nguy, quỵ
guì ㄍㄨㄟˋ, wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

nguy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao mà không vững
2. nguy khốn
3. sao Nguy (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không an toàn. § Đối lại với "an" . ◎ Như: "nguy cấp" hiểm nghèo gấp rút, "nguy nan" nguy hiểm.
2. (Tính) Nặng (bệnh). ◎ Như: "bệnh nguy" bệnh trầm trọng. ◇ Liêu trai chí dị : "Tân Thành Cảnh Thập Bát, bệnh nguy đốc, tự tri bất khởi" , , (Cảnh Thập Bát ) Cảnh Thập Bát người Tân Thành, bị bệnh nặng, tự biết là không sống được.
3. (Tính) Cao, cao ngất. ◎ Như: "nguy lâu" lầu cao chót vót, "nguy tường" tường cao ngất.
4. (Tính) Không ngay thẳng, thiên lệch.
5. (Tính) Khốn khổ, khốn đốn. ◇ Sử Kí : "Kì dân nguy dã" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Dân bị gian khổ vậy.
6. (Phó) Ngay thẳng. ◎ Như: "chính khâm nguy tọa" ngồi ngay ngắn không tựa vào gì cả.
7. (Động) Làm hại, tổn hại. ◇ Vương Sung : "Sàm dĩ khẩu hại nhân, nịnh dĩ sự nguy nhân" , (Luận hành , Đáp nịnh ) Gièm pha lấy miệng hại người, nịnh nọt kiếm chuyện hại người.
8. (Động) Lo sợ. ◇ Chiến quốc sách : "Phù bổn mạt canh thịnh, hư thật hữu thì, thiết vi quân nguy chi" , , (Tây Chu sách 西) Gốc ngọn thay phiên nhau thịnh, đầy vơi có thời, tôi trộm vì ông mà lấy làm lo.
9. (Danh) Đòn nóc nhà. ◇ Sử Kí : "Thượng ốc kị nguy" (Ngụy thế gia ) Lên mái nhà cưỡi trên đòn nóc.
10. (Danh) Sao "Nguy", một sao trong nhị thập bát tú.
11. (Danh) Họ "Nguy".

Từ điển Thiều Chửu

① Cao, ở nơi cao mà ghê sợ gọi là nguy. Cái thế cao ngất như muốn đổ gọi là nguy. Như nguy lâu lầu cao ngất, nguy tường tường ngất. Ngồi ngay thẳng không tựa vào cái gì gọi là chính khâm nguy tọa .
② Nguy, đối lại với chữ an . Như nguy cấp .
③ Sao nguy, một sao trong nhị thập bát tú.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguy hiểm, điều nguy hiểm: Chuyển nguy thành an; Việc ắt phải nguy (Sử kí); Do chỗ biết an mà không biết nguy (Tô Thức);
② Tổn hại, có hại cho: Hại đến tính mạng; Hay là đại vương phát động binh mã, gây tổn hại cho các tướng sĩ, gieo oán với các chư hầu, rồi mới lấy làm khoái trá trong lòng ư? (Mạnh tử);
③ (văn) Lo lắng: Tôi riêng lo cho nhà vua về việc đó;
④ (văn) Không vững, lung lay: 禿 Ta tuy còn cha mẹ, không dám nói là già, nhưng răng đã long đầu đã hói (Viên Mai: Tế muội văn);
⑤ (văn) Ngay ngắn, ngay thẳng: Ngồi ngay ngắn;
⑥ Chết, sắp chết, lâm nguy: Sắp chết, hấp hối;
⑦ (văn) Cao: Lầu cao; 使 Khiến cho Tử Lộ bỏ mũ cao, cởi gươm dài (Trang tử: Đạo Chích);
⑧ (văn) Sắp đến nơi, suýt chút nữa, gần: Sắp chết đến nơi;
⑨ (văn) Nóc nhà: Lên đến mái và cỡi lên nóc nhà (Sử kí: Ngụy thế gia);
⑩ [Wei] Sao Nguy (trong nhị thập bát tú);
⑪ [Wei] (Họ) Nguy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợ hãi, vì có thể hại tới mình — Cao — Tên một vì sao trong Nhị thập bát tú.

Từ ghép 26

quỵ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).
lí, lý
lǚ , lǔ ㄌㄨˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giày. ◎ Như: "thảo lí" . ◇ Nguyễn Du : "Phân hương mại lí khổ đinh ninh" (Đồng Tước đài ) Chia hương, bán giày, khổ tâm dặn dò.
2. (Danh) Chân. ◇ Liêu trai chí dị : "Hồi cố, tắc thùy thiều nhi, xiên nhiên cánh khứ, lí tức tòng chi" , , , (Họa bích ) Quay đầu lại, thì ra là cô gái tóc rủ trái đào, mỉm cười rồi bỏ đi, (chàng) chân lập tức đi theo .
3. (Danh) Lộc. ◎ Như: "phúc lí" phúc lộc.
4. (Danh) Hành vi, phẩm hạnh, sự tích đã làm nên. ◎ Như: "thao lí" cái dấu tích đã giữ được trong các sự đã qua, "lí lịch" chỗ kinh lịch tại chức vụ trong đời đã làm ra.
5. (Danh) Kính từ. § Thường dùng trong thư tín.
6. (Danh) Lễ. § Thông . ◇ Thi Kinh : "Thụ đại quốc thị đạt, Suất lí bất việt" , (Thương tụng , Trường phát ) Nhận lấy nước lớn thì thông đạt, Noi theo lễ mà không vượt qua.
7. (Danh) Tên quỷ thần.
8. (Danh) Tên một quẻ trong sáu mươi bốn quẻ.
9. (Danh) Chỉ lĩnh thổ, cương giới quốc gia. ◇ Tả truyện : "Tứ ngã tiên quân lí: đông chí vu hải, tây chí vu Hà..." : , 西... (Hi Công tứ niên ) Ban cho ta cương giới vua trước: đông tới biển, tây tới Hoàng Hà...
10. (Danh) Họ "Lí".
11. (Động) Mang, xỏ (giày). ◇ Sử Kí : "Lương nghiệp vi thủ lí, nhân trường quỵ lí chi" , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương đã nhặt giày, nên cũng quỳ xuống xỏ (cho ông cụ).
12. (Động) Giẫm, xéo, đạp lên. ◎ Như: "lâm thâm lí bạc" tới chỗ sâu xéo váng mỏng, nói ý là sự nguy sợ, "đái thiên lí địa" đội trời đạp đất. ◇ Tô Thức : "Lí sàm nham, phi mông nhung" , (Hậu Xích Bích phú ) Giẫm lên mỏm đá lởm chởm, rẽ đám cỏ rậm rạp.
13. (Động) Đi, bước đi. ◇ Tô Thức : "Tích khổ túc tật, kim diệc năng lí" , (Tiến chu trường văn trát tử ) Trước kia mắc phải tật ở chân, nay lại đi được.
14. (Động) Trải qua, kinh lịch. ◇ Tiêu Cám : "Binh cách vi hoạn, lược ngã thê tử, gia lí cơ hàn" , , (Dịch lâm , Chấn chi bí ) Chiến tranh loạn lạc, cướp đoạt vợ con ta, gia đình chịu đựng đói lạnh.
15. (Động) Ở, ở chỗ. ◇ Lưu Hướng : "Phù chấp quốc chi bính, lí dân chi thượng" , (Tân tự , Quyển tứ , Tạp sự ).
16. (Động) Đến, tới. ◇ Liêu trai chí dị : "Ngã kim danh liệt tiên tịch, bổn bất ưng tái lí trần thế" , (Hồ tứ thư ) Thiếp nay đã ghi tên trong sổ tiên, vốn không muốn trở lại cõi trần.
17. (Động) Thi hành, thật hành. ◇ Lễ Kí : "Xử kì vị nhi bất lí kì sự, tắc loạn dã" , (Biểu kí ).
18. (Động) Khảo nghiệm, xem xét. ◎ Như: "lí mẫu" xem xét đo đạc ruộng đất.

Từ ghép 7

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giày da
2. giày xéo

Từ điển Thiều Chửu

① Giầy da, giầy đi đóng bằng da gọi là lí.
② Giầy xéo, như lâm thâm lí bạc tới chỗ sâu xéo váng mỏng, nói ý là sự nguy sợ.
③ Lộc, như phúc lí phúc lộc.
④ Sự hành vi, chỉ về sự tích đã làm nên, như thao lí cái dấu tích đã giữ được trong các sự đã qua, lí lịch chỗ kinh lịch tại chức vụ trong đời đã làm ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giày: Giày da; Gọt chân cho vừa giày;
② Giẫm, giày xéo, vượt: Như giẫm băng mỏng; Vượt nguy hiểm như chơi, không ngại khó khăn;
③ Bước, dời chân: Đi đứng khó khăn;
④ Thi hành, thực hiện: Thực hiện lời hứa;
⑤ Việc đã làm nên: Các dấu tích đã giữ được trong những việc đã qua;
⑥ (văn) Lộc: Phúc lộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giầy. Dép — Đi giầy. Xỏ dép — Bổng lộc của quan lại — Tên một quẻ bói trong kinh Dịch, dưới quẻ Đoài, trên quẻ Càn — Lĩnh thổ, đất đai — Dẵm, đạp lên. Đi.
hàm, hám
hán ㄏㄢˊ

hàm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cằm
2. nuốt
3. chứa đựng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngậm, giữ ở trong mồm không nhả ra, không nuốt vào. ◎ Như: "hàm trước dược phiến" ngậm thuốc.
2. (Động) Chứa, bao gồm. ◎ Như: "hàm thủy phần" chứa nước, "hàm dưỡng phần" có chất dinh dưỡng.
3. (Động) Dung nạp, bao dong. ◇ Đỗ Phủ : "Song hàm tây lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" 西, (Tuyệt cú ) Cửa sổ ngậm tuyết nghìn thu núi phía tây, Ngoài cổng đậu những chiếc thuyền Đông Ngô vạn dặm.
4. (Động) Ôm giữ, nhẫn chịu, chịu đựng. ◎ Như: "hàm hận" ôm hận, "cô khổ hàm tân" chịu đắng nuốt cay.
5. (Động) Giữ kín bên trong, ẩn tàng. ◇ Hàn Dũ : "Lăng thần tính tác tân trang diện, Đối khách thiên hàm bất ngữ tình" , (Hí đề mẫu đan ) Sớm mai đều trang điểm mặt mới, Trước khách vẫn cứ giữ kín trong lòng không nói ý tình.
6. (Động) Hiển hiện, bày ra. ◇ Tuấn Thanh : "Kính tử lí xuất hiện đích thị nhất phó niên thanh đích hàm trứ hạnh phúc đích vi tiếu đích kiểm" (Lê minh đích hà biên , Đông khứ liệt xa ) Trong gương hiện ra một khuôn mặt trẻ tuổi tươi cười tràn trề hạnh phúc.
7. (Danh) Tục lệ ngày xưa, lấy ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) bỏ vào mồm người chết, gọi là "hàm" . § Thông "hàm" , "hàm" .
8. (Danh) Ngọc (hoặc hạt trai, gạo...) để trong mồm người chết (ngày xưa). § Thông "hàm" , "hàm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngậm, ngậm ở trong mồm không nhả không nuốt là hàm.
② Dung được, nhẫn được. Như hàm súc , hàm dong nghĩa là bao dong nhịn nhục được, không vội giận vội cười.
③ Lễ ngày xưa người chết thì bỏ gạo và của quý vào mồm gọi là hàm. Ta thường gọi là đồ vặn hàm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngậm: Ngậm một ngụm nước; Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. (Ngr) Rưng rưng: Rưng rưng nước mắt;
② Nuốt.【】hàm nộ [hánnù] Nuốt giận, nén giận;
③ Chứa, có, bao gồm: Chứa chất nước; Có chất dinh dưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngậm trong miệng — Chứa đựng. Chẳng hạn Bao hàm — Tích chứa trong lòng.

Từ ghép 13

hám

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vàng bạc châu ngọc vào miệng người chết ( tục lệ xưa ) — Một âm là Hàm xem Hàm.
chǒu ㄔㄡˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

xấu xa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xấu, khó coi (tướng mạo). ◎ Như: "hình mạo đoản xú" hình dạng thấp bé xấu xí.
2. (Tính) Xấu xa, không tốt. ◎ Như: "xú danh" tiếng xấu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ vi thiên hạ tể, bất bình. Kim tận vương cố vương ư xú địa, nhi vương kì quần thần chư tướng thiện địa" , . , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương làm chúa tể thiên hạ, nhưng không công bình. Nay phong cho tất cả các vua cũ làm vương ở những đất xấu, còn cho quần thần, tướng tá của ông ta làm vương ở những nơi đất tốt.
3. (Tính) Nhơ nhuốc, ô uế. ◇ Tư Mã Thiên : "Hạnh mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Đạo cư xử không gì nhơ nhuốc bằng làm nhục tổ tiên, sự nhục nhã không gì nặng hơn bị cung hình.
4. (Động) Ghét. ◇ Tả truyện : "Ố trực xú chánh" (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Ghét ngay ghét phải.
5. (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◇ Sử Kí : "Dĩ tu tiên quân tông miếu xã tắc, quả nhân thậm xú chi" , (Ngụy thế gia ) Để tủi cho tông miếu xã tắc của tổ tiên, quả nhân rất hổ thẹn.
6. (Động) Giống như, cùng loại. ◇ Mạnh Tử : "Kim thiên hạ địa xú đức tề" (Công Tôn Sửu hạ ) Nay trong thiên hạ đất giống nhau, đức ngang nhau.
7. (Danh) Sự xấu xa, việc không vinh dự.
8. (Danh) Người xấu xa, đê tiện.
9. (Danh) Hậu môn, lỗ đít động vật. ◇ Lễ Kí : "Ngư khứ ất, miết khứ xú" , (Nội tắc ) Cá bỏ ruột, ba ba bỏ hậu môn.
10. (Danh) Họ "Xú".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu. Tục dùng làm một tiếng để mắng nhiếc người.
② Xấu hổ. Phàm sự gì bị người ta ghét hay để hổ cho người đều gọi là xú, như xuất xú để xấu, bày cái xấu ra.
③ Xấu xa, như xú tướng hình tướng xấu xa.
④ Giống, như sách Mạnh Tử nói Kim thiên hạ xú đức tề trong thiên hạ bây giờ đức giống như nhau, đức ngang như nhau.
⑤ Tù binh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu, xấu xí, xấu xa, xấu hổ, bẩn thỉu: Tướng mạo xấu; Cô ta trông không xấu;
② (văn) Có thể so sánh, giống: Hiện trong thiên hạ đức giống nhau, đức ngang nhau (Mạnh tử);
③ (văn) Tù binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa ( nói về tính tình ) — Xấu xí ( nói về mặt mũi ) — Hổ thẹn. Xấu hổ — Việc lạ lùng quái dị.

Từ ghép 9

chí, thật, thực
shí ㄕˊ

chí

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới, đến. Dùng như chữ Chí — Một âm khác là Thật.

thật

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, sung túc. ◎ Như: "thân gia ân thật" mình nhà giàu có.
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử : "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" , , (Phiếm luận ) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" tình hình chân xác, "chân tài thật học" có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" chân thành không dối trá, "trung thật" trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" sự tích có thật, "tả thật" mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" đồ bày trong sân nhà, "quân thật" các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử : "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" , (Tiêu dao du ) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" . ◎ Như: "hữu danh vô thật" chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí : "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí : "Thật vô phản tâm" (Lí Tư truyện ) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".

Từ điển Thiều Chửu

① Giàu, đầy ních, như thân gia ân thật mình nhà giàu có.
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại thật còn, thật tình tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật .
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật .
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật , các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng. Sự thực. Cũng đọc Thực — Chân thành, không dối trá. Td: Chân thật — Chắc. Cứng dắn. Không mềm nhão — Trái cây — Hột trái cây. Hột giống — Xem thêm Thực.

Từ ghép 34

thực

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Giàu có, sung túc. ◎ Như: "thân gia ân thật" mình nhà giàu có.
2. (Tính) Đầy, không còn chỗ trống. ◇ Hoài Nam Tử : "Điền dã vu, thương lẫm hư, linh ngữ thật" , , (Phiếm luận ) Đồng ruộng bỏ hoang, kho đụn trống rỗng, nhà tù chật ních.
3. (Tính) Đúng, chân xác. ◎ Như: "thật tình" tình hình chân xác, "chân tài thật học" có tài có học thật sự.
4. (Tính) Chân thành, không hư dối. ◎ Như: "thành thật vô khi" chân thành không dối trá, "trung thật" trung thành chân thật.
5. (Danh) Sự tích, sự việc có thật. ◎ Như: "sự thật" sự tích có thật, "tả thật" mô tả theo đúng sự việc, không tu sức.
6. (Danh) Các phẩm vật. ◎ Như: "đình thật" đồ bày trong sân nhà, "quân thật" các đồ binh khí trong dinh quân.
7. (Danh) Quả, trái cây. ◎ Như: "khai hoa kết thật" nở hoa kết trái. ◇ Trang Tử : "Ngụy vương di ngã đại hồ chi chủng, ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch" , (Tiêu dao du ) Vua Ngụy cho tôi giống bầu lớn, tôi trồng nó thành cây ra quả nặng năm thạch.
8. (Danh) Hột, hạt trái cây. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngã kim thử chúng, vô phục chi diệp, thuần hữu trinh thật. Xá Lợi Phất, như thị tăng thượng mạn nhân, thối diệc giai hĩ" , , , , , 退 (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Bây giờ trong hội chúng này của ta, không còn nhành lá (vụn vặt) nữa, chỉ toàn là những hạt dắn chắc. Xá Lợi Phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậy, lui ra cũng tốt thôi.
9. (Danh) Nội dung (thuật ngữ triết học). § Đối lại với "danh" . ◎ Như: "hữu danh vô thật" chỉ có hình thức bề ngoài nhưng nội dung trống rỗng, "danh thật tương phù" hình thức và nội dung phù hợp.
10. (Động) Làm cho sung mãn, làm cho giàu thêm. ◇ Sử Kí : "Trị bách quan, thân vạn dân, thật phủ khố, tử thục dữ Khởi?" , , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Trị bách quan, thân muôn dân, làm giàu kho đụn, thì ông và Khởi tôi (ai hơn ai kém)?
11. (Phó) Thật là, thật. ◇ Sử Kí : "Thật vô phản tâm" (Lí Tư truyện ) Thật là không có lòng phản.
12. § Cũng đọc là "thực".

Từ điển Thiều Chửu

① Giàu, đầy ních, như thân gia ân thật mình nhà giàu có.
② Thật, cái gì thực có gọi là thật. Như thật tại thật còn, thật tình tình thật, v.v.
③ Chứng thực, như dĩ thật ngô ngôn lấy chứng thực lời ta nói, nghĩa là tỏ rõ được lời mình nói không phải là ngoa. Vì thế nên có cái cớ gì để vin lấy mà nói gọi là khẩu thật .
④ Sự tích, như nêu sự tích thực ra gọi là sự thật .
⑥ Các phẩm vật. Trong sân nhà bầy la liệt các đồ gọi là đình thật , các đồ binh khí trong dinh quân gọi là quân thật .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặc, đầy: Hư thực, không và có, giả và thật; Quả sắt đặc ruột (lõi đặc); Tuổi thật; Giàu có đầy đủ;
② Thực, thật, thật thà, thật là: Thật lòng thật dạ; Lời thực nói thẳng; Thật là tốt; Người thật nói thẳng; Ta thật không đó đức. 【】thực tại [shízài] a. Thật, thật sự, thật là, thật tình: Việc này thật tôi không biết tí gì; b. Trên thực tế, thực ra (thật ra): Nó nói đã hiểu rồi, nhưng thực tế (thật ra) chả hiểu gì cả;
③ (văn) Chứng thực: Để chứng thực lời tôi nói;
④ Sự thật, việc thật;
⑤ Quả, trái: Khai hoa kết quả;
⑥ (văn) Các phẩm vật, đồ đạc bày ra: Đồ đạc bày la liệt trong sân nhà; Binh khí trong dinh quân;
⑦ (văn) Xin, mong (biểu thị sự sai khiến hoặc khuyến cáo): !Mạo muội nói điều nghĩ trong lòng, xin ngài tính cho (Tả truyện: Tuyên công thập nhị niên);
⑧ (văn) Trợ từ, đặt giữa tân ngữ ở trước với động từ ở sau, để đảo tân ngữ ra trước động từ: quỷ thần chẳng phải thân gần với người nào, chỉ dựa theo đức hạnh (mà quyết định thân hay sơ) (Tả truyện: Hi công ngũ niên) (chữ là tân ngữ, đưa ra trước động từ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật. Đúng. Không giả dối — Sự thật. Truyện Trê Cóc : » Thực tôi là phận tảo tần chàng Trê « — Trái cây — Việc xảy ra. Sự tích — Cũng đọc Thật.

Từ ghép 39

tiềm
qián ㄑㄧㄢˊ

tiềm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. giấu kín
2. ở ẩn
3. ngầm, không cho người khác biết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lặn, hoạt động dưới nước. ◎ Như: "tiềm thủy" lặn xuống nước, "điểu phi ngư tiềm" chim bay cá lặn. ◇ Tả truyện : "Việt tử dĩ tam quân tiềm thiệp" (Ai Công thập thất niên ) Người Việt cho ba quân đi dưới nước.
2. (Động) Ẩn giấu. ◎ Như: "tiềm tàng" ẩn giấu, "tiềm phục" ẩn núp. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Nhật tinh ẩn diệu, san nhạc tiềm hình" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Mặt trời ẩn bóng, núi non tàng hình.
3. (Phó) Ngầm, bí mật. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố đại nộ, tiềm nhập Trác ngọa phòng hậu khuy thám" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố giận lắm, lẻn vào sau buồng nằm của (Đổng) Trác để dò xem.
4. (Tính) Kín, ẩn. ◎ Như: "tiềm long" rồng ẩn (chỉ thiên tử chưa lên ngôi, thánh nhân còn ẩn náu). ◇ Tô Thức : "Vũ u hác chi tiềm giao, khấp cô chu chi li phụ" , (Tiền Xích Bích phú ) Làm cho con giao long ở dưới hang tối (cũng phải) múa mênh, làm cho người đàn bà góa trong chiếc thuyền cô quạnh (cũng phải) sụt sùi.
5. (Danh) Sông "Tiềm", đất "Tiềm".

Từ điển Thiều Chửu

① Cất kín, giấu, giấu ở trong nước, ngoài không trông thấy gọi là tiềm, vì thế cái gì dấu kín không lộ gọi là thâm tiềm hay là trầm tiềm , dụng tâm vào tới cõi thâm gọi là tiềm tâm .
② Ở ẩn, khen cái đức hạnh của kẻ ẩn sĩ gọi là tiềm đức .
③ Ngầm, không cho người biết.
④ Tiềm long nói lúc thiên tử chưa lên ngôi.
⑤ Sông Tiềm, đất Tiềm.
⑥ Chỗ cá nương ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngầm: Tàu ngầm, tàu lặn;
② Lặn (xuống nước): Cá lặn chim bay;
③ Ẩn núp, ẩn náu, ở ẩn: Khai thác sức ẩn bên trong (tiềm lực); Đức hạnh của người ở ẩn;
④ (văn) Chỗ cá nương ở;
⑤ [Qián] Sông Tiềm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chìm dưới mặt nước — Ẩn giấu kín đáo.

Từ ghép 18

an ổn

phồn thể

Từ điển phổ thông

yên ổn, yên lành

Từ điển trích dẫn

1. Bình yên ổn định. ◇ Ba Kim : "Thuyền tại thủy diện lưu trước, an ổn nhi tự nhiên, bất tằng kích khởi nhất điểm phong ba" , , (Gia , Thập cửu) Thuyền trên mặt nước trôi đi, bình yên tự nhiên, không hề có một chút sóng gió nào nổi dậy.
2. Khí độ nhàn tĩnh, thường nói về đàn bà con gái.
3. An hảo, an khang, mạnh khỏe. ◇ Tân Đường Thư : "Lộc San cứ sàng viết: Thiên tử an ổn phủ?" 祿: ? (Nghịch thần truyện thượng , An Lộc San 祿) An Lộc San ngồi lên giường hỏi: Nhà vua được khỏe không?
4. Ổn thỏa. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Túc ư dịch thất, khởi bất nhạ nhân bàn vấn? Hoàn đáo tiền thôn, trạch tích tĩnh xứ dân gia đầu túc, phương vi an ổn" 宿, ? , 宿, (Ảo tướng công ) Nghỉ ở nhà trạm, há không tránh khỏi người ta thắc mắc sao? Tốt hơn hãy đến trước làng, chọn nơi vắng vẻ ở nhà dân mà xin ngủ trọ, mới là ổn thỏa.
5. Yên lặng, trầm tĩnh không bị quấy rầy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Na Lâm Đại Ngọc nghiêm nghiêm mật mật khỏa trước nhất phúc hạnh tử hồng lăng bị, an ổn hợp mục nhi thụy" , (Đệ nhị thập nhất hồi) Đại Ngọc thì đắp kín người một cái chăn lụa đỏ hình hoa hạnh, yên lặng nhắm mắt ngủ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên và vững, không có chuyện gì xảy ra, không lo sợ gì.
hiếu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lòng biết ơn cha mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cúng bái, tế tự. ◇ Luận Ngữ : "Tử viết: Vũ, ngô vô gián nhiên hĩ. Phỉ ẩm thực nhi trí hiếu hồ quỷ thần, ác y phục nhi trí mĩ hồ phất miện, ti cung thất nhi tận lực hồ câu hức" : , . , , (Thái Bá ) Khổng Tử nói: Ta chẳng chê vua Vũ vào đâu được cả. Ông ăn uống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì rất trọng hậu; ăn mặc xấu xí mà khi cúng tế thì lễ phục rất đẹp; cung thất nhỏ hẹp mà tận lực sửa sang ngòi lạch (vua Vũ có công trị thủy).
2. (Động) Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
3. (Động) Chỉ cư tang.
4. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◇ Thi Kinh : "Mĩ hữu bất hiếu, Tự cầu y hỗ" , (Lỗ tụng , Phán thủy ) (Người trong nước) không ai mà không bắt chước theo, Để tự cầu được phúc lành.
5. (Tính) Hiếu thảo. ◎ Như: "hiếu tử" con thảo, người con có hiếu.
6. (Danh) Đạo lí phụng thờ cha mẹ. ◇ Hiếu Kinh : "Phù hiếu, đức chi bổn dã" , (Khai tông minh nghĩa chương ) Đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức.
7. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc già cả thiện đức.
8. (Danh) Lễ nghi cư tang. ◎ Như: "thủ hiếu" giữ lễ nghi trong thời hạn cư tang cha mẹ hoặc người rất thân (ngưng giao tế, không vui chơi để tỏ lòng thương xót).
9. (Danh) Chỉ người cư tang.
10. (Danh) Tang phục. ◎ Như: "xuyên hiếu" 穿 mặc đồ tang, "thoát hiếu" trút đồ tang (đoạn tang). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kháp hựu mang trước thoát hiếu, gia trung vô nhân, hựu khiếu liễu Giả Vân lai chiếu ứng đại phu" , , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Lại vừa gặp lúc đoạn tang bận rộn, trong nhà không có người, đành phải gọi Giả Vân đến để tiếp thầy thuốc.
11. (Danh) Họ "Hiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Thảo, con thờ cha mẹ hết lòng gọi là hiếu.
② Tục gọi đồ tang phục là hiếu. Như xuyên hiếu 穿 mặc đồ tang, thoát hiếu trút đồ tang (đoạn tang), v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếu thảo: Tận hiếu;
② Để tang, để trở: Chịu tang, để tang;
③ Đồ tang, tang phục: 穿 Mặc tang phục; Trút đồ tang, đoạn tang, xả tang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết lòng với cha mẹ — Nối được chí ông cha — Tang cha mẹ — Tên người, tức Nguyễn Khắc Hiếu, sinh 1889, mất 1939, hiệu là Tản Đà, người xã Khê thượng huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây, dòng dõi khoa bảng, có dự kì thi Hương năm 1912 nhưng không đậu, sau quay ra viết văn, làm thơ và làm báo. Ông từng làm chủ bút tờ Hữu thanh tạp chí 1921. Tác phẩm quốc ngữ có Khối tình con, Tản Đà vận văn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thần tiên, Thề non nước, Trần ai tri kỉ, Lên sáu, Lên tám, Đài gương, Quốc sử huấn mông. Văn dịch từ chữ Hán có Đại học, Đàn bà Tầu, Liêu trai chí dị….

Từ ghép 19

vạn
wàn ㄨㄢˋ

vạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

vạn, mười nghìn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Số mục: muôn, mười nghìn là một "vạn" .
2. (Danh) Tên điệu múa.
3. (Danh) Họ "Vạn".
4. (Tính) Nhiều lắm. ◎ Như: "vạn nan" khó quá lắm, "vạn năng" nhiều tài lắm.
5. (Phó) Vô cùng, tuyệt đối, hết sức, nhất định. ◎ Như: "vạn vạn bất khả" không nên lắm lắm, thật là không thể. ◇ Hàn Dũ : "Vô từ dĩ bạch kì đại nhân, thả vạn vô mẫu tử câu vãng lí" , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Không biết thưa với mẹ ra sao, mà mẹ con cùng đi thì tuyệt nhiên không được.

Từ điển Thiều Chửu

① Muôn, mười nghìn là một vạn.
② Lời nói quá lắm. Như vạn nan , khó quá lắm, vạn vạn bất khả không nên lắm lắm, thật là không thể.
③ Nói ví dụ về số nhiều. Như vạn năng nhiều tài lắm.
④ Tên điệu múa.
⑤ Họ Vạn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vạn, muôn, mười ngàn: Muôn hồng nghìn tía;
② Nhiều lắm: Thiên binh vạn mã; Vạn sự khởi đầu nan, mọi việc khởi đầu đều khó khăn;
③ Vô cùng, rất, tuyệt đối, quá lắm, hết sức: Hết sức khó khăn; Tuyệt đối không thể (không nên); Tuyệt đối không được làm;
④ [Wàn] (Họ) Vạn. Xem [mò] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Số mươi ngàn — Nhiều lắm. Giàu có lắm. Thơ Trần Tế Xương: » Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu « — To lớn.

Từ ghép 40

lương
liáng ㄌㄧㄤˊ

lương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nước Lương
2. đời nhà Lương của Trung Quốc
3. cầu
4. xà nhà

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cầu. ◎ Như: "ngư lương" chỗ đắp bờ để dơm cá. ◇ Đỗ Phủ : "Hà lương hạnh vị sách, Chi sanh thanh tất tốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Cầu sông may chưa gãy, Cành chống tiếng kẽo kẹt.
2. (Danh) Xà nhà. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương" 滿 (Mộng Lí Bạch ) Trăng xuống chiếu khắp xà nhà.
3. (Danh) Chỗ gồ lên của một vật: sống, đỉnh, ... ◎ Như: "tị lương" sống mũi, "tích lương" xương sống.
4. (Danh) Nhà "Lương". "Lương Vũ Đế" được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Lương" (502-507). "Lương Thái Tổ" được nhà Đường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà "Hậu Lương" (907-923).
5. (Danh) Đất cổ, ấp của nhà Chu thời Xuân Thu, nay thuộc Hà Nam.
6. (Danh) Nước "Lương".
7. (Danh) Châu "Lương", một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.
8. (Danh) Họ "Lương".
9. (Danh) § Thông "lương" . ◇ Tố Vấn : "Phì quý nhân tắc cao lương chi tật dã" (Thông bình hư thật luận ) Béo mập là bệnh của người phú quý (lắm) thức ăn ngon.
10. (Tính) Tin thực, thành tín. § Thông "lượng"
11. (Động) § Thông "lược" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật gì gọi là tân lương nghĩa là như cái cầu mọi người đều phải nhờ đó mà qua vậy. Chỗ đắp bờ để đơm cá gọi là ngư lương .
② Cái xà nhà.
③ Chỗ gồ ghề của một vật gì cũng gọi là lương, như tị lương sống mũi, tích lương xương sống, đồ gì có chuôi để cầm xách cho tiện đều gọi là lương cả.
④ Lục lương chạy tán loạn, nay gọi giặc cỏ là tiểu xú khiêu lương .
⑤ Cường lương quật cường, hùng hổ.
⑥ Nhà Lương. Lương Vũ Ðế được nhà Tề trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Lương (502-507). Lương Thái Tổ được nhà Ðường trao ngôi cho làm vua gọi là nhà Hậu Lương (907-923).
⑦ Nước Lương.
⑧ Châu Lương, một châu trong chín châu của nước Tàu ngày xưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (ktrúc) Xà, rầm: Xà nhà; Xà đòn dông; Xà nhì; 殿 Điện không xà;
② Cầu: Cầu, nhịp cầu;
③ Sống, đỉnh: Sống mũi; Đỉnh núi;
④ [Liáng] Nhà Lương (thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, năm 502-557);
⑤ [Liáng] (Họ) Lương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cầu bắc ngang sông. Cũng gọi là Hà lương. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Hà lương chia rẽ đường nầy, bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi « — Cái rường nhà, sà nhà — Tên một trong chín châu thời cổ Trung Hoa, tức Lương châu, đất cũ nay thuộc tỉnh Thiểm Tây — Họ người, Hoa Tiên có câu: » Cõi Tô châu giải Ngô giang, khí thiêng đúc lại họ Lương một nhà «. » Băn khoăn đến trước đình Ba, Lương không yến đỗ, song tà nhện trăng « ( Hoa Tiên ).

Từ ghép 8

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.