phần
fén ㄈㄣˊ

phần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây phần, cây du du

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây "phần", tức cây "bạch du" .
2. (Danh) "Phần du" chỉ làng xóm, quê nhà. § Ghi chú: Đời xưa mới lập nên một làng nào đều trồng một thứ cây thổ ngơi để làm ghi. Phía đông ấp phong nhà Hán có làng "Phần Du" , làng vua Hán Cao Tổ , đời sau nhân thế gọi làng mình là "phần du", cũng như nghĩa chữ "tang tử" vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Cây phần (cây du du), đời xưa mới lập nên một làng nào đều giồng một thứ cây thổ ngơi để làm ghi. Phía đông ấp phong nhà Hán có làng phần du (làng vua Hán Cao Tổ), đời sau nhân thế gọi làng mình là phần du, cũng như nghĩa chữ tang tử vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Cây phần, cây du.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cây bưởi. Loại cây thường trồng ở vườn nhà. Do đó còn chỉ quê nhà, gia đình. Đoạn trường tân thanh có câu: » Rộng còn thương mảnh hồng quần, hơi tàn được thấy gốc phần là may «.

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Kết giao bạn bè. ◇ Nạp Lan Tính Đức : "Giao hữu bất năng tín giả, sự quân tất bất trung" , (Lục thủy đình tạp thức , Quyển nhị) Giao thiệp với bạn bè mà không biết tin nhau, (thì) thờ vua ắt không trung thành.
2. Bạn bè, bằng hữu. ◇ Trương Thế Nam : "Hoàng Công Thù, tự Tử Hậu, Phú Sa Phổ Thành nhân, dữ Chu Văn Công vi giao hữu" , , , (Du hoạn kỉ văn , Quyển bát) Hoàng Công Thù, tự Tử Hậu, người Phú Sa Phổ Thành, cùng với Chu Văn Công là bạn bè.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bạn bè qua lại với nhau — Có tính cách bạn bè.
đốn
dú ㄉㄨˊ, dùn ㄉㄨㄣˋ, zhūn ㄓㄨㄣ

đốn

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngưng lại, dừng lại, đình đốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúi sát đất, giẫm xuống đất. ◎ Như: "đốn thủ" lạy đầu sát đất, "đốn túc" giậm chân. ◇ Đỗ Phủ : "Khiên y đốn túc lan đạo khốc, Khốc thanh trực thướng can vân tiêu" , (Binh xa hành ) Kéo áo giậm chân cản đường khóc, Tiếng khóc than lên thẳng tới từng mây.
2. (Động) Đứng, dừng lại, ngưng. ◎ Như: "đình đốn" ngưng lại.
3. (Động) Sắp xếp. ◎ Như: "an đốn" an bài, ổn định.
4. (Động) Sửa sang. ◎ Như: "chỉnh đốn" sửa sang lại.
5. (Động) Đóng binh, đồn trú. § Thông "đồn" . ◇ Hàn Phi Tử : "Vạn thặng chi quốc, mạc cảm tự đốn ư kiên thành chi hạ" , (Ngũ đố ) Nước vạn thặng, không dám đóng quân dưới thành vững chắc.
6. (Tính) Mệt mỏi. ◎ Như: "khốn đốn" mệt mỏi, không tiến lên được. ◇ Tôn Tử : "Cố binh bất đốn nhi lợi khả toàn" (Mưu công ) Cho nên quân không mệt mà tinh nhuệ có thể bảo toàn.
7. (Tính) Cùn, nhụt. ◎ Như: "nhận bất đốn" mũi nhọn không cùn.
8. (Tính) Vỡ lở, hư hỏng. ◇ Tư trị thông giám : "Chu thuyền chiến cụ, đốn phế bất tu" , (Hiến Đế Kiến An thập tam niên ) Thuyền bè chiến cụ, hư hỏng không sửa.
9. (Danh) Lượng từ: lần, thứ, hồi, bữa. ◎ Như: "cật nhất đốn phạn" ăn một bữa cơm.
10. (Danh) Họ "Đốn".
11. (Phó) Bỗng chốc, chợt, liền, tức khắc. ◎ Như: "đốn nhiên" bỗng nhiên, "đốn linh" liền khiến, "đốn ngộ" chợt hiểu, ngộ bất thình lình ngay bây giờ (phép tu đốn ngộ được Nam tông thiền (Huệ Năng) đề xướng). ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc" (Vân Đồn ) Vũ trụ bỗng rửa sạch bụi bặm của núi và biển.

Từ điển Thiều Chửu

① Đốn thủ lạy dập đầu sát đất.
② Đứng, đình đốn, dừng lại một chút gọi là đốn.
③ Quán trọ, ăn một bữa cũng gọi là nhất đốn .
④ Vội, nói về sự nó biến động mau chóng, ý không lường tới, phần nhiều dùng làm tiếng trợ ngữ. Như đốn linh liền khiến.
Đình trệ, bị khốn khó mãi không tiến lên được gọi là khốn đốn .
⑥ Chỉnh đốn sự gì cái gì đã tán loạn lâu rồi mà lại sửa sang lại cho được như cũ gọi là chỉnh đốn.
⑦ Đốn giáo chữ trong Kinh Phật, dùng một phương phép tuyệt mầu khiến cho mình theo đó mà tu được tới đạo ngay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng lại: Anh ấy ngừng giây lát, rồi lại nói tiếp;
② Cúi đầu: Cúi đầu;
③ Giậm (chân): Giậm chân;
④ Sửa sang, chỉnh đốn, sắp xếp: Chỉnh đốn; Sắp đặt;
⑤ Bỗng chốc, liền, ngay lập tức: Bỗng nhiên; Hiểu ngay. 【】đốn thời [dùnshí] Ngay, liền, tức khắc: Tắt đèn, trong nhà liền tối như mực;
⑥ (loại) Bữa, hồi, lần, lượt: Cơm ngày ba bữa; Bị nó thuyết cho một hồi;
⑦ Nhọc nhằn, mệt nhọc, mệt mỏi, khốn khổ: Mệt nhoài;
⑧ [Dùn] (Họ) Đốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi mình cho đâm chạm đất — Khốn khổ. Chẳng hạn Khốn đốn — Ngưng lại. Dừng lại. Chẳng hạn Đình đốn — Thình lình — Lập tức — Sửa soạn, sắp xếp. Chẳng hạn Chỉnh đốn — Một lần, một lượt. Chẳng hạn một lần ăn cơm gọi là Nhất đốn phạn ( một bữa cơm ).

Từ ghép 14

cí ㄘˊ, zī ㄗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nảy nở
2. tăng thêm
3. phun, tưới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sinh trường, sinh sôi nẩy nở. ◎ Như: "tư sanh" sinh đẻ, sinh sôi ra nhiều. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thảo mộc bí tiểu bất tư, Ngũ cốc nuy bại bất thành" , (Quý hạ kỉ , Minh lí ) Cây cỏ thấp bé thì không lớn được, Ngũ cốc héo úa thì không mọc lên.
2. (Động) Chăm sóc, tưới bón. ◇ Khuất Nguyên : "Dư kí tư lan chi cửu uyển hề, hựu thụ huệ chi bách mẫu" , (Li tao ) Ta đã chăm bón chín uyển hoa lan hề, lại trồng một trăm mẫu hoa huệ.
3. (Động) Thấm nhuần. ◎ Như: "vũ lộ tư bồi" mưa móc thấm nhuần. ◇ Tạ Huệ Liên : "Bạch lộ tư viên cúc, Thu phong lạc đình hòe" , (Đảo y ) Móc trắng thấm vườn cúc, Gió thu rớt sân hòe.
4. (Động) Bồi bổ thân thể. ◎ Như: "tư dưỡng thân thể" bồi bổ thân thể.
5. (Động) Gây ra, tạo ra, dẫn đến. ◎ Như: "tư sự" gây sự, sinh sự.
6. (Động) Phun, phún (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "quản tử liệt liễu, trực tư thủy" , ống dẫn bể rồi, nước phun hết ra ngoài.
7. (Phó) Thêm, càng. ◇ Tô Thức : "Đạo tặc tư sí" (Hỉ vủ đình) Đạo tặc thêm mạnh.
8. (Danh) Mùi, vị, ý vị. ◇ Bạch Cư Dị : "Trì ngoạn dĩ khả duyệt, Hoan thường hữu dư tư" , (Hiệu Đào Tiềm thể thi ) Ngắm nghía đã thấy thú, Thưởng thức còn dư vị.
9. (Danh) Chất dãi, chất lỏng. ◇ Tả Tư : "Mặc tỉnh diêm trì, huyền tư tố dịch" , (Ngụy đô phú ) Giếng mực ao muối, chất lỏng đen nước dãi trắng.
10. (Tính) Nhiều, tươi tốt, phồn thịnh. ◇ Phan Nhạc : "Mĩ mộc bất tư, vô thảo bất mậu" , (Xạ trĩ phú ) Không cây nào là không tươi tốt, không cỏ nào là không um tùm.
11. (Tính) Đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Thêm, càng.
② Lớn thêm, như phát vinh tư trưởng cây cỏ nẩy nở tươi tốt thêm.
③ Tư nhuận, như vũ lộ tư bồi mưa móc vun nhuần.
④ Chất dãi, như tư vị đồ ngon nhiều chất bổ.
⑤ Nhiều, phồn thịnh.
⑥ Ðen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nẩy, đâm, mọc. 【】tư nha [ziyá] (đph) Nảy mầm, đâm lộc, nảy lộc; 【】 tư sinh [zisheng] a. Sinh ra, đẻ ra, sinh đẻ; b. Gây ra;
② Bổ, bổ ích, tăng: Bổ ích; Rất bổ, rất bổ ích;
③ (đph) Phun, phọt, vọt: Ống nước bị nứt, nước phun ra ngoài;
④ (văn) Thêm, càng: Nảy nở tươi tốt thêm;
⑤ (văn) Nhiều, phồn thịnh;
⑥ (văn) Đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lớn lên — Càng thêm — Đục bẩn.

Từ ghép 5

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là: "lạn mạn" , "lạn man" .
2. Sặc sỡ, rực rỡ. ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Nhân kiến nguyệt sắc như trú, điện đình hạ đào lí thịnh khai, lạn mạn như cẩm, lai thử thưởng ngoạn" , 殿, , (Độc cô sanh quy đồ náo mộng ).
3. Tạp loạn, nhiều nhõi. ◇ Tạ Thiểu : "Cầm sắt đồ lạn mạn, Khoa dong không mãn đường" , 滿 (Thu dạ giảng giải ).
4. Hình dung cây cỏ um tùm, mậu thịnh. ◇ Diệp Thích : "Xuân duẩn thu hoa, Lạn mạn song kỉ" , (Tế Lâm thúc họa văn ).
5. Tinh thái kiệt xuất. ◇ Đái Danh Thế : "Ô hô! đương Minh chi vãn tiết, sĩ đại phu tranh vi đàn điếm, dĩ huyễn thanh danh; nhất thì tinh hoa lạn mạn giả, hà khả thắng số" ! , , ; , (Tứ dật viên tập tự ).
6. Lấn lướt, vượt quá.
7. Mênh mông, bao la (thế nước lớn). Phiếm chỉ thanh thế rộng lớn.
8. Dâm đãng, dâm dật. ◇ Liệt nữ truyện : "Kiệt kí khí lễ nghĩa, dâm vu phụ nhân. Cầu mĩ nữ tích chi ư hậu cung, thu xướng ưu chu nho hiệp đồ năng vi kì vĩ hí giả, tụ chi vu bàng. Tạo lạn mạn chi nhạc, nhật dạ dữ Mạt Hỉ cập cung nữ ẩm tửu, vô hữu hưu thì" , . , , . , , (Hạ Kiệt Mạt Hỉ ).
9. Tán loạn, phân tán.
10. Lan tràn, tỏa rộng.
11. Tiêu tán.
12. Tinh cảm chân thật, trong sáng. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Đắc thư sở phú thi, Lạn mạn cảm hoài bão" , (Họa Thánh Du đình cúc ).
13. Ngon, say.
14. Tùy ý, nhậm ý.
15. Phóng đãng, không chịu câu thúc. ◇ Tân Khí Tật : "Hoán khởi sanh ca lạn mạn du, Thả mạc quản nhàn sầu" , (Vũ Lăng xuân ).
16. Thỏa thích, tha hồ, say sưa. ◇ Đỗ Phủ : "Định tri tương kiến nhật, Lạn mạn đảo phương tôn" , (Kí Cao Thích ) Chắc hẳn ngày gặp lại nhau, Thỏa thích cùng anh dốc chén say.
pháp
fǎ ㄈㄚˇ

pháp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, khuôn phép, khuôn mẫu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Luật, hình luật, lệnh luật, chế độ. ◎ Như: "pháp luật" điều luật phải tuân theo, "pháp lệnh" pháp luật và mệnh lệnh, "hôn nhân pháp" luật hôn nhân.
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" cách làm, "biện pháp" đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên : "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" , (Cốc san tàng thiền sư ) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" bắt chước làm theo, "hiệu pháp" phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" , (Phong kiến luận ) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" áo cà-sa, "pháp hiệu" tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép, có khuôn phép nhất định để cho người tuân theo được gọi là pháp. Như pháp điển bộ luật pháp, pháp quy khuôn phép, pháp luật phép luật, v.v.
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp phép làm văn, thư pháp phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp , tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư , v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Pháp luật, pháp lệnh, chế độ, pháp, luật: Hợp pháp; Phạm pháp; Luật hôn nhân;
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: Biện pháp; Cách dùng; Phép cộng; Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: Thiếp mẫu (để tập viết chữ); Bắt chước, noi theo; 使 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: Bắt chước làm theo; Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cách thức. Td: Phương pháp — Luật lệ quốc gia. Td: Pháp luật — Sự trừng phạt. Hình phạt. Td: Hình pháp — Tài khéo. Td: Pháp thuật — Tiếng nhà Phật, chỉ giáo lí của Phật. Td: Phật pháp. Cũng chỉ tất cả sự vật ở đời. Td: Vạn pháp. Nhất thiết pháp — Tên một nước ở tây bộ Âu châu, tức nước pháp ( France ). Người Trung Hoa phiên âm là Pháp Lan Tây, rồi gọi tắt là Pháp.

Từ ghép 169

a lạp pháp 阿拉法a nhĩ pháp 阿耳法bách phân pháp 百分法bảo pháp 寶法bất hợp pháp 不合法bất nhị pháp môn 不二法門bất nhị pháp môn 不二法门bất pháp 不法bất thành văn pháp 不成文法biện chứng pháp 辨證法biện chứng pháp 辯證法biện pháp 办法biện pháp 辦法binh pháp 兵法bộ pháp 步法bút pháp 笔法bút pháp 筆法chánh pháp 正法châm pháp 針法chấp pháp 執法chấp pháp 执法chiến pháp 戰法chính pháp 政法công pháp 公法cốt pháp 骨法cú pháp 句法cửu chương toán pháp 九章算法cựu pháp 舊法di pháp 遺法diệu pháp 妙法duyên pháp 緣法đại pháp 大法đạo pháp 道法điển pháp 典法gia pháp 加法gia pháp 家法giải pháp 解法giải pháp 觧法giảm pháp 減法hí pháp 戲法hiến pháp 宪法hiến pháp 憲法hình pháp 刑法hộ pháp 護法hợp pháp 合法lập pháp 立法lễ pháp 禮法lịch pháp 曆法lộng pháp 弄法lục pháp 六法môn pháp 門法nghiêm pháp 嚴法ngoạn pháp 玩法ngữ pháp 語法phạm pháp 犯法pháp bảo 法寶pháp cảnh 法警pháp cấm 法禁pháp chế 法制pháp chủ 法主pháp danh 法名pháp duyên 法緣pháp đàn 法壇pháp đạo 法道pháp đăng 法燈pháp điển 法典pháp điều 法條pháp định 法定pháp đình 法庭pháp độ 法度pháp đồ 法徒pháp gia 法家pháp giới 法界pháp hải 法海pháp hệ 法系pháp hiệu 法號pháp hóa 法化pháp hoa 法華pháp học 法學pháp hội 法會pháp khí 法器pháp khoa 法科pháp lại 法吏pháp lan tây 法蘭西pháp lệ 法例pháp lệnh 法令pháp lí 法理pháp loa 法螺pháp luân 法輪pháp luật 法律pháp lực 法力pháp lý 法理pháp môn 法門pháp ngôn 法言pháp nhân 法人pháp phục 法服pháp quan 法官pháp quốc 法国pháp quốc 法國pháp quy 法規pháp sự 法事pháp sư 法師pháp tạng 法藏pháp tắc 法則pháp tân xã 法新社pháp thân 法身pháp thí 法施pháp thuật 法術pháp thủy 法水pháp thức 法式pháp tịch 法籍pháp tính 法性pháp tòa 法座pháp trị 法治pháp trình 法程pháp trường 法場pháp tướng 法相pháp văn 法文pháp vị 法味pháp viện 法院pháp việt 法越pháp võng 法網pháp vũ 法雨pháp vương 法王phân pháp 分法phật pháp 佛法phật pháp tăng 佛法僧phi pháp 非法phiền pháp 煩法phù pháp 符法phục pháp 伏法phục pháp 服法phương pháp 方法quan pháp 官法quân pháp 軍法quốc pháp 国法quốc pháp 國法quốc tế công pháp 國際公法quốc tế tư pháp 國際私法sám pháp 懺法sảng pháp 爽法sắc pháp 色法tác pháp 作法tác pháp tự tễ 作法自斃tam pháp 三法tâm pháp 心法tân pháp 新法thao pháp 操法thủ pháp 手法thủy lục pháp hội 水陸法會thuyết pháp 說法thư pháp 书法thư pháp 書法thừa pháp 乘法toán pháp 算法tối cao pháp viện 最高法院trận pháp 陣法trừ pháp 除法tư pháp 司法tư pháp 私法tưởng pháp 想法uổng pháp 枉法vạn pháp 萬法văn pháp 文法vi pháp 違法vô pháp 無法vương pháp 王法xuyết pháp 綴法xử pháp 處法
tuyết
xuě ㄒㄩㄝˇ

tuyết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tuyết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tuyết (mưa gặp lạnh rơi xuống từng hạt như thủy tinh trắng). ◇ Nguyễn Du : "Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà" (Từ Châu đạo trung ) Một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
2. (Danh) Gọi thay cho một số sự vật màu trắng: 1) Lúa gạo. ◇ Đỗ Phủ : "Phá cam sương lạc trảo, Thường đạo tuyết phiên thi" , (Mạnh đông ). 2) Hoa trắng. ◇ Độc Cô Cập : "Đông phong động địa xuy hoa phát, Vị Thành đào lí thiên thụ tuyết" , (Đồng sầm lang trung truân điền... ). 3) Chim trắng. ◇ Lô Luân : "Tự quân hoán đắc bạch nga thì, Độc bằng lan can tuyết mãn trì" , 滿 (Phú đắc bạch âu ca... 使). 4) Cá. ◇ Giả Đảo : "Thiên hà đọa song phường, Phi ngã đình trung ương, Chưởng ác xích dư tuyết, Phách khai tràng hữu hoàng" , , , (Song ngư dao ). 5) Sóng nước. ◇ Ôn Đình Quân : "Long bá khu phong bất cảm thượng, Bách xuyên phún tuyết cao thôi ngôi" , (Phất vũ từ ). 6) Rượu trắng. ◇ Lí Hàm Dụng : "Tuyết noãn dao bôi phụng tủy dung, Hồng tha tượng trứ tinh thần tế" , (Phú quý khúc ). 7) Tóc trắng. ◇ Vi Trang : "Cố nhân thử địa dương phàm khứ, Hà xứ tương tư tuyết mãn đầu" , 滿 (Thanh Hà huyện lâu tác ). 8) Gỗ cây bạch đàn. ◇ Ân Nghiêu Phiên : "Vân tỏa mộc kham liêu tức ảnh, Tuyết hương chỉ áo bất sanh trần" , (Tặng duy nghiễm sư ).
3. (Danh) Nhạc khúc cổ.
4. (Danh) Họ "Tuyết".
5. (Tính) Trắng (như tuyết). ◎ Như: "tuyết cơ" da trắng, "tuyết y" áo trắng. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát, Triêu như thanh ti mộ thành tuyết" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, trước tấm gương sáng trên nhà cao, thương cho mái tóc bạc, Buổi sáng như tơ đen, chiều thành ra tuyết trắng.
6. (Tính) Trong sạch, cao khiết. ◎ Như: "tuyết cách" phẩm cách cao khiết. ◇ Dương Vạn Lí : "Nhất biệt cao nhân hựu thập niên, Sương cân tuyết cốt kiện y nhiên" , (Tống hương dư văn minh ) Chia tay bậc cao nhân lại đã mười năm, Gân cốt thanh cao như sương tuyết vẫn còn tráng kiện như xưa.
7. (Động) Rơi tuyết. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Vu thì thủy tuyết, ngũ xứ câu hạ" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Lúc tuyết bắt đầu rơi, năm xứ đều chúc mừng.
8. (Động) Rửa sạch, biểu minh. ◎ Như: "tuyết sỉ" rửa nhục, "chiêu tuyết" tỏ nỗi oan.
9. (Động) Lau, chùi. ◎ Như: "tuyết khấp" lau nước mắt, "tuyết phiền" tiêu trừ phiền muộn, "tuyết thế" chùi lệ.
10. (Động) Chê trách. ◇ Lí Triệu : "Sơ, Mã Tư Đồ diện tuyết Lí Hoài Quang. Đức Tông chánh sắc viết: Duy khanh bất hợp tuyết nhân" , . : (Đường quốc sử bổ , Quyển thượng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Tuyết. Mưa gặp lúc rét quá rơi lại từng mảng gọi là tuyết. Khi tuyết sa xuống nó tỏa ra như bông hoa, cho nên gọi là tuyết hoa . Nguyễn Du : Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà một trời gió tuyết, qua sông Hoàng Hà.
② Rửa. Như tuyết sỉ rửa hổ, rửa nhục. Vạch tỏ nỗi oan ra gọi là chiêu tuyết .
③ Lau.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tuyết;
② Trắng như tuyết, đầy tuyết;
③ Kem lạnh;
④ Rửa, trả thù: Rửa nhục;
⑤ (văn) Lau sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi nước trong không khí gặp lạnh kết lại mà rơi xuống. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Sạch như nước, trắng như ngà, trong như Tuyết « — Trong sạch — Trừ sạch.

Từ ghép 21

tầm
xín ㄒㄧㄣˊ, xún ㄒㄩㄣˊ

tầm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tìm kiếm
2. đơn vị đo độ dài (bằng 8 thước Tàu cũ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tìm. ◎ Như: "trảo tầm" tìm kiếm. ◇ Vi Ứng Vật : "Lạc diệp mãn không san, Hà xứ tầm hành tích" 滿, (Kí toàn Tiêu san trung đạo sĩ ) Lá rụng đầy núi trống, Biết đâu tìm dấu chân đi?
2. (Động) Dùng tới, sử dụng. ◎ Như: "nhật tầm can qua" ngày ngày dùng mộc mác (khí giới để đánh nhau), "tương tầm sư yên" sẽ dùng quân vậy.
3. (Động) Vin vào, dựa vào. ◎ Như: "mạn cát diệc hữu tầm" dây sắn bò lan dựa vào.
4. (Tính) Bình thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "tầm cập" sắp kịp.
6. (Phó) Lại. ◎ Như: "tầm minh" lại đính lời thề cũ.
7. (Phó) Dần dần. ◎ Như: "bạch phát xâm tầm" tóc đã bạc dần.
8. (Phó) Thường, thường hay. ◇ Đỗ Phủ : "Kì Vương trạch lí tầm thường kiến, Thôi Cửu đường tiền kỉ độ văn" , (Giang Nam phùng Lí Quy Niên ) Thường gặp tại nhà Kì Vương, Đã mấy lần được nghe danh ở nhà Thôi Cửu.
9. (Liên) Chẳng bao lâu, rồi. ◇ Hậu Hán Thư : "Phục vi quận Tây môn đình trưởng, tầm chuyển công tào" 西, (Tuân Hàn Chung Trần liệt truyện ) Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, chẳng bao lâu đổi làm Công tào.
10. (Danh) Lượng từ: đơn vị đo chiều dài ngày xưa, bằng tám "xích" (thước). ◇ Lưu Vũ Tích : "Thiên tầm thiết tỏa trầm giang để, Nhất phiến hàng phan xuất Thạch Đầu" , (Tây Tái san hoài cổ 西) (Quân Ngô đặt) nghìn tầm xích sắt chìm ở đáy sông, (Nhưng tướng quân đã thắng trận), một lá cờ hàng (của quân địch) ló ra ở thành Thạch Đầu.
11. (Danh) Họ "Tầm".

Từ điển Thiều Chửu

① Tìm.
② Cái tầm, tám thước gọi là một tầm.
③ Vẫn, như vật tầm can qua ngày vẫn đánh nhau.
④ Bỗng, sắp, như tầm cập sắp kịp, bạch phát xâm tầm tóc đã bạc đầu, nghĩa là sắp già.
⑤ Lại, như tầm minh lại đính lời thề cũ.
⑥ Dùng, như tương tầm sư yên sẽ dùng quân vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tìm. Như [xún] nghĩa ①. Xem [xún].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tìm, kiếm: Tìm người;
② Xét tìm;
③ (văn) Dựa vào, vin vào: Dây sắn bò lan cũng có dựa vào (Lục Cơ: Bi chiến hành);
④ (văn) Dùng: Ba năm sau sẽ dùng quân vậy (Tả truyện: Hi công ngũ niên);
⑤ (văn) Hâm nóng lại (như , bộ );
⑥ (văn) Chẳng bao lâu, rồi: 西 Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, rồi (chẳng bao lâu) đổi làm Công tào (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Sắp: Sắp kịp; Tóc đã bạc dần (sắp già);
⑧ (văn) Lại: Lại đính lời thề cũ;
⑨ (văn) Vẫn: Ngày ngày vẫn đánh nhau;
⑩ Tầm (một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước);
⑪ [Xun] (Họ) Tầm. Xem [xín]

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tìm kiếm — Tên một đơn vị đo chiều dài thời cổ, bằng 8 thước ta — Ta còn hiểu là vóc dáng, bề cao của một người. Td: Tầm vóc — Ta còn hiểu là cái mức đạt tới. Td: Tầm mức.

Từ ghép 21

tầm
xín ㄒㄧㄣˊ, xún ㄒㄩㄣˊ

tầm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. tìm kiếm
2. đơn vị đo độ dài (bằng 8 thước Tàu cũ)

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

Tìm. Như [xún] nghĩa ①. Xem [xún].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tìm, kiếm: Tìm người;
② Xét tìm;
③ (văn) Dựa vào, vin vào: Dây sắn bò lan cũng có dựa vào (Lục Cơ: Bi chiến hành);
④ (văn) Dùng: Ba năm sau sẽ dùng quân vậy (Tả truyện: Hi công ngũ niên);
⑤ (văn) Hâm nóng lại (như , bộ );
⑥ (văn) Chẳng bao lâu, rồi: 西 Lại làm đình trưởng Tây Môn trong quận, rồi (chẳng bao lâu) đổi làm Công tào (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Sắp: Sắp kịp; Tóc đã bạc dần (sắp già);
⑧ (văn) Lại: Lại đính lời thề cũ;
⑨ (văn) Vẫn: Ngày ngày vẫn đánh nhau;
⑩ Tầm (một đơn vị đo chiều dài thời xưa, bằng 8 thước);
⑪ [Xun] (Họ) Tầm. Xem [xín]

Từ ghép 7

tích
tì ㄊㄧˋ, xī ㄒㄧ, xí ㄒㄧˊ

tích

phồn thể

Từ điển phổ thông

thiếc, Sn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thiếc (stannum, Sn).
2. (Danh) Vải nhỏ. ◇ Liệt Tử : "Ý a tích" (Chu Mục vương ) Mặc áo vải lụa mịn.
3. (Danh) Gọi tắt của "tích trượng" gậy tầm xích, bằng thiếc có tra những vòng bằng thiếc hoặc đồng, dùng cho các tỉ-khiêu mang đi khất thực.
4. (Danh) Họ "Tích".
5. (Danh) "Tích Lan" tên nước (Ceylon, Sri Lanka).
6. (Tính) Làm bằng thiếc. ◎ Như: "tích quán" lọ bằng thiếc.
7. (Động) Cho, tặng, cấp. § Thông "tứ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Thiếc (Stannum, Sn), sắc trắng như bạc, chất mềm chóng chảy, vì thế nên người ta hay dùng để tráng mặt đồ đồng, đồ sắt cho đẹp.
② Cho, phàm các cái của triều đình ban cho thưởng cho đều gọi là tích.
③ Vải nhỏ.
④ Gậy tầm xích của nhà chùa dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (hóa) Thiếc (Stannum, kí hiệu Sn);
② (văn) Ban cho, ban thưởng;
③ Cây tầm xích (của các nhà sư);
④ [Xi] (Họ) Tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất thiếc. Một thứ kim loại — Cho. Ban cho. Với nghĩa này, còn đọc là Tứ — Cây gậy của vị tăng — Tên người, tức Nguyễn Vĩnh Tích, người phủ Thường tín tỉnh Hà Đông, Bắc phần Việt Nam, đậu Tiến sĩ năm 1448, niên hiệu Thái hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tông, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thừa chỉ. Tác phẩm chữ Hán có Tiên sơn tập — Tên người tức, Nguyễn Thiên Tích, danh sĩ đời Lê, tự là Huyền Khuê, người xã Nội duệ huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh, đậu khoa Hoành từ năm 1431, niên hiệu Thiện thiên thứ 4 đời Lê Thái Tổ, làm quan tới chức Hàn lâm viện Thị độc, Nội mật viện Phó sứ, rồi thăng tới Binh bộ Thượng thư, sang sứ Trung Hoa ba lần. Về văn học, ông làm lời cẩn ân cho cuốn Địa dư chí của Nguyễn Trãi — Tên người, tức Mạc Thiên Tích, tự là Sĩ Lân, con của Mạc Cửu, làm Đô đốc trấn Hà Tiên từ năm 1735. Ông theo giúp chúa Nguyễn Định Vương, sau thua chạy sang Xiêm la, rồi tự tử ở đó năm 1780. Lúc còn ở Hà Tiên, ông tụ họp văn thi gia cùng nhau xướng họa. Tác phẩm chữ Hán có Hà Tiên thập vịnh .

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.