oan
yuān ㄩㄢ

oan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

oan uổng, oan khuất

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chịu ủy khuất. ◇ Đỗ Phủ : "Ưng cộng oan hồn ngữ, Đầu thi tặng Mịch La" , (Thiên mạt hoài Lí Bạch ) Chắc cùng hồn oan (của Khuất Nguyên ) đang nói chuyện, Ném thơ xuống tặng ở sông Mịch La.
2. (Tính) Thù hận. ◎ Như: "oan gia" kẻ cừu thù.
3. (Tính) Mắc lừa, uổng, toi. ◎ Như: "hoa oan tiền" uổng toi tiền, "hoa chân tiền, mãi giả hóa, thái oan liễu" , , tiền thật, mua hàng giả, thật uổng phí.
4. (Danh) Sự ủy khuất, việc oan khuất. ◎ Như: "thân oan" bày tỏ nỗi oan khuất, "tuyết oan" tẩy sạch oan khuất.
5. (Danh) Sự thù hận, cừu thù. ◇ Hàn Dũ : "Vãng giả bất khả hối, Cô hồn bão thâm oan" , (Tạ tự nhiên ) Qua rồi không hối được, Cô hồn ôm hận sâu.
6. (Động) Lừa dối, bịp. ◎ Như: "biệt oan nhân" đừng có lừa gạt người ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Oan khuất.
② Oan thù, như oan gia kẻ cừu thù.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Oan, oan khuất, oan ức, oan uổng: Giải oan; Kêu oan; Minh oan;
② Oán thù, căm hờn: Oan gia; Oán thù;
③ Toi, uổng, oan uổng: Chạy công cốc một chuyến, thật toi công; Tiêu tiền oan uổng;
④ (đph) Lừa dối: Anh đừng lừa dối người ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cong vạy, không thẳng — Điều mờ ám, không đúng, gây khổ cho người. Đoạn trường tân thanh có câu: » Cơ trời dâu bể đa đoan, một nhà để chị riêng oan một mình « — Giận ghét. Thù giận. Dùng như chữ Oán .

Từ ghép 28

tháp, đáp
dā ㄉㄚ, tà ㄊㄚˋ

tháp

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rờ mó — Dùng giấy mực mà phóng chữ ở bia đá.

đáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phụ vào
2. treo lên
3. để lẫn lộn
4. áo ngắn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngồi (xe, thuyền, máy bay, ...), đáp đi. ◎ Như: "đáp xa" ngồi xe, "đáp thuyền" theo thuyền mà đi.
2. (Động) Dựng, gác, bắc. ◎ Như: "đáp kiều" bắc cầu, "đáp trướng bằng" dựng rạp.
3. (Động) Khoác, vắt, treo. ◇ Lâm Bô : "Bộ xuyên tăng kính xuất, Kiên đáp đạo y quy" 穿, (Hồ san tiểu ẩn ) Bước chân xuyên qua lối sư ra, Vai khoác áo đạo về.
4. (Động) Đắp lên, che lại. ◎ Như: "tha thân thượng đáp trứ nhất điều mao thảm" trên mình đắp một tấm chăn chiên.
5. (Động) Nối liền, liên tiếp. ◎ Như: "lưỡng điều điện tuyến dĩ đáp thượng liễu" hai sợi dây điện nối liền với nhau. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tài yếu đáp ngôn, dã sấn thế nhi thủ cá tiếu" , (Đệ tam thập hồi) Muốn tiếp lời, châm vào cho buồn cười.
6. (Động) Móc, dẫn, lôi kéo. ◎ Như: "câu đáp" dẫn dụ. ◇ Thủy hử truyện : "Khô thảo lí thư xuất lưỡng bả nạo câu, chánh bả Thời Thiên nhất nạo câu đáp trụ" , (Đệ tứ thập lục hồi) Trong đám cỏ khô, hai cái câu liêm tung ra móc lấy Thời Thiên lôi đi.
7. (Động) Tham dự, gia nhập. ◎ Như: "đáp hỏa" nhập bọn.
8. (Động) Trộn lẫn, phối hợp. ◎ Như: "lưỡng chủng dược đáp trước phục dụng" hai thứ thuốc trộn với nhau mà uống.
9. (Động) Đè xuống, ấn. ◇ Thanh bình san đường thoại bổn : "Lưỡng biên đáp liễu thủ ấn" (Khoái chủy Lí Thúy Liên kí ) Hai bên (tờ thư) đè tay xuống in dấu tay.
10. (Danh) Áo ngắn. ◇ Liêu trai chí dị : "Duy nhất lão tăng quải đáp kì trung" (Họa bích ) Chỉ có một ông sư già khoác áo ngắn ở trong đó.
11. (Danh) Họ "Đáp".
12. § Thông "tháp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phụ vào, đáp đi, như đáp xa đạp xe đi, đáp thuyền đáp thuyền đi, v.v.
② Treo lên, vắt lên.
③ Ðể lẫn lộn.
④ Cái áo ngắn.
⑤ Cùng nghĩa với chữ tháp .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bắc, dựng, làm: Bắc cầu; Bắc giàn, dựng rạp, làm lều; Chim làm tổ trên cây;
② Khiêng, khênh, nhấc, nhắc: Khiêng cáng, cáng thương; Nhấc cái bàn lên;
③ Vắt, treo lên, đắp lên, phủ, khoác: 竿 Vắt quần áo lên sào phơi; Trên mình đắp (khoác) một tấm chăn chiên;
④ Thêm, góp thêm, nhập lại, ăn khớp: Thêm cả món tiền này cũng không đủ; Hai sợi dây điện đã nhập một; Câu trước không ăn khớp với câu sau;
⑤ Đáp, đi, ngồi: Đáp máy bay; Đi xe ca, đi xe đò; Tàu (thuyền) chở hàng không chở hành khách;
⑥ Để lẫn lộn, trộn lẫn, kèm theo: Trộn (lẫn) thức ăn tinh với thức ăn thô cho gia súc ăn;
⑦ (văn) Như .

Từ ghép 5

sở
suǒ ㄙㄨㄛˇ

sở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nơi, chỗ
2. viện, sở, đồn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nơi, chốn. ◎ Như: "trú sở" chỗ ở, "hà sở" chỗ nào?
2. (Danh) Vị trí thích hợp. ◇ Dịch Kinh : "Các đắc kì sở" (Hệ từ hạ ) Đâu vào đó.
3. (Danh) Đối tượng của "lục căn" sáu căn (thuật ngữ Phật giáo) gồm: "nhãn" mắt, "nhĩ" tai, "tị" mũi, "thiệt" lưỡi, "thân" thân, "ý" ý. § Nhà Phật cho phần "căn" là "năng" , phần "trần" là "sở" . ◎ Như: mắt trông thấy sắc, thì mắt là "năng", mà sắc là "sở".
4. (Danh) Lượng từ, đơn vị về phòng ốc. ◎ Như: "nhất sở phòng tử" một ngôi nhà, "tam sở học hiệu" ba trường học.
5. (Danh) Cơ quan, cơ cấu. ◎ Như: "khu công sở" khu sở công, "nghiên cứu sở" viện nghiên cứu.
6. (Danh) Họ "Sở".
7. (Đại) Đó, như thế. § Đại từ chỉ thị, tương đương với "thử" , "giá" . ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tề vong địa nhi vương gia thiện, sở phi kiêm ái chi tâm dã" , (Thẩm ứng lãm , Thẩm ứng) Nước Tề mất đất mà nhà vua tăng thêm bữa ăn, như thế chẳng phải là có lòng kiêm ái vậy.
8. (Đại) Biểu thị nghi vấn. § Dùng như "hà" , "thập ma" . ◇ Quốc ngữ : "Tào Quế vấn sở dĩ chiến ư Trang Công" (Lỗ ngữ thượng ) Tào Quế hỏi Trang Công trận chiến nào.
9. (Trợ) Kết hợp với động từ thành danh từ: cái mà, điều mà. ◎ Như: "sở hữu" cái mình có. ◇ Luận Ngữ : "Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" , (Nhan Uyên ) Cái gì mình không muốn, thì đừng làm cho người.
10. (Trợ) Kết hợp với động từ "vi" hoặc "bị" , biểu thị ý thụ động. ◎ Như: "tha đích tác phẩm vi nhất bàn thanh niên nhân sở hỉ ái" tác phẩm của ông là một thứ được thanh niên yêu chuộng.
11. (Trợ) Độ chừng. ◇ Sử Kí : "Lương thù đại kinh, tùy mục chi. Phụ khứ lí sở, phức hoàn" , . , (Quyển ngũ thập ngũ, Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương hết sức kinh ngạc, nhìn theo. Ông lão đi chừng một dặm thì quay trở lại.
12. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Thi Kinh : "Trung cấu chi ngôn, Bất khả đạo dã, Sở khả đạo dã, Ngôn chi xú dã" , , , (Dung phong , Tường hữu tì ) Lời (dâm dật) trong cung kín, Không thể nói ra được, Nếu như mà nói ra được, Thì xấu xa nhơ nhuốc cho lời nói.
13. (Phó) Tương đương với "thượng" , "hoàn" . ◇ Nhạc phủ thi tập : "Giang Lăng khứ Dương Châu, Tam thiên tam bách lí. Dĩ hành nhất thiên tam, Sở hữu nhị thiên tại" , . , (Áo nông ca ) Giang Lăng đến Dương Châu, Ba ngàn ba trăm dặm. Đã đi một ngàn ba, Còn lại hai ngàn dặm.

Từ điển Thiều Chửu

① Xứ sở, như công sở sở công, hà sở chỗ nào? v.v. Tính gộp hết thẩy các cái của mình có gọi là sở hữu .
② Một khu nhà gọi là nhất sở .
③ Thửa, dùng làm lời nói đệm, như ái kì sở thân yêu thửa người thân mình.
④ Lời nói chưa định, như phụ khứ lí sở phục hoàn cha đi hơn dặm lại về.
⑤ Nếu, nghĩa như chữ giả .
⑥ Nơi, chốn, nhà Phật cho phần căn là năng, phần trần là sở, như mắt trông thấy sắc, thì mắt là năng, mà sắc là sở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi chốn. Td: Xứ sở — Tiếng đại danh từ, chỉ về người làm chủ sự gì, vật gì. Cái mà. Người.

Từ ghép 47

thường
cháng ㄔㄤˊ

thường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thông thường, bình thường

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đạo lí, quan hệ luân lí. ◎ Như: "ngũ thường" gồm có: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" nghĩa là năm đạo của người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được.
2. (Danh) Họ "Thường".
3. (Tính) Lâu dài, không đổi. ◎ Như: "tri túc thường lạc" biết đủ thì lòng vui lâu mãi, "vô thường" không còn mãi, thay đổi. ◇ Tây du kí 西: "Nhất cá cá yểm diện bi đề, câu dĩ vô thường vi lự" , (Đệ nhất hồi) Thảy đều bưng mặt kêu thương, đều lo sợ cho chuyện vô thường.
4. (Tính) Phổ thông, bình phàm. ◎ Như: "thường nhân" người thường, "bình thường" bình phàm, "tầm thường" thông thường. ◇ Lưu Vũ Tích : "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia" , (Ô Y hạng ) Chim én nơi lâu đài họ Vương, họ Tạ ngày trước, Nay bay vào nhà dân thường.
5. (Tính) Có định kì, theo quy luật. ◎ Như: "thường kì" định kì, "thường hội" hội họp thường lệ,
6. (Phó) Luôn, hay. ◎ Như: "thường thường" luôn luôn, "thường lai" đến luôn, hay đến, "thường xuyên" luôn mãi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thường (lâu mãi).
② Ðạo thường, như nhân nghĩa lễ trí tín gọi là ngũ thường nghĩa là năm ấy là năm đạo thường của người lúc nào cũng phải có không thể thiếu được.
③ Bình thường, như thường nhân người thường, bình thường , tầm thường , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Luôn, hay, thường, vốn: Đến luôn, thường đến; Không hay nói; Anh ấy làm việc tích cực, thường được biểu dương; Ngựa thiên lí thường có, nhưng Bá Nhạc không thường có (Hàn Dũ: Tạp thuyết); Cho nên quan không luôn quý, mà dân không mãi hèn (Mặc tử: Thượng hiền thượng); Thánh nhân vốn thận trọng về chỗ nhỏ nhặt của bản thân mình (Tiềm phu luận: Thận vi). 【】 thường thường [chángcháng] Thường, thường hay, luôn luôn: Ông Nguyễn làm việc có thành tích, thường hay được khen thưởng; Bệnh này, người ở Giang Nam thường hay mắc phải (Hàn Dũ: Tế Thập Nhị lang văn);
② (văn) Từng, đã từng (dùng như , bộ ): Và khắc vào đó rằng: Chủ Phụ từng đi chơi qua chỗ này (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng); Vua Cao tổ từng đi lao dịch ở Hàm Dương (Hán thư: Cao đế kỉ);
③ Thông thường, bình thường: Ngày thường; Việc thường;
④ Đạo thường: Năm đạo thường (gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín);
⑤ Mãi mãi, lâu dài: Cây xanh tốt quanh năm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Luôn luôn có. Truyện Hoa Tiên : » Sử kinh lại gắng việc thường « — Không khác lạ ( vì có luôn ). Cung oán ngâm khúc : » Vẻ chi ăn uống sự thường « — Ta còn hiểu là thấp kém. Đoạn trường tân thanh : » Thân này còn dám coi ai làm thường « — Không biến đổi. Td: Luân thường.

Từ ghép 44

Từ điển trích dẫn

1. Khoa thi đặc biệt, thời khoa cử (đời Minh, Thanh), triều đình mở ra như ban đặc ân nhân dịp khánh điển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kì thi mở làm ơn, tức kì thi bất thường, được tổ chức ngoài kì hạn thường lệ, để đánh dấu việc vui mừng nào của quốc gia, triều đình hoặc hoàng tộc.

Từ điển trích dẫn

1. "Bức" là rộng hẹp, "viên" là chu vi. "Bức viên" chỉ bờ cõi, cương vực. ◇ Hầu Phương Vực : "Ngã quốc gia chi phúc viên, thập đại ư bỉ" , (Nam tỉnh thí sách tứ ).
2. Phiếm chỉ phạm vi. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Đàm phúc viên giảm bách xích, thanh thâm đa du ngư" , (Thạch Cừ kí ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bề rộng và chiều dài xung quanh. Chỉ bờ cõi.

phương diện

phồn thể

Từ điển phổ thông

phương diện, khía cạnh

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa chỉ chức chính yếu trong quân ở một địa phương hoặc trưởng quan ở đó. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Ngã cư phương diện vinh vi cụ, Quân hướng đài đoan trực thả ôn" , (Y vận đáp Hàn thị ngự ).
2. Phương hướng, phương vị. ◇ Đông Quan Hán kí : "Manh bị trưng thượng đạo, mê bất tri đông tây, vân... "Phương diện bất tri, an năng tế chánh!" Tức giá nhi quy" , 西, ... ", !" (Phùng Manh truyện ).
3. Bốn phương, bốn mặt. ◇ Văn tuyển : "Khu vũ nghệ an, phương diện tĩnh tức" , (Lục thùy , Thạch khuyết minh ).
4. Mặt vuông vức. ◎ Như: "phương diện phong di" .
5. Về mặt, về phía (đối với người hoặc sự vật). ◎ Như: "tại âm nhạc thượng, tha đối thanh nhạc phương diện đặc biệt thiện trường" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bề mặt hình vuông — Cái hướng nhìn, cái khía cạnh của sự việc. » Nghĩ mình phương diện quốc gia « ( Kiều ).

độc lập

phồn thể

Từ điển phổ thông

độc lập, có chủ quyền

Từ điển trích dẫn

1. Đứng một mình. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "(Vương Sinh) kiến nhất nữ tử sinh đắc thập phần mĩ mạo, độc lập tại môn nội, bồi hồi ngưng vọng" (), , (Quyển thập nhị).
2. Cô lập, lẻ loi không có nơi nương tựa. ◇ Quản Tử : "Nhân chủ cô đặc nhi độc lập, nhân thần quần đảng nhi thành bằng" , (Minh pháp giải ).
3. Không giống như số đông người, siêu quần, siêu phàm bạt tục. ◇ Hoài Nam Tử : "Siêu nhiên độc lập, trác nhiên li thế" , (Tu vụ ).
4. Tự lập, không nương nhờ vào cái khác. ◇ Đạo Đức Kinh : "Hữu vật hỗn thành, Tiên thiên địa sanh. Tiêu hề liêu hề, Độc lập nhi bất cải, Khả dĩ vi thiên địa mẫu" , . , , (Chương 25) Có vật hỗn độn mà thành, Sinh trước Trời Đất. Yên lặng, trống không, Đứng riêng mà không đổi, Có thể là Mẹ thiên hạ.
5. Tự chủ, không chịu bên ngoài thống trị chi phối (nói về một quốc gia, dân tộc hoặc chính quyền). ◎ Như: "nhất thiết thụ áp bách đích dân tộc đô yếu độc lập" . ◇ Tuân Tử : "Phù uy cường vị túc dĩ đãi lân địch dã, danh thanh vị túc dĩ huyện thiên hạ dã, tắc thị quốc vị năng độc lập dã" , , (Vương chế ).
6. Chim một chân (theo truyền thuyết cổ). ◇ Thái bình ngự lãm : "Điểu nhất túc danh độc lập" (Quyển tứ tam tam dẫn "Hà đồ" ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng vững một mình, không nhờ vả ai.
túy
suì ㄙㄨㄟˋ

túy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhìn sáng suốt

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ánh mắt trong sáng.
2. (Tính) Tươi nhuận, tươi sáng. ◇ Nguyên Chẩn : "Thường phục túy dong, bất gia tân sức" , (Oanh Oanh truyện ) Quần áo ngày thường tươi nhuận, không trang điểm gì thêm.
3. (Tính) Thuần nhất. § Thông "túy" . ◇ Lí Đức Dụ : "Chí ư thiên quang túy thanh" (Đường Vũ Tông hoàng đế chân dong tán ) Tới tận ánh sáng trời xanh tuyền một màu.
4. (Động) Nhìn. ◇ Kì Tuấn Giai 駿: "Tam nguyệt tức năng tẩu, túy nhi năng ngôn" , (Độn ông tùy bút ) (Tuổi lên) ba tháng liền biết đi, nhìn mà biết nói.
5. (Động) Họp, tụ tập. § Thông "tụy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhìn một cách đứng đắn sáng suốt.
② Mỡ đẹp, nhuần nhã.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhìn;
② (Bề ngoài hoặc vẻ mặt) sáng ngời;
③ Thuần một màu;
④ Mắt sáng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn thẳng. Nhìn chòng chọc — Thuần nhất.

tiết lộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiết lộ, lộ ra, nói ra

Từ điển trích dẫn

1. Đem tin tức hoặc bí mật cho người ngoài cuộc biết. ◇ Lão Xá : "Tha bất phạ bệnh, nhi phạ bệnh trung tiết lộ liễu tâm lí đích bí mật" , (Li hôn , Đệ thập nhất).
2. Bộc lộ, hiển lộ, ló ra. ◇ Bắc sử : "Ngô một hậu, liệm dĩ thì phục, tế vô lao hí, quan túc chu thi, ế bất tiết lộ nhi dĩ" , , , , (Thôi Quýnh truyện ) Ta không có con cháu nối dõi, lúc liệm xác dùng quần áo thông thường, cúng tế không phải có thịt gia súc, áo quan đủ che khắp thi thể, chôn khỏi ló ra ngoài là được rồi.
3. (Vô ý) để cho thấy, lưu lộ. ◇ Ba Kim : "Tha mẫu thân cảm khái tự địa thuyết, nhãn quang tùy trước nữ nhi di đáo quỹ thai, thanh âm lí tiết lộ xuất mẫu thân đích từ ái" , , (Hoàn hồn thảo ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.