giáp
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỏ cứng của động vật
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can ).
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" , "nhị giáp" , "tam giáp" để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" . Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" , chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" , (2) "Bảng nhãn" , (3) "Thám hoa" .
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" , , (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" móng tay, "cước chỉ giáp" móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" hay "miết" .
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi : "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" : (Hoàn hồn chí ) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" hạng nhất, "giáp cấp" bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" giầu nhất một làng.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Giáp, một can đầu trong mười can. Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là giáp, như phú giáp nhất hương giầu nhất một làng.
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp , nhị giáp , tam giáp để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng . Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên , (2) Bảng nhãn , Thám hoa gọi là đỉnh giáp .
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp mai rùa.
⑥ Bảo giáp kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Can Giáp (can thứ nhất trong 10 thiên can, tương đương với ngôi thứ nhất hoặc "A");
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: Mai rùa;
④ Móng: Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như , bộ );
⑪ (văn) Thân gần (dùng như , bộ ): Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn Quy giáp ( mu rùa ) — Cái vỏ ngoài của thực vật khi mới sinh — Loại áo của binh sĩ mặc khi ra trận — Vị thứ nhất trong Thập can — Chỉ thứ nhất, hạng nhất.

Từ ghép 22

bản, bổn
běn ㄅㄣˇ

bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chất benzen (công thức hóa học: C6H6)

Từ điển Trần Văn Chánh

(hóa) Benden (Benzene, chất hóa hợp hữu cơ, công thức C6H6): Tôlu en; Êtibenden.

Từ ghép 2

bổn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hợp chất hóa học (Benzene, C6H6).

Từ ghép 1

giáp bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chất toluen (hóa học)

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biển xanh — Tên đất thuộc Mông Cổ, giáp tỉnh Cam Túc. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Mai Hồ vào Thanh Hải nhòm qua «.
khoa
kē ㄎㄜ, kè ㄎㄜˋ

khoa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoa, bộ môn
2. xử tội, kết án
3. khoa cử, khoa thi
4. để đầu trần
5. phần trong một vở tuồng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thứ bực, đẳng cấp. ◇ Luận Ngữ : "Xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã" , , (Bát dật ) Bắn (cốt trúng), không phải là cho lủng da, vì sức người không cùng bực (nghĩa là không phải đọ sức), đạo xưa như vậy.
2. (Danh) Ngành, môn, hạng mục, loại biệt. ◎ Như: "văn khoa" khoa học văn chương, "lí khoa" khoa học triết lí.
3. (Danh) Đơn vị, ban, cục (nói về tổ chức nội bộ của một cơ quan). ◎ Như: "văn thư khoa" cục văn thư, "nhân sự khoa" ban trách nhiệm về nhân sự.
4. (Danh) Phân loại trong sinh vật học. ◎ Như: "miêu khoa" họ mèo, "tang khoa" họ dâu, "hòa bổn khoa" họ hòa bổn.
5. (Danh) Pháp luật, điều mục. ◎ Như: "tác gian phạm khoa" điều mục luật pháp về tội phạm gian.
6. (Danh) Lượng từ: đơn vị thực vật. § Thông "khỏa" . ◇ Trần Dữ Nghĩa : "Thái phố dĩ thiêm tam vạn khoa" (Thu vũ ) Vườn rau đã thêm ba vạn gốc.
7. (Danh) Cái hố. ◇ Mạnh Tử : "Doanh khoa nhi hậu tiến" (Li Lâu hạ ) Đầy cái hố rồi sau chảy đi.
8. (Danh) Thi cử đời xưa chia ra từng "khoa" mà tuyển chọn, ai được trúng cách gọi là "đăng khoa" (đỗ). Có khi cùng một khoa mục mà chia ra thứ bực khác nhau nữa. ◎ Như: đỗ tiến sĩ gọi là "giáp khoa" , đỗ cử nhân gọi là "ất khoa" .
9. (Danh) Kì thi, khoa thi.
10. (Danh) Trong các bản tuồng chia ra từng tấn gọi là "khoa bạch" , "khoa" là chỉ về phần cử động, "bạch" là chỉ về phần nói năng. ◇ Tây sương kí 西: "[Hồng thượng vân] Tả tả, ngã quá khứ, nhĩ tại giá lí. [Hồng xao môn khoa]" [], , . [] (Đệ tứ bổn , Đệ nhất chiết) [Con Hồng nói] Thưa cô, con vào trước, cô hãy đứng đây. [Con Hồng gõ cửa (khoa )].
11. (Động) Xử đoán, xử phạt, buộc tội. ◎ Như: "khoa tội" buộc tội, theo luật định tội.
12. (Động) Cất mũ để đầu trần gọi là "khoa đầu" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trình độ, phẩm cách, trong tràng học chia các khoa như văn khoa khoa học văn chương, lí khoa khoa học triết lí, v.v.
② Thứ bực, như xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã (Luận ngữ ) bắn, chủ đích không phải là cho lủng da, vì sức người chẳng cùng bực, phép xưa là như vậy.
③ Hố, như doanh khoa nhi hậu tiến đầy hố mà sau chảy đi.
④ Ðoán, buộc. Như khoa tội sử đoán vào tội, buộc tội, theo luật định tội.
⑤ Khoa học, phàm một học thuật nào có dòng phái có thể thống mà khả dĩ đứng một mình được đều gọi là khoa học .
⑥ Khoa đệ đời xưa chia ra từng khoa mà kén người, ai được trúng cách gọi là đăng khoa (đỗ). Có khi cùng một khoa mục mà chia ra thứ bực khác nhau nữa, như đỗ tiến sĩ gọi là giáp khoa , đỗ cử nhân gọi là ất khoa . Lại một nghĩa nữa là khoa thi, như khoa giáp tí, khoa bính ngọ, v.v.
⑦ Cây cỏ có một thân cũng gọi là nhất khoa .
⑧ Cất mũ để đầu trần gọi là khoa đầu .
⑨ Trong các bản tuồng chia ra từng tấn gọi là khoa bạch , khoa là chỉ về phần cử động, bạch là chỉ về phần nói năng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khoa, họ, giống, phòng (trong cơ quan): Khoa văn; Khoa mắt; Phòng tài vụ; Họ cá chép; Họ hòa bản;
② (văn) Xử tội, kết án, buộc: Kết án tù; Buộc tội;
③ (văn) Khoa cử, khoa thi;
④ (văn) Để đầu trần: Để đầu trần;
⑤ (văn) Phần trong bản tuồng: Phần cử động và nói năng trong bản tuồng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Môn, nghành. Td: Văn khoa, Luật khoa — Kì thi để chọn người tài. Td: Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy ( thơ Trần Tế Xương ) — Gốc cây rỗng ruột — Để trống. Xem Khoa đầu — Cử chỉ điệu bộ của đào kép khi diễn tuồng.

Từ ghép 53

kim
jīn ㄐㄧㄣ, jìn ㄐㄧㄣˋ

kim

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vàng, tiền
2. sao Kim
3. nước Kim

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kim loại. ◎ Như: vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, ngày xưa gọi là "ngũ kim" năm loài kim.
2. (Danh) Vàng. § Tục gọi là "hoàng kim" .
3. (Danh) Tiền. ◎ Như: "hiện kim" tiền mặt.
4. (Danh) Tiếng "kim", một thứ tiếng trong bát âm. ◎ Như: tiếng cái kiểng, cái thanh la gọi là tiếng kim. Ngày xưa thu quân thì khoa chiêng, nên gọi là "minh kim thu quân" .
5. (Danh) Đồ binh, vũ khí như đao, kiếm, giáo, mác, v.v. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tào Tháo lan trụ, đại tát nhất trận, trảm thủ vạn dư cấp, đoạt đắc kì phan, kim cổ mã thất cực đa" , , , , (Đệ nhất hồi ) Tào Tháo đón đánh một trận kịch liệt, chém giết hơn một vạn người, cướp được cờ, trống, ngựa, khí giới rất nhiều.
6. (Danh) Nhà "Kim" (1115-1234), một giống rợ diệt nhà "Bắc Tống" , lấy được vùng Đông tam tỉnh Mông Cổ và phía bắc nước Tàu, truyền mười đời vua, nối đời 120 năm, sau bị nhà "Nguyên" lấy mất.
7. (Danh) Một trong "ngũ hành" . § Cổ nhân thường lấy âm dương ngũ hành giải thích biến hóa của các mùa, mùa thu trong ngũ hành thuộc Kim, nên gọi gió thu là "kim phong" .
8. (Danh) Sao "Kim", nói tắt của "Kim tinh" , một trong tám hành tinh lớn.
9. (Danh) Họ "Kim".
10. (Tính) Có màu vàng. ◎ Như: "kim ngư" cá vàng. ◇ Tiết Đào : "Kim cúc hàn hoa mãn viện hương" 滿 (Cửu nhật ngộ vũ ) Cúc vàng hoa lạnh thơm khắp sân.
11. (Tính) Bền, vững, kiên cố. ◎ Như: "kim thành" thành bền vững như vàng.
12. (Tính) Quý trọng, trân quý. ◎ Như: "kim khẩu" miệng vàng, "kim ngôn" lời vàng, lời của các bậc thánh hiền nói. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nãi nãi dã yếu bảo trọng kim thể tài thị" (Đệ thập ngũ hồi) Mợ cũng cần phải giữ gìn sức khỏe (thân thể vàng ngọc) mới được.

Từ điển Thiều Chửu

① Loài kim. Phàm các vật lấy ở các mỏ mà có thể nấu chảy ra và biến hóa được hình chất đi đều gọi là kim. Như vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, ngày xưa gọi là ngũ kim (năm loài kim). Ðó là kể các thứ thường dùng đó thôi, chứ loài kim thì nhiều thứ lắm.
② Vàng. Vàng là một loài quý nhất trong loài kim, nên gọi vàng là kim.
③ Tiền. Ngày xưa cho tiền vàng là có giá trị nhất, nên tiền tệ đều gọi là kim. Tục gọi một lạng bạc là nhất kim .
④ Tiếng kim, một thứ tiếng trong bát âm. Như tiếng cái kiểng, cái thanh la gọi là tiếng kim. Ngày xưa thu quân thì khoa chiêng, nên gọi là minh kim thu quân .
⑤ Ðồ binh. Như cái giáo cái mác đều gọi là kim.
⑥ Sắc vàng, phàm các loài động vật thực vật mà gọi là kim đều là vì sắc nó vàng cả.
⑦ Bền. Như kim thành thành bền như vàng.
⑧ Dùng để nói các bậc tôn quý. Như kim khẩu miệng vàng. Nói về Phật về thần về vua chúa đều dùng chữ kim. Như kim ngôn lời vàng, lời của các bậc thánh hiền nói.
⑨ Nhà Kim (1115-1234), một giống rợ diệt nhà Bắc Tống , lấy được vùng Ðông tam tỉnh Mông Cổ và phía bắc nước Tàu, truyền mười đời vua, nối đời 120 năm, sau bị nhà Nguyên lấy mất.
⑩ Sao Kim, một ngôi sao trong tám vì sao hành tinh lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kim, kim loại, kim thuộc: Ngũ kim; Hợp kim;
② Tiền: Tiền mặt; Tiền thưởng;
③ Vàng: Vàng thật; Lá ngọc cành vàng; Mạ vàng;
④ (Có) màu vàng: Cá vàng;
⑤ Tiếng kim (một trong bát âm);
⑥ (văn) Binh khí (như giáo, mác...);
⑦ [Jin] Sao Kim, Kim tinh;
⑧ [Jin] Đời Kim (Trung Quốc 1115–1234);
⑨ [Jin] (Họ) Kim.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vàng. Tên thứ kim loại quý màu vàng — Chỉ chung các kim loại — » Mạng kim ở lại cung càn « ( Lục Vân Tiên ) — Một trong Ngũ hành — Một trong Bát âm — Tên một triều đại ở bắc Trung Hoa, từ 1115 tới 1234 sau TL — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 100

á kim 亞金á kim 錏金bạch kim 白金bái kim 拜金bái kim chủ nghĩa 拜金主義bài sa giản kim 排沙簡金bản kim 本金bao kim 包金chuẩn bị kim 准備金chúng khẩu thược kim 眾口鑠金cơ kim 基金cựu kim sơn 舊金山cừu tệ kim tận 裘弊金盡dụng kim 佣金hiện kim 现金hiện kim 現金hoàng kim 黃金hợp kim 合金hưu kim 休金kim âu 金甌kim ba 金波kim bản 金本kim bảng 金榜kim bôi 金杯kim cách 金革kim chi 金枝kim công 金工kim cương 金剛kim diệp 金葉kim dung 金融kim đan 金丹kim điện 金殿kim đồng 金童kim giáp 金甲kim hoàn 金環kim hôn 金婚kim khánh 金磬kim khí 金器kim khố 金庫kim khuê 金閨kim lăng kí 金陵記kim liên 金莲kim linh tử 金鈴子kim linh tử 金铃子kim môn 金門kim ngân 金銀kim ngọc 金玉kim ngôn 金言kim ngư 金魚kim nhân 金人kim nhân giam khẩu 金人緘口kim ô 金烏kim ốc 金屋kim phong 金風kim thạch 金石kim thạch kì duyên 金石奇緣kim thạch ti trúc 金石絲竹kim thân 金身kim thoa 金釵kim thuộc 金屬kim tiền 金錢kim tinh 金星kim trản ngân đài 金盏银台kim trản ngân đài 金盞銀台kim tuyến 金線kim tuyến oa 金線蛙kim tuyến oa 金线蛙kim tự tháp 金字塔kim vân kiều truyện 金雲翹傳lợi kim 利金luyện kim 鍊金mĩ kim 美金miêu kim 描金nê kim 泥金ngũ kim 五金nhất khắc thiên kim 一刻千金nhất tiếu thiên kim 一笑千金nhất tự thiên kim 一字千金niên kim 年金phạt kim 罰金quốc tế hóa tệ cơ kim tổ chức 國際貨幣基金組織quý kim 貴金quyên kim 捐金sa để hoàng kim 沙底黃金sa kim 沙金sa kim 砂金sàng đầu kim tận 牀頭金盡sân kim 嚫金sính kim 聘金tân kim 薪金thiên kim 千金thù kim 酬金thưởng kim 賞金tô kim 租金trữ kim 儲金trữ kim 貯金tử kim 子金uất kim 郁金uất kim 鬱金uất kim hương 鬱金香
tẩu
zǒu ㄗㄡˇ

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạy
2. tẩu (tiếng xưng hô)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy. ◇ Lưu Hi : "Từ hành viết bộ, tật hành viết xu, (...) tật xu viết tẩu" , , (...) (Thích danh , Thích tư dong 姿) Đi thong thả là "bộ", đi nhanh là "xu", (...) chạy là "tẩu". ◇ Hàn Phi Tử : "Thố tẩu xúc chu, chiết cảnh nhi tử" , (Ngũ đố ) Con thỏ chạy đụng gốc cây, gãy cổ chết.
2. (Động) Đi bộ. ◎ Như: "tẩu lộ" đi bộ.
3. (Động) Chạy trốn. ◎ Như: "đào tẩu" chạy trốn, "bại tẩu" thua chạy trốn. ◇ Mạnh Tử : "Khí giáp duệ binh nhi tẩu" (Lương Huệ Vương thượng ) Bỏ áo giáp kéo quân mà chạy trốn.
4. (Động) Di động. ◎ Như: "tẩu bút" nguẫy bút, "ngã đích biểu tẩu đắc ngận chuẩn" đồng hồ của tôi chạy đúng lắm.
5. (Động) Ra đi, lên đường. ◎ Như: "ngã minh thiên tựu yếu tẩu liễu" tôi ngày mai phải lên đường rồi.
6. (Động) Tiết lộ, để hở. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhân đại kinh: Mạc bất tẩu lậu liễu tiêu tức, giá kiện sự phát liễu?" : , (Đệ thập bát hồi) Ba người giật mình: Chẳng phải là đã tiết lộ tin tức, việc đó bị phát giác rồi sao?
7. (Động) Qua lại, thăm viếng, giao vãng. ◎ Như: "tha môn lưỡng gia tẩu đắc ngận cần" hai gia đình họ qua lại với nhau rất thường xuyên.
8. (Động) Mất hình thái trước, sai trật. ◎ Như: "tẩu bản" bản khác, không phải bản cũ, "tẩu vị" bay mùi, "tẩu dạng" biến dạng.
9. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "tẩu vãng" đi đến, "tẩu phỏng" đến hỏi, phỏng vấn.
10. (Tính) Để cho đi bộ được. ◎ Như: "tẩu đạo" lề đường, vỉa hè.
11. (Tính) Để sai khiến, sai bảo. ◎ Như: "tẩu tốt" lính hầu, tay sai.
12. (Tính) Đi đứng trên mặt đất. ◎ Như: "phi cầm tẩu thú" chim bay thú chạy.
13. (Danh) Tôi (khiêm từ). § Cũng như "bộc" . ◇ Trương Hành : "Tẩu tuy bất mẫn" (Tây kinh phú 西) Tôi tuy không lanh lẹ.
14. (Danh) Chỉ chung loài thú. ◇ Tả Tư : "Cùng phi tẩu chi tê túc" 宿 (Ngô đô phú ) Chim và thú ở đường cùng có chỗ đậu nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy, cất chân đi lại đều gọi là tẩu. Vì thế cho nên lo việc cả hai bên gọi là bôn tẩu .
② Trốn. Như sách Mạnh Tử nói: Khí giáp duệ binh nhi tẩu bỏ áo giáp kéo đồ binh mà trốn.
③ Tiếng nói khiêm, cũng như nghĩa chữ bộc .
④ Vật thể di động cũng gọi là tẩu. Như tẩu bút nguẫy bút.
⑤ Mất hình dạng cũ, sai kiểu, mất lối thường trước cũng gọi là tẩu. Như tẩu bản bản khác không phải bản cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi: Đi khắp cả nước; Đi nhầm nước cờ rồi;
② Chạy: Chiếc đồng hồ này chạy đúng lắm; Bỏ cả giáp kéo binh mà chạy (Mạnh tử);
③ Lên đường: Đã đến lúc anh phải đi (lên đường) rồi;
④ Thăm viếng, đi lại: Hai gia đình họ thường đi lại thăm viếng nhau;
⑤ Mang, chuyển, đi: Đi một chuyến hàng;
⑥ Phai, bay (mất hình cũ hay mùi vị cũ): Bay mùi.【】tẩu dạng [zôuyàng] Mất hình dạng cũ, sai kiểu, sai: Việc này anh ấy nói sai nguyên ý;
⑦ Sai, lạc, trệch: Nói sai (trệch) ý của anh ấy;
⑧ Để lọt ra, để lộ, hở: Để lộ tin tức; Nói hớ, lỡ miệng;
⑨ (văn) Tôi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Đi. Tới — Đem đi chỗ khác — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tẩu.

Từ ghép 23

chú
zhòu ㄓㄡˋ, zhù ㄓㄨˋ

chú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rót nước
2. chú thích, giải nghĩa
3. chú ý

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rót, đổ, trút. ◎ Như: "quán chú" rót vào, "đại vũ như chú" mưa lớn như trút.
2. (Động) Tập trung tâm ý vào, chăm vào. ◎ Như: "chú ý" để hết ý vào, "chú mục" để mắt nhìn kĩ.
3. (Động) Chua thêm, giải nghĩa văn tự. § Thông "chú" . ◇ Hàn Dũ : "Dư tam độc kì từ, nhi bi chi văn tự thoát mậu, vi chi chánh tam thập hữu ngũ tự..., chú thập hữu nhị tự" , , ..., (Độc hạt quan tử ) Ta ba lần đọc bài đó, mà buồn cho văn tự sai sót, hiệu đính ba mươi lăm chữ ..., chú giải mười hai chữ.
4. (Động) Ghi chép. ◎ Như: "chú sách" ghi sổ.
5. (Động) Quy phụ, theo về. ◇ Chiến quốc sách : "Phù dĩ vương nhưỡng thổ chi bác, nhân đồ chi chúng, binh cách chi cường, nhất cử chúng nhi chú địa ư Sở" , , , (Tần sách tứ ) Đất của đại vương rộng, dân đông, binh giáp mạnh, mà xuất quân thì họ quy phụ với Sở.
6. (Danh) Lời giải thích, lời ghi cho rõ thêm, sách chú giải. § Thông "chú" . ◎ Như: "Đoàn Ngọc Tài hữu Thuyết Văn Giải Tự chú" Đoàn Ngọc Tài có bản chú thích tự điển Thuyết Văn Giải Tự.
7. (Danh) Tiền của để đánh bạc. ◎ Như: "đổ chú" tiền đánh bạc, "hạ chú" đặt tiền đánh bạc, "cô chú nhất trịch" xả láng, dốc hết tiền đánh một ván bạc cuối.

Từ điển Thiều Chửu

① Rót, nước chảy rót vào một chỗ gọi là chú.
② Chuyên chú, như chú ý để hết ý vào, chú mục để mắt nhìn kĩ, v.v.
③ Chua, giải thích văn từ gọi là chú. Thông dụng chữ chú .
④ Ghi chép, như khởi cư chú , cổ kim chú đều là sách ghi chép chuyện cũ cả.
⑤ Phụ thuộc, như phụ chú cho phụ vào dưới nguyên văn cho thêm ý mình vào.
⑥ Cô chú đánh liều một cái cho quyết được thua gọi là cô chú. Tục gọi một tôn là nhất chú .
⑦ Lắp tên vào dây cung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đổ, rót, trút, tập trung: Đổ nước gang vào khuôn; Mưa như trút; Tập trung toàn lực vào một chỗ;
② (văn) Chảy vào;
③ Chăm chú, chuyên chú, chú...: Hết sức chăm chú; Chú ý;
④ Chú thích, chú dẫn, ghi chú, chua, chua thêm: Chú thích; Chua thêm, chú giải; Lời chua, cước chú;
⑤ Đăng kí, ghi: Đăng kí, ghi tên;
⑥ (văn) Ghi chép: Nhà nước không đặt chức quan sử, nên việc ghi chép không có người phụ trách (Tam quốc chí);
⑦ (văn) Phụ kèm thêm;
⑧ Tiền của để đánh bạc: Dốc hết tiền của để đánh canh bạc cuối cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chú thích, chú giải, giải thích;
② Ghi vào: Ghi, đăng kí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rót vào — Gom lại — Đắp vào, rịt vào. Phụ vào — Ghi chép — Giảng nghĩa sách — Hướng ý tưởng vào — Liệng. Ném — Tiền bạc hoặc đồ vật đem ra đánh bạc.

Từ ghép 19

cầm
qín ㄑㄧㄣˊ

cầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt bớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ, tróc nã. ◎ Như: "giam cầm" giam giữ. ◇ Trần Quang Khải : "Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan" , (Tòng giá hoàn kinh ) Cướp giáo (giặc) ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở ải Hàm Tử. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khu cự thú lục phá Man binh, thiêu đằng giáp thất cầm Mạnh Hoạch" , (Đệ cửu thập hồi) Đuổi thú mạnh, sáu chuyến phá quân Man, đốt giáp mây, bảy lần bắt Mạnh Hoạch.
2. (Động) Chế phục. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ hữu nhất Phạm Tăng nhi bất năng dụng, thử kì sở dĩ vi ngã cầm dã" , (Cao Tổ bản kỉ ) Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên bị ta chế phục.
3. (Động) Cầm, nắm, quặp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, vội giữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắt giữ: Bắt sống; Kẻ tội phạm bị bắt tại chỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt giữ. Chẳng hạn Cầm tặc cầm vương ( bắt giặc thì phải bắt tên tướng giặc ).

Từ ghép 4

Từ điển trích dẫn

1. Áo giáp và mũ trận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo giáp và mũ đội ra trận. Chỉ quân đội, cuộc sống binh đội. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Tình dưới viên mao, Phận trong giới trụ «.: Giới tử: Con trai thứ — Tên người, tức Phó Giới Tử, danh tướng đời Hán, lập nhiều công trận. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu » Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.