phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. tục, thói quen
3. bệnh phong
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" 風光 cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" 風景 cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" 世風 thói đời, "di phong dịch tục" 移風易俗 đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" 傷風敗俗 làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" 作風 cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" 風度 dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" 風格 cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" 通風報信 truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" 聞風而來 nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" 顧大嫂道: 伯伯, 你的樂阿舅透風與我們了 (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" 風波 sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" 爭風吃醋 tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" 風, 賦, 比, 興, 雅, 頌.
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh 詩經 có "quốc phong" 國風 nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" 小雅, thơ "đại nhã" 大雅 đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" 風溼 bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" 風寒 bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" 春風風人 gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" 冠者五六人, 童子六七人, 浴乎沂, 風乎舞雩, 詠而歸 Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" 風乾 hong cho khô, "phong kê" 風雞 gà khô, "phong ngư" 風魚 cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" 風馬牛不相及 không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện 左傳: "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" 君處北海, 寡人處南海, 唯是風馬牛不相及也 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" 風言風語 lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" 諷.
Từ điển Thiều Chửu
② Cái mà tục đang chuộng. Như thế phong 世風 thói đời, quốc phong 國風 thói nước, gia phong 家風 thói nhà, v.v. ý nói sự gì kẻ kia xướng lên người này nối theo dần dần thành tục quen. Như vật theo gió, vẫn cảm theo đó mà không tự biết vậy.
③ Ngợi hát. Như Kinh Thi 詩經 có quốc phong nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là phong, cùng với thơ tiểu nhã 小雅, thơ đại nhã 大雅 đều gọi là phong cả. Nói rộng ra người nào có vẻ thi thư cũng gọi là phong nhã 風雅.
④ Thói, cái thói quen của một người mà được mọi người cùng hâm mộ bắt chước cũng gọi là phong. Như sách Mạnh Tử 孟子 nói văn Bá Di chi phong giả 聞伯夷之風者 nghe cái thói quen của ông Bá Di ấy. Lại như nói về đạo đức thì gọi là phong tiết 風節, phong nghĩa 風義, nói về quy mô khí tượng thì gọi là phong tiêu 風標, phong cách 風格, nói về dáng dấp thì thì gọi là phong tư 風姿, phong thái 風采, nói về cái ý thú của lời nói thì gọi là phong vị 風味, phong thú 風趣, v.v.
⑤ Phàm sự gì nổi lên hay tiêu diệt đi không có manh mối gì để xét, biến hóa không thể lường được cũng gọi là phong. Như phong vân 風雲, phong trào 風潮, v.v. nói nó biến hiện bất thường như gió mây như nước thủy triều vậy.
⑥ Bệnh phong. Chứng cảm gió gọi là trúng phong 中風. Phàm các bệnh mà ta gọi là phong, thầy thuốc tây gọi là bệnh thần kinh hết.
⑦ Thổi, quạt.
⑧ Cảnh tượng.
⑨ Phóng túng, giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau.
⑩ Cùng nghĩa với chữ phúng 諷.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Hong khô, thổi, quạt (sạch): 風乾 Hong khô; 曬乾風淨 Phơi khô quạt sạch; 風雞 Gà khô; 風肉 Thịt khô; 風魚 Cá khô;
③ Cảnh tượng, quang cảnh, phong cảnh: 風光 Quang cảnh, phong cảnh;
④ Thái độ, phong cách, phong thái: 作風 Tác phong; 風度 Phong độ;
⑤ Phong tục, thói: 世風 Thói đời; 家風 Thói nhà; 伯夷之風 Thói quen của Bá Di (Mạnh tử);
⑥ Tiếng tăm;
⑦ Bệnh do gió và sự nhiễm nước gây ra: 中風 Trúng gió, bệnh cảm gió;
⑧ Tin tức: 聞風而至 Nghe tin ùa đến; 千萬別漏風 Đừng để tin lọt ra ngoài;
⑨ Tiếng đồn: 聞風 Nghe đồn; 風言風語 Tiếng đồn bậy bạ;
⑩ Trai gái phóng túng, lẳng lơ;
⑪ [Feng] (Họ) Phong.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 163
phồn thể
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "phong quang" 風光 cảnh tượng trước mắt, "phong cảnh" 風景 cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.
3. (Danh) Tập tục, thói. ◎ Như: "thế phong" 世風 thói đời, "di phong dịch tục" 移風易俗 đổi thay tập tục, "thương phong bại tục" 傷風敗俗 làm tổn thương hư hỏng phong tục.
4. (Danh) Thần thái, lề lối, dáng vẻ. ◎ Như: "tác phong" 作風 cách làm việc, lối cư xử, "phong độ" 風度 dáng dấp, nghi thái, độ lượng, "phong cách" 風格 cách điệu, phẩm cách, lề lối.
5. (Danh) Tin tức. ◎ Như: "thông phong báo tín" 通風報信 truyền báo tin tức, "văn phong nhi lai" 聞風而來 nghe tin mà lại. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu" 顧大嫂道: 伯伯, 你的樂阿舅透風與我們了 (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.
6. (Danh) Biến cố. ◎ Như: "phong ba" 風波 sóng gió (biến cố, khốn ách).
7. (Danh) Vinh nhục, hơn thua. ◎ Như: "tranh phong cật thố" 爭風吃醋 tranh giành ghen ghét lẫn nhau.
8. (Danh) Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: "phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng" 風, 賦, 比, 興, 雅, 頌.
9. (Danh) Phiếm chỉ ca dao, dân dao. § Thi Kinh 詩經 có "quốc phong" 國風 nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là "phong", cùng với thơ "tiểu nhã" 小雅, thơ "đại nhã" 大雅 đều gọi là "phong" cả.
10. (Danh) Bệnh phong. ◎ Như: "phong thấp" 風溼 bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), "phong hàn" 風寒 bệnh cảm lạnh, cảm mạo.
11. (Danh) Họ "Phong".
12. (Động) Thổi.
13. (Động) Giáo hóa, dạy dỗ. ◎ Như: "xuân phong phong nhân" 春風風人 gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.
14. (Động) Hóng gió, hóng mát. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" 冠者五六人, 童子六七人, 浴乎沂, 風乎舞雩, 詠而歸 Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
15. (Động) Quạt, hong. ◎ Như: "phong can" 風乾 hong cho khô, "phong kê" 風雞 gà khô, "phong ngư" 風魚 cá khô.
16. (Động) Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau. ◎ Như: "phong mã ngưu bất tương cập" 風馬牛不相及 không có tương can gì với nhau cả. ◇ Tả truyện 左傳: "Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã" 君處北海, 寡人處南海, 唯是風馬牛不相及也 (Hi Công tứ niên 僖公四年) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.
17. (Tính) Không có căn cứ (tin đồn đãi). ◎ Như: "phong ngôn phong ngữ" 風言風語 lời đồn đãi không căn cứ.
18. Một âm là "phúng". (Động) Châm biếm. § Thông "phúng" 諷.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. lễ cưới
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Hỏi thăm, các nước sai sứ đi thông hiếu với nhau (ngày xưa). ◇ Thiền Uyển Tập Anh 禪苑集英: "Thất niên Tống nhân Nguyễn Giác lai sính" 七年宋人阮覺來聘 (Khuông Việt Đại sư 匡越大師) Năm (Thiên Phúc) thứ 7 (986), người Tống là Nguyễn Giác sang sứ nước ta.
3. (Động) Đính hôn. ◎ Như: "sính định" 聘定 đính hôn (giao ước làm vợ chồng nhưng chưa làm lễ thành hôn).
4. (Danh) Lễ cưới hoặc lễ vật đem đến giạm hỏi cưới. ◇ Phù sanh lục kí 浮生六記: "Dĩ thiên kim tác sính" 以千金作聘 (Khảm kha kí sầu 坎坷記愁) Bỏ ra một ngàn tiền vàng làm sính lễ.
Từ điển Thiều Chửu
② Hỏi thăm, các nước sai sứ đi thông hiếu với nhau gọi là sính.
③ Lễ cưới, do người mai mối đem lễ vật đến giạm hỏi cũng gọi là sính.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Hỏi thăm (qua việc cử sứ giả đi);
③ Hỏi, giạm hỏi: 聘妻 Hỏi vợ.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 13
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. đền thờ thần đất
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Nơi thờ cúng thần đất. ◎ Như: "xã tắc" 社稷 nơi thờ cúng thần đất và thần lúa. § Do đó còn có nghĩa là đất nước.
3. (Danh) Ngày tế lễ thần đất. ◎ Như: Ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày "xuân xã" 春社, ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày "thu xã" 秋社.
4. (Danh) Đơn vị hành chánh. § Ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một "xã".
5. (Danh) Đoàn thể, tổ chức sinh hoạt chung, cùng theo đuổi một mục tiêu. ◎ Như: "kết xã" 結社 lập hội, "thi xã" 詩社 làng thơ, hội thơ, "văn xã" 文社 làng văn, hội văn, "thông tấn xã" 通訊社 cơ quan thông tin.
6. (Danh) Họ "Xã".
7. (Động) Cúng tế thần đất. ◇ Thư Kinh 書經: "Nãi xã vu tân ấp" 乃社于新邑 (Triệu cáo 召誥) Bèn tế thần đất ở ấp mới.
Từ điển Thiều Chửu
② Xã hội, ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một xã, để cùng mưu tính các việc công ích gọi là xã hội 社會. Kết hợp nhiều người là một đoàn thể mà cùng có quan hệ chung như nhau cũng gọi là xã hội, vì thế hễ ai rủ rê các người đồng chí làm một việc gì gọi là kết xã 結社, như thi xã 詩社 làng thơ, hội thơ, văn xã 文社 làng văn, hội văn. Phàm họp nhiều người làm một việc gì cũng gọi là xã. Như hội xã 會社 cũng như công ti.
③ Ngày xã, ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày xuân xã 春社, ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày thu xã 秋社.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Xã (chỉ một hay nhiều tổ chức): 合作社 Hợp tác xã; 巴黎公社 Công xã Pa-ri; 通訊社 Thông tấn xã, hãng tin;
③ (văn) Ngày xã (ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày là ngày xuân xã 春社, ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày là ngày thu xã 秋社).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 22
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. diễn giải kinh sách
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Rút lấy, kéo ra. § Thông "trừu" 抽.
3. (Danh) Lối chữ "đại triện" 大篆. § Tương truyền do thái sử "Sử Trứu" 史籀 thời Chu Tuyên Vương 周宣王 đặt ra.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Diễn giải (kinh sách).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Đại) Dùng trước danh từ: gì, nào. ◇ Cao Bá Quát 高伯适: "Phiêu lưu nhữ hạt cô?" 漂流汝曷辜 (Cái tử 丐子) Nhà ngươi phiêu bạt như thế là bởi tội tình gì?
3. (Phó) Sao. § Dùng như "hà" 何. ◇ Đào Uyên Minh 陶淵明: "Ngụ hình vũ nội phục kỉ thì, hạt bất ủy tâm nhậm khứ lưu?" 寓形宇內復幾時, 曷不委心任去留 (Quy khứ lai từ 歸去來辭) Gửi hình trong vũ trụ được bao lâu? Sao không thả lòng mặc ý ở đi?
4. (Phó) Sao chẳng. § Dùng như "hà bất" 何不. ◇ Tô Mạn Thù 蘇曼殊: "Vãn xan tương bị, hạt nhập thực đường hồ" 晚餐將備, 曷入食堂乎 (Đoạn hồng linh nhạn kí 斷鴻零雁記) Cơm chiều đã sắp dọn sẵn, sao chưa vào phòng ăn?
5. (Phó) Há, làm sao. § Tương đương với "khởi" 豈. ◇ Tuân Tử 荀子: "Chúng thứ bách tính giai dĩ tham lợi tranh đoạt vi tục, hạt nhược thị nhi khả dĩ trì quốc hồ?" 眾庶百姓皆以貪利爭奪為俗, 曷若是而可以持國乎 (Cường quốc 彊國) Chúng nhân trăm họ đều theo thói tham lợi tranh đoạt, há như thế mà có thể giữ được nước chăng?
6. § Thông "hạt" 蝎.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Gì, nào (đặt trước danh từ): 懷哉,懷哉!曷月予還歸哉? Nhớ thay, nhớ thay! Tháng nào ta mới được trở về? (Thi Kinh);
② Ai, người nào (dùng như đại từ nghi vấn): 藐藐孤女,曷依曷恃? Cô gái bé bỏng yếu đuối kia, nhờ ai cậy ai? (Đào Uyên Minh: Tế Trình thị muội văn);
③ Cái gì, cái nào, gì: 王曰:縳者曷爲者也? Nhà vua hỏi: Người bị trói kia làm gì thế? (Án tử Xuân thu);
④ Sao (để hỏi nguyên do): 蹈死不顧,亦曷故哉? Đi đến chỗ chết mà không quay đầu lại, cũng là vì sao? (Trương Phổ: Ngũ nhân mộ bi kí).【曷若】hạt nhược [héruò] (văn) Sao bằng ...?; 【曷爲】hạt vị [héwèi] (văn) Vì sao?;
⑤ Lúc nào, chừng nào, bao giờ: 吾子其曷歸? Ngài định chừng nào trở về (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【曷其】hạt kì [héqí] (văn) Bao giờ, lúc nào: 曷其有極? Bao giờ mới dứt? (Thi Kinh);
⑥ Há, làm sao (biểu thị ý phản vấn, tương đương với 豈, bộ 豆): 曷若是而可以持國乎? Làm sao như thế mà có thể giữ được nước? (Tuân tử);
⑦ Sao chẳng (dùng như 盍, bộ 皿, hoặc tương đương với 何不): 中心好之,曷不食之? Trong lòng ưa nó, sao chẳng ăn nó? (Thi Kinh).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Tiếng tôn xưng danh tự người khác. ◎ Như: "đài triện" 臺篆, "nhã triện" 雅篆.
3. (Danh) Ấn tín. ◎ Như: "tiếp triện" 接篆 tiếp nhận ấn tín.
4. (Động) Viết chữ theo lối "triện".
5. (Động) Chạm, khắc, ghi tạc. ◇ Liêu trai chí dị 聊齋志異: "Thâm tình dĩ triện trung tâm" 深情已篆中心 (A Bảo 阿寶) Tình sâu đã ghi tạc trong lòng.
Từ điển Thiều Chửu
② Bây giờ các tranh sách in hay dùng chữ triện cho nên cũng gọi danh tự người là triện. Quan viên tiếp nhận lấy ấn gọi là tiếp triện 接篆 cùng một nghĩa ấy.
Từ điển Trần Văn Chánh
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 3
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. gọi là
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Bình luận, nói về. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tử vị thiều, tận mĩ hĩ, hựu tận thiện dã" 子謂韶, 盡美矣, 又盡善也 (Bát dật 八佾) Khổng Tử nói về nhạc Thiều (của vua Thuấn): cực hay, lại vô cùng tốt lành.
3. (Động) Nói. ◇ Thi Kinh 詩經: "Thùy vị Hà quảng?" 誰謂河廣 (Vệ phong 衛風, Hà quảng 河廣) Ai nói sông Hoàng Hà rộng?
4. (Động) Gọi là, gọi rằng. ◎ Như: "thử chi vị đại trượng phu" 此之謂大丈夫 thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
5. (Động) Cho là. ◇ Tả truyện 左傳: "Thần vị quân chi nhập dã, kì tri chi hĩ" 臣謂君之入也, 其知之矣 (Hi Công nhị thập tứ niên 僖公二十四年) Thần cho rằng nhà vua vào (nước Tấn), thì chắc đã biết rồi.
6. (Động) Là. § Thông "vi" 為. ◇ Thi Kinh 詩經: "Túy nhi bất xuất, thị vị phạt đức" 醉而不出, 是謂伐德 (Tiểu nhã 小雅, Tân chi sơ diên 賓之初筵) Say mà không ra, là tổn hại đức.
7. (Động) Nhẫn chịu. § Cũng như "nại" 奈. ◇ Thi Kinh 詩經: "Thiên thật vi chi, Vị chi hà tai?" 天實為之, 謂之何哉 (Bội phong 邶風, Bắc môn 北門) Trời thật đã làm như thế, Thì chịu chứ làm sao?
8. (Động) Khiến, để cho. § Cũng như "sử" 使, "nhượng" 讓. ◇ Thi Kinh 詩經: "Tự thiên tử sở, Vị ngã lai hĩ" 自天子所, 謂我來矣 (Tiểu nhã 小雅, Xuất xa 出車) Từ chỗ thiên tử, Khiến ta đến đấy.
9. (Liên Với, và. § Cũng như "hòa" 和, "dữ" 與. ◇ Sử Kí 史記: "Tấn ư thị dục đắc Thúc Chiêm vi lục, Trịnh Văn Công khủng, bất cảm vị Thúc Chiêm ngôn" 晉於是欲得叔詹為僇,鄭文公恐, 不敢謂叔詹言 (Trịnh thế gia 鄭世家) Tấm do đấy muốn được Thúc Chiêm để giết, Trịnh Văn Công sợ, không dám nói với Thúc Chiêm.
10. (Danh) Ý nghĩa. ◎ Như: "vô vị chi sự" 無謂之事 việc không có nghĩa lí gì cả. ◇ Hàn Dũ 韓愈: "Oa mãnh minh vô vị" 蛙黽鳴無謂 (Tạp thi 雜詩) Cóc nhái kêu vô nghĩa.
11. (Danh) Họ "Vị".
Từ điển Thiều Chửu
② Bình luận. Như Luận ngữ nói Tử vị Nam Dung 子謂南容 đức thánh Khổng bình luận tư cách ông Nam Dung.
③ Gọi là. Như thử chi vị đại trượng phu 此之謂大丈夫 thế mới gọi là bậc đại trượng phu.
④ Rằng, dùng làm tiếng phát ngữ.
⑤ Nói.
⑥ Chăm, siêng.
⑦ Cùng.
⑧ Cùng nghĩa với chữ như 如.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Gọi, gọi là, nhận là, cho là: 所謂 Gọi là, cái gọi là; 此之謂大丈夫 Như thế gọi là đại trượng phu (Mạnh tử); 竊謂在位之人才不足 Trộm cho là nhân tài tại vị không đủ dùng (Vương An Thạch: Thượng hoàng đế vạn ngôn thư);
③ Ý nghĩa: 無謂 Vô nghĩa lí; 何謂也? Nghĩa là gì thế?;
④ Bình luận, nói về: 子謂南容 Khổng Tử nói về (bình luận về) ông Nam Dung (Luận ngữ);
⑤ Chăm chỉ;
⑥ Cùng;
⑦ Như 如 (bộ 女);
⑧ Vì (dùng như 爲, bộ 爪): 何謂咀葯而死? Vì sao nuốt thuốc mà chết? (Hán thư).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 4
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. giống như
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển phổ thông
2. giống như
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Dạng, hình trạng, trạng thái. § Thông "tượng" 像. ◎ Như: "cảnh tượng" 景象 cảnh vật, "khí tượng" 氣象 khí hậu (sự biến hóa của các trạng thái thiên nhiên như nắng, mưa, gió, bão) § Xem thêm từ này. § Ghi chú: Nhà Phật 佛 cho đạo Phật sau khi Phật tổ tịch rồi một nghìn năm là thời kì "tượng giáo" 象教, nghĩa là chỉ còn có hình tượng Phật chứ không thấy chân thân Phật nữa.
3. (Danh) Phép tắc, mẫu mực.
4. (Danh) Tên một điệu múa ngày xưa, do vua Vũ 武 đặt ra.
5. (Danh) Đồ đựng rượu.
6. (Danh) Họ "Tượng".
7. (Tính) Làm bằng ngà voi. ◎ Như: "tượng hốt" 象笏 cái hốt bằng ngà voi.
8. (Động) Giống, tương tự. § Thông "tượng" 像.
9. (Động) Phỏng theo, bắt chước. ◎ Như: "tượng hình" 象形 dựa theo hình sự vật (một cách trong "lục thư" 六書, tức là sáu cách cấu tạo chữ Hán). ◇ Tả truyện 左傳: "Quân hữu quân chi uy nghi, kì thần úy nhi ái chi, tắc nhi tượng chi" 君有君之威儀, 其臣畏而愛之, 則而象之 (Tương công tam thập nhất niên 襄公三十一年) Vua có oai nghi của vua, bề tôi kính sợ và yêu vì, mà bắt chước theo.
Từ điển Thiều Chửu
② Ngà voi, như tượng hốt 象笏 cái hốt bằng ngà voi.
③ Hình trạng, hình tượng, như: đồ tượng 圖象 tranh tượng, nay thông dụng chữ 像.
④ Tượng giáo 象教 nhà Phật cho đạo Phật sau khi Phật tổ tịch rồi một nghìn năm là thời kì tượng giáo, nghĩa là chỉ còn có hình tượng Phật chứ không thấy chân thân Phật nữa.
⑤ Khí tượng, có cái hình tượng lộ ra ngoài.
⑥ Làm phép, gương mẫu.
⑦ Đồ đựng rượu.
⑧ Điệu múa.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Ngà voi: 象笏 Cái hốt bằng ngà voi;
③ Hình dáng, tình trạng, hình tượng: 景象 Cảnh tượng; 氣象 Khí tượng;
④ Tượng: 象形 Tượng hình: 象聲 Tượng thanh;
⑤ (văn) Phép tắc, khuôn mẫu;
⑥ (văn) Đồ đựng rượu;
⑦ (văn) Điệu múa.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 33
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. phím đàn
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Cờ xí. ◇ Phan Nhạc 潘岳: "Huyền mạc lục huy" 玄幙綠徽 (Nhàn cư phú 閑居賦) Màn đen cờ xanh.
3. (Tính) Hay, tốt. ◇ Thi Kinh 詩經: "Quân tử hữu huy du, Tiểu nhân dữ thuộc" 君子有徽猷, 小人與屬 (Tiểu nhã 小雅, Giác cung 角弓) Nếu vua có phép tắc tốt, Tiểu nhân sẽ theo sau.
Từ điển Thiều Chửu
② Huy hiệu, nhà vua đổi chính sóc gọi là dịch huy hiệu 易徽號. Cái mền đay gọi là huy chương 徽章, gọi hiệu riêng của người khác là huy hiệu 徽徽號 đều do nghĩa ấy cả.
③ Phím đàn.
④ Sợi dây to.
⑤ Một thứ như cờ quạt.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Phím đàn;
③ Sợi dây to;
④ Một thứ như cờ quạt;
⑤ Huy, huy hiệu: 國徽 Quốc huy; 校徽 Huy hiệu trường học.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 5
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.