu vì, mà bắt chước theo.

Từ điển Thiều Chửu

① Con voi.
② Ngà voi, như tượng hốt cái hốt bằng ngà voi.
③ Hình trạng, hình tượng, như: đồ tượng tranh tượng, nay thông dụng chữ .
④ Tượng giáo nhà Phật cho đạo Phật sau khi Phật tổ tịch rồi một nghìn năm là thời kì tượng giáo, nghĩa là chỉ còn có hình tượng Phật chứ không thấy chân thân Phật nữa.
⑤ Khí tượng, có cái hình tượng lộ ra ngoài.
⑥ Làm phép, gương mẫu.
⑦ Đồ đựng rượu.
⑧ Điệu múa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Con) voi, tượng;
② Ngà voi: Cái hốt bằng ngà voi;
③ Hình dáng, tình trạng, hình tượng: Cảnh tượng; Khí tượng;
④ Tượng: Tượng hình: Tượng thanh;
⑤ (văn) Phép tắc, khuôn mẫu;
⑥ (văn) Đồ đựng rượu;
⑦ (văn) Điệu múa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con voi. Td: Quản tượng ( người chăn voi ) — Cái ngà voi — Hình trạng hiện ra. Td: Cảnh tượng — Cái phép tắc — Tên một con cờ trong lối cờ tướng.

Từ ghép 33

bán
bàn ㄅㄢˋ

bán

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. một nửa
2. ở giữa, lưng chừng
3. nhỏ bé
4. hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nửa, rưỡi. ◎ Như: "bán cân" nửa cân, "lưỡng cá bán nguyệt" hai tháng rưỡi.
2. (Tính) Ở khoảng giữa, lưng chừng. ◎ Như: "bán dạ" khoảng giữa đêm, nửa đêm, "bán lộ" nửa đường, "bán san yêu" lưng chừng núi. ◇ Trương Kế : "Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền" , (Phong kiều dạ bạc ) Chùa Hàn San ở ngoài thành Cô Tô, Nửa đêm tiếng chuông vang đến thuyền khách.
3. (Tính) Rất nhỏ. ◎ Như: "nhất tinh bán điểm" một điểm nhỏ li ti.
4. (Tính) Hồi lâu. ◎ Như: "bán nhật" hồi lâu (thậm xưng: tới cả nửa ngày trời). ◇ Thủy hử truyện : "Khiếu liễu bán nhật, một nhất cá đáp ứng" , (Đệ ngũ hồi) Gọi một hồi lâu, chẳng thấy trả lời.
5. (Phó) Không hoàn toàn, nửa chừng. ◎ Như: "bán thành phẩm" phẩm vật làm chưa xong hoàn toàn, "bán sanh bất thục" nửa sống nửa chín.
6. (Danh) Phần nửa. ◎ Như: "nhất bán" một nửa. ◇ Trang Tử : "Nhất xích chi chủy, nhật thủ kì bán, vạn thế bất kiệt" , , (Thiên hạ ) Cây gậy dài một thước, mỗi ngày lấy một nửa, muôn đời không hết.

Từ điển Thiều Chửu

① Nửa. Vật chia đôi mỗi bên một nửa gọi là bán.

Từ điển Trần Văn Chánh

Một nửa, rưỡi: Nửa cân; Một cân rưỡi;
② Nửa (không hoàn toàn), phụ: Nửa chín nửa sống; Nửa nạc nửa mỡ; Lao động phụ; Cửa khép một nửa;
③ Nửa (biểu thị sự cường điệu): Mưa rơi đã quá nửa ngày rồi (ý nói mưa lâu); Đợi suốt một buổi sáng mà không có chút tin tức nào cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một nửa.

Từ ghép 61

bán ảnh 半影bán cân bát lượng 半斤八兩bán cầu 半球bán chức 半职bán chức 半職bán dạ 半夜bán đảo 半岛bán đảo 半島bán điểm 半点bán điểm 半點bán điếu tử 半弔子bán đồ 半途bán đồ nhi phế 半途而廢bán hạ 半夏bán khai 半開bán khai môn 半開門bán kính 半径bán kính 半徑bán lạp 半拉bán lộ 半路bán nguyệt 半月bán nhật 半日bán phiếu 半票bán sản 半產bán sàng 半床bán sinh bán thục 半生半熟bán thanh bán hoàng 半青半黃bán thân bất toại 半身不遂bán thấu minh 半透明bán thế 半世bán thổ bán lộ 半吐半露bán thưởng 半晌bán tí 半臂bán tiên 半仙bán tiệt 半截bán tín bán nghi 半信半疑bán trai 半齋bán trừ 半除bán tụ 半袖bán tử 半子bán vạt 半襪bán viên 半圆bán viên 半圓bán viên quy 半圓規bán y 半衣bắc bán cầu 北半求chiết bán 折半cường bán 強半dạ bán 夜半đa bán 多半đại bán 大半đông bán cầu 東半球hạ bán 下半hạ bán thân 下半身nam bán cầu 南半球nguyệt bán 月半nhất bán 一半quá bán 過半thượng bán 上半thượng bán thân 上半身tương bán 相半
nhạ, nặc
nuò ㄋㄨㄛˋ, rě ㄖㄜˇ

nhạ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kính chào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chắp tay vái đồng thời lên tiếng tỏ lòng kính trọng. ◇ Tây du kí 西: "Giá lưỡng cá hòa thượng (...) chẩm ma kiến ngã vương cánh bất hạ bái, nhạ tất bình thân, đĩnh nhiên nhi lập?" (...) , , ? (Đệ nhị cửu hồi) Hai vị hòa thượng này (...) tại sao ra mắt quốc vương nhà ta mà không lạy, chỉ chào rồi đứng thẳng mình ngang nhiên ra như thế?
2. Một âm là "nặc". (Danh) Tiếng trả lời ưng chịu. § Cũng như "nặc" .
3. (Thán) Ngữ khí có ý tứ, gây chú ý: kìa, này, v.v. ◎ Như: "nặc, na bất thị nhĩ đích y phục mạ?" , kìa, đó chẳng phải là quần áo của ông à?

Từ điển Thiều Chửu

Kính. Tục gọi sự vái chào người là xướng nhạ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Chào kính cẩn đối với người trên: Vái chào.

Từ ghép 1

nặc

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(thán) Kìa (từ dùng để gây sự chú ý cho người khác): ? Kìa, đó chẳng phải là cuốn sách của anh à?

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.