hưng, hứng
xīng ㄒㄧㄥ, xìng ㄒㄧㄥˋ

hưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thức dậy
2. hưng thịnh
3. dấy lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dấy lên, nổi lên, khởi sự, phát động, hưng khởi: Hưng binh, dấy quân; Trăm việc phế bỏ đều hưng khởi; Nổi lên làm nhiều việc xây đắp nhà cửa; Dấy lên nhiều lời gièm pha;
② Dậy, thức dậy: Thức khuya dậy sớm;
③ Hưng vượng, hưng thịnh, thịnh hành: Mới hưng thịnh, mới trỗi dậy;
④ (đph) Cho phép, được (thường dùng để phủ định): Không được nói bậy;
⑤ (đph) Có lẽ: Anh ấy có lẽ đến cũng có lẽ không đến;
⑥ [Xing] (Họ) Hưng. Xem [xìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khởi lên. Nổi dậy — Khởi phát. Bắt đầu vào công việc — Thịnh vượng. Tốt đẹp hơn lên — Một âm là Hứng.

Từ ghép 18

hứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

hứng thú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dậy, thức dậy. ◎ Như: "túc hưng dạ mị" sớm dậy tối ngủ, thức khuya dậy sớm.
2. (Động) Nổi lên, khởi sự, phát động. ◎ Như: "trung hưng" nửa chừng (lại) dấy lên, "đại hưng thổ mộc" nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa, "dao trác phồn hưng" lời gièm pha dấy lên mãi.
3. (Động) Đề cử, tuyển bạt. ◇ Chu Lễ : "Tiến hiền hưng công, dĩ tác bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Tiến cử người hiền đề bạt người có công, để xây dựng đất nước.
4. (Động) Làm cho thịnh vượng, phát triển. ◎ Như: "hưng quốc" chấn hưng quốc gia. ◇ Văn tuyển : "Hưng phục Hán thất" (Gia Cát Lượng , Xuất sư biểu ) Làm cho hưng thịnh nhà Hán trở lại.
5. (Động) Cho được, cho phép, hứa khả (tiếng địa phương, thường dùng dưới thể phủ định). ◎ Như: "bất hưng hồ thuyết" đừng nói bậy.
6. (Tính) Thịnh vượng. ◎ Như: "hưng vượng" thịnh vượng.
7. (Danh) Họ "Hưng".
8. Một âm là "hứng". (Danh) Ý hướng, tình cảm phát sinh trước cảnh vật. ◎ Như: "thi hứng" cảm hứng thơ, "dư hứng" hứng thú còn rớt lại, "cao hứng" hứng thú dâng lên.
9. (Danh) Thể "hứng" trong thơ ca.
10. (Tính) Vui thích, thú vị, rung cảm. ◇ Lễ Kí : "Bất hứng kì nghệ, bất năng lạc học" , (Học kí ) Không ham thích lục nghệ thì không thể vui học.

Từ điển Thiều Chửu

① Dậy. Như túc hưng dạ mị thức khuya dậy sớm.
② Thịnh. Như trung hưng giữa quãng lại thịnh, một nhà hay một nước trải qua một hồi suy lại có một hồi thịnh nữa gọi là trung hưng. Hưng vượng thịnh vượng.
③ Nổi lên, làm lên. Như đại hưng thổ mộc nổi làm nhiều việc xây đắp, làm nhiều nhà cửa.
④ Dấy lên. Như dao trác phồn hưng lời dèm pha dấy lên mãi.
⑤ Cất lên.
⑥ Một âm là hứng. Hứng, nhân nhìn cảnh vật cảm đến tính tình mà phát ra gọi là hứng. Như thấy cảnh nẩy ra lời thơ gọi là thi hứng .
⑦ Vui thích, ý tứ phát động sinh ra vui thích gọi là hứng. Như hứng trí hứng thú thanh nhàn, hứng hội ý hứng khoan khoái, cao hứng hứng thú bật lên, dư hứng hứng thú còn rơi rớt lại, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hứng thú, hứng, vui: Giúp vui; Mất vui, cụt hứng;
② Thể hứng (trong thơ ca).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui vẻ — Nổi dậy trong lòng — Một âm là Hưng.

Từ ghép 12

biều
piáo ㄆㄧㄠˊ

biều

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái bầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một giống bầu. § Cũng gọi là "hồ lô" .
2. (Danh) Đồ đựng rượu hoặc nước, làm bằng vỏ bầu già bổ đôi. Cũng chỉ đồ đựng rượu hoặc nước hình giống trái bầu. ◇ Trang Tử : "Phẫu chi dĩ vi biều, tắc hoạch lạc vô sở dung" , (Tiêu dao du ) Bổ nó ra làm cái bầu thì mảnh vỏ không đựng được vật gì.
3. (Danh) Phiếm chỉ khí cụ làm bằng các loại vỏ dừa, vỏ sò, vỏ ốc... như gáo, môi, muỗng... ◇ Thủy hử truyện : "Nhất cá khách nhân tiện khứ yết khai dũng cái, đâu liễu nhất biều, nã thượng tiện cật" 便, , 便 (Đệ thập lục hồi) Một người khách liền mở nắp thùng, múc một gáo, cầm lên định uống.
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng để đong rượu, nước..., bằng hai "thăng" . ◇ Luận Ngữ : "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kì ưu, Hồi dã bất cải kì lạc" ! , , , , (Ung dã ) Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người khác ưu sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bầu, lấy vỏ quả bầu chế ra đồ đựng rượu đựng nước, gọi là biều. Xem chữ hồ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bầu đựng rượu (làm bằng trái bầu);
② Gáo, môi, muôi: Gáo múc nước; Gáo dừa; Muôi xới cơm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bình múc nước, làm bằng quả bầu phơi khô.

Từ ghép 2

thảo, tạo
cǎo ㄘㄠˇ, cào ㄘㄠˋ, zào ㄗㄠˋ

thảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cỏ, thảo mộc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ. § Đời xưa viết là . ◎ Như: "thảo mộc" cỏ cây, "hoa thảo" hoa cỏ.
2. (Danh) Nhà quê, đồng ruộng, hoang dã. ◎ Như: "thảo mãng" vùng cỏ hoang, "thảo trạch" nhà quê, thôn dã.
3. (Danh) Chữ "thảo", một lối chữ có từ nhà Hán, để viết cho nhanh. ◎ Như: "cuồng thảo" lối chữ viết tháu, cực kì phóng túng.
4. (Danh) Văn cảo, bản viết sơ qua chưa hoàn chỉnh. ◎ Như: "khởi thảo" bắt đầu viết bản nháp.
5. (Danh) Họ "Thảo".
6. (Tính) Qua loa, thô suất. ◎ Như: "thảo suất" cẩu thả, qua loa.
7. (Tính) Mở đầu, sơ bộ, chưa định hẳn. ◎ Như: "thảo sáng" khởi đầu, "thảo án" dự thảo, "thảo ước" thỏa ước tạm.
8. (Tính) Kết bằng cỏ, làm bằng cỏ. ◎ Như: "thảo tịch" chiếu cỏ, "thảo thằng" dây tết bằng cỏ, "thảo lí" giày cỏ.
9. (Tính) Lợp bằng cỏ. ◎ Như: "thảo bằng" nhà lợp cỏ, "thảo am" am lợp cỏ.
10. (Tính) Cái, mái. ◎ Như: "thảo kê" gà mái (nghĩa bóng là khiếp nhược hoặc không có tài năng), "thảo lư" lừa cái.
11. (Động) Bỏ phí, khinh thường. ◎ Như: "thảo gian nhân mệnh" coi mạng người như cỏ rác.
12. (Động) Soạn, viết qua (chưa xong hẳn, còn sửa chữa). ◎ Như: "thảo hịch" soạn viết bài hịch, "thảo biểu" viết nháp bài biểu.
13. (Động) Cắt cỏ.
14. (Phó) Cẩu thả, sơ sài, lơ là. ◎ Như: "thảo thảo liễu sự" cẩu thả cho xong việc. ◇ Cao Bá Quát : "Quân lai hà thảo thảo, Vô nãi luyến khuê vi?" , (Chinh nhân phụ ) Chàng về sao lơ là, Không còn quyến luyến chốn khuê phòng nữa chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ, chữ để gọi tóm các loài cỏ, đời xưa viết là .
② Qua loa. Như thảo suất , thảo sáng đều nghĩa là mới có qua loa, chưa được hoàn toàn vậy.
③ Ở nhà quê. Như thảo mãng , thảo trạch đều là chỉ về người nhà quê cả. Dân lành đi làm giặc gọi là lạc thảo .
④ Bỏ phí. Như thảo gian nhân mệnh coi mệnh người như cỏ rác.
⑤ Thảo, mới viết qua chưa định hẳn gọi là bản thảo. Như thảo hịch thảo bài hịch, thảo biểu thảo bài biểu, v.v.
⑥ Chữ thảo, một lối chữ trước từ nhà Hán, để viết cho nhanh.
⑦ Cắt cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ, rơm: Làm cỏ; Rơm rạ;
② Sơ sài, cẩu thả, qua loa: Xem một lượt qua loa;
③ Chữ thảo, chữ viết tháu: Lối viết tháu, lối chữ thảo;
④ Thảo ra: Khởi thảo, viết nháp;
⑤ Bản viết thảo, bảo thảo, bản nháp;
⑥ Mái, cái (chỉ giống vật cái): Gà mái; Lừa cái;
⑦ (văn) Đất hoang chưa khai khẩn: Cày ruộng và khai khẩn đất hoang để tăng thêm tài sản của dân (Hàn Phi tử);
⑧ (văn) Cắt cỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ — Chỉ chung cây cối. Td: Thảo mộc — Viết sơ ra. Viết nhanh. Đoạn trường tân thanh : » Khoảng trên dừng bút thảo vài vài bốn câu « — Một lối chữ viết thật nhanh của chữ Hán, rất khó đọc.

Từ ghép 34

tạo

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như hai chữ Tạo , — Một âm khác là Thảo.
miểu, miễu, mạc
miǎo ㄇㄧㄠˇ, mò ㄇㄛˋ

miểu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Coi thường, khinh thị. ◎ Như: "miểu thị" coi rẻ, coi khinh. ◇ Liêu trai chí dị : "Thảng lạc thác như quân, đương bất cảm phục miểu thiên hạ sĩ hĩ" , (Nhan Thị ) Nếu mà cũng lận đận (thi cử rớt lên rớt xuống) như anh, xin không dám coi thường kẻ sĩ trong thiên hạ nữa.
2. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "miểu chư cô" lũ trẻ con.
3. Một âm là "mạc". (Phó) Xa xôi. ◎ Như: "du mạc" xa lắc. ◇ Khuất Nguyên : "Miểu mạn mạn chi bất khả lượng hề" (Cửu chương , Bi hồi phong ) Xa thăm thẳm không thể lường hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏn mọn, nhỏ. Như miểu chư cô lũ trẻ con.
② Coi thường. Như miểu thị coi rẻ, coi khinh.
③ Một âm là mạc. Man mác. Như du mạc xa lăng lắc. Cùng nghĩa với chữ mạc .
④ Mạc mạc thênh thang, đẹp đẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ: Nhỏ bé; Lũ trẻ con;
② Khinh, coi thường;
③ (văn) Xa tít, xa lắc, xa xôi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Khinh thường. Cho là dễ — Một âm là Mạc. Xem Mạc.

miễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mỏn mọn, nhỏ
2. coi thường

mạc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Coi thường, khinh thị. ◎ Như: "miểu thị" coi rẻ, coi khinh. ◇ Liêu trai chí dị : "Thảng lạc thác như quân, đương bất cảm phục miểu thiên hạ sĩ hĩ" , (Nhan Thị ) Nếu mà cũng lận đận (thi cử rớt lên rớt xuống) như anh, xin không dám coi thường kẻ sĩ trong thiên hạ nữa.
2. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "miểu chư cô" lũ trẻ con.
3. Một âm là "mạc". (Phó) Xa xôi. ◎ Như: "du mạc" xa lắc. ◇ Khuất Nguyên : "Miểu mạn mạn chi bất khả lượng hề" (Cửu chương , Bi hồi phong ) Xa thăm thẳm không thể lường hề.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏn mọn, nhỏ. Như miểu chư cô lũ trẻ con.
② Coi thường. Như miểu thị coi rẻ, coi khinh.
③ Một âm là mạc. Man mác. Như du mạc xa lăng lắc. Cùng nghĩa với chữ mạc .
④ Mạc mạc thênh thang, đẹp đẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ: Nhỏ bé; Lũ trẻ con;
② Khinh, coi thường;
③ (văn) Xa tít, xa lắc, xa xôi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xa xôi — Một âm là Miểu. Xem Miểu.
bố, phố
bù ㄅㄨˋ

bố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sợ hãi
2. dọa nạt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ hãi, khiếp. ◎ Như: "khủng phố" sợ hãi. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô phố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Động) Dọa nạt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ cước gia cảnh, phố cẩu tự lạc" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Lấy chân chặn cổ, dọa nạt chó mà chơi.
3. § Ta quen đọc là "bố".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sợ, sợ hãi, khiếp: Đáng sợ; Khủng bố trắng;
② Dọa nạt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kinh hoàng, sợ hãi.

Từ ghép 2

phố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sợ hãi
2. dọa nạt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sợ hãi, khiếp. ◎ Như: "khủng phố" sợ hãi. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô phố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Động) Dọa nạt. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Dĩ cước gia cảnh, phố cẩu tự lạc" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Lấy chân chặn cổ, dọa nạt chó mà chơi.
3. § Ta quen đọc là "bố".

Từ điển Thiều Chửu

① Hãi. Sợ hãi cuống quýt lên gọi là khủng phố .
② Dọa nạt.
pí ㄆㄧˊ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mỏi mệt, mệt nhọc

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "cân bì lực tận" gân cốt mệt nhoài. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thế tôn an lạc, Thiểu bệnh thiểu não, Giáo hóa chúng sanh, Đắc vô bì quyện" , , (Tòng địa dũng xuất phẩm đệ thập ngũ ) Đức Thế Tôn được an vui, Ít bệnh ít phiền não, (để) Giáo hóa chúng sinh, (mà) Được khỏi mệt nhọc.
2. (Tính) Già yếu, suy nhược. ◇ Quản Tử : "Cố sử thiên hạ chư hầu dĩ bì mã khuyển dương vi tệ" 使 (Tiểu Khuông ) Cho nên khiến chư hầu thiên hạ lấy ngựa già yếu, chó, cừu làm tiền.
3. (Tính) Sụt giá, thị trường ế ẩm, yếu kém.
4. (Động) Làm cho nhọc nhằn, lao lụy. ◇ Tả truyện : "Nhi bì dân chi sính" (Thành Công thập lục niên ) Mà mặc tình làm dân khổ nhọc.
5. (Động) Chán nản, chán ngán, cảm thấy mệt mỏi. ◎ Như: "lạc thử bất bì" vui thích làm gì thì không thấy chán nản mệt mỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏi mệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

Mệt, mệt mỏi, mỏi mệt, mệt nhoài: Mệt lử, mệt rã người!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt mỏi. Rã rượi.

Từ ghép 6

khiển, khán
qiǎn ㄑㄧㄢˇ, qiàn ㄑㄧㄢˋ

khiển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phái, sai, đưa đi
2. tiêu trừ, giải bỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, khiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tức khiển bàng nhân, cấp truy tương hoàn" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
2. (Động) Giải tán, phóng thích. ◎ Như: "khiển tán" giải tán, phân phát đi hết. ◇ Hậu Hán Thư : (Quyển nhất, Quang Vũ đế kỉ thượng ) "Triếp Bình khiển tù đồ, trừ Vương Mãng hà chánh" , Triếp Bình phóng thích những người tù tội, hủy bỏ chánh sách hà khắc của Vương Mãng.
3. (Động) Làm cho, khiến cho. ◇ Ông Sâm : "Tha đà mạc khiển thiều quang lão, Nhân sanh duy hữu độc thư hảo" , (Tứ thì độc thư lạc ) Lần lữa chẳng làm cho sắc xuân già, Đời người chỉ có đọc sách là hay thôi.
4. (Động) Đuổi đi, phóng trục, biếm trích. ◇ Hàn Dũ : "Trung San Lưu Mộng Đắc Vũ Tích diệc tại khiển trung" (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Lưu Mộng Đắc, (húy là) Vũ Tích, người đất Trung Sơn, cũng đương bị biếm trích.
5. (Động) Trừ bỏ, tiêu trừ. ◎ Như: "tiêu khiển" cởi bỏ (phiền muộn). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
6. Một âm là "khán". (Danh) Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân phát đi. Như khiển tán phân phát đi hết.
② Sai khiến.
③ Một âm là khán: Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cử (đi), phái (đi), sai khiến, khiển: 調 Điều binh khiển tướng; Đặc nhiệm; Sai ba vạn quân đi giúp Lưu Bị (Tam quốc chí);
② Làm cho khuây, trừ bỏ (nỗi buồn...), tiêu khiển: Giải trí, tiêu khiển; Để làm khuây cái tình li biệt (Nhiệm Phưởng);
③ (văn) Biếm trích (giáng chức quan đày đi xa): Lưu Mộng Đắc tên thật là Vũ Tích ở Trung Sơn cũng đương bị biếm trích (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);
④ (văn) Đưa đi;
⑤ (văn) Khiến cho, làm cho (dùng như 使, bộ , bộ ): Gió xuân biết li biệt là khổ, nhưng vẫn không làm cho cành liễu xanh tươi (Lí Bạch: Lao lao đình);
⑥ (văn) Xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến — Làm cho khuây khỏa. Td: Tiêu khiển. Hát nói của Cao Bá Quát: » Tiêu khiển một vài chung lếu láo « — Đuổi đi. Đày đi xa.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, khiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tức khiển bàng nhân, cấp truy tương hoàn" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
2. (Động) Giải tán, phóng thích. ◎ Như: "khiển tán" giải tán, phân phát đi hết. ◇ Hậu Hán Thư : (Quyển nhất, Quang Vũ đế kỉ thượng ) "Triếp Bình khiển tù đồ, trừ Vương Mãng hà chánh" , Triếp Bình phóng thích những người tù tội, hủy bỏ chánh sách hà khắc của Vương Mãng.
3. (Động) Làm cho, khiến cho. ◇ Ông Sâm : "Tha đà mạc khiển thiều quang lão, Nhân sanh duy hữu độc thư hảo" , (Tứ thì độc thư lạc ) Lần lữa chẳng làm cho sắc xuân già, Đời người chỉ có đọc sách là hay thôi.
4. (Động) Đuổi đi, phóng trục, biếm trích. ◇ Hàn Dũ : "Trung San Lưu Mộng Đắc Vũ Tích diệc tại khiển trung" (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Lưu Mộng Đắc, (húy là) Vũ Tích, người đất Trung Sơn, cũng đương bị biếm trích.
5. (Động) Trừ bỏ, tiêu trừ. ◎ Như: "tiêu khiển" cởi bỏ (phiền muộn). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
6. Một âm là "khán". (Danh) Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân phát đi. Như khiển tán phân phát đi hết.
② Sai khiến.
③ Một âm là khán: Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ ghép 1

khải, khẳng
kěn ㄎㄣˇ

khải

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khá, ừ được, đồng ý. ◎ Như: "khẳng định" nhận là như có vậy, đồng ý chắc chắn.
2. (Động) Nguyện, vui lòng. ◇ Thi Kinh : "Chung phong thả mai, Huệ nhiên khẳng lai" , (Bội phong , Chung phong ) Suốt ngày dông gió thổi cát bụi bay mù (chàng cuồng si hung bạo), Nhưng cũng có lúc thuận hòa vui lòng đến (với em). ◇ Đỗ Phủ : "Vấn chi bất khẳng đạo tính danh, Đãn đạo khốn khổ khất vi nô" , (Ai vương tôn ) Hỏi đến không chịu nói tên họ, Chỉ nói đang khốn khổ, xin được làm nô bộc.
3. (Phó) Biểu thị phản vấn, tương đương với "khởi" : Há, há chịu. ◇ Lí Bạch : "Phong lưu khẳng lạc tha nhân hậu" (Lưu dạ lang tặng tân phán quan ) Phong lưu há chịu rớt lại sau người khác.
4. Một âm là "khải". (Danh) Thịt thăn, thịt áp xương. § Xem "khải khính" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khá, ừ được. Bằng lòng cho gọi là khẳng.
② Một âm là khải. Thịt thăn, thịt áp xương. Chỗ cần cốt của sự lí gì cũng gọi là khải khính .

Từ ghép 1

khẳng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. được, đồng ý
2. há, há sao (như khởi )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khá, ừ được, đồng ý. ◎ Như: "khẳng định" nhận là như có vậy, đồng ý chắc chắn.
2. (Động) Nguyện, vui lòng. ◇ Thi Kinh : "Chung phong thả mai, Huệ nhiên khẳng lai" , (Bội phong , Chung phong ) Suốt ngày dông gió thổi cát bụi bay mù (chàng cuồng si hung bạo), Nhưng cũng có lúc thuận hòa vui lòng đến (với em). ◇ Đỗ Phủ : "Vấn chi bất khẳng đạo tính danh, Đãn đạo khốn khổ khất vi nô" , (Ai vương tôn ) Hỏi đến không chịu nói tên họ, Chỉ nói đang khốn khổ, xin được làm nô bộc.
3. (Phó) Biểu thị phản vấn, tương đương với "khởi" : Há, há chịu. ◇ Lí Bạch : "Phong lưu khẳng lạc tha nhân hậu" (Lưu dạ lang tặng tân phán quan ) Phong lưu há chịu rớt lại sau người khác.
4. Một âm là "khải". (Danh) Thịt thăn, thịt áp xương. § Xem "khải khính" .

Từ điển Thiều Chửu

① Khá, ừ được. Bằng lòng cho gọi là khẳng.
② Một âm là khải. Thịt thăn, thịt áp xương. Chỗ cần cốt của sự lí gì cũng gọi là khải khính .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bằng lòng, đồng ý: Tôi khuyên mãi, anh ấy mới bằng lòng;
② Vui lòng, nguyện, chịu: Chịu khiêm tốn tiếp nhận ý kiến; Nay bậc nhân chủ không chịu dùng những người có pháp thuật (Hàn Phi tử);
③ (đph) Hay, thường hay: Mấy hôm nay thường hay mưa;
④ (văn) Thịt thăn, thịt áp xương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ gân hoặc thịt bám vào xương — Có thể được. Bằng lòng. Khẳng bả tì bà quá biệt thuyền Sao nỡ ôm đàn tì bà sang thuyền khác ( Đường Thi ). » Trăm năm thề khẳng ôm cầm thuyền ai « ( Kiều ).

Từ ghép 6

kham
kān ㄎㄢ

kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giết, đánh được

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dẹp yên, bình định. ◎ Như: "kham loạn" dẹp yên được loạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Giết, đánh được, như kham loạn dẹp yên được loạn lạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giết;
② Dẹp, dẹp yên, bình định: Đánh dẹp (bình định) cuộc phiến loạn.
dịch
yì ㄧˋ

dịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ngựa trạm (đưa thư, truyền chỉ dụ)
2. việc quân đội

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngựa dùng để đưa thư từ, công văn ngày xưa. ◇ Bạch Cư Dị : "Đạo phùng trì dịch giả, Sắc hữu phi thường cụ" , (Kí ẩn giả ) Trên đường gặp người ruổi ngựa trạm, Sắc mặt sợ kinh hồn.
2. (Danh) Trạm. § Ngày xưa đặt các trạm để truyền đưa văn thư, mỗi trạm có một chức quan coi giữ, gọi là "dịch thừa" . ◇ Lục Du : "Dịch ngoại đoạn kiều biên, Tịch mịch khai vô chủ" , (Vịnh mai ) Ngoài trạm bên cầu gãy, (Hoa mai) không có chủ lặng lẽ nở.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngựa trạm, dùng ngựa đưa thư. Ngày xưa đặt các trạm để truyền đưa văn thư, mỗi trạm có một chức quan coi giữ, gọi là dịch thừa .
Lạc dịch liền nối không dứt. Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngựa trạm (để đưa thư từ, công văn thời xưa). 【】dịch trạm [yìzhàn] (cũ) Trạm dịch (trạm truyền thư tín, công văn thời xưa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng ngựa để cguyển giấy tờ như thư từ theo đường bộ.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.