thu, thâu
qiū ㄑㄧㄡ

thu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùa thu

Từ điển phổ thông

dây thắng đái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mùa thu. § Theo lịch tây thì từ mồng 8 tháng 8 đến mồng 8 tháng 11 là mùa "thu". Theo lịch ta thì từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa "thu". ◇ Đỗ Phủ : "Vạn lí bi thu thường tác khách" (Đăng cao ) Ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
2. (Danh) Năm. ◎ Như: "thiên thu" nghìn năm.
3. (Danh) Lúc, buổi. ◎ Như: "đa sự chi thu" lúc đang nhiều việc. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Sanh ư nhiễu nhương chi thu" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Sinh ra phải thời loạn lạc.
4. (Danh) Họ "Thu".
5. (Tính) Tỉ dụ già cỗi. ◇ Lục Du : "Tam thập niên lai chân nhất mộng, kham sầu. Khách lộ tiêu tiêu lưỡng tấn thu" , . (Tảo tuế nhập Hoàng Châu từ ) Ba mươi năm nay thật là một giấc mơ, chịu đựng buồn rầu. Khách trên đường phơ phơ hai mấn tóc cằn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mùa thu. Theo lịch tây thì từ mồng 8 tháng 8 đến mồng 8 tháng 11 là mùa thu. Theo lịch ta thì từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu. Ðến mùa thu thì muôn vật điêu linh, khí trời sầu thảm, cho nên ai có dáng thương xót thê thảm thì gọi là thu khí . Ðỗ Phủ : Vạn lí bi thu thường tác khách ở xa muôn dặm, ta thường làm khách thương thu.
② Mùa màng lúa chín gọi là hữu thu .
③ Năm, như thiên thu nghìn năm.
④ Lúc, buổi. Như đa sự chi thu lúc đang nhiều việc.
⑤ Tả cái dáng bay lên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mùa thu: Gió thu;
② Năm: Nghìn năm, ngàn thu;
③ Lúc, thời buổi: Lúc nguy ngập mất còn; Thời buổi rối ren; Trong lúc họ chưa can hệ gì đến ta (Nguyễn Lộ Trạch: Thời vụ sách);
④ Mùa màng;
⑤ (văn) Bay nhảy, bay múa, bay lượn, múa lượn: Rồng bay múa lượn, rong chơi trên trời cao (Hán thư: Lễ nhạc chí). 【】thu thu [qiuqiu] (văn) Múa lượn: Phượng hoàng múa lượn (Tuân tử: Giải tế);
⑥ [Qiu] (Họ) Thu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa chín. Mùa lúa chín — Mùa thứ ba trong bốn mùa của một năm. Đoạn trường tân thanh: "Một trời thu để riêng ai một người" — Chỉ một năm. Đoạn trường tân thanh: "Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu".

Từ ghép 19

thâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùa thu
lạc, lộ
lù ㄌㄨˋ, luò ㄌㄨㄛˋ

lạc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Lạc — Một âm khác là Lộ.

lộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đường đi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đường cái, đường đi lại. ◎ Như: "hàng lộ" đường đi thuyền.
2. (Danh) Địa vị. ◇ Mạnh tử : "Phu tử đương lộ ư Tề" (Công Tôn Sửu thượng ) Nhà thầy ở vào cái địa vị trọng yếu ở nước Tề.
3. (Danh) Phương diện, mặt, hướng, vùng, miền. ◎ Như: ở giữa đối với bốn phương thì chia làm "đông lộ" mặt đông, "tây lộ" 西 mặt tây, "nam lộ" mặt nam, "bắc lộ" mặt bắc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tự thị đông lộ giai bình, lệnh thúc Tôn Tĩnh thủ chi" , (Đệ thập ngũ hồi) Từ đó xứ đông bình định được cả, (Tôn Sách) cho chú là Tôn Tĩnh giữ ở đấy.
4. (Danh) Đường lối, cách làm, phương pháp, mạch lạc. ◎ Như: "sanh lộ" con đường sống, "lễ môn nghĩa lộ" cửa lễ đường nghĩa (ý nói lễ như cái cửa, nghĩa như con đường, không cửa không ra vào, không đường không chỗ đi lại vậy), "tư lộ" phép nghĩ làm văn, "bút lộ" phép bút, phép gửi ý tứ.
5. (Danh) Thứ, loại, hạng, lối. ◎ Như: "tha môn thị na nhất lộ nhân" những người đó là hạng người nào? ◇ Tây du kí 西: "Giá nhất lộ quyền, tẩu đắc tự cẩm thượng thiêm hoa" , (Đệ tam hồi) Lối đi quyền này tựa như trên gấm thêm hoa.
6. (Danh) Đường dây, ngả. ◎ Như: "ngũ lộ công xa" đường xe công cộng số 5. ◇ Thủy hử truyện : "Kim nhật Tống Giang phân binh tố tứ lộ, lai đả bổn trang" , (Đệ ngũ thập hồi) Hôm nay Tống Giang chia quân làm bốn ngả, lại đánh trang ta.
7. (Danh) Cái xe. ◎ Như: Ngày xưa các thiên tử có năm thứ xe đi là "ngọc lộ" , "kim lộ" , "tượng lộ" , "cách lộ" , "mộc lộ" gọi là "ngũ lộ" .
8. (Danh) Họ "Lộ".
9. (Tính) To lớn. ◎ Như: Vua ở chỗ nào lấy sự to lớn làm hiệu, nên cửa nhà vua gọi là "lộ môn" , chỗ vua ngủ gọi là "lộ tẩm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Đường cái, đường đi lại. Như hàng lộ đường đi bể.
② Địa vị. Như Mạnh tử có câu: Phu tử đương lộ ư tề nhà thầy ở vào cái địa vị trọng yếu ở nước Tề.
③ Phương diện. Như ở giữa đối với bốn phương thì chia làm đông lộ mặt đông, tây lộ 西 mặt tây, nam lộ mặt nam, bắc lộ mặt bắc.
④ Phàm cái gì cứ phải noi thế mà làm đều gọi là lộ. Như lễ môn nghĩa lộ cửa lễ đường nghĩa, ý nói lễ như cái cửa, nghĩa như con đường, không cửa không ra vào, không đường không chỗ đi lại vậy.
⑤ Ngành thớ như làm văn có tứ lộ lối nghĩ, phép gửi ý tứ vào, bút lộ lối bút, phép bút.
⑥ To lớn, vua ở chỗ nào lấy sự to lớn làm hiệu, nên cửa nhà vua gọi là lộ môn , chỗ vua ngủ gọi là lộ tẩm , v.v.
⑦ Cái xe, ngày xưa các thiên tử có năm thứ xe đi là ngọc lộ , kim lộ , tượng lộ , cách lộ , mộc lộ gọi là ngũ lộ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đường, lối (đi): Đường mòn; Đường bộ; Đi lối này gần hơn;
② Chặng đường, đoạn đường, quãng đường: Một tiếng đồng hồ đi mười dặm (đường);
③ Cách, lối, con đường (suy nghĩ hoặc hành động): Con đường sống; Để đến nỗi lấp mất con đường can gián ngay thật của quần thần (Tam quốc chí);
④ Mạch lạc, lớp lang, lối, phép: Mạch nghĩ; Phép bút;
⑤ Mặt, phương diện, vùng, miền: Mặt hàng miền nam; Mặt bắc; Người xứ khác; Quân lính ba mặt hợp lại một nơi (Tam quốc diễn nghĩa);
⑥ Đường, ngả: Đường ô tô buýt số 4; Tiến quân ba ngả;
⑦ Loại, thứ, hạng: Loại người này; ? Loại bệnh nào?; Hàng hạng nhất;
⑧ (văn) Đạo, đạo lí, đạo thuật: Noi theo đạo (đạo lí, đạo thuật) của các đấng tiên vương (Thượng thư);
⑨ (văn) To lớn: Cửa lớn (chỗ vua ở); Nhà chính tẩm (nhà ngủ của vua);
⑩ (văn) Địa vị: Phu tử đang nắm địa vị trọng yếu ở nước Tề (Mạnh tử);
⑪ (văn) Xe của thiên tử đi: Năm thứ xe của thiên tử;
⑫ (văn) Lộ (đơn vị hành chánh thời Tống, Nguyên, tương đương với tỉnh);
⑬ [Lù] (Họ) Lộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường đi. Td: Xa lộ ( đường xe chạy ) — Xe của vua đi — Tên một đơn vị hành chánh dưới các triều Tống, Nguyên.

Từ ghép 57

phẩm
pǐn ㄆㄧㄣˇ

phẩm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ vật
2. chủng loại
3. phẩm hàm, hạng quan, hạng, cấp
4. đức tính, phẩm cách
5. phê bình, bình phẩm, nếm, thử

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều thứ, đông. ◇ Dịch Kinh : "Vân hành vũ thi, phẩm vật lưu hình" , (Kiền quái , Thoán từ ) Mây bay mưa rơi, mọi vật lưu chuyển thành hình.
2. (Danh) Đồ vật. ◎ Như: "vật phẩm" đồ vật, "thực phẩm" đồ ăn, "thành phẩm" hàng chế sẵn, "thương phẩm" hàng hóa.
3. (Danh) Chủng loại. ◇ Thư Kinh : "Cống duy kim tam phẩm" (Vũ cống ) Dâng cống chỉ ba loại kim (tức là: vàng, bạc và đồng).
4. (Danh) Hạng, cấp. ◎ Như: "thượng phẩm" hảo hạng, "cực phẩm" hạng tốt nhất.
5. (Danh) Cấp bậc trong chế độ quan lại. Ngày xưa đặt ra chín phẩm, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, để phân biệt giai cấp cao thấp. ◎ Như: "cửu phẩm quan" quan cửu phẩm.
6. (Danh) Đức tính, tư cách. ◎ Như: "nhân phẩm" phẩm chất con người, "phẩm hạnh" tư cách, đức hạnh.
7. (Danh) Họ "Phẩm".
8. (Động) Phê bình, thưởng thức, nếm, thử. ◎ Như: "phẩm thi" bình thơ, "phẩm trà" nếm trà.
9. (Động) Thổi (nhạc khí). ◎ Như: "phẩm tiêu" thổi sáo.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhiều thứ. Vật có nhiều thứ nên gọi là vật phẩm hay phẩm vật . Một cái cũng gọi là phẩm.
② Phẩm hàm. Ngày xưa đặt ra chín phẩm chính tòng, từ nhất phẩm chí cửu phẩm, để phân biệt phẩm tước cao thấp.
③ Phẩm giá, như nhân phẩm phẩm giá người.
④ Cân lường, như phẩm đề , phẩm bình nghĩa là cân lường đúng rồi mới đề mới nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, hàng, quà, phẩm: Đồ ăn; Hàng dệt; Đồ dùng hàng ngày; Đồ lễ, lễ vật; Đồ tế (cúng); Đồ quý; Đồ trang sức; Văn phòng phẩm; Đồ vật; Đồ dự trữ; Vật kỉ niệm; Vật cầm cố; Hàng cấm; Hàng chế sẵn, thành phẩm; Hàng không bán; Hàng loại, phế phẩm; Hàng nhập ngoại; Hàng tiêu dùng; Quà tặng;
② Hạng, loại, bậc, phẩm hàm: Hạng tốt nhất, loại tốt nhất, hảo hạng; Bậc thánh, bậc thần;
③ Nếm (ăn, uống) thử, bình phẩm, biết, nhấm: Nếm mùi; Uống thử trà này xem có ngon không; Người này như thế nào, dần dần anh sẽ biết;
④ Phẩm, phẩm giá, tính nết, tư cách: Phẩm cách xấu xa; Phẩm chất con người; Quan cửu phẩm;
⑤ Thổi: Thổi sáo;
⑥ [Pên] (Họ) Phẩm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông nhiều, đủ thứ. Td: Vật phẩm — Bực quan cao thấp. Td: Phẩm trật — Một vật. Một món đồ. Td:Hóa phẩm, Sản phẩm — Cái cách thức bày lộ ra ngoài. Td: Nhân phẩm — Khen chê. Td: bình phẩm.

Từ ghép 62

âm phẩm 音品ấn loát phẩm 印刷品bạc lai phẩm 舶來品bình phẩm 評品cao phẩm 高品chiến lợi phẩm 戰利品chú phẩm 鑄品chức phẩm 職品cống phẩm 貢品cực phẩm 極品cửu phẩm 九品dạng phẩm 样品dạng phẩm 樣品dật phẩm 逸品diệu phẩm 妙品dụng phẩm 用品dược phẩm 藥品độc phẩm 毒品hóa phẩm 化品hóa phẩm 貨品kiệt phẩm 傑品lục phẩm 六品nhân phẩm 人品nhất phẩm 一品nhị phẩm 二品nhu yếu phẩm 需要品phẩm bình 品評phẩm cách 品格phẩm cấp 品級phẩm chất 品質phẩm chất 品质phẩm chủng 品种phẩm chủng 品種phẩm chức 品職phẩm đệ 品笫phẩm đề 品題phẩm hàm 品銜phẩm hạnh 品行phẩm loại 品類phẩm lưu 品流phẩm mạo 品貌phẩm phục 品服phẩm tiết 品節phẩm tính 品性phẩm trật 品秩phẩm vật 品物phẩm vị 品位phẩm vị 品味phó sản phẩm 副產品quan phẩm 官品sản phẩm 產品tác phẩm 作品tam phẩm 三品tế phẩm 祭品thực phẩm 食品thượng phẩm 上品thương phẩm 商品tiên phẩm 仙品vạn phẩm 萬品vật phẩm 物品xa xỉ phẩm 奢侈品xuất phẩm 出品
bắc, bối, bội
běi ㄅㄟˇ, bèi ㄅㄟˋ

bắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phía bắc, phương bắc
2. thua trận

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phương bắc.
2. (Danh) Quân thua trận, bại quân. ◇ Lí Lăng : "Trảm tướng khiên kì, truy bôn trục bắc" , (Đáp Tô Vũ thư ) Chém tướng nhổ cờ (địch), truy đuổi lùng bắt quân thua trận.
3. (Tính) Ở tại phương bắc hay từ phương bắc lại. ◎ Như: "bắc quốc" nước ở phía bắc, "bắc phong" gió bấc.
4. (Tính) Về phương bắc. ◎ Như: "bắc chinh" chinh chiến hướng về phương bắc.
5. (Động) Ngang trái, trái nghịch nhau.
6. (Động) Đi, bay hướng về phương bắc. ◎ Như: "nhạn bắc" chim nhạn bay về phương bắc.
7. (Động) Thua, thất bại. ◇ Hàn Phi Tử : "Tam chiến tam bắc" (Ngũ đố ) Ba lần đánh ba lần thua.
8. (Động) Làm phản, phản bội. § Thông "bội" . ◇ Chiến quốc sách : "Thực nhân xuy cốt, sĩ vô phản bắc chi tâm, thị Tôn Tẫn, Ngô Khởi chi binh dã" , , , (Tề sách lục ) Ăn thịt người, đốt xương người (để nấu bếp), quân sĩ không có lòng làm phản, đó là binh của Tôn Tẫn và Ngô Khởi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phương bắc.
② Trái, cùng ngang trái nhau. Như sĩ vô phản bắc chi tâm tướng sĩ không có lòng ngang trái.
③ Thua, như tam chiến tam bắc đánh ba trận thua cả ba.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phương bắc, bắc, bấc: Từ nam sang bắc; Cửa phía bắc; Vùng Đông Bắc; Gió bấc;
② (văn) Thua trận: Đánh ba trận thua cả ba; Đánh nhiều trận đều thua;
③ (văn) Phản bội (dùng như , bộ ): Binh sĩ không có lòng phản bội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên phương hướng. Nếu quay mặt về phía mặt trời mọc thì hướng Bắc ở phía bên tay trái — Thua chạy — Một âm khác là Bội.

Từ ghép 61

bại bắc 敗北bại bắc 败北bắc bán cầu 北半求bắc băng dương 北冰洋bắc bỉ 北鄙bắc bình 北平bắc chí 北至bắc chu 北周bắc cực 北極bắc diện 北面bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公約組織bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公约组织bắc đẩu 北斗bắc đường 北堂bắc giao 北郊bắc hà 北河bắc hải 北海bắc hàn 北韓bắc hàn 北韩bắc hành thi tập 北行詩集bắc kạn 北𣴓bắc kì 北圻bắc kinh 北京bắc liêu 北遼bắc mang 北邙bắc minh 北溟bắc mỹ 北美bắc ngụy 北魏bắc nhạn nam hồng 北鴈南鴻bắc ninh 北寧bắc phái 北派bắc phong 北風bắc qua 北瓜bắc sử 北史bắc tề 北齊bắc tề 北齐bắc thần 北辰bắc thuộc 北屬bắc tống 北宋bắc tông 北宗bắc triều 北朝bắc triều tiên 北朝鮮bắc triều tiên 北朝鲜bắc ước 北約bắc ước 北约bắc vĩ 北緯bắc vĩ 北纬bắc việt 北越bôn bắc 奔北chiến bắc 戰北củng bắc 拱北đài bắc 台北đài bắc 臺北đại bất liệt điên dữ bắc ái nhĩ lan 大不列顛與北愛爾蘭聯hồ bắc 湖北nam bắc triều 南北朝ngự chế bắc tuần thi tập 御製北巡詩集sóc bắc 朔北sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集thái san bắc đẩu 泰山北斗trục bắc 逐北

bối

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Bối — Các âm khác là Bắc, Bội.

bội

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bội — Các âm khác là Bắc, Bối.
thủ, tụ
jù ㄐㄩˋ, qū ㄑㄩ, qǔ ㄑㄩˇ

thủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấy, cầm. ◎ Như: "nhất giới bất thủ" một mảy may cũng không lấy, "thám nang thủ vật" thò túi lấy đồ.
2. (Động) Chọn lấy. ◎ Như: "thủ sĩ" chọn lấy học trò mà dùng, "thủ danh" chọn tên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thống lệnh Ngụy Duyên vi tiên phong, thủ nam tiểu lộ nhi tiến" , (Đệ lục thập tam hồi) (Bàng) Thống (tôi) sai Ngụy Duyên làm tiên phong, chọn lấy một đường nhỏ mé nam mà tiến.
3. (Động) Chuốc lấy, tìm lấy. ◎ Như: "tự thủ diệt vong" tự chuốc lấy diệt vong.
4. (Động) Dùng. ◎ Như: "nhất tràng túc thủ" một cái giỏi đủ lấy dùng.
5. (Động) Lấy vợ. § Dùng như chữ . ◇ Thi Kinh : "Thủ thê như hà, Phỉ môi bất đắc" , , : (Bân phong , Phạt kha ) Lấy vợ thế nào? Không mối không xong.
6. (Động) Làm. ◎ Như: "thủ xảo" làm khéo, khôn khéo trục lợi.
7. (Trợ) Đặt sau động từ để diễn tả động tác đang tiến hành. ◇ Đỗ Thu Nương : "Khuyến quân mạc tích kim lũ y, Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì" , (Kim lũ y ) Khuyên bạn đừng nên tiếc cái áo kim lũ, Khuyên bạn hãy tiếc lấy tuổi trẻ.
8. (Danh) Họ "Thủ".

Từ điển Thiều Chửu

① Chịu lấy. Như nhất giới bất thủ một mảy chẳng chịu lấy.
② Chọn lấy. Như thủ sĩ chọn lấy học trò mà dùng.
③ Dùng, như nhất tràng túc thủ một cái giỏi đủ lấy dùng.
④ Lấy lấy. Như thám nang thủ vật thò túi lấy đồ.
⑤ Làm, như thủ xảo làm khéo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấy: Về nhà lấy quần áo; Vật phi nghĩa thì không lấy;
② Dùng, áp dụng: Có thể dùng được; Chọn lấy học trò để dùng; Một tài năng đáng chọn lấy để dùng; Không thể có được cả hai, phải bỏ cá mà chọn lấy bàn tay gấu vậy (Mạnh tử);
③ Tiếp thu, đúc, rút: Tiếp thu ý kiến; Rút bài học kinh nghiệm;
④ Chuốc lấy: Vì sao bọn giặc dám qua xâm phạm, bọn bây rồi sẽ phải chuốc lấy thất bại cho coi (Lí Thường Kiệt);
⑤ Có được: 西 Nó đã có được điều mà nó muốn;
⑥ (văn) Đánh chiếm, chiếm lấy: Bèn chiếm lấy đất Hán Trung của Sở (Sử kí); Công Thâu Ban làm cái thang mây, ắt sẽ đánh chiếm nước Tống (Mặc tử);
⑦ (văn) Lấy vợ (dùng như , bộ );
⑧ (văn) Chỉ: Dương tử (tức Dương Chu) chỉ vì mình (Mạnh tử); Áo chỉ che thân cho khỏi lạnh, thức ăn chỉ để no bụng (Phạm Trọng Yêm: Huấn kiệm thị khang);
⑨ (văn) Được (trợ từ dùng như , đặt sau động từ để biểu thị sự hoàn thành): Tuổi trẻ giữ lại được nhiều niềm cảm hứng (Lưu Vũ Tích: Thù Tư Ảm Đại thư kiến hí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy về cho mình — Chọn ra mà lấy.

Từ ghép 20

tụ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tích tụ (như , bộ ).
gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cô đơn, lẻ loi, cô độc
2. mồ côi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mồ côi. § Ít tuổi mất cha hoặc cha mẹ đều mất. ◎ Như: "cô nhi" trẻ mồ côi. ◇ Quản Tử : "Dân sanh nhi vô phụ mẫu, vị chi cô tử" , (Khinh trọng ) Dân sinh không có cha mẹ gọi là mồ côi.
2. (Tính) Lẻ loi, đơn độc. ◎ Như: "cô nhạn" con chim nhạn đơn chiếc. ◇ Vương Duy : "Đại mạc cô yên trực, Trường hà lạc nhật viên" , (Sử chí tắc thượng 使) Sa mạc sợi khói thẳng đơn chiếc, Sông dài mặt trời tròn lặn.
3. (Tính) Cô lậu, không biết gì cả. ◎ Như: "cô thần" .
4. (Tính) Hèn kém, khinh tiện.
5. (Tính) Độc đặc, đặc xuất. ◎ Như: "cô tuấn" (tướng mạo) thanh tú, cao đẹp.
6. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "cô đồn" .
7. (Tính) Xa. ◇ Hán Thư : "Thần niên thiếu tài hạ, cô ư ngoại quan" , (Chung Quân truyện ).
8. (Tính) Quái dị, ngang trái. ◎ Như: "cô tích" khác lạ, gàn dở. § Ghi chú: cũng có nghĩa là hẻo lánh.
9. (Danh) Đặc chỉ con cháu người chết vì việc nước.
10. (Danh) Chỉ người không có con cái.
11. (Danh) Quan "cô". § Dưới quan Tam Công có quan "Tam cô" , tức "Thiếu sư" , "Thiếu phó" , "Thiếu bảo" .
12. (Danh) Vai diễn quan lại trong hí kịch.
13. (Danh) Họ "Cô".
14. (Đại) Tiếng nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là nói tự khiêm là kẻ đức độ kém. Đời sau gọi các vua là "xưng cô đạo quả" là theo ý ấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh lai Ngô, cô dục sử Tử Du lưu chi" , 使 (Đệ bát thập nhị hồi) Khổng Minh đến (Đông) Ngô, quả nhân muốn sai Tử Du giữ ông ta ở lại.
15. (Động) Làm cho thành cô nhi.
16. (Động) Thương xót, cấp giúp. ◇ Pháp ngôn : "Lão nhân lão, cô nhân cô" , (Tiên tri ).
17. (Động) Nghĩ tới, cố niệm.
18. (Động) Phụ bạc. § Cũng như "phụ" . ◎ Như: "cô ân" phụ ơn. ◇ Tây du kí 西: "Nhất tắc bất cô tha ngưỡng vọng chi tâm, nhị lai dã bất phụ ngã viễn lai chi ý" , (Đệ tam thập hồi) Một là khỏi phụ tấm lòng ngưỡng vọng của người, hai là không uổng cái ý của tôi từ xa đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Mồ côi, mồ côi cha sớm gọi là cô.
② Cô độc, như cô lập vô trợ trọi một mình không ai giúp. Học thức dốt nát hẹp hòi gọi là cô lậu , tính tình ngang trái gọi là cô tịch đều là cái ý nghĩa không cùng hòa hợp với chúng cả.
③ Trọi trót, vật gì vượt ra hơn các vật khác gọi là cô, như cô sơn núi trọi, cô thụ cây trọi, v.v.
④ Quan cô, dưới quan Tam-công có quan tam cô , tức thiếu sư , thiếu phó , thiếu bảo .
⑤ Tiếng nói nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là mình tự khiêm mình là kẻ đức độ kém. Ðời sau gọi các vua là xưng cô đạo quả là theo ý ấy.
⑥ Phụ bạc, như cô ân phụ ơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồ côi;
② Một mình, trơ trọi, cô đơn, lẻ loi: Trơ trọi một mình không ai giúp; Núi trọi; Cây trọi;
③ Ta (vương hầu thời phong kiến tự xưng): Xưng vua xưng chúa; Ta có được Khổng Minh cũng giống như cá có nước vậy (Tam quốc chí); Thật hợp với ý ta (Tư trị thông giám);
④ (cũ) Quan cô (tên chức quan, nằm khoảng giữa chức Tam công và Lục khanh, gồm Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo);
⑤ (văn) Cô Phụ, phụ bạc, bội bạc, phụ: Phụ ơn;
⑥ (văn) Quy tội (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có cha. Cha chết — Một mình — Bỏ đi. Phụ rẫy. Ruồng bỏ — Quê mùa thấp kém — Tiếng tự xưng khiêm nhường của bậc Vương hầu thời trước.

Từ ghép 47

lí ㄌㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đám đông
2. họ Lê

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đông đảo, nhiều người. ◎ Như: "lê thứ" thứ dân, "lê dân" dân chúng, bách tính. § Cũng gọi là "lê nguyên" .
2. (Tính) Đen. § Thông với "lê" . ◎ Như: "nhan sắc lê hắc" mặt mày đen đủi.
3. (Phó) Gần, sắp. ◎ Như: "lê minh" gần sáng, tờ mờ sáng. ◇ Tô Mạn Thù : "Lê minh, pháp sự cáo hoàn" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Tới lúc rạng đông thì pháp sự xong xuôi.
4. (Danh) Tên một dân tộc thiểu số, nay phân bố ở các tỉnh Quảng Đông , Quảng Tây 西, đảo Hải Nam .
5. (Danh) Tên nước ngày xưa, chư hầu của nhà Ân Thương , nay thuộc tỉnh Sơn Tây 西, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Lê".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðen. Bách tính, dân chúng gọi là lê dân nghĩa là kể số người tóc đen vậy. Cũng gọi là lê nguyên .
② Lê minh tờ mờ sáng.
③ Họ Lê.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đông đảo: Dân chúng; Dân không đông đúc (Thi Kinh: Đại nhã, Tang nhu);
② Tối tăm: Tờ mờ sáng;
③ (văn) Màu đen (hoặc đen hơi vàng): Đất nơi ấy màu xanh đen (Thượng thư: Vũ cống); Mặt màu đen hơi vàng (đen sạm) (Sử kí: Lí Tư liệt truyện);
④ (văn) Chậm chậm, từ từ: Từ từ tươi tỉnh lại mà quỳ xuống lạy (Phó Nghị: Vũ phú);
⑤ (văn) Keo dán giày (như nghĩa ②);
⑥ [Lí] Nước Lê (thời cổ, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay; xưa bị Chu Văn vương tiêu diệt, thời Xuân thu sáp nhập vào nước Tấn);
⑦ [Lí] Dân tộc Lê (dân bản địa của đảo Hải Nam, Trung Quốc);
⑧ [Lí] (Họ) Lê.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đông đảo. Đông người. Xem Lê dân — Màu đen — Họ người.

Từ ghép 13

tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

tào
cáo ㄘㄠˊ

tào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hai bên nguyên bị (trong vụ kiện)
2. nước Tào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, trong việc tố tụng, bên nguyên và bên bị gọi là "lưỡng tào" . § Nay thông dụng "lưỡng tạo" .
2. (Danh) Thời xưa, quan thự chia ngành hoặc quan chức làm việc, gọi là "tào". ◎ Như: "bộ tào" các bộ quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Tịch niệm âm tào chi muội ám vưu thậm vu dương gian" (Tịch Phương Bình ) Tịch nghĩ rằng những chuyện mờ ám của các quan nha dưới cõi âm lại còn tệ hơn ở trên trần thế.
3. (Danh) Bầy, đàn. ◇ Đỗ Phủ : "Ai hồng độc khiếu cầu kì tào" (Khúc giang tam chương ) Chim hồng lẻ loi đau thương kêu tìm đàn.
4. (Danh) Nhóm, phe. ◇ Lí Thương Ẩn : "Phân tào xạ phúc lạp đăng hồng" (Vô đề ) Chia hai phe chơi trò "xạ phúc" (bắn lại) dưới ánh nến hồng.
5. (Danh) Nước "Tào" thời nhà Chu ngày xưa, nay ở vào khoảng tỉnh Sơn Đông.
6. (Danh) Họ "Tào". ◎ Như: "Tào Tháo" (155-220).
7. (Đại) Lũ, bọn. ◎ Như: "nhĩ tào" lũ mày, chúng mày, "ngã tào" bọn ta. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
8. (Phó) Cùng nhau, cộng đồng, nhất tề.

Từ điển Thiều Chửu

① Bên nguyên bên bị, nay thông dụng chữ lưỡng tạo .
② Ðối, người đối địch với mình, như phân tào xạ phúc chia đôi cánh bắn lại.
③ Lũ, bọn, như nhĩ tào lũ mày, chúng mày, chúng mày, ngã tào bọn ta.
④ Nha quan, phân chức làm việc gọi là tào, như bộ tào các bộ quan.
⑤ Nước Tào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Bọn, lớp, lứa: Lớp người chúng tôi (ta), bọn chúng ta; Bọn các anh, chúng bây;
② Bầy: Chim muông sợ hãi hề lạc bầy tan chạy (Sở từ);
③ Đôi, cặp, nhóm (trong trò chơi): Chia nhóm cùng tiến lên (Tống Ngọc: Chiêu hồn);
④ Quan thự chia ngành làm việc thời xưa, nha quan: Ngồi ở nha quan xử lí công việc (Hán thư);
⑤ [Cáo] Nước Tào (một nước chư hầu thời nhà Chu, nay thuộc huyện Định Đào, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc);
⑥ [Cáo] (Họ) Tào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận của cơ quan triều đình — Bọn. Lũ. Td: Nhữ tào ( bọn bay, chúng mày ) — Họ người.

Từ ghép 6

mao, mô
máo ㄇㄠˊ, mào ㄇㄠˋ

mao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sợi lông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông. ◎ Như: "mao bút" bút lông, "mao trùng" sâu róm.
2. (Danh) Râu, tóc. ◎ Như: "nhị mao" người đã hai thứ tóc (tuổi tác). ◇ Hạ Chi Chương : "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải tấn mao thôi" , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, đến khi già cả trở về, Giọng nói quê nhà không đổi, tóc mai suy kém.
3. (Danh) Mốc, meo. ◎ Như: "man đầu phóng cửu liễu, tựu yếu trưởng mao" , bánh bột để lâu, sắp bị lên mốc rồi.
4. (Danh) Mượn chỉ loài thú. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Hạ miện quần mao độn" (Điêu ngạc tại thu thiên ) Dưới trông bầy thú chạy trốn.
5. (Danh) Cây cỏ. § Thông "mao" . ◎ Như: "bất mao chi địa" đất không có cây cỏ.
6. (Danh) Tục dùng thay chữ "hào" , nói về "hào li" .
7. (Danh) Tên một binh khí thời xưa.
8. (Danh) Hào (tiền). § Tục dùng như "giác" .
9. (Danh) Họ "Mao".
10. (Tính) Thô, không tinh tế, chưa gia công. ◎ Như: "mao thiết" sắt thô, "mao tháo" thô tháo, xù xì.
11. (Tính) Chưa thuần tịnh. ◎ Như: "mao trọng" trọng lượng kể cả bao bì, "mao lợi" tổng lợi nhuận.
12. (Tính) Nhỏ bé, nhỏ nhặt. ◎ Như: "mao cử tế cố" đưa ra những cái nhỏ mọn, "mao hài tử" nhóc con.
13. (Tính) Lờ mờ, mô hồ. ◇ Khắc Phi : "Lí Khắc đài đầu vọng thiên, nhất loan mao nguyệt, kỉ khỏa sơ tinh" , , (Xuân triều cấp , Thập lục) Lí Khắc ngẩng đầu nhìn trời, một vành cung trăng lờ mờ, vài ngôi sao thưa thớt.
14. (Động) Nổi giận, phát cáu.
15. (Động) Sợ hãi, hoảng sợ. ◎ Như: "hách mao liễu" làm cho phát khiếp, "mao cước kê" chân tay luống cuống, hành động hoảng hốt.
16. (Động) Sụt giá, mất giá. ◎ Như: "hóa tệ mao liễu" tiền tệ sụt giá.
17. (Phó) Khoảng chừng, vào khoảng, đại ước. ◇ Mao Thuẫn : "Mao toán toán dã hữu nhị thập vạn" (Đa giác quan hệ ) Tính ra ước độ hai mươi vạn.

Từ điển Thiều Chửu

① Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lông: Lông vũ; Lông dê, lông cừu;
② (văn) Râu tóc: (Đầu đã) hai thứ tóc;
③ Cây cỏ: Đất không có cây cỏ, đất khô cằn;
④ Mốc: Bánh mì hấp để lâu sẽ bị mốc;
⑤ Thô, chưa gia công, gộp: Sắt thô; Lãi gộp;
⑥ Nhỏ, bé: Nhóc con; Nêu cả những điều nhỏ nhặt;
⑦ Tiền tệ sụt giá: Tiền mất giá;
⑧ Bừa, cẩu thả, ẩu: Làm ẩu, làm cẩu thả;
⑨ Sợ hãi, ghê rợn, khiếp: Trong lòng thấy ghê rợn; Lần này làm cho hắn sợ khiếp vía;
⑩ (đph) Phát cáu, tức giận;
⑪ (khn) Hào (đơn vị tiền tệ) (như );
⑫ [Máo] (Họ) Mao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông thú vật — Chỉ chung tóc lông trên thân thể người — Chỉ cây cỏ trên mặt đất — Nhỏ bé, ít ỏi — Thô xấu — Tên một bộ chữ Trung Hoa — Một âm là Mô. Xem Mô.

Từ ghép 23

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có gì — Một âm là Mao. Xem Mao.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.