phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. khác
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Khác, ngoài. ◎ Như: "tha nhân" 他人 người ngoài, "tha sự" 他事 việc khác. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Thả thỉnh đáo san trại thiểu tự phiến thì, tịnh vô tha ý" 且請到山寨少敘片時, 並無他意 (Đệ thập nhị hồi) Hãy mời đến sơn trại họp mặt một lúc, thật chẳng có ý gì khác.
3. (Danh) Việc khác, phương diện khác. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Vương cố tả hữu nhi ngôn tha" 王顧左右而言他 (Lương Huệ Vương hạ 梁惠王下) Vua nhìn tả hữu mà nói qua chuyện khác.
4. (Động) Thay lòng đổi dạ. ◎ Như: "chi tử thỉ mĩ tha" 之死矢靡他 thề đến chết chẳng hai lòng.
5. (Trợ) Dùng một mình giữa câu, hoặc đi kèm "giá" 這, "na" 那, "giá cá" 這個. ◎ Như: "xướng tha kỉ cú" 唱他幾句 ca mấy câu, "hát tha kỉ bôi" 喝他幾杯 uống vài chén, "đầu túc ư tha giá lữ xá" 投宿於他這旅舍 đến nghỉ trọ ở khách xá kia.
Từ điển Thiều Chửu
② Lòng khác, như chi tử thỉ mĩ tha 之死失靡他 thề đến chết chẳng hai lòng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Khác: 他事 Việc khác; 別無他意 Không có ý gì khác; 子不我思, 豈無他人? Chàng chẳng nhớ nghĩ đến ta, há ta chẳng có người khác (yêu ta) (Thi Kinh);
③ (văn) Chuyện khác, việc khác (đại từ biểu thị sự tha chỉ): 夫秦非他, 周時之建國也 Nước Tần chẳng phải cái gì khác, lập quốc thời Chu vậy (Lã thị Xuân thu: Hối quá); 王顧左右而言他 Vua nhìn sang bên tả, bên hữu mà nói qua chuyện khác (Mạnh tử);
④ (văn) Đổi khác: 之死矢靡也 Đến chết thề chẳng đổi khác (Thi Kinh).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 15
phồn & giản thể
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Tài sản, của cải. ◎ Như: "gia tư" 家私 tài sản riêng.
3. (Danh) Lời nói, cử chỉ riêng mình. ◇ Luận Ngữ 論語: "Thối nhi tỉnh kì tư, diệc túc dĩ phát. Hồi dã bất ngu" 退而省其私, 亦足以發。回也不愚 (Vi chánh 為政) Lui về suy xét nết hạnh của anh ấy, cũng đủ lấy mà phát huy (điều học hỏi). (Nhan) Hồi không phải là ngu.
4. (Danh) Chỉ chồng của chị hoặc em gái (thời xưa). ◇ Thi Kinh 詩經: "Hình Hầu chi di, Đàm công vi tư" 邢侯之姨, 譚公為私 (Vệ phong 衛風, Thạc nhân 碩人) (Trang Khương) là dì của vua nước Hình, Vua Đàm là anh (em) rể.
5. (Danh) Hàng hóa lậu (phi pháp). ◎ Như: "tẩu tư" 走私 buôn lậu, "tập tư" 緝私 lùng bắt hàng lậu.
6. (Danh) Bộ phận sinh dục nam nữ. ◇ Viên Mai 袁枚: "Nhiên quần liệt tổn, ki lộ kì tư yên" 然裙裂損, 幾露其私焉 (Y đố 醫妒) Áo quần rách nát, để lộ chỗ kín của mình ra
7. (Danh) Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
8. (Danh) Áo mặc thường ngày, thường phục.
9. (Tính) Riêng về cá nhân, từng người. ◎ Như: "tư trạch" 私宅 nhà riêng, "tư oán" 私怨 thù oán cá nhân, "tư thục" 私塾 trường tư, "tư sanh hoạt" 私生活 đời sống riêng tư.
10. (Tính) Nhỏ, bé, mọn.
11. (Tính) Trái luật pháp, lén lút. ◎ Như: "tư diêm" 私鹽 muối lậu, "tư xướng" 私娼 gái điếm bất hợp pháp.
12. (Phó) Ngầm, kín đáo, bí mật. ◇ Sử Kí 史記: "Dữ tư ước nhi khứ" 與私約而去 (Phạm Thư Thái Trạch truyện 范雎蔡澤傳) (Hai người) cùng bí mật hẹn với nhau rồi chia tay.
13. (Phó) Thiên vị, nghiêng về một bên. ◇ Lễ Kí 禮記: "Thiên vô tư phúc, địa vô tư tái, nhật nguyệt vô tư chiếu" 天無私覆, 地無私載, 日月無私照 (Khổng Tử nhàn cư 孔子閒居) Trời không nghiêng về một bên, đất không chở riêng một cái gì, mặt trời mặt trăng không soi sáng cho riêng ai.
14. (Động) Thông gian, thông dâm. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Kiến nhất nữ tử lai, duyệt kì mĩ nhi tư chi" 見一女子來, 悅其美而私之 (Đổng Sinh 董生) Thấy một cô gái tới, thích vì nàng đẹp nên tư thông với nàng.
15. (Động) Tiểu tiện.
Từ điển Thiều Chửu
② Sự bí ẩn, việc bí ẩn riêng của mình không muốn cho người biết gọi là tư. Vì thế việc thông gian thông dâm cũng gọi là tư thông 私通.
③ Riêng một, như tư ân 私恩 ơn riêng, tư dục 私慾 (cũng viết là 私欲) lòng muốn riêng một mình.
④ Cong queo.
⑤ Anh em rể, con gái gọi chồng chị hay chồng em là tư.
⑥ Bầy tôi riêng trong nhà (gia thần).
⑦ Các cái thuộc về riêng một nhà.
⑧ Ði tiểu.
⑨ Áo mặc thường.
⑩ Lúc ở một mình.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Không thuộc của công: 私立學校 Trường tư; 公私合營 Công tư hợp doanh;
③ Bí mật và trái phép: 私貨 Hàng lậu; 走私 Buôn lậu;
④ Kín, riêng;
⑤ (văn) Thông dâm.【私通】tư thông [sitong] a. Ngấm ngầm cấu kết với địch, thông đồng với giặc; b. Thông dâm;
⑥ (văn) Cong queo;
⑦ (văn) Anh rể hoặc em rể (của người con gái, tức chồng của chị hoặc chồng của em gái);
⑧ (văn) Bầy tôi riêng trong nhà, gia thần;
⑨ (văn) Áo mặc thường;
⑩ (văn) Lúc ở một mình;
⑪ (văn) Đi tiểu.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 34
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Hèn hạ, đê liệt (nói về phẩm cách). ◎ Như: "ti bỉ" 卑鄙 hèn hạ bỉ ổi.
3. (Tính) Suy vi, suy yếu. ◇ Quốc ngữ 國語: "Vương thất kì tương ti hồ?" 王室其將卑乎 (Chu ngữ thượng 周語上) Vương thất sắp suy vi ư?
4. (Tính) Khiêm nhường, cung kính. ◎ Như: "khiêm ti" 謙卑 khiêm cung, "ti cung khuất tất" 卑躬屈膝 quỳ gối khiêm cung.
5. (Tính) Tiếng tự nhún. ◎ Như: "ti nhân" 卑人 người hèn mọn này, "ti chức" 卑職 chức hèn mọn này.
6. (Danh) Chỗ thấp.
7. (Động) Làm thấp xuống, làm cho giản tiện. ◇ Luận Ngữ 論語: "Ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" 卑宮室而盡力乎溝洫 (Thái Bá 泰伯) Giản tiện cung thất mà hết sức sửa sang ngòi lạch (chỉ việc vua Vũ 禹 trị thủy).
8. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Quốc ngữ 國語: "Tần, Tấn thất dã, hà dĩ ti ngã?" 秦, 晉匹也, 何以卑我 (Tấn ngữ tứ 晉語四) Nước Tần và nước Tấn ngang nhau, tại sao khinh thường ta?
Từ ghép 7
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. hèn kém
Từ điển Thiều Chửu
② Hèn.
③ Tiếng nói nhún nhường với người trên. Như ti nhân 卑人 người hèn mọn này, ti chức 卑職 chức hèn mọn này.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hèn mọn (dùng để khiêm xưng): 卑人 Người hèn mọn này; 卑織 Chức hèn mọn này.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 7
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Thề, quyết. ◎ Như: "thệ bất cam hưu" 誓不甘休 thề theo đuổi tới cùng, "thệ bất lưỡng lập" 誓不兩立 quyết không đội trời chung.
3. (Động) Răn bảo. ◎ Như: "thệ sư" 誓師 răn bảo tướng sĩ trước khi xuất quân.
Từ điển Thiều Chửu
② Thề, đối trước cửa thần thánh nói rõ việc ra để làm tin gọi là thệ. Như chiết tiễn vi thệ 折箭爲誓 bẻ tên làm phép thề.
③ Mệnh lệnh.
④ Kính cẩn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Lời ước hẹn, lời thề, lời hứa: 申之以明誓 Lấy lời thề hẹn để tỏ rõ (Tả truyện);
③ (văn) Lời răn bảo các tướng sĩ (thời xưa): 湯誓 Lời răn bảo tướng sĩ khi Thang phạt Trụ;
④ (văn) Răn bảo chiến sĩ trước khi xuất quân (biểu thị quyết tâm): 勒三軍,誓將帥 Cầm đầu ba quân, răn bảo tướng sĩ (Ban Cố: Đông Đô phú);
⑤ (văn) Cẩn thận.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 8
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. Một âm là "dụy". (Phó) Dạ, tiếng thưa lại ngay. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Chúng quan dụy dụy nhi tán" 眾官唯唯而散 (Đệ bát hồi) Các quan dạ dạ rồi lui về.
Từ điển Thiều Chửu
② Một âm là dụy. Dạ, tiếng thưa lại ngay.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Chỉ (đặt trước tân ngữ để đảo tân ngữ ra trước động từ, theo cấu trúc 唯 + tân ngữ + 是): 唯命是聽 Chỉ vâng theo mệnh (Tả truyện: Tương công nhị thập bát niên); 唯余馬首是瞻 Chỉ nhìn đầu ngựa ta cưỡi (Tả truyện: Tương công thập tứ niên);
③ (văn) Vâng, phải, đúng vậy: 子曰:參乎,吾道一以貫之。曾子曰:唯 Khổng Tử nói: Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt tất cả. Tăng Tử đáp: Vâng (phải) (Luận ngữ: Lí nhân);
④ Tuy, dù: 天下之人,唯各特意哉,然而有所共予也 Người trong thiên hạ, tuy mỗi người một ý riêng, song cũng có chỗ đồng ý nhau (Tuân tử: Đại lược); 唯信,亦以爲大王弗如也 Cho dù là Hàn Tín tôi đi nữa, cũng cho rằng đại vương không bằng ông ấy (Hán thư: Hàn Tín truyện);
⑤ (văn) Do ở, vì: 唯不信,故質其子 Do bất tín, nên phải đưa con đi làm con tin (Tả truyện: Chiêu công nhị niên); 予唯 不食"嗟來之食",以至于斯也 Tôi vì không ăn "của bố thí" mà đến nỗi nước này (Lễ kí: Đàn cung hạ);
⑥ (văn) Trợ từ đầu câu: 今乃立六國後,唯無復立者 Nay lập đời sau của sáu nước (ngoài nước Tần), không thể lại lập người khác nữa (Hán thư: Trương Lương truyện);
⑦ (văn) Mong hãy, xin hãy: 唯君圖之 Mong ông hãy nghĩ việc đó (Tả truyện). Xem 唯 [wâi].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 16
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. Một âm là "dụy". (Phó) Dạ, tiếng thưa lại ngay. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Chúng quan dụy dụy nhi tán" 眾官唯唯而散 (Đệ bát hồi) Các quan dạ dạ rồi lui về.
Từ điển Thiều Chửu
② Một âm là dụy. Dạ, tiếng thưa lại ngay.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 1
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" 一甲, "nhị giáp" 二甲, "tam giáp" 三甲 để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" 甲榜. Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" 鼎甲, chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" 狀元, (2) "Bảng nhãn" 榜眼, (3) "Thám hoa" 探花.
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Từ hoàn giáp thượng mã" 慈擐甲上馬 (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" 鐵甲車 xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" 宮門盡閉, 伏甲齊出, 將何進砍為兩段 (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" 保甲 kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" 指甲 móng tay, "cước chỉ giáp" 腳趾甲 móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" 龜甲 mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" 甲魚 hay "miết" 鱉.
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi 顏之推: "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" 婢逐呼云: 某甲欲奸我 (Hoàn hồn chí 還魂志) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" 甲等 hạng nhất, "giáp cấp" 甲級 bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" 富甲一鄉 giầu nhất một làng.
Từ điển Thiều Chửu
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp 一甲, nhị giáp 二甲, tam giáp 三甲 để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng 甲榜. Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên 狀元, (2) Bảng nhãn 榜眼, Thám hoa 探花 gọi là đỉnh giáp 鼎甲.
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp 龜甲 mai rùa.
⑥ Bảo giáp 保甲 kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: 河仙山水甲天下 Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: 龜甲 Mai rùa;
④ Móng: 指甲 Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: 鐵甲車 Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): 水軍精甲萬人 Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: 得甲庫取器械 Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): 保甲制度 Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như 胛, bộ 肉);
⑪ (văn) Thân gần (dùng như 狎, bộ 犬): 能不我甲 Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 22
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. tháng
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Ánh sáng trăng. ◇ Đỗ Phủ 杜甫: "Lạc nguyệt mãn ốc lương, Do nghi chiếu nhan sắc" 落月滿屋梁, 猶疑照顏色 (Mộng Lí Bạch 夢李白) Ánh trăng rớt đầy xà nhà, Còn ngờ là (ánh trăng) chiếu trên mặt mũi (của bạn).
3. (Danh) Lượng từ: tháng (một năm có mười hai tháng). ◎ Như: "sổ nguyệt thì gian" 數月時間 thời gian khoảng vài tháng.
4. (Danh) Họ "Nguyệt".
5. (Tính) Tròn như mặt trăng. ◎ Như: "nguyệt bính" 月餅 bánh trung thu, "nguyệt cầm" 月琴 đàn nguyệt (hình tròn).
6. (Tính) Mỗi tháng, hằng tháng. ◎ Như: "nguyệt san" 月刊 báo ra hằng tháng.
Từ điển Thiều Chửu
② Tháng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tháng, hàng tháng, nguyệt: 月底 Cuối tháng: 月產量 Sản lượng hàng tháng; 月刊 Nguyệt san;
③ Vật có hình tròn như mặt trăng: 月琴 Đàn nguyệt, cầm trăng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 133
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. thương cảm
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Nhớ thương. ◇ Hán Thư 漢書: "Du tử bi cố hương" 游子悲故鄉 (Cao Đế kỉ hạ 高帝紀下) Kẻ đi xa thương nhớ quê cũ.
3. (Danh) Sự buồn đau, sầu khổ. ◎ Như: "nhẫn bi" 忍悲 chịu đựng đau thương, "hàm bi" 含悲 ngậm buồn, "nhạc cực sanh bi" 樂極生悲 vui tới cực độ sinh ra buồn.
4. (Danh) Lòng thương xót, hành vi để diệt trừ khổ đau cho con người (thuật ngữ Phật giáo). ◎ Như: "từ bi" 慈悲 lòng thương xót. § Ghi chú: Đạo Phật 佛 lấy "từ bi" 慈悲 làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.
5. (Tính) Đau thương, đau buồn. ◇ Thi Kinh 詩經: "Nữ tâm thương bi" 女心傷悲 (Bân phong 豳風, Thất nguyệt 七月) Lòng người con gái buồn đau.
6. (Tính) Buồn, thảm. ◎ Như: "bi khúc" 悲曲 nhạc buồn, "bi thanh" 悲聲 tiếng buồn.
Từ điển Thiều Chửu
② Thương xót, đạo Phật lấy từ bi làm tôn chỉ, nghĩa là thương xót chúng sinh mà ra tay tế độ.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thương hại, thương đau, thương xót, lòng thương, lòng trắc ẩn.【悲天憫人】bi thiên mẫn nhân [beitian-mênrén] Buồn trời thương người, khóc hão thương hoài.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 33
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西遊記: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" 鬧天宮攪亂蟠桃者, 何也 (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" 何故 cớ gì? "hà thì" 何時 lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ 論語: "Phu tử hà sẩn Do dã?" 夫子何哂由也? (Tiên tiến 先進) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức 蘇軾: "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" 起舞弄清影, 何似在人間 (Thủy điệu ca đầu 水調歌頭) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch 李白: "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" 秦王掃六合, 虎視何雄哉 (Cổ phong 古風, kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): 原野何蕭條! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); 漢皆已得楚乎?是何楚人多也! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); 嘻, 亡一羊, 何追者之眾 Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【何必】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: 何必如此 Cần gì phải thế;
④【何不】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: 既然有事, 何不早說 Đã có việc, sao lại không nói trước; 他也進城, 你何不搭他的車一同去呢? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【何曾】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): 恐龍是古代的爬行動物, 咱們何曾見過? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【何嘗】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: 我何嘗不想去, 只是沒工夫罷了? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【何當】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: 卿國史何當成? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); 曹州刺史何當入朝? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); 一去數千里, 何當還故處? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【何等】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: 子之所以教寡人者何等也? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); 夫法度之功者謂何等也? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); 殷殷如雷聲, 烈不知何等 Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: 你知道他是何等人物 Anh biết ông ấy là người như thế nào; 吳王何等主也 Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); 此何等城 Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: 他們生活得何等幸福 Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【何妨】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: 何妨試試 Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【何故】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): 吾是以憂, 子賀我, 何故? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); 何故涉吾 地? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); 子何故而哭悲若此乎? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【何遽】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): 此何遽不爲福乎? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); 室有百戶, 閉其一, 盜何遽無從入? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【何苦】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: 冒着這麼大的雨趕去看電影, 何苦呢? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【何況】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: 這根木頭連小伙子都抬不動, 何況老人呢? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【何乃】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: 惡惡止其身, 何乃上及 父祖邪? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【何乃…爲】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: 何乃遲爲? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【何其】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: 何其糊塗 Lú lẫn làm sao; 彼仁義何其多憂也 Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【何如】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: 我還不清楚他是何如人 Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; 你試試看, 何如 Anh làm thử coi ra sao; 子將何如? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); 何如取之邪? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: 與其強攻, 何如智取 Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【何若】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: 順天之意何若? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【何事】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): 爲神有靈兮何事處我天南地北頭? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【何誰】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: 借問此何誰? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như 誰何 [shuíhé];
㉑【何似】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: 庾公問丞相:藍田何似? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【何…爲】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: 何走爲? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【何謂】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: 何謂幸福? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: 此何謂也 Ấy nghĩa là gì;
㉔【何物】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): 何物最黑? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【何暇】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: 汝身之不能治, 而何暇治天下乎? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【何許】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: 他何許人也? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: 先生不知何許人也 Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【何以】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: 昨天已經說定, 今天何以又變卦了呢? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【何意】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: 何意出此言? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【何因】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: 今政治和平, 世無兵革, 上下相安, 何因當有大水一日暴至? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【何用…爲】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 且使鬼神無知, 又何用廟爲?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【何由】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: 韓信曰:然則何由? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【何有】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: 學而不厭 , 誨人不倦, 何有于我哉? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【何緣】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: 何緣見召? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【何在】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: 理由何在 Lí do ở đâu; 困難何在 Khó khăn tại đâu;
㉟【何者】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): 聞卿有四友, 何者是? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); 何者是道人? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); 我慾識佛, 何者即是? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): 何者爲雙聲?何者爲疊韻 Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); 何者最善? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): 萬機何者爲先? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); 朕慾立太子, 何者爲得? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): 冠雖敝, 必加于首, 履雖新, 必關于足何者?上下之分也 Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); 臣領中書則示天下以私矣。何者?臣于陛下, 後之兄也 Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【何…之有】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: 以堯繼堯, 夫又何變之有矣? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); 孔子雲:何陋之有? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); 宋何罪之有? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như 荷 [hè].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 13
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. rất
Từ điển trích dẫn
2. (Phó) Rất, thật, thật là (thường dùng theo ý khẳng định). ◎ Như: "thái vĩ đại liễu!" 太偉大了 thật là vĩ đại, "thái tinh tế liễu!" 太精細了 rất tinh tế.
3. (Phó) Lắm (thường dùng dưới dạng phủ định). ◎ Như: "bất thái hảo" 不太好 không tốt lắm, "bất thái diệu" 不太妙 không khéo lắm.
4. (Tính) Tối, cực kì. ◎ Như: "thái cổ" 太古 thời cực xưa, tối cổ, "thái thủy" 太始 lúc mới đầu.
5. (Tính) Cao, lớn. ◎ Như: "thái học" 太學 bậc học cao (trường đào tạo nhân tài bậc cao nhất, tương đương bậc đại học ngày nay), "thái không" 太空 không trung (trên) cao, khoảng không vũ trụ.
6. (Tính) Tiếng tôn xưng. ◎ Như: "thái lão bá" 太老伯 ông bác, "thái lão sư" 太老師 ông thầy, "thái phu nhân" 太夫人 bà.
7. (Danh) Xưng vị: (1) Dùng để tôn xưng bậc trưởng bối cao nhất. ◎ Như: "tổ thái" 祖太, "a thái" 阿太. (2) Xem "thái thái" 太太.
Từ điển Thiều Chửu
② Tiếng gọi người tôn trưởng hơn người tôn trưởng. Như thái lão bá 太老伯 hàng tôn trưởng hơn bác. Gọi người tôn trưởng của kẻ sang cũng gọi là thái. Như lão thái gia 老太爺 cụ cố ông, thái phu nhân 太夫人 cụ cố bà, v.v.
③ Ngày xưa phong vợ các bầy tôi to là thái quân 太君, nay gọi vợ các quan là thái thái 太太 cũng do nghĩa ấy.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Tiếng tôn xưng người bậc ông trở lên: 太老伯 Ông bác; 太老師 Cha của thầy mình (hoặc thầy của cha mình);
③ (pht) Rất, quá, lắm: 這條褲太長了 Quần này dài quá; 他對這事不太熱心 Đối với việc này anh ta không sốt sắng lắm; 太早 Quá sớm; 她唱得太好了 Cô ấy hát rất hay;
④ [Tài] (Họ) Thái.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 40
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.