thân
shēn ㄕㄣ

thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói, trình bày
2. Thân (ngôi thứ 9 hàng Chi)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trình bày, bày tỏ, thuật lại. ◎ Như: "thân lí" bày tỏ lí do để kêu oan. ◇ Khuất Nguyên : "Đạo trác viễn nhi nhật vong hề, nguyện tự thân nhi bất đắc" , (Cửu chương , Trừu tư ) Đạo cao xa mà ngày một mất đi hề, mong tự bày tỏ song không được.
2. (Động) Duỗi. § Thông "thân" . ◇ Diêm thiết luận : "Nãi an đắc cổ khẩu thiệt, thân nhan mi, dự tiền luận nghị thị phi quốc gia chi sự dã" , , (Lợi nghị ) Mà còn được khua miệng lưỡi, duỗi mặt mày, tham dự vào việc quốc gia luận bàn phải trái.
3. (Danh) Chi "Thân", một chi trong mười hai địa chi.
4. (Danh) Giờ "Thân", từ ba giờ đến năm giờ chiều.
5. (Danh) Tên nước, chư hầu đời Chu, nay thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
6. (Danh) Họ "Thân".
7. (Phó) Lại. ◎ Như: "thân thuyết" nói lại lần nữa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chi thân, một chi trong mười hai chi. Từ 3 giờ chiều đến năm giờ chiều gọi là giờ thân.
② Lại, như thân thuyết nói lại.
③ Ðến, như phụng thân phỉ kính kính dâng lễ mọn.
④ Duỗi, cùng nghĩa với chữ thân .
⑤ Hàng đầu các văn thư nhà quan gọi là thân.
⑥ Bạc kém phân phải chịu tiền pha thêm cho đúng số bạc gọi là thân thủy .
⑦ Tên đất.
⑧ Bầy tỏ, như thân lí người bị oan ức bày tỏ lí do để kêu oan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chi Thân (chi thứ 9 trong 12 địa chi);
② Giờ Thân (3 đến 5 giờ chiều);
③ Trình bày, nói rõ ra: Nhắc lại một lần nữa, nhấn mạnh; Trình bày rõ lí do;
④ (văn) Duỗi ra (dùng như , bộ );
⑤ (văn) Lại lần nữa: Nói lại cho biết lần nữa; Nói lại lần nữa;
⑥ (văn) Từ dùng của cấp dưới khi nói với cấp trên (thời xưa): Báo cáo;
⑦ (văn) Khuyên răn, khuyên bảo: Liền ra lệnh và khuyên răn họ nhiều lần (Sử kí: Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện);
⑧ (văn) Xác định rõ, rõ ràng: Tội không có chứng cứ rõ ràng (Hậu Hán thư: Đặng Chất liệt truyện);
⑨ [Shen] Nước Thân (một nước chư hầu đời Chu, nay thuộc phía bắc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc);
⑩ [Shen] Thành phố Thượng Hải (gọi tắt);
⑪ [Shen] (Họ) Thân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vị thứ 9 trong Thập nhị chi — Làm cho sáng tỏ. Như chữ Thân .

Từ ghép 5

đầu
tōu ㄊㄡ, tóu ㄊㄡˊ, tou

đầu

giản thể

Từ điển phổ thông

cái đầu

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu: Trên đầu; Chia theo đầu người;
② Lúc đầu, ban đầu, đỉnh, chóp, mũi, ngọn: Kể từ đầu; Chóp núi, đỉnh núi, ngọn núi; Mũi thuyền, mũi tàu. (Ngb) Miếng vụn, mẩu (phần thừa của một vật): Mẩu thuốc lá; Miếng vải vụn;
③ Trước kia, trước đây: Hai năm trước; Phải rửa tay trước khi ăn cơm;
④ Thứ nhất, số một, đứng đầu, hạng nhất: Hạng nhất, bậc nhất;
⑤ Đầu sỏ, trùm: Người lãnh đạo một nhóm, đầu sỏ, thủ lãnh, đầu mục, kẻ đứng đầu; Tên trùm đặc vụ; Đầu sỏ tài chính;
⑥ Bên, phía: Hai anh ấy ở một bên (phía);
⑦ (loại) Con, củ, việc, người...: Một con bò; Hai củ tỏi; Hết việc này lại đến việc khác; Việc cưới xin này không thích hợp;
⑧ Độ, khoảng, chừng (biểu thị sự ước tính hay ước chừng): Độ ba đến năm trăm; Chừng 8 đến 10 đồng thôi không bao nhiêu;
⑨ 1. Đặt sau danh từ làm tiếng đệm, đọc [tou]: Gỗ; Đá; Quả đấm; 2. Đặt sau tính từ: Ích lợi, lợi; 3. Đặt sau động từ: Nghe hay hay; Xem chẳng ra gì;
⑩ Đằng, bên, phía (đặt sau từ phương vị chỉ nơi chốn): Đằng trước, phía trước; Bên trên; Bên ngoài, phía ngoài.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 23

nhẫn
rěn ㄖㄣˇ

nhẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chịu đựng, nhẫn nhịn
2. nỡ, đành

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhịn, chịu đựng. ◎ Như: "kiên nhẫn" vững lòng chịu đựng, "dong nhẫn" khoan dung. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ nhẫn tiếu nhi lập, sanh ấp chi" , (Anh Ninh ) Cô gái nhịn cười mà đứng đó, sinh vái chào.
2. (Động) Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng. ◎ Như: "nhẫn tâm hại lí" nỡ lòng làm hại lẽ trời. ◇ Đỗ Phủ : "Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực, Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc" , (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu, Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhịn, như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn , khoan dong cho người không vội trách gọi là dong nhẫn , v.v.
② Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng gọi là nhẫn. Như nhẫn tâm hại lí nỡ lòng làm hại lẽ trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhịn, nén, chịu đựng: Quyết không thể nhịn được!;
② Tàn nhẫn, nỡ lòng, đang tâm: Nỡ lòng hại lẽ trời; Ngày một thêm tàn bạo (Hậu Hán thư); Tàn nhẫn, ác, tàn ác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắng nhịn. Chịu đựng — Đành lòng. Nỡ lòng.

Từ ghép 20

dong, dung
yōng ㄧㄨㄥ, yóng ㄧㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dùng
2. thường
3. ngu hèn

Từ điển phổ thông

nước Dong, nước Dung đời Chu (nay ở phía bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cần. ◎ Như: "vô dong như thử" không cần như thế.
2. (Động) Dùng, nhậm dụng, sử dụng. ◎ Như: "đăng dong" dùng vào việc lớn.
3. (Động) Báo đáp, thù tạ. ◎ Như: "thù dong" trả công, đền công.
4. (Tính) Thường, bình thường. ◎ Như: "dong ngôn" lời nói thường, "dong hành" sự làm thường, "dong nhân" người tầm thường.
5. (Tính) Ngu dốt, kém cỏi. ◎ Như: "dong y" lang băm, thầy thuốc kém cỏi.
6. (Danh) Công lao. ◇ Quốc ngữ : "Vô công dong giả, bất cảm cư cao vị" , (Tấn ngữ thất ) Không có công lao, không dám ở địa vị cao.
7. (Danh) Việc làm thuê. § Thông "dong" . ◇ Hán Thư : "(Bành Việt) cùng khốn, mại dong ư Tề, vi tửu gia bảo" (), , (Loan Bố truyện ) (Bành Việt) khốn quẫn, đi làm thuê ở nước Tề, làm người bán rượu trong quán.
8. (Danh) Một phép thuế nhà Đường, bắt dân làm việc cho nhà vua. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.
9. (Danh) Cái thành. § Thông "dong" .
10. (Danh) Họ "Dong".
11. (Phó) Há, làm sao. ◇ Tả truyện : "Dong phi nhị hồ?" (Trang Công thập tứ niên ) Chẳng phải là hai lòng ư? ◇ Liệt Tử : "Lão Đam viết: Nhữ dong tri nhữ tử chi mê hồ?" : ? (Chu Mục vương ) Lão Tử hỏi: Ông làm sao biết được rằng con ông mê loạn?
12. (Liên) Do đó.
13. § Cũng đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Dùng. Như đăng dong cất lên ngôi mà dùng. Có khi dùng làm tiếng trợ ngữ. Như vô dong như thử không cần dùng như thế.
② Thường. Như dong ngôn lời nói thường, dong hành sự làm thường.
③ Công. Như thù dong đền công.
④ Ngu hèn. Như dong nhân người tầm thường.
⑤ Há. Như dong phi nhị hồ chẳng phải là hai lòng ư?
⑥ Một phép thuế nhà Ðường, bắt dân làm việc cho nhà vua gọi là dong.
⑦ Làm thuê. Thông dụng như chữ dong .
⑧ Cái thành, cũng như chữ dong .

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nước Dong, nước Dung đời Chu (nay ở phía bắc huyện Cấp, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cần. ◎ Như: "vô dong như thử" không cần như thế.
2. (Động) Dùng, nhậm dụng, sử dụng. ◎ Như: "đăng dong" dùng vào việc lớn.
3. (Động) Báo đáp, thù tạ. ◎ Như: "thù dong" trả công, đền công.
4. (Tính) Thường, bình thường. ◎ Như: "dong ngôn" lời nói thường, "dong hành" sự làm thường, "dong nhân" người tầm thường.
5. (Tính) Ngu dốt, kém cỏi. ◎ Như: "dong y" lang băm, thầy thuốc kém cỏi.
6. (Danh) Công lao. ◇ Quốc ngữ : "Vô công dong giả, bất cảm cư cao vị" , (Tấn ngữ thất ) Không có công lao, không dám ở địa vị cao.
7. (Danh) Việc làm thuê. § Thông "dong" . ◇ Hán Thư : "(Bành Việt) cùng khốn, mại dong ư Tề, vi tửu gia bảo" (), , (Loan Bố truyện ) (Bành Việt) khốn quẫn, đi làm thuê ở nước Tề, làm người bán rượu trong quán.
8. (Danh) Một phép thuế nhà Đường, bắt dân làm việc cho nhà vua. ◇ Phạm Đình Hổ : "Kinh phường cựu lệ, vô dong điệu" , 調 (Vũ trung tùy bút ) Theo lệ cũ, chốn kinh thành (Thăng Long) không phải chịu thuế dung, thuế điệu.
9. (Danh) Cái thành. § Thông "dong" .
10. (Danh) Họ "Dong".
11. (Phó) Há, làm sao. ◇ Tả truyện : "Dong phi nhị hồ?" (Trang Công thập tứ niên ) Chẳng phải là hai lòng ư? ◇ Liệt Tử : "Lão Đam viết: Nhữ dong tri nhữ tử chi mê hồ?" : ? (Chu Mục vương ) Lão Tử hỏi: Ông làm sao biết được rằng con ông mê loạn?
12. (Liên) Do đó.
13. § Cũng đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tầm thường, xoàng xĩnh: Người tầm thường; Tầm thường quá;
② (văn) Cần: Không cần như thế; Không cần kể tỉ mỉ;
③ (văn) Công: Trả công;
④ (văn) Một phép thuế đời Đường bắt dân làm việc cho vua;
⑤ (văn) Làm thuê (như , bộ );
⑥ (văn) Tường thành (như , bộ );
⑦ (văn) Há, làm sao (biểu thị sự phản vấn, thường dùng kết hợp với một số từ khác, thành ),):? Tôi làm sao dám coi thường sự nghiệp của bá vương? (Lã thị Xuân thu); ? Sao chổi xuất hiện, há đáng sợ ư? (Án tử Xuân thu); ? Dù có nương thân ở Lạc Dương, há được ngủ yên? (Hậu Hán thư); ? Ôi! Sao lại biết kẻ ta cho là mộng lại không phải mộng? (Nguyễn Liên Pha: Mai đình mộng kí tự); ? Thế thì dù là thân tộc của ngươi, nhưng làm sao lại có thể thân gần ngươi được? (Đại đới lễ kí); ? Há có ích gì đâu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng đến — Công lao. Việc mệt nhọc — Thường có — Tầm thường — Làm công. Kẻ làm thuê. Như chữ Dung .

Từ ghép 6

đại
dài ㄉㄞˋ

đại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. triều đại
2. thay thế cho
3. đại diện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đời (giai đoạn, thời kì lịch sử). ◎ Như: "Hán đại" đời nhà Hán, "hiện đại" đời nay.
2. (Danh) Phiếm chỉ thời gian. ◎ Như: "niên đại" , "thì đại" .
3. (Danh) Lượng từ: lớp, thế hệ, đời (trong gia đình). ◎ Như: "hạ nhất đại" thế hệ sau, "tha gia tứ đại tổ tôn" bốn đời từ ông tới cháu của anh ấy.
4. (Danh) Người kế nhiệm.
5. (Danh) Tên nước ngày xưa.
6. (Danh) Họ "Đại".
7. (Động) Chuyển đổi, luân lưu, luân phiên. ◎ Như: "hàn thử điệt đại" lạnh nóng thay đổi.
8. (Động) Thay thế. ◎ Như: "đại lí" liệu trị thay kẻ khác. ◇ Trang Tử : "Tử trị thiên hạ, thiên hạ kí dĩ trị dã, nhi ngã do đại tử, ngô tương vi danh hồ?" , , , ? (Tiêu dao du ) Ngài cai trị thiên hạ, nay thiên hạ đã yên trị rồi, mà ta còn thay ngài, ta muốn cầu danh ư?
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp. ◇ Vương Sung : "Phụ một nhi tử tự, cô tử nhi phụ đại" 歿, (Luận hành , Ngẫu hội ) Cha mất thì con kế thừa, mẹ chồng chết thì vợ nối tiếp.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðổi, như hàn thử điệt đại rét nóng thay đổi.
② Thay, như đại lí liệu trị thay kẻ khác.
③ Ðời, như Hán đại đời nhà Hán, tam đại đời thứ ba, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thay (mặt), thế: Việc này tôi làm cho anh ấy; Khi giám đốc đi vắng, anh ấy thay mặt; , Trang tử đến định thay cho Tử Tương (Trang tử);
② (văn) Thay đổi nhau, luân lưu, luân phiên: Rét nóng thay đổi luân phiên nhau; Xuân và thu lần lượt luân phiên (Khuất Nguyên: Li tao);
③ Quyền, tạm thay: Quyền chủ tịch; Tôi tạm thay chức tiểu đội trưởng một tháng;
④ Đời (nhà), thời, triều đại: Đời (nhà) Đường; Thời nay;
⑤ Đời (cha con kế tiếp nhau là một đời);
⑥ Thế hệ, lớp: Thế hệ sau; Lớp trẻ, thế hệ trẻ;
⑦ (địa) Đại, giới: Đại Cổ sinh, đại Paleozoi; Giới Tân sinh, giới Neozoi;
⑧ [Dài] (Họ) Đại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi — Thay thế — Một đời, Chẳng hạn Tam đại ( ba đời ).

Từ ghép 44

biểu
biǎo ㄅㄧㄠˇ

biểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bên ngoài
2. tỏ rõ, tuyên bố, tiêu biểu
3. tờ biểu
4. họ ngoại
5. gương mẫu, chuẩn mực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo ngoài.
2. (Danh) Bên ngoài, mặt ngoài. ◎ Như: "hải biểu" ngoài bể, "xuất nhân ý biểu" ra ngoài ý liệu.
3. (Danh) Dấu hiệu, kí hiệu. ◇ Quản Tử : "Do yết biểu nhi lệnh chi chỉ dã" (Quân thần thượng ) Như ra dấu hiệu để bảo cho ngừng lại vậy.
4. (Danh) Mẫu mực, gương mẫu. ◎ Như: "vi nhân sư biểu" làm mẫu mực cho người.
5. (Danh) Bảng, bảng liệt kê, bảng kê khai. ◎ Như: "thống kế biểu" bảng thống kê.
6. (Danh) Một loại sớ tấu thời xưa, bậc đại thần trình lên vua. ◎ Như: "Xuất sư biểu" của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, "Trần tình biểu" của Lí Mật .
7. (Danh) Tên hiệu (ngoài tên chính). ◇ Tỉnh thế hằng ngôn : "Tiền nhật bất tằng vấn đắc quý biểu" (Tiền Tú Tài ) Hôm trước chưa được hỏi tên hiệu của ngài.
8. (Danh) Bia đá. ◇ Hán Thư : "Thiên lí lập biểu" (Lí Tầm truyện ) Nghìn dặm dựng bia đá.
9. (Danh) Bia mộ, mộ chí. ◎ Như: "mộ biểu" bia mộ.
10. (Danh) Máy đo, đồng hồ. ◎ Như: "thủ biểu" đồng hồ đeo tay, "điện biểu" đồng hồ điện.
11. (Danh) Họ hàng bên ngoại. ◎ Như: "biểu huynh đệ" con cô con cậu.
12. (Danh) Họ "Biểu".
13. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Luận Ngữ : "Đương thử, chẩn hi khích, tất biểu nhi xuất chi" , , (Hương đảng ) Lúc trời nóng, mặc áo đơn vải thô, (ông) tất khoác thêm áo khi ra ngoài.
14. (Động) Tỏ rõ, hiển dương, khen thưởng. ◇ Tư Mã Thiên : "Hận tư tâm hữu sở bất tận, bỉ lậu một thế nhi văn thải bất biểu ư hậu thế dã" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Hận rằng lòng riêng có chỗ chưa bộc lộ hết, bỉ lậu mà chết đi thì văn chương không tỏ rõ được với đời sau.
15. (Động) Tuyên bố, truyền đạt. ◎ Như: "lược biểu tâm ý" nói sơ qua ý trong lòng.
16. (Động) Tâu lên trên để bày tỏ việc gì. ◇ Tam quốc chí : "Lượng tự biểu hậu chủ" (Gia Cát Lượng truyện ) Lượng này tự xin tâu rõ với hậu chủ.
17. (Động) Đề cử, tiến cử. ◇ Tam quốc chí : "Tào Công biểu Quyền vi thảo lỗ tướng quân" (Ngô chủ truyện ) Tào Công tiến cử Quyền làm tướng quân đánh giặc.
18. (Động) Soi xét, giám sát. ◎ Như: "duy thiên khả biểu" chỉ có trời soi xét được.
19. (Động) Trang hoàng, tu bổ sách vở, tranh họa. § Thông "phiếu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở ngoài, như hải biểu ngoài bể.
② Tỏ rõ, tuyên bố ý kiến mình cho người khác biết gọi là biểu. Như đại biểu người thay mặt của ai để tỏ hộ ý của người ấy ra. Trong một đám đông, cử một người thay mặt đi hội họp một hội nào có quan hệ đến cả một đám đông ấy gọi là đại biểu.
③ Dấu hiệu, đặt riêng một cái dấu hiệu để cho người ta dễ biết gọi là biểu, người nào có dáng dấp hơn người gọi là dị biểu hay biểu biểu .
④ Tiêu biểu, nêu tỏ. Như tinh biểu tiết nghĩa tiêu biểu cái tiết nghĩa ra cho vẻ vang. Cái bia dựng ở mộ gọi là mộ biểu , đều là theo cái ý nêu tỏ, khiến cho mọi người đều biết mà nhớ mãi không quên cả.
⑤ Lối văn biểu, là một thể văn bày tỏ tấm lòng kẻ dưới với người trên, như văn tâu với vua, với thần thánh đều gọi là biểu cả.
⑥ Ghi chép sự vật gì chia ra từng loài, từng hạng xếp thành hàng lối để lúc tra cho tiện cũng gọi là biểu. Như thống kê biểu cái biểu tính gộp tất cả.
⑦ Họ ngoại. Như con cô con cậu gọi là biểu huynh đệ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoài, phần ngoài, bề ngoài: Bề ngoài, ngoài mặt; Ngoài biển; Từ ngoài vào trong; Chỉ có mẽ ngoài lộng lẫy;
② Tỏ rõ, nêu rõ, bày tỏ: Tỏ qua nhã ý, chút ít để gọi là;
③ Xông, toát ra: Xông cho ra mồ hôi;
④ Biểu, bảng, bảng biểu, bảng liệt kê, bảng kê khai: Bảng thống kê; Bảng giờ giấc, biểu thời gian;
⑤ Đồng hồ, công tơ: Đồng hồ đeo tay; Đồng hồ bấm giây; Công tơ điện, đồng hồ điện;
⑥ Gương, mẫu mực, mực thước, tiêu biểu: Làm gương, gương mẫu;
⑦ Anh chị em cô cậu, anh chị em họ, (thuộc về) họ ngoại: Anh em họ; Chú họ;
⑧ (cũ) Tờ sớ dâng lên vua, tờ biểu, bài biểu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo ngoài — Bên ngoài. ở ngoài — Cái ngọn — Cái nêu — Cái bảng ghi chép để nhận biết — Cái đồng hồ — Tờ tâu dân vua đọc — Tên người tức Nguyễn Biểu, người xã Bình Hồ, huyện Trị La, tỉnh Nghệ An, bắc phần Việt Nam, đậu Thái Học, sinh đời Trần, làm quan tới chức Điện tiền thị ngự sử, để lại một số thơ Nôm, chép trong Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng.

Từ ghép 62

bái biểu 拜表bát biểu 八表biểu bạch 表白biểu bì 表皮biểu biểu 表表biểu cách 表格biểu chương 表彰biểu chương 表章biểu diễn 表演biểu diện 表面biểu dương 表扬biểu dương 表揚biểu đạt 表达biểu đạt 表達biểu đích 表的biểu điệt 表姪biểu đồ 表圖biểu đồng tình 表同情biểu hiện 表现biểu hiện 表現biểu hiệu 表號biểu huynh đệ 表兄弟biểu kí 表記biểu lí 表裏biểu lộ 表露biểu minh 表明biểu quyết 表决biểu quyết 表決biểu suất 表率biểu tấu 表奏biểu thị 表示biểu tỉ muội 表姊妹biểu tình 表情biểu tôn 表孫biểu trưng 表徵biểu trượng nhân 表丈人biểu tử 表子biểu tự 表字biểu tượng 表象biểu xích 表尺biểu yết 表揭dân biểu 民表di biểu 遺表doanh biểu 營表đại biểu 代表đồ biểu 图表đồ biểu 圖表hàn thử biểu 寒暑表lượng vũ biểu 量雨表nghi biểu 儀表ngoại biểu 外表nguyệt biểu 月表niên biểu 年表phát biểu 发表phát biểu 發表phong lực biểu 風力表phong vũ biểu 風雨表thời biểu 時表tiêu biểu 標表tinh biểu 旌表tộc biểu 族表ý biểu 意表
tôn
zūn ㄗㄨㄣ

tôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tôn trọng, kính
2. cái chén (như chữ )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén uống rượu. § Nay thông dụng chữ "tôn" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bề trên. ◎ Như: "tôn trưởng" người bậc trên.
3. (Danh) Quan địa phương mình ở. ◎ Như: "phủ tôn" quan phủ tôi.
4. (Danh) Lượng từ: pho (tượng), cỗ (đại bác). ◎ Như: "thập tôn đại pháo" mười cỗ đại bác, "nhất tôn phật tượng" một pho tượng Phật.
5. (Động) Kính trọng. ◎ Như: "tôn kính" kính trọng, "tôn sư trọng đạo" kính thầy trọng đạo.
6. (Tính) Dùng để kính xưng. ◎ Như: "tôn xứ" chỗ ngài ở, "tôn phủ" phủ ngài, "tôn phu nhân" phu nhân của ngài, "tôn tính đại danh" quý họ quý tên. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Giai ư Phật tiền, nhất tâm hợp chưởng, chiêm ngưỡng tôn nhan" , , (Như Lai thần lực phẩm đệ nhị thập nhất ) Đều ở trước Phật, một lòng chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của ngài.
7. (Tính) Cao. ◇ Dịch Kinh : "Thiên tôn địa ti" (Hệ từ thượng ) Trời cao đất thấp.
8. (Tính) Quý, cao quý, hiển quý. ◎ Như: "tôn quý" cao quý, "tôn ti" cao quý và hèn hạ, "tôn khách" khách quý.

Từ điển Thiều Chửu

① Tôn trọng, như tôn trưởng người tôn trưởng, tôn khách khách quý, v.v.
② Kính, như tôn xứ chỗ ngài ở, tôn phủ phủ ngài, lệnh tôn cụ ông nhà ngài, v.v.
③ Cái chén, nay thông dụng chữ tôn .
④ Một pho tượng thần hay Phật cũng gọi là nhất tôn .
⑤ Quan địa phương mình cũng gọi là tôn, như phủ tôn quan phủ tôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao quý: Cao quý và hèn hạ; Khách quý;
② Tôn trọng, kính trọng: Kính thầy yêu trò;
③ Tiếng tôn xưng: Chỗ ngài ở; Phủ ngài; (Tiếng tôn xưng cha của người khác): Cụ ông nhà ngài; (Tiếng khi hỏi họ người khác một cách tôn trọng): Ngài họ gì;
④ (văn) Quan địa phương mình ở: Quan phủ tôi;
⑤ (loại) Pho, cỗ, cái...: Một pho tượng Phật; Một cỗ đại bác;
⑥ Như [zun] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chén uống rượu — Cao quý — Coi là cao quý, kính trọng lắm — Tiếng kính trọng dùng để gọi người khác.

Từ ghép 27

nha, nhã
yā ㄧㄚ, yá ㄧㄚˊ, yǎ ㄧㄚˇ

nha

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Nha — Một âm là Nhã. Xem Nhã.

nhã

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thường, hay, luôn
2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một thể tài trong "Thi Kinh" . Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có "Đại nhã" và "Tiểu nhã" .
2. (Danh) Tình bạn, tình thân, giao tình. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã" , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.
3. (Danh) Tên sách. § Sách "Nhĩ nhã" thường gọi tắt là "nhã". Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là "nhã". ◎ Như: "dật nhã" , "quảng nhã" .
4. (Danh) Một thứ âm nhạc.
5. (Danh) Họ "Nhã".
6. (Tính) Chính, đúng. ◇ Luận Ngữ : "Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả" . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.
7. (Tính) Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục. ◇ Vương Bột : "Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm" , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.
8. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "văn nhã" nho nhã, lịch sự, "nhã quan" đẹp mắt.
9. (Phó) Cho nên, do đó. ◇ Sử Kí : "Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công" , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.
10. (Phó) Rất, lắm. ◎ Như: "nhã thiện cổ sắt" rất giỏi đánh đàn sắt.
11. (Phó) Tiếng kính xưng đối với người khác. ◎ Như: "nhã giáo" xin chỉ dạy, "nhã giám" xin soi xét.

Từ điển Thiều Chửu

① Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
② Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
③ Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
④ Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
⑤ Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
⑥ Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
⑦ Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
⑧ Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng: Nho nhã, lịch sự;
② Nhã ý;
③ Xưa nay, vốn thường: Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ; Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau; Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí: Cao tổ bản kỉ);
④ (văn) Thường: Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ);
⑤ (văn) Chính: Đại nhã (trong Kinh Thi); Tiểu nhã (trong Kinh Thi);
⑥ (văn) Rất, lắm: Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư: Dương Uẩn truyện);
⑦ (văn) Tên sách: Nhĩ nhã; Quảng nhã;
⑧ Một loại âm nhạc xưa (dùng trong chốn triều đình).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Âm thanh tốt lành — Đẹp đẽ thanh cao — Chỉ thiên Đại nhã trong kinh Thi, nói về công nghiệp nhà Chu. Còn gọi là Chu nhã. Bài Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng có câu: » Lời ca ngợi tưởng ngồi trong Chu nhã « — Một âm Nha. Xem Nha.

Từ ghép 38

nhiễm
rǎn ㄖㄢˇ

nhiễm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhiễm, mắc, lây
2. nhuộm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm. ◎ Như: "nhiễm bố" nhuộm vải.
2. (Động) Vẩy màu, rắc mực (khi viết vẽ). ◇ Tương Phòng : "Sanh tố đa tài tư, thụ bút thành chương. (...) nhiễm tất, mệnh tàng ư bảo khiếp chi nội" , . (...) , (Hoắc Tiểu Ngọc truyện ) Sinh ra vốn nhiều tài năng, cầm bút thành văn. (...) vẩy mực xong, sai cất giữ trong tráp quý.
3. (Động) Vấy, thấm, dính bẩn. ◎ Như: "nhất trần bất nhiễm" không dính một hạt bụi nào. ◇ Vương An Thạch : "Hoang yên lương vũ trợ nhân bi, Lệ nhiễm y cân bất tự tri" , (Tống Hòa Phủ ) Khói hoang mưa lạnh làm cho người buồn thêm, Nước mắt thấm vào khăn áo mà không hay.
4. (Động) Lây, mắc phải. ◎ Như: "truyền nhiễm" truyền lây, "nhiễm bệnh" lây bệnh.
5. (Danh) Quan hệ nam nữ không chính đính. ◎ Như: "lưỡng nhân hữu nhiễm" hai người có dây dưa.
6. (Danh) Họ "Nhiễm".

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm, dùng các thuốc mùi mà nhuộm các thứ đồ gọi là nhiễm.
② Nhiễm dần, ở với những người hay rồi mình cũng hay, ở với những kẻ hư rồi mình cũng hư gọi là nhiễm.
③ Lây, một kẻ bị bệnh lây sang kẻ khác gọi là truyền nhiễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhuộm: Nhuộm vải; Nhà máy in mhuộm;
② Lây, lây nhiễm, tiêm nhiễm, mắc: Truyền nhiễm, lây; Nhiễm bệnh, bị lây bệnh; Tiêm nhiễm thói xấu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm vải lụa cho có màu — Lâu dần thành quen, như nhuốm vào người — Nhuốm bệnh. Lây bệnh.

Từ ghép 21

thông
tōng ㄊㄨㄥ, tòng ㄊㄨㄥˋ

thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xuyên qua

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không bị tắc nghẽn, xuyên qua được. ◎ Như: "thủy quản bất thông liễu" ống nước không chảy qua được rồi.
2. (Tính) Lưu loát, xuông xẻ, trơn tru. ◎ Như: "sướng thông" thông suốt, "nhĩ đích tác văn tả đắc bất cú thông thuận" bài viết của anh không được lưu loát. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Việc cai trị xuông xẻ, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.
3. (Tính) Thuận lợi. ◎ Như: "tinh vận hanh thông" số vận trôi chảy thuận lợi.
4. (Tính) Linh hoạt, không cố chấp. ◎ Như: "viên thông" linh động, không cố chấp, "khai thông" cởi mở, khoáng đạt.
5. (Tính) Sâu rộng, uyên bác (kiến thức, học vấn). ◎ Như: "thông nhân" người có học thức rộng, "bác học thông nho" người học rộng biết nhiều.
6. (Tính) Thường có, chung. ◎ Như: "thông xưng" tiếng thường gọi, "thông lễ" lễ mọi người đều theo, "hiếu dật ố lao thị nhất bàn nhân đích thông bệnh" ham nhàn dật ghét lao nhọc là tật chung của người thường.
7. (Tính) Suốt, cả. ◎ Như: "thông tiêu" suốt đêm. ◇ Mạnh Tử : "Khuông Chương thông quốc giai xưng bất hiếu yên" (Li Lâu hạ ) Khuông Chương, cả nước đều gọi là người bất hiếu.
8. (Phó) Tất cả, hết cả, đều. ◎ Như: "thông thông nã khứ ba" đem về hết đi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha thuyết đích ngã thông bất đổng, chẩm ma bất cai phạt!" , (Đệ nhị thập bát hồi) Anh ấy nói tôi chẳng hiểu gì cả, sao lại không đáng phạt!
9. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "thông đáo" đạt đến. ◇ Quốc ngữ : "Đạo viễn nan thông" (Tấn ngữ nhị ) Đường xa khó tới.
10. (Động) Qua lại, giao tiếp. ◎ Như: "thông thương" giao thương. ◇ Hán Thư : "Ngô văn Tào Khâu Sanh phi trưởng giả, vật dữ thông" , (Quý Bố truyện ) Tôi nghe nói Tào Khâu Sanh không phải là bậc trưởng giả, chớ kết giao với ông ta.
11. (Động) Bảo cho biết. ◎ Như: "thông báo" báo cho biết, "thông tri" bảo cho biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Môn giả hốt thông Diệp sanh chí" (Diệp sinh ) Người canh cửa chợt báo tin có Diệp sinh đến.
12. (Động) Hiểu, biết rõ. ◎ Như: "thông hiểu" hiểu rõ, "tinh thông" hiểu rành rẽ.
13. (Động) Trai gái đi lại vụng trộm với nhau. ◎ Như: "tư thông" gian dâm. ◇ Tả truyện : "Toại cập Văn Khương như Tề, Tề Hầu thông yên" , (Hoàn Công thập bát niên ) Khi Văn Khương đến nước Tề, Tề Hầu gian dâm (với Văn Khương).
14. (Danh) Người biết rành một vấn đề, sự vật nào đó. ◎ Như: "số học thông" người giỏi toán.
15. (Danh) Lượng từ. (1) Bức, cú (đơn vị dùng cho thư từ, điện thoại, điện báo...). ◎ Như: "tam thông điện báo" ba bức điện báo. (2) Tiếng đập, gõ (chuông, trống). ◎ Như: "lụy cổ tam thông" đánh ba tiếng trống.

Từ điển Thiều Chửu

① Thông suốt. Từ đây đến kia không có cái gì mắc míu gọi là thông. Như thông quá suốt qua. Người học vấn rộng cũng gọi là thông.
② Hiển đạt. Như hanh thông thanh thản, trôi chảy, làm gì cũng may mắn dễ dàng. Cùng thông lúc cùng quẫn, lúc vẻ vang.
③ Truyền khắp. Như thông cáo bảo cho khắp cả mọi nơi biết.
④ Hai bên cùng hòa hợp với nhau gọi là thông. Như thông lực hợp tác chung sức cùng làm. Cùng kết giao đi lại với nhau gọi là thông gia . Trai gái đi lại vụng trộm với nhau gọi là tư thông .
⑤ Tóm tắt. Như thông kế tính suốt cả.
⑥ Khắp. Như thông xưng tiếng khắp cả mọi nơi đều gọi thế. Thông lễ cái lễ khắp cả mọi người đều theo, v.v.
⑦ Văn tự đủ từ đầu chí cuối gọi là thông, cho nên xem hết lượt sách gọi là nhất thông . Đánh trống đủ 332 dùi gọi là nhất thông.
⑧ Một danh từ chia đất ruộng.
⑨ Nước tiểu. Như mã thông nước đái ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hồi, trận, lượt: Thuyết cho một trận, nói một thôi một hồi; Đã đánh ba hồi trống. Xem [tong].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông: Hai gian phòng này thông nhau; Con đường nào cũng thông tới Hà Nội; Thông xe, cho xe chạy;
② Hiểu biết, thông thạo: Tinh thông (thông thạo) nghiệp vụ; Anh ấy biết ba thứ tiếng;
③ Xuôi: Câu văn rất xuôi;
④ Đi qua, qua lại được; Đường này không qua lại được. 【】thông quá [tongguò] a. Đi qua: Cô ta băng qua đường; Xe điện không đi qua được; b. Thông qua: Dự luật mới sẽ không được thông qua trong tuần này; Đề án đã được nhất trí thông qua; c. Thông qua, qua: Vấn đề này phải qua cấp trên mới quyết định được;
⑤ Thông đồng, đi lại: Thông đồng với nhau làm điều bậy; Trai gái đi lại vụng trộm với nhau;
⑥ Tất cả, cả: Cả nước đều biết; Toàn bộ kế hoạch; Tính hết cả. 【】thông thông [tongtong] Tất cả, hết thảy: ! Đem về hết đi!; 【】thông thống [tongtông] Như ;
⑦ (văn) Chung: Chung sức hợp tác;
⑧ Khắp, phổ biến, thông thường, thường, chung: Lễ chung (mọi người đều theo). 【】thông thường [tongcháng] Thông thường, bình thường, thường: Tình huống thông thường; Anh ấy bình thường sáu giờ là thức dậy;
⑨ Nước tiểu, nước đái: Nước đái ngựa. Xem [tòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến. Suốt tới, không bị cản trở. Đoạn trường tân thanh : » Rày lần mai lữa như tình chưa thông « — Hiểu suốt hết. Td: Thông kim bác cổ — Truyền đi — Chung cả.

Từ ghép 54

bác cổ thông kim 博古通今bàng thông 旁通bất thông 不通cảm thông 感通cùng tắc biến, biến tắc thông 窮則變,變則通cùng thông 窮通đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史gia định thông chí 嘉定通志giao thông 交通hỗ thông 互通khai thông 開通khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lưu thông 流通mật thông 密通nhân thông 姻通phổ thông 普通quán thông 貫通quan thông 關通sảo thông 稍通thần thông 神通thông bệnh 通病thông cáo 通告thông dâm 通淫thông dịch 通譯thông dụng 通用thông điệp 通牒thông đồng 通同thông gia 通家thông gian 通奸thông hành 通行thông lân 通鄰thông lệ 通例thông ngôn 通言thông phán 通判thông phong 通風thông tấn xã 通訊社thông thương 通商thông thường 通常thông tin 通信thông tri 通知thông tục 通俗thông tư 通咨thông vật 通物tiếp thông 接通tinh thông 精通tư thông 私通viên thông 圓通viên thông tập 圓通集việt giám thông khảo 越鑑通考xuyến thông 串通yêm thông 淹通

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.